ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4331/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 07 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương số 77/2015/QH13;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường
số 55/2014/QH13;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13;
Căn cứ Nghị định số
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số
1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt định hướng
phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
104/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia
về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Công văn số 1939/SXD-HTKT ngày 30/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án: "Cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, giai đoạn 2016 - 2020", kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo;
Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh; UBND các xã, phường, thị
trấn; Các đơn vị cấp nước căn cứ nội dung liên quan tại Đề án chủ động tổ chức
thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây
dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính,
Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố Vinh; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng
các đơn vị cấp nước; Các thành viên Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|
ĐỀ ÁN
ĐẢM BẢO CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4331/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09
năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
Phần mở đầu
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
Nước sạch hết sức cần thiết đối
với sản xuất và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con
người, đến sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình, mọi thành phần, tổ chức kinh tế
xã hội và sự phát triển bền vững của môi trường đô thị và nông thôn, đây là một
trong những mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng
quốc tế, và cũng là nội dung được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện.
1. Về cấp nước đô thị:
Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v
phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn 2050, trong đó mục tiêu đến năm 2020:
- Tỷ lệ bao phủ cấp nước đối với
các đô thị loại IV trở lên đạt 90%, tiêu chuẩn cấp nước là 120 lít/người/ngđ;
các đô thị loại V đạt 70% được cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung với tiêu
chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngđ; chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định.
- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước
sạch dưới 18% đối với các đô thị loại IV trở lên, dưới 25% đối với các đô thị
loại V; cấp nước liên tục 24 giờ đối với các đô thị loại IV trở lên.
2. Về cấp nước nông thôn:
Căn cứ Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ v/v
phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
đến năm 2020; trong đó mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng
nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày.
Hiện nay tỉnh Nghệ An có 21 đô
thị: Thành phố Vinh - đô thị loại I, là đô thị trung tâm tỉnh Nghệ An và Vùng Bắc
Trung Bộ; Thị xã Cửa Lò - đô thị loại III; 02 thị xã là đô thị loại IV, 17 thị
trấn huyện lỵ là đô thị loại V và có 431 đơn vị xã nông thôn. Dân số toàn tỉnh
khoảng 2.974.000 người (trong đó dân số đô thị khoảng 410.412 người, chiếm
13,8%; dân số nông thôn 2.563.588 người chiếm 86,2%).
Thời gian qua công tác đảm bảo
cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Nghệ An quan tâm chỉ đạo thực hiện; các Sở ban ngành cấp tỉnh, chính quyền địa
phương các cấp và các đơn vị cấp nước đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc đầu
tư, phát triển các hệ thống cấp nước sạch và đã đạt được những kết quả nhất định,
tỉ lệ người dân đô thị trên toàn tỉnh được sử dụng nước sạch đạt trung bình khoảng
80% cơ bản đạt yêu cầu theo chỉ tiêu môi trường năm 2016 UBND tỉnh đã đề ra.
Tuy nhiên việc đầu tư hệ thống cấp nước chưa đồng đều, do đó tại một số đô thị
vẫn chưa có hệ thống cấp nước; tại nông thôn tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch
mới chỉ đạt khoảng 40% là chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
Ngoài ra, định hướng đến năm
2020 hệ thống đô thị toàn tỉnh nghệ An có 144 đô thị các loại (Quyết định số
4566/QĐ.UBND-CN ngày 12/11/2007), dự báo đến năm 2020, dân số cả tỉnh là 3,50
triệu người, trong đó dân số đô thị là 1.455.000 người (tương ứng tỷ lệ tăng
trưởng 8%/năm, dân số đô thị tăng 92.800 người/năm), chiếm tỷ lệ đô thị hóa là
41,6%.
Trước tình hình đó, việc xây dựng
đề án đảm bảo cấp nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 nhằm
hoạch định chiến lược để từng bước triển khai xây dựng các hệ thống cung cấp nước
sạch các đô thị và nông thôn trên toàn tỉnh Nghệ An, đáp ứng nhu cầu dùng nước
sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất là hết sức cần thiết.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày
23/6/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước;
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của
Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số
124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và
tiêu thụ nước sạch;
- Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày
02/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản
lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn đến năm 2020
- Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050;
- Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012
của Bộ NN và PTNT phê duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển
khai công tác theo dõi - đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;
- Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ
Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt;
- Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của
Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung;
- Thông tư liên tịch số
37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số
131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông
thôn;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghệ An khóa XVIII;
- Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 26/01/2016 của
UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình
hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII;
- Quyết định số 4566/QĐ.UBND-CN ngày 12/11/2007
của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đồ án tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 6105/QĐ-UBND.NN ngày 23/12/2015
của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh
môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 30/01/2015
của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định quản lý cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới
đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của
UBND tỉnh Nghệ An v/v quy định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị trên địa
bàn tỉnh Nghệ An;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về quy hoạch xây dựng;
- QCVN 01:2009/BYT - Chất lượng nước ăn uống được
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009;
- QCVN 02:2009/BYT - Chất lượng nước sinh hoạt
được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày
17/06/2009;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước dưới đất;
- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống
và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 233:1999 - Chỉ tiêu lựa chọn
nguồn nước mặt - nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt;
Phần I
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CẤP
NƯỚC
I. HOẠT ĐỘNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ
I.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẤP
NƯỚC
Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có 18/21
đô thị đã có hệ thống cung cấp nước sạch với tổng công suất thiết kế 113.000 m3/ngđ,
do 06 đơn vị cấp nước quản lý và vận hành, tỉ lệ người dân đô thị được sử dụng
nước sạch trung bình khoảng 80%. Tại thành phố Vinh: Khu vực trung tâm đạt 94%,
trung bình toàn thành phố đạt khoảng 85,2%; Các đô thị khác đạt từ 30% - 95,5%,
trung bình đạt khoảng 60% (Đánh giá chất lượng các công trình xem Bảng 1).
Riêng 03 đô thị còn lại: thị trấn Nghĩa Đàn, Thị
trấn Kim Sơn - huyện Quế Phong và thị xã Hoàng Mai, người dân đô thị chưa được
sử dụng nước từ các hệ thống sản xuất nước sạch tập trung (hiện nay cả 3 đô thị
này đã và đang đầu tư, với tổng công suất thiết kế khoảng 111.500 m3/ngđ)
1. Các hệ thống cấp nước
đã đi vào hoạt động (18 hệ thống):
1.1. Các hệ thống cấp
nước do Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Nghệ An quản lý, vận hành:
Gồm có 13 hệ thống cấp nước sạch, cấp cho các
đô thị và các vùng phụ cận với tổng công suất thiết kế là 94.600 m3/ngđ,
trong đó:
1.1.1. Hệ thống cấp nước Hưng
Vĩnh:
a) Nhà máy sản xuất:
- Vị trí: Tại phường Cửa Nam,
thành phố Vinh
- Tổng công suất thiết kế: 60.000
m3/ngđ, gồm có 2 dây chuyền sản xuất nước sạch, trong đó:
+ Dây chuyền 1: Công suất 40.000m3/ngđ. Nguồn nước thô lấy từ Sông
Lam thông qua hệ thống cấp nước thô của Công ty CP Cấp nước Sông Lam.
+ Dây chuyền 2: Công suất 20.000 m3/ngđ. Nguồn nước thô lấy từ Sông Đào
thông qua trạm bơm tại Cầu Đước.
b) Hệ thống mạng đường ống cấp nước:
Hệ thống mạng cấp nước thành phố
Vinh với tổng chiều dài 692,8km
c) Phạm vi cấp nước: Thành phố
Vinh.
- Dân số đô thị được sử dụng nước
sạch khoảng 267.000 người/313.500 người (tỉ lệ dân số đô thị được cấp nước đạt
khoảng 85,2%)
- Một số khu vực tại các phường,
xã thuộc thành phố Vinh chưa có mạng lưới cấp nước sạch: xã Nghi Đức, Nghi Ân,
Nghi Liên (còn 43,7% hộ dân chưa có mạng đường ống cấp nước); xã Hưng Chính
(còn 40% hộ dân chưa có mạng đường ống cấp nước).
1.1.2. Hệ thống cấp nước Cầu Bạch:
a) Nhà máy sản xuất nước:
- Vị trí: Tại xã Nam Giang, huyện
Nam Đàn
- Tổng công suất thiết kế: 20.000
m3/ngđ.
- Nguồn nước thô: lấy từ Sông Lam
thông qua hệ thống cấp nước thô của Công ty CP Cấp nước Sông Lam.
b) Hệ thống mạng đường ống cấp nước:
Mạng lưới đường ống từ D40 đến
D600 với tổng chiều dài 355 km
c) Phạm vi cấp nước: Vùng phụ cận
thành phố Vinh và thị trấn Quán Hành.
- Dân số đô thị Quán Hành được cấp
nước sạch 2.759 người/6.620 người (tỉ lệ đạt 41,7%).
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước của hệ thống khoảng 40.400 người.
1.1.3. Hệ thống cấp nước Hưng
Nguyên:
a) Nhà máy sản xuất:
- Vị trí: Tại khối 8 thị trấn Hưng
Nguyên, huyện Hưng Nguyên,
- Công suất thiết kế 5.000 m3/ngđ.
- Nguồn nước thô: lấy từ Sông Đào
b) Hệ thống mạng đường ống cấp nước:
Mạng lưới đường ống từ D20 đến D200 với tổng chiều
dài 64,4 km
c) Phạm vi cấp nước: thị trấn Hưng
Nguyên.
- Dân đô thị được cấp nước 5.563
người/6.880 người (đạt khoảng 80,9%)
1.1.4. Hệ thống cấp nước Nam
Đàn:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại thị trấn Nam Đàn,
huyện Nam Đàn,
- Công suất thiết kế: 2.000 m3/ngđ.
- Nguồn nước thô lấy từ Sông Lam.
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước
Mạng lưới đường ống từ D20 đến D200 với tổng chiều
dài 45.526km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn Nam
Đàn và vùng phụ cận (các xã: Vân Diên, Xuân Hòa và Nam Thanh).
- Dân số đô thị được cấp nước 6.535 người/6.890
người (đạt khoảng 94,8%)
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng nước sạch từ
hệ thống khoảng 3.826 người.
1.1.5. Hệ thống cấp nước Đô
Lương:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại xã Đông Sơn, huyện
Đô Lương.
- Công suất: Công suất thiết kế
ban đầu 2.000 m3/ngđ. Hiện nay đã nâng công suất lên 3.500m3/ngđ.
- Nguồn nước thô: Lấy từ Sông Lam
(tại vị trí Bara Đô Lương)
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D25 đến D315 với tổng chiều
dài 58,75 km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn Đô
Lương và vùng phụ cận (các xã: Tràng Sơn, Đông Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Lạc
Sơn, Yên Sơn và Văn Sơn).
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
8.747 người/9.200 người (đạt khoảng 95,1%).
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước sạch từ hệ thống khoảng 16.245 người.
1.1.6. Hệ thống cấp nước Anh
Sơn:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Thị trấn Anh Sơn, huyện
Anh Sơn.
- Công suất: 600m3/ngđ.
- Nguồn nước thô: Nước ngầm, lấy từ
Giếng khoan
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D63 đến
D160 với tổng chiều dài 11,6 km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Anh Sơn và vùng phụ cận (Các xã: Phúc Sơn, Thạch Sơn).
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
3.555 người/5.100 người (đạt khoảng 69,7%)
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước sạch từ hệ thống khoảng 206 người.
1.1.7. Hệ thống cấp nước Quỳ
Châu:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại thị trấn Quỳ Châu,
huyện Quỳ Châu.
- Công suất: 600m3/ngđ.
- Nguồn nước thô: Lấy từ đập Nà
Xén, lưu vực sông Hiếu;
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D20 đến
D160 với tổng chiều dài 13,9 km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Quỳ Châu và vùng phụ cận (xã Hạnh Khai và xã Tân Thịnh)
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
khoảng 2.985 người/4.462 người (đạt khoảng 66,9%);
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước sạch từ hệ thống khoảng 407 người.
1.1.8. Hệ thống cấp nước Quỳ Hợp:
a) Nhà máy sản xuất.
- Vị trí: Tại Khối 13, thị trấn Quỳ
Hợp, huyện Quỳ Hợp.
- Công suất: 1.500 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Nguồn nước mặt lấy
từ khe suối;
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D25 đến D280 với tổng chiều
dài 35,14 km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Quỳ Hợp.
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
10.720 người/11.282 người (đạt khoảng 95%);
1.1.9. Hệ thống cấp nước Tân Kỳ:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại
xóm 1 Thanh Tân, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ
- Công suất thiết kế ban đầu:
1.000 m3/ngđ (Hiện nay đã xây dựng thêm 01 bể chứa 300m3
nâng công suất khai thác đến 1.500m3/ng đêm)
- Nguồn nước thô: Lấy từ Sông Con;
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D63 đến D200
với tổng chiều dài 44,2 km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Tân Kỳ và xã Kỳ Tân.
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
6.671 người/7.000 người (đạt khoảng 95,3%);
- Dân số xã Kỳ Tân được sử dụng nước
từ hệ thống khoảng 781 người.
1.1.10. Hệ thống cấp nước Thanh
Chương:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại
thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương.
- Công suất thiết kế: 1.000 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Lấy từ Sông Lam;
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D20 đến D200 với tổng chiều
dài 34,6km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Thanh Chương và các xã: Thanh Đồng, Thanh Tường.
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
7.368người/9.558 người (đạt khoảng 77,1%);
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước sạch từ hệ thống khoảng 567/8.400 người.
1.1.11. Hệ thống cấp nước Con
Cuông:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại thị trấn Con Cuông,
huyện Con Cuông
- Công suất thiết kế: 1.000 m3/ngđ
(đã xây dựng thêm 01 bể chứa 300m3 nâng công suất khai thác đến
1.500m3/ng đêm)
- Nguồn nước thô: Lấy từ Sông Lam;
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D20 đến
D225 với tổng chiều dài 25,8km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Con Cuông và các xã: Lam Bông, Liên Tân, Tân Lập, Tân Trà.
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
4.653người/4.873 người (đạt khoảng 95,5%);
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước sạch từ hệ thống khoảng 2.045 người.
1.1.12. Hệ thống cấp nước Kỳ
Sơn:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại thị trấn Mường Xén,
huyện Kỳ Sơn
- Công suất thiết kế: 500 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Lấy từ đập khe
Hói Giảng.
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D20 đến D200 với tổng chiều
dài 7,36 km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Mường Xén
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
3.531 người/3.900 người (đạt khoảng 90,5%).
1.1.13. Hệ thống cấp nước Tương
Dương:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại thị trấn Hòa Bình,
huyện Tương Dương
- Công suất thiết kế: 800 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Lấy từ đập khe
Chi.
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D32 đến D200 với tổng chiều
dài 11,4 km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Hòa Bình
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
3.023 người/3.257 người (đạt khoảng 92,8%).
1.2. Hệ thống cấp nước
sạch thị xã Cửa Lò do Công ty CP cấp nước Cửa Lò quản lý, vận hành:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Khối 1, phường Nghi Tân,
thị xã Cửa Lò
- Công suất thiết kế: 3.000 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Nước ngầm (03 giếng
khoan).
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
- Đường ống cấp nước thô khoảng 12 km
- Đường ống cấp nước sạch khoảng 65 km, trong
đó:
c) Phạm vi cấp nước: Thị xã
Cửa Lò và khu vực phụ cận (xã Nghi Hợp, xã Nghi Khánh, xã Nghi Thịnh, xã Nghi
Thạch)
- Dân số đô thị được cấp nước sạch
17.500 người/55.925 người (đạt khoảng 31,29%).
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng
nước sạch từ hệ thống nước sạch khoảng 3.000 người.
1.3. Hệ thống cấp nước
sạch thị xã Thái Hòa do Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Thái Hòa quản lý vận
hành:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại phường Hòa Hiếu, thị
xã Thái Hòa.
- Công suất thiết kế: 4.000 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Lấy từ Sông Hiếu
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D100 đến D300 với tổng
chiều dài 9 km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị xã Thái
Hòa
- Dân số đô thị đã được cấp nước sạch
(Các phường: Hòa Hiếu, Quang Tiến, Quang Phong, Long Sơn)
khoảng 17.441 người/64.827 người (đạt khoảng 30%).
1.4. Hệ thống cấp nước
sạch thị trấn Giát do Công ty CP cấp nước Quỳnh Lưu quản lý, vận hành:
a) Nhà máy sản xuất:
- Vị trí: Tại Cầu Đông, xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An
- Công suất thiết kế: 3.000m3/ ngđ
(Đang đầu tư nâng công suất lên 10.000m3/ngđ)
- Nguồn nước thô: Nước mặt lấy từ Cầu Đông (xã
Quỳnh Bá, Huyện Quỳnh Lưu)
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D15 đến D200 với tổng chiều
dài 45,4 km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn Cầu Giát và 3 xóm
vùng phụ cận thuộc xã Quỳnh Hồng.
Dân số đô thị được cấp nước Thị trấn Cầu Giát
7.800 người/11.700 người (đạt khoảng 67%).
1.5. Hệ thống cấp nước
sạch thị trấn Diễn Châu do Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Diễn Châu quản lý
vận hành:
a) Nhà máy sản xuất:
- Vị trí: Tại xóm Ngọc Tân, xã
Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.
- Công suất thiết kế: 2.000m3/
ngđ.
- Nguồn nước thô: Lấy từ Sông
Bùng (Nhiễm mặn) - Đang chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống dẫn nước thô lấy từ
Bara Đô Lương để thay thế.
b) Hệ thống
mạng lưới đường ống cấp nước.
Mạng lưới đường ống từ D<60 đến D315 với tổng
chiều dài 42,4 km.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn
Diễn Châu và vùng phụ cận (các xã: Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Vạn;
một số xóm của các xã: Diễn Kỷ, Diễn Phúc).
- Dân số đô thị được cấp nước sạch:
1.200 người/5.770 người (đạt khoảng 21%).
- Dân số khu vực phụ cận được sử
dụng nước từ hệ thống khoảng 12.000 người.
1.6. Hệ thống cấp nước
sạch thị trấn Yên Thành do Ban quản lý dự án nước sạch huyện Yên Thành quản lý
vận hành:
a) Nhà máy sản xuất
- Vị trí: Tại khối 3, thị trấn Yên Thành.
- Công suất thiết kế: 2000m3/ngđ (Đang
đầu tư nâng công suất lên 5.000 m3/ngđ)
- Nguồn nước thô: lấy từ sông Lam (nước mặt)
thông qua hệ thống kênh tưới của Công ty thủy lợi Bắc Nghệ An quản lý (Vị
trí khai thác tại Kênh N8 đoạn qua Khối 3, thị trấn Yên Thành).
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D27 đến D350 với tổng chiều
dài 9,755 km
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn Yên Thành và vùng
phụ cận (các xã: Hoa Thành, Văn Thành, Xuân Thành và Tăng Thành)
- Dân số đô thị được cấp nước: 4.800 người/5.030
người dân đô thị (đạt khoảng 95,4%).
- Dân số vùng phụ cận được sử dụng nước sạch từ
hệ thống khoảng 20.500 người.
Bảng 1: Đánh
giá chất lượng công trình các hệ thống cấp nước
TT
|
Tên hệ thống
cấp nước
|
Đánh giá chất
lượng
|
1
|
Hưng Vĩnh
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Đã cũ xuống cấp cần
phải nâng cấp, cải tạo.
|
2
|
Cầu Bạch
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Hoạt động tốt.
|
3
|
Hưng Nguyên
|
- Công trình xử lý nước: Công trình cũ (công
suất 600 m3/ngđ) xây dựng từ 1996 đã xuống cấp; Công trình xây dựng
mới (công suất 5.000m3/ngđ) đang chạy thử, bàn giao đưa vào sử dụng
- Mạng đường ống cấp nước: Hoạt động tốt.
|
4
|
Nam Đàn
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Hoạt động tốt.
|
5
|
Đô Lương
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt;
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép Đài An lắp đặt từ năm 2001 có chất lượng kém.
|
6
|
Anh Sơn
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt nhưng nguồn
nước thô khai thác từ giếng khoan có hàm lượng nước cứng nằm trong quy chuẩn
cho phép nhưng vẫn gây tâm lý e ngại của nhân dân khi sử dụng nước máy.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép Đài An lắp đặt từ năm 2001 có chất lượng kém.
|
7
|
Quỳ Châu
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép Đài An lắp đặt từ năm 2001 có chất lượng kém.
|
8
|
Quỳ Hợp
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Công trình thu nước thô: Khai thác không ổn
định do khu vực lấy nước có điều kiện thủy văn phức tạp.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép Đài An lắp đặt từ năm 2001 có chất lượng kém.
|
9
|
Tân Kỳ
|
Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép Đài An lắp đặt từ năm 2001 có chất lượng kém.
|
10
|
Thanh Chương
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Một số van chặn
trên Hệ thống mạng đã bị hư hỏng, cần phải bổ sung và thay thế.
|
11
|
Con Cuông
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép Đài An lắp đặt từ năm 2001 có chất lượng kém.
|
12
|
Kỳ Sơn
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng loại
ống thép lắp đặt từ năm 2009 có chất lượng kém.
|
13
|
Tương Dương
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Vẫn còn sử dụng ống
thép lắp đặt từ năm 2000 có chất lượng kém.
|
14
|
Cửa Lò
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Hoạt động tốt.
|
15
|
Thái Hòa
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Đã xuống cấp do có nhiều
đường ống cũ (lắp đặt năm 1998), nhiều đường ống bị ảnh hưởng bởi quá trình
thi công các dự án khác trên địa bàn thị xã.
|
16
|
Quỳnh Lưu
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động bình thường.
- Mạng đường ống cấp nước: Đường ống cấp 1 (ống
thép) hiện đã han gỉ, cần được thay bằng ống nhựa PVC để đảm bảo chất lượng
nước.
|
17
|
Diễn Châu
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước:
+ Đường ống cấp truyền tải D315 và D160 hoạt động
bình thường, chất lượng tốt.
+ Đường ống D110, D90 và mạng lưới đường ống cấp
3 đã xuống cấp, nhất là mạng lưới các xã vùng phụ cận.
|
18
|
Yên Thành
|
- Công trình xử lý nước: Hoạt động tốt.
- Mạng đường ống cấp nước: Hoạt động tốt.
|
2. Các hệ thống
cấp nước đang đầu tư và chuẩn bị đầu tư (03 hệ thống):
2.1. Hệ thống cấp nước
sạch tại thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong:
a) Nhà máy sản xuất:
- Vị trí: Tại xã Mường Nọc, huyện
Quế Phong.
- Công suất thiết kế: 1.500m3/ngđ.
- Nguồn nước thô: lấy từ sông Nậm
Giải
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Mạng lưới đường ống từ D21 - D250 với tổng chiều
dài 43.569m
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn Kim
Sơn và vùng phụ cận (một số xóm, bản của xã Mường Nọc và xã Tiền Phong).
d) Tình hình đầu tư: Hiện nay đã đầu
tư cơ bản hoàn thành, đang chạy thử để chuẩn bị đưa vào sử dụng.
2.2. Hệ
thống cấp nước sạch tại thị xã Hoàng Mai:
a) Nhà máy sản xuất:
- Vị trí: Tại xóm 11, xã Quỳnh
Trang, thị xã Hoàng Mai và xóm 1, xóm 5 - xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An
- Công suất thiết kế: 80.000 m3/ngđ
- Nguồn nước thô: Lấy từ hồ Vực Mấu
b) Hệ thống mạng lưới đường ống cấp
nước.
Hiện đang triển khai đầu tư tuyến
đường ống cấp 1 (D400-D800), có chiều dài khoảng 20 km.
c) Phạm vi cấp
nước: Thị xã Hoàng Mai (phục vụ cho người dân đô thị và các khu công nghiệp và
các dự án trọng điểm).
d) Tình hình đầu tư: Đang thực hiện
thi công giai đoạn 1
2.3. Hệ
thống cấp nước sạch tại huyện Nghĩa Đàn:
a) Vị trí Nhà máy sản xuất: Tại xóm Bình Hải, xã
Nghĩa Bình, H. Nghĩa Đàn.
b) Nguồn nước thô: Lấy trực tiếp từ hồ Sông Sào.
c) Phạm vi cấp nước: Thị trấn Nghĩa Đàn và vùng
phụ cận.
d) Tình hình thực hiện đầu tư:
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước
huyện Nghĩa Đàn (công suất 5.000 m3/ngđ) đã được UBND tỉnh phê duyệt
tại Quyết định số 4041/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 18/10/2012 (do UBND huyện Nghĩa Đàn
làm chủ đầu tư). Nhưng do thiếu vốn để đầu tư xây dựng nên UBND huyện Nghĩa Đàn
đang đề nghị UBND tỉnh cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư công sang hình thức
đầu tư BOT và dự kiến nâng công suất thiết kế lên 30.000 m3/ngđ.
- Hiện tại UBND tỉnh đang giao các ngành liên
quan và UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức thực hiện các thủ tục để chuyển đổi hình
thức đầu tư theo đúng quy định dự kiến công suất thiết kế 30.000 m3/ngđ
(giai đoạn 1: 15.000m3/ngđ).
I.2. NGUỒN NƯỚC THÔ
1. Nguồn nước thô sử dụng để sản xuất nước sạch
hầu hết là từ nguồn nước mặt lấy từ sông, suối, hồ đập; Chỉ có 02 hệ thống sản
xuất nước sạch tại thị trấn Anh Sơn và thị xã Cửa Lò sử dụng nguồn nước ngầm.
2. Về quản lý và bảo vệ nguồn nước.
Hiện tại việc quản lý và bảo vệ nguồn nước trên
địa bàn tỉnh Nghệ An đang thực hiện theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày
30/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định quản lý cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề
khoan nước dưới đất.
Tuy nhiên thời gian qua công tác kiểm tra, giám
sát chất lượng nguồn nước thô khai thác sử dụng để sản xuất nước sạch chưa được
thực hiện thường xuyên.
3. Trữ lượng và chất lượng các nguồn nước thô sử
dụng cơ bản đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng
nước sử dụng để sản xuất nước sạch phục vụ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên qua kết
quả giám sát của Sở Tài nguyên & Môi trường (tháng 7/2015) thì vẫn còn một
số nguồn nước thô có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn, nước cứng, như:
a) Nguồn nước thô tại hệ thống cấp nước Anh Sơn:
Nguồn nước ngầm từ giếng khoan có nguy cơ nhiễm cứng.
b) Nguồn nước thô lấy từ Cầu Mượu - Hệ thống cấp
nước Hưng Vĩnh: Trước đây có nguy cơ ô nhiễm bởi nước thải, rác thải và độ đục
cao. Hiện nay đã được thay thế bởi nguồn nước thô lấy từ Sông Lam thông qua dự
án hệ thống cấp nước thô 200.000 m3/ngđ của Công ty CP cấp nước Sông
Lam, cung cấp cho dây chuyền sản xuất nước sạch 40.000m3/ngđ, đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành để sử dụng sản xuất nước sạch.
c) Nguồn nước thô lấy từ Sông Đào, tại vị trí Cầu
Bạch, cấp cho hệ thống cấp nước Cầu Bạch: Trước đây có nguy cơ ô nhiễm bởi nước
thải, rác thải và độ đục cao. Hiện nay đã được thay thế bởi nguồn nước thô lấy
từ Sông Lam do Công ty CP cấp nước Sông Lam cung cấp.
d) Nguồn nước thô từ Sông Đào - tại Cầu Đước, cấp
nước cho hệ thống sản xuất 20.000m3/ngđ - thuộc Hệ thống cấp nước
Hưng Vĩnh: Trước đây có nguy cơ ô nhiễm bởi nước thải, rác thải và độ đục cao.
Hiện nay đã được thay thế bởi nguồn nước thô lấy từ Sông Lam do Công ty CP cấp
nước Sông Lam cung cấp.
đ) Nguồn nước thô lấy từ Sông Bùng (có hiện tượng
nhiễm mặn) - cấp cho hệ thống cấp nước Diễn Châu: Hiện nay đang chuẩn bị khởi
công dự án thay đổi nguồn nước thô lấy từ Bara Đô Lương thông qua kênh thủy lợi
N8, đoạn qua xã Diễn Đồng để thay thế.
e) Ngoài ra, một số nguồn nước thô khai thác phục
vụ sản xuất nước sinh hoạt tại một số vị trí có một số chỉ tiêu: Amoni (tính
theo N), COD, Coliform, Nitrit (NO2), Coliform vượt so với quy chuẩn, như: Tại
các Giếng khoan - Hệ thống cấp nước Cửa Lò; Tại Kênh thủy lợi N17 (Hệ thống cấp
nước Quỳnh Lưu); Tại Kênh thủy lợi N8 (Hệ thống cấp nước yên Thành); Tại Sông
Hiếu (Hệ thống cấp nước Thái Hòa).
I.3. NƯỚC SẠCH SAU XỬ LÝ
1. Về quy trình xử lý
Các Hệ thống xử lý nước sạch đô thị trên địa bàn
tỉnh hầu hết được thiết kế và đầu tư xây dựng theo quy trình công nghệ xử lý nước
mặt và nước ngầm phù hợp với chất lượng nguồn nước thô đầu vào. Quy trình xử
lý, vận hành tại các hệ thống sản xuất nước sạch cơ bản tuân thủ đúng quy trình
công nghệ đã được thiết kế và phê duyệt.
2. Về chất lượng, quản lý chất lượng nước sạch
- Các sản phẩm nước sạch của các hệ thống cấp nước
sạch đô thị cơ bản đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước
sạch phục vụ mục đích sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế một số mẫu nước
lấy tại nhà dân vẫn còn hiện tượng nhiễm colifom, E.coli, bùn cặn,...
- Nước sạch sau sản xuất tại nhà máy và tại các
hộ gia đình sử dụng đều được các đơn vị cấp nước phối hợp với Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Nghệ An thực hiện lấy mẫu kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định của
Bộ Y Tế.
3. Về lưu lượng, áp lực nước
- Theo đánh giá của các địa phương thì hầu hết
các hệ thống cấp nước sạch đô thị hiện hữu trên địa bàn tỉnh đảm bảo lưu lượng
và áp lực nước, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước.
- Riêng tại thành phố Vinh, còn có những lúc, những
nơi chưa được cấp nước kịp thời, thiếu nước do áp lực nước yếu, nhất là vào mùa
hè (tại địa bàn các xã: Hưng Lộc, Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Phú và phường Hưng
Dũng). Ngoài ra tại các xã: Nghi Ân, Nghi Đức do mới sáp nhập vào thành phố
Vinh nên chưa phát triển được mạng lưới cấp nước sạch.
4. Về giá nước, quản lý giá nước
Từ ngày 01/6/2016, giá tiêu thụ nước sạch tại
các đô thị được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày
13/5/2016 của UBND tỉnh Nghệ An (thay thế Quyết định số 39/2014/QĐ.UBND ngày
20/6/2014 của UBND tỉnh Nghệ An),
(Có phụ lục
01-CNĐT về giá nước đô thị kèm theo)
I.4. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU
TƯ GĐ 2010 - 2015
Kết quả huy động và sử dụng nguồn
lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm
2015: 1.218.180 triệu đồng, trong đó:
- ODA: khoảng 300.000 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: khoảng
203.286 triệu đồng
- PPP: khoảng 627.000 triệu đồng
- Vốn khấu hao tài sản cố định của
DNNN: khoảng 87.894 triệu đồng
(Có
phụ lục 02- CNĐT kèm theo)
I.5. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế:
a) Các hệ thống sản xuất, cung cấp
nước sạch trên địa bàn được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên vật liệu sử dụng, chất
lượng một số công trình đã xuống cấp, nhiều hệ thống đường ống cấp nước đã lắp
đặt từ những năm 1996, 2000, 2001, sử dụng vật liệu thép nên đã han gỉ, rò rỉ
nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch và làm tăng tỉ lệ thất thoát nước.
b) Việc phát triển mạng lưới đường
ống cấp nước chưa đáp ứng kịp so với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, dẫn đến
nhiều khu vực trong các đô thị chưa có mạng lưới đường ống cấp nước.
c) Chất lượng nguồn nước thô khai
thác sử dụng để sản xuất nước sạch tại một số nơi đã bị ô nhiễm, ngập mặn, hoặc
có nguy cơ bị ô nhiễm.
d) Chất lượng nước sạch tại một số
hộ sử dụng nước vẫn còn bị ô nhiễm (một số chỉ tiêu chưa đạt theo QCVN về chất
lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt).
đ) Tại một số địa phương, người
dân sử dụng nước không đồng đều, không tập trung nên việc đáp ứng cấp nước gặp
nhiều khó khăn.
e) Một số hệ thống đường ống cấp nước
đã có tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư xây dựng khác, như:
giao thông đô thị, thoát nước, cáp quang, điện chiếu sáng,... dẫn đến hư hỏng,
phải di dời,... làm gián đoạn cấp nước, gây thất thu, thất thoát nước.
2. Nguyên nhân:
a) Thiếu nguồn vốn để đầu tư cải tạo,
nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước.
b) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước
chưa kịp thời, thiếu quyết liệt, chưa có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn các vi
phạm.
c) Ý thức của người dân trong việc
bảo vệ nguồn nước, tài nguyên nước còn hạn chế.
d) Công tác tuyên truyền, vận động
giáo dục cho cộng đồng về bảo vệ nguồn nước chưa đạt hiệu quả.
đ) Công tác giám sát nguồn nước của
các cơ quan chức năng còn hạn chế, do thiếu nguồn kinh phí.
e) Việc chấp hành
các quy định về cấp phép khai thác, xả thải và sử dụng tài nguyên nước
chưa theo đúng các quy định.
g) Công tác điều tra, dự báo, xác
định, phân tích đánh giá và đề xuất biện pháp phòng ngừa các nguy cơ rủi ro do
các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước để sản xuất nước sạch và đề xuất biện pháp xử
lý chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để.
II. HOẠT ĐỘNG CẤP NƯỚC NÔNG
THÔN
II.1. THỰC TRẠNG
1. Về thực
trạng cấp nước sạch
Đến hết năm 2015 đạt 40% dân số
vùng nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT (Xem
Bảng 2)
Bảng
2. Đánh giá tỷ lệ sử dụng nước sạch tại các vùng, miền.
TT
|
Tên vùng
|
Tổng số hộ
|
Tổng số người
|
Sử
dụng nước sạch theo tối thiểu QCVN 02:2009/BYT
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
|
Tổng toàn tỉnh
|
601.670
|
2.464.170
|
979.370
|
40%
|
1
|
Vùng miền núi cao
|
70.824
|
315.380
|
93.590
|
30%
|
2
|
Vùng miền núi thấp
|
172.274
|
686.230
|
233.970
|
34%
|
3
|
Vùng đồng bằng ven biển
|
358.572
|
1.462.560
|
651.810
|
45%
|
(Có
Phụ lục 01 CNNT kèm theo).
2. Về thực
trạng công trình cấp nước
2.1. Công
trình cấp nước sạch tập trung:
Hiện nay đã đầu tư và đưa vào sử dụng
487 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Trong đó 257 công trình quản lý sử
dụng tốt hoặc trung bình; 230 công trình (chủ yếu là các công trình cấp nước mô
hình tự chảy) hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động. Tổng công suất thiết
kế 60.140 m3/ngđ, cấp nước cho 490.730 người; Công suất khai thác hiện
tại 34.980m3/ngđ, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 382.520
người và các điểm công cộng khu vực nông thôn (trường học, trạm y tế, trụ sở
UBND xã,.. ). Các mô hình công nghệ kỹ thuật chủ yếu:
- Mô hình cấp nước sinh hoạt tập
trung dạng bơm dẫn động lực: là hệ thống cấp nước tương đối hoàn thiện về mặt
công nghệ - kỹ thuật cấp nước. Đảm bảo bền vững, ổn định cả về khối lượng và chất
lượng nước sử dụng theo QCVN:01/2009/BYT, QCVN:02/2009/BYT. Hiện nay trên toàn
vùng nông thôn tỉnh có 38 công trình cấp nước tập trung dạng bơm dẫn được đầu
tư đưa vào sử dụng.
- Mô hình nối mạng sử dụng từ công
trình cấp nước hiện có: Là hệ thống mạng cấp nước mở rộng, được lắp đặt sử dụng
từ mạng cấp nước của cơ sở cấp nước đã có sẵn liền kề để cấp nước cho cộng đồng.
Hiện nay trên địa bàn nông thôn tỉnh có 18 hệ thống được lắp đặt sử dụng.
- Cấp nước sinh hoạt tập trung dạng
tự chảy: Là loại hình dẫn nước đơn giản, nguyên lý hoạt động dựa vào trọng lực
của nước. Công nghệ truyền dẫn nước tự nhiên dựa vào chênh lệch độ cao giữa nguồn
nước đầu vào (khe suối, nước ngầm, mạch lộ....) và các điểm sử dụng nước (khu vực
dân cư...). Do dây chuyền công nghệ - kỹ thuật đơn giản, nên mô hình cấp nước
này hiện tại chưa đảm bảo bền vững và ổn định cấp nước cả về khối lượng và chất
lượng nước sử dụng theo QCVN:01/2009/BYT, QCVN:02/2009/BYT; khối lượng, chất lượng
sử dụng chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Hiện tại mô hình cấp nước tập
trung tự chảy chiếm gần 90% số công trình cấp nước tập trung được khảo sát (437
công trình/487 công trình), chủ yếu được đầu tư tại các vùng miền núi cao và
vùng miền núi trung du bằng các nguồn vốn của các chương trình chính sách miền
núi (Chương trình 135/CP, 134/CP, TF, 30a,... ). Kết quả đánh giá
487 công trình theo hướng dẫn của Thông tư 54/2013/TT-BTC Bộ Tài chính phản
ánh: 257 công trình, chiếm 53% quản lý sử dụng tốt hoặc trung bình; 230 công
trình, chiếm 47% (chủ yếu là các công trình cấp nước mô hình tự chảy) hoạt động
kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động.
(Có
Phụ lục 02 CNNT kèm theo).
2.2. Công
trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán hộ gia đình:
Đây là loại hình cấp nước cơ bản
và phổ biến hiện nay tại các vùng nông thôn. Các công trình cấp nước nhỏ lẻ chủ
yếu gồm: giếng đào, giếng khoan, lu, bể chứa nước mưa. Tổng số công trình nhỏ lẻ
hiện có khoảng 677.400 cái (giếng đào 421.550 cái, giếng khoan: 109.310 cái,
lu, bể chứa nước mưa: 145.900 cái), trong đó số công trình có chất lượng nước
đạt chất lượng sạch theo QCVN 02:2009/BYT chiếm 23%, cụ thể:
TT
|
Vùng quy hoạch
|
Tổng
|
Trong đó
|
Tỷ lệ đạt QCVN
02:2009/BYT
|
Số công trình
sử dụng
|
Số công trình
có chất lượng nước đạt QCVN 02:2009/BYT
|
Giếng Đào
|
Giếng khoan
|
Bể chứa nước
mưa
|
|
TỔNG
|
677.400
|
155.189
|
92.989
|
26.480
|
35.720
|
23%
|
1
|
Vùng miền núi
cao
|
25.240
|
3.780
|
3.410
|
120
|
250
|
15%
|
2
|
Vùng miền núi
trung du
|
165.900
|
29.869
|
26.189
|
2.190
|
1.490
|
18%
|
3
|
Vùng đồng bằng
ven biển
|
486.260
|
121.540
|
63.390
|
24.170
|
33.980
|
25%
|
3. Thực trạng
nguồn nước:
Chủ yếu sử dụng từ nguồn nước mặt (sông, hồ, đập…),
nước ngầm và nước mưa. Nhìn chung nguồn nước
mặt khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của
người dân trong tỉnh. Tuy nhiên với đặc điểm chế độ dòng chảy thay đổi mạnh giữa
các mùa và sự phân bổ các nguồn nước không đồng đều giữa các vùng, miền, các địa
phương nên rất dễ xảy ra các hiện tượng lũ lụt (vào mùa mưa từ tháng 8 đến
tháng 10 hàng năm) và hạn hán (từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm). Cùng
với quá trình công nghiệp hóa, khai thác đất rừng chưa theo quy hoạch, sự biến
đổi khí hậu đang làm nghèo dần các nguồn nước, hệ thống thủy văn bị cạn kiệt
cũng như xu hướng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng gia tăng.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Nghệ
An khá phong phú, nhưng phân bố không đều; cụ thể:
Miền đồi núi: Nước chứa ở các tầng đứt gãy do
phong hóa và kiến tạo địa chất, hầu hết các đới địa chất đều có khe nứt chứa nước.
Chất lượng nước tốt và lưu lượng khá lớn; nhưng vẫn có một số vùng thiếu nước
ngầm như: Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp.
Miền đồng bằng, ven biển: Chỉ có nước ngầm mạch
nông, lưu lượng nhỏ nên hạn chế khả năng khai thác tập trung để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt cho các cụm dân cư.
Nguồn nước ngầm cũng đang chịu ảnh hưởng đáng kể
từ việc khai thác nước ngày càng gia tăng, nhiễm bẩn, nhiễm mặn, hạ thấp mực nước
ngầm.
Nước mưa: Với lượng mưa trung bình khoảng
1.700mm/năm, là nguồn nước sinh hoạt lớn có thể khai thác đáp ứng một phần nhu
cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Chất lượng nước mưa được đánh giá là tốt, thỏa
mãn tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ sinh hoạt. Khai thác, tận dụng nguồn nước
mưa là hết sức có ý nghĩa, nhất là đối với cấp nước nhỏ lẻ, hộ gia đình, các
vùng sâu, vùng xa.
4. Về chất lượng
nước sạch sau xử lý:
Theo Thông tư số 50/2015/TT.BYT ngày 11/12/2015
của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt,
Trung tâm Y tế dự phòng chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước của
các cơ sở cung cấp nước. Trong đó phân cấp: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu
trách nhiệm kiểm tra các cơ sở cấp nước có công suất >1.000m3/ngđ;
Trung tâm Y tế dự phòng huyện kiểm tra các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết
kế dưới 1.000 m3/ngđ và cấp nước hộ gia đình trên địa bàn; Trạm Y tế
xã chịu trách nhiệm kiểm tra các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản
lý.
Tuy nhiên do địa bàn vùng nông thôn rộng lớn, số
lượng công trình nhiều, khả năng kinh phí hạn hẹp nên công tác giám sát kiểm
tra của Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã đối với các công trình cấp nước
nông thôn, hộ gia đình chưa được chú trọng thực hiện còn hạn chế, bất cập.
Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý chỉ
đạo chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT, hàng năm Trung tâm nước sinh hoạt và
VSMT nông thôn đều thực hiện nội dung kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước sạch
tại một số nhà máy nước nông thôn và một số khu vực dân cư nông thôn từ nguồn vốn
chương trình MTQG. Kết quả điều tra, đánh giá giám sát đánh giá
chất lượng nước sạch tại các Nhà máy nước sạch khu vực nông thôn vùng đồng bằng
ven biển trong những năm qua do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT thực hiện hầu
hết đạt QCVN:02/2009/BYT.
Chất lượng nước tại các công trình
cấp nước tự chảy các vùng núi, vùng xa với công nghệ kỹ thuật đơn giản chưa đảm
bảo tiêu chuẩn nước sạch theo QCVN:02/2009/BYT.
Các công trình nhỏ lẻ, phân tán hộ
gia đình ước có khoảng hơn 20% đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sạch.
5. Về xây dựng,
quản lý giá nước sạch nông thôn:
Hiện nay, tại Nghệ An chưa có Quyết
định của UBND tỉnh về việc thực hiện giá nước sạch nông thôn.
Cấp nước sạch nông thôn với nhiều
mô hình, đối tượng sử dụng đa dạng, ở nhiều vùng miền cũng như được đầu tư xây
dựng từ rất nhiều nguồn vốn, chương trình dự án đang áp dụng nhiều mức giá nước
khác nhau.
Các công trình cấp nước dạng tự chảy,
vùng núi, vùng cao, vùng sâu hầu như không thu phí sử dụng nước. Chính vì không
thu phí sử dụng nước nên các đơn vị quản lý vận hành hết sức khó khăn trong việc
duy trì vận hành, sửa chữa bảo dưỡng.
Các công trình cấp nước sạch tập
trung vùng đồng bằng, ven biển đang áp dụng giá nước trên cơ sở khung giá nước
sạch nông thôn do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày
28/5/2012 về việc ban hành khung giá nước sinh hoạt.
6. Kết quả huy
động vốn giai đoạn 2011 -2015:
TT
|
Nguồn vốn
|
Tổng huy động
2011-2015
|
Giá trị (triệu
đ)
|
Tỷ lệ %
|
|
Tổng
|
976.652
|
100
|
1
|
Ngân sách trung ương
|
229.242
|
23,47
|
1.1
|
Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT NT
|
156.017
|
|
1.2
|
Chương trình 134/CP, 145/CP
|
40.765
|
|
133
|
Chương trình 30A, Nông thôn mới
|
32.460
|
|
2
|
Ngân sách tỉnh
|
19.420
|
1,99
|
3
|
Vốn hỗ trợ quốc tế: Dự án ADB
|
109.200
|
11,18
|
4
|
Vốn tín dụng ưu đãi Ngân hàng CSXH
|
239.990
|
24,57
|
5
|
Vốn tín dụng quay vòng của Hội phụ nữ
|
33.500
|
3,43
|
6
|
Đóng góp trực tiếp của người hưởng lợi
|
345.000
|
35,32
|
7
|
Khác (Tư nhân, doanh nghiệp,…)
|
300
|
0,03
|
II.2. Tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân
1. Quy mô đầu
tư cấp nước tập trung manh mún, phân tán; công nghệ, kỹ thuật cấp nước chưa
hoàn thiện:
- Tồn tại: Quy mô đầu tư cấp nước
tập trung nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chủ yếu là mô hình công nghệ cấp nước tự
chảy (437 trong số 487 công trình đã được đầu tư, chiếm gần 90%) đầu tư
tại các vùng miền núi, rẻo cao. Vì vậy sử dụng nhiều diện tích đất xây dựng,
chi phí đầu tư (suất đầu tư) cao, không có khả năng sử dụng công nghệ - kỹ thuật
cấp nước hoàn thiện, chất lượng nước đầu ra không đảm bảo, không có khả năng
cân đối thu - chi tài chính phục vụ công tác quản lý vận hành, khai thác sử dụng,
duy tu bảo dưỡng.
- Một số nguyên nhân chính:
+ Nguyên tắc tiếp cận thôn, bản của
Chương trình MTQG nước sạch và VSMT NT, thực hiện trong suốt 15 năm không có
đánh giá để kịp thời điều chỉnh.
+ Mô hình cấp nước tập trung tự chảy
phù hợp với sinh hoạt cộng đồng, hiện trạng phân tán dân cư, nguồn nước hạn chế,
phụ thuộc điều kiện thời tiết,… của các địa bàn miền núi rẻo cao.
+ Tại địa bàn các huyện đồng bằng
đầu tư theo quy mô xã, liên thôn do điều kiện kinh tế khác nhau giữa các địa
phương và một phần không nhỏ là ý thức của lãnh đạo địa phương và các cộng đồng
dân cư.
2. Đầu tư
kéo dài, chậm phát huy hiệu quả:
- Tồn tại: Các dự án cấp nước sạch
tập trung kéo dài, chậm phát huy hiệu quả. Đến thời điểm báo cáo còn 14 dự án
chưa hoàn thành chuyển tiếp sang giai đoạn kế hoạch 2016-2020, tổng quy mô thiết
8.120 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 102.400 người.
- Nguyên nhân chính: Nguồn vốn
ngân sách hỗ trợ đầu tư và nguồn vốn đóng góp của người sử dụng theo cơ chế
không đáp ứng theo kế hoạch. Tổng giá trị ngân sách hỗ trợ chưa cấp 118,4 tỷ đồng,
tương đương 62% tổng mức hỗ trợ theo cơ chế, trong khi ngân sách Trung ương hỗ
trợ sẽ khó khăn do Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT NT kết thúc từ năm 2016;
tổng vốn đối ứng của người sử dụng chưa huy động 68,5 tỷ đồng, tương đương 38%
tổng đối ứng phải huy động.
(Chi
tiết tại phụ lục 03 CNNT kèm theo).
3. Quản lý
khai thác, sử dụng sau đầu tư kém hiệu quả:
- Tồn tại: Kết quả khảo sát, phân
loại đánh giá 487 công trình theo hướng dẫn của Thông tư 54/2013/TT-BTC Bộ Tài
chính phản ánh: 230 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động, chiếm
47% (chủ yếu là các công trình cấp nước mô hình tự đầu tư từ nguồn vốn của các
chương trình chính sách miền núi: Chương trình 135/CP, 134/CP, TF, 30A,...) -
Xem bảng 3.
Bảng
3: Tổng hợp hiện trạng quản lý sử dụng công trình cấp nước sạch tập trung
TT
|
Vùng quy hoạch
|
Số
CT
|
Loại
hình
|
Hiện
trạng hoạt động
|
Tự
chảy
|
Bơm
dẫn
|
Nối
mạng sử dụng
|
Bền
vững
|
Trung
bình
|
Kém
hiệu quả
|
Không
hoạt động
|
Toàn tỉnh
|
487
|
437
|
32
|
18
|
90
|
167
|
117
|
113
|
1
|
Vùng miền núi cao
|
385
|
385
|
0
|
0
|
80
|
134
|
86
|
85
|
2
|
Vùng miền núi trung du
|
57
|
49
|
7
|
1
|
4
|
14
|
20
|
19
|
3
|
Vùng đồng bằng ven biển
|
45
|
3
|
25
|
17
|
6
|
19
|
11
|
9
|
- Các nguyên nhân chính:
+ Công tác quản lý, vận hành không
đảm bảo: Chủ đầu tư, đặc biệt là là đối với các công trình cấp nước dạng tự chảy
vùng cao, vùng xa chủ yếu quan tâm đến công tác xây dựng công trình, thiếu quan
tâm đến công tác chuẩn bị tổ chức quản lý vận hành, khai thác sử dụng, duy tu bảo
dưỡng sau đầu tư (Đào tạo nhân lực, hình thành các tổ chức quản lý, khai thác;
xây dựng các quy chế, quy định về sử dụng và bảo vệ công trình,..).
- Xuống cấp, hư hỏng do thiên tai
không được khắc phục, sửa chữa kịp thời.
- Thiếu chi phí sửa chữa, bảo dưỡng:
Thực tế nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng trong thời gian dài, nhưng
không được nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng do không tự cân đối được chi phí, đặc
biệt là hầu hết các công trình cấp nước tự chảy không được/ không thu được phí
sử dụng nước.
- Do xây dựng các công trình hạ tầng
khác: Nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng, ngừng hoạt động do đầu tư các dự án
phát triển kinh tế - xã hội, do đầu tư mới, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật nông
thôn.
- Cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước: Thực
tế nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng bị thiếu, hoặc sử dụng nguồn nước
không đảm bảo, chủ yếu do công tác đầu tư (năng lực, trách nhiệm của Chủ đầu tư
và các đơn vị tư vấn, xây lắp).
4. Chưa nhận
được sự quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và xử lý
môi trường nông thôn:
- Tồn tại: Thực tế hiện nay, mặc dầu
có tiềm năng lớn về địa bàn và khách hàng, nhưng chưa nhận được sự quan tâm của
các nhà đầu tư tham gia thị trường dịch vụ kinh doanh nước sạch nông thôn.
- Các nguyên nhân chính: khó đảm bảo
tiêu chí để nhà đầu tư thu hồi vốn sớm như mong muốn và có lãi tối thiểu, những
nguyên nhân chính như sau:
+ Chi phí đầu tư cao, trong khi thất
thoát sử dụng nước lớn; khó kiểm soát nguồn nước, chất lượng nước đầu vào;
- Giá dịch vụ chưa được tính đúng,
tính đủ theo cơ chế thị trường (thực tế đến nay tỉnh chưa ban hành khung giá tiêu
thụ nước sạch nông thôn);
- Khách hàng tiềm năng, nhưng nhu
cầu (mức) sử dụng nước hạn chế (chủ yếu là hộ gia đình, chiếm trên 97% khối lượng
nước tiêu thụ và mức sử dụng trung bình không quá 6 m3/hộ.tháng (số
liệu thống kê đối với các công trình cấp nước bơm dẫn) do thói quen, ý thức của
người dân (chủ yếu sử dụng nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày vẫn sử dụng
các nguồn nước có sẵn: giếng, sông suối, ao hồ,...).
5. Thực hiện
xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch nông thôn còn hạn chế:
Xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn
là cần thiết để tạo ra thị trường nước sinh hoạt nông thôn lành mạnh, bền vững
và giảm nhẹ đầu tư công cho ngân sách, giảm nhẹ chi phí đóng góp của người dân.
Mặc dầu chính sách này đã ban hành theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu
tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn. Tuy nhiên đến nay vẫn
chưa đạt được kết quả mong muốn, vì những nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan: Đến nay các cấp ngành từ trung ương, đến địa phương vẫn chưa ban hành
các văn bản hướng dẫn cụ thể về chính sách ưu đãi, khuyến khích bao gồm cả
chính sách bù giá theo các quy định nhà nước hiện hành.
- Nguyên nhân khách quan: Thực tế hoạt động cấp nước sạch nông thôn không sinh lãi như mong muốn
của các nhà đầu tư, đặc biệt là trong điều kiện giá nước phải tuân thủ khung
giá của nhà nước quy định mà không được tính đúng, tính đủ chi phí theo cơ chế
thị trường và ý thức sử dụng nước sạch cho sinh hoạt hạn chế, chủ yếu cho việc
ăn uống, các sinh hoạt khác vẫn sử dụng các nguồn nước tự nhiên.
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. LĨNH VỰC CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ
I.1. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp,
mở rộng các hệ thống công trình cấp nước sạch, phấn đấu đến năm 2020 tất cả các
đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hệ thống cấp đảm bảo về lưu lượng, chất lượng
để phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển
kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020,
- 90% dân số đô thị loại IV trở
lên và 80% dân số đô thị loại V được dùng nước sạch;
- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch
dưới 18% đối với các đô thị loại IV trở lên, dưới 25% đối với các đô thị loại
V;
- Thời gian cấp nước: Cấp nước liên
tục 24 giờ đối với các đô thị loại IV trở lên, các đô thị loại V thời gian cấp
nước phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế.
I.2. NHIỆM VỤ
Từ nay đến năm 2020 thực hiện từng
bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công suất các nhà máy hiện có để bảo
đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu dân sinh tại các đô thị, các khu
công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, cụ thể:
1. Thành phố Vinh
a) Đến năm 2020, thực hiện hoàn
thành việc cải tạo mạng cấp I, II và hòa mạng cấp III; phân vùng tách mạng toàn
bộ hệ thống mạng đường ống cấp nước.
b) Hoàn thành dự án cải tạo mạng
giảm thất thoát nước thành phố Vinh (giai đoạn 1) góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 tỷ lệ thất
thoát, thất thu nước sạch bình quân khoảng 18%.
c) Thực hiện hoàn thành Đề án “Đầu
tư mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho vùng mở rộng của thành phố Vinh gồm
các xã: Nghi Đức, Nghi Ân, Nghi Liên, Hưng Chính và 04 khối xóm mới sáp nhập
vào phường Vinh Tân”;
d) Tập trung thực hiện dự án đầu
tư xây dựng Hệ thống cấp nước sạch cho một số khu dân cư trung tâm trên địa bàn
thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định
số 5056/QĐ.UBND-CNTM ngày 30/10/2015)
đ) Cải tạo cụm lắng lọc theo công
nghệ mới để nâng công suất từ 40.000m3/ngđ lên 80.000m3/ng.đ
tại Nhà máy nước Hưng Vĩnh.
e) Hoàn thành dự án hỗ trợ kỹ thuật
do ADB viện trợ không hoàn lại (Công ty VEI Quốc Tịch Hà Lan và Công ty PURE quốc
tịch Bỉ thực hiện) để đào tạo chống thất thoát nước, lập phần mềm quản lý tổng
thể hệ thống cấp nước (GIS, mô hình thủy lực và hệ thống quản lý tài sản);
2. Thị trấn Quán Hành và các xã trong vùng phục
vụ thuộc Hệ thống cấp nước vùng phụ cận thành phố Vinh
a) Đến năm 2020, hoàn thành việc
xây dựng bổ sung mạng đường ống cấp III; thực hiện phân vùng tách mạng toàn bộ
hệ thống mạng đường ống cấp nước;
b) Đến năm 2020, phát triển thêm
khoảng 10.500 khách hàng cho các xã Nam Giang, Nghi Liên, Hưng Tây, Nghi Vạn, Nghi
Trung, Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Long, Nghi Hoa và thị Trấn Quán
Hành.
3. Huyện Nam Đàn
a) Thực hiện phân vùng tách mạng
toàn bộ hệ thống mạng đường ống cấp nước;
b) Đầu tư bổ sung hệ thống mạng đường
ống cấp II, cấp III phục vụ cho việc phát triển khoảng 10.000 hộ khách hàng cho
thị trấn Nam Đàn và các xã: Vân Diên, Xuân Hòa, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Lĩnh,
Hùng Tiến;
c) Thực hiện cải tạo cụm bể lắng đứng
thành bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, trạm bơm cấp I, cấp II để nâng công suất
trạm xử lý từ 2.000m3/ngđ lên 4.000m3/ngđ.
4. Huyện Hưng Nguyên
a) Hoàn chỉnh, đưa vào khai thác vận
hành hệ thống cấp nước công suất 5000m3/ngđ trong Quý II/2016.
b) Đến năm 2020, thực hiện hoàn
thành phân vùng tách mạng toàn bộ hệ thống mạng đường ống cấp nước; Cải tạo
xong hệ thống mạng đường ống cũ nát lắp đặt từ năm 1996; Đầu tư mạng đường ống
cấp 2, 3 để phát triển khoảng 10.000 hộ khách hàng cho các xã vùng phụ cận.
5. Huyện Anh Sơn
a) Thực hiện chuyển nguồn nước thô
từ khai thác nước ngầm sang nguồn nước mặt lấy từ sông Lam;
b) Cải tạo nâng công suất trạm xử
lý từ 600m3/ngđ lên 1.500 m3/ngđ;
c) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước; Đầu tư mạng đường ống cấp 3 để phát triển
khoảng 2.000 hộ khách hàng cho các xã: Hội Sơn, Long Sơn, Thạch Sơn và Phúc
Sơn; các khối: 3, 7, 1B, thị trấn Anh Sơn.
6. Huyện Con Cuông
a) Thực hiện cải tạo cụm bể lắng đứng
thành bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, trạm bơm cấp I, cấp II để nâng công suất
trạm xử lý từ 1.500m3/ngđ lên 3.000m3/ngđ.
b) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước. Đầu tư mạng đường ống cấp nước để phát triển
1.500 khách hàng cho vùng phụ cận gồm các xã: Chi Khê, Bồng Khê.
7. Huyện Đô Lương
a) Thực hiện cải tạo cụm bể lắng đứng
thành bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, trạm bơm cấp I, cấp II để nâng công suất
từ 3.500 m3/ngđ lên công suất 5.000m3/ngđ;
b) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước;
c) Đầu tư mạng đường ống cấp nước cho
KCN Hàn Quốc tại xã Lạc Sơn và nhân dân các xã: Đà Sơn, Lạc Sơn.
d) Đầu tư mạng đường ống cấp nước
để phát triển 4.000 khách hàng cho các xã: Thịnh Sơn, Lưu Sơn, Hòa Sơn, Yên
Sơn, Lạc Sơn, Đà Sơn, Đông Sơn, Tràng Sơn.
8. Huyện Quỳ Châu
a) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước;
b) Đầu tư nâng công suất trạm xử
lý từ 600m3/ngđ lên 1.500 m3/ngđ;
c) Đầu tư mạng đường ống cấp nước
để phát triển 510 khách hàng cho vùng phụ cận mới sát nhập vào thị trấn và 2
xóm xã Châu Hạnh.
9. Huyện Quỳ Hợp
a) Đầu tư xây dựng công trình thu
và trạm bơm cấp I đảm bảo ổn định nguồn nước thô.
b) Thực hiện cải tạo cụm bể lắng đứng
thành bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, trạm bơm cấp I, cấp II để nâng công suất
trạm xử lý từ 1.500m3/ngđ lên 3.000m3/ngđ.
c) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước;
d) Đầu tư mới mạng đường ống cấp
nước để cung cấp cho 2.000 khách hàng có nhu cầu của các xã: Châu Quang, Châu
Đình, Thọ Hợp.
10. Huyện Tân Kỳ
a) Thực hiện phân vùng tách mạng và
cải tạo mạng đường ống cấp nước;
b) Đầu tư nâng công suất hệ thống
cấp nước từ 1.500m3/ngđ lên 2.000m3/ngđ.
c) Đầu tư phát triển mạng đường ống
cấp nước để cung cấp cho 1.000 khách hàng có nhu cầu tại các xã: Kỳ Sơn, Kỳ Tân
và khối 1 thị trấn;
11. Huyện Thanh Chương
a) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước;
b) Đầu tư mạng đường ống cấp nước
để phát triển 2.000 khách hàng cho khối 13,14,15 thị trấn; các xã Thanh Đồng; Đồng
Văn và Thanh Lĩnh.
12. Huyện Tương Dương
a) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp nước;
b) Đầu tư cải tạo cụm xử lý nước
và nâng công suất xử lý lên 2.000m3/ngđ.
c) Đầu tư công trình thu và trạm
bơm cấp I, tuyến ống cấp nước thô (nguồn nước lấy từ lòng hồ thủy điện Khe Bố).
d) Đầu tư phát triển thêm mạng đường
ống cấp nước để phục vụ cho 581 hộ.
13. Huyện Kỳ Sơn
a) Thực hiện phân vùng tách mạng
và cải tạo mạng đường ống cấp III;
b) Đầu tư mạng đường ống cấp nước
để phát triển 210 khách hàng cho các xã: Tà Cạ, Hữu Kiêm và 40 hộ thuộc làng quân
nhân của thị trấn Mường Xén.
14. Thị xã Cửa Lò
a) Thực hiện thay thế các tuyến ống
mạ kẽm bằng các loại ống nhựa UPVC và HDPE nhằm nâng cao chất lượng nước sạch;
b) Hàng năm mở rộng mạng lưới đường
ống cấp 3 để phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
c) Tiếp tục thực hiện dự án nâng
công suất Nhà máy sản xuất nước sạch lên 13.000 m3/ngđ, khai thác sử
dụng nguồn nước mặt của sông Phương Tích. Dự kiến đưa vào sử dụng hoạt động cấp
nước cho thị xã Cửa Lò vào năm 2018.
15. Thị xã Thái Hòa
a) Cải tạo nâng cấp hệ thống
tuyến ống cấp 1 bằng gang, sắt sang ống nhựa HDPE của nhà máy nước
thị xã Thái Hòa theo Quyết định số 5865/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An ngày
14/12/2015.
b) Đầu tư xây dựng mới, phát triển
mở rộng hệ thống cấp nước đã có đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của
người dân (cho khu vực đô thị và vùng phụ cận).
c) Đầu tư xây dựng mới, phát triển
mở rộng hệ thống cấp nước nâng công suất từ 4.000m3/ngđ lên 8.000 m3/
ngđ (dự án Mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Thái Hòa, vay vốn Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB): phát triển, mở rộng địa bàn cung cấp nước cho phần còn lại
khu vực đô thị và các xã vùng phụ cận: Nghĩa Mỹ, Đông Hiếu, Tây Hiếu, Nghĩa Tiến.
Dân số được hưởng lợi từ dự án khoảng 40.000 người.
16. Huyện Quỳnh Lưu
a) Tiếp tục triển khai thực hiện dự án mở rộng
công suất nhà máy từ 3.000m3 lên 10.000m3/ngđ (xây mới
7.000m3 cải tạo hệ thống cũ cho đủ 3.000m3/ngđ).
Ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại tại tất cả các mạng đường ống, đồng hồ đo
nước. Tiếp tục triển khai cải tạo, xây dựng đổi mới đường ống và áp dụng công
nghệ mới tại nhà máy.
b) Kiểm tra đánh giá chất lượng nước
thường xuyên, lập 01 điểm quan trắc chất lượng nước, định kỳ lấy mẫu để
xét nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt.
c) Tiếp tục nghiên cứu cải tạo mạng cấp; tăng áp
các khu vực nước yếu.
d) Tiếp tục cải tạo chuyển đổi các ống nhánh hộ
tiêu dùng sang ống mới, từng bước loại bỏ hoàn toàn các ống nhánh sử dụng ống sắt,
thép còn lại trên mạng cấp.
đ) Từng bước lắp đặt các thiết bị kiểm tra chất
lượng nước liên tục trên một số vùng trọng điểm trên mạng cấp. Thành lập phòng
thí nghiệm lưu động kiểm tra chất lượng nước trên mạng cấp.
17. Huyện Diễn Châu
a) Thực hiện hoàn thành dự án
thay thế nguồn nước thô hiện hữu tại Sông Bùng đã bị nhiễm mặn bằng nguồn nước
thô lấy từ Bara Đô Lương về thông qua kênh thủy lợi N8.
b) Đầu tư nâng công suất nhà
máy hiện có từ 2.000m3/ngđ lên 6.000 - 10.000m3/ngđ.
c) Vận động nhiều hộ gia đình
đã đủ điều kiện để sử dụng nước sạch nhưng vẫn chưa hợp đồng với Công ty để sử
dụng nước sạch (các hộ này đang có thói quen dùng nước giếng đào) tại các khu vực
còn lại của thị trấn Diễn Châu và các xã: Diễn Thành, Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn
Kỷ, Diễn Ngọc để hợp đồng sử dụng nước.
d) Đầu tư mở rộng mạng lưới cấp
nước cho nhân dân có nhu cầu tại các xã: Diễn Hoa, Diễn Hạnh, Diễn Kỷ, Diễn
Phúc.
18. Huyện yên Thành: Tập trung thực hiện hoàn thành dự án đầu tư nâng cấp công suất nhà
máy từ 2.000m3/ngđ lên 5.000m3/ngđ (đã được UBND tỉnh phê
duyệt dự án tại Quyết định số 5531/QĐ.UBND-NN ngày 25/10/2014).
19. Hệ thống cấp nước sạch tại thị trấn Kim
Sơn, huyện Quế Phong: Xây dựng hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng
hoạt động phục vụ cấp nước cho nhân dân trong năm 2016.
20. Hệ thống cấp nước sạch tại
thị xã Hoàng Mai
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
xây dựng: Hệ thống cấp nước sạch tại thị xã Hoàng Mai, công suất thiết kế:
80.000 m3/ngđ (do Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai làm chủ đầu tư).
a) Giai đoạn 1: Từ nay đến Quý
I/2017, xây dựng nhà máy (khu xử lý 1) có quy mô công suất 30.000 m3/ngđ
đủ phục vụ cấp nước cho khu đô thị Hoàng Mai, KCN, Nhà máy Xi măng Tân Thắng và
các cơ quan, công trình công cộng đóng trên địa bàn khu vực Hoàng Mai.
b) Giai đoạn 2: Xây dựng nhà máy
(khu xử lý 2) có quy mô công suất 50.000 m3/ngđ (sau khi Nhà máy nhiệt
điện Quỳnh Lập hoàn thành).
