Hướng dẫn điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
14/04/2023 17:25 PM

Cho tôi hỏi trong trường hợp trẻ em nhiễm Covid-19, có quy định hướng dẫn nào về điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em không? - Văn Khang (Bến Tre)

Hướng dẫn điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em

Hướng dẫn điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em (Hình từ Inetrnet)

Vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hướng dẫn điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em

Điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em được hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT như sau:

* Cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu cấp cứu:

- Hỗ trợ hô hấp

+ Thở oxy gọng mũi, thở không xâm lấn giữ SpO2 94-98%.

+ Đặt nội khí quản, thở máy khi có chỉ định.

- Chống sốc nếu có

+ Truyền dịch Ringer Lactat hoặc Natriclorit 0,9% nhanh 20 ml/kg/15-60 phút.

+ Truyền tĩnh mạch adrenaline (sốc lạnh) hoặc noradrenaline (sốc ấm).

+ Kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch khi nghi ngờ nhiễm khuẩn.

- Hôn mê:

+ Tư thế an toàn.

+ Thông đường thở.

+ Thở oxy.

+ Điều trị hạ đường huyết nếu có với TM Glucose 30% liều 1-2 ml/kg sau đó truyền Glucose 10%.

* Điều trị hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C): Nhập viện cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc chuyên khoa nhi Xem Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định 405/QĐ-BYT).

* Điều trị ngoại trú đối với dấu hiệu hậu Covid-19 ở trẻ em

- Phần lớn người bệnh sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 2-8 tuần.

- Điều trị ngoại trú đối với dấu hiệu hậu Covid-19 ở trẻ em:

Dấu hiệu sau nhiễm COVID-19

Điều trị ngoại trú

Sốt

- Thuốc hạ nhiệt paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ

- Lau mát hạ sốt

- Uống nhiều nước

- Dinh dưỡng đầy đủ

Ho

- Tập thở

- Thuốc ho dược liệu nếu cần

Khó thở

- Tập thở

- Tập thể dục, khuyến khích vận động

- Ngủ đủ, giảm stress

- Khám chuyên khoa hô hấp hoặc tim mạch nếu cần

Đau ngực

- Tập thể dục, khuyến khích vận động

- Ngủ đủ, giảm stress

- Khám chuyên khoa tim mạch nếu cần

Nhức đầu

Mệt mỏi

Hay quên, mất tập trung

Học kém

Biếng ăn

Mất mùi vị

- Thuốc giảm đau paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ nếu cần

- Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin

- Tập thể dục, khuyến khích vận động

- Ngủ đủ, giảm stress

- Tư vấn tâm lý cho trẻ và gia đình.

- Khám chuyên khoa thần kinh nếu cần.

Trầm cảm

Rối loạn lo âu

Rối loạn hành vi

- Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin

- Tập thể dục, khuyến khích vận động

- Ngủ đủ, giảm stress

- Khám chuyên khoa tâm lý

Đau cơ, xương khớp

- Thuốc giảm đau paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ hoặc Ibuprofen (U) 10 mg/kg/lần mỗi 8 giờ

- Tập thể dục, khuyến khích vận động

- Vật lý trị liệu

- Chỉ định nhập viện

+ Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân

+ Có dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa.

+ Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C).

* Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối

- Các trường hợp sau nhiễm COVID-19 cần hỗ trợ hô hấp tuần hoàn hoặc cần can thiệp chuyên khoa sâu hoặc triệu chứng kéo dài trên 2 tuần không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, cần được hội chẩn chuyên khoa hoặc chuyển tuyến trên để trẻ được điều trị tốt hơn.

- Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối:

Khám chuyên khoa

Chỉ định

Hô hấp

- Khó thở

- Ho kéo dài

- Nặng ngực

- Hen hen phế quản

- Có rối loạn khi đo chức năng hô hấp.

Tim mạch

- MIS-C

Nghi ngờ loạn nhịp tim như hồi hộp đánh trống ngực, choáng, ngất khi thay đổi tư thế,

- Rối loạn nhịp tim trên Điện tâm đồ (ECG)

- Bất thường trên siêu âm tim.

Thần kinh

- Rối loạn tri giác

- DH thần kinh khu trú.

- Nhức đầu thất bại với thuốc giảm đau

- Chóng mặt

- Giảm tập trung

- Rối loạn giấc ngủ

Phục hồi chức năng

Khi có suy giảm chức năng hô hấp vận động, thần kinh

Dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng

Tâm lý

- Trầm cảm

- Rối loạn lo âu

- Rối loạn hành vi

- Hướng dẫn và thực hiện các test tầm soát sức khỏe tâm thần cho trẻ tùy theo độ tuổi phù hợp như DASS 21 (đánh giá 3 yếu tố: mức độ trầm cảm, lo âu, stress), PSS-10-C (Stress do COVID-19):

* Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám

- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà:

+ Uống thuốc theo đơn.

+ Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin.

+ Tập thể dục, khuyến khích vận động.

- Ngủ đủ, giảm stress.

- Luôn động viên trẻ.

- Hướng dẫn dấu hiệu cấp cứu hoặc nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện cấp cứu ngay.

- Hướng dẫn tái khám theo hẹn.

* Theo dõi và tái khám MIS-C

- Siêu âm tim kiểm tra: Nếu có bất thường mạch vành hay bất thường trên siêu âm tim (chức năng tim giảm, tràn dịch màng tim, hở van tim...) chuyển đến phòng khám tim mạch.

- Nếu không bất thường: Aspirin liều 3-5 mg/kg/ngày và Prednisone 1mg/kg trong 5 ngày đầu, giảm liều 0,5 mg/kg ở 5 ngày kể tiếp sau rồi ngưng.

- Tái khám mỗi 1-2 tuần trong tháng đầu. Sau đó nếu diễn tiến thuận lợi, tái khám mỗi tháng trong 3-6 tháng.

2. Điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo hướng dẫn Ban hành hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT Điều trị hậu Covid-19 ở trẻ em thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu cấp cứu.

- Điều trị triệu chứng.

- Dinh dưỡng đầy đủ.

- Phục hồi chức năng, tập thể dục, khuyến khích vận động.

- Tư vấn tâm lý cho trẻ và gia đình.

- Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám.

Võ Văn Hiếu

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,000

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]