Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 30/2008/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 30/2008/NQ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM NGĂN CHẶN SUY GIẢM KINH TẾ, DUY TRÌ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

Trong ngày 01 và 02 tháng 12 năm 2008, Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2008 và diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội trong nước.

Thời gian qua, với việc thực hiện có kết quả 8 nhóm giải pháp, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 khoảng 6,7%. Đạt được kết quả trên là do có chủ trương đúng đắn của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Từ tháng 10 năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân.

Trước tình hình đó, Chính phủ xác định phải tập trung điều hành thực hiện mục tiêu tổng quát và các giải pháp của kế hoạch năm 2009 mà Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư đã thông qua, trong đó nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%.

Để đạt được mục tiêu trên, các Bộ, ngành, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện ngay các giải pháp cấp bách sau đây:

I. THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU

1. Trong năm 2009 phải tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được giao tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ nông sản của một số ngành hàng có lượng hàng hóa lớn và sản xuất tập trung như: lúa, gạo, thủy sản và một số nông sản khác nhằm duy trì phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Khẩn trương khôi phục cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, hỗ trợ và tạo điều kiện để ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão lũ.

3. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ tiền giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất nông, ngư nghiệp ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, chuẩn bị tốt về giống, vật tư, phân bón, thủy lợi, vốn … cho vụ Đông Xuân 2008 – 2009. Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, phòng, chống rét cho gia súc khi mùa đông tới.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể huy động các nguồn vốn, đẩy mạnh giải ngân để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho tu bổ hệ thống đê điều, cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, vùng neo đậu tàu thuyền tránh bão, hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, trồng rừng và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

4. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh; ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động … như: các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, đóng tàu, phân bón … Hỗ trợ việc tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp đang tồn đọng như: phôi thép, thép xây dựng, xi măng, phân bón, giấy, hóa chất theo nguyên tắc cơ cấu lại thời hạn vay, miễn, giảm lãi suất các khoản vay có lãi suất cao.

Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm ngành công nghiệp đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008.

5. Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ các công trình, dự án đang dở dang, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm đã quá thời hạn hoàn thành thi công, nhất là các dự án thuộc các lĩnh vực: năng lượng, đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường giao thông nông thôn.

6. Bộ Xây dựng chỉ đạo các chủ dự án tập trung nguồn lực để hoàn thành đúng tiến độ các dự án xi măng, vật liệu xây dựng; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án sử dụng xi măng, để thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư, tiêu dùng.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các chương trình về đổi mới công nghệ quốc gia, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh.

8. Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phải xác định việc xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2009 để góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế theo hướng xúc tiến theo từng ngành hàng, từng hợp đồng xuất khẩu lớn. Tăng cường tiếp xúc cấp cao để mở rộng thị trường, quan hệ buôn bán, vận động theo các kênh chính thức và không chính thức tạo chủ động trong việc ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch, dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế để tăng xuất khẩu. Các Bộ, địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa; bổ sung, hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến xuất khẩu và khai thác thị trường nội địa.

9. Tận dụng lợi thế từ các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao; thúc đẩy sớm việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Úc, New Zealand, Ấn Độ. Đồng thời, xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.

10. Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam điều chỉnh linh hoạt hoạt động kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao dịch; đấu thầu để bảo đảm xuất khẩu dầu thô, than đá và các khoáng sản khác có giá xuất khẩu hiệu quả nhất; phối hợp với các Bộ, địa phương điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có chính sách khuyến khích gia công tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và vật tư trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan.

Bộ Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chống buôn lậu qua biên giới.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản, nhất là hệ thống phơi sấy cho vụ Hè Thu hàng năm, hệ thống kho chứa lúa hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và công nghệ chế biến … để giúp nông dân giảm thất thoát, tiêu thụ hiệu quả nông sản hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng các trung tâm tiếp thị nông dân ở các tỉnh có sản xuất hàng hóa nông sản lớn và tập trung, bao gồm cả các cơ sở cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, các trung tâm kiểm dịch chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu ở các khu vực sản xuất tập trung.

12. Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009 – 2010 trong tháng 01 năm 2009, trong đó chú trọng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu (về môi trường kinh doanh, về sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các nhóm hàng hóa); tiếp tục thực thi chính sách thay thế nhập khẩu với việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hóa dầu để tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đủ tiêu chuẩn, giảm nhập siêu.

13. Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát cụ thể từng lĩnh vực, từng ngành hàng, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 các giải pháp cụ thể cần thực hiện để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh đối với từng ngành hàng, mặt hàng có sức sản xuất lớn.

14. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan rà soát, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh việc thực hiện các dự án du lịch quốc gia trọng điểm; trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 Quy chế hỗ trợ Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia và nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến du lịch kế hoạch năm 2009; nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình quốc tế, đồng thời kết hợp chặt chẽ với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để mở rộng địa bàn, nội dung quảng bá du lịch.

15. Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp các sân bay tại các địa phương có các điểm du lịch quốc gia, đồng thời có biện pháp tăng chuyến bay để hút khách từ các thị trường có tiềm năng chi tiêu du lịch cao; Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ xem xét miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch đối với các thị trường tiềm năng.

Ngành du lịch phải chú trọng hơn nữa nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phải có các chương trình, sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam để tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam.

II. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ TIÊU DÙNG

1. Về kích cầu đầu tư:

Đi đôi với việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách sau đây:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng để sửa đổi ngay những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; khẩn trương xây dựng dự Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, xây dựng để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua.

b) Đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước: cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2009. Đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn, trong đó có dự án tái định cư các khu kinh tế, các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý nguồn vốn, kể cả việc tạm ứng từ ngân sách nhà nước để thực hiện.

c) Tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã được tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 danh mục các dự án và mức vốn được hoãn thu hồi.

d) Đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có trong danh mục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở đó thực hiện việc điều hòa vốn giữa các dự án, công trình và được thanh toán theo tiến độ. Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thành phương án phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 trước ngày 31 tháng 12 năm 2008, trong đó ưu tiên cho các dự án trong Danh mục của Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung các dự án cấp bách khác trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để triển khai thực hiện.

Tạm ứng từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, tu bổ hệ thống đê điều; nâng cao năng lực tưới tiêu và phòng, chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 danh mục và mức vốn tạm ứng cho từng dự án cụ thể.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ban hành biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết nhiều việc làm; phấn đấu năm 2009 thực hiện việc giải ngân các nguồn vốn trên không thấp hơn mức thực hiện năm 2008.

e) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12 năm 2008 cho phép cấp quyết định đầu tư được chỉ định thầu các dự án có mức vốn tối đa không quá 05 tỷ đồng/dự án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

g) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn được tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất, …

Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chủ động tham gia các dự án, công trình đầu tư hạ tầng quan trọng như: cảng biển, điện, đường cao tốc, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế … để góp phần đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của đất nước.

h) Trong tháng 12 năm 2008, Bộ Xây dựng trình Chính phủ Đề án xây dựng Quỹ nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành cơ chế phù hợp để bảo đảm khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp.

2. Về kích cầu tiêu dùng:

a) Tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng: điện, than, nước sạch cước vận chuyển xe buýt, …. Trong tháng 01 năm 2009, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ lộ trình thực hiện cụ thể.

b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng này bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

c) Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả.

d) Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích thích tiêu dùng, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán 2009.

III. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ

1. Về chính sách tài chính:

a) Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Giãn thời hạn nộp thế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử.

c) Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hoàn thuế bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng.

d) Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản và trình Chính phủ sửa đổi thuế suất thuế tài nguyên theo hướng hạn chế xuất khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

đ) Điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Điều chỉnh tăng thuế trong khuôn khổ cam kết WTO, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước, kiềm chế nhập siêu.

e) Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí …). Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

g) Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

h) Quy định rõ và phù hợp tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu.

i) Trong tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng hỗ trợ khó khăn cho một số đối tượng nộp thuế.

Giao Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung trên.

2. Về chính sách tiền tệ:

a) Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

b) Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 trong quý I năm 2009.

c) Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

d) Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt.

đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.

Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung trên.

e) Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn triển khai thực hiện ngay trong tháng 12 năm 2008.

IV. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương bị thiệt hại do lũ lụt triển khai ngay các biện pháp hỗ trợ lương thực, chi phí sửa chữa nhà ở, phòng trừ dịch bệnh, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, bảo đảm không để xảy ra tình trạng người dân bị đói và nhanh chóng khôi phục sản xuất sau lũ, lụt.

2. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc khẩn trương rà soát, xây dựng để đưa vào áp dụng ngay từ những tháng đầu năm 2009 các chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo; hướng dẫn các địa phương điều tra, khảo sát, sơ kết việc thực hiện chuẩn nghèo hiện hành; các chính sách đang áp dụng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để cân đối nguồn lực hỗ trợ và dự kiến phương án điều chỉnh chuẩn nghèo.

3. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà cho người nghèo, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ thu nhập cho các đối tượng chính sách, người lao động có thu nhập thấp, người bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. Chỉ đạo các địa phương tổ chức theo dõi, phối hợp kịp thời giữa các bên để giải quyết những vướng mắc về quan hệ lao động trong các khu công nghiệp, hạn chế tranh chấp lao động, đình công nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

4. Tổ chức triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

5. Thực hiện tăng thêm dự trữ quốc gia về lương thực (khoảng trên 150.000 tấn quy gạo) để chủ động cứu trợ cho người dân ở các vùng bị lũ, lụt, không để xảy ra tình trạng thiếu đói ở những vùng bị thiên tai.

6. Tiếp tục thực hiện trợ cấp khó khăn cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đời sống khó khăn, thu nhập thấp.

7. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo, bố trí đủ vốn cho thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hoạt động Ngân hàng Chính sách Xã hội, các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Các Bộ, ngành, địa phương huy động các nguồn lực xã hội và bố trí tăng ngân sách để phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho người lao động nông thôn, nhất là lao động thuộc hộ nghèo góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.

V. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tình hình suy thoái kinh tế thế giới diễn biến rất khó lường. Kinh tế trong nước đang suy giảm, năm 2009 sẽ khó khăn hơn năm 2008. Các giải pháp điều hành cần phải được triển khai thực hiện quyết liệt, linh hoạt và kịp thời, phù hợp với những biến đổi của tình hình mới. Cụ thể là:

1. Nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, khó khăn thách thức là hết sức gay gắt nhưng thời cơ, thuận lợi và tiềm năng phát triển của nước ta còn rất lớn và rất cơ bản. Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có kế hoạch tổ chức thực hiện ngay chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp nêu trong Nghị quyết này.

Phải nghiêm túc đề cao trách nhiệm của từng tổ chức, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong triển khai tổ chức thực hiện, phải có chương trình hành động thiết thực, chỉ đạo điều hành phải có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đúng khâu then chốt trong từng thời gian, ở từng lĩnh vực để tập trung chỉ đạo và phối hợp hành động đạt cho được những kết quả cụ thể.

2. Các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các địa phương cần đặc biệt quan tâm và tổ chức tốt hơn công tác dự báo và phân tích kinh tế. Trước hết, phải coi trọng đúng mức, tổ chức chặt chẽ và phát huy có hiệu quả lực lượng nghiên cứu hiện có; đồng thời, có cơ chế thích hợp để tranh thủ ý kiến của các chuyên gia nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến của tình hình, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các chính sách, giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế.

3. Tết Kỷ Sửu sắp đến, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động triển khai các chương trình, kế hoạch và các biện pháp nhằm ổn định thị trường, giá cả trong dịp Tết Nguyên đán; chủ động có kế hoạch chuẩn bị để bảo đảm đủ nguồn hàng và cân đối với nhu cầu; có biện pháp hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; kiên quyết chống các hành vi buôn bán, sử dụng pháo trong dịp Tết.

4. Các Bộ, ngành và địa phương chú trọng thực hiện quy chế về thông tin, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để bảo đảm công khai, minh bạch các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương, địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, doanh nghiệp, qua đó củng cố lòng tin, ý chí, tinh thần trách nhiệm cao trước những khó khăn của đất nước nhằm tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy hết các tiềm năng, lợi thế để thực hiện bằng được các mục tiêu và giải pháp đã đề ra nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, phát triển ổn định.

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình kinh tế - xã hội đất nước, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh đưa những thông tin bất lợi, sai sự thật, có tính kích động, gây tâm lý bất an trong nhân dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Có biện pháp kịp thời, đấu tranh có hiệu quả với các tin đồn, bịa đặt không đúng sự thật, gây tâm lý hoang mang trong xã hội.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các đơn vị, tổ chức có liên quan phải chủ động tổ chức thực hiện các quy định của Nghị quyết này ngay sau khi Chính phủ ban hành và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết này; đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ hàng tháng.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTTH (5).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 30/2008/NQ-CP

Hanoi, December 11, 2008

 

RESOLUTION

ON URGENT MEASURES TO CURB ECONOMIC DECLINE, MAINTAIN ECONOMIC GROWTH AND ENSURE SOCIAL WELFARE

On December 1 and 2, 2008, the Government held its regular meeting to assess the socio-economic situation in November and the first 11 months of 2008 and new world economic developments affecting the domestic socio-economic situation.

Recently, with the fruitful implementation of 8 solution groups, inflation has been controlled, the macro-economy has been basically stabilized, social welfare has been ensured and the economic growth rate in 2008 is estimated at about 6.7%. These achievements are attributed to the correct guidelines of the Party, the strict administration by the Government and the endeavor of the entire political system and the whole population. Since October 2008, the world economic situation has developed in a fast, complicated and unforeseeable manner; the global financial crisis and economic recession have directly impacted the national, economy with decline in production, business and export and directly affected peoples employment and life.

In face of such situation, the Government has pointed to the necessity to focus the administration on the materialization of the 2009 plans overall objectives and solutions adopted by the Xlth National Assembly at its fourth session, of which the central and urgent tasks are to concentrate all efforts on actively curbing the economic decline, boosting production and business, stepping up export, stimulating investment and consumption, ensuring social welfare and striving for the economic growth rate of around 6.5% in 2009.

To these ends, ministries, branches and localities are required to immediately implement the following urgent measures:

I. TO BOOST PRODUCTION, BUSINESS ANDEXPORT

1. In 2009, efforts must be concentrated on the implementation and completion of programs and schemes defined in the Governments Resolution No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008, promulgating its action program for the materialization of the Resolution of the Xth Parry Central Committees 7th plenum on agriculture, peasants and rural areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Agriculture and Rural Development is assigned:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry and concerned agencies in, submitting to the Prime Minister the levels of monetary supports in rice, subsidiary food crop varieties and cattle, poultry and aquatic breeds for peasants to restore agricultural and fishery production in areas hit by natural disasters and/or epidemics for quick restoration of production and, at the same time, to well prepare strains, supplies, fertilizers, irrigation, capital for the 2008-2009 winter-spring crop. To actively apply synchronous measures to prevent and control diseases and epidemics for crops and domestic animals and prevent and combat coldness for cattle when winter comes.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, formulating mechanisms, policies and specific solutions for raising capital from various sources, stepping up the capital disbursement for efficient use of state budget capital sources for improvement of dyke systems, upgrading of irrigation and drainage systems, aquaculture infrastructure, storm shelters for vessels, support of canal solidification, forestation and agricultural, forestry and fishery extension.

4. To step up the production of domestic consumer goods, particularly foodstuffs, brewages, textiles and garments, curative medicines; to prioritize supports for industries producing import substitutes, using domestic raw materials and/or employing intensive labor, such as enterprises manufacturing consumer goods, construction materials, mechanical engineering, shipbuilding, fertilizer industries.... To support the sale of a number of industrial products still in stock such as steel cast, construction steel, cement, fertilizer, paper, chemicals on the principle of rescheduling loan terms, interest rate exemption or reduction for high-interest loans.

