Đại biểu Bùi Sỹ Lợi: “Lương tối thiểu 2018 dự kiến tăng khoảng 7 %”

28/07/2017 08:40 AM

Sáng nay (28/7), tại Hà Nội, Hội đồng tiền lương Quốc gia họp lần 2 về đề xuất lương tối thiểu vùng 2018. Cuộc họp sẽ “nóng” bởi sự khác biệt về quan điểm tăng lương, cách hiểu về năng suất lao động và thu nhập. Đặc biệt là việc thu hẹp khoảng cách 8 % giữa đề xuất tăng của Tổng LĐLĐ và VCCI…

Liệu Phiên họp sáng 28/7 của Hội đồng tiền lương Quốc gia có chốt được mức đề xuất lương tối thiểu 2018?

Liên quan tới vấn đề tăng lương tối thiểu, PV Báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chuyên gia về tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Một trong các nguyên tắc xác định mức đề xuất lương tối thiểu là thương lượng tìm ra điểm chung. Về điều này, ông từng nói: “Việc hài hoà quyền lợi các bên rất khó”. Vậy tới mùa đàm phán năm nay, điều này còn thực sự đúng hay không và vì sao, thưa ông?

- Nhận định này tới mùa tăng lương tối thiểu năm 2018 vẫn luôn đúng. Bởi nguyên tắc xác định mức lương tối thiểu là sự thương lượng để tìm ra điểm tạm chấp nhận của các bên.

Trong khi phương pháp tính toán của các bên là khác nhau và họ đều hướng về lợi ích riêng. Với người lao động là thu nhập bảo đảm đời sống. Doanh nghiệp là lợi nhuận do giảm chi phí, hạ giá thành.

Do đó, điểm chấp nhận là sự tạm bằng lòng chỉ có tính tương đối của cả hai bên.

Thưa ông, khoảng cách đề nghị tăng lương tối thiểu năm 2018 của các bên trước khi vào cuộc họp sáng nay là khoảng 8 %. Trước đó, Tổng LĐLĐ VN đề xuất tăng 13,3 % so với mức lương tối thiểu của năm 2017 và Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đề xuất 5%. Vậy quan điểm của ông ra sao?

- Trước đây, Chính phủ đã đề xuất giảm lộ trình đạt mức lương tối thiểu và bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ vào năm 2018.

Liên quan tới vấn đề tăng lương tối thiểu, PV Báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chuyên gia về tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Một trong các nguyên tắc xác định mức đề xuất lương tối thiểu là thương lượng tìm ra điểm chung. Về điều này, ông từng nói: “Việc hài hoà quyền lợi các bên rất khó”. Vậy tới mùa đàm phán năm nay, điều này còn thực sự đúng hay không và vì sao, thưa ông?

- Nhận định này tới mùa tăng lương tối thiểu năm 2018 vẫn luôn đúng. Bởi nguyên tắc xác định mức lương tối thiểu là sự thương lượng để tìm ra điểm tạm chấp nhận của các bên.

Trong khi phương pháp tính toán của các bên là khác nhau và họ đều hướng về lợi ích riêng. Với người lao động là thu nhập bảo đảm đời sống. Doanh nghiệp là lợi nhuận do giảm chi phí, hạ giá thành.

Do đó, điểm chấp nhận là sự tạm bằng lòng chỉ có tính tương đối của cả hai bên.

Thưa ông, khoảng cách đề nghị tăng lương tối thiểu năm 2018 của các bên trước khi vào cuộc họp sáng nay là khoảng 8 %. Trước đó, Tổng LĐLĐ VN đề xuất tăng 13,3 % so với mức lương tối thiểu của năm 2017 và Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đề xuất 5%. Vậy quan điểm của ông ra sao?

- Trước đây, Chính phủ đã đề xuất giảm lộ trình đạt mức lương tối thiểu và bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ vào năm 2018.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: dangcongsan.vn)

Đến năm 2017, lương tối thiểu đã đạt 93% mức sống tối thiểu. Do đó, mức tăng lương tối thiểu năm 2018 thấp nhất sẽ phải là 7% (nếu loại trừ yếu tố trượt giá).

