Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Lương Trào, Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành: 07/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNGTHƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TƯ PHÁP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTP

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2006

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;.
Căn cứ Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp,
Để thống nhất việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

a) Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

b) Bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh giới thiệu người bảo lãnh có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và được bên nhận bảo lãnh chấp nhận để ký kết hợp đồng bảo lãnh.

2. Phạm vi bảo lãnh:

Bên bảo lãnh thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về trách nhiệm bảo lãnh toàn bộ hoặc một phần những nghĩa vụ sau đây:

a) Thanh toán phí dịch vụ mà bên được bảo lãnh chưa thanh toán, nếu có;

b) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại cho đối tác nước ngoài và những thiệt hại khác do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;

c) Thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng, nếu hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài có thoả thuận phạt vi phạm;

d) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán Các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp Các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

đ) Nghĩa vụ khác của bên được bảo lãnh, nếu Các bên có thoả thuận và thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức Xã hội.

Trong trường hợp Các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về phạm vi bảo lãnh thì phạm vi bảo lãnh bao gồm toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.

3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do bên nhận bảo lãnh ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

4. Hình thức và nội dung của hợp đồng bảo lãnh

a) Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.

b) Hợp đồng bảo lãnh do Các bên lập, bao gồm những nội dung cơ bản sau: phạm vi bảo lãnh; quyền và nghĩa vụ của Các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh; thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; xử lý bảo lãnh.

5. Áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

a) Bên nhận bảo lãnh có thể thoả thuận với bên bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp cầm cố tài sản, thế chấp tài sản hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

b) Việc cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng bảo lãnh.

c) Việc xác lập, thực hiện biện pháp cầm cố tài sản, thế chấp tài sản hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

1. Quyền của bên bảo lãnh

a) Được Các bên liên quan thông tin đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.

b) Thoả thuận bảo lãnh toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện với bên nhận bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Mục I của Thông tư này.

c) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh.

d) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh có các biện pháp cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho bên được bảo lãnh thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với phía nước ngoài.

đ) Được nhận lại giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình đã giao cho bên nhận bảo lãnh khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác về thời điểm trả lại giấy tờ, tài liệu nêu trên.

e) Bên bảo lãnh, người thân trong gia đình bên bảo lãnh được bên nhận bảo lãnh ưu tiên tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.

g) Trường hợp bên nhận bảo lãnh thực hiện không đúng, không đầy đủ Các nghĩa vụ nêu tại Các điểm a, b, c và d khoản 4 Mục này mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh.

h) Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.

i) Các quyền khác, nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh

a) Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh để thẩm tra, xem xét trước khi ký hợp đồng bảo lãnh, nếu có thỏa thuận.

b) Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh, gia đình bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh; cùng với gia đình bên được bảo lãnh thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm nhẹ những thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra.

c) Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi đã cam kết.

d) Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

đ) Nghĩa vụ khác, nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

3. Quyền của bên nhận bảo lãnh

a) Yêu cầu bên bảo lãnh chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và giao giấy tờ, tài liệu chứng minh để bên nhận bảo lãnh thẩm tra, xem xét, nếu có.

b) Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp bên bảo lãnh không đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền.

c) Các quyền khác, nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

4. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

a) Thông tin đầy đủ cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.

b) Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh.

c) Phối hợp với đối tác, người sử dụng lao động và các bên liên quan có biện pháp cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho bên được bảo lãnh thực hiện đúng Các hợp đồng đã ký kết.

d) Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, thất lạc giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu có. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh làm hư hỏng, thất lạc giấy tờ, tài liệu của bên bảo lãnh thì phải bồi thường thiệt hại.

đ) Khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, bên nhận bảo lãnh phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên bảo lãnh và gia đình của bên được bảo lãnh để vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng hợp đồng và khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra.

e) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

g) Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ, tài liệu chứng minh về thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra.

h) Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu có, khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết, trừ trường hợp Các bên có thoả thuận khác về thời điểm trả lại những giấy tờ, tài liệu nêu trên.

i) Ưu tiên tuyển chọn bên bảo lãnh, người thân trong gia đình của bên bảo lãnh đi làm việc ở nước ngoài khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.

k) Nghĩa vụ khác, nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại khoản 5 mục I của Thông tư này thì tương ứng với biện pháp bảo đảm được áp dụng, bên nhận bảo lãnh có các quyền, nghĩa vụ của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp hoặc bên nhận ký quỹ và bên bảo lãnh có các quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố, bên thế chấp hoặc bên ký quỹ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp, ký quỹ mà các bên đã ký kết.

