Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của giáo viên thay đổi thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
04/12/2023 10:45 AM

Xin cho tôi hỏi, năm 2024, tuổi nghỉ hưu của giáo viên thay đổi như thế nào? - Thúy Loan (Bắc Ninh)

Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của giáo viên thay đổi thế nào? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của giáo viên thay đổi thế nào?

Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình như sau:

Tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 09 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi. Từ năm 2024, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm 03 tháng đối với giáo viên nam và 04 tháng đối với giáo viên nữ.

Giáo viên nam

Giáo viên nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 04 tháng

2025

61 tuổi 03 tháng

2025

56 tuổi 08 tháng

2026

61 tuổi 06 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 09 tháng

2027

57 tuổi 04 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 08 tháng

   

2029

58 tuổi

   

2030

58 tuổi 04 tháng

   

2031

58 tuổi 08 tháng

   

2032

59 tuổi

   

2033

59 tuổi 04 tháng

   

2034

59 tuổi 08 tháng

   

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Bên cạnh đó, giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 05 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Cách tính lương hưu của giáo viên

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức sau:

 

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Đối với lao động nam đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

- Đối với lao động nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện khi suy giảm khả năng lao động được tính như quy định nêu trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

3. Trợ cấp 1 lần đối với giáo viên khi nghỉ hưu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu như sau:

- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

4. Thời điểm hưởng lương hưu của giáo viên là khi nào?

Giáo viên thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do đó thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,924

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn