Các chỉ tiêu của nước khoáng thiên nhiên đóng chai về an toàn thực phẩm

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
21/11/2023 11:35 AM

Xin cho tôi hỏi các chỉ tiêu của nước khoáng thiên nhiên đóng chai về an toàn thực phẩm được quy định thế nào? - Thành Nhân (Hòa Bình)

Các chỉ tiêu của nước khoáng thiên nhiên đóng chai về an toàn thực phẩm

Các chỉ tiêu của nước khoáng thiên nhiên đóng chai về an toàn thực phẩm (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai là gì?

Theo  khoản 1.3.2, mục 1 QCVN 6-1:2010/BYT quy định nước khoáng thiên nhiên đóng chai là sản phẩm nước được phân biệt rõ ràng với các nước uống thông thường khác bởi:

-  Có hàm lượng một số muối khoáng nhất định với tỷ lệ tương quan của chúng và sự có mặt các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác;

- Khai thác trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước ngầm trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của nước khoáng thiên nhiên;

- Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có biến động của thiên nhiên;

- Được khai thác trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu về vi sinh vật và cấu tạo hoá học của các thành phần đặc trưng;

- (*)Được đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật dưới đây nếu các giải pháp đó không làm thay đổi hàm lượng các thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên so với nguồn: 

+ Tách các thành phần không bền cũng như các hợp chất có chứa sắt, mangan, sulfid hoặc asen bằng cách gạn và/hoặc lọc và trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp sục khí trước;

+ Khử hoặc nạp khí carbon dioxyd;

+ Tiệt trùng bằng tia cực tím. 

2. Các loại nước khoáng thiên nhiên đóng chai

- Nước khoáng thiên nhiên đóng chai có ga tự nhiên

Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại (*) và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước, sau khi đóng chai vẫn chứa hàm lượng khí carbon dioxyd như tại nguồn nước.

- Nước khoáng thiên nhiên đóng chai không ga

Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại (*) và sau khi đóng chai không chứa khí carbon dioxyd tự do vượt quá hàm lượng cần thiết để giữ các muối hydrocarbonat hoà tan trong nước. 

- Nước khoáng thiên nhiên đóng chai ít ga tự nhiên

Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại (*) và sau khi đóng chai có hàm lượng khí carbon dioxyd thấp hơn so với nước tại nguồn. 

- Nước khoáng thiên nhiên đóng chai bổ sung ga tự nhiên từ nguồn

Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại (*) và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước, sau khi đóng chai có hàm lượng khí carbon dioxyd cao hơn so với nước tại nguồn.

- Nước khoáng thiên nhiên đóng chai bổ sung ga

Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại (*), được nạp thêm khí carbon dioxyd thực phẩm và được đóng chai. 

(Các khoản từ 1.3.4 đến 1.3.8, mục 1 QCVN 6-1:2010/BYT)

3. Các chỉ tiêu của nước khoáng thiên nhiên đóng chai về an toàn thực phẩm

Cụ thể tại Phụ lục I và III ban hành kèm theo QCVN 6-1:2010/BYT quy định các chỉ tiêu của nước khoáng thiên nhiên đóng chai về an toàn thực phẩm như sau:

* Các chỉ tiêu hóa học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu 1)

1.      Stibi, mg/l

0,005

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16

A

2.      Arsen, tính theo arsen tổng số, mg/l

0,01

TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15

A

3.      Bari, mg/l

0,7

ISO 11885:2007; AOAC 920.201

A

4.      Borat, mg/l tính theo bor

5

TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007

A

5.      Cadmi, mg/l

0,003

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15

A

6.      Crom, tính theo crom tổng số, mg/l

0,05

TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

7.      Đồng, mg/l

1

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 960.40

B

8.      Cyanid, mg/l

0,07

TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002)

A

9.         Fluorid, mg/l

2)

TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304-1:2007

A

10.      Chì, mg/l

0,01

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27

A

11.      Mangan, mg/l

0,4

TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

12.      Thủy ngân, mg/l

0,001

TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC 977.22

A

13.      Nickel, mg/l

0,02

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A

14.      Nitrat, tính theo ion nitrat, mg/l

50

TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO 10304-1:2007

A

15.      Nitrit, tính theo ion nitrit, mg/l

0,1

TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO 10304-1:2007

A

16.      Selen, mg/l

0,01

TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15

A

17.      Các chất hoạt động bề mặt

3)

TCVN 6622-1:2009 (ISO 7875-1:1996, With Cor 1:2003)

B

18.      Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và PCB (polyclo biphenyl)

3)

AOAC 992.14

B

19.      Dầu khoáng

3)

ISO 9377-2:2000

B

20.      Các hydrocarbon thơm đa vòng

3)

ISO 7981-1:2005; ISO 7981-2:2005; ISO 17993:2002; AOAC 973.30

B

1) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu loại B.

2) Theo điểm b, khoản 2.3.3, mục 2 QCVN 6-1:2010/BYT.

3) Phải nhỏ hơn giới hạn định lượng quy định trong các phương pháp thử tương ứng.

* Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai

I. Kiểm tra lần đầu

Chỉ tiêu

Lượng mẫu

Yêu cầu

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu 6)

1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt

1 x 250 ml

Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)

A

2. Coliform tổng số

1 x 250 ml

Nếu số vi khuẩn (bào tử) ≥1 và ≤ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai

Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)

A

3. Streptococci feacal

1 x 250 ml

ISO 7899-2:2000

A

4. Pseudomonas aeruginosa

1 x 250 ml

ISO 16266:2006

A

5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

1 x 50 ml

TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986)

A

 

II. Kiểm tra lần thứ hai

Tên chỉ tiêu

Kế hoạch lấy mẫu

Giới hạn

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu 6)

n 7)

c 8)

m 9)

M 10)

1.      Coliform tổng số

4

1

0

2

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007)

A

2.      Streptococci feacal

4

1

0

2

ISO 7899-2:2000

A

3.      Pseudomonas aeruginosa

4

1

0

2

ISO 16266:2006

A

4.      Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

4

1

0

2

TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986)

A

6) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.

8) c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phép vượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m. Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi là không đạt.

9) m: số lượng hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong 1 gam sản phẩm; các giá trị vượt quá mức này thì có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

10) M: là mức vi sinh vật tối đa được dùng để phân định giữa chất lượng sản phẩm có thể đạt và không đạt.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,104

Bài viết về

lĩnh vực An toàn thực phẩm

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn