10 sự kiện pháp lý nổi bật năm 2020

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thanh Lợi
23/12/2020 08:25 AM

Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân... là những sự kiện pháp lý nổi bật trong năm 2020.

1. Ngày 01/01/2020, 05 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành, gồm:

(1) Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ...

(2) Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

(3) Luật Đầu tư công 2019 quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

(4) Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.

(5) Luật Trồng trọt 2018 quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.

2. Ngày 09/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo đó, nhiều đối tượng người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ tiền: Xem chi tiết tại đây.

Ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg để tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại Nghị quyết 42.

3. Tại kỳ họp thứ 9 (diễn ra trong khoảng thời gian từ 20/5/2020 đến 18/6/2020), Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua 10 Luật: Xem chi tiết tại đây.

4. Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh tăng từ 9 lên 11 triệu đồng/tháng đối với cá nhân người nộp thuế, tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc.

Mức giảm trừ mới nêu trên được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020; tức các tháng của năm 2020 mà NLĐ đã đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng một tháng, 3,6 triệu đồng với mỗi người phụ thuộc sẽ được xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.

5. Ngày 28/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Theo đó:

- Từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020: Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của HĐND hoặc Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương.

- Từ ngày 01/01/2021 trở đi: Mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của HĐND hoặc Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương.

6. Ngày 01/07/2021, 12 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành, gồm:

(1) Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.

(2) Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

(3) Luật giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

(4) Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

(5) Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dân quân tự vệ.

(6) Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(7) Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019.

(8) Luật Thư viện 2019 quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.

(9) Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019.

(10) Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019.

(11) Luật Kiến trúc 2019 quy định về quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc.

(12) Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

7. Ngày 10/7/2020, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có Công văn 977/NGCBQLGD-CSNGCB trả lời chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Theo đó, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011; hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011.

Bộ GD&ĐT đã có Công văn 2446/BGDĐT ngày 06/7/2020 báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo (sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng).

Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, các chính sách về chế độ tiền lương (trong đó có chế độ phụ cấp thâm niên) đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới.

8. Tại kỳ họp thứ 10 (diễn ra trong khoảng thời gian từ 20/10/2020  đến 17/11/2020), Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua 07 luật: Xem chi tiết tại đây.

9. Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020).

Theo đó, quy định nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động quản lý thuế: Xem chi tiết điểm mới tại đây.

10. Ngày 12/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 128/2020/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó nêu rõ nêu rõ trong năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Vì chưa thực hiện điều chỉnh lương cơ sở năm 2021 nên theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,743

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn