ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
716/2011/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 15 tháng 3 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀU VẬN CHUYỂN KHÁCH THAM QUAN DU
LỊCH VÀ TÀU LƯU TRÚ KHÁCH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số
363/SVHTTDL-NVDL ngày 8 tháng 3 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về
việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú
khách du lịch trên Vịnh Hạ Long.
Điều 2. Quyết định này thay thế các Quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh như sau:
- Quyết
định số 4117/2005/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 và Quyết định số 1930/2006/QĐ-UBND
ngày 10/7/2006;
- Quyết định
số 410/2006/QĐ-UBND ngày 26/01/2006 và Quyết định số 1555/2006/QĐ-UBND ngày
06/6/2006.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày
ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Các ông, bà:
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, thủ trưởng các ngành chức năng liên
quan và các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tầu
du lịch trên vịnh Hạ Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nhữ Thị Hồng Liên
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀU VẬN CHUYỂN KHÁCH THAM QUAN DU
LỊCH VÀ TÀU LƯU TRÚ KHÁCH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều
chỉnh
Bản Quy định
này quy định về việc quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, bao gồm:
a) Điều kiện
hoạt động của tàu du lịch;
b) Điều kiện
đối với người làm việc trên tàu du lịch;
c) Quy định về
cảng, bến, vùng neo đậu phục vụ tàu du lịch;
d) Hoạt động
cảng, bến tàu du lịch, khu vực đón trả khách tại điểm tham quan, vùng neo đậu
cho tàu du lịch;
đ) Trách nhiệm
của chủ phương tiện, thuyền viên, khách du lịch.
2. Đối tượng
áp dụng
a) Cơ quan quản
lý nhà nước theo thẩm quyền; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý hoạt động
kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long;
b) Doanh nghiệp,
các chủ phương tiện tham gia kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long;
c) Khách du lịch
tham quan, lưu trú trên Vịnh Hạ Long.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong bản Quy
định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu du lịch: Là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội
địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ tại bản Quy định này
để phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ Long. Tàu du lịch bao gồm:
a) Tàu vận
chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long (sau đây gọi là tàu tham quan): Là tàu du lịch
có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch
tham quan trên Vịnh Hạ Long.
b) Tàu vận
chuyển khách tham quan và lưu trú trên Vịnh Hạ Long (sau đây gọi là tàu lưu
trú): Là tàu du lịch có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều
8, Điều 9 bản Quy định này phục vụ khách lưu trú trên tàu.
2. Phương tiện
chuyển tải: Là phương tiện có đủ các điều kiện an toàn để thực hiện nhiệm vụ vận
chuyển khách du lịch và hàng hóa từ cầu cảng, bến ra tàu du lịch đang neo đậu
trong vùng nước của cảng, bến và ngược lại.
3. Boong dạo:
Là khu vực được thiết kế riêng đối với tàu du lịch, có cầu thang dẫn lên, có
lan can xung quanh đủ độ cao an toàn theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 7,
Điều 4 bản Quy định này, nơi để cho khách du lịch tham quan, tắm nắng, ngắm cảnh,
chụp ảnh khi tàu đang neo đậu ở cảng, bến, khu vực neo đậu lưu trú hoặc đang
hành trình tham quan Vịnh Hạ Long.
4. Vịnh Hạ
Long: Là toàn bộ vùng biển đảo có ranh giới xác định tại khoản 1 Điều 1 của Quy
chế quản lý Vịnh Hạ Long ban hành kèm theo Quyết định số 498/2007/QĐ-UBND ngày
07/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
5. Thuyền
viên trên tàu du lịch: Là những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành
và những người làm công tác phục vụ, dịch vụ khác trên tàu theo quy định ban
hành kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của Bộ Giao thông
Vận tải.
6. Chủ tàu du
lịch là một trong các đối tượng sau đây:
a) Người sở hữu
phương tiện;
b) Người được
người sở hữu phương tiện giao quyền quản lý, sử dụng phương tiện;
c) Người thuê
phương tiện không có thuyền viên để khai thác vận tải;
d) Thuyền trưởng.
7. Điểm tham
quan du lịch trên Vịnh Hạ Long (sau đây gọi là điểm tham quan): Là những điểm
đón khách du lịch đến tham quan, được cấp có thẩm quyền công bố hoạt động.
8. Tuyến du lịch
tham quan Vịnh Hạ Long (sau đây gọi là tuyến du lịch): Là lộ trình liên kết các
cảng, bến, khu, điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ
Long, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động.
9. Khu vực
neo đậu tàu phục vụ khách du lịch nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long: Là vùng nước được
cấp có thẩm quyền công bố hoạt động để tàu lưu trú neo đậu cho khách du lịch
nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long.
10. Điểm dịch
vụ trên Vịnh Hạ Long: Là những địa điểm, nơi cung cấp các dịch vụ cho khách du
lịch trên Vịnh Hạ Long, được các cấp có thẩm quyền công bố, cấp phép hoạt động.
11. Cảng, bến
phục vụ tàu du lịch: Là các cảng, bến thủy nội địa có đủ điều kiện theo quy định
tại Điều 28 bản Quy định này, dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện các dịch
vụ khác. Bao gồm: cảng, bến trong đất liền, tại các điểm tham quan du lịch, bãi
tắm và vùng nước neo đậu cho tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long.
12. Chủ khai
thác cảng, bến phục vụ tàu du lịch: Là cơ quan quản lý, khai thác, kinh doanh dịch
vụ tại các cảng, bến phục vụ tàu du lịch theo quy định của pháp luật.
13. Cảng vụ:
Trong bản Quy định này, Cảng vụ được hiểu là Cảng vụ đường thủy nội địa trực
thuộc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh.
Điều 3. Những hành vi không được thực hiện
Ngoài các
hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường thỦy nội địa, Điều 7
Luật Bảo vệ môi trường và Điều 12 Luật Du lịch, tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long và khách lưu trú trên
tàu không được thực hiện các hành vi sau đây:
1. Đối với chủ
tàu du lịch
a) Sử dụng
tàu không đủ điều kiện quy định tại bản Quy định này vào vận chuyển khách du lịch
tham quan Vịnh Hạ Long và khách lưu trú trên tàu;
b) Nhận chở
khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long và khách lưu trú trên tàu nhưng không có hợp
đồng bằng văn bản hoặc vé hành khách hợp lệ theo quy định tại bản Quy định này.
Thu tiền cao hơn giá niêm yết; thu tiền không có thỏa thuận, thống nhất trước với
khách; thu tiền thấp hơn giá tối thiểu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có hành vi
lừa đảo hoặc cấu kết với người khác để lừa đảo khách du lịch. Không xuất hoá
đơn, vé hành khách hợp lệ cho khách theo quy định;
d) Sử dụng
tàu không đủ các giấy tờ, điều kiện theo quy định đối với tàu lưu trú để lừa dối
khách, mạo nhận là tàu lưu trú cho khách thuê nghỉ đêm;
đ) Tự ý hoán
cải, thay đổi kết cấu, tính năng, công dụng hoặc đóng mới tàu du lịch;
e) Không bố
trí đủ người làm việc trên tàu đảm bảo thực hiện các chức danh theo quy định. Bố
trí thời gian làm việc của người lao động trái với Luật Lao động.
2. Đối với
thuyền trưởng
a) Tự ý đón,
trả khách ở cảng, bến hoặc địa điểm chưa được công bố, cấp phép hoạt động; điểm
không được ghi trong giấy phép do Cảng vụ cấp, trừ trường hợp khẩn cấp, cứu nạn
hoặc bất khả kháng;
b) Lập danh
sách khách du lịch không đúng tên người, địa chỉ, số lượng người so với thực tế.
Vận chuyển khách không đúng tên đã lập trong danh sách hành khách;
c) Đưa khách
đi tham quan không đúng hành trình, tuyến, điểm tham quan, điểm cung cấp dịch vụ
đã được ghi trong giấy phép rời cảng, bến. Không đưa khách đi đủ thời gian đã
ký kết, thỏa thuận; tự ý cắt xén hành trình du lịch; thông đồng với người bán để
khách du lịch mua bán hàng hóa, hải sản, sử dụng dịch vụ với giá cao; trộm cắp
tài sản của khách;
d) Cho tàu
lưu trú neo đậu không đúng vị trí quy định được ghi trong giấy phép rời cảng, bến.
Không khai báo đăng ký tạm trú cho khách du lịch nghỉ đêm trên tàu;
đ) Chuyển nhượng
khách du lịch sang tàu khác; bỏ khách du lịch tại điểm tham quan; chuyển tải
khách trái quy định;
e) Làm thủ tục
đề nghị cấp giấy phép rời cảng, bến đi Gia Luận (Hải Phòng) nhưng neo đậu tàu
cho khách nghỉ đêm trái phép trên tàu trong khu vực Vịnh Hạ Long hoặc vùng nước
thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng);
3. Chủ tàu du
lịch, thuyền viên, người tham gia kinh doanh dịch vụ có các hành vi vi phạm nội
quy, quy định của cảng, bến;
4. Chủ tàu du
lịch, thuyền viên, khách du lịch có hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội, buôn
bán hàng cấm hoặc vi phạm đạo đức, lối sống, tín ngưỡng, văn hóa... của người
Việt Nam;
5. Tổ chức,
cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ (ăn uống, đồ lưu niệm, hải sản...) có hành
vi gian lận thương mại, ép khách hàng sử dụng dịch vụ, không niêm yết giá,
không có thỏa thuận với khách hàng trước khi bán, thu tiền cao hơn giá niêm yết,
hàng hóa không đảm bảo chất lượng, số lượng, không xuất hóa đơn theo quy định;
6. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, hoạt động của tàu du lịch có
hành vi hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực, tự đặt ra các quy định, thủ
tục giấy tờ, lệ phí, thu tiền… trái pháp luật và trái với bản Quy định này; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm, có các biểu hiện ép buộc để gây khó khăn
cho chủ tàu du lịch, thuyền viên và khách du lịch dưới mọi hình thức;
7. Các hoạt động
đổ chất thải xuống vùng nước Vịnh Hạ Long dưới mọi hình thức;
8. Các hành
vi khác trái với các quy định của pháp luật, trái với quy định này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TÀU DU
LỊCH
MỤC 1 ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TÀU THAM QUAN
Điều 4. Điều kiện an toàn, kỹ thuật
1. Phương tiện
phải thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định cấp tàu S1 theo Quy phạm phân cấp và đóng
phương tiện thủy nội địa TCVN 5801-2005, đảm bảo các điều kiện về an toàn kỹ
thuật, đạt hệ số an toàn ổn định trong mọi trạng thái (hệ số K) ≥ 1,50.
