Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2466/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 16/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2466/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI TRƯỜNG LỆ ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP , ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về “Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020”; số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 104/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên; số 2370/2008/QĐ-BNN-KL ngày 05/8/2008 về việc phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008-2020; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Số 254/QĐ-UB ngày 24/01/2005 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu Du lịch Văn hóa - Sinh thái núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/09/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa; số 3550/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020; số 2065/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu Di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 99/TTr-SNN&PTNT ngày 12/6/2013 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu DTLSVH núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn đến năm 2020. Kèm theo Văn bản số 762/TCLN-BTTN ngày 28/5/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý báo cáo quy hoạch các khu rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa; Biên bản họp Hội đồng thẩm định, ngày 11/4/2013 và hồ sơ liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu DTLSVH núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu DTLSVH núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn đến năm 2020.

2. Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa.

3. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn.

4. Phạm vi xây dựng quy hoạch: Phạm vi rừng đặc dụng Khu DTLSVH núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, diện tích 138,91 ha (được xác định tại Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh).

5. Mục tiêu quy hoạch:

5.1. Mục tiêu chung.

Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu DTLSVH núi Trường Lệ gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hóa, cảnh quan và môi trường; làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, góp phần tạo cho Khu du lịch Sầm Sơn một sức thu hút mới để phát triển thành một đô thị du lịch biển hoạt động bốn mùa.

5.2. Mục tiêu cụ thể.

a. Giai đoạn 2013-2015.

- Quản lý, bảo vệ Khu DTLSVH núi Trường Lệ đảm bảo phát triển bền vững, bảo tồn di tích, phát triển du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ rừng, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với không gian và cảnh quan; tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn di tích.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng.

- Thực hiện các chính sách về đầu tư phát triển rừng đặc dụng; tạo sinh kế nâng cao đời sống của người dân; thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

- Phát huy thế mạnh, tiềm năng của tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên, lợi thế về vị trí địa lý, các di tích văn hóa lịch sử trong vùng để phát triển các điểm du lịch sinh thái, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

b. Giai đoạn 2016-2020.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy phục vụ cho công tác quản lý điều hành; đào tạo nâng cao năng lực chuyên sâu cho cán bộ làm công tác bảo tồn di tích và bảo tồn thiên nhiên.

- Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên; thực hiện các biện pháp lâm sinh như làm giàu rừng, nâng cấp chất lượng rừng, trồng cây gỗ quý và cây dược liệu.

- Hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, cảnh quan di tích.

- Tổ chức các hoạt động du lịch để giáo dục ý thức bảo vệ di tích, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn và cải thiện đời sống của người dân.

6. Nội dung quy hoạch

6.1. Quy hoạch phạm vi, quy mô ranh giới.

Khu DTLSVH núi Trường Lệ có diện tích 138,91 ha, nằm trên địa giới hành chính phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn.

6.2. Quy hoạch các phân khu chức năng

- Khu vườn thực vật: Diện tích sau kỳ quy hoạch: 137,39 ha.

- Khu hành chính dịch vụ: Diện tích sau kỳ quy hoạch: 1,52 ha, gồm: Vườn ươm thực vật: 1,50 ha; trụ sở Ban quản lý: 200 m2.

6.3. Bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái, bảo vệ, tôn tạo, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường; lưu trữ và cơ sở dữ liệu; cứu hộ sinh vật; các chương trình nghiên cứu khoa học

- Bảo vệ rừng: Đến năm 2020, bảo vệ vốn rừng hiện có 134,72 ha.

- Phát triển rừng:

+ Trồng cây bản địa và cây gỗ quý hiếm dưới tán rừng: Diện tích 126,58 ha (giai đoạn 2013 - 2015: 108,00 ha; giai đoạn 2016 - 2020: 18,58 ha).

+ Trồng thay thế toàn bộ cây nhập nội: Diện tích 5,54 ha.

+ Chặt tỉa thưa: Diện tích 5,27 ha (giai đoạn 2013 - 2015: 3,27 ha; giai đoạn 2016 - 2020: 2,00 ha).

+ Trồng cây cảnh quan: 2.000 cây (giai đoạn 2013 - 2015: 1.000 cây; giai đoạn 2016 - 2020: 1.000 cây).

+ Xây dựng mô hình trồng cây Chè Vằng: Diện tích 10,00 ha; xây dựng vườn ươm thực vật: Diện tích 1,50 ha.

- Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường:

Chỉnh trang sân vườn Hòn Trống Mái; tu sửa đền Tô Hiến Thành; khôi phục khu Bảo Đại và giếng thần.

- Nghiên cứu khoa học: Điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật, thảm thực vật ở khu di tích; nghiên cứu thành phần loài và phân bố các loài gỗ quý hiếm và cây dược liệu; xây dựng ô định vị để quan trắc và theo dõi diễn thế giai đoạn 2016-2020; nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm, gây trồng và phát triển một số loài cây gỗ quý hiếm và cây dược liệu.

- Các hoạt động khác:

+ Tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và pháp luật với cộng đồng dân cư tại các khu phố phường Trường Sơn xung quanh khu di tích, định kỳ 01 lần/năm.

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; xác định các nguyên nhân và vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng từ đó xây dựng phương án PCCCR hàng năm; tổ chức lực lượng tham gia PCCCR; tuyên truyền phòng cháy rừng; mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCCR.

6.4. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.

- Các loại hình du lịch: Du lịch tâm linh về mùa xuân (từ tháng 12 đến tháng 3) và du lịch tham quan, nghỉ dưỡng vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8).

- Các tuyến du lịch: Tuyến thăm quan các di tích lịch sử, tìm hiểu văn hóa tâm linh, nghệ thuật kiến trúc tại đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, đền Hoàng Minh Tự,...; tuyến đi bộ tham quan khu vườn thực vật núi Trường Lệ kết hợp tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; tuyến đi dạo, leo núi, ngắm cảnh kết hợp cắm trại, thực tập, nghiên cứu khoa học; tuyến tham quan, tắm biển, vui chơi giải trí tại làng du lịch truyền thống Vinh Sơn; tuyến du lịch sinh thái cộng đồng, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng ngư dân.

- Các điểm du lịch: Vườn thực vật núi Trường Lệ; các bãi cỏ rộng, sườn đồi hướng ra phía biển cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước); các bãi biển, bến thuyền dưới chân núi Trường Lệ; Đền Độc Cước; Đền Cô Tiên; Đền Tô Hiến Thành; Hòn Trống Mái; Đền Hoàng Minh Tự.

6.5. Quy hoạch phát triển vùng đệm.

Vùng đệm, đến năm 2020 được quy hoạch trên địa bàn hành chính 4 khu phố (Sơn Hải, Trung Mới, Sơn Thắng và Vinh Sơn) thuộc phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 62,57 ha. Các nội dung đầu tư phát triển vùng đệm: Hỗ trợ vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020; lồng ghép các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm; thực hiện trồng rừng; hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất; hỗ trợ phát triển các ngành nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi; tham gia các hoạt động phát triển du lịch.

6.6. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Xây dựng trụ sở Ban quản lý, diện tích 200 m2 đặt tại trạm Lâm nghiệp cũ; 01 trạm bảo vệ rừng tại Khoảnh 1; 01 chòi quan sát tại đồi Đ79.

+ Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường từ đường trục chính vào Ban quản lý (trạm Lâm nghiệp cũ) dài 150 m.

+ Nâng cấp 03 hồ cạn hiện có (01 hồ nằm phía trước trạm Lâm nghiệp cũ, 01 hồ tại Khoảnh 5 và 01 hồ tại Khoảnh 9) để tích trữ nước phục vụ PCCC rừng; mua sắm trang thiết bị PCCCR.