21. Hệ thống cấp nước sạch tại
huyện Nghĩa Đàn
UBND huyện Nghĩa Đàn thực hiện hoàn thiện các thủ
tục chuyển đổi hình thức từ đầu tư công sang hình thức đầu tư BOT, để phối hợp
với nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Hệ thống cấp nước sạch
huyện Nghĩa Đàn, công suất thiết kế 30.000 m3/ngđ (giai đoạn
1:15.000m3/ngđ). Hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng trong năm
2017. Hoàn thành giai đoạn 2 vào năm 2020.
22. Hệ thống cấp nước thô công suất 200.000 m3/ngđ
của Công ty cổ phần cấp nước Sông Lam
Tập trung thực hiện dự án Mở rộng hệ thống đường
ống cung cấp nước thô cấp nước thô phục vụ sản xuất cho dự án Khu Công nghiệp,
đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An tại xã Hưng Tây và cung cấp cho hệ thống sản xuất
nước sạch tại Nhà máy nước Hưng Vĩnh để phát triển mở rộng công suất của nhà
máy. Thời gian hoàn thành đi vào hoạt động trong năm 2016.
I.3. GIẢI PHÁP
1. Về công tác quy hoạch
a) Rà soát, bổ sung quy hoạch mạng
lưới các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 gắn liền với
quy hoạch xây dựng các đô thị mới theo định hướng phát triển hệ thống đô thị
trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
b) Rà soát các hệ thống cấp nước
hiện hữu, đánh giá chất lượng và có kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc thay
thế hợp lý.
2. Về công tác quản lý nhà nước
a) Tăng cường công tác điều tra, dự
báo, quan trắc theo dõi nguồn nước thô sử dụng sản xuất nước sinh hoạt và đề xuất
biện pháp phòng ngừa các nguy cơ rủi ro gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ
nguồn nước của hệ thống cấp nước; Rà soát các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm
nguồn nước và đề xuất biện pháp xử lý.
b) Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài
nguyên nước.
c) Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch
khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
d) Tăng cường công tác quản lý,
giám sát và bảo vệ nguồn nước và giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào nguồn
nước.
đ) Nâng cao vai trò và trách nhiệm
của UBND các cấp huyện, xã đối với công tác phát triển cấp nước, sử dụng nước
và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước.
e) Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ
chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi.
g) Tăng cường công tác giám sát,
kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch và xây dựng các công trình cấp nước
đô thị; xử lý nghiêm các vi phạm về quy hoạch và xây dựng các công trình cấp nước
đô thị.
h) Thường xuyên rà soát để nắm bắt
tình hình thực trạng của các công trình cấp nước đô thị từ đó có phương án, giải
pháp tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác duy tu, bảo dưỡng.
i) Tăng cường công tác quản lý việc
cấp phép khai thác, xả thải và sử dụng tài nguyên nước đảm bảo an toàn cấp nước.
3. Về cơ chế chính sách.
a) Huy động các nguồn vốn của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước.
b) Thành lập Quỹ quay vòng cấp nước
tạo nguồn tài chính hỗ trợ, đầu tư các dự án phát triển cấp nước tại các đô thị
nhỏ và khu dân cư tập trung.
c) Ban hành khung giá, biểu
giá nước phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản
xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
d) Xây dựng lộ trình tăng giá nước
hợp lý theo từng giai đoạn.
đ) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục
vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng rút ngắn thời gian, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, đặc biệt là công
trình sản xuất, cung cấp nước sạch.
4. Về nguồn nhân lực.
a) Nâng cao chất lượng và số lượng
kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước tại các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển ngành nước.
b) Củng cố, mở rộng các trường dạy
nghề và nâng cao chất lượng đào tạo công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản
lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước.
c) Xây dựng cơ chế và môi trường
hoạt động trong ngành nước để thu hút các cán bộ khoa học có năng lực nghiên cứu
phát triển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao của thế giới.
d) Bồi dưỡng nâng cao năng lực lập
kế hoạch và quản lý ngành nước cho các cán bộ chuyên ngành.
5. Về giáo dục và truyền thông
a) Tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động người dân để tạo được ý thức tự giác tham gia tích cực trong công tác
bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
b) Đẩy mạnh công tác truyền thông
về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống con người; trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân đối với hệ thống cấp nước.
6. Về hợp tác Quốc tế.
Tăng cường trao đổi và hợp tác
khoa học và công nghệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm:
a) Học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh
vực cấp nước.
b) Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước.
c) Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ và đào tạo.
II. LĨNH VỰC CẤP NƯỚC NÔNG
THÔN
II. 1. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Lồng ghép, phát huy được các nguồn
vốn các chương trình, dự án liên quan (Chương trình MTQG Nông thôn mới, Chương
trình MTQG xóa đói giảm nghèo bền vững; các chương trình 135/CP, chương trình
134/CP, chương trình 30A,.. ); các nguồn lực xã hội hóa (các doanh nghiệp, nhà
đầu tư, đóng góp của người sử dụng,..) cho đầu tư phát triển cấp nước sinh hoạt
nông thôn tỉnh.
- Khai thác, bảo vệ, sử dụng hợp
lý và phát triển bền vững tài nguyên nước; nâng cao chất lượng sống, sức khỏe
cho người dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo, thực
hiện hiệu quả chương trình nước sinh hoạt địa bàn dân cư nông thôn tỉnh Nghệ
An. Đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020 có 85% số hộ gia đình
nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT; 60%
dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cụ thể
các vùng như sau:
TT
|
Vùng
|
Đơn vị tính
|
Tổng nhu cầu
|
Kết quả đến hết
2015
|
Mục tiêu giai
đoạn 2016-2020
|
Số lượng
|
Tỷ lệ %
|
|
Tổng toàn tỉnh
|
|
2.464.170
|
979.370
|
1.484.820
|
60%
|
1
|
Vùng miền núi cao
|
Người
|
315.380
|
93.590
|
221.800
|
70%
|
2
|
Vùng miền núi trung du
|
Người
|
686.230
|
233.970
|
452.260
|
66%
|
3
|
Vùng đồng bằng ven biển
|
Người
|
1.462.560
|
651.810
|
810.760
|
60%
|
II.2. NHIỆM VỤ
1. Xây dựng mới, nâng cấp, cải
tạo mô hình cấp nước nhỏ lẻ:
Tổ chức hướng dẫn mô hình giúp
người dân nâng cấp, cải tạo 77.800 công trình cấp nước nhỏ lẻ hiện có, để đảm bảo
chất lượng nước sử dụng đạt QCVN:02/2009/BYT. Tổng hợp nhiệm vụ các vùng như
sau:
TT
|
Vùng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
1
|
Vùng miền núi cao
|
Công
trình
|
15.560
|
2
|
Vùng miền núi trung du
|
Công
trình
|
23.340
|
3
|
Vùng đồng bằng ven biển
|
Công
trình
|
38.900
|
|
Tổng
|
|
77.800
|
2. Cải tạo, nâng cấp các công
trình cấp nước tập trung hiện có:
Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo,
sửa chữa và chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác hệ thống cấp nước hiện có để
đảm chất lượng nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả hết công suất thiết kế và quy mô
sử dụng, tăng thêm số người sử dụng 110.000 người. Số lượng công trình cần nâng
cấp, mở rộng, cải tạo, bảo dưỡng.
(Có
Phụ lục 04 CNNT kèm theo).
3. Hoàn thành các dự án cấp nước
tập trung chuyển tiếp:
Giai đoạn
2016-2020 tập trung nguồn lực để hoàn thành 14 dự án cấp nước sinh hoạt tập
trung (bao gồm 13 dự án hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình MTQG và 01 dự án nguồn
vốn ADB mới khởi công tháng 5/2015) chưa hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015,
với tổng công suất thiết kế 8.120 m3/ngày.đêm, cấp nước sạch đạt chuẩn
QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT cho 102.440 người.
(Có
Phụ lục 05 CNNT kèm theo).
II.3. GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ đầu
tư, xây dựng và quản lý vận hành công trình nước sạch nông thôn
a) Ban hành cơ chế, chính sách tạo
điều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia theo Quyết
định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch
nông thôn gồm:
- Chính sách về đất đai: Giao quyền sử dụng đất với mục đích xây dựng công trình với mục đích phục vụ cộng
đồng.
- Chính sách bình đẳng về cơ chế hỗ
trợ, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ và các nguồn vốn khác, cũng như chính sách khuyến
khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.
- Các chính sách về thuế, phí, lệ
phí, mức giá tiêu thụ nước sạch, mức giá sử dụng điện, bù
giá; miễn, giảm các loại thuế bao gồm cả thuế VAT trong đầu tư xây dựng công trình nước sạch nông thôn.
- Khung giá nước sạch trên cơ sở
xác định đúng thực tế các chi phí đầu vào, đầu ra để đảm bảo các trạm cấp nước
sạch nông thôn có đủ khả năng tự cấn đối tài chính, chủ động trong quản lý, vận
hành, duy tu, bảo dưỡng công trình bền vững và có lãi.
b) Trong thời gian trước mắt, các
cơ sở cấp nước cần khẩn trương xây dựng giá nước sạch trên cơ sở hướng dẫn tại
Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 15/5/2012 về nguyên tắc,
phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô
thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn và Thông tư số 88/2012/TT.BTC ngày
28/5/2012 về việc ban hành khung giá nước sinh hoạt.
c) Ban hành quy trình tham gia của
cộng đồng, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong tất cả các giai đoạn của
dự án, từ chuẩn bị đầu tư, lựa chọn kỹ thuật, đóng góp tài chính, giám sát xây
dựng đến quản lý khai thác công trình sau đầu tư.
d) Ban hành các chế tài xử phạt đối
với những vi phạm trong hoạt động cấp nước nông thôn, như không đảm bảo chất lượng,
lưu lượng nước sử dụng, huy động đóng góp sai mục đích.
2. Giải pháp về quản lý vận
hành sau đầu tư
Sử dụng nhiều loại hình tổ chức
khác nhau trong quản lý khai thác các công trình cấp nước. Gắn trách nhiệm đầu
tư xây dựng công trình với quản lý khai thác sau xây dựng. Khuyến khích các tổ
chức đầu tư vốn xây dựng, kết hợp với quản lý khai thác sau xây dựng. Chuyển đổi
các tổ chức quản lý vận hành công trình không đạt hiệu quả, yếu kém, thiếu tính
bền vững sang các tổ chức đơn vị khác.
Đánh giá tổng thể hiện trạng, phân
loại, khắc phục và giao quản lý sử dụng theo các văn bản hướng dẫn: Thông tư số
54/2013/BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý sử dụng và
khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; Thông tư liên tịch số
37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số
131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông
thôn; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo
hình thức đối tác công tư.
