Cập nhật quy định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
12/10/2024 22:15 PM

Dưới đây là nội dung cập nhật về quy định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet theo Thông tư 06/2024/TT-BKHCN, áp dụng từ ngày 15/11/2024.

Cập nhật quy định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet

Cụ thể, tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BKHCN, đã sửa đổi bổ sung Điều 10 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định về hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên mạng Internet như sau:

(1) Hành vi bị xem xét xảy ra trên mạng Internet khi có đủ các yếu tố quy định tại Khoản 4 Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ cũng bị coi là hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

(2) Chủ thể đăng ký tên miền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên miền mà biết hoặc có căn cứ để biết tổ chức, cá nhân đó sử dụng tên miền để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại (1) cũng bị coi là thực hiện hành vi vi phạm và bị xem xét xử phạt theo quy định tương ứng tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Cập nhật quy định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet

Cập nhật quy định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet (Hình từ internet)

Cập nhật quy định về xem xét, xử lý Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính

Tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BKHCN, đã sửa đổi, bổ sung Điều 24 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN về xem xét, xử lý Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan giải quyết đơn có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

(1) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc yêu cầu người yêu cầu xử lý xâm phạm, cung cấp tài liệu, chứng cứ, ý kiến giải trình hoặc làm rõ các tình tiết của vụ việc trong thời hạn xác định; yêu cầu chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu, mẫu vật để nhận biết dấu hiệu vi phạm, xác định hàng thật, hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nguồn cung cấp hoặc nơi tiêu thụ hàng hóa hợp pháp, căn cứ xác định hàng hóa sản xuất ngoài phạm vi được cấp phép quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc hàng nhập khẩu không phải là hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

(2) Các bên có thể cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc ý kiến chuyên môn bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định xử lý vụ việc vi phạm có liên quan hoặc tương tự của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu, lập luận, giải trình của mình và làm rõ các tình tiết của vụ việc.

Trường hợp văn bản giải trình của các bên chưa làm rõ được các tình tiết của vụ việc và theo đề nghị của một hoặc các bên thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tổ chức làm việc trực tiếp với các bên. Biên bản làm việc ghi nhận ý kiến của các bên được coi là một căn cứ để giải quyết vụ việc.

(3) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc có thể tự mình tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và xác định hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trường hợp cần thiết có thể đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ xâm phạm, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp ý kiến chuyên môn hoặc yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ và xác định yếu tố xâm phạm.

(4) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể dựa trên văn bản cam kết xác nhận hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, văn bản ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định để xác định hành vi xâm phạm nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với kết luận xâm phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình.

Xem thêm tại Thông tư 06/2024/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,436

Bài viết về

lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]