Tải app trên IOS

Chính thức cấm “bóng cười” từ 01/01/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
01/01/2025 16:42 PM

Từ ngày 01/01/2025, ngoài việc cấm thuốc lá điện tử, “bóng cười” có chứa khí gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe cũng sẽ thuộc diện bị cấm theo Nghị quyết 173/2024/QH15.

Chính thức cấm “bóng cười” từ 01/01/2025

Chính thức cấm “bóng cười” từ 01/01/2025 (Hình từ Internet)

Bóng cười là gì?

Bóng cười (hay còn được gọi là Funkyball) là những quả bóng bay được bơm đầy khí N2O. Đây là một hợp chất không màu, không mùi và không hương vị. Khi hít phải loại khí này sẽ khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ có thể cười nói mất kiểm soát, gây ảo giác khiến không gian xung quanh màu sắc và rực rỡ hơn.

Bóng cười (hay còn được gọi là Funkyball) là những quả bóng bay được bơm đầy khí N2O. Đây là một hợp chất không màu, không mùi và không hương vị. Khi hít phải loại khí này sẽ khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ có thể cười nói mất kiểm soát, gây ảo giác khiến không gian xung quanh màu sắc và rực rỡ hơn.

Trong thực tế, bóng cười ẩn chứa nhiều mối nguy hại mà điển hình nhất là người sử dụng dễ bị ngộ độc khí N2O, dẫn đến ức chế thần kinh và đột quỵ nhẹ. Nghiêm trọng hơn, bóng cười có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến trầm cảm…

Hiện nay, bóng cười được sử dụng phổ biến tại các quán bar, vũ trường, quán cà phê, thậm chí là tại các quán vỉa hè.

Hiện nay, bóng cười được sử dụng phổ biến tại các quán bar, vũ trường, quán cà phê, thậm chí là tại các quán vỉa hè.

Chính thức cấm “bóng cười” từ 01/01/2025

Theo Nghị quyết 173/2024/QH15, Quốc hội đã thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025

Vì loại khí chứa trong “bóng cười” có thể gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người nên “bóng cười” sẽ thuộc diện bị cấm theo Nghị quyết 173/2024/QH15.

Như vậy, từ năm 2025, ngoài thuốc lá điện tử, thuốc đun nóng thì “bóng cười” cũng sẽ thuốc “hàng cấm” ở Việt Nam.

Buôn bán "bóng cười" từ năm 2025 bị xử lý như thế nào?

Vì từ năm 2025, "bóng cười" sẽ là hàng cấm ở Việt Nam. Do đó, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử sẽ xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(1) Về xử phạt vi phạm hành chính

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.

Do đó, hành vi buôn bán "bóng cười" sẽ bị xử phạt vi phạm hành hành chính theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể các mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán "bóng cười" trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.

*Lưu ý: Các mức phạt nêu trên sẽ áp dụng cho đối tượng vi phạm là cá nhân, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

(2) Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp có đủ yếu đó cấu thành tội phạm, thì cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán "bóng cười" sẽ có truy cứu về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với các khung hình phạt như sau:

**Đối với cá nhân

(i) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Buôn bán "bóng cười" trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Hoặc Buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

(ii) Buôn bán "bóng cười" trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

(iii) Buôn bán "bóng cười" trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

**Đối với pháp nhân thương mại:

Các khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại có hành vi buôn bán "bóng cười" từ năm 2025 như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu thuộc trường hợp (i);

- Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng nếu thuộc trường hợp (ii);

- Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc trường hợp (iii);

- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 800

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]