+ Mở rộng, nâng cấp bãi đỗ xe cuối đường Đoàn Thị Điểm, khu phố Trung Mới từ 1500 m2 hiện nay lên 4000 m2.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Xây dựng 01 trạm bảo vệ rừng đặt tại Khoảnh 2 hoặc Khoảnh 3; mua sắm bổ sung trang thiết bị PCCCR.

+ Lắp đặt 2.200 m đường dây dẫn điện từ Hòn Trống Mái đến đền Độc Cước; lắp đặt 350 m đường ống dẫn nước từ Xí nghiệp nước Sầm Sơn lên đỉnh đồi, xây dựng bể chứa nước trên đỉnh đồi phục vụ PCCC rừng; lắp đặt 10 mốc bảo vệ; 30 biển báo, biển chỉ dẫn; 50 thùng rác.

6.7. Bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường.

6.8. Quy hoạch sử dụng đất bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.

Quy hoạch sử dụng cho mục đích rừng đặc dụng 138,91 ha thuộc địa phận phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn.

6.9. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.

Thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Khu DTLSVH núi Trường Lệ trên cơ sở bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuộc Đội quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng và công viên cây xanh thuộc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn. Cơ cấu tổ chức theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Tổ chức và quản lý rừng đặc dụng.

6.10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: (Chi tiết tại Phụ biểu đính kèm).

6.11. Vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư.

a. Vốn và nguồn vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 26.612,70 triệu đồng (Hai mươi sáu tỷ, sáu trăm mười hai triệu, bảy trăm nghìn đồng). Trong đó:

- Vốn ngân sách:                                                           19.337,70 triệu đồng;

+ Ngân sách Trung ương:                                               12.114,20 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương:                                               7.223,50 triệu đồng;

- Vốn khác:                                                                   7.275,00 triệu đồng.

b. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2013 - 2015:                                                 10.042,70 triệu đồng, gồm:

+ Năm 2014:                                                                 4.849,20 triệu đồng;

+ Năm 2015:                                                                 5.193,50 triệu đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020:                                                 16.570,00 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ biểu đính kèm)

7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

7.1. Giải pháp về vốn.

Tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư phát triển khu di tích. Huy động tổng hợp từ các nguồn: Vốn Ngân sách địa phương; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và vốn huy động hợp pháp khác.

7.2. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.

Áp dụng công nghệ GIS, thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Tiếp cận các đề án quốc gia, quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, phát triển rừng; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn, bảo vệ môi trường.

7.3. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng tiêu chuẩn, các chức danh trong Ban quản lý; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để phổ biến kiến thức, kỹ năng cho cán bộ và nhân dân trong vùng; có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo sau đại học, học ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu của Ban quản lý.

7.4. Tổ chức hoạt động giám sát.

Công tác giám sát đánh giá chú trọng vào các nội dung như tiến độ các hoạt động của dự án, tiến độ đầu tư vốn, hiệu quả các hoạt động và hiệu quả đầu tư, các hoạt động tác động đến môi trường sinh thái, giá trị văn hóa - lịch sử, du lịch, xã hội nhân văn. Công tác giám sát đánh giá phải được thực hiện hàng năm và có báo cáo tiến độ cho cấp có thẩm quyền.

7.5. Giải pháp về cơ chế chính sách.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khu di tích. Triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo tồn, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP .

- Tranh thủ vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước; tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư.

7.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế.

Tìm kiếm, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

- Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn tổ chức công bố quy hoạch; triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật.

- UBND thị xã Sầm Sơn: Chỉ đạo Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn xây dựng phương án, trình các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập BQL Khu DTLSVH núi Trường Lệ và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Chỉ đạo UBND phường Trường Sơn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trong phường có những hoạt động tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại rừng đặc dụng.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tham mưu cho UBND tỉnh về vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn và cá nhân, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh VP, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
(Truc187)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ BIỂU 01:

CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Hạng mục đầu tư

2013-2015

2016-2020

1

Xây dựng trụ sở Ban quản lý

x

 

2

Mở rộng, nâng cấp bãi đỗ xe cuối đường Đoàn Thị Điểm, khu phố Trung Mới

x

 

3

Xây dựng vườn ươm thực vật

x

 

4

Cải tạo, nâng cấp hồ cạn tích trữ nước

x

 

5

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

x

x

6

Trồng cây bản địa, cây gỗ quý hiếm dưới tán rừng

x

x

7

Xây dựng trạm bảo vệ rừng, chòi quan sát

x

x

 

PHỤ BIỂU 02:

DỰ TOÁN VÀ PHÂN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU DTLSVH NÚI TRƯỜNG LỆ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Hạng mục

Vốn đầu tư

Phân theo nguồn vốn đầu tư

Vốn ngân sách

 

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn

khác

I

Quy hoạch bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường

14.704,2

 

 

 

1.1

Quy hoạch về bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

190,7

190,7

 

 

1.2

Quy hoạch phục hồi sinh thái, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường

7.813,4

 

 

 

-

Trồng cây bản địa và cây gỗ quý hiếm dưới tán rừng

1.898,7

1.898,7

 

 

-

Trồng thay thế toàn bộ cây nhập nội

83,1

83,1

 

 

-

Chặt tỉa thưa

31,62

31,62

 

 

-

Trồng cây cảnh quan

1.600,0

1.600,0

 

 

-

Xây dựng mô hình trồng cây Chè Vằng

2.000,0

 

 

2.000,0

-

Xây dựng vườn ươm thực vật

1.500,0

1.500,0

 

 

-

Tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH với các phường khu vực xung quanh

280,0

 

280,0

 

-

Tuyên truyền các luật pháp với cộng đồng

420,0

 

420,0

 

1.3

Quy hoạch bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử

1.500,0

 

 

 

-

Tu sửa đền Tô Hiến Thành

500,0

500,0

 

 

 

Khôi phục khu Bảo Đại và giếng thần

1.000,0

 

 

1.000,0

1.4

Lưu trữ cơ sở dữ liệu

2.210, 0

 

 

 

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu

2.000,0

 

2.000,0

 

-

Quản lý và cập nhật dữ liệu

210,0

 

210,0

 

1.5

Nghiên cứu khoa học

2.400,0

 

 

 

-

Điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái thảm thực vật ở khu di tích

1.000,0

 

 

1.000,0

-

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố các loài gỗ quý hiếm và cây dược liệu

500,0

 

 

500,0

-

Xây dựng ô định vị để quan trắc và theo dõi diễn thế giai đoạn 2016-2020

500,0

 

 

500,0

-

Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm, gây trồng và phát triển một số loài cây gỗ quý hiếm và cây dược liệu

400,0

 

 

400,0

1.6

Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

590,0

 

 

 

-

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

240,0

 

240,0

 

-

Đào tạo kiến thức chuẩn hóa ngạch công chức

150,0

 

150,0

 

-

Đào tạo các khóa ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý

200,0

 

200,0

 

II

Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

700,0

 

 

 

-

Chỉnh trang sân vườn Hòn Trống Mái

700,0

 

 

700,0

III

Quy hoạch phát triển vùng đệm

1.000,0

1.000,0

 

 

IV

Rà soát quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng

10.208,5

 

 

 

4.1

Xây dựng trụ sở Ban quản lý

1.000,0

 

1.000,0

 

4 2

Cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng

2.683,5

 

 

 

-

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR

2.370,0

 

 

 

 

Xây dựng 02 trạm bảo vệ rừng

200,0

 

200,0

 

 

Xây dựng 01 chòi quan sát

70,0

 

70,0

 

 

Nâng cấp hồ cạn để tích trữ nước

2.100,0

 

2.100,0

 

-

Mua sắm trang thiết bị PCCCR

313,5

 

313,5

 

4.3

Đường giao thông, công trình kiến trúc hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường

1.550,0

 

 

 

-

Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường từ đường trục chính vào Ban quản lý (Trạm Lâm nghiệp cũ trước đây)

300,0

300,0

 

 

-

Mở rộng, nâng cấp bãi đỗ xe cuối đường Đoàn Thị Điểm, khu phố Trung Mới

1.250,0

1.250,0

 

 

4.4

Hệ thống cung cấp điện, nước

4.810,0

 

 

 

 

Lắp đặt đường dây dẫn điện tư Hòn Trống Mái đi ra phía biển đến đền Độc Cước

1.760,0

1.760,0

 

 

 

Ống dẫn nước từ Xí nghiệp nước Sầm Sơn lên đỉnh đồi

1.050,0

 

 

1.050,0

 

Xây dựng bể trữ nước trên đỉnh đồi

2.000,0

2.000,0

 

 

4.5

Mốc bảo vệ, biển báo, bảng niêm yết

40,0

 

 

 

-

Mốc bảo vệ

10,0

 

10,0

 

-

Biển báo chỉ dẫn các loại

30,0

 

30,0

 

4.6

Các cơ sở hạ tầng khác

125,0

 

 

 

-

Lắp đặt các thùng rác trên các tuyến đường trong khu di tích

125,0

 

 

125,0

Tổng kinh phí

26.612,7

12.114,2

7.223,5

7.275,0

 

PHỤ BIỂU 03:

DỰ TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU DTLSVH NÚI TRƯỜNG LỆ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá

Vốn đầu tư

Tổng

Giai đoạn 2014-2015

GĐ 2016-2020

2014

2015

I

Quy hoạch bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường

 

 

 

14.704,2

4.999,2

2.019,2

2.980,0

9.704,9

1.1

Quy hoạch về bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

ha

136,24

1,4

190,7

54,5

27,2

27,2

136,2

1.2

Quy hoạch phục hồi sinh thái, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường

 

 

 

7.813,4

 

 

 

 

-

Trồng cây bản địa và cây gỗ quý hiếm dưới tán rừng

ha

126,58

15,0

1.898,7

1.500,0

750,0

750,0

398,7

-

Trồng thay thế toàn bộ cây nhập nội

ha

5,54

15,0

83,1

83,1

40,0

43,1

 

-

Chặt tỉa thưa

ha

5,27

6,0

31,6

31,6

12,0

19,6

0,0

-

Trồng cây cảnh quan

cây

2.000

0,8

1.600,0

800,0

400,0

400,0

800,0

-

Xây dựng mô hình trồng cây Chè Vằng

ha

10

 

2.000,0

 

 

 

2.000,0

-

Xây dựng vườn ươm thực vật

ha

1,5

1.000,0

1.500,0

1.500,0

500

1.000,0

 

-

Tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH với các phường khu vực xung quanh

năm

7

40,0

280,0

80,0

40,0

40,0

200,0

-

Tuyên truyền các luật pháp với cộng đồng

năm

7

60,0

420,0

120,0

60,0

60,0

300,0

1.3

Quy hoạch bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử

 

 

 

1.500,0

 

 

 

 

-

Tu sửa Đền Tô Hiến Thành

 

 

 

500,0

500,0

 

500,0

 

-

Khôi phục khu Bảo Đại và giếng thần

 

 

 

1.000,0

 

 

 

1.000,0

1.4

Lưu trữ cơ sở dữ liệu

 

 

 

2.210,0

 

 

 

 

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu

 

 

 

2.000,0

 

 

 

2.000,0

-

Quản lý và cập nhật dữ liệu

năm

7

30,0

210,0

60,0

30,0

30,0

150,0

1.5

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

2.400,0

 

 

 

 

-

Điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái thảm thực vật ở khu di tích

dự án/ đề tài

1

1.000,0

1.000,0

 

 

 

1.000,0

-

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố các loài gỗ quý hiếm và cây dược liệu

dự án/ đề tài

1

500,0

500,0

 

