BỘ KHOA HỌC
VÀ
CÔNG NGHỆ
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/VBHN-BKHCN
|
Hà Nội, ngày
27 tháng 02 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ YÊU CẦU, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT
ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ
tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 23
tháng 5 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động
đánh giá sự phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
Căn cứ Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số
28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thống nhất về yêu cầu,
trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp như sau [1]:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1.1. Thông tư này hướng dẫn về yêu
cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp
cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp gồm: thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng
nhận.
1.2. Thông tư này áp dụng đối với
tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp và các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp.
1.3. Thông tư này không áp dụng
đối với hoạt động sau:
1.3.1. Kiểm định phương tiện đo
thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định theo quy định của pháp luật về đo
lường;
1.3.2. Thử nghiệm phục vụ hoạt
động trong nội bộ của tổ chức, không cung cấp dịch vụ thử nghiệm ra bên ngoài.
2. Nguyên tắc chung
2.1. Bộ Khoa học và Công nghệ
chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
2.2. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh
vực chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp trong phạm vi được
phân công quản lý.
2.3. Thuật ngữ và định nghĩa về
thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận được quy định tại Điều 3 của Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2.4. Trong trường hợp các tiêu
chuẩn quy định tại Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì
thực hiện theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
II. YÊU CẦU, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
1. Đối với tổ chức chứng nhận
1.1. Yêu cầu chung
Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
1.1.1. Được thành lập theo quy
định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận;
1.1.2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức
chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu
chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế
ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế
(IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn
quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc
tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.
1.1.3.[2]
Luôn có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc
lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng
không xác định thời hạn) của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học
trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận;
b) Có năng lực đánh giá đáp ứng
quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO
19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/ hoặc hệ thống
quản lý môi trường;
c) Được đào tạo về chứng nhận hệ
thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận
sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm).
1.2. Trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận
1.2.1.[3]
Tổ chức chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1.1 khoản
1 Mục II, lập 01 bộ hồ sơ đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận và gửi về
cơ quan đầu mối được quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu,
trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây viết
tắt là Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN).
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp
tại cơ quan đầu mối quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN , các tài liệu quy định tại các điểm 1.2.2.2,
1.2.2.3, 1.2.2.4 khoản 1 Mục II chưa được chứng thực thì phải có bản chính
để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức chứng nhận phải nộp
bản sao có chứng thực các tài liệu quy định tại các điểm
1.2.2.2, 1.2.2.3, 1.2.2.4 khoản 1 Mục II.
1.2.2. Hồ sơ đăng ký lĩnh vực
hoạt động chứng nhận bao gồm:
1.2.2.1. Giấy đăng ký lĩnh vực
hoạt động chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
1.2.2.2. Bản sao Quyết định
thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
1.2.2.3. Danh sách chuyên gia
đánh giá đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1.1.3 Mục này, theo mẫu quy định
tại Phụ lục I của Thông tư này kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng;
1.2.2.4. Các tài liệu chứng
minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1.1 khoản
1 Mục này, cụ thể như sau:
- Đối với tổ chức chứng nhận đã
được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành
viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương
(PAC - The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận
cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo
phạm vi được công nhận.
- Đối với tổ chức chứng nhận
chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài
liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn tương ứng quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục này.
1.2.2.5. Mẫu Giấy chứng nhận và
Dấu chứng nhận;
1.2.2.6. Kết quả hoạt động chứng
nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).
1.2.3.[4]
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo
quy định tại điểm 1.2.2 khoản 1 Mục này, cơ quan đầu mối quy định tại điểm 1.3 khoản
1 Mục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN tiến hành xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng
nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục III
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng
yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành
thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá
thực tế tại tổ chức chứng nhận. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên
gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức chứng nhận đảm bảo.
Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản
đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời
hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp chứng nhận
đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông
tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng
nhận, cơ quan đầu mối phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng
nhận đã nộp hồ sơ đăng ký.
1.3.[5] Tổ chức chứng nhận đã được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận khi có nhu cầu thay đổi,
bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung
theo quy định tại các điểm 1.2.2.3, 1.2.2.4 và 1.2.2.6 khoản 1 Mục
II. Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động được quy định tại Phụ
lục IV Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN .
2. Đối với tổ chức thử nghiệm
2.1. Yêu cầu chung
Tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
2.1.1. Được thành lập theo quy
định của pháp luật;
2.1.2. Có năng lực thử nghiệm
đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO /IEC 17025:
2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO /IEC 17025:2005;
2.1.3. Có ít nhất 01 thử nghiệm
viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.
Trong trường hợp có tiêu chuẩn
quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức
thử nghiệm chuyên ngành, tổ chức thử nghiệm chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu
của tiêu chuẩn đó.
