SOS nghĩa là gì? Các ứng dụng của tín hiệu SOS

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
05/04/2024 18:00 PM

Cho tôi hỏi SOS nghĩa là gì và tín hiệu SOS được ứng dụng vào các lĩnh vực nào? - Phương Thảo (Trà Vinh)

SOS nghĩa là gì? Các ứng dụng của tín hiệu SOS

SOS nghĩa là gì? Các ứng dụng của tín hiệu SOS (Hình từ internet)

SOS nghĩa là gì?

SOS có nghĩa là cần sự trợ giúp khẩn cấp, cầu cứu. Nó là viết tắt của nhiều cụm từ chẳng hạn như Save Our Ship (hãy cứu thuyền của chúng tôi), Send Out Succour (Gửi cứu trợ). Nói cách đơn giản giải thích cho SOS mang nghĩa là cầu cứu.

Thuật ngữ SOS được chọn đơn giản vì đây là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng. Khi xoay ngược lại thì từ SOS vẫn không đổi, giúp nhận diện từ khoảng cách xa như từ trên máy bay cứu nạn. Khi được phát âm, tín hiệu SOS có thể được quan sát từ xa khi người phát tín hiệu có sự thay đổi khẩu hình rõ ràng.

SOS bắt nguồn từ đâu?

Ban đầu, SOS (hay mã Morse SOS) được sử dụng trong lĩnh vực hàng hải quốc tế được quy định bởi người Đức. Mã Morse này được tạo ra để phát tín hiệu sự cố trên biển. Đặc điểm của mã Morse SOS (…—… ) được thể hiện bằng 3 dấu chấm, 3 dấu gạch ngang, 3 dấu chấm. Và tất cả chúng đều được nối với nhau liên tục mà không có khoảng trống ở giữa để báo hiệu sự nguy hiểm trực quan.

Qua nhiều lần đặt lại quy ước, khi đổi sang dạng ký tự thì dấu ba chấm (…) tương ứng với chữ “S” và ba dấu gạch ngang (—) tương ứng với chữ “O”. Dù viết dọc hay xuôi thì chữ “SOS” vẫn có nghĩa giống nhau.

Năm 1906, SOS đã được Hội nghị Quốc tế về Truyền thông Điện báo xác nhận là tín hiệu cấp cứu. Kể từ thời điểm đó, tín hiệu SOS đã được sử dụng phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.

Một biến thể khác của “SOS” là số 505, do đó con người có thể ra hiệu từ xa bằng cách dùng 1 bàn tay giơ đủ 5 ngón lên, nắm lại thành nắm đấm và mở ra đủ 5 ngón để phát tín hiệu “SOS” cầu cứu.

Các ứng dụng của tín hiệu SOS

- Lĩnh vực hàng hải

Tại lĩnh vực hàng hải, tín hiệu SOS thường sử dụng với ý nghĩa Save Our Ship. Ý nghĩa câu này là “Hãy cứu tàu của chúng tôi”, báo hiệu tàu đang gặp sự cố. Thuyền viên trên tàu đang cần sự giúp đỡ từ các tàu xung quanh, cơ quan cứu trợ hàng hải.

- Lĩnh vực viễn thông, di động

SOS trong lĩnh vực viễn thông là các cuộc gọi khẩn cấp trên IOS hay các thiết bị android được cài đặt mặc định trên smartphone. Ngoài ra người dùng có thể cài đặt tin nhắn cầu cứu tự động để sử dụng. Khi gặp phải tình huống cần được cứu trợ, bạn cần liên hệ đến trung tâm cứu trợ gần nhất. Hiện nay tại Việt Nam có một vài đầu số trung tâm trợ giúp bạn nên biết rõ đó là:

+ Đầu số 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn tại toàn quốc

+ Đầu số 113 yêu cầu sự trợ giúp từ cảnh sát, công an

+ Đầu số 114 yêu cầu sự trợ giúp từ cơ quan phòng cháy chữa cháy

+ Đầu số 115 yêu cầu sự trợ giúp từ cơ sở y tế, bệnh viện

- Ứng dụng SOS trong đèn pin

Hiện nay có khá nhiều sản phẩm đèn pin được tích hợp chức năng báo hiệu SOS. Chức năng này có thể hỗ trợ khi bạn bị lạc trong rừng, bị thương tại nơi vắng bóng người. Nếu ấn chọn chức năng phát tín hiệu SOS, đèn pin sẽ bắt đầu chớp nháy hệt như mã Morse. Bao gồm 3 lần nháy ngắn, 3 lần nháy dài và 3 lần nháy ngắn. Người khác khi nhìn thấy đèn sẽ nhận biết được để tới hỗ trợ kịp thời cho bạn.

- Lĩnh vực công nghệ

Khác với các lĩnh vực khác SOS trong lĩnh vực công nghệ là viết tắt của System of Systems (SoS), tức tập hợp của nhiều hệ thống độc lập và là một phần của một hệ thống lớn hơn, phức tạp hơn. Các hệ thống độc lập và có thể phân tán này tập hợp các nguồn lực của chúng lại với nhau, cung cấp các chức năng và hiệu suất mà không có hệ thống độc lập nào, hoặc các hệ thống cấu thành, có thể tự hoàn thành.

Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

- Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

- Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.

- Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

- Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

(Điều 4 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm Quyết định 06/2014/QĐ-TTg)

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 18,720

Bài viết về

Biển đảo Việt Nam

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]