III. NGHĨA VỤ CỦA BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH

1.Giới thiệu người bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để ký kết hợp đồng bảo lãnh.

2. Ký vào hợp đồng

bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh yêu cầu.

3. Thực hiện nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.

4. Nghĩa vụ khác, nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thoả thuận.

IV. CHẤM DỨT VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo lãnh

a) Bên được bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh.

b) Bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh.

c) Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác.

d) Theo thỏa thuận giữa các bên.

đ) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Thanh lý hợp đồng bảo lãnh

a) Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là ba mươi ngày, kể từ ngày hợp đồng bảo lãnh chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

b) Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên; trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng.

Trong trường hợp chấm dứt bảo lãnh theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Mục này thì việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản huỷ bỏ, thay thế việc bảo lãnh hoặc văn bản thoả thuận chấm dứt bảo lãnh.

V. XỬ LÝ BẢO LÃNH

1. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Bên bảo lãnh cũng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận.

2. Trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh và không đưa tài sản để xử lý theo thỏa thuận thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xử lý tài sản của bên bảo lãnh.

Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ theo quy định tại khoản 5 Mục I của Thông tư này thì bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ mà các bên đã ký kết để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

3. Sau khi đã trừ chi phí bảo quản và các chi phí cần thiết khác có liên quan đến xử lý tài sản, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được dùng để thanh toán nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp ngoài nghĩa vụ bảo lãnh còn có nghĩa vụ khác cũng được bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ được bảo lãnh mà tiền bán tài sản vẫn còn thì bên nhận bảo lãnh phải trả lại cho bên bảo lãnh. Trong trường hợp số tiền bán tài sản không đủ để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải bổ sung tài sản để xử lý, thanh toán phần còn thiếu đó.

4. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

VI. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp để xem xét, giải quyết./

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG





Đinh Trung Tụng

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Lương Trào


Nơi nhận:
-Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị- xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH, Sở TP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ TP;
- Các doanh nghiệp XKLĐ;
- Công báo (02);
- Lưu: VP Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 06/2006/TTLT-BLDTBXH-BTP

Hanoi, July 07, 2006

 

JOINT CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON GUARANTY FOR LABORERS GOING TO WORK ABROAD

Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the Government's Decree No. 141/2005/ND-CP of November 11, 2005, on management of Vietnamese laborers working abroad;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2003/ND-CP of March 31, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 62/2003/ND-CP of June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice,
In order to ensure uniform guaranty for laborers going to work abroad, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Justice hereby jointly guide guaranty for laborers going to work abroad as follows:

I. GENERAL ISSUES

1. Guaranty for laborers going to work abroad

a/ Guaranty for laborers going to work abroad means an act whereby a third person (hereinafter referred to as the guarantor) gives an enterprise sending laborers to work abroad (hereinafter referred to as the guarantee) an undertaking to perform obligations on behalf of laborers going to work abroad (hereinafter referred to as the guaranteed) when the guaranteed fails to perform or improperly or incompletely performs his/her obligations falling due towards the guarantee. The parties may also agree that the guarantor shall perform obligations only when the guaranteed is incapable of performing his/her obligations.

b/ The guarantee may request the guaranteed to recommend a guarantor who meets all the conditions specified in Clause 1, Article 16 of the Government's Decree No. 141/2005/ND-CP of November 11, 2005, on management of Vietnamese laborers working abroad, and is accepted by the guarantee for signing a guaranty contract.

2. Scope of guaranty:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To pay service charges which the guaranteed fails to pay, if any;

b/ To pay compensations for damage caused to foreign partners and other damage caused by breach of contract on the part of the guaranteed;

c/ To pay fines for breach of contract, if so agreed upon in the overseas working contract;

d/ To pay interests on guaranteed amounts which are paid lately. These interests shall be calculated at the basic interest rate announced by the State Bank at the time of payment for the late payment duration, unless otherwise agreed by the parties or provided for by law;

e/ Other obligations of the guaranteed as agreed upon by the parties which are neither prohibited by law nor contrary to social ethics.