The Ministry of Industry and Trade shall propose policies to support domestic organizations and individuals in manufacturing industrial products which can substitute imports, then submit them to tha Prime Minister in December 2008.

5. The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Transport concentrate resources and close direction on the scheduled completion of works and projects being left uncompleted, especially big or key projects, for which the completion time limits have passed, particularly projects on energy, expressways, airports, seaports, rural roads.

6. The Ministry of Construction shall direct project owners, concentrating resources for the scheduled completion of projects on cement, building materials; assume prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in, proposing to the Prime Minister the plan on use of cement in order to realize the guidelines of stimulating investment and consumption.

7. The Ministry of Science and Technology shall assume theprime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, building national programs on renewal of technologies, application and development of high technologies in manufacturing and business domains with a view to raising the quality and competitiveness of commodities.

8. The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Foreign Affairs shall regard export promotion as one of their central tasks in 2009 in order to contribute to realizing the Governments guidelines; step up trade promotion activities and expand export markets to regions which are less affected by the financial crisis and economic decline in the direction of promoting trade according to each commodity group, each big export contract. To increase high-level contacts in order to expand markets and trade ties, lobbying through official and non-official channels so as to be active in coping with trade protection policies, removing tax and non-tax barriers to step up export. Ministries and localities shall actively apply appropriate measures to boost trade promotion and encourage the consumption of home-made goods; supplement funding sources and provide supports for export promotion and exploitation of domestic markets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. The Ministry of Industry and Trade shall direct Vietnam Petroleum Group and Vietnam Coal and Mineral Industries Group to flexibly adjust their business activities; strictly control transaction and bidding activities in order to ensure the most efficient export of crude oil, coal and other minerals of export value; coordinate with other ministries and localities in flexibly administering cross-border trade activities towards encouraging export while controlling import; balance imported raw materials sources and adopt policies to encourage processing for increase of export turnover for industries employing intensive labor and using domestic supplies; support exporting enterprises by mode of handing goods at bonded warehouses.

The Ministry of Industry and Trade and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall enhance their direction against cross-border smuggling.

11. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for studying and proposing policies to support investment in post-harvest technologies for agricultural, forestry and fishery products, particularly drying systems for annual summer-autumn crops, rice silos systems for Mekong river delta, and processing technologies in order to help peasants reduce losses, fruitfully sell their commodity farm produce; support the construction of marketing centers for peasants in provinces with large-scale and concentrated commodity production, including agricultural service-providing establishments and export aquatic product quality-examining centers in regions with concentrated production.

12. The Ministry of Industry and Trade shall submit in January 2009 the 2009-2010 scheme on stepping up export, curbing trade deficits to the Prime Minister for approval, attaching importance to solutions to higher export competitiveness (regarding the business environment, the competitiveness of enterprises and the competitiveness of commodity groups); further realize the policies on import substitutes by boosting support industries, manufacturing industries and petro-chemical industry in order to make full use of resources, technologies, supplies, equipment and machinery, which are domestically produced up to the prescribed standards, to reduce trade deficits.

13. The Minister of Industry and Trade and the Minister of Agriculture and Rural Development shall specifically scrutinize every domain and every commodity group and report thereon and propose specific measures to the Prime Minister in December 2008 for removing difficulties, supporting the development of production and business for every commodity group, every goods item of mass production.

14. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and localities in, reviewing and removing difficulties so as to speed up the implementation of key national tourist projects; submit to the Prime Minister in December 2008 the Regulation on support for national tourism promotion programs and the funding sources in support of tourism promotion in the 2009 plan; raise the efficiency of, and step up tourism promotion and advertisement on international television channels in close coordination with trade and investment promotion to broaden the areas and contents of tourism advertisement.

15. The Ministry of Transport shall work out plans to upgrade airports in localities where exist national tourist sites while applying measures to increase flights in order to attract passengers from markets with high tourist spending potentials; the Ministry of Foreign Affairs shall assume prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in, proposing the Government to consider the entry visa exemption for tourists from potential markets.

The tourist industry must attach more importance to raising the quality of tourist services up to international standards and, at the same time, draw up programs and products bearing deep Vietnamese identities in order to increate the rate of tourists returning to visit Vietnam.

II. TO APPLY MEASURES FOR INVESTMENT AND CONSUMPTION STIMULATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In couple with further removing difficulties, creating conditions for and encouraging various economic sectors to directly invest in production and business development, efforts should be concentrated on applying the following urgent measures:

a/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and concerned agencies in, reviewing all current legal documents on investment and construction for immediate address of loopholes which affect the schedule of implementation of investment projects; quickly draft a law amending and supplementing the investment and construction laws for passage by the XIIth National Assembly at its upcoming 5th session.

b/ For projects and works financed by state budget capital: The remaining capital amounts of 2008 will continue to be disbursed till the end of June 2009. For important and urgent projects and works with capital not yet allocated, including projects on resettlement in economic zones, ministries, branches and localities shall direct investors to expeditiously complete the investment procedures and actively work with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in handling capital sources, including advances from state budget for implementation.

c/ To temporarily postpone the withdrawal of state budget capital advanced before the 2009 plan, excluding the 2009 advances for completion in 2008. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in, submitting to the Prime Minister in December 2008 a list of projects and capital amounts entitled to withdrawal postponement.

d/ For government bond financed projects and works on the list of those assigned by the National Assembly Standing Committee and the Prime Minister, the total investment can be adjusted; thereby regulating capital among projects and works and getting payment according to construction progress. At the same time, the remaining government bond capital of 2008 will continue to be disbursed in 2009.

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in, finalizing the scheme on allocation of 2009 government bond capital before December 31, 2008, giving priority to projects on the list issued together with the Prime Ministers Decision No. 171/QD-TTg of July 24, 2006; adding other urgent projects in the domains of traffic, irrigation, healthcare and education for implementation.

About VND1.5 trillion from government bond capital will be advanced for investment in construction, renovation and upgrading of irrigation systems, improvement of dyke systems; raising the irrigation and drainage capacity and preventing and combating storms and floods in the Red river delta. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in, submitting to the Prime Minister in December 2008 a list of projects and capital amounts advanced for every project.

dd/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for promulgating specific measures to further attract and speed up the disbursement of FDI and ODA capital sources, particularly investment projects on construction of infrastructure, investment projects on manufacture of hi-tech products, of great export value, labor-intensive projects, striving for the target that the capital disbursement in 2009 will not be lower than the 2008 level.

e/ To assign the Ministry of Planning and Investment to propose the National Assembly Standing Committee in December 2008 to permit investment-deciding authorities to appoint contractors for projects capitalized at not more than VND 5 billion each in mountainous, deep-lying, remote areas and take responsibility for their decisions according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Economic groups and state enterprises shall actively participate in important infrastructure projects or works such as seaports, electricity, expressways, irrigation, schools, medical establishments in order to speed up the implementation tempo and plans on construction of national socio-economic infrastructure.

h/ In December 2008, the Ministry of Construction shall submit to the Government a scheme on setting up of a social housing fund in the 2009-2015 period; the Ministry of Planning and Investment shall submit to the Government for promulgation appropriate mechanisms to encourage investment in the construction of workers dormitories in industrial parks.

2. Consumption stimulation

a/ To continue administering prices according to the market mechanism with regard to electricity, coal, clean water, bus fares,... In January 2009, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and concerned agencies in, submitting to the Prime Minister a specific implementation roadmap.

b/ The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, submitting to the Prime Minister a scheme on development of networks for distribution of essential commodities, focusing on such goods items as food, oil and gasoline, fertilizer, iron and steel, cement and curative medicines, so that the production of, and dealing in, these goods items can be managed by the State against trade frauds, speculation and price increase, which destabilize the market, and for protection of consumer interests.

c/ The Ministries of Industry and Trade;. Finance; Health; and Science and Technology shall enhance measures to manage the market, prices, goods quality and food safety and hygiene; strictly handle violations according to current laws, particularly illegal trading, tax evasion and alignment for speculation in order to comer the market and prices.

d/ Enterprises are encouraged to launch discount campaigns in order to stimulate consumption, immediately in the 2009 Lunar New Year festival.