2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký
lĩnh vực hoạt động thử nghiệm
2.2.1.[6] Tổ chức thử nghiệm
đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục II, lập
01 bộ hồ sơ đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm và gửi về cơ quan đầu mối được
quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN .
Trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đầu mối quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục III
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN , các tài liệu quy định tại các điểm
2.2.2.2, 2.2.2.3, 2.2.2.4 khoản 2 Mục II chưa được chứng thực thì phải có bản
chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức chứng nhận
phải nộp bản sao có chứng thực các tài liệu quy định tại các điểm
2.2.2.2, 2.2.2.3, 2.2.2.4 khoản 2 Mục II.
2.2.2. Hồ
sơ đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm bao gồm:
2.2.2.1. Giấy
đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông
tư này;
2.2.2.2. Bản
sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép
đầu tư;
2.2.2.3.
Danh sách thử nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm kèm theo bảo
sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn.
2.2.2.4.
Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định
tại điểm 2.1 khoản 2 Mục này, cụ thể như sau:
- Đối với tổ
chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức
công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của
Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng
thí nghiệm Châu Á -Thái Bình Dương (APLAC-Asian Pacific Laboratory
Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động thử
nghiệm tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công
nhận.
- Đối với tổ chức thử nghiệm
chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài
liệu khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn
tương ứng quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục này.
2.2.2.5. Mẫu Phiếu kết quả thử
nghiệm;
2.2.2.6. Kết quả hoạt động thử
nghiệm đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).
2.2.3.[7] Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại điểm 2.2.2 khoản 2 Mục II, cơ quan đầu mối quy định tại điểm
1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN tiến hành xem xét hồ sơ và cấp
Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ
lục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức thử nghiệm.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng
yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành
thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá
thực tế tại tổ chức thử nghiệm. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên
gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức thử nghiệm bảo đảm.
Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản
đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời
hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp chứng nhận
đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư
số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức thử nghiệm.
Trường hợp từ chối cấp giấy chứng
nhận, cơ quan đầu mối phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức thử
nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký.
2.2.4.[8] Tổ chức thử nghiệm đã được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm khi có nhu cầu thay đổi,
bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung
theo quy định tại các điểm 2.2.2.3, 2.2.2.4 và 2.2.2.6 khoản 2
Mục II. Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động được quy định tại
Phụ lục IV Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN .
3. Đối với tổ chức giám định,
tổ chức kiểm định
3.1. Yêu cầu chung
3.1.1. Đối với tổ chức giám định
Tổ chức giám định phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
3.1.1.1. Được thành lập theo
quy định của pháp luật;
3.1.1.2. Có năng lực giám định
đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO /IEC 17020:
2001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO /IEC 17020:1998;
3.1.1.3. Có
giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Thương mại.
3.1.2. Đối với tổ chức kiểm định
Tổ chức kiểm định phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
3.1.2.1. Được thành lập theo
quy định của pháp luật;
3.1.2.2. Có phòng thử nghiệm
đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO /IEC 17025:
2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO /IEC 17025:2005;
3.1.2.3. Có ít nhất 01 kiểm định
viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký kiểm định.
3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký
lĩnh vực hoạt động giám định, kiểm định
3.2.1. Đối với tổ chức giám định
3.2.1.1.
Trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định được thực hiện theo quy
định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn: Nghị định số 20/2006/NĐ-CP
ngày 20/02/2006 của Chính phủ, Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006 của Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
3.2.1.2. Về
điều kiện, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 3.1.1 khoản
3 Mục này.
3.2.2. Đối
với tổ chức kiểm định
3.2.2.1.
Trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định được thực hiện theo quy
định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm
vi được phân công quản lý.
3.2.2.2. Về
điều kiện, tổ chức kiểm định phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 3.1.2 khoản
3 Mục này.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ
VÀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
1. Trách nhiệm của Bộ quản
lý ngành, lĩnh vực
1.1. Bộ Công Thương chỉ định cơ
quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động giám định theo quy định của
pháp luật về thương mại và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để
các tổ chức, cá nhân biết, đồng thời thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để
phối hợp quản lý.
1.2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kiểm định chất lượng
sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết, đồng thời thông
báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý.
1.3. Bộ Khoa học và Công nghệ
chỉ định cơ quan sau là cơ quan đầu mối:
1.3.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận
hợp chuẩn, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi cả nước và hoạt
động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt
nhân).
1.3.2. Cục An toàn Bức xạ và Hạt
nhân là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp
đối với sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân.
2. Trách nhiệm của cơ quan đầu
mối được chỉ định
2.1. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp
cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2.2.
