Năm 2025, hộ kinh doanh dạy thêm cần phải đóng các loại thuế nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, từ ngày 14/02/2025 các tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các loại hình đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài nhà trường là
- Công ty cổ phần,
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
- Công ty hợp danh,
- Doanh nghiệp tư nhân
- Hộ kinh doanh.
Vậy giáo viên đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh đề dạy thêm thì cần đóng các loại thế nào?
Việc đăng ký dạy thêm theo mô hình hộ kinh doanh thì giáo viên cần phải đóng các loại thuế sau:
(1) Đối với thuế TNCN
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Lưu ý:: Từ 01/01/2026, ngưỡng doanh thu nộp thuế thu nhập cá nhân của cá nhân, hộ kinh doanh tăng lên 200 triệu đồng theo quy định tại Điều 5, Điều 17, khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.
(2) Đối với lệ phí môn bài
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 22/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh dạy thêm được miễn lệ phí môn bài trong các trường hợp:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Miễn lệ phí trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là 02 loại thuế mà giáo viên đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh đề dạy thêm cần phải nộp.
Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
![]() |
Mẫu số 02 |
- Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
- Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
![]() |
Mẫu số 03 |
Trên đây ;là phần nội dung nói về “Năm 2025, hộ kinh doanh dạy thêm cần phải đóng các loại thuế nào?”
Xem thêm trại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14/02/2025.