Ai có thẩm quyền quyết định nâng lương cho Đại tướng, Thượng tướng Công an? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Cụ thể, các chức vụ được mang cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng Công an bao gồm:
- Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
- Thượng tướng, số lượng không quá 07 bao gồm:
+ Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
+ Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
(Điểm a, b khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018, sửa đổi 2023)
Theo quy định về thẩm quyền nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thì Thủ tướng Chính phủ sẽ là người có thẩm quyền quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
Như vậy, việc nâng lương cho Bộ trưởng Bộ Công an (mang cấp bậc hàm Đại tướng); Thứ trưởng Bộ Công an và Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (mang cấp bậc hàm Thượng tướng) sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
(Khoản 2 Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018)
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo nội dung cải cách tiền lương, lực lượng công an sẽ được xây dựng thành 3 bảng lương mới từ 01/07/2024, gồm:
- 1 bảng lương sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 1 bảng lương chuyên môn kỹ thuật công an;
- 1 bảng lương công nhân công an.
Trong đó, 03 bảng lương nêu trên sẽ được xây dựng dựa vào các yếu tố như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Chức năng của Công an nhân dân Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. (Điều 15 Luật Công an nhân dân 2018) |