2. Trang thiết
bị an toàn kỹ thuật
a) Có thiết bị thông tin liên lạc bằng điện thoại và VHF (thiết
bị VHF có bán kính hoạt động tối thiểu đạt 30km và đảm bảo liên lạc 24/24 giờ với
Cảng vụ và Trung tâm cứu hộ, cứu nạn trên Vịnh Hạ Long thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ
Long, được gắn cố định tại tàu); lắp đặt, đăng ký thiết bị định vị vệ tinh
(GPS) đảm bảo đồng bộ theo yêu cầu kỹ thuật của Hệ thống thông tin quản lý, điều
hành hoạt động tàu du lịch của Cảng vụ để kiểm soát toàn bộ hành trình của tàu
(vị trí, thời điểm, vận tốc,...); thiết bị Radio để theo dõi thời tiết; thiết bị
chống sét và các hệ thống báo động khi có sự cố xảy ra;
b) Ngoài số
lượng phao theo quy định của đăng kiểm, phải bổ sung thêm phao cá nhân tại
phòng vệ sinh, khu dịch vụ, phòng máy, phòng thuyền viên (số lượng đủ đáp ứng số
người tối đa tại các khu vực chức năng trên); phải có phao bè đủ cho số khách
theo sức chở người và thuyền viên của tàu để phục vụ cho việc cứu nạn;
c) Các trang
thiết bị phục vụ cho công tác cứu sinh phải để ở nơi dễ thấy, dễ lấy khi xảy ra
sự cố.
3. Trang bị y
tế: Có tủ thuốc với dụng cụ y tế và một số loại thuốc thông dụng còn hạn sử dụng
theo danh mục quy định của ngành Y tế.
4. Trang bị
phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Phải thỏa mãn tiêu chuẩn về trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy trên tàu theo Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội
địa TCVN 5801-2005. Ngoài ra tàu tham quan phải có các trang thiết bị sau:
a) Bình chữa
cháy phải là loại bình bột ABC;
b) Có 01 máy bơm chữa cháy động cơ diesel đặt ngoài khu vực buồng
máy, có lưu lượng cột áp theo tiêu chuẩn chữa cháy, được lắp đặt truyền động cơ
giới độc lập tách rời hệ thống máy chính của tàu. Bộ phận điều khiển máy bơm phải
được đặt tại buồng lái của tàu.
c) Có hệ thống báo cháy tự động lắp đặt trong buồng máy của tàu
và các khu vực chức năng;
d) Có nội quy
an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa
cháy;
đ) Có hồ sơ
theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
5. Thiết bị bảo
vệ môi trường trên tàu
a) Các thiết
bị ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm như: Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu; thiết bị
ngăn ngừa ô nhiễm do chất thải bẩn từ nhà vệ sinh, nhà bếp; thiết bị ngăn ngừa
ô nhiễm do rác; thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do chất độc lỏng phải được trang bị,
vận hành theo đúng yêu cầu quy định của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện
thủy nội địa TCVN 5801-2005, tiêu chuẩn ngành 22TCN 264-06 “Quy phạm ngăn ngừa
ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa” ban hành kèm theo Quyết định số
50/2006/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2006 của Bộ Giao thông Vận tải;
b) Nước thải
sinh hoạt phải được xử lý đảm bảo đạt QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt; nước thải lẫn dầu phải được xử lý đảm bảo đạt
QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; cửa
xả nước thải ra môi trường phải đặt ở vị trí thuận lợi chung cho việc kiểm tra,
giám sát;
c) Máy tầu hoạt
động phải có thiết bị giảm rung và giảm âm; buồng máy phải lắp cách âm. Độ ồn
do máy tầu phát ra ở khoang hành khách không vượt quá Tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN). Nồng độ khí thải phải đạt yêu cầu của TCVN;
d) Không được
nuôi các loại động vật ở trên các phương tiện;
e) Phải có nội
quy bảo vệ môi trường.
6. Các trang
thiết bị khác
a) Tại các
phòng và khu vực chức năng trên tàu phải có khả năng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng
bức, đảm bảo thông thoáng; có trang thiết bị chiếu sáng khi mất điện nguồn như:
đèn pin chịu nước, hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng pin hoặc ắc quy sử dụng khi
mất điện;
b) Phòng khách, phòng ăn và các phòng dịch vụ khác phải có cửa
thoát hiểm. Cửa phải được thiết kế đảm bảo dễ mở, dễ phá khi có sự cố, không phụ
thuộc vào áp lực của nước. Kính cửa thoát hiểm phải bảo đảm an toàn cho người sử
dụng cả khi bị phá vỡ. Trang bị búa đặt tại khu vực cửa thoát hiểm, dùng để phá
cửa khi có sự cố xảy ra.
c) Tàu phải có
hệ thống truyền thanh từ phòng thuyền trưởng tới phòng khách, phòng ngủ và các
khu vực chức năng khác trên tàu để phổ biến nội quy, hướng dẫn khách thoát hiểm
khi có tình huống nguy hiểm, khẩn cấp;
d) Có nội quy
an toàn, sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm, biển cấm, biển báo chỉ dẫn sử dụng các trang
thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an toàn, cứu sinh và đặt ở nơi thuận tiện,
dễ thấy; phương án phòng chống giông bão, phương án phòng cháy chữa cháy,
phương án thoát hiểm khi có sự cố xảy ra;
đ) Các trang
thiết bị trên tàu phải được lắp đặt cố định, chắc chắn khi tàu nghiêng, lắc;
e) Có trang bị
cầu dẫn, sào làm lan can đưa đón khách lên, xuống tàu đảm bảo tuyệt đối an
toàn, thuận tiện.
7. Cầu thang,
hành lang, boong dạo
a) Hành lang,
boong dạo, cầu thang lên boong dạo đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Quy phạm
phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801-2005.
b) Số lượng
người lên boong dạo trong một thời điểm tối đa không quá 25% so với sức chở người
của phương tiện.
Điều 5. Yêu cầu thẩm mỹ, tiện nghi
1. Tàu tham
quan phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, mầu sắc, có hình dáng đảm bảo hài hoà giữa
các khối, tạo sự cân bằng về kiến trúc của phương tiện.
2. Không gian
kiến trúc trên tàu phải bố trí đủ các phòng, bộ phận chức năng đáp ứng phục vụ
khách du lịch.
3. Phòng
khách
a) Bài trí sạch,
đẹp, trang nhã;
b) Sàn lát bằng
gỗ hoặc vật liệu khác tạo mầu sắc êm dịu, thuận tiện để làm vệ sinh;
c) Có đủ ghế
ngồi theo sức chở của tàu và bàn đặt trước các hàng ghế. Ghế ngồi đảm bảo chất
lượng, chiều rộng của ghế không nhỏ hơn 50cm/chỗ ngồi; bố trí hành lang đi lại
thuận tiện, đảm bảo chiều rộng theo quy phạm;
d) Cửa sổ
đóng mở thuận tiện, có ri-đô che nắng;
đ) Trang bị
điều hòa hoặc mỗi bàn 01 quạt điện;
e) Có quầy phục
vụ đồ uống, bán đồ lưu niệm.
4. Phòng ăn
và khu chế biến (có thể sử dụng phòng ăn chung với phòng khách)
a) Phòng ăn
phải thoáng mát, sạch, đẹp; ngăn cách với khu chế biến đảm bảo không bị ảnh hưởng
bởi tiếng ồn, khói, mùi; sàn không bị trơn trượt, có độ nghiêng cần thiết để
thoát nước; có đủ bàn và ghế ngồi; có thực đơn và bảng giá;
b) Khu chế biến
có các loại bàn sơ, tinh chế thực phẩm, soạn đồ ăn. Các loại tủ đựng dụng cụ ăn
uống, dụng cụ nhà bếp, bảo quản thực phẩm, lưu mẫu thức ăn đảm bảo theo quy định.
Phải có thùng chứa rác thải, thực phẩm thừa.
5. Phòng vệ
sinh (WC):
a) Bố trí tối
thiểu 01 phòng cho tàu có sức chở từ 20 khách trở xuống, 02 phòng cho tàu có sức
chở trên 20 khách;
b) Được ốp lát bằng gạch men hoặc các vật liệu tương tự từ sàn
đến cổ trần; có bồn cầu và bồn chứa nước ngọt để xả; có chậu rửa, vòi nước,
gương treo tường; diện tích tối thiểu 1,80m2/phòng. Cửa ra vào có kích thước tối
thiểu đạt 1,90m x 0,80m, ngoài cửa có biển ghi “WC”.
6. Tàu phải
được trang bị hệ thống chứa nước sạch đảm bảo đủ phục vụ khách du lịch trong
suốt hành trình.
Điều 6. Quy định về thuyền viên trên tàu
1. Định biên
thuyền viên trên tàu:
a) Thuyền
viên điều khiển, vận hành tàu: Bố trí đủ các chức danh theo định biên thuyền
viên tối thiểu làm việc theo ca trên tàu theo quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của Bộ Giao thông Vận tải.
b) Nhân viên phục vụ: Ngoài số thuyền viên theo quy định tại Điểm
a, Khoản 1 Điều này, bố trí tối thiểu 02 nhân viên phục vụ hành khách, trong đó
có 01 người làm thuyết minh viên.
2. Được ký kết
hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Thuyền
viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
3.1. Đối với
người nước ngoài: Thực hiện theo các quy định hiện hành.
3.2. Đối với
người Việt Nam:
a) Có lý lịch
rõ ràng, đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật;
b) Tốt nghiệp phổ thông trung học; đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ
theo quy định của ngành Y tế;
c) Có bằng,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tàu; Giấy chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy; Giấy chứng nhận nghiệp vụ du lịch Vịnh
Hạ Long; Giấy chứng nhận bơi lội phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với
thuyền viên đã có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ thủy thủ không cần
phải có chứng nhận bơi lội phổ thông);
d) Trên mỗi tàu tham quan có tối thiểu 02 nhân viên có giấy chứng
nhận về sơ cấp cứu y tế. Nhân viên chế biến thức ăn, nhân viên phục vụ ăn uống
phải có giấy chứng nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm;
đ) Sử dụng
trang phục của đội tàu khi làm việc.
4. Khi tàu hoạt
động, thuyền viên phải thường trực tại đúng vị trí đã được phân công, nghiêm cấm
bỏ vị trí làm việc.
5. Phải có thẻ
ra vào cảng, bến nơi chủ tàu ký hợp đồng neo đậu, đón trả khách.
Điều 7. Các quy định, điều kiện khác
1. Có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, trong đó đăng ký các ngành nghề:
a) Kinh doanh
vận chuyển khách du lịch bằng tàu du lịch;
b) Kinh doanh
dịch vụ ăn uống trên tàu du lịch;
c) Kinh doanh
các dịch vụ khác (nếu có) theo quy định.
2. Khi kinh
doanh các ngành nghề có điều kiện, chủ tàu phải đảm bảo các điều kiện, quy định
hiện hành của Nhà nước.
3. Thường
xuyên treo Quốc kỳ Việt Nam. Cờ Di sản treo trong các ngày Lễ, Tết và yêu cầu
khác của cơ quan chức năng.
4. Bảng nội
quy hướng dẫn an toàn, an ninh trật tự; bảng niêm yết giá thuê tàu, giá các loại
hàng hoá, dịch vụ trên tàu và các quy định khác được thể hiện bằng tiếng Việt,
tiếng Anh, tiếng Trung Quốc theo mẫu thống nhất.
Luật giao
thông đường thủy nội địa, Quy định quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ
Long và bảng nội quy phải được để tại phòng khách.
5. Bảo hiểm:
Phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách; bảo
hiểm tai nạn cho tất cả hành khách, thuyền viên; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu đối với người thứ ba.
6. Tàu phải
có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do cấp có thẩm quyền
cấp.
7. Tàu phải
có giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.
8. Chủ tàu phải
có hợp đồng neo đậu, đón trả khách với chủ khai thác cảng, bến; cam kết chấp
hành nghiêm nội quy, quy định của cảng, bến.
9. Tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, ngoài việc
thực hiện các quy định tại bản Quy định này, phải thực hiện các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
MỤC 2 ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TÀU LƯU TRÚ
Điều 8. Điều kiện chung
Ngoài việc
thoả mãn các tiêu chuẩn quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7 bản Quy định này, tàu
lưu trú còn phải:
1. Đạt hệ số
an toàn ổn định trong mọi trạng thái (hệ số K) ≥ 2,00.
2. Đạt tiêu
chuẩn tàu du lịch hạng Hai theo quy định tại Điều 13 bản Quy định này.
3. Các trang
thiết bị, tiện nghị tối thiểu tại sảnh đón tiếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh trong
phòng ngủ theo quy định tại Phụ lục V kèm theo bản Quy định này.
4. Phòng ngủ phải có phòng vệ sinh khép kín; diện tích tối thiểu:
08m2/phòng (không bao gồm phòng vệ sinh). Trong phòng ngủ phải trang bị thêm
phao cá nhân đủ theo số người đăng ký trong phòng; có bản hướng dẫn sử dụng các
thiết bị cứu sinh, an toàn, phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm và nội quy về an
ninh trật tự được thể hiện bằng tiếng Việt, Anh, Trung Quốc; có tối thiểu 01
bình chữa cháy loại ABC.
5. Trong phòng ngủ phải có cửa thoát hiểm, được thiết kế đảm bảo
dễ mở, dễ phá khi có sự cố, không phụ thuộc vào áp lực của nước. Kính cửa thoát
hiểm phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng cả khi bị phá vỡ. Trang bị búa đặt
tại khu vực cửa thoát hiểm, dùng để phá cửa khi có sự cố xảy ra.
6. Mỗi tàu lưu trú phải có một phương tiện kèm theo làm nhiệm vụ
chuyển tải, cứu hộ, cứu nạn và chữa cháy. Phương tiện phải đủ các điều kiện
theo quy định đối với phương tiện thủy nội địa; trang bị máy bơm chữa cháy có
lưu lượng nước, cột áp theo tiêu chuẩn chữa cháy; có đủ số phao cứu sinh cá
nhân cho số khách của tàu lưu trú.
7. Dưới khoang hầm máy tàu phải có hệ thống chữa cháy tự động
hoặc bán tự động có thiết bị điều khiển đặt ở nơi có người trực và ở trên mặt
boong.
8. Trang thiết
bị khác:
a) Có máy vi
tính, đường truyền kết nối với mạng internet;
b) Có két sắt
giữ tiền và tư trang cho khách;
c) Phải có hệ thống báo hiệu, báo sự cố nguy hiểm đến từng
phòng ngủ và các phòng chức năng; chuông báo cấp cứu từ các phòng ngủ, phòng chức
năng đến phòng thuyền trưởng hoặc phòng trực; súng pháo hiệu, sử dụng để báo
khi có sự cố xảy ra;
9. Thuyền
viên
a) Số lượng
thuyền viên vận hành tàu: Chủ tàu phải bố trí số thuyền viên vận hành tàu gấp
1,5 lần so với định biên tối thiểu quy định;
b) Thuyền trưởng
phải có trình độ phù hợp với cấp tàu.
Đối với thuyền
trưởng hạng Ba phải có thâm niên tối thiểu 03 năm đảm nhận chức danh thuyền trưởng
hoặc thuyền phó;
c) Nhân viên phục vụ: Phải bố trí nhân viên trực quầy bar, trực
buồng.., số lượng tối thiểu 01 người/02 phòng.
Điều 9. Điều kiện kinh doanh
1. Chủ thể
kinh doanh, khai thác tàu lưu trú phải là doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp phải
có cán bộ kỹ thuật hiểu biết về phương tiện thủy nội địa.
2. Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề: Kinh doanh cơ sở lưu trú trên tàu du lịch;
3. Có Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Biên bản kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện
an toàn về phòng cháy và chữa cháy do Công an tỉnh Quảng Ninh cấp.
4. Có Giấy chứng
nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hoặc bảo hiểm vật chất thân tàu.
5. Có Giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn do Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cấp. Giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch
đạt tiêu chuẩn và hồ sơ đề nghị cấp được quy định tại Phụ lục I kèm theo bản
Quy định này.
6. Có hợp đồng
neo đậu tại khu vực neo đậu lưu trú với Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ XẾP HẠNG TÀU
DU LỊCH
Điều 10. Các hạng tàu du lịch
1. Tàu du lịch
được phân thành 4 hạng, có tiêu chuẩn từ thấp đến cao, cụ thể gồm:
a) Tàu đạt
tiêu chuẩn hoạt động;
b) Tàu đạt
tiêu chuẩn hạng Ba;
c) Tàu đạt
tiêu chuẩn hạng Hai;
d) Tàu đạt tiêu
chuẩn hạng Nhất.
2. Ngoài việc
phân hạng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tàu lưu trú còn được phân hạng
theo quy định của Luật Du lịch.
Điều 11. Tiêu chuẩn đối với tàu đạt tiêu chuẩn hoạt động
Tàu đáp ứng
các quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của bản Quy định này.
Điều 12. Tiêu chuẩn đối với tàu hạng Ba
Phải đáp ứng
các quy định của tàu đạt tiêu chuẩn tại Điều 11 của bản Quy định này và các yêu
cầu sau:
1. Tuổi khai thác của tàu không quá 08 năm đối với tàu vỏ gỗ;
không quá 11 năm đối với tàu vỏ thép. Thời gian tính từ ngày tàu đưa vào khai
thác ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương
tiện. Cho phép gia hạn 01 lần với thời gian tối đa 03 năm (đối với tàu vỏ gỗ)
và 05 năm (đối với tàu vỏ thép) sau khi tàu đã được sửa chữa, hoán cải, nâng cấp
đảm bảo chất lượng đăng kiểm. Sau năm 2016 chấm dứt việc gia hạn tàu hạng Ba.
2. Về thiết kế,
kiến trúc: Dây chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện. Phòng khách
có diện tích tối thiểu đạt 1,1 m2/khách (theo sức chở của phương tiện). Phòng vệ
sinh chung đạt 2,5 m2/phòng.
3. Có các dịch
vụ bán hàng lưu niệm, giải khát trên tàu.
Điều 13. Tiêu chuẩn đối với tàu hạng Hai
Phải đáp ứng
các quy định của tàu Hạng Ba quy định tại Điều 12 của bản Quy định này và các
yêu cầu sau:
1. Tuổi khai thác của tàu không quá 07 năm đối với tàu vỏ gỗ;
không quá 10 năm đối với tàu vỏ thép. Thời gian tính từ ngày tàu đưa vào khai
thác được ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
phương tiện. Cho phép gia hạn 01 lần với thời gian tối đa 02 năm (đối với tàu vỏ
gỗ) và 03 năm (đối với tàu vỏ thép) sau khi tàu đã được sửa chữa, hoán cải,
nâng cấp đảm bảo chất lượng đăng kiểm. Sau năm 2015 chấm dứt việc gia hạn tàu hạng
Hai.
2. Thiết kế,
kiến trúc
a) Nội ngoại
thất được trang trí trang nhã, hài hoà, đồng bộ. Dây chuyền phục vụ giữa các bộ
phận đảm bảo liên hoàn, một chiều;
b) Phòng
khách có diện tích tối thiểu đạt 1,2m2/khách (theo sức chở của phương tiện).
3. Trang thiết
bị, tiện nghi phục vụ
a) Trong
phòng khách có trang trí tranh, ảnh, cây cảnh, bản đồ tuyến du lịch trên Vịnh Hạ
Long,…; có trang bị hệ thống loa, micrô;
b) Có máy
phát điện đủ công suất cấp điện cho các thiết bị trên tàu, đảm bảo độ ồn, độ
rung và an toàn theo quy định.
4. Có các dịch
vụ bán hàng lưu niệm, giải khát, ăn uống, nhận giữ tiền và tư trang của khách,
khuân vác hành lý trên tàu.
5. Có tối thiểu
01 nhân viên phục vụ trên tàu sử dụng thành thạo một ngoại ngữ thông dụng.
Điều 14. Tiêu chuẩn đối với tàu hạng Nhất
Phải đáp ứng
các quy định của tàu hạng Hai quy định tại Điều 13 của bản Quy định này và các
yêu cầu sau:
1. Tuổi khai thác của tàu không quá 06 năm đối với tàu vỏ gỗ;
không quá 08 năm đối với tàu vỏ thép. Thời gian tính từ ngày tàu đưa vào khai
thác được ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
phương tiện và không gia hạn.
2. Thiết kế,
kiến trúc và trang thiết bị tiện nghi phục vụ:
a) Có khu vực
sảnh đón tiếp độc lập với phòng khách. Diện tích sảnh đón tiếp đạt tối thiểu 0,5
m2/ khách. Tại sảnh đón tiếp khách có trang bị bàn, ghế; bản đồ và các tập giới
thiệu về Vịnh Hạ Long;
b) Có phòng
ăn riêng biệt với phòng khách. Diện tích tối thiểu đạt 1,2 m2/ khách. Trong
phòng ăn có quầy bar. Phòng khách có diện tích tối thiểu đạt 1,5m2/khách;
c) Phòng hội
nghị có số chỗ ngồi tối thiểu đạt 50 chỗ. Trong phòng trang bị các thiết bị máy
chiếu, màn chiếu, hệ thống âm thanh và các thiết bị văn phòng; Có các phòng,
khu chức năng và đường cho xe lăn phục vụ người tàn tật; Có phòng cho trẻ em
chơi;
d) Mức độ phục
vụ: Phục vụ ăn, uống 24/24 giờ;
đ) Các khu chức
năng dành cho nhân viên riêng biệt với khách.
4. Dịch vụ:
Chăm sóc sức khỏe, lưu trú, thể thao, thu đổi ngoại tệ, thanh toán bằng thẻ tín
dụng, Internet, giải trí.
5. Về nhân
viên phục vụ:
a) 100% nhân
viên phục vụ có các chứng chỉ nghiệp vụ VTCB (chứng chỉ do Hội đồng cấp chứng
chỉ ngành Du lịch Việt Nam cấp), 50% nhân viên sử dụng thành thạo một ngoại ngữ
thông dụng;
b) Số nhân
viên phục vụ đảm bảo tối thiểu theo tỷ lệ: 01 nhân viên/01khách.
6. Có hệ thống
quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Điều 15. Tổ chức thẩm định, phân hạng tàu du lịch
1. Tàu du lịch
phải được kiểm tra, phân hạng hàng năm.
2. Công tác kiểm
tra, phân hạng tàu du lịch do Hội đồng thẩm định thực hiện (Hội đồng thẩm định
do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập).
3. Cơ chế làm
việc
a) Đầu kỳ kiểm
tra, phân hạng tàu du lịch hàng năm, Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập
đoàn kiểm tra phân hạng tàu. Chủ trì tổ chức công tác kiểm tra, phân hạng tàu;
b) Yêu cầu đối
với các cá nhân đại diện cho các cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định: Là các
cán bộ chuyên ngành, nắm chắc các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực có
liên quan đến hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết luận của mình khi thẩm định;
c) Sau 15
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng có quyết định
công nhận kết quả phân hạng, thông báo cho chủ phương tiện và các cơ quan liên
quan biết.
