|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 02/2021/TT-BTP cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế trợ giúp pháp lý
Số hiệu:
|
02/2021/TT-BTP
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Tư pháp
|
|
Người ký:
|
Lê Thành Long
|
Ngày ban hành:
|
25/05/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Mức khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý trường hợp đặc biệt
Ngày 25/5/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý.Theo đó, quy định khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý trong một số trường hợp đặc biệt, đơn cử như:
- Trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc:
Căn cứ các công việc thực tế của mỗi người thực hiện, mức khoán chi vụ việc tối đa bằng 130% mức khoán chi tương ứng thể hiện tại các Phụ lục của Thông tư 02/2021 nhưng không quá 10 mức lương cơ sở.
- Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tạm đình chỉ vụ án:
+ Khoán chi vụ việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý căn cứ vào công việc thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện đến thời điểm tạm đình chỉ.
+ Khi vụ án tiếp tục được giải quyết, khoán chi vụ việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý căn cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện từ khi tiếp tục giải quyết đến khi kết thúc.
Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 02/2021/TT-BTP, có hiệu lực từ ngày 15/7/2021.
BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/2021/TT-BTP
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 5 năm 2021
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN CÁCH TÍNH THỜI GIAN THEO BUỔI LÀM VIỆC THỰC TẾ VÀ KHOÁN CHI VỤ VIỆC TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Trợ
giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp
lý;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng
dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp
pháp lý.
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn cách tính thời gian
theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý để làm căn cứ
chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức
tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng
sau:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp
pháp lý;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau
đây gọi tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây gọi tắt là Chi
nhánh); Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc
thực hiện
1. Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật
về thù lao, bồi dưỡng và thủ tục thanh toán thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ
việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ
giúp pháp lý.
2. Bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý trong việc
kê khai thời gian, công việc để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện
vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Khi kê khai thời gian, công việc thực hiện
vụ việc trợ giúp pháp lý, người kê khai chịu trách nhiệm về tính xác thực của
việc kê khai.
4. Khi xác nhận thời gian, công việc của
người thực hiện trợ giúp pháp lý, người xác nhận chịu trách nhiệm về tính xác
thực của việc xác nhận.
Chương II
CÁCH
TÍNH THỜI GIAN THEO BUỔI LÀM VIỆC THỰC TẾ
Điều 3. Thời gian
theo buổi làm việc thực tế
1. Thời gian theo buổi làm việc thực tế (1/2
ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức
tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý
lựa chọn để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc.
2. Một buổi làm việc thực tế được tính trên
cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc
không đủ 04 giờ thì tính như sau:
a) Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm
việc lẻ không đủ 03 giờ;
b) Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm
việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
3. Khi áp dụng cách tính thời gian theo buổi
làm việc thực tế, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và
thời gian thực hiện các công việc vào Bảng kê thời gian thực tế (Mẫu TP-TGPL-01) ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Thời gian
tham gia tố tụng hình sự
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ
giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự gồm:
a) Tham gia hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai
của người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, đương sự trong vụ án hình
sự;
b) Tham gia đối chất, nhận dạng, nhận biết
giọng nói, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên
thân thể, thực nghiệm điều tra và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác
theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
c) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ
quan tiến hành tố tụng;
d) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ
vật, chứng cứ có liên quan theo các giai đoạn tố tụng;
đ) Làm việc với người bị buộc tội tại Buồng
tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam;
e) Gặp gỡ với người bị buộc tội tại ngoại
hoặc người thân thích của người bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của
bị hại; người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự và những người tham gia
tố tụng khác;
g) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài
liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký
hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ;
i) Tham gia phiên tòa. Trường hợp người thực
hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử mà không
phải do yêu cầu của người thực hiện trợ giúp pháp lý và không được báo trước
thì tính thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
k) Thực hiện các công việc liên quan đến thủ
tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm;
l) Thực hiện các công việc hợp lý khác theo
quy định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ.
2. Thù lao, bồi dưỡng cho người thực hiện trợ
giúp pháp lý khi thực hiện các công việc quy định tại các điểm e, g, h, l khoản
1 Điều này tối đa không quá số buổi thực hiện các công việc này theo mức khoán
chi vụ việc tương ứng tại Phụ lục số 01 ban hành
kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian làm việc của người thực hiện trợ
giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
a) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này do người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố
tụng xác nhận;
b) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm b, c khoản 1 Điều này do người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến
hành tố tụng hoặc do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp
lý xác nhận;
c) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm d khoản 1 Điều này do cơ quan hoặc tổ chức hoặc cá nhân mà người thực hiện
trợ giúp pháp lý trực tiếp làm việc xác nhận;
d) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều này do người bị buộc tội hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
cán bộ Đồn Biên phòng; Nhà tạm giữ; Trại tạm giam; Trại giam xác nhận;
đ) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm e khoản 1 Điều này do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ
giúp pháp lý xác nhận;
e) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm g khoản 1 Điều này do người tiến hành tố tụng hoặc Trung tâm, Chi nhánh,
tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
g) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm h, k, l khoản 1 Điều này do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức
ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
h) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm i khoản 1 Điều này do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận.
Điều 5. Thời gian
tham gia tố tụng dân sự
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ
giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự gồm:
a) Làm việc với người được trợ giúp pháp lý,
những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; đánh giá các
điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư vấn hướng dẫn viết
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố;
đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ
khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án;
b) Làm việc với người được trợ giúp pháp lý,
các đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội dung
tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử;
c) Tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật,
chứng cứ cần thiết liên quan;
d) Tham gia lấy lời khai của đương sự, người
làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các hoạt động thẩm định,
định giá tài sản và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu
của cơ quan tiến hành tố tụng;
đ) Tham gia hòa giải theo quy định của pháp
luật;
e) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ
quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng;
g) Gặp gỡ với đương sự, người làm chứng và những
người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên quan;
h) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài
liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký
hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
i) Chuẩn bị luận cứ bảo vệ;
k) Tham gia phiên tòa hoặc phiên họp giải
quyết việc dân sự. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia
phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của người thực hiện trợ
giúp pháp lý và không được báo trước thì tính thời gian người thực hiện trợ
giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về
nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
l) Thực hiện các công việc liên quan đến thủ
tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm;
m) Thực hiện các công việc hợp lý khác theo
quy định của pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
2. Thù lao, bồi dưỡng cho người thực hiện trợ
giúp pháp lý khi thực hiện các công việc quy định tại các điểm g, h, i, m khoản
1 Điều này tối đa không quá số buổi thực hiện các công việc này theo mức khoán
chi vụ việc tương ứng tại Phụ lục số 02 ban hành
kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian làm việc của người thực hiện trợ
giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
a) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm a, b khoản 1 Điều này do người làm việc trực tiếp với người thực
hiện trợ giúp pháp lý hoặc do Trung tâm, Chi nhánh; tổ chức ký hợp đồng thực
hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
b) Thời gian tham gia phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do
người được phân công giải quyết vụ án xác nhận; thời gian xác minh, thu thập,
đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết có liên quan quy định tại điểm c khoản
1 Điều này do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý
đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận;
c) Thời gian tham gia lấy lời khai của đương
sự, người làm chứng, những người có liên quan khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều
này do những người này xác nhận hoặc do người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến
hành tố tụng xác nhận; thời gian tham gia các hoạt động thẩm định, định giá tài
sản và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức, cá
nhân nơi có tài sản được thẩm định, định giá hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng xác nhận;
d) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm đ, k khoản 1 Điều này do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa, Thư ký
phiên hòa giải xác nhận;
đ) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại điểm e khoản 1 Điều này do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng xác nhận;
e) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm g khoản 1 Điều này do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ
giúp pháp lý xác nhận;
g) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm h khoản 1 Điều này do người được phân công giải quyết vụ án hoặc Trung
tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
h) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm i, l, m khoản 1 Điều này do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức
ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận.
Điều 6. Thời gian
tham gia tố tụng hành chính
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ
giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính gồm:
a) Tham gia các hoạt động theo quy định tại
các điểm a, b, c, d, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 5 Thông tư
này;
b) Tham gia đối thoại.
2. Thù lao, bồi dưỡng cho người thực hiện trợ
giúp pháp lý khi thực hiện các công việc quy định tại các điểm
g, h, i, m khoản 1 Điều 5 Thông tư này tối đa không quá số buổi thực hiện
các công việc này theo mức khoán chi vụ việc tương ứng tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian làm việc của người thực hiện trợ
giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
a) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại điểm a khoản 1 Điều này do các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này xác nhận;
b) Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên đối thoại xác nhận.
Điều 7. Thời gian
tham gia đại diện ngoài tố tụng
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp
pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng gồm:
a) Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp
pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;
b) Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để
thực hiện việc đại diện;
c) Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng
cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;
d) Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan;
đ) Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
2. Thời gian làm việc của người thực hiện trợ
giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
a) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm a, d, đ khoản 1 Điều này do người làm việc với người thực hiện trợ
giúp pháp lý hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc xác nhận;
b) Thời gian thực hiện các hoạt động quy định
tại các điểm b, c khoản 1 Điều này do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức ký
hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận.
Điều 8. Cách thức xác
định thời gian trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp
pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý
trong cùng một vụ việc theo quy định của pháp luật thì thời gian làm căn cứ chi
trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế
của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian
không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hoặc
không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.
2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tạm
đình chỉ vụ án
a) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi
dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế đã thực hiện đến
thời điểm tạm đình chỉ vụ án;
b) Khi vụ án tiếp tục được giải quyết thì
thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp
lý là thời gian thực tế thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi vụ án tiếp
tục giải quyết đến khi kết thúc vụ việc.
3. Trường hợp thay thế, thay đổi người thực
hiện trợ giúp pháp lý
a) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi
dưỡng thực hiện vụ việc cho người bị thay thế, bị thay đổi là thời gian thực tế
mà họ đã thực hiện trợ giúp pháp lý đến thời điểm bị thay thế, bị thay đổi;
b) Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi
dưỡng thực hiện vụ việc cho người được cử thay thế là thời gian thực tế mà họ
thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi được cử thay thế.
Nếu người được cử thay thế lựa chọn hình thức
khoán chi vụ việc thì thù lao, bồi dưỡng cho cả 02 người (người thay thế và
người bị thay thế, bị thay đổi) không quá mức khoán chi vụ việc tương ứng tại Phụ lục số 01, Phụ lục số
02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông
tư này.
4. Trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội ở thời điểm
bắt, tạm giữ người, bị hại theo quy định của pháp luật tố tụng thì thời gian và
xác nhận thời gian được thực hiện như sau:
a) Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài
liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết có liên quan do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi
người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận;
b) Thời gian tham gia lấy lời khai người bị
tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại hoặc những người có liên quan khác;
tham gia các hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố
giác, người bị kiến nghị khởi tố cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều
tra viên hoặc Kiểm sát viên xác nhận;
c) Thời gian làm việc với người bị buộc tội
tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam do người bị
buộc tội hoặc cán bộ Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam hoặc cơ quan
tiến hành tố tụng xác nhận;
d) Thời gian gặp gỡ người bị tố giác, người
bị kiến nghị khởi tố hoặc người thân thích của họ; bị hại hoặc người thân thích
của bị hại; những người khác có liên quan do những người này xác nhận nhưng tối
đa không quá số buổi thực hiện công việc này theo hình thức khoán chi vụ việc
tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này
theo mức của loại tội phạm ít nghiêm trọng.
Chương III
KHOÁN
CHI VỤ VIỆC
Điều 9. Khoán chi vụ
việc
1. Hình thức khoán chi vụ việc chỉ áp dụng
đối với vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng do người thực
hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn bằng văn bản ngay sau khi được phân công và
không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội
dung của từng vụ việc cụ thể để xác định mức khoán chi vụ việc như sau:
a) Áp dụng quy định về phân loại tội phạm tại
khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2017 để xác định mức khoán chi
đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự.
Việc phân loại tội phạm phải được áp dụng
ngay tại thời điểm lựa chọn hình thức khoán chi vụ việc và căn cứ vào một trong
các văn bản đã ban hành của cơ quan tiến hành tố tụng: Quyết định khởi tố bị
can, Kết luận điều tra, Cáo trạng, Bản luận tội, Bản án. Trường hợp có nhiều
văn bản có tội danh ở các khung hình phạt khác nhau thì áp dụng văn bản có
khung hình phạt cao hơn.
b) Áp dụng quy định tại khoản
3 Điều 337 Bộ luật tố tụng dân sự và quy định tại Điều 5
Thông tư số 09/2018/TT-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quy định tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình để
xác định mức khoán chi vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự.
c) Áp dụng quy định tại khoản
12 Điều 3 Luật tố tụng hành chính và quy định tại Điều 6
Thông tư số 09/2018/TT-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quy định tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình để
xác định mức khoán chi vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính.
3. Khi thực hiện khoán chi vụ việc, người
thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện các công việc như sau:
a) Đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự:
thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Chi tiết các công việc cần phải thực hiện và
mức khoán chi tối đa tương ứng (quy đổi theo buổi làm việc) cho mỗi vụ việc
được thể hiện tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Thông tư này. Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc tại Phụ lục số 01 thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được
khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
b) Đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự;
tố tụng hành chính: thực hiện các công việc quy định tại khoản 1
Điều 5; khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Chi tiết các công việc cần phải thực hiện và
mức khoán chi tối đa tương ứng (quy đổi theo buổi làm việc) cho mỗi vụ việc
được thể hiện tại Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường
hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc tại Phụ lục
số 02 và Phụ lục số 03 thấp hơn 03 mức lương
cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
4. Khi thực hiện khoán chi vụ việc, người
thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và xác nhận về các công việc
đã thực hiện vào Bảng kê công việc (Mẫu TP-TGPL-02)
ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp 01 vụ việc trợ giúp pháp lý
được thực hiện trợ giúp pháp lý qua nhiều giai đoạn tố tụng thể hiện tại các
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này thì mức khoán chi vụ việc được áp dụng
theo các giai đoạn nhưng tối đa không quá 10 mức lương cơ sở.
Điều 10. Khoán chi vụ
việc trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp
pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý
trong cùng một vụ việc thì căn cứ các công việc thực tế của mỗi người thực
hiện, mức khoán chi vụ việc tối đa bằng 130% mức khoán chi tương ứng thể hiện
tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không quá 10 mức lương cơ
sở.
Ví dụ 01: A bị truy tố về tội có khung hình
phạt thuộc loại tội rất nghiêm trọng, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý cử 02
người thực hiện trợ giúp pháp lý cho A từ giai đoạn Điều tra đến giai đoạn xét
xử sơ thẩm. Căn cứ vào công việc thực tế do 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý
đã làm, mức khoán chi vụ việc tối đa bằng: 130% x 23 buổi = 29,9 buổi.
Tuy nhiên, do số buổi này vượt quá 10 mức lương cơ sở nên chỉ được khoán chi vụ
việc là 10 mức lương cơ sở.
2. Trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho
01 người được trợ giúp pháp lý bị truy tố 02 tội danh trở lên trong cùng một vụ
án thì mức khoán chi vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý được thực
hiện như sau:
a) Nếu 02 tội danh có khung hình phạt thuộc
02 loại tội phạm khác nhau, căn cứ các công việc thực tế đã thực hiện, mức
khoán chi vụ việc tối đa bằng 130% mức khoán chi áp dụng đối với vụ việc có
khung hình phạt thuộc loại tội phạm cao hơn thể hiện tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng
không quá 10 mức lương cơ sở.
Ví dụ 02: A bị truy tố 02 tội danh: 01 tội danh
có khung hình phạt thuộc tội nghiêm trọng, 01 tội danh có khung hình phạt thuộc
tội rất nghiêm trọng. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho A từ
giai đoạn Điều tra đến giai đoạn xét xử sơ thẩm. Căn cứ vào công việc thực tế
đã thực hiện, mức khoán chi vụ việc tối đa bằng: 130% x 23 buổi = 29,9 buổi.
Tuy nhiên, do số buổi này vượt quá 10 mức lương cơ sở nên chỉ được khoán chi vụ
việc là 10 mức lương cơ sở.
b) Nếu 02 tội danh có khung hình phạt thuộc
cùng 01 loại tội phạm, căn cứ các công việc thực tế đã thực hiện, mức khoán chi
vụ việc tối đa bằng 130% mức khoán chi áp dụng đối với vụ việc đó thể hiện tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng
không quá 10 mức lương cơ sở.
Ví dụ 03: B bị truy tố 02 tội danh đều có cùng
khung hình phạt thuộc tội rất nghiêm trọng. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ
giúp pháp lý cho B từ giai đoạn Điều tra đến giai đoạn xét xử sơ thẩm. Căn cứ
vào công việc thực tế đã thực hiện, mức khoán chi vụ việc tối đa không quá: 130%
x 23 buổi = 29,9 buổi. Tuy nhiên, do số buổi này vượt quá 10 mức lương cơ
sở nên chỉ được khoán chi vụ việc là 10 mức lương cơ sở.
3. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tạm
đình chỉ vụ án
a) Khoán chi vụ việc của người thực hiện trợ
giúp pháp lý căn cứ vào công việc thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý
đã thực hiện đến thời điểm tạm đình chỉ;
b) Khi vụ án tiếp tục được giải quyết, khoán
chi vụ việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý căn cứ vào công việc mà người
thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện từ khi tiếp tục giải quyết đến khi kết
thúc vụ việc.
4. Trường hợp thay thế, thay đổi người thực
hiện trợ giúp pháp lý
a) Khoán chi vụ việc của người bị thay thế,
bị thay đổi căn cứ vào công việc thực tế mà người bị thay thế, bị thay đổi đã
thực hiện trợ giúp pháp lý đến thời điểm bị thay thế, bị thay đổi;
b) Khoán chi vụ việc của người được cử thay
thế căn cứ vào công việc thực tế mà người này đã thực hiện các công việc tiếp
theo kể từ khi được cử thay thế.
Nếu người được cử thay thế lựa chọn hình thức
thời gian theo buổi làm việc thực tế thì thù lao, bồi dưỡng cho cả 02 người
(người thay thế và người bị thay thế, bị thay đổi) không quá 30 buổi làm
việc/01 vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số
144/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết
một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 11. Điều khoản
chuyển tiếp
Đối với các hoạt động phát sinh trước thời điểm
Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục áp dụng quy định của Thông tư số
18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn
cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc
trợ giúp pháp lý và Thông tư số 05/2017/TT-BTP ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BTP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời
gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp
lý.
Điều 12. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 7 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn
cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc
trợ giúp pháp lý và Thông tư số 05/2017/TT-BTP ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BTP
ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời
gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp
lý.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tư pháp, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục TGPL (15).
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long
|
PHỤ
LỤC SỐ 01
HƯỚNG DẪN KHOÁN CHI VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
A. KHI THAM GIA TỪ GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA ĐẾN GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
Công
việc
|
Tội ít
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội rất
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội đặc
biệt nghiêm trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Tham gia hỏi cung bị can
hoặc lấy lời khai của người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, đương
sự trong vụ án hình sự
|
10,0
|
13,0
|
15,0
|
17,0
|
2.
|
Tham gia đối chất, nhận dạng,
nhận biết giọng nói, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu
vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và thực hiện các công việc tham gia
tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (tham gia chứng
kiến việc giao nhận, thông báo Kết luận Điều tra, Cáo trạng; tham gia chứng
kiến việc thỏa thuận về bồi thường trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự;…)
|
3.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng
|
4.
|
Xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan
|
5.
|
Làm việc với người bị
buộc tội tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm
giữ, Trại tạm giam, Trại giam
|
6.
|
Tham gia phiên tòa sơ thẩm
|
7.
|
Thực
hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị
|
8.
|
Gặp gỡ với người bị buộc
tội tại ngoại hoặc người thân thích của người
bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương
sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác
|
4,5
|
5,5
|
8,0
|
9,0
|
9.
|
Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và
chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi
nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
|
10.
|
Chuẩn bị luận cứ bào
chữa, bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp
lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ (đề
nghị giám định, giám định lại; đề nghị tiến hành các hoạt động tố
tụng; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị thay
đổi biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;…).
|
|
Tổng
cộng
|
14,5
buổi
(5,51
mức lương cơ sở)
|
18,5
buổi
(7,03
mức lương cơ sở)
|
23 buổi
( 8,74
mức lương cơ sở)
|
26 buổi
(9,88
mức lương cơ sở)
|
B. KHI THAM GIA TỪ GIAI ĐOẠN TRUY
TỐ ĐẾN GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
Công
việc
|
Tội ít
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội rất
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội đặc
biệt nghiêm trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Tham gia hỏi cung bị can
hoặc lấy lời khai của người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, đương
sự trong vụ án hình sự cùng với Kiểm sát viên
|
6,5
|
8,5
|
10,0
|
12
|
2.
|
Xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan
|
3.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng
|
4.
|
Thực hiện các công việc tham
gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện
các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị
|
5.
|
Tham gia phiên tòa sơ thẩm
|
6.
|
Gặp gỡ
với người bị buộc tội tại ngoại hoặc người thân thích của người
bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng đương
sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác
|
4,5
|
5,5
|
8,0
|
9,0
|
7.
|
Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và
chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi
nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
|
8.
|
Chuẩn bị luận cứ bào
chữa, bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy
định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ (đề nghị giám
định, giám định lại; đề nghị tiến hành các hoạt động tố tụng; đề nghị thay
đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị thay đổi biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế;…).
|
|
Tổng
cộng
|
11 buổi
(4,18
mức lương cơ sở)
|
14 buổi
(5,32
mức lương cơ sở)
|
18 buổi
(6,84
mức lương cơ sở)
|
21 buổi
(7,98
mức lương cơ sở)
|
C. KHI
THAM GIA Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
Công
việc
|
Tội ít
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội rất
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội đặc
biệt nghiêm trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan
|
4,0
|
6,0
|
7,5
|
9,0
|
2.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng
|
3.
|
Thực hiện các công việc tham
gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện
các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị
|
4.
|
Tham gia phiên tòa sơ thẩm
|
5.
|
Gặp gỡ
với người bị buộc tội tại ngoại hoặc người thân thích của người
bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương
sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác
|
4,0
|
5,5
|
6,5
|
7,5
|
6.
|
Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và
chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi
nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
|
7.
|
Chuẩn bị luận cứ bào
chữa, bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy
định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ (đề nghị giám
định, giám định lại; đề nghị tiến hành các hoạt động tố tụng; đề nghị thay
đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị thay đổi biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế;…).
|
|
Tổng
cộng
|
8,0
buổi
(3,04
mức lương cơ sở)
|
11,5
buổi
(4,37
mức lương cơ sở)
|
14,0
buổi
(5,32
mức lương cơ sở)
|
16,5
buổi
(6,27 mức
lương cơ sở)
|
D. GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
Công
việc
|
Tội ít
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội rất
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội đặc
biệt nghiêm trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan
|
4,0
|
5,5
|
6,0
|
7,0
|
2.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng
|
3.
|
Thực hiện các công việc tham
gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện
các công việc liên quan đến thủ tục kháng nghị
|
4.
|
Tham gia phiên tòa phúc thẩm
|
5.
|
Gặp gỡ
với người bị buộc tội tại ngoại hoặc người thân thích của người
bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương
sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác
|
4,0
|
5,0
|
6,0
|
7,0
|
6.
|
Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và
chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi
nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
|
7.
|
Chuẩn bị luận cứ bào
chữa, bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp
lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ (đề
nghị giám định, giám định lại; đề nghị tiến hành các hoạt động tố
tụng; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị thay
đổi biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;…).
|
|
Tổng
cộng
|
8,0
buổi
(3,04
mức lương cơ sở)
|
10,5
buổi
(3,99
mức lương cơ sở)
|
12 buổi
(4,56
mức lương cơ sở)
|
14 buổi
(5,32
mức lương cơ sở)
|
E. GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI
THẨM
Công
việc
|
Tội ít
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội rất
nghiêm
trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Tội đặc
biệt nghiêm trọng
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan
|
4,0
|
5,5
|
6,0
|
7,0
|
2.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
|
3.
|
Tham gia phiên tòa giám
đốc thẩm/tái thẩm
|
4.
|
Gặp gỡ với người bị buộc
tội tại ngoại hoặc người thân thích của người
bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương
sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác
|
3,5
|
5,0
|
6,0
|
7,0
|
5.
|
Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và
chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi
nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
|
6.
|
Chuẩn bị luận cứ bào
chữa, bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy
định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ (đề nghị
tiến hành các hoạt động tố tụng; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng; đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;…).
|
|
Tổng số
|
7,5
buổi
(2,85
mức lương cơ sở)
|
10,5
buổi
(3,99
mức lương cơ sở)
|
12 buổi
(4,56
mức lương cơ sở)
|
14 buổi
(5,32
mức lương cơ sở)
|
Ghi chú:
- Mức khoán chi vụ việc phải căn
cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
- Trường hợp không thực hiện một
hoặc một số công việc thì sẽ bị trừ số buổi theo các mức tương ứng sau:
+ Đối với loại tội ít nghiêm
trọng : Tối thiểu 0,5 buổi;
+ Đối với tội nghiêm trọng : Tối
thiểu 01 buổi;
+ Đối với tội rất nghiêm trọng :
Tối thiểu 1,5 buổi;
+ Đối với đặc biệt nghiêm trọng :
Tối thiểu 02 buổi.
- Trường hợp không thực hiện
tất cả các công việc trong nhóm công việc khoán thì sẽ
trừ hết số buổi của nhóm công việc đó.
- Trường hợp số buổi quy đổi để
khoán chi vụ việc thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng
03 mức lương cơ sở.
- Vụ việc kết thúc do người được trợ
giúp pháp lý rút yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực
tế đến thời điểm rút yêu cầu hoặc đình chỉ.
PHỤ
LỤC SỐ 02
HƯỚNG DẪN KHOÁN CHI VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
A. GIAI ĐOẠN SƠ THẨM
I. Tham gia từ khi khởi kiện đến
khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người được trợ
giúp pháp lý, những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp; đánh giá các điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư
vấn hướng dẫn viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, đơn phản tố; đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng
dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn
khởi kiện và thụ lý vụ án
|
7,0
|
16,0
|
2.
|
Làm việc với người được trợ
giúp pháp lý, các đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về
nguồn gốc, nội dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
|
3.
|
Tham gia phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan
|
4.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các
hoạt động thẩm định, định giá tài sản và thực hiện các công việc tham
gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
5.
|
Tham gia hòa giải theo quy định
của pháp luật
|
6.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng
|
7.
|
Tham
gia phiên tòa sơ thẩm hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự
|
8.
|
Thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
|
9.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan
|
5,0
|
10,0
|
10.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
11.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
12 buổi
(4,56
mức lương cơ sở)
|
26 buổi
(9,88
mức lương cơ sở)
|
II. Tham gia từ khi có Quyết định
đưa vụ án ra xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; làm việc với người được trợ giúp pháp lý,
các đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội
dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử
|
4,0
|
8,0
|
2.
|
Tham gia phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan
|
3.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các
hoạt động thẩm định, định giá tài sản hoặc thực hiện các công việc
tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
4.
|
Tham gia hòa giải theo quy định
của pháp luật
|
5.
|
Tham gia phiên tòa sơ
thẩm hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự
|
6.
|
Thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
|
7.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan
|
4,0
|
7,5
|
8.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
9.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
8,0
buổi
(3,04
mức lương cơ sở)
|
15,5
buổi
(5,89
mức lương cơ sở)
|
B. GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
|
4,0
|
6,0
|
2.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng hoặc tham gia các hoạt động thẩm định,
định giá tài sản hoặc xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ
cần thiết liên quan hoặc thực hiện các công việc tham gia tố tụng
khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
3.
|
Tham gia phiên tòa phúc
thẩm
|
4.
|
Thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng nghị, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
|
5.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan
|
4,0
|
6,5
|
6.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
7.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
8,0
buổi
(3,04
mức lương cơ sở)
|
12,5
buổi
(4,75
mức lương cơ sở)
|
C. GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI
THẨM
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
|
4,0
|
5,0
|
2.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng hoặc tham gia các hoạt động thẩm định,
định giá tài sản hoặc xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ
cần thiết liên quan hoặc thực hiện các công việc tham gia tố tụng
khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
3.
|
Tham gia phiên tòa giám đốc
thẩm, tái thẩm
|
4.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan để phục vụ việc bảo vệ
|
3,5
|
5,5
|
5.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
6.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
7,5
buổi
(2,85
mức lương cơ sở)
|
10,5
buổi
(3,99
mức lương cơ sở)
|
Ghi chú:
- Mức khoán chi vụ việc phải căn
cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
- Trường hợp không thực hiện một
hoặc một số công việc thì sẽ bị trừ số buổi theo các mức tương ứng sau:
+ Đối với vụ việc đơn giản : Tối
thiểu 0,5 buổi;
+ Đối với vụ việc phức tạp : Tối
thiểu 01 buổi.
- Trường hợp không thực hiện
tất cả các công việc trong nhóm công việc khoán thì sẽ
trừ hết số buổi của nhóm công việc đó.
- Trường hợp số buổi quy đổi để
khoán chi vụ việc thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng
03 mức lương cơ sở.
- Vụ việc kết thúc do người được
trợ giúp pháp lý rút yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính
thực tế đến thời điểm rút yêu cầu hoặc đình chỉ.
PHỤ
LỤC SỐ 03
HƯỚNG DẪN KHOÁN CHI VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
D. GIAI ĐOẠN SƠ THẨM
I. Tham gia từ khi khởi kiện đến
khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người được trợ giúp
pháp lý, những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp;
đánh giá các điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư vấn
hướng dẫn viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, đơn phản tố; đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng
dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn
khởi kiện và thụ lý vụ án
|
7,0
|
16,0
|
2.
|
Làm việc với người được trợ
giúp pháp lý, các đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về
nguồn gốc, nội dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
|
3.
|
Tham gia phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan
|
4.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các
hoạt động thẩm định, định giá tài sản và thực hiện các công việc tham
gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
5.
|
Tham gia đối thoại
|
6.
|
Làm việc với người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng
|
7.
|
Tham
gia phiên tòa sơ thẩm
|
8.
|
Thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
|
9.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan
|
5,0
|
10,0
|
10.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
11.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
12 buổi
(4,56
mức lương cơ sở)
|
26 buổi
(9,88
mức lương cơ sở)
|
II. Tham gia từ khi có Quyết định
đưa vụ án ra xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; làm việc với người được trợ giúp pháp lý,
các đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội
dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử
|
4,0
|
8,0
|
2.
|
Tham gia phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá
tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan
|
3.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các
hoạt động thẩm định, định giá tài sản hoặc thực hiện các công việc
tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
4.
|
Tham gia đối thoại
|
5.
|
Tham gia phiên tòa sơ
thẩm
|
6.
|
Thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
|
7.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan
|
4,0
|
7,5
|
8.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
9.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
8,0
buổi
(3,04
mức lương cơ sở)
|
15,5
buổi
(5,89
mức lương cơ sở)
|
E. GIAI ĐOẠN
PHÚC THẨM
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
|
4,0
|
6,0
|
2.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng hoặc tham gia các hoạt động thẩm định,
định giá tài sản hoặc xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ
cần thiết liên quan hoặc thực hiện các công việc tham gia tố tụng
khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
3.
|
Tham gia phiên tòa phúc
thẩm
|
4.
|
Thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục kháng nghị, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
|
5.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan
|
4,0
|
6,5
|
6.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
7.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
8,0
buổi
(3,04
mức lương cơ sở)
|
12,5
buổi
(4,75
mức lương cơ sở)
|
F. GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI
THẨM
Công
việc thực hiện
|
Vụ việc
không phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
Vụ việc
phức tạp
(Đv
tính: Buổi)
(mức
tối đa)
|
1.
|
Làm việc với người tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
|
4,0
|
5,0
|
2.
|
Tham gia lấy lời khai
của đương sự, người làm chứng hoặc tham gia các hoạt động thẩm định,
định giá tài sản hoặc xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ
cần thiết liên quan hoặc thực hiện các công việc tham gia tố tụng
khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
|
3.
|
Tham gia phiên tòa giám đốc
thẩm, tái thẩm
|
4.
|
Gặp gỡ với đương sự, người làm
chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên
quan để phục vụ việc bảo vệ
|
3,5
|
5,5
|
5.
|
Nghiên
cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý
|
6.
|
Chuẩn
bị luận cứ bảo vệ hoặc thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của
pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
|
|
Tổng cộng
|
7,5
buổi
(2,85
mức lương cơ sở)
|
10,5
buổi
(3,99
mức lương cơ sở)
|
Ghi chú:
- Mức khoán chi vụ việc phải căn
cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
- Trường hợp không thực hiện một
hoặc một số công việc thì sẽ bị trừ số buổi theo các mức tương ứng sau:
+ Đối với vụ việc đơn giản : Tối
thiểu 0,5 buổi;
+ Đối với vụ việc phức tạp : Tối
thiểu 01 buổi.
- Trường hợp không thực hiện
tất cả các công việc trong nhóm công việc khoán thì sẽ
trừ hết số buổi của nhóm công việc đó.
- Trường hợp số buổi quy đổi để
khoán chi vụ việc thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng
03 mức lương cơ sở.
- Vụ việc kết thúc do người được
trợ giúp pháp lý rút yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính
thực tế đến thời điểm rút yêu cầu hoặc đình chỉ.
Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
MINISTRY OF
JUSTICE
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 02/2021/TT-BTP
|
Hanoi, May 25,
2021
|
CIRCULAR ON
GUIDELINES FOR CALCULATING WORKING TIME BASED ON ACTUAL WORKING SESSIONS AND
FIXED WORKING TIME FOR LEGAL AID CASE Pursuant to the Law on Legal Aid dated June 20,
2017; Pursuant to the Government's Decree No.
144/2017/ND-CP dated December 15, 2017 on elaboration of the Law on Legal Aid; Pursuant to Decree No. 96/2017/ND-CP dated
August 16, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and
organizational structure of the Ministry of Justice; At the request of the Director of the Legal Aid
Department; The Minister of Justice promulgates a Circular
on guidelines for calculating working time based on actual working sessions and
fixed working time for legal aid case. Chapter I ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 1. Scope and regulated
entities 1. This Circular guides the calculation of working
time based on actual working sessions and fixed working time for legal aid case
as a basis for payment of remuneration and gratuity for the performance of
legal aid services in the form of participation in proceedings, extrajudicial representation. 2. This Circular applies to the following entities: a) Legal aid providers; b) Lawyers providing legal aid; c) Organizations signing contracts to provide legal
aid; d) The State Legal Aid Center (hereinafter referred
to as the Center), the Center's Branch (hereinafter referred to as the Branch);
Departments of Justice and other relevant agencies, organizations and
individuals. Article 2. Principles of
implementation 1. Ensure compliance with the provisions of the law
on remuneration, gratuity, and procedures for payment of remuneration, gratuity
to legal aid providers and organizations signing contracts to provide legal
aid. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. When declaring the time and work of the legal
aid case, the declarant is responsible for the truthfulness of the declaration. 4. When confirming the time and work of the legal
aid provider, the certifying person is responsible for the authenticity of the
certification. Chapter II CALCULATION OF WORKING
TIME BASED ON ACTUAL WORKING SESSIONS Article 3. Working time based
on actual working sessions 1. Working time based on actual working sessions (a
half of working day) applies to legal aid case in the form of participation in
proceedings, extrajudicial representation by legal aid-providing persons as a
basis for payment of remuneration and gratuity for the performance of legal aid
services. 2. An actual working session is calculated on the
basis of 04 working hours. In case the legal aid-providing person works less
than 04 hours, the calculation shall be as follows: a) Calculated as a half of working session if the
number of working hours is less than 03 hours; b) Calculated as a working session if the number of
working hours is at least 03 hours. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 4. Time for
participation in criminal proceedings 1. Grounds for calculating the working time to
provide legal aid for cases participating in criminal procedures include: a) Participating in interrogation of the accused or
taking testimonies of the accused, victims, witnesses and involved parties in
criminal cases; b) Participating in confrontation, recognition,
voice recognition, crime scene examination, autopsies, examination of traces on
the body, experimental investigation and performing other proceedings as upon
request of the presiding agencies; c) Working with presiding officers, presiding
agencies; d) Verifying, taking, and evaluating relevant
documents, objects and evidence according to proceeding stages; dd) Working with the accused at the custody room of
the border guard station, the remand center, detention center or the prison; e) Meeting with the accused on bail or relatives of
the accused; the victim or kindred of the victim; witnesses, involved parties
in criminal cases and other participants in legal proceedings; g) Studying case files, copying, and preparing
documents at the presiding agencies or at the Center, Branch, or organization
signing contract to provide legal aid; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 i) Participating in court hearings. In case a legal
aid-providing person appears in court but the court session is adjourned not due
to the request of the legal aid-providing person and without prior notice, the
working time of the legal aid-providing person begins from the time when he/she
has worked with presiding agencies and presiding persons on related matters the
time when the court session is adjourned; k) Performing work related to procedures for
appealing the first-instance judgments, appellate judgments, cassation
procedures or reopening procedures; l) Performing other reasonable tasks as prescribed
by law in service of defense and contest. 2. Remuneration, gratuity paid for a legal
aid-providing person when performing the tasks specified at Points e, g, h, l,
Clause 1 of this Article must not exceed the maximum number of working sessions
to carry out these tasks according to the respective fixed working time
specified in Appendix 01 issued with this Circular. 3. The working time of the legal aid-providing
person must be certified by agencies, organizations, or individuals as follows: a) The time for performing the activities specified
at Point a, Clause 1 of this Article shall be certified by the presiding person
or the presiding agency; b) The time for performing the activities specified
at Points b and c, Clause 1 of this Article shall be certified by the presiding
person or the presiding agency or by the person working directly with the legal
aid-providing person; c) The time for performing the activities specified
at Point d, Clause 1 of this Article shall be certified by the agency or
organization or individual with which the legal aid-providing person directly
works; d) The time for performing the activities specified
at Point dd, Clause 1 of this Article shall be certified by the accused or by
the presiding agency or by an officer of the border guard station; remand center;
detention center; or prison; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 e) The time for performing the activities specified
at Point g, Clause 1 of this Article shall be certified by the presiding person
or the Center, Branch or organization signing the contract to provide the legal
aid; g) The time for performing the activities specified
at Points h, k, l, Clause 1 of this Article shall be certified by the Center or
Branch or the organization signing the contract to provide the legal aid; h) The time for performing the activities specified
at Point i, Clause 1 of this Article shall be certified by the judge or the
court reporter. Article 5. Time for
participation in civil proceedings 1. Grounds for calculating the working time to
provide legal aid for cases participating in civil procedures include: a) Working with legally-aided persons and related
people to determine the disputed legal relationship; assess the requirements
for initiating lawsuits, counterclaims, and independent claims; advice and
guidance on writing lawsuit petitions, petitions for application of provisional
urgent measures, and counter-claims; independent petitions, providing evidence
to the court; guiding the preparation of lawsuit dossiers or other tasks during
the stage of lawsuit initiation and case handling; b) Working with legally-aided persons, litigants
and related agencies, organizations and individuals on root causes and matters
of dispute, evidence or other work during the preparation stage for
adjudication; c) Participating in meetings to examine the
handover, assessment and disclosure of evidence; verifying, collecting and
evaluating relevant necessary documents, objects and evidence; d) Taking part in taking testimonies of involved
parties, witnesses and other related persons; participating in activities of
appraisal and valuation of assets and performing other procedural work at the
request of presiding agencies; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 e) Working with presiding officers, presiding
agencies according to procedural stages; g) Meeting with litigants, witnesses and other
proceeding participants on other relevant matters; h) Studying case files, copying, and preparing
documents at the presiding agencies or at the Center, Branch, or organization
signing contract to provide legal aid; i) Preparing defense arguments; k) Participating in court hearings or meetings to
resolve non-litigious civil cases. In case a legal aid-providing person appears
in court but the court session is adjourned not due to the request of the legal
aid-providing person and without prior notice, the working time of the legal
aid-providing person begins from the time when he/she has worked with presiding
agencies and presiding persons on related matters to the time when the court
session is adjourned; l) Performing work related to procedures for
appealing the first-instance judgments, appellate judgments, cassation
procedures or reopening procedures; m) Performing other reasonable tasks as prescribed
by law in service of defense. 2. Remuneration, gratuity paid for a legal
aid-providing person when performing the tasks specified at Points g, h, i, m
Clause 1 of this Article must not exceed the maximum number of working sessions
to carry out these tasks according to the respective fixed working time
specified in Appendix 02 issued with this Circular. 3. The working time of the legal aid-providing
person must be certified by agencies, organizations, or individuals as follows: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) The time for participating in the meeting to
examine the handover, assessment and disclosure of evidence specified at Point
c, Clause 1 of this Article shall be certified by the person assigned to settle
the case; the time for verification, collection and evaluation of relevant
necessary documents, objects and evidence specified at Point c, Clause 1 of
this Article shall be certified by the agency, organization or individual that
the legal aid-providing person comes to verify and collect evidence; c) The time for taking testimonies of involved
parties, witnesses and other related persons specified at Point d, Clause 1 of
this Article shall be certified by these persons or by the presiding persons or
the presiding agencies; the time for participating in asset appraisal and
valuation and performing other procedure tasks at the request of the presiding
agency specified at Point d, Clause 1 of this Article shall be certified by the
agency, organization, or individual where the property is appraised, valued or
certified by the presiding agency or person; d) The time for performing the activities specified
at Points dd, k Clause 1 of this Article shall be certified by the court
reporter or reporter of mediation hearing; dd) The time for performing the activities
specified at Point e, Clause 1 of this Article shall be certified by the
presiding person or the presiding agency; e) The time for performing the activities specified
at Point g, Clause 1 of this Article shall be certified by the person working
directly with the legal aid-providing person; g) The time for performing the activities specified
at Point h, Clause 1 of this Article shall be certified by the person assigned
to settle the case or Center or Branch or the organization signing the contract
to provide the legal aid; h) The time for performing the activities specified
at Points i, l, m Clause 1 of this Article shall be certified by the Center or
Branch or the organization signing the contract to provide the legal aid. Article 6. Time for
participation in administrative proceedings 1. Grounds for calculating the working time to
provide legal aid for cases participating in administrative procedures include: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Joining the dialogue. 2. Remuneration, gratuity paid for a legal
aid-providing person when performing the tasks specified at Points g, h, i, m
Clause 1 Article 5 hereof must not exceed the maximum number of working
sessions to carry out these tasks according to the respective fixed working
time specified in Appendix 03 issued with this Circular. 3. The working time of the legal aid-providing
person must be certified by agencies, organizations, or individuals as follows: a) The time for performing the activities specified
at Point a, Clause 1 of this Article shall be certified by the agencies, organizations
and individuals specified in Clause 3, Article 5 of this Circular; b) The time for performing the activities specified
at Point b, Clause 1 of this Article shall be certified by the judge or the
court reporter. Article 7. Time for
extrajudicial representation 1. Grounds for calculating the working time to
provide legal aid for cases participating in extrajudicial representation
include: a) Meeting and contacting legally-aided persons and
their relatives; witnesses; b) Studying case files, preparing documents to
perform the representation; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 d) Working with relevant agencies, organizations
and individuals; dd) Participate in representation before agencies,
organizations, and individuals competent to handle the case. 2. The working time of the legal aid-providing
person must be certified by agencies, organizations, or individuals as follows: a) The time for performing the activities specified
at Points a, d, dd, Clause 1 of this Article shall be certified by the person
working with the legal aid-providing person or the relevant agency,
organization or individual, or organizations and individuals competent to
settle the case; b) The time for performing the activities specified
at Points b, c Clause 1 of this Article shall be certified by the Center or
Branch or the organization signing the contract to provide the legal aid. Article 8. Calculation of time
in certain special circumstances 1. In case two or more legal aid-providing persons
provide legal aid to one legally-aided person within the same case as
prescribed by law, the time as a basis for payment of remuneration or gratuity
for the performance of legal aid is the actual time each legal aid-providing person
has provided, but the total time must not exceed 30 working sessions per case
for participation in proceedings or no more than 20 working sessions per case
for extrajudicial representation. 2. In case the presiding agency temporarily
suspends the case a) The period used as a basis for payment of
remuneration or gratuity for the performance of legal aid is the actual time
performed up to the time of suspension of the case; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. In case of replacement or change of legal
aid-providing person a) The period used as a basis for payment of
remuneration or gratuity to the predecessor is the actual time that he/she has
provided legal aid up to the time of being replaced or changed; b) The time used as a basis for payment of
remuneration and gratuity to the successor is the actual time during which
he/she performs the subsequent tasks since being appointed as a substitute. If the substitute chooses the form of fixed working
time, the remuneration, gratuity paid to both two persons (the predecessor and
the successor) shall not exceed the corresponding amount for fixed working time
in the Appendixes No. 01, 02 and 03 issued together with this Circular. 4. In case of providing legal aid for the person
against which a whistleblowing report is filed, the person proposed for
prosecution, the accused person at the time of arrest or temporary custody, or
the victim in accordance with the procedural law, the time and time
certification shall be done as follows: a) The time for verification, collection and evaluation
of relevant documents, objects and evidence shall be certified and collected by
the agency, organization or individual where the legal aid-providing person
comes to verify and collect evidence; b) The time for taking testimonies of the person
against which a whistleblowing report is filed, the person being proposed for
prosecution, the victim or other related persons; participating in
confrontation, identification and recognition of the voice of the person
against which a whistleblowing report is filed, the person proposed for
prosecution together with the investigator or the procurator shall be certified
by the investigator or the procurator; c) The time for working with the accused at the
custody room of the border guard station, the remand center, the detention
center shall be certified by the accused or officers of the border guard
station, the remand center, the detention center or the presiding agency; d) Time for meeting the person against which a
whistleblowing report is filed, the person proposed for prosecution or their
relatives; the victim or kindred of the victim; other related persons shall be
certified by these persons, but not exceeding the maximum number of sessions to
perform this task in the form of fixed working time specified in Appendix 01
issued with this Circular according to the level of misdemeanor crime. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 FIXED WORKING TIME FOR
LEGAL AID CASE Article 9. Fixed working time
for legal aid case 1. The form of fixed working time only applies to a
legal aid case in the form of participation in proceedings, chosen in writing
by the legal aid-providing person immediately after being assigned and without
any change throughout the legal aid case. 2. Complicated nature, procedural requirements, and
contents of each specific case to determine the level of fixed working time are
as follows: a) Apply the provisions on offense classification
in Clause 2, Article 1 of the Law on amendments to the Criminal Code No.