Hai bên nên thương lượng chọn mức tạm chấp nhận do tăng năng suất lao động (NSLĐ) và trượt giá dự kiến năm 2018 khoảng 3% nữa.

Tuy nhiên, tôi cho rằng mức lương tối thiểu vùng sẽ khó vượt quá 10%. Vì chỉ số trượt giá năm 2017 Quốc hội phấn đấu không quá 5%. Ngay cả năm 2018 dự báo cũng không tăng nhiều.

Về mối tương quan này, chúng ta cần lưu ý một nguyên tắc là tốc độ tăng tiền lương bình quân luôn thấp hơn tốc độ tăng NSLĐ. Có như thế mới bảo đảm tái sản xuất mở rộng, có tích lũy.

Ông đánh giá gì khi Tổng LĐLĐ VN tiếp tục đề xuất Hội đồng tiền lương Quốc gia công bố lộ trình năm 2018 hoặc 2019, tiền lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ?

- Về nguyên tắc, mức lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ được áp dụng ngay từ khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành.

“Không nên để doanh nghiệp quá sức chịu đựng về bài toán lợi nhuận và khả năng tạo nguồn việc làm bền vững. Đồng thời cũng không nên để người lao động phải chi tiêu tằn tiện, thu nhập không đủ sống. Lợi ích của hai bên phải cân bằng và cùng chia sẻ, vì mục tiêu chung là phấn đấu xây mối dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ” - ông Bùi Sỹ Lợi nói.

“Không nên để doanh nghiệp quá sức chịu đựng về bài toán lợi nhuận và khả năng tạo nguồn việc làm bền vững. Đồng thời cũng không nên để người lao động phải chi tiêu tằn tiện, thu nhập không đủ sống. Lợi ích của hai bên phải cân bằng và cùng chia sẻ, vì mục tiêu chung là phấn đấu xây mối dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ” - ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Nhưng tình hình suy giảm kinh tế và khó khăn của doanh nghiệp, nên Chính phủ đề nghị cho kéo dài lộ trình này đến năm 2018.

Năm 2017, mức lương tối thiểu theo 4 vùng được điều chỉnh tăng trung bình 7,3% và theo tính toán mức lương tối thiểu đáp ứng được 93% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Như vậy, để bảo đảm được quy định thì vẫn còn thiếu 7% (nếu loại trừ yếu tố trượt giá). Đây là cố gắng rất lớn của phía doanh nghiệp và sự chia sẻ của người lao động.

Tuy nhiên, mong muốn của Tổng LĐLĐ VN cũng rất chính đáng và kiến nghị của VCCI cũng hợp lý.

Chính phủ đã có Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã đề ra rất nhiều giải pháp, như: Rà soát giảm chi phí cho doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính với tinh thần lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ…

Theo tôi, đại diện của hai bên cần tiếp tục thương lượng với tinh thần chia sẻ và hài hòa lợi ích để đi đến thống nhất mức tăng hợp lý.

Đối ngược với quan điểm của nhiều doanh nghiệp về năng suất lao động thấp khiến lương tối thiểu tăng chậm, Tổng LĐLĐ VN cho rằng: Không nên lấy năng suất lao động làm căn cứ để xác định tiền lương tối thiểu. Bởi năng suất lao động là yếu tố để xem xét, xác định tiền lương trung bình của người lao động, thưa ông?

- Lương tối thiểu không hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ tăng NSLĐ. Bởi lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường.

Tuy nhiên tiền lương lại hoàn toàn căn cứ vào NSLĐ. Do đó, mức tiền lương tối thiểu chịu ảnh hưởng của NSLĐ.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp mới chỉ trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu 5-7%, điều đó có phụ thuộc vào NSLĐ không? Có lẽ đây là mối quan hệ tương tác, vì nếu tiền lương tối thiểu đáp ứng đủ nhu cầu sống tổi thiểu cũng là cơ sở thúc đẩy tăng NSLĐ và ngược lại.

Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết: “Theo quy định của pháp luật lao động, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đó là cơ sở để thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Còn tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận và phải căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc”.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Mạnh

Theo Dân trí 

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,023

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]