4. Đối với
tàu đăng ký mới hoặc đăng ký lại sau khi phương tiện sửa chữa, hoán cải, nâng cấp
sẽ tiến hành kiểm tra phân hạng trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
5. Tàu du lịch,
sau khi thẩm định không đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của bản Quy
định này, không được vận chuyển khách du lịch.
6. Quyết định
công nhận hạng, chất lượng của tàu du lịch có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ
ngày ký. Căn cứ để quyết định chất lượng tàu du lịch là biên bản của đoàn kiểm
tra. Biên bản được sử dụng trong thời gian chưa có quyết định công nhận chính
thức của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
7. Kết thúc đợt
kiểm tra, những tàu không tham gia phân hạng không được vận chuyển khách du lịch.
Trường hợp trong thời gian tổ chức thẩm định, tàu đang sửa chữa, lên đà định kỳ,
chủ phương tiện phải báo cáo bằng văn bản được chủ cảng, bến tàu du lịch và xưởng
đang sửa chữa tàu xác nhận gửi Hội đồng thẩm định. Sau khi việc sửa chữa hoàn
thành, chủ phương tiện đề nghị Hội đồng tiến hành kiểm tra, phân hạng cho tàu đảm
bảo theo quy định trước khi đưa vào hoạt động.
8. Sau khi nhận
được kết quả phân hạng, chủ tàu phải gắn biển phân hạng đúng như quyết định
công bố theo mẫu chung.
9. Trách nhiệm
của các thành viên trong Hội đồng thẩm định tàu du lịch
Căn cứ theo
quy định hiện hành và bản Quy định này, các thành viên Hội đồng thẩm định có
trách nhiệm:
9.1. Sở Giao
thông Vận tải
a) Kiểm tra,
thẩm định về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, trang thiết bị an toàn kỹ thuật, thiết
bị bảo vệ môi trường của phương tiện theo quy phạm và các hệ thống thiết bị có
liên quan đến kỹ thuật, tính an toàn của phương tiện và hành khách;
b) Kiểm tra,
thẩm định về điều kiện và số lượng thuyền viên thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận
hành tàu, người làm việc trên tàu có liên quan đến an toàn giao thông; kiểm tra
bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận
hành tàu, người làm việc trên tàu có liên quan đến an toàn giao thông; hệ thống
định vị vệ tinh (GPS):
9.2. Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch
a) Kiểm tra,
thẩm định về trang thiết bị phục vụ, dịch vụ du lịch, kiến trúc thẩm mỹ;
b) Kiểm tra,
thẩm định các điều kiện về nhân viên phục vụ;
c) Kiểm tra
các thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực du lịch.
9.3. Công an
tỉnh
a) Kiểm tra,
thẩm định về trang thiết bị, điều kiện phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu có
liên quan.
b) Kiểm tra,
thẩm định các điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Kiểm tra,
thẩm định các thủ tục hành chính, bằng cấp, chứng chỉ có liên quan đến phòng
cháy, chữa cháy và an ninh trật tự; các nội quy, quy định về phòng cháy chữa
cháy.
9.4. Ban Quản
lý Vịnh Hạ Long
Kiểm tra về
phương án phòng chống giông bão, cứu hộ cứu nạn; phương án thoát hiểm khi có sự
cố; việc thực hiện các quy định tuyên truyền giáo dục về Vịnh Hạ Long; hệ thống
thông tin liên lạc, truyền thanh; việc hướng dẫn hành khách về nội quy và sử dụng
các thiết bị an toàn trên tàu.
10. Trong quá
trình kiểm tra, thẩm định, các thành viên trong hội đồng thẩm định phải ký xác
nhận vào biên bản thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến kết luận của mình.
Khi các phần việc có liên quan đến nhau, các thành viên trong hội đồng thống nhất
để kết luận.
Chương IV
TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH
Điều 16. Tuyến, điểm du lịch
Tuyến, điểm
du lịch được quy định chi tiết tại Phụ lục II kèm theo bản Quy định này.
Điều 17. Công bố tuyến, điểm du lịch
1. Sở Giao
thông vận tải chủ trì cùng các ngành có liên quan thực hiện khảo sát, công bố bổ
sung các tuyến, luồng đường giao thông đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh quản lý, điểm neo đậu theo quy định của Luật Giao thông đường
thủy nội địa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng các ngành có liên
quan thực hiện khảo sát, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố các tuyến,
điểm du lịch trên các tuyến đường thỦy nội địa đã được công bố; công bố điểm
mua sắm, điểm dịch vụ... trên Vịnh Hạ Long theo các quy định của Luật Du lịch.
2. Đối với
các tuyến đường thủy nội địa ra ngoài địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Sở Giao thông Vận
tải Quảng Ninh thống nhất với Sở Giao thông Vận tải của địa phương nơi có tuyến
đường thỦy nội địa đi qua trình Cục đường thỦy nội địa Việt Nam công bố tuyến
thủy nội địa.
Việc công bố
các tuyến, điểm du lịch trên các tuyến đường thỦy nội địa ra ngoài địa bàn tỉnh
Quảng Ninh thực hiện theo quy định của Luật Du lịch.
Chương V
HOẠT ĐỘNG TÀU DU LỊCH
MỤC 1 HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THAM QUAN
Điều 18. Danh sách hành khách
1. Danh sách
khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long: sử dụng danh sách hành khách theo mẫu quy
định tại Phụ lục III của bản Quy định này.
2. Người lập
danh sách phải ghi đầy đủ các cột, mục theo yêu cầu, chịu trách nhiệm về tính
chính xác của danh sách được lập.
3. Danh sách
hành khách được lập thành 02 bản cho mỗi chuyến tàu, 01 bản giao cho thuyền trưởng,
01 bản lưu tại cảng vụ nơi cấp phép rời cảng, bến trong 30 ngày.
Điều 19. Cấp phép tàu vào, rời cảng, bến đón, trả khách
1. Căn cứ
theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông
Vận tải về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và tình hình thực tế của
hoạt động vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, Cảng vụ thực hiện cấp
phép vào, rời cảng, bến cho tàu du lịch theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều này.
2. Cấp giấy
phép vào cảng, bến
a) Việc cấp giấy
phép vào cảng, bến cho tàu du lịch được thực hiện cấp một lần trong tháng. Giấy
phép vào cảng, bến có giá trị sử dụng trong 30 ngày kể từ ngày cấp.
b) Giấy tờ phải
xuất trình:
- Giấy chứng
nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;
- Giấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Danh bạ
thuyền viên;
- Bằng, chứng
chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận nghiệp vụ của người làm việc trên tàu theo ca
làm việc (theo quy định tại bản Quy định này);
- Giấy phép rời
cảng, bến cuối cùng.
c) Cảng vụ kiểm
tra, xác nhận cho phép tàu vào cập cảng, bến để đón khách nếu đủ các điều kiện.
Tạm thời lưu giữ sổ danh bạ thuyền viên, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của tàu trong thời gian tàu đón khách tại cảng.
3. Cấp giấy
phép rời cảng, bến:
a) Trước khi
cấp phép rời cảng, bến Cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra thực tế về các điều kiện
an toàn, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định và số lượng khách
theo danh sách và phương tiện chuyển tải đi kèm (nếu có) theo quy định của bản
Quy định này;
b) Khi làm thủ
tục cấp phép rời cảng, bến, thuyền trưởng xuất trình giấy phép vào cảng, bến đã
được cảng vụ xác nhận; 01 bản danh sách khách du lịch theo quy định tại Điều 18
bản Quy định này; chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt, thanh toán
tiền dịch vụ với chủ khai thác cảng, bến hoặc các khoản nợ theo quy định của
pháp luật (nếu có);
Điều 20. Thời gian cấp phép rời cảng, bến
1. Mùa hè
(tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 31/10): cấp từ 06h00’; ngừng cấp từ 16h30’.
2. Mùa đông
(tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 15/4 năm sau): cấp từ 06h30’; ngừng cấp từ
16h00’.
Điều 21. Thời gian tàu phải cập cảng, bến
1. Mùa hè
(tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 31/10): Chậm nhất đến 19h00’.
2. Mùa đông
(tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 15/4 năm sau): Chậm nhất đến 18h30’.
Điều 22. Chuyển tải khách trong vùng nước cảng, bến
1. Tàu lưu
trú được phép neo đậu trong vùng nước cảng, bến để chuyển tải khách từ cầu cảng,
bến ra tàu và ngược lại. Chủ phương tiện, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về
việc chuyển tải khách.
2. Thuyền trưởng
phương tiện chuyển tải chỉ được chở khách đúng số lượng, đúng tên khách theo
danh sách đã đăng ký tạm trú ra tàu lưu trú.
3. Phương tiện
chuyển tải không được dùng để vận chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long như tàu
du lịch.
4. Các phương
tiện chuyển tải, đón trả khách tại khu vực dành riêng của cảng, bến.
Điều 23. Không cấp phép rời cảng, bến
1. Khi thời tiết không đảm bảo an toàn do sương mù, gió lớn từ
cấp 5 trở lên theo thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thỦy văn Quảng Ninh
và tình hình thực tế. Khi cơ quan dự báo thời tiết dự báo có thể có giông, lốc
tại khu vực có tuyến du lịch.
2. Trong trường
hợp thời tiết có diễn biến đột xuất, Cảng vụ trực tiếp xem xét giải quyết việc
ngừng hay tiếp tục cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu du lịch, trên cơ sở đảm
bảo an toàn. Khi ngừng hay tiếp tục cấp lại phải thông báo công khai cho chủ
khai thác cảng, bến, chủ phương tiện, thuyền viên, khách du lịch biết.
3. Khi chủ
tàu, thuyền viên vi phạm Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long, bản Quy định này và nội quy
cảng, bến, hợp đồng, cam kết đã được ký kết giữa chủ tàu với chủ khai thác cảng,
bến.
4. Khi có
thông báo của Sở Giao thông Vận tải về tình trạng không an toàn trên các tuyến
vận tải khách du lịch, điểm đón, trả khách, vùng neo đậu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ
Long.
5. Tàu du lịch
không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 của Quy định
này.
6. Tàu du lịch
vận chuyển khách tham quan tuyến tại Phụ lục II kèm theo bản Quy định này không
có giấy phép rời cảng, bến cuối cùng; tàu đưa khách đến các điểm dịch vụ chưa
được công bố theo quy định.
7. Tàu lưu
trú vi phạm quy định tại Khoản 3, Điều 26 bản Quy định này.
8. Các trường
hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
MỤC 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU LƯU TRÚ
Điều 24. Khai báo tạm trú cho khách du lịch lưu trú trên tàu
1. Khách du lịch
lưu trú phải có giấy tờ tùy thân hợp lệ sau đây:
a) Đối với
người Việt Nam: Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo
quy định;
b) Đối với người
nước ngoài: Hộ chiếu, giấy tờ thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Việc lập
danh sách hành khách, khai báo tạm trú đối với khách du lịch lưu trú (kể cả người
Việt Nam và người nước ngoài):
a) Chủ tàu
lưu trú có trách nhiệm khai báo đăng ký tạm trú cho khách du lịch lưu trú trên
tàu của mình qua mạng internet với cơ quan Công an theo quy định và chịu trách
nhiệm về tính chính xác của danh sách truyền qua mạng;
b) Danh sách
khách du lịch lưu trú sau khi truyền qua mạng được in thành 02 bản, 01 bản thuyền
trưởng mang theo tàu, 01 bản nộp cho Cảng vụ khi làm giấy phép rời cảng, bến;
c) Công an tỉnh
thống nhất hướng dẫn việc đăng ký khai báo danh sách hành khách tạm trú qua mạng.
d) Danh sách
khách du lịch lưu trú được lưu trữ tại Cảng vụ và trên tàu tối thiểu 06 tháng.
Điều 25. Cấp phép tàu vào, rời cảng đón trả khách
1. Cấp giấy
phép vào cảng
Ngoài các giấy
tờ quy định tại Điều 19 bản Quy định này, thuyền trưởng tàu lưu trú phải xuất
trình thêm các loại giấy tờ sau :
a) Giấy xác
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Giấy chứng
nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn.
2. Cấp giấy
phép rời cảng:
Thực hiện
theo Điều 19 bản Quy định này. Danh sách hành khách được thay bằng danh sách
khách du lịch lưu trú quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 24 bản Quy định này.
Giấy đề nghị cấp phép rời cảng theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo bản Quy định
này.
3. Tàu được cấp
phép rời cảng phải có phương tiện làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và chữa cháy
theo quy định tại bản Quy định này.
4. Giấy phép
rời cảng đối với tàu lưu trú thực hiện theo mẫu thống nhất do Cảng vụ quy định.
5. Thời gian cho khách lưu trú trên tàu: không quá 24 tiếng cho
một lần cấp phép rời cảng.
Điều 26. Các quy định khác
1. Chủ tàu lưu trú chỉ được ký hợp đồng nhận và đón khách của
các công ty du lịch có giấy phép kinh doanh lữ hành theo quy định của Luật Du lịch.
2. Tàu lưu
trú chỉ được đón khách nghỉ đêm tại các cảng tàu du lịch đã được công bố trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh. Cảng tàu du lịch nơi đón, trả khách lưu trú phải được ghi
rõ trong giấy phép rời cảng.
3. Khi tàu đã
có khách lưu trú, chủ tàu, thuyền trưởng không được kết hợp đón khách tham quan
du lịch.
4. Số lượng
khách, hướng dẫn viên trên mỗi chuyến tàu lưu trú không được vượt quá tổng số khách
được ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú.
5. Trường hợp
có trẻ em (dưới 12 tuổi) đi cùng thì chỉ được ghép không quá 01 trẻ em/phòng và
tàu phải trang bị bổ sung phao cứu sinh, thiết bị an toàn cho số khách ghép
này.
Điều 27. Thủ tục đăng ký tại vùng neo đậu
1. Khi đến và
rời vùng neo đậu, thuyền trưởng phải làm thủ tục đăng ký với Cảng vụ và cơ quan quản lý vùng neo
đậu.
2. Thủ tục
đăng ký đến vùng neo đậu
a) Xuất trình
giấy phép rời cảng, vé tham quan Vịnh Hạ Long, danh sách khách du lịch lưu trú;
b) Đăng ký thời
điểm kết thúc neo đậu;
c) Nộp các loại
phí theo quy định.
3. Tại vùng
neo đậu: Tàu được neo đậu bằng neo của tàu hoặc buộc vào phao đã trang bị tại
vùng neo đậu; tuân thủ nội quy của vùng neo đậu.
Chương VI
QUY ĐỊNH VỀ CẢNG, BẾN
TÀU DU LỊCH
Điều 28. Điều kiện về cảng, bến tàu du lịch
1. Đối với cảng
trong đất liền: Đảm bảo theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thỦy nội địa, tiêu
chuẩn bến thỦy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày
21/12/2004 của Bộ Giao thông Vận tải. Ngoài ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
a) Bố trí đầy
đủ hệ thống nhà chờ, nhà điều hành, khu vực bán vé, điểm truy cập internet; khu
vực chờ cho khách đợi lên, xuống tàu yêu cầu phải có mái che, bố trí thoáng,
phù hợp cảnh quan;
b) Có các
phương tiện, bảng thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến, điểm du lịch
trên Vịnh Hạ Long; bảng giá thuê tàu bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc;
c) Đảm bảo
các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04/4/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng cháy và chữa cháy;
d) Có các dịch
vụ phục vụ cho khách du lịch: hàng ăn nhanh, giải khát, mua bán đồ lưu niệm,
bưu điện, thu đổi ngoại tệ…;
đ) Có đại lý,
dịch vụ cung cấp hoặc khu vực tiếp nhận nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt đảm bảo
chất lượng quy định và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động của tàu du lịch
được thuận tiện;
e) Có phòng
đón khách trang trọng;
f) Có khu vực
vệ sinh công cộng (WC) đảm bảo sạch, văn minh, lịch sự.
2. Đối với bến
tại điểm tham quan: Đảm bảo theo tiêu chuẩn bến hành khách ban hành kèm theo
Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ Giao thông Vận tải. Ngoài
ra còn đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có các
phương tiện, bảng thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến, điểm du lịch
trên Vịnh Hạ Long;
b) Phải đảm bảo
các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
c) Có khu vực
vệ sinh công cộng (WC) đảm bảo sạch, văn minh, lịch sự.
3. Đối với
vùng neo đậu tàu lưu trú:
a) Có hệ thống
báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định và phao cho tàu neo đậu;
b) Mỗi điểm
phải có nhà công vụ, có ít nhất 01 pông tông nổi, diện tích tối thiểu là 20 m2
hoặc có cầu cho tàu cập để khách thoát hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp;
c) Có nội quy
vùng neo đậu;
d) Phải đảm bảo
các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04/4/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng cháy và chữa cháy;
e) Tại vùng
neo đậu phải có cơ quan quản lý cảng bến và cơ quan cảng vụ. Các cơ quan này có
trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cứu nạn và kiểm tra tàu theo các quy định của
pháp luật và bản Quy định này. Có các phương tiện để thực hiện việc cứu hộ, cứu
nạn, PCCC và các phương tiện khác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường.
Điều 29. Công tác quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận
tải tại cảng, bến tàu du lịch
1. Cảng vụ thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 71, 72 Luật Giao
thông đường thủy nội địa tại các cảng, bến tàu du lịch.
2. Ngoài những
nhiệm vụ đã được giao trên, Cảng vụ còn phải:
a) Kiểm tra
tàu tham quan, tàu lưu trú đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trang thiết
bị an toàn, thuyền viên và hành khách trước khi cấp giấy phép rời cảng, bến;
b) Kiểm tra,
kiểm soát, quản lý hành trình của tàu thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS);
c) Bố trí số
lượng tàu lưu trú phù hợp công suất khai thác của vùng neo đậu;
d) Có quy chế
phối hợp với chủ khai thác cảng, bến, với các cơ quan chức năng có liên quan để
quản lý tốt hoạt động vận chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long đảm bảo an toàn,
thuận tiện;
đ) Cung cấp
các số liệu có liên quan cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
Điều 30. Hoạt động của cơ quan quản lý, khai thác cảng, bến
tàu du lịch
1. Thực hiện
theo Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy
định về quản lý hoạt động của cảng, bến thỦy nội địa và các quy định khác của
pháp luật.
2. Bán vé
tham quan Vịnh Hạ Long, vé hành khách. Hợp đồng cho khách du lịch thuê tàu tham
quan, tàu lưu trú (nếu khách có nhu cầu).
3. Kiểm soát
vé tham quan Vịnh Hạ Long, vé hành khách của khách trước khi xuống tàu.
4. Khai thác
kinh doanh, đại lý các dịch vụ phục vụ cho tàu du lịch và hành khách; đảm bảo
an toàn các công trình giao thông, trang thiết bị tài sản của cảng, bến.
5. Thường
xuyên đầu tư xây dựng, nâng cấp nhằm duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn cho
người và phương tiện hoạt động tại cảng, bến.
6. Xây dựng
các mức tiền dịch vụ; thu tiền dịch vụ có liên quan theo quy định.
7. Cấp và kiểm
tra thẻ ra vào cảng cho thuyền viên, người phục vụ, người làm việc, dịch vụ tại
cảng, bến.
8. Ban hành nội
quy, quy chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nội dung có liên quan tại bản
Quy định này.
9. Tổ chức thực
hiện công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật
trong phạm vi quản lý.
10. Phối hợp xử
lý các vi phạm theo cam kết trong Hợp đồng neo đậu đón trả khách, vi phạm nội
quy cảng, bến tàu du lịch và nội dung có liên quan quy định tại Điều 52, 53 của
bản Quy định này.
11. Phối hợp
với cảng vụ bố trí vị trí neo đậu của các nhóm, đội tàu trong khu vực vùng nước
quản lý.
12. Tham gia
lập biên bản, kết luận nguyên nhân, xử lý tai nạn; phòng chống giông bão, cứu hộ
cứu nạn, phòng cháy chữa cháy tại vùng nước cảng, bến.
Chương VII
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 31. Phát triển tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long
Trước khi thực
hiện các dự án phát triển tàu tham quan, tàu lưu trú, nhà đầu tư phải có văn bản
gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định.
Điều 32. Lập, điều chỉnh, bổ sung danh bạ thuyền viên
1. Đối với doanh
nghiệp: Nội dung lập, điều chỉnh, bổ sung danh bạ thuyền viên do Giám đốc doanh
nghiệp, chủ nhiệm ký, đóng dấu xác nhận vào danh bạ thuyền viên sau khi đã kiểm
tra bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ và các giấy tờ có liên quan theo quy
định.
2. Đối với hộ
kinh doanh cá thể:
a) Lập danh bạ
thuyền viên: Chủ hộ kinh doanh cá thể lập, ký xác nhận danh bạ thuyền viên. Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chủ hộ kinh doanh cá thể đăng ký hộ khẩu
thường trú chứng thực chữ ký và đóng dấu giáp lai sổ danh bạ thuyền viên;
b) Điều chỉnh,
bổ sung danh bạ thuyền viên: Khi có sự thay đổi thuyền viên, chủ hộ kinh doanh
cá thể điều chỉnh, bổ sung vào danh bạ thuyền viên, ký xác nhận sau khi đã kiểm
tra bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ và các giấy tờ có liên quan theo quy
định.
Điều 33. Quy định đối với điểm, loại hình dịch vụ trên Vịnh Hạ
Long
Giao Ban Quản
lý Vịnh Hạ Long chủ trì cùng các ngành có liên quan xây dựng quy định quản lý đối
với điểm dịch vụ, loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ Long.
Điều 34. Công tác cứu hộ, cứu nạn
1. Chủ tàu du
lịch, thuyền viên tàu du lịch phải chủ động xây dựng phương án, có trách nhiệm
tham gia, tiến hành cứu hộ, cứu nạn, phòng chống giông bão, cháy nổ, đắm tàu;
phổ biến và tổ chức cho thuyền viên học tập, đảm bảo chủ động phòng ngừa và xử
lý hiệu quả khi có tình huống đột xuất xảy ra.