The scope of guaranty shall cover all obligations of the guaranteed, unless otherwise agreed upon by the parties or provided for by law.

3. Time limit for performance of guaranty obligations

The time limit for performance of guaranty obligations shall be agreed upon by the guarantor and the guarantee; if the two parties have no agreement thereon, the guarantor shall perform guaranty obligations within a reasonable time limit set by the guarantee, counting from the time the guarantor receives the guarantee's notice on the performance of obligations on behalf of the guaranteed.

4. Form and contents of guaranty contracts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Guaranty contracts shall be made by involved parties, covering the following principal contents: scope of guaranty; rights and obligations of contractual parties; time limit for performance of guaranty obligations; and settlement of guaranty.

5. Application of measures to secure the performance of guaranty obligations

a/ The guarantee may agree with the guarantor on the application of such measures as pledge of property, mortgage of property or deposit so as to secure the performance of guaranty obligations.

b/ The pledge, mortgage and deposit shall be made in writing, either in a separate document or incorporated in the guaranty contract.

c/ The establishment and application of the measure of pledge of property, mortgage of property or deposit to secure the performance of guaranty obligations shall comply with the provisions of the Civil Code and relevant legal documents.

II. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PARTIES TO GUARANTY CONTRACTS

1. Rights of the guarantor

a/ To be fully informed by involved parties of the rights and obligations of the guaranteed towards the guarantee.

b/ To agree to provide guaranty for part or the whole of obligations to be performed by the guaranteed towards the guarantee according to the provisions of Clause 2, Section I of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To request the guarantee to apply necessary measures and create favorable conditions for the guaranteed to properly perform the contract signed with foreign partners.

e/ To receive back papers and documents proving his/her financial capacity, capability and prestige which have been handed over to the guarantee upon signing of the guaranty contract, unless otherwise agreed by the parties on the time of returning the aforesaid papers and documents.

f/ After the guaranty contract terminates, the guarantee prioritizes the recruitment of the guarantor and his/her family members to work abroad.

g/ In case where the guarantee improperly or incompletely performs obligations stated at Points a, b, c and d, Clause 4 of this Section, thus causing damage to the guarantor, the guarantor shall have the right to claim damages and offset such damages against his/her obligations towards the guarantee.

h/ When the guarantor has fulfilled guaranty obligations, he/she may request the guaranteed to perform the latter's obligations towards the guarantor within the scope of guaranty, unless otherwise agreed upon.

i/ Other rights, if so provided for by law or agreed upon by the parties.

2. Obligations of the guarantor:

a/ To hand over papers and documents proving his/her financial capacity, capability and prestige and other necessary documents to the guarantee for verification and consideration before signing the guaranty contract, if so agreed upon.

b/ To urge and educate the guaranteed and his/her family to perform obligations under the contract signed with the guarantee; and together with the guaranteed's family, to apply necessary measures to mitigate damage caused by breach of contract on the part of the guaranteed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To transfer his/her property to the guarantee or to a third person as agreed upon for disposal in case of failure to perform or improper or incomplete performance of guaranty obligations.

e/ Other obligations, if so provided for by law or agreed upon by the parties.

3. Rights of the guarantee

a/ To request the guarantor to prove his/her financial capacity, capability and prestige and hand over relevant papers and documents, if any, for verification and consideration.

b/ To request the guarantor to transfer his/her property for disposal in case where upon the expiration of the time limit for performance of guaranty obligations, the guarantor still fails to perform or incompletely performs guaranty obligations. If the guarantor refuses to transfer his/her property for disposal, the guarantee may initiate a lawsuit at a competent court.

c/ Other rights, if so provided for by law or agreed upon by the parties.