III. FINANCIAL AND MONETARY POLICIES

1. Financial policies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To reschedule the enterprise income tax payment time limit to 9 months with regard to 2009s enterprise income tax amounts payable by the above said medium- and small-sized enterprises (70% of the remaining tax amounts after reduction) and enterprises producing, processing on order, garments and textiles, leather shoes, electronic components or processing agricultural, forestry and fishery products.

c/ To temporarily reimburse 90% of the input value-added tax amount for actually exported goods if enterprises have not yet acquired via-bank payment documents and further reimburse the remaining 10% when the payment documents are available. The Finance Ministry shall guide the procedures for tax reimbursement, ensuring its strictness and eligible subjects.

d/ To adjust export tax rates for some kinds of natural resources and minerals and propose the Government to amend royalties tax rates towards restriction of export, ensuring raw materials sources for domestic production.

dd/ To reduce import duty rates for some commodity groups being production raw materials, which cannot be produced at home or have been produced but fail to fully satisfy demand, in order to create conditions for enterprises to reduce production costs and raise their competitiveness. To increase tax rate within WTO commitments, creating conditions to develop domestic production and curb trade deficit.

e/ To reschedule the tax payment grace periods for a number of commodity groups suitable to production cycles and product sale (shipbuilding, mechanical engineering,...). To well implement the policy on import duty payment grace period (275 days) for supplies and materials imported for export production.

g/ To reform export and import procedures, shorten the customs clearance duration, simplify procedures for tax refund and finalization for raw materials imported for export production or processing.

h/ To clearly and properly define the rates of discarded materials and faulty products in the course of importing raw materials for export production, which are not liable to import duty.

i/ In December 2008, the Finance Minister shall, under the Prime Ministers authorization, submit to the National Assembly Standing Committee the implementation of the Law on Personal Income Tax towards supporting a number of taxpayers meeting with difficulties.

The Finance Ministry is assigned to guide the implementation of the above contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To apply specific measures to facilitate access to credit capital sources by enterprises, particularly medium- and small-sized enterprises; export goods-producing or -dealing enterprises and enterprises meeting with difficulties in product sale, such as further reduction of compulsory reserves of credit institutions; proper reduction of base interest rates to support -reduction and business enterprises.

b/ To study and guide credit institutions to provide loans at mutually agreed interest rates stipulated in the National Assembly’s Resolution No. 23/2008/QH12 of November 6, 2008, on the 2009 socio-economic development plan, in the first quarter of 2009.

c/ Commercial banks shall restructure debt payment time limits and apply measures to handle bank loan debts in accordance with law for peasant households suffering damage caused by natural disaters and enterprises meeting with sale difficulties.

d/ To administer monetary policies in a flexible and efficient manner; to flexibly adjust foreign exchange rates according to market signals, encouraging export, controlling import, stabilizing macro-economy and trying to administer the international payment balance toward non-deficit.

dd/ The State Bank of Vietnam shall direct commercial banks to consider reduction of lending interest rates under credit contracts to suit the current interest rates, and do not apply overdue fines against medium- and small-sized enterprises meeting with difficulties.

The State Bank of Vietnam is assigned to guide the implementation of the above contents.

e/ The Vietnam Development Bank is assigned to perform the tasks of providing credit guarantee for medium- and small-sized enterprises in order to better support them in access to loan sources for production and business development, creating more jobs. The Finance Ministry shall join the State Bank of Vietnam in guiding the implementation right in December 2008.

IV. TO ENSURE SOCIAL WELFARE

1. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and flood-stricken localities in, immediately taking measures to provide support in food, house-repairing costs, epidemic prevention and control, plant varieties and animal breeds, ensuring that people are not left hungry and production is quickly restored after floods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To apply measures to promote the construction of houses for poor people, social policy beneficiaries, dormitories for laborers in industrial parks, and for pupils and students; to provide income supports for social policy beneficiaries, low-income laborers and people suffering damage caused by storms or floods. To direct localities to monitor and coordinate the parties in solving problems in labor relations in industrial parks, restricting labor disputes and strikes, particularly during the Lunar New Year festival.

4. To organize the implementation of unemployment insurance regimes under the Law on Social Insurance.

5. To increase national food reserves (more than 150,000 tons equivalent in rice) in order to take the initiative in providing relief to people in flood-stricken areas, not letting food shortage and hunger occur in disaster-hit areas.

6. To continue providing difficulty allowances for state budget-salaried people with difficult life and low incomes.

7. To enhance the direction to well implement poverty reduction programs, supplying adequate capital for the implementation of credit programs for poor households, poor pupils and students and other social policy beneficiaries through activities of the Social Policy Bank, policies on supports in production land, residential land, dwelling houses and daily-life water for poor ethnic minority households meeting with difficulties in life under Decision No. 134/2004/QD-TTg of July 20, 2004, of the Prime Minister.

8. Ministries, branches and localities shall mobilize social resources and increase budget funds for the vigorous development of vocational training in various forms for rural laborers, particularly those in poor households, contributing to production and business development, job creation, income increase and poverty reduction.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

The world economic recession develops unpredictably. The domestic economy is declining, 2009 will be more difficult than 2008. Administering measures should be implemented resolutely, flexibly and promptly in suitability to new developments. Concretely:

1. Tasks are very heavy, difficulties and challenges are extremely acute but opportunities, advantages and potential for national development are very great and fundamental. The Government requests ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, leaders of state enterprises, particularly groups and corporations, based on their functions and assigned tasks, to work out plans for immediate realization of guidelines, tasks and solutions stated in this Resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Ministries, central branches and local Peoples Committees should pay special attention to, and better organize economic forecasts and analysis. First of all, they shall attach proper importance to, closely organize and efficiently promote the existing research forces; at the same time, formulate appropriate mechanisms to ask for specialists opinions with a view to promptly understanding the development of situation and promptly supplementing or adjusting policies and solutions to suit the practical situation.

3. The Ky Suu Tet (the Lunar New Year of Buffalo) is approaching; ministries, branches and local Peoples Committees shall take the initiative in implementing programs, plans and measures to stabilize the market and prices during the Lunar New Year festival; take the initiative in working out plans for adequate supply of goods to satisfy demand; take effective measures against smuggling, trade frauds and tax evasion; resolutely fight acts of trading and using fire-crackers during Tet.

4. Ministries, branches and localities shall attach importance to the implementation of regulations on information, actively supplying information and closely coordinating with information and press agencies to ensure the publicity and transparency of information on the socio-economic situation and directing as well as administering solutions of central and local governments, meeting the information demands of people and enterprises, thereby consolidating their confidence, will and high sense of responsibility in response to the country’s difficulties in order to create consensus and integrated strength of the whole political system, bring into full play all potentials and advantages so as to materialize by all means the set objectives and solutions, aiming to take the economy out of difficulty for stable development.

The Ministry of Information and Communication shall continue directing information and propagation agencies to carry accurate news reports, to fully and promptly reflect the national socio-economic situation, support the guidelines and policies of the Party and the State, not publishing unfavorable or untruthful information of provocative nature, causing psychological concerns among people; strictly handle violations in the information and communication domain; take timely and effective measures against untruthful rumors and fabricated news which cause confusions in society.

5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of concerned units and organizations shall actively organize the realization of this Resolution immediately after it is promulgated by the Government and take responsibility before the Government and the Prime Minister for the implementation of the guidelines, tasks and solutions stated in this Resolution; at the same time, report to the Prime Minister on the implementation results and concurrently send them to the Ministry of Planning and Investment for synthesis and report at monthly meetings of the Government .

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.667

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.179.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!