Khi có sự cố
xảy ra, phải triển khai ngay phương án cứu hộ, cứu nạn và thông báo về Trung
tâm cứu hộ, cứu nạn Vịnh Hạ Long theo số điện thoại 0333.622761, kênh 24-VHF và
Cảng vụ để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu, khắc phục hậu quả.
2. Khi phát
hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên Vịnh Hạ
Long, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho tàu và người
đang ở trên tàu của mình thì thuyền trưởng phải tổ chức tiến hành cứu giúp người
bị nạn và phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ, Trung tâm cứu hộ, cứu nạn Vịnh Hạ
Long.
Điều 35. Bảo vệ môi trường
1. Chủ tàu du
lịch phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường như sau:
1.1. Lập bản
cam kết bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
xem xét, xác nhận theo quy định
1.2. Thực hiện
các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng
ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.
1.3. Khắc phục
ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
1.4. Thực hiện
chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
1.5. Trước và
sau mỗi chuyến vận chuyển khách phải làm vệ sinh phương tiện sạch sẽ.
1.6. Không được
thải khói, nước dằn tàu, nước làm mát mát máy có nồng độ dầu vượt quá tiêu chuẩn
ra môi trường.
1.7. Đăng ký
với Sở Tài nguyên và Môi trường để cấp sổ chủ nguồn chất thải nguy hại. Thực hiện
việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định
tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.8. Phải có
hợp đồng xử lý chất thải rắn với Chủ khai thác cảng, bến hoặc chỉ được chuyển
giao chất thải rắn cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thu gom chất thải.
1.9. Phải có
hợp đồng thu gom, xử lý chất thải trong két chứa của buồng vệ sinh với Ban Quản
lý Vịnh Hạ Long hoặc chỉ được chuyển giao chất thải lỏng cho các đơn vị có chức
năng thu gom, xử lý được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép
1.10. Không
được nuôi các loại động vật ở trên các phương tiện.
1.11. Không
được ăn ở, sinh hoạt theo quy mô hộ gia đình trên các phương tiện.
1.12. Đảm bảo
các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách du lịch.
1.13. Trong
quá trình vận chuyển khách, các chủ phương tiện phải có trách nhiệm nhắc nhở
hành khách ý thức bảo vệ môi trường.
1.14. Hàng
ngày, chủ phương tiện có trách nhiệm đưa rác thải đến các điểm đổ rác đã được
chủ khai thác cảng, bến quy định, nộp phí theo quy định.
2. Chủ khai
thác cảng, bến có trách nhiệm
a) Thu gom
các loại chất thải rắn trên các tàu du lịch trong vùng đất, vùng nước được giao
quản lý;
b) Thu phí
thu gom rác của các tàu du lịch có hợp đồng đăng ký neo đậu tại cảng, bến và sử
dụng theo quy định.
3. Ban Quản lý
Vịnh Hạ Long có trách nhiệm tổ chức thu gom xử lý chất thải lỏng của các tàu du
lịch.
Điều 36. Giá cước vận chuyển khách, hợp đồng thuê tàu và các
dịch vụ khác
1. Chủ doanh
nghiệp phải xây dựng giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Việc xây dựng
giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết thực hiện theo Pháp lệnh giá.
2. Kê khai
giá
a) Trên cơ sở
các tuyến, điểm tham quan, thời gian hành trình, chất lượng phương tiện theo
tiêu chuẩn phân hạng tàu, chủ tàu du lịch tính toán xây dựng giá. Giá kê khai phải
phù hợp với giá thực tế giao dịch thông thường trên thị trường;
b) Tổ
chức, cá nhân kinh doanh tàu du lịch thực hiện kê khai giá với Sở Tài chính
theo hồ sơ kê khai giá quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008
của Bộ Tài chính; đồng thời gửi Sở Công Thương, chủ khai thác cảng, bến nơi tàu
ký hợp đồng đón trả khách, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để theo dõi, giám
sát, kiểm tra.
3. Niêm yết
giá
a) Chủ tàu du
lịch phải niêm yết công khai giá cước vận chuyển khách, giá phòng (buồng) nghỉ
trên tàu theo giá đã kê khai với Sở Tài chính. Giá các hoạt động dịch vụ khác
phải niêm yết theo giá giao dịch thông thường trên thị trường;
b) Bảng niêm
yết giá phải in rõ ràng, không được tẩy xoá, để nơi dễ quan sát. Đơn vị niêm yết
giá là đồng Việt Nam (VNĐ). Chủ tàu du lịch có trách nhiệm công bố công khai
giá cước vận chuyển khách, giá buồng (phòng) nghỉ trên tàu trên các phương tiện
thông tin đại chúng theo quy định tại Quyết định số 34/2004/QĐ- BGTVT ngày
21/12/2004 của Bộ Giao thông Vận tải;
c) Giá cung cấp
hàng hóa, dịch vụ: Khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải theo đúng giá niêm yết,
lập hóa đơn đầy đủ theo đúng quy định;
Trường hợp chủ
tàu du lịch ghi hóa đơn vận chuyển khách, giá phòng (buồng) lưu trú trên tàu thấp
hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường thì bị ấn định giá bán ra theo
giá giao dịch thông thường trên thị trường và ấn định số thuế phải nộp;
d) Chủ tàu du
lịch không kê khai giá với cơ quan quản lý giá, không niêm yết giá sẽ bị xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan, đồng thời phải khắc phục ngay mới
được đưa phương tiện vào hoạt động;
đ) Giá cước vận
chuyển khách bao gồm thuế giá trị gia tăng, tiền bảo hiểm đối với hành khách,
không bao gồm tiền phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long và các dịch vụ
phục vụ khác.
4. Vé hành
khách, hợp đồng vận chuyển khách du lịch
a) Vé cước vận
chuyển khách du lịch trên tàu:
Chủ tàu du lịch
phải phát hành vé cước vận chuyển khách theo quy định;
Trường hợp chủ
tàu du lịch ký hợp đồng ủy thác với chủ khai thác cảng, bến bán vé thì chủ khai
thác cảng, bến phải thực hiện niêm yết giá cước vận chuyển khách tại nơi bán vé
theo quy định;
b) Trừ các hợp
đồng vận chuyển khách theo chương trình du lịch đã ký với các doanh nghiệp lữ
hành, còn lại chủ tàu du lịch phải có hợp đồng vận chuyển khách du lịch tham
quan Vịnh Hạ Long theo từng chuyến. Hợp đồng vận chuyển phải được lập thành văn
bản và có chữ ký của khách du lịch là người trực tiếp sử dụng dịch vụ;
c) Hợp đồng vận
chuyển khách du lịch và các dịch vụ phải theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành, đồng thời đảm bảo các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ
và số điện thoại của chủ phương tiện, của đại diện đoàn khách du lịch;
- Số lượng
khách du lịch;
- Tên tàu và
số đăng ký của tàu vận chuyển;
- Thời gian
hành trình, tuyến điểm tham quan;
- Giá thuê
tàu (theo giờ hoặc trọn chuyến), hình thức thanh toán tiền;
- Giá các dịch
vụ, cách thức cung cấp dịch vụ…
d) Phải có
danh sách khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long (theo mẫu ban hành kèm theo quy
định này) kèm theo hợp đồng.
Hợp đồng thuê
tàu, danh sách hành khách, danh sách khách lưu trú nghỉ đêm trên tàu, giấy phép
rời Cảng, bến... phải được lưu giữ theo quy định.
5. Khách du lịch
nếu không thuê trọn một chuyến tàu theo hợp đồng, bắt buộc phải có vé hành khách.
Vé hành khách do chủ phương tiện phát hành theo quy định tại Điểm a, Khoản 4 Điều
này.
6. Nếu khách
du lịch có đặt các dịch vụ trên tàu, chủ phương tiện phải thống nhất, thỏa thuận
trực tiếp trước với khách rõ ràng bằng văn bản về giá, số lượng, tiền dịch vụ
và chỉ được thực hiện sau khi hai bên đã thống nhất cụ thể. Chủ phương tiện phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm về giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách du lịch.
7. Đối với dịch
vụ lưu trú trên tàu lưu trú khách du lịch, Cơ quan thuế, các cơ quan có liên
quan và các doanh nghiệp thống nhất khung giá, khung giá này là cơ sở để tính
thuế. Việc niêm yết, kê khai giá thực hiện theo các quy định tại Khoản 1, 2, 3
Điều này.
Điều 37. Nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí
1. Về nghĩa vụ
thuế, phí và lệ phí của chủ phương tiện
a) Phải chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký thuế, khai và nộp thuế, phí, lệ
phí... theo đúng các quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật về
thuế, phí, lệ phí hiện hành;
b) Phí, lệ
phí được thực hiện thu theo danh mục và mức thu phí, lệ phí của cơ quan có thẩm
quyền quy định.
c) Cung cấp đầy
đủ, kịp thời danh sách, số lượng tàu được phép hoạt động kinh doanh du lịch
trên Vịnh Hạ Long cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Hàng tháng, cùng thời
gian nộp hồ sơ khai thuế, chủ cơ sở cung cấp thông tin về số lượt tàu xuất bến
(theo giấy phép rời cảng), số lượt khách tham quan (theo danh sách khách thăm Vịnh
Hạ Long ban ngày), số lượt khách nghỉ lưu trú (theo danh sách khách nghỉ lưu
trú) đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý;
d) Đối với cơ
sở kinh doanh có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau như: vận chuyển khách,
lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm... thì lập hóa đơn và khai thuế phải tách
riêng hoạt động vận chuyển khách, hoạt động lưu trú buồng (phòng).
2. Cơ quan
Thuế có trách nhiệm hướng dẫn nội dung về việc cung cấp thông tin, lập hóa đơn,
khai thuế cho cơ sở kinh doanh để thực hiện.
Điều 38. Các khoản thu tiền dịch vụ
1. Chủ khai
thác cảng, bến, điểm neo đậu nghỉ đêm cho tàu du lịch được thu tiền đối với các
dịch vụ đã cung cấp cho người sử dụng.
2. Mức tiền dịch
vụ, phương thức thanh toán... do các bên thống nhất, thỏa thuận bằng văn bản hợp
đồng hoặc các hình thức khác.
Chương VIII
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
MỤC 1 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA KINH
DOANH TÀU DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG
Điều 39. Trách nhiệm của Chủ tàu du lịch
Thực hiện
đúng các quy định tại Điều 3 của bản Quy định này và các quy định của pháp luật
và có trách nhiệm thực hiện các việc sau:
1. Ký hợp đồng
neo đậu, đón trả khách, thỏa thuận sử dụng dịch vụ với chủ khai thác cảng, bến.
Nội dung bản hợp đồng do hai bên bàn bạc thống nhất cụ thể.
2. Chịu trách
nhiệm về lập sổ danh bạ, bổ sung và định biên thuyền viên, bố trí đủ người làm
việc theo ca làm việc có tên trong danh bạ khi tàu hoạt động theo các quy định
tại bản Quy định này.
3. Có quyết định
phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của thuyền trưởng và các thuyền viên
khác, nhân viên phục vụ và phổ biến trực tiếp đến từng đối tượng thực hiện; thường
xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót, vi phạm và
chịu trách nhiệm về các hoạt động của người được giao quyền quản lý điều hành,
thuyền viên, người làm việc trên tàu trong quá trình hoạt động.
4. Chủ động
in ấn danh sách hành khách, lập và chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác
của danh sách hành khách mỗi chuyến đi.
5. Thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách đường thỦy nội
địa. Chịu mọi trách nhiệm về kinh doanh của tàu du lịch có liên quan đến hoạt động,
an toàn của phương tiện, hành khách, khiếu nại của hành khách.
6. Đảm bảo an
ninh trật tự, vệ sinh thực phẩm, an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp cho người
và phương tiện trong quá trình kinh doanh. Khi có sự cố xảy ra, phải chủ động
có biện pháp xử lý, báo cáo ngay với các cơ quan có liên quan tham gia giải quyết;
chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục sự cố và bồi thường nếu lỗi do người hoặc
phương tiện của mình gây ra.
7. Đại diện
cho toàn bộ thuyền viên cam kết với chủ khai thác cảng, bến, Cảng vụ và các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan. Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước
và các quy định của bản Quy định này.
8. Thông báo
cho các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch biết các quy định có liên quan để
phối hợp thực hiện.
9. Phản ánh kịp
thời với cơ quan chức năng về những việc làm sai trái, vi phạm những hành vi
không được làm quy định tại Điều 3 bản Quy định này của các tổ chức, cá nhân có
liên quan để xử lý nghiêm theo quy định.
Điều 40. Trách nhiệm của thuyền trưởng
Thực hiện đúng
các quy định tại Điều 3 của bản Quy định này và các quy định của pháp luật và
chịu trách nhiệm thực hiện các việc sau:
1. Hàng ngày,
phải thường xuyên đôn đốc thuyền viên kiểm tra, thay thế các trang thiết bị an
toàn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các vị trí có nguy cơ xảy ra dễ cháy nổ
trên tàu. Bố trí đủ số lượng thuyền viên theo quy định tại bản Quy định này
trong quá trình hoạt động. Phân công trách nhiệm cho từng thuyền viên trên tàu,
đôn đốc thuyền viên thực hiện các trách nhiệm đã được phân công.
2. Phân công
nhiệm vụ cho thuyền viên làm việc trên tàu theo từng vị trí; phân ca, kíp làm
việc cụ thể, đảm bảo trực 24/24 giờ. Việc phân công phải được ghi lại cụ thể và
lưu trên tàu.
3. Thường
xuyên trực tiếp kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện,
biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; lập, lưu trữ, bổ sung kịp thời
hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy của tàu.
4. Tổ chức việc
hướng dẫn về nội quy an toàn, sử dụng các trang thiết bị an toàn cá nhân (áo
phao, búa phá cửa thoát hiểm, bình cứu hoả...) cho khách du lịch.
5. Trước khi
rời khỏi cảng, bến hoặc các điểm tham quan, neo đậu phải kiểm tra, đối chiếu
danh sách hành khách với số khách thực tế tàu. Trong trường hợp kết thúc hành
trình đi tham quan, lưu trú sớm hơn so với hợp đồng phải được sự đồng ý của
khách và được xác nhận bằng văn bản.
6. Kịp thời
ngăn chặn và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng xử lý các hoạt động trái
pháp luật dưới mọi hình thức trên tàu.
7. Chịu trách
nhiệm nhắc nhở hành khách thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định tại
bản Quy định này.
8. Chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những vấn đề có liên quan đến hành khách; về các hoạt
động của thuyền viên trên tàu trong quá trình hoạt động.
9. Chỉ được
phép cho khách du lịch đã có vé tham quan, có vé hành khách và có tên trong
danh sách hành khách; thuyền viên có tên trong danh bạ thuyền viên lên tàu, trừ
các trường hợp khác được pháp luật cho phép.
MỤC 2 TRÁCH NHIỆM CỦA KHÁCH DU LỊCH
Điều 41. Trách nhiệm của khách du lịch
1. Thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 83 của Luật Giao thông đường thỦy
nội địa, các quy định, nội quy trên tàu du lịch và tại các điểm tham quan; giữ
gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long.
2. Phải có hợp
đồng thuê tàu, vé hành khách hợp lệ. Khai đúng tên, tuổi, địa chỉ của mình và
trẻ em từ 01 tuổi trở lên đi kèm để chủ phương tiện lập danh sách hành khách.
Yêu cầu chủ phương tiện, người bán hàng dịch vụ giao hóa đơn, vé hành khách hợp
lệ. Phải mua vé tham quan Vịnh Hạ Long.
3. Trường hợp
đối với khách du lịch là người nước ngoài, hướng dẫn viên người Việt Nam phải
chủ động lập danh sách hành khách chính xác và phổ biến cho khách biết các quy
định có liên quan.
4. Xuất trình
vé hành khách, vé tham quan Vịnh Hạ Long cho người kiểm soát tại cảng, bến và
điểm tham quan; thanh toán tiền sử dụng các dịch vụ; bồi thường thiệt hại trong
trường hợp gây ra các thiệt hại cho tổ chức và cá nhân. Tôn trọng và chấp hành
nghiêm túc các quy định tại bản Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
5. Trường hợp
có khiếu nại với cơ quan quản lý phải có văn bản làm cơ sở giải quyết, xử lý.
6. Tuân thủ
các nội quy về bảo vệ môi trường tại các bến cảng, trên các phương tiện hoạt động
du lịch và những nơi đến du lịch; không được xả các chất thải xuống Vịnh Hạ
Long; không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy khi tham gia các
hoạt động du lịch.
MỤC 3 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Ngoài các
trách nhiệm đã được phân công theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ
quan có trách nhiệm thực hiện các việc sau:
Điều 42. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Là cơ quan thường trực, tổ chức giám sát việc thực hiện bản
Quy định này. Đề xuất các biện pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực
hiện bản Quy định này.
2. Xây dựng định
hướng, quy hoạch phát triển tàu du lịch.
3. Tổ chức
đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch cho thỦy thủ, thuyền viên, nhân
viên phục vụ trên tàu du lịch.
4. Thẩm định
và công bố các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long.
5. Chịu trách
nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ phục vụ khách; các chất
lượng, tiêu chuẩn về dịch vụ trên tàu du lịch.
Điều 43. Sở Giao thông Vận tải
1. Kiểm tra,
giám sát các quy định về an toàn, kỹ thuật đối với tàu du lịch, cảng bến, điểm
neo đậu, luồng tuyến thủy nội địa và các công trình khác có liên quan; cấp phép
hoạt động, công bố cảng bến, điểm neo đậu, tuyến, luồng... theo quy định của
pháp luật và các quy định của bản Quy định này.
2. Xây dựng bộ
tiêu chuẩn chung về thiết kế, các trang thiết bị an toàn, kỹ thuật, ngăn ngừa ô
nhiễm đối với tàu du lịch đảm bảo an toàn kỹ thuật, phù hợp với thực tế ở địa
phương và các quy định của Nhà nước, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Tuyên truyền,
giáo dục đội ngũ thuyền viên chấp hành các quy định của Nhà nước về giao thông
đường thỦy và các quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ
Long.
4. Tổ chức thực
hiện công tác đăng ký, đăng kiểm, cảng vụ và các công việc có liên quan theo
quy định hiện hành, các quy định trong bản Quy định này.
5. Chịu trách
nhiệm xây dựng quy trình cấp, kiểm tra giấy phép vào, rời cảng, bến đảm bảo thuận
tiện, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh
Hạ Long.
Điều 44. Công an tỉnh
1. Đảm bảo an
ninh trật tự đối với hoạt động của tàu du lịch; công tác phòng chống cháy nổ;
đăng ký và quản lý lưu trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên
quan đến hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
2. Tiếp nhận và
xử lý kịp thời các thông tin có liên quan đến an ninh trật tự. Chủ động kiểm
tra xử lý các tàu du lịch có vi phạm về an toàn giao thông đường thủy nội địa,
an toàn phòng chống cháy nổ, vi phạm về quản lý lưu trú và các vi phạm khác
theo quy định của pháp luật. Trao đổi thông tin về người, phương tiện hoạt động
du lịch trên Vịnh Hạ Long có vi phạm về an ninh trật tự cho các cơ quan chức
năng liên quan để tăng cường phối hợp quản lý.
Điều 45. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
1. Quản lý và
chuẩn bị các điều kiện đảm bảo yêu cầu về an toàn, thuận tiện cho khách và tàu
du lịch ra, vào các điểm tham quan, điểm neo đậu trên Vịnh Hạ Long.
2. Tổ chức hướng
dẫn, giám sát việc thực hiện cam kết của các tàu du lịch trong việc chấp hành
quy định về hành trình, điểm neo đậu, bảo vệ cảnh quan môi trường Vịnh Hạ Long.
3. Duy trì hoạt
động liên tục của hệ thống thông tin (VHF) liên lạc với các tàu du lịch.
4. Là cơ quan
thường trực cứu hộ, cứu nạn; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương liên
quan giải quyết các sự cố xảy ra trên Vịnh Hạ Long. Bố trí phương tiện để phục
vụ nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.
5. Tổ chức
thu gom rác tại các điểm tham quan, điểm neo đậu và các điểm khác theo quy định.
6. Chịu trách
nhiệm đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các điểm neo đậu cho tàu lưu trú, cảng
bến tại các điểm tham quan. Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phát triển các điểm neo đậu cho tàu lưu trú.
7. Chủ trì
xây dựng, thu tiền dịch vụ neo đậu áp dụng đối với tàu lưu trú khi hoạt động tại
điểm neo đậu tàu lưu trú nghỉ đêm.
Điều 46. Sở Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường và thực hiện các nhiệm vụ, trách
nhiệm khác theo quy định của pháp luật và bản Quy định này.
Điều 47. Sở Y tế
1. Quy định
danh mục thuốc thông thường và thiết bị y tế trên tàu du lịch.
2. Tổ chức tập
huấn, cấp giấy chứng nhận về nghiệp vụ sơ, cấp cứu y tế; kiến thức về vệ sinh
an toàn thực thẩm cho thuyền viên tàu du lịch.
Điều 48. Sở Tài chính
1. Chủ trì
xây dựng quy định về mức giá tối thiểu cho hoạt động tàu du lịch.
2. Chủ trì việc
quản lý về giá của các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ
Long.
Điều 49. Cục Thuế tỉnh
1. Tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế theo đúng
quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh nộp thuế nhanh
chóng, thuận tiện. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế, phí và xử
lý vi phạm theo đúng thẩm quyền.
2. Thực hiện
các biện pháp quản lý thuế của tàu du lịch.
Điều 50. Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm
tra, xử lý các vi phạm về:
1. Đăng ký
kinh doanh; hoạt động kinh doanh có điều kiện đối với các mặt hàng hạn chế kinh
doanh như: Rượu, thuốc lá...;
2. Niêm yết
giá, bán theo giá niêm yết;
3. Kinh doanh
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...
Điều 51. Ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan
Theo chức
năng nhiệm vụ thẩm quyền quy định, có trách nhiệm:
1. Chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn về hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du
lịch trên Vịnh Hạ Long.
2. Kiểm tra,
xử lý và chịu trách nhiệm về việc để các cảng, bến tàu du lịch trên địa bàn hoạt
động trái phép.
3. Tổ chức
đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho các tàu du lịch theo quy đinh.
4. Tổ chức kiểm
tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi
trường của các tàu du lịch.
