Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 70/2003/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong thuỷ sản

Số hiệu: 70/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 17/06/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 70/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 70/2003/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ sản do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

b) Vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản và quản lý tàu cá;

c) Vi phạm các quy định về nuôi trồng thuỷ sản;

d) Vi phạm các quy định về chế biến thủy sản;

đ) Vi phạm các quy định về các ngành nghề dịch vụ thuỷ sản và nhãn hàng hoá thuỷ sản.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Riêng việc xử phạt đối với người và phương tiện nuớc ngoài có hành vi xâm phạm các vùng biển của Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác hải sản, hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý hoạt động nghề cá trong các vùng biển của Việt Nam được thực hiện theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Việc xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản được áp dụng theo các quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản là 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; riêng đối với các vi phạm hành chính liên quan các lĩnh vực bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, xuất nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản, sản xuất hoặc bán hàng giả thì thời hiệu là 02 năm.

Nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

2. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo.

b) Phạt tiền.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính .

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại nguyên trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm gây ra;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm, vật nuôi, cây trồng gây hại đến sức khoẻ con người, gây hại đến động, thực vật thuỷ sản và gây ô nhiễm môi trường.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện các biện pháp nói trên.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

MỤC A:

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Điều 8. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của các loài thuỷ sản.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hoá chất độc, các loài thực vật có độc tố hoặc các chất thải khác gây ô nhiễm môi trường của các loài thuỷ sản.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi phá dỡ hoặc xây dựng các công trình nổi, công trình ngầm ở các vùng nước làm thay đổi nơi cư trú, sinh trưởng, sinh sản của các loài thuỷ sản mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không theo đúng quy định ghi trong giấy phép .

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá các rạn đá ngầm, rạn san hô, rừng ngập mặn, bãi thực vật ngầm, trừ trường hợp bất khả kháng phải neo đậu tàu cá.

4. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy chế các khu bảo tồn liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản được thực hiện theo Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:.

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại nguyên trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (trừ tàu cá) đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 9. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài thuỷ sản

1. Mức phạt đối với hành vi khai thác thuỷ sản nếu khối lượng các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức được phép khai thác lẫn như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn từ 500 kg đến dưới 1.000 kg

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 1.000 kg.

2. Mức phạt đối với hành vi khai thác thuỷ sản tại khu vực cấm khai thác hoặc trong thời gian cấm khai thác như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 500 kg đến dưới 1.000 kg

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản trên 1.000 kg.

3. Mức phạt đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản dưới 50 kg;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

c) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 100 kg đến dưới 300 kg;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 300 kg đến dưới 500 kg;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản trên 500 kg.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu số thuỷ sản đã khai thác trái phép và buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (trừ tàu cá) và tước quyền sử dụng giấy phép 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

MỤC B:

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN VÀ QUẢN LÝ TÀU CÁ

Điều 10. Vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đặt các loại ngư cụ để khai thác thuỷ sản không đúng quy định hoặc không được phép.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng đèn chiếu sáng để khai thác thuỷ sản mà tổng công suất đèn vượt quá quy định hoặc khoảng cách giữa điểm đặt các cụm đèn chiếu sáng với các ngư cụ khác không đúng quy định của Bộ Thuỷ sản;

b) Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thuỷ sản;

c) Sử dụng công cụ kích điện xách tay để khai thác thuỷ sản;

d) Sử dụng giấy phép khai thác thuỷ sản quá hạn;

đ) Không có Sổ nhật ký khai thác thuỷ sản, không ghi chép nhật ký khai thác thuỷ sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai thác thuỷ sản không có giấy phép (đối với các nghề khai thác quy định phải có giấy phép).

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng giấy phép giả hoặc giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa;

b) Tàu thuyền sử dụng kích điện để khai thác thuỷ sản.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi dùng hoá chất độc hoặc thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng chất nổ để khai thác thuỷ sản.

8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải đặt lại ngư cụ theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu số bóng đèn tương ứng công suất vượt quá mức quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Tịch thu thuỷ sản đã khai thác đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b, c , d khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều này;

đ) Tịch thu các giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 5 Điều này;

e) Buộc tiêu huỷ bộ phận kích điện đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

g) Buộc tiêu huỷ thuỷ sản đã khai thác và các loại hoá chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý tàu cá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi:

a) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá;

b) Không trang bị đầy đủ hoặc không bảo đảm chất lượng các trang thiết bị về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện theo quy định;

c) Người hành nghề khai thác thuỷ sản khi đi trên tàu, thuyền mà không có đủ giấy tờ theo quy định;

d) Không viết số đăng ký đã được cấp hoặc viết số đăng ký trên tàu cá không đúng quy định hoặc để số đăng ký mờ;

e) Không có Sổ danh bạ thuyền viên đối với loại tàu quy định phải có Sổ danh bạ thuyền viên.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định khi điều khiển tàu, thuyền ra, vào luồng lạch hoặc khi neo đậu tại các cảng, bến đậu;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về trang bị tín hiệu và sử dụng tín hiệu khi tàu, thuyền đang khai thác thuỷ sản hoặc đang hành trình.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người điều khiển tàu, thuyền, vận hành máy tàu không có bằng cấp chuyên môn theo quy định;

b) Sử dụng tàu cá mà Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá đã quá hạn sử dụng hoặc bị tẩy xoá, sửa chữa.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu thuyền chưa đăng ký, đăng kiểm vào hoạt động nghề cá.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả về đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ phương tiện cải hoán tàu cá mà không có hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt (đối với cỡ, loại tàu cá Bộ Thuỷ sản quy định phải có thiết kế).

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với chủ phương tiện đóng mới tàu cá mà không có hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt (đối với cỡ, loại tàu cá Bộ Thuỷ sản quy định phải có thiết kế).

8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị xoá, sửa chữa, quá hạn sử dụng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, khoản 5 Điều này;

b) Buộc thực hiện các quy định của Bộ Thuỷ sản đối với các hành vi tại khoản 1, điểm b khoản 2; các quy định về cải hoán, đóng mới tàu cá theo quy định của Bộ Thuỷ sản đối với hành vi quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này.

MỤC C:

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Điều 12. Vi phạm các quy định về sản xuất, bán giống thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, cơ sở bán giống có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường đối với ao, bể, các trang thiết bị dùng trong sản xuất, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước thải theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

b) Không có cán bộ quản lý hoặc công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

c) Không công bố chất lượng giống;

d) Bán giống không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc không đạt tiêu chuẩn của Bộ Thuỷ sản ban hành;

đ) Không thực hiện kiểm dịch giống trước khi bán;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vận chuyển giống thuỷ sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc vượt quá số lượng giống ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.

b) Sử dụng các loại thức ăn, hoá chất, kháng sinh, thuốc thú y thuỷ sản thuộc danh mục hạn chế sử dụng không theo quy định của Bộ Thuỷ sản hoặc trong danh mục cấm.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch giả mạo hoặc sửa chữa, tẩy xóa.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi:

a) Sản xuất, bán, vận chuyển giống thuỷ sản không có tên trong danh mục được phép sử dụng thông thường do Bộ Thuỷ sản quy định;

b) Sản xuất, bán, vận chuyển giống thuỷ sản trong danh mục cấm do Bộ Thuỷ sản quy định.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Nhập khẩu vào Việt Nam giống thuỷ sản ngoài danh mục giống thuỷ sản được sử dụng thông thường (nếu không được Bộ Thuỷ sản chấp thuận) hoặc trong danh mục cấm do Bộ Thuỷ sản quy định;

b) Xuất khẩu giống thuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu (nếu không được Bộ Thuỷ sản chấp thuận).

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng đối với hành vi tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện kiểm dịch đối với hành vi tại điểm đ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;

c) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn nuôi thuỷ sản, hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản trong danh mục cấm đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc tiêu huỷ giống thuỷ sản đối với hành vi tại khoản 4 Điều này;

đ) Tịch thu giống thuỷ sản và buộc tiêu huỷ đối với loài thuỷ sản cấm sử dụng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

e) Tịch thu giống thuỷ sản và buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi tại điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 13. Vi phạm các quy định về nuôi trồng thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về quản lý môi trường vùng nuôi tập trung;

b) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Sử dụng các loại thức ăn, hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản thuộc danh mục sử dụng hạn chế không theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

d) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản, hoá chất, kháng sinh, thuốc thú y thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản đối với hành vi tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn nuôi thuỷ sản, hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về phòng ngừa dịch bệnh cho thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh thuỷ sản khi có quyết định công bố dịch;

b) Đưa thuỷ sản ra khỏi nơi có dịch bệnh thuỷ sản khi chưa có quyết định bãi bỏ quyết định công bố dịch;

c) Đổ, thải các loại thuốc, hoá chất hoặc thức ăn nuôi thuỷ sản quá hạn sử dụng hoặc bị cấm sử dụng; xác, nước rửa các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh vào các vùng nước tự nhiên, vùng nước nuôi thuỷ sản;

d) Xả nước hoặc các chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào các vùng nước nuôi thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các quy định về kiểm dịch khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hoặc quá cảnh các loài thuỷ sản qua lãnh thổ Việt Nam.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1; điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ số thuỷ sản đã nhiễm bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

c) Buộc thực hiện các quy định về kiểm dịch các loài thuỷ sản đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

MỤC D:

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

Điều 15. Vi phạm các quy định về chế biến thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của Bộ Thuỷ sản và Bộ Y tế về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ;

b) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo quy định đối với cơ sở bắt buộc phải công bố chất lượng;

b) Không bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn như cơ sở đã công bố;

c) Chế biến các loài thuỷ sản khai thác trong thời gian cấm khai thác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

b) Không có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

c) Không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi chế biến các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khử trùng bị cấm;

b) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khử trùng không có tên trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Thuỷ sản quy định;

c) Chế biến thuỷ sản có chứa tạp chất;

d) Chế biến thuỷ sản có xuất xứ ở vùng cấm thu hoạch;

đ) Chế biến thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại tới sức khoẻ con người.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm chất lượng đối với hành vi tại khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ các phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khử trùng đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu thuỷ sản đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2; khoản 4; điểm c khoản 5 Điều này.

đ) Buộc tiêu huỷ thuỷ sản đối với hành vi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 5 Điều này.

MỤC Đ:

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ DỊCH VỤ THUỶ SẢN VÀ NHÃN HÀNG HOÁ THUỶ SẢN

Điều 16. Vi phạm các quy định về sản xuất, bán các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản.

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người quản lý, người phụ trách kỹ thuật và người trực tiếp bán hàng của cơ sở sản xuất, bán thuốc thú y thuỷ sản không có Giấy chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

a) Sản xuất thuốc thú y thuỷ sản khác với loại đã đăng ký sản xuất;

b) Cơ sở sản xuất thuốc thú y thuỷ sản không có Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất thuốc thú y do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Cơ sở bán thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp;

d) Sử dụng giấy tờ giả hoặc sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất thuốc thú y thuỷ sản, Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản; Giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, bán các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo quy định;

b) Cơ sở sản xuất, bán các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản không bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã công bố;

c) Cơ sở bán các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản quá hạn sử dụng .

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, bán phụ gia, hoá chất, thức ăn nuôi thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản sau đây:

a) Không có tên trong danh mục được phép sử dụng thông thường theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

b) Có thành phần là chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu các loại giấy tờ giả, sửa chữa, tẩy xoá đối với hành vi tại điểm d khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu hàng hoá đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ hàng hoá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này.

Điều 17. Vi phạm các quy định về dịch vụ thú y thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người hành nghề dịch vụ thú y thuỷ sản không có Giấy chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng chỉ hành nghề giả hoặc sửa chữa, tẩy xoá.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu các loại giấy tờ giả hoặc bị sửa chữa, tẩy xoá đối với hành vi tại khoản 2 Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định về thu gom, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản tươi sống hoặc đã chế biến

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản tươi sống hoặc đã chế biến không thực hiện theo quy định của Bộ Thuỷ sản về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Thu gom, bảo quản, vận chuyển các loài thuỷ sản khai thác trong thời gian cấm khai thác, hoặc khai thác bằng chất nổ, xung điện.

b) Thu gom, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ thuỷ sản có xuất xứ từ vùng cấm thu hoạch.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, vận chuyển các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khử trùng bị cấm để bảo quản thuỷ sản;

b) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khử trùng không có tên trong danh mục được phép sử dụng để bảo quản thuỷ sản;

c) Đưa tạp chất vào thuỷ sản nguyên liệu chế biến;

d) Thu gom, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ thuỷ sản hoặc sản phẩm thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại tới sức khoẻ con người.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu thuỷ sản và buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ các phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khử trùng đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu huỷ thuỷ sản đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

Điều 19. Vi phạm các quy định về sản xuất, tiêu thụ trang thiết bị cứu sinh

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi:

a) Sản xuất trang thiết bị cứu sinh không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố;

b) Bán các trang thiết bị cứu sinh chưa được đăng kiểm.

2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu hàng hoá đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện đăng kiểm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định về hoạt động cảng cá

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu cá xuống vùng nước đậu tầu hoặc cầu cảng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cảng cá không thực hiện các quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cảng cá đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cảng cá đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 21. Vi phạm các quy định về nhãn hàng hoá thuỷ sản

Việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính về nhãn hàng hoá trong lĩnh vực thuỷ sản được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN

Điều 22. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định tại các Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23. Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành Thuỷ sản

1. Thanh tra viên chuyên ngành Thuỷ sản các cấp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành Thuỷ sản của Sở Thuỷ sản (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành Thuỷ sản của Bộ Thuỷ sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 24. Thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa

Người có thẩm quyền của các cơ quan: Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, cơ quan Thuế, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa quy định tại Điều 31, 32, 33, 34, 36, 37, 38 và 39 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản theo Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực ngành mình quản lý.

2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện theo đúng thủ tục được quy định từ Điều 53 đến Điều 63 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu dễ gây cháy nổ như thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm..., người có thẩm quyền xử phạt phải làm thủ tục chuyển giao nhanh nhất cho cơ quan Công an hoặc cơ quan quân sự địa phương để quản lý theo quy định của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Khi chuyển giao phải lập biên bản có chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt và đại diện bên nhận; biên bản được lập thành ít nhất hai bản.

Điều 26. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính ở một địa phương nhưng lại cư trú, hoặc có trụ sở ở địa phương khác mà không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại nơi bị xử phạt, thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức có trụ sở để thi hành. Trường hợp nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan ký quyết