 

 

500,0

-

Xây dựng ô định vị để quan trắc và theo dõi diễn thế giai đoạn 2016-2020

dự án

1

500,0

500,0

 

 

 

500,0

-

Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm, gây trồng và phát triển một số loài cây gỗ quý hiếm và cây dược liệu

dự án/ đề tài

1

400,0

400,0

 

 

 

400,0

1.6

Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

 

 

 

590,0

 

 

 

 

-

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

người

3

80,0

240,0

160,0

80,0

80,0

80,0

-

Đào tạo kiến thức chuẩn hóa ngạch công chức

người

5

30,0

150,0

60,0

30,0

30,0

90,0

-

Đào tạo các khóa ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý

khóa

4

50,0

200,0

50,0

50,0

0,0

150,0

II

Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

 

 

 

700,0

 

 

 

700,0

-

Chỉnh trang sân vườn Hòn Trống Mái

 

 

 

700,0

 

 

 

700,0

III

Quy hoạch phát triển vùng đệm

năm

5

200,0

1.000,0

 

 

 

1.000,0

IV

Rà soát quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng

 

 

 

10.208,5

5.043,5

2.830,0

2.213,5

5.165,0

4.1

Xây dựng trụ sở Ban quản lý

Trụ sở

1

1.000,0

1.000,0

1.000,0

500,0

500,0

 

4.2

Cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng

 

 

 

2.683,5

 

 

 

 

-

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR

 

 

 

2.370,0

 

 

 

 

 

Xây dựng 02 trạm bảo vệ rừng

Trạm

2

100,0

200,0

100,0

 

100,0

100,0

 

Xây dựng 01 chòi quan sát

Chòi

1

70,0

70,0

70,0

 

70,0

 

 

Nâng cấp hồ cạn để tích trữ nước

Hồ

3

700,00

2.100,0

2.100,0

700,0

1.400,0

 

-

Mua sắm trang thiết bị PCCCR

 

 

 

313,5

163,5

50,0

113,5

150,0

4.3

Đường giao thông, công trình kiến trúc, hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường

 

 

 

1.550,0

 

 

 

 

-

Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường từ đường trục chính vào Ban quản lý (Trạm Lâm nghiệp cũ)

m

150

2,0

300,0

300,0

300,0

 

 

-

Mở rộng, nâng cấp bãi đỗ xe cuối đường Đoàn Thị Điểm, khu phố Trung Mới

m2

2500

0,5

1.250,0

1.250,0

1.250,0

 

 

4.4

Hệ thống cung cấp điện, nước

 

 

 

4.810,0

 

 

 

 

 

Lắp đặt đường dây dẫn điện từ Hòn Trống Mái đi ra phía biển đến đền Độc Cước

m

2.200

0,80

1.760,0

 

 

 

1.760.0

 

Ống dẫn nước từ Xí nghiệp nước Sầm Sơn lên đỉnh đồi

m

350

3,00

1.050,000

 

 

 

1.050,0

 

Xây dựng bể trữ nước trên đỉnh, đồi

bể

1

2.000,00

2.000,000

 

 

 

2.000,0

4.5

Mốc bảo vệ, biển báo, bảng niêm yết

 

 

 

40,0

 

 

 

 

-

Mốc bảo vệ

mốc

10

1,0

10,0

 

 

 

10,0

-

Biển báo chỉ dẫn các loại

biển

30

1,0

30,0

 

 

 

30,0

4.6

Các cơ sở hạ tầng khác

 

 

 

125,0

 

 

 

 

-

Thiết kế đặt các thùng rác trên các tuyến đường trong khu di tích

thùng

50

2,5

125,0

60,0

30,0

30,0

65,0

Tổng kinh phí

26.612,7

 

4.849,2

5.193,5

16.570,0

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2466/QĐ-UBND ngày 16/07/2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu Du lịch Văn hóa - Sinh thái núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.394

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.251.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!