5. Chủ trì
trong việc chăm sóc, hỗ trợ ban đầu cho khách du lịch khi gặp nạn trên Vịnh Hạ
Long.
Chương IX
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều 52. Thanh, kiểm tra
1. Các cơ
quan có thẩm quyền được thực hiện việc thanh, kiểm tra theo quy định của pháp
luật đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long.
2. Việc thực
hiện thanh, kiểm tra theo đúng Luật Thanh tra, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/8/2008 và các
quy định hiện hành.
3. Việc kiểm
tra hành chính chỉ được thực hiện tại các bến, cảng, điểm neo đậu. Không được
tuỳ tiện dừng tàu để kiểm tra khi chưa phát hiện các dấu hiệu vi phạm, trừ các
trường hợp đã được pháp luật cho phép.
4. Các cơ
quan có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm trao đổi thông tin về vi
phạm hành chính của các tàu du lịch cho Cảng vụ, chủ khai thác cảng, bến để làm
cơ sở xử lý theo các cam kết được quy định.
Điều 53. Xử lý các vi phạm
1. Chủ tàu du
lịch, thuyền viên tàu du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành bản Quy định này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tàu du
lịch có trách nhiệm ký cam kết trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước
và các quy định tại bản Quy định này với chủ khai thác quản lý cảng, bến, điểm
neo đậu, Cảng vụ.
3. Trong quá
trình thực hiện nếu chủ tàu du lịch, thuyền viên có các hành vi vi phạm quy định
tại các nội dung đã cam kết:
a) Chủ khai
thác cảng, bến tàu du lịch từ chối hoặc hỦy hợp đồng đã ký về neo đậu đón trả
khách tại cảng, bến; không cho người, phương tiện hoạt động trong phạm vi cảng,
bến thuộc phạm vi quản lý;
b) Cảng vụ tạm
dừng cấp giấy phép rời cảng, bến đối với phương tiện vi phạm. Thời gian tạm dừng
cấp giấy phép rời cảng, bến tối đa không quá 05 ngày đối với mỗi lần vi phạm.
4. Trường hợp
chủ tàu du lịch, thuyền viên, người quản lý điều hành… có vi phạm về an ninh trật
tự, vi phạm nội quy, quy định của cảng, bến, vi phạm về giá hoặc khách du lịch
có khiếu nại, tố cáo… thì chủ khai thác cảng, bến không cho phương tiện đón trả
khách tại cảng, bến để kiểm tra, xác minh hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan chức
năng để giải quyết. Sau khi giải quyết xong mới cho tàu tiếp tục đón trả khách
tại cảng, bến.
5. Tàu lưu
trú vi phạm các quy định về lưu trú tại bản Quy định này, ngoài việc bị xử lý
vi phạm hành chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi ngay các giấy tờ có
liên quan đến lưu trú của tàu như: Giấy chứng nhận điều kiện an ninh trật tự,
giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu trú du lịch. để xem xét, xử lý theo quy định.
6. Trường hợp
tàu du lịch vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, cấp có thẩm quyền sẽ dừng hoạt động
kinh doanh vận chuyển khách du lịch đối với hoạt động tàu thuộc quyền quản lý của
chủ phương tiện theo thẩm quyền.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 54. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh
những vấn đề mới, không phù hợp, các cơ quan chức năng có liên quan kịp thời
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực
tế và các quy định của pháp luật.
Điều 55. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thường
trực) chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bản Quy định
này.
Định kỳ hàng
quý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp tình hình kinh
doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
PHỤ LỤC I
QUY ĐỊNH CÁC LOẠI GIẤY TỜ ĐỂ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ
LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quy định về việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển
khách du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long được phê duyệt tại
Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh)
A. Đối với
trường hợp cấp lần đầu.
1. Giấy chứng
nhận Đăng ký kinh doanh cơ sở lưu trú trên tàu du lịch.
2. Giấy chứng
nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
3. Giấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (còn hiệu lực).
4. Biên bản
kiểm tra an toàn kỹ thuật (còn hiệu lực).
5. Giấy chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách (còn hiệu lực).
6. Giấy chứng
nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hoặc bảo hiểm vật chất thân tàu (còn hiệu lực).
7. Biên bản
kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
8. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội - Công an tỉnh Quảng Ninh cấp (còn hiệu lực).
9. Giấy chứng
nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
10. Bản Cam kết
bảo vệ môi trường.
11. Biên bản
kiểm tra phân loại, thẩm định điều kiện lưu trú.
12. Các văn bằng
chứng chỉ của thuyền viên.
B. Đối với
trường hợp cấp đổi
Ngoài các giấy
tờ quy định tại điểm A trên, phải có thêm giấy bản gốc Giấy chứng nhận cơ sở
lưu trú đạt chuẩn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp (bản hết hiệu lực gần
nhất ).
Các giấy tờ
trên là bản sao có công chứng.
PHỤ LỤC II
QUY ĐỊNH TUYẾN THAM QUAN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
(Ban hành kèm theo Quy định về việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển
khách du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long được phê duyệt tại
Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh)
1. Tuyến 1:
Hành trình 4 giờ: Cảng, bến tàu du lịch (nơi đón khách lên tàu) - Động Thiên
Cung, Hang Đầu Gỗ - Hòn Chó Đá - Hòn Đỉnh Hương - Hòn Trống Mái - Cảng, bến tàu
du lịch (nơi trả khách lên bờ).
2. Tuyến 2:
Hành trình 06 giờ.
a) Cảng, bến
tàu du lịch (nơi đón khách lên tàu) - Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ - Hòn Trống
Mái - Hang Sửng Sốt - Bãi tắm Ti Tốp hoặc Soi Sim (đi qua, không lên) - Cảng, bến
tàu du lịch (nơi trả khách lên bờ);
b) Nếu khách
có nhu cầu lên bãi tắm, hành trình sẽ được tính thêm tối thiểu 01 giờ.
3. Tuyến 3:
Hành trình 08 giờ
a) Cảng, bến
tàu du lịch - Hòn Trống Mái - Hang Sửng Sốt - Động Mê Cung - Làng chài Cửa Vạn
- Bãi tắm Ti Tốp - Cảng, bến tàu du lịch. Trong tuyến này khách có thể lựa chọn
hang Bồ Nâu hoặc hang Luồn thay thế cho các hang động khác;
b) Cảng, bến
tàu du lịch - Làng chài Vông Viêng - Cảng, bến tàu du lịch.
4. Tuyến 4:
a) Cảng, bến
tàu du lịch - Cảng khách Cái Rồng (huyện Vân Đồn);
b) Cảng, bến
tàu du lịch - Bến tàu khách Quan Lạn (huyện Vân Đồn). Trong tuyến này khách có
thể tham quan hang Sửng Sốt, đảo Ti tốp.
5. Cảng, bến
tàu du lịch - Thiên Cung, Đầu Gỗ - Hòn Trống Mái - Bến Gia Luận (thuộc đảo Cát
Bà - Hải Phòng). Tuyến này chỉ được hoạt động sau khi có ý kiến của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, công bố.
PHỤ LỤC III
DANH SÁCH KHÁCH DU LỊCH THAM QUAN VỊNH HẠ LONG
(Ban hành kèm theo Quy định về việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển
khách du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long được phê duyệt tại
quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày15/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh)
Tên tàu du lịch
: …………………..Số đăng ký : QN - ………Sức chở : …….người
Họ và tên T.
trưởng ……………………………Hạng bằng…....Số lượng T. Viên…
Số lượng
khách đi du lịch:…......người. Quốc tịch: VN…….người; nước ngoài…….
Tuyến tham
quan, du lịch:…………………………………………………………….
Thời gian
:………tiếng; từ …….giờ…..đến …….giờ……phút, ngày / /20….
Stt
|
Họ
và tên
|
Tuổi/nam
|
Tuæi/nữ
|
Địa
chỉ nơi ở (Quốc tịch)
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
11
|
|
|
|
|
12
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
47
|
|
|
|
|
48
|
|
|
|
|
Tổng
số :………..người.
Xác
nhận của Cảng vụ
|
THUYỀN
TRƯỞNG TÀU QN…………
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
PHỤ LỤC IV
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP RỜI CẢNG CHO TÀU DU LỊCH LƯU TRÚ
(Ban hành kèm theo Quy định về việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển
khách du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long được phê duyệt tại
Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh)
Tên tàu du lịch
lưu trú:………………….............Số đăng ký: QN - ………
Sức chở:
…...người; Số giường lưu trú:........giường. Số lượng T.Viên, phục vụ……; T.trưởng
……………………………Hạng bằng…....Số điện thoại :............................
Địa điểm tàu
neo đậu cho khách nghỉ đêm…………………………………………..
Thời gian : từ
…….giờ…..đến …….giờ……, ngày / /20….
Số lượng khách
nghỉ đêm:…......người.
Trong đó quốc
tịch : Việt Nam……....người. Nước ngoài.........người.
(Có danh sách
khách đã được truyền mạng khai báo tạm trú hợp lệ kèm theo)
Tổng
số :………..người.
Xác
nhận của Cảng vụ
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
THUYỀN
TRƯỞNG TÀU QN…………
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
PHỤ LỤC V
YÊU CẦU VỀ TRANG THIẾT BỊ, TIỆN NGHI TỐI THIỂU ĐỐI VỚI
TÀU DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quy định tạm thời về việc quản lý hoạt động tàu vận
chuyển khách du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long được phê
duyệt tại Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
A.1. Sảnh
đón tiếp (kết hợp với phòng ăn)
- Quầy lễ tân
(kết hợp quầy bar trong phòng ăn);
- Điện thoại;
- Máy vi tính
nối mạng internet;
- Sổ theo dõi
khách và các khoản thu;
- Bàn ghế tiếp
khách (chung với bàn ghế phòng ăn);
- Thùng rác
có nắp (cho mỗi bàn ăn).
A.2. Buồng
ngủ
- Giường đơn
0,9 m x 2,0 m; giường đôi 1,5 m x 2,0 m;
- Tủ đựng quần
áo có 5 mắc treo cho một khách;
- Đệm dày 10
cm, có vỏ bọc; chăn có ga bọc; gối có vỏ bọc; màn; rèm cửa sổ hai lớp (lớp mỏng
và lớp dày màu tối);
- Đèn trần,
quạt điện; điều hòa nhiệt độ;
- Bình nước lọc,
cốc uống nước;
- Sọt đựng
rác;
- Dép đi
trong phòng;
- "Mắt
thần" trên cửa;
- Chông gọi cửa;
- Cặp đựng
tài liệu gồm: hướng dẫn điện thoại; dịch vụ và giá các dịch vụ; nội quy của
tàu, hướng dẫn thoát hiểm…;
A.3. Phòng
vệ sinh trong buồng ngủ
- Sàn lát bằng
vật liệu chống trơn;
- Bàn cầu, giấy
vệ sinh;
- Chậu rửa mặt,
gương soi, đèn trên gương soi; vòi nước (cấp nước nóng và nước lạnh); vòi tắm
hoa sen;
- Giá để khăn
các loại;
- Móc treo quần
áo;
- Thùng rác
có nắp;
- Thiết bị
thông gió.
- Vật dụng
cho một khách: cốc thuỷ tinh, xà phòng, dầu gội đầu, khăn mặt, khăn tắm,
kemđánh răng, bàn chải đánh răng.