Quản lý và kiểm tra hoạt động đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự
phù hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động. Áp dụng các biện
pháp cảnh cáo, tạm đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực
hoạt động khi tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm các quy định của Thông tư này
hoặc quy định Điều 20 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2.3. Tổng hợp
danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
lĩnh vực hoạt động kèm theo lĩnh vực đánh giá sự phù hợp và tổ chức đánh giá sự
phù hợp được đăng ký lĩnh vực hoạt động nhưng bị cảnh cáo, tạm đình chỉ, hủy bỏ
Giấy chứng nhận đăng ký; thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ
quản lý ngành, lĩnh vực để các tổ chức, cá nhân biết và thông báo về Bộ Khoa học
và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp chung.
2.4.[9] Định
kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, các cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổng hợp
tình hình, kết quả hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động, báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và
thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
để phối hợp quản lý.
3. Trách nhiệm của tổ chức
đánh giá sự phù hợp
3.1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ
theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường
hợp vi phạm quy định của Thông tư này hoặc quy định tại Điều 20 của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị cảnh cáo hoặc tạm
đình chỉ hiệu lực hoặc huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh
giá sự phù hợp.
3.2.[10] Định
kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục V
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN về kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã đăng
ký, riêng đối với tổ chức chứng nhận, báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI
Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN về kết quả hoạt động chứng nhận; đồng thời thông
báo về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3.3. Thông
báo cho cơ quan đầu mối quy định tại khoản 1 Mục III của Thông
tư này về các thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động đánh giá sự phù
hợp đã đăng ký trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có sự
thay đổi.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN [11]
1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
có trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi được
phân công quản lý. Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, xây dựng yêu cầu, trình tự,
thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động cụ thể cho tổ chức kiểm định, giám định
trong phạm vi được phân công quản lý.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực sau
45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế quy định về việc đăng ký hoạt động
chứng nhận hợp chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Quy định về chứng nhận hợp
chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm
theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ.
4. Sau 6 tháng, kể từ ngày Thông
tư này có hiệu lực thi hành, các tổ chức chứng nhận hợp chuẩn đã được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo quy định tại Quyết định
số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải
hoàn thành việc bổ sung các tài liệu, văn bằng chứng chỉ quy định tại khoản
1.2.2 Mục I để được chuyển đổi Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng
nhận theo quy định tại Thông tư này.
5. Sau 6 tháng, kể từ ngày Thông
tư này có hiệu lực thi hành, các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thực hiện
đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư này. Nếu vi phạm, tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và
Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng tải);
- Lưu: VT, TĐC, PC.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Việt Thanh
|
PHỤ LỤC I
MẪU DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2009/TT-BKHCN ngày
08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TÊN
TỔ CHỨC :.......
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ
CỦA TỔ
CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
STT
|
Họ và tên
|
Chứng chỉ
đào tạo chuyên môn
|
Chứng chỉ
đào tạo hệ thống quản lý
|
Đánh giá
năng lực của chuyên gia
|
Trình độ
chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật...)
|
Kinh nghiệm
đánh giá
|
Loại hợp đồng
lao động đã ký
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.........,
ngày........tháng......năm.....
Đại diện Tổ chức....
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )
|
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
GIẤY ĐĂNG KÝ
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM /CHỨNG NHẬN
Kính gửi: ......( tên cơ quan đầu mối do Bộ
Khoa học và Công nghệ chỉ định)
1. Tên tổ chức:...............
.……......................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:
……………………………………….…….........……..
Điện thoại: …………...Fax: ……………….
E-mail:..................…….....
3. Quyết định thành lập (nếu
có)/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số........... Cơ quan cấp:.............cấp
ngày ......tại.......................................................................................................................
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại
Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Thông tư
số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh
giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực
thử nghiệm /chứng nhận đối với lĩnh vực ........................................................(
tên lĩnh vực chuyên ngành).
5. Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm
/Giấy chứng nhận, Dấu chứng nhận được gửi kèm theo.
Đề
nghị ............. ( tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)
xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm/chứng nhận trong
lĩnh vực nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện
đúng các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp và các quy định có liên quan
của pháp luật./.
|
Đại diện Tổ
chức....
(Họ tên, chữ
ký, đóng dấu)
|
Ghi chú: Đăng ký lĩnh vực hoạt động
nào thì ghi tên lĩnh vực đó.
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
........................................
(Tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)
---------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ............................
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 200....
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM/CHỨNG NHẬN
Căn cứ Quyết định số..........quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của .........( tên cơ quan đầu mối
do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định);
Căn cứ Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08
tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu,
trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;
Xét đề nghị của .................... ( tên
đơn vị thuộc cơ quan đầu mối được giao nhiệm vụ thẩm xét hồ sơ) chứng nhận:
1.........( tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)...................................................
Địa chỉ:………………………………….......………………......……........
Điện thoại: ……………. Fax: ……………….. E-mail:
………......…........
Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm /chứng nhận đối với lĩnh vực sau
đây:
- .................................................( tên lĩnh vực
chuyên ngành).....................
