Tải App trên Android

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
05/08/2024 10:37 AM

Tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương bắt đầu từ 10h00 ngày 5/8/2024 đến 18h00 ngày 11/8/2024.

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương năm 2024

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương năm 2024 (Hình từ internet)

Đáp án tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương năm 2024

Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương năm 2024:

Câu 1: Lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?

A. 1994

B. 2000

C. 1995

D. 1996

Câu 2: Địa phương cấp huyện duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng Người khi còn sống?

A. Côn Đảo

B. Phú Quốc

C. Cát Bà

D. Cô Tô

Câu 3: Biên giới đất liền của tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp với Trung Quốc có bao nhiêu vị trí mốc giới và cột mốc?

A. Có tổng số 97 vị trí mốc giới/175 cột mốc.

B. Có tổng số 98 vị trí mốc giới/175 cột mốc.

C. Có tổng số 97 vị trí mốc giới/176 cột mốc.

D. Có tổng số 98 vị trí mốc giới/176 cột mốc.

Câu 4: Theo Luật Biên phòng Việt Nam, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở trong thời gian bao lâu?

A. Không quá 6 giờ

B. Không quá 10 giờ          

C. Không quá 12 giờ

D. Không quá 24 giờ

Câu 5: Vịnh Hạ Long có diện tích bao nhiêu km2?

A. 1523 km2

B. 1253 km2

C. 1553 km2

D. 1353 km2

Câu 6: Việt Nam có bao nhiêu đảo lớn, nhỏ?

A. Gần 2.000 đảo

B. Gần 2.773 đảo

C. Gần 2.790 đảo

D. Gần 2.977 đảo

Câu 7: Quốc gia nào dưới đây đã xác lập chủ quyền phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Việt Nam

B. Trung Quốc

C. Philippin

D. Indonexia

Câu 8: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 08/02/1994

B. Ngày 16/11/1994           

C. Ngày 08/02/1995

D. Ngày 26/01/1999

Câu 9: Quảng Ninh có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế?

A. 1 cửa khẩu

B. 2 cửa khẩu

C. 3 cửa khẩu

D. 4 cửa khẩu

Nội dung Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương năm 2024

- Kiến thức, hiểu biết về chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biên giới, biển, đảo.

- Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Luật biển Việt Nam năm 2012.

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

- Luật Biên giới quốc gia.

- Luật Biên phòng Việt Nam.

- Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.

- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biên giới, biển, đảo của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.

* Tài liệu tham khảo: người tham gia cuộc thi sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Cách thức thi trắc nghiệm Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương năm 2024

Trên trang Website, người tham gia cuộc thi thực hiện các thao tác sau:

- Truy cập vào đường link trên Báo Quảng Ninh điện tử: baoquangninh.vn; bấm vào banner cuộc thi trắc nghiệm: "Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương"

- Điền thông tin cá nhân (họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ, điện thoại liên lạc và Email).

- Mỗi câu hỏi đều có các phương án trả lời để người dự thi lựa chọn, trong đó có 1 phương án đúng.

- Dự đoán số lượt người trả lời.

- Kết thúc.

Chính sách quản lý và bảo vệ biển Việt Nam

Căn cứ Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:

- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 17,386

Bài viết về

Biển đảo Việt Nam

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]