100/2015/QH13 dated June 20, 2017 to determine the level of fixed working time
for participation in criminal proceedings. The classification of offenses must apply right at
the time of selecting the form of fixed working time and based on one of the
documents issued by the presiding agency: Decision to prosecute the accused, conclusion
investigation, indictment, arraignment, judgment. In case there are many
documents governing offenses in varied sentence brackets, the document with the
higher sentence bracket shall prevail. b) Apply the provisions of Clause 3, Article 337 of
the Civil Procedure Code and the provisions of Article 5 of the Circular No.
09/2018/TT-BTP dated June 21, 2018 of the Minister of Justice on criteria for
determining typical, complex legal aid cases to determine the level of fixed
working time to participate in the civil proceedings. c) Apply the provisions of Clause 12, Article 3of
the Law on Administrative Procedures and the provisions of Article 6 of the
Circular No. 09/2018/TT-BTP dated June 21, 2018 of the Minister of Justice on
criteria for determining typical, complex legal aid cases to determine the
level of fixed working time to participate in the administrative proceedings. 3. When performing a fixed working time case, the
legal aid-providing person must perform the following tasks: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Details of tasks to be performed and the
corresponding maximum fixed working time (converted into working sessions) for
each case are shown in Appendix 01 hereof. In case the number of sessions
converted from fixed working time in Appendix 01 is lower than 03 times of
statutory base salary, the fixed working time shall be equal to 03 times of
statutory base salary. b) For case of participation in civil or
administrative proceedings: perform the tasks specified in Clause 1, Article 5;
Clause 1 Article 6 of this Circular. Details of tasks to be performed and the
corresponding maximum fixed working time (converted into working sessions) for
each case are shown in Appendixes 02 and 03 hereof. In case the number of
sessions converted from fixed working time in Appendix 02 and 03 is lower than
03 times of statutory base salary, the fixed working time shall be equal to 03
times of statutory base salary. 4. When performing a case with fixed working time,
the legal aid-providing person must list the tasks and have the tasks certified
using the Schedule of tasks performed (Form TP-TGPL-02) issued together with
the Circular. 5. In case the legal aid is a case has been
performed through several stages of proceedings as shown in the Appendixes
issued together with this Circular, the level of fixed working time shall apply
by stages, but not more than 10 times of statutory base salary. Article 10. Fixed working time
for special legal aid cases 1. In case 02 or more legal aid-providing persons
provide legal aid for 01 legally-aided person within the same case, based on
the actual work of each performer, the fixed working time is up to 130% of the corresponding
fixed working time shown in the Appendices issued together with this Circular,
but not more than 10 times of statutory base salary. Example 01: A is prosecuted for an offense
with extremely serious sentence bracket, the Director of the Legal Aid Center
appoints 02 people to provide legal aid for A from the investigation stage to
the first instance trial stage. Based on the actual work done by 02 legal
aid-providing persons, the maximum fixed working time is equal to: 130% x 23
sessions = 29.9 sessions. However, because this number of sessions exceeds
10 times of statutory base salary, only 10 times of statutory base salary shall
be paid. 2. In case of providing legal aid for 01
legally-aided person who is prosecuted for 02 offenses or more in the same
case, the level of fixed working time for the legal aid-providing person shall
be as follows: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Example 02: A is prosecuted for 02 offenses:
01 offense with a sentence bracket of a serious offense, 01 offense with a
sentence bracket of an extremely serious offense. A legal aid provider has
given A legal aid from the investigation stage to the first-instance trial
stage. Based on the actual work done, the maximum fixed working time is equal
to: 130% x 23 sessions = 29.9 sessions. However, because this number of
sessions exceeds 10 times of statutory base salary, only 10 times of statutory
base salary shall be paid. b) If 02 offenses have sentence brackets of 01 type
of offense, based on the actual work performed, the maximum fixed working time
is equal to 130% of the fixed working time applied to the case shown in
Appendix 01 issued with this Circular but not exceeding 10 times of statutory
base salary. Example 03: B is prosecuted for two offenses
falling under the same sentence bracket of extremely serious offense. A legal
aid provider has given B legal aid from the investigation stage to the
first-instance trial stage. Based on the actual work done, the maximum fixed
working time is equal to: 130% x 23 sessions = 29.9 sessions. However,
because this number of sessions exceeds 10 times of statutory base salary, only
10 times of statutory base salary shall be paid. 3. In case the presiding agency temporarily
suspends the case a) The fixed working time performed by the legal
aid-providing person shall be determined based on the actual work done until
the suspension time; b) When the case continues to be resolved, the
fixed working time shall continue from the resumption time until the end of the
case. 4. In case of replacement or change of legal
aid-providing person a) The fixed working time done by the predecessor
is the actual time that he/she has provided legal aid up to the time of being
replaced or changed; b) The fixed working time done by the successor is
the actual time that he/she has provided subsequent legal aid tasks since the
replacement time. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Chapter IV IMPLEMENTATION Article 11. Grandfather clause For legal aid performed before the effective date
of this Circular, the provisions of Circular No. 18/2013/TT-BTP dated November
20, 2013 of the Minister of Justice on guidelines for calculation of time and
procedures for payment of costs of legal aid and Circular No. 05/2017/TT-BTP
dated April 20, 2017 of the Minister of Justice on amendments to the Circular
No. 18/2013/TT-BTP dated November 20, 2013 of the Minister of Justice on
guidelines for calculation of time and procedures for payment of costs of legal
aid. Article 12. Entry in force 1. This Circular comes into force as of July 15,
2021. 2. This Circular supersedes Circular No.
18/2013/TT-BTP dated November 20, 2013 of the Minister of Justice on guidelines
for calculation of time and procedures for payment of costs of legal aid and
Circular No. 05/2017/TT-BTP dated April 20, 2017 of the Minister of Justice on
amendments to the Circular No. 18/2013/TT-BTP dated November 20, 2013 of the
Minister of Justice on guidelines for calculation of time and procedures for
payment of costs of legal aid. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thông tư 02/2021/TT-BTP ngày 25/05/2021 hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
18.577
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|