2. Số đăng
ký:................................................................................................
3. Giấy chứng nhận được cấp lần: ...........(
đầu, thứ hai....)
4. Giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Tên tổ chức tại mục 1;
- Bộ KHCN (để b/c);
- Tổng cục TĐC (để biết);
- Lưu VT, .......
|
TÊN CƠ QUAN
ĐẦU MỐI
DO BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CHỈ ĐỊNH
|
Ghi chú: Cấp Giấy chứng nhận
đăng ký lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực ®ã.
PHỤ LỤC IV
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
THỬ NGHIỆM /CHỨNG NHẬN
Kính
gửi: ....( tên cơ quan đầu mối do Bộ
Khoa học và Công nghệ chỉ định)
1. Tên tổ chức:...............………....................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:
………………………………………….…...........……
Điện thoại: ……………...Fax: ……………….
E-mail:..................…….
3. Lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng
nhận đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký số.........ngày... /.../200... do
(tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) cấp.
4. Lĩnh vực hoạt động thử nghiệm
/chứng nhận đề nghị thay đổi, bổ sung:........................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đề
nghị ........................(tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ
chỉ định) xem xét và cấp đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử
nghiệm/chứng nhận nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện
đúng các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký thay
đổi, bổ sung./.
|
Đại diện Tổ
chức....
(Họ tên, chữ
ký, đóng dấu )
|
Ghi chú: Bổ sung đăng ký
lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.
PHỤ LỤC V
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
(Tên cơ quan chủ
quản)
(Tên tổ chức đánh giá
sự phù hợp)
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Ngày…… tháng ……. năm 200….
|
BÁO CÁO TÌNH
HÌNH HOẠT ĐỘNG
THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH
(Từ ngày....
/..../ 200... đến ngày.... /..../200....)
Kính gửi:
|
- .......( tên cơ quan đầu mối do Bộ quản
lý ngành, lĩnh vực chỉ định)
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ)
|
1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…
2. Địa chỉ:......................................................................................................................
3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:........................................
4. Tình hình hoạt động
………..(tên tổ chức đánh giá sự
phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày... /..../
200... đến ngày.... /..../ 200... như sau:
- Tên lĩnh vực chuyên ngành
- Số lượng, nội dung công việc đã
tiến hành đánh giá sự phù hợp.
5. Các kiến nghị, đề xuất
a) Những vấn đề nảy sinh trong quá
trình đánh giá sự phù hợp
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động đánh giá sự phù hợp
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
........(
tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo để ..... (tên cơ quan đầu mối
thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
biết. /.
|
Tổ chức đánh giá sự phù hợp
(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Báo cáo lĩnh vực hoạt động nào thì ghi
tên lĩnh vực đó.
PHỤ LỤC VI
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG
NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2009/TT-BKHCN
ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên tổ chức đánh giá
sự phù hợp)
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Ngày…… tháng ……. năm 200….
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CHỨNG NHẬN
(Từ ngày....
/..../ 200... đến ngày.... /..../200....)
Kính gửi: Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(Bộ Khoa học và
Công nghệ)
1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…
2. Địa chỉ:.....................................................................................................................
3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:.......................................
4. Tình hình hoạt động
………..(tên tổ chức đánh giá sự
phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày... /..../
200... đến ngày.... /..../ 200... như sau:
a) Đơn vị được chứng nhận trong kỳ
báo cáo
TT
|
Tên đơn vị
|
Địa chỉ
(ghi địa danh tỉnh/thành phố)
|
Lĩnh vực/đối tượng
|
Tiêu chuẩn áp dụng
|
Thời gian /hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận
(ghi năm hết hiệu lực)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đơn vị có
chứng chỉ đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo
TT
|
Tên đơn vị
|
Địa chỉ
(ghi địa danh tỉnh/thành phố)
|
Lĩnh vực/đối tượng
|
Tiêu chuẩn
áp dụng
|
Thời gian
/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận
(ghi năm hết hiệu lực)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)
…………..(tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp)
báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.
|
Tổ chức chứng
nhận
(Đại diện có
thẩm quyền ký tên, đóng dấu)
|
[1] Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư
số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh
giá sự phù hợp có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 24 tháng
12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định:”
[2] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số
10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[3] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số
10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[4] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư
số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[5] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư
số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[6] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư
số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[7] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư
số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN
ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về
yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, có
hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[8] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư
số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[9] Điểm này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư
số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[10] Điểm này
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông
tư số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự
phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
[11] Điều 2 và
3 của Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực
hoạt động đánh giá sự phù hợp, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011 quy định
như sau:
“Điều 2. Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai
thực hiện Thông tư này.
Điều 3.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia được
viện dẫn trong Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư này được sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.”
3. Tổng cục
trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này ”.