Đề xuất các biện pháp xử lý cụ
thể như sau:
TT
|
Loại công trình
|
Số lượng dự kiến
|
Xử lý trước khi bàn giao/thanh lý
|
Các tổ chức được giao nhận (theo quy định của
37/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT )
|
Hình thức giao, nhận quản lý công trình
|
1
|
Hoạt động bình thường
|
257
|
|
1) Doanh nghiệp;
2) Trung tâm nước;
3) HTX;
4) Tư nhân.
|
Hợp đồng quản lý - kinh doanh
(O&M)
|
2
|
Hoạt động kém hiệu quả
|
114
|
Duy tu bảo dưỡng
|
3
|
Tạm ngừng hoạt động
|
87
|
Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp
|
4
|
Đề nghị thanh lý
|
29
|
Đánh giá tài sản
|
Tổ chức thanh lý
|
3. Về công tác cộng đồng và thông
tin - giáo dục - truyền thông
a) Truyền thông thông qua các cán
bộ y tế thôn, xã và các ban, ngành đoàn thể chính trị xã hội thôn, xã. Phân
phát tài liệu, ấn phẩm cho các đối tượng khác nhau phù hợp với phong tục, tập
quán, lối sống, lứa tuổi.
b) Truyền thông thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, Truyền hình,...), các loại ấn
phẩm (báo, tạp chí, tờ rơi..).
c) Hướng dẫn trực tiếp tại cộng đồng
để giúp đỡ lựa chọn và xây dựng, quản lý, bảo dưỡng các công trình cấp nước.
d) Kịp thời khen thưởng để khuyến
khích các địa phương, các cộng đồng thực hiện tốt công tác nước sạch.
4. Giải pháp về công nghệ, kỹ
thuật
a) Đa dạng hóa mô hình công nghệ,
kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từng vùng nông thôn để
đảm bảo hiệu quả trước mắt và bền vững lâu dài. Áp dụng công nghệ cấp nước, xử
lý nước sạch tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện, nước, mặt
bằng.
b) Ưu tiên mô hình cấp nước tập
trung, quy mô lớn, tập trung đông dân cư, liên xã, liên vùng, không hạn chế về
địa giới hành chính nhằm giảm nhẹ suất đầu tư, giảm chi phí quản lý vận hành,
tiết kiệm đất.
c) Triệt để khai thác, mở rộng các
công trình hiện có để đấu nối cấp nước cho các khu vực lân cận cũng như đấu nối
mở rộng mạng cấp nước đô thị cho các khu vực dân cư liền kề.
5. Giải pháp về vốn
Huy động, lồng ghép từ nhiều nguồn
vốn khác nhau để phát triển cấp nước sạch nông thôn: Huy động từ người hưởng lợi;
từ các doanh nghiệp, tổ chức thông qua cơ chế chính sách và xã hội hóa; ngân
sách Trung ương, ngân sách tỉnh, từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
vay tín dụng, các tổ chức quốc tế.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC
HIỆN
1. Phạm vi: Khu vực đô thị
và nông thôn trên toàn tỉnh Nghệ An
2. Thời gian: Năm 2016 - 2020.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Lĩnh vực cấp nước đô thị
Tổng khái toán vốn đầu tư khoảng:
3.459.704 triệu đồng, trong đó
- Nguồn từ khấu hao tài sản cố định
của DNNN: 179.968 triệu đồng
- Nguồn doanh nghiệp cổ phần vay
lại Chính phủ hoặc ngân hàng thương mại: 1.049.304 triệu đồng
- Hợp tác công tư hoặc DN tự bỏ vốn
đầu tư 100%: 1.812.000 triệu đồng
- Huy động đóng góp của người hưởng
lợi từ dự án: 75.446 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 342.986
triệu đồng.
(Có
Phụ lục 03 CNĐT kèm theo)
2. Lĩnh vực cấp nước nông thôn.
Tổng khái toán vốn đầu tư khoảng:
673 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư cải tạo nâng cấp, mở rộng,
cải tạo hệ thống cấp nước tập trung hiện có: 345 tỷ đồng;
- Đầu tư hoàn thành các dự án cấp
nước tập trung chuyển tiếp: 204 tỷ đồng;
- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo,
nâng cấp công trình cấp nước nhỏ lẻ: 117 tỷ đồng;
- Hoạt động quản lý, chỉ đạo, cộng
đồng và thông tin - giáo dục - truyền thông: 07 tỷ đồng.
(Có
Phụ lục 07, 08 CNNT kèm theo)
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM.
1. Sở Xây dựng.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các đơn vị cấp nước đô thị,
chính quyền địa phương để triển khai thực hiện nội dung cấp nước đô thị thuộc Đề
án này.
b) Phối hợp với các Sở, ngành liên
quan đẩy mạnh công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư.
c) Quản lý, rà soát, tham mưu điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới hệ thống các công trình cấp nước đô thị trên
địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn.
d) Thẩm định quy hoạch chi tiết
xây dựng, thẩm định dự án, thiết kế công trình và cấp giấy phép xây dựng công
trình cấp nước theo phân cấp.
đ) Kiểm tra công tác nghiệm thu
đưa công trình vào sử dụng đảm bảo chất lượng theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các đơn vị cấp nước nông thôn,
chính quyền địa phương để triển khai thực hiện nội dung cấp nước nông thôn thuộc
Đề án này.
b) Phối hợp với các ngành đẩy mạnh
công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư.
c) Quản lý, rà soát, tham mưu điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới hệ thống các công trình cấp nước nông thôn
trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn.
d) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài
nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan để quản lý, giám sát chất lượng
nước sạch, nguồn nước và vệ sinh môi trường vung thượng nguồn các công trình xử
lý nước sinh hoạt nông thôn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức thực hiện xúc tiến kêu gọi đầu tư các công trình, dự án trọng
điểm trong lĩnh vực cấp nước.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng,
Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan tổ chức lập kế hoạch, danh mục các dự án
trọng điểm trong lĩnh vực cấp nước cần đầu tư theo từng giai đoạn;
c) Chủ trì phối hợp với Sở Tài
chính rà soát, cân đối, bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển các công trình cấp
nước đô thị hàng năm hợp lý, tập trung;
d) Tham mưu trình UBND tỉnh xem
xét quyết định chủ trương đầu tư.
đ) Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ
nguồn vốn thực hiện các dự án cấp nước được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan xem xét thẩm định các phương án giá nước thô và giá nước sạch
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Chủ trì việc cân đối nguồn vốn
ngân sách hàng năm để bố trí hợp lí, kịp thời cho các địa phương, các ngành để
thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi đưa vào sử dụng.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch &
Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu chiến lược thu hút, huy động và sử dụng
nguồn vốn đầu tư có hiệu quả.
d) Chủ trì thẩm định dự toán kinh
phí quan trắc nguồn nước thô hàng năm do Sở Tài nguyên và môi trường lập, trình
UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện.
đ) Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kịp
thời nguồn kinh phí hoạt động cấp nước an toàn và nguồn kinh phí tuyên truyền về
công tác bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường.
e) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư trong việc xây dựng và hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, cải tạo, quản lý hệ thống cấp nước.
g) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh đẩy
nhanh quá trình cổ phần hóa các công ty cấp nước để huy động nguồn vốn và cải
thiện hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước.
5. Sở Tài nguyên và môi trường
a) Chủ trì phối hợp các cơ quan liên
quan điều tra, dự báo, quan trắc theo dõi nguồn nước thô sử dụng sản xuất nước
sinh hoạt và đề xuất biện pháp phòng ngừa các nguy cơ rủi ro gây ô nhiễm nguồn
nước, khu vực bảo vệ nguồn nước của hệ thống cấp nước. Hàng năm lập kế hoạch và
dự toán kinh phí thực hiện công tác quan trắc trình Sở Tài chính thẩm định,
UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc
chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Xử lý kịp thời các sự
cố, các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước và xử lý các nguồn nước ô
nhiễm. Rà soát các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất biện
pháp xử lý.
c) Chủ trì phối hợp các cơ quan
liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước,
phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
d) Chủ trì hướng dẫn, giám sát, kiểm
tra, đánh giá việc bảo vệ và duy trì nguồn nước không bị ô nhiễm; Quản lý việc
cấp phép khai thác, xả thải và sử dụng tài nguyên nước đảm bảo an toàn cấp nước;
đ) Trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy
chuẩn hiện hành, tổng hợp thành Bộ các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn
kiểm soát để đánh giá chất lượng nước thô đầu nguồn các hệ thống cấp nước sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
a) Trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy
chuẩn về nước thô và nước sạch đã ban hành, tổng hợp thành Bộ các tiêu chí, các
chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá chất lượng nước sử dụng cho mục
đích ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Chủ động phối hợp với các cơ
quan liên quan để quản lý giám sát kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của toàn
bộ các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo kết quả
giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên
& Môi trường trong việc khắc phục các sự cố, xử lý các hành vi vi phạm gây
ô nhiễm nước sạch thuộc các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh.
7. Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh
a) Chủ trì thực hiện giám sát, kiểm
tra và xử lý các hoạt động trái quy định vi phạm đến hoạt động cấp nước;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường và các cơ quan liên quan thanh kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi
trường của các cá nhân, tổ chức; xử lý các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ
nguồn nước;
c) Thanh kiểm tra và xử lý vi phạm
các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.
d) Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử
lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại gây ô nhiễm nguồn nước và phá hoại hệ
thống cấp nước.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan thông tấn, báo chí có hình thức tuyên truyền rộng rãi về nội dung
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết
kiệm tới mọi người dân trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tổ chức xây dựng các chương trình, phóng sự trên báo chí, truyền
hình, phát thanh tuyên truyền phổ biến nội dung cấp nước an toàn.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu đề xuất đưa vào chương
trình giảng dạy bậc phổ thông các kiến thức cơ bản về nguồn nước, hệ thống cấp
nước và bảo vệ môi trường; tổ chức tham quan, tìm hiểu và đánh giá về thực trạng
nguồn nước, hệ thống cấp nước cho học sinh, nhằm để cho học sinh nắm được vai
trò của nước sạch đối với cuộc sống con người và trách nhiệm của mỗi người đối
với hệ thống cấp nước.
10. UBND cấp huyện, cấp xã
a) Phối hợp với các đơn vị cấp nước
trong việc lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ
thống cấp nước trên địa bàn mình quản lý.
b) Tổ chức tuyên truyền vận động,
nâng cao nhận thức của người dân tại địa phương mình quản lý về bảo vệ nguồn nước,
sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.
c) Chỉ đạo việc khắc phục, xử lý kịp
thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công
trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước trong phạm vi thẩm quyền
giải quyết.
d) Tạo điều kiện và tổ chức thực
hiện việc thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng
cấp nước.
đ) UBND các xã: Là cấp trực tiếp
thực hiện đề án lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn xã. Tổ chức đánh giá
và thực hiện các nội dung đề án cùng với thực hiện các Chương trình MTQG Nông
thôn mới, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; các chương trình 134/CP,
135/CP, 30A và các chương trình, dự án liên quan.
11. Các đơn vị cấp nước.
a) Chủ trì phối hợp với UBND các
cấp tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ
thống cấp nước do mình quản lý.
b) Phối hợp với các cơ quan liên
quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện
pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị
các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông
báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại
chúng;
c) Xác định ranh giới, lắp đặt biển
báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và
ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm,
gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;
d) Giải quyết xử lý sự cố, khôi phục
và cung cấp ổn định cho khách hàng sau sự cố thuộc hệ thống sản xuất và cung cấp
nước sạch do mình quản lý;
đ) Đề xuất lựa chọn các nguồn nước
khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm
bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả;
e) Tham gia tuyên truyền vận động,
nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết
kiệm và an toàn.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Đề án nếu có vướng mắc, hoặc cần điều chỉnh bổ sung, đề nghị các tổ chức, cá
nhân có liên quan gửi đề xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem
xét quyết định./.