Lời bài hát đám giỗ bên cồn: Bài hát này có được bảo hộ quyền tác giả không? (Hình từ internet)
Bài hát “Đám giỗ bên cồn” xuất phát từ một đoạn hát trong video của hot tiktoker Lê Tuấn Khang khi anh chàng hát cùng với mẹ mình. Câu chuyện bà 6 nói Khang chở đi Đám Giỗ Bên Cồn trong các video trên kênh Tiktok của Lê Tuấn Khang dần dần trở nên thú vị khi mọi người thảo luận về việc khi nào bà Sáu đi được đến đám giỗ bên cồn, bên cồn sao đám giỗ hoài vậy.
Trong video thì nam Tiktoker và mẹ chỉ hát hai câu sau:
Bên Cồn sao đám giỗ quài dị
Đám giỗ bình dân nhưng bên Cồn thuê gánh hát
Tuy nhiên thì gần đây cư dân mạng đã viết thêm đoạn sau cho bài hát dựa trên ca khúc Vọng Cổ Buồn của ca sĩ Cẩm Ly như sau:
Bên Cồn sao đám giỗ quài dị
Đám giỗ bình dân nhưng bên Cồn thuê gánh hát
Đám giỗ chịu chơi ghê thuê ca sĩ quá chừng
Đám giỗ mà chơi sang
Thuê gánh hát hát ba bốn ngày
Bên cồn đám giỗ đang tưng bừng
Hát hò rình rang luôn
Đám giỗ mà hơn đám cưới
Xóm làng thì bơi sang
Đi đám giỗ bên cồn
Bên cồn thì ca vang
Nghe nó lắc lư cái cồn
Mày có chở tao đi được không
Bà đi đâu?
Đi đám giỗ bên cồn
Rồi bà đi chưa?
Mày chở tao mới đi được
Vậy thì leo lên, đi đám giỗ bên cồn…
* Lưu ý: Nội dung được sưu tầm chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
(1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
(2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nêu trên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Lưu ý: Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản (1) và khoản (2) phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Mà theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Do đó, việc viết lại lời bài hát dựa trên tác phẩm âm nhạc đã công bố là việc sử dụng quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể là khai thác tác phẩm âm nhạc này làm tác phẩm phái sinh.
Có thể hiểu, viết lại lời bài hát là việc sử dụng tác phẩm âm nhạc đã có để phóng tác theo nội dung của một tác phẩm mà viết lại thành một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định.
Theo đó, cá nhân khi viết lại bài hát này cần có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó (nếu tác phẩm đang trong thời hạn bảo hộ). Khi đó, tác phẩm phái sinh sẽ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.