Thông tư 34/2021 về tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên hết hiệu lực từ 15/12/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
02/11/2024 10:27 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Thông tư 34/2021 về tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên hết hiệu lực từ 15/12/2024

Thông tư 34/2021 về tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên hết hiệu lực từ 15/12/2024

Thông tư 34/2021 về tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên hết hiệu lực từ 15/12/2024 (Hình từ internet)

Thông tư 34/2021 về tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên hết hiệu lực từ 15/12/2024

Ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2024.

Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Như vậy, Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên sẽ hết hiệu lực từ ngày 15/12/2024.

Lưu ý:

- Các cơ quan, tổ chức theo phân công, phân cấp có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông và giáo viên dự bị đại học xác định việc đạt tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng trường hợp đăng ký dự xét thăng hạng cụ thể đảm bảo các quy định của pháp luật.

- Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trước ngày Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư 13/2024/TT-BGDĐTcó hiệu lực thi hành bảo đảm các quy định của Chính phủ về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

- Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.

Quy định về quyền của giáo viên

(1) Quyền của giáo viên Tiểu học

Theo Điều 29 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, giáo viên Tiểu học có các quyền sau đây:

- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy định; được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

- Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu trên, còn có các quyền sau đây:

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.

- Được dự các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định.

Đối với giáo viên làm công tác tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

(2) Quyền của giáo viên THCS, THPT

Giáo viên THCS, THPT có các quyền được quy định tại Điều lệ Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền trên thì còn có những quyền sau đây:

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,232

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]