4. Obligations of the guarantee

a/ To fully inform the guarantor of the guaranteed's rights and obligations toward the guarantee;

b/ To notify the guarantor of the guaranteed's workplace, working situation, incomes, health, working and living conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To preserve papers and documents proving the guarantor's financial capacity, capability and prestige. If causing damage to or loss of such papers and documents, to pay damages therefor.

e/ When the guaranteed breaches the overseas working contract, the guarantee shall immediately notify in writing the guarantor and the guaranteed's family thereof for the latter to urge and educate the guaranteed to properly perform the contract and remedy damage caused by the guaranteed.

f/ To notify the guarantor of the performance of obligations on behalf of the guaranteed.

g/ To supply the guarantor with papers and documents proving the damage caused by the guaranteed.

h/ To return to the guarantor papers and documents proving the guarantor's financial capacity, capability and prestige, if any, which were supplied upon signing of the guaranty contract, unless otherwise agreed by the parties on the time of returning the aforesaid papers and documents.

i/ To prioritize the recruitment of the guarantor and his/her family members to work abroad after the guaranty contract terminates.

j/ Other obligations, if so provided for by law or agreed upon by the parties.

5. Rights and obligations of parties in case of application of measures to secure the performance of guaranty obligations

In case where the parties to a guaranty contract agree upon on the application of measures to secure the performance of guaranty obligations as specified in Clause 5, Section I of this Circular, the guarantee shall have the rights and obligations of the pledgee, mortgagee or depositary and the guarantor shall have the rights and obligations of the pledgor, mortgagor or depositor under the pledge, mortgage or deposit contract signed between the parties serving as a security measure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To recommend a guarantor to the guarantee for signing the guaranty contract.

2. To sign the guaranty contract, if so requested by the guarantor and the guarantee.

3. To perform his/her obligations towards the guarantor within the scope of guaranty when the guarantor has fulfilled obligations for him/her, unless otherwise agreed upon.

4. Other obligations, if so provided for by law or agreed upon by involved parties.

IV. TERMINATION AND LIQUIDATION OF GUARANTY CONTRACTS

1. A guaranty contract shall terminate when:

a/ The guaranteed has fulfilled his/her obligations towards the guarantee.

b/ The guarantor has fulfilled guaranty obligations.

c/ The guaranty is cancelled or replaced by other security measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Other cases provided for by law.

2. Liquidation of a guaranty contract

a/ The time limit for liquidation of a guaranty contract shall be 30 days, counting from its termination, unless otherwise agreed by the parties.

b/ The liquidation of a guaranty contract shall be made in writing, clearly stating the degree of performance of the agreements reached in the guaranty contract and the parties responsibilities, if any, arising from the liquidation of the contract.

In case of termination of the guaranty under the provisions of Points c and d, Clause 1 of this Decision, the liquidation of the guaranty contract may be made in a separate document or incorporated in the document on cancellation or replacement of the guaranty or in the written agreement on guaranty termination.

V. SETTLEMENT OF GUARANTY

1. The guarantor shall perform guaranty obligations if, upon the expiration of the time limit for performance of guaranty obligations, the guaranteed fails to perform, improperly or incompletely performs the obligations. The guarantor shall also perform guaranty obligations if, upon the expiration of the time limit for performance of guaranty obligations, the guaranteed is incapable of performing his/her obligations towards the guarantee, if so agreed upon by the parties.

2. If upon the expiration of the time limit for performance of obligations the guarantor still fails to perform, improperly or incompletely performs guaranty obligations, and refuses to transfer his/her property for disposal as agreed upon, the guarantee shall have the right to initiate a lawsuit at the court or request another competent state agency to dispose of the property of the guarantor.

If the performance of guaranty obligations is secured by pledge, mortgage or deposit under the provisions of Clause 5, Section I of this Circular, the guarantee may dispose of the security property according to the pledge, mortgage or deposit contract already signed by the parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The guarantee shall return the amount left after payment of guaranty obligations to the guarantor. In case where the proceeds from the sale of property are not enough to make payment to the guarantee, the guarantor shall add other property which shall be disposed for payment of the deficient amount.

4. The parties shall have the right to request a competent court to settle any arising disputes according to the provisions of law.

VI. STATUTE OF LIMITATIONS FOR INITIATING LAWSUITS OVER GUARANTY CONTRACTS

The statute of limitations for initiating a lawsuit to request the court to settle disputes over a guaranty contract is two years, counting from the date when legitimate rights and interests of individuals, legal persons and other subjects are infringed upon.

VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. Individuals and organizations should report any problems arising in the course of implementation to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Justice for consideration and settlement.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 06/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 07/07/2006 hướng dẫn bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.594

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.171.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!