Sẽ bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
09/04/2024 15:36 PM

Tôi muốn hỏi có hỏi có phải dự kiến sẽ bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư đúng không? – Quốc Thắng (An Giang)

Sẽ bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư

Sẽ bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đây là nội dung được đề cập tại Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2012).

Đề cương chi tiết Luật Luật sư (thay thế)
Tờ trình

Sẽ bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư

Cụ thể tiêu chuẩn luật sư dự kiến sẽ tiếp tục kế thừa Điều 10 Luật Luật sư 2006; đồng thời sẽ bổ sung thêm 02 nội dung như sau:

- Bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư.

- Bổ sung quy định, giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn luật sư.

Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2012), việc xây dựng đội ngũ luật sư có bản lĩnh nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một trong ba nhóm chính sách lớn trong việc soạn thảo dự án Luật này.

Việc bổ sung tiêu chuẩn về tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp đối với luật sư nhằm thể chế hóa các chỉ đạo của Đảng tại Kết luận 69-KL/TW và Nghị quyết 27-NQ/TW về việc “xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”; “chú trọng nâng cao tiêu chuẩn chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của luật sư”; “nghiên cứu việc tổ chức kỳ thi quốc gia để cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư”.

Hiện hành, tiêu chuẩn luật sự được quy định như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”

(Điều 10 Luật Luật sư 2006)

Ngoài việc bổ sung tiêu chuẩn có “bản lĩnh nghề nghiệp” và giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn trở thành luật sư, nhóm chính sách này còn các nội dung như sau:

(i) Quy định người muốn tập sự hành nghề luật sư sẽ đăng ký gia nhập một Đoàn Luật sư với tư cách luật sư tập sự. Luật sư tập sự là thành viên không đầy đủ của các Đoàn Luật sư. Đoàn Luật sư có trách nhiệm giám sát, quản lý luật sư tập sự đến khi họ thi đỗ kỳ thi quốc gia để trở thành luật sư.

Cụ thể sẽ sửa đổi thời điểm gia nhập Đoàn Luật sư khi đăng ký tập sự (trở thành Luật sư tập sự) thay vì thời điểm sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư như Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2012)

Đồng thời, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của luật sư tập sự để bảo đảm cho luật sư tập sự có nhiều cơ hội thực hành nghề hơn trong thực tế theo hướng:

+ Bổ sung một số trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

+ Bổ sung quyền, nghĩa vụ của luật sư trong việc tham gia bồi dưỡng về tư tưởng, lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề.

(ii) Quy định chặt chẽ hơn về miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo hướng người được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn tập sư hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2012) sẽ phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn; quy định về kỳ thi luật sư quốc gia để cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

(iii) Bổ sung nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc đối với luật sư về trách nhiệm nghề nghiệp và chủ trương, chính sách đảng, nhà nước có liên quan đến nghề luật sư.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,213

Bài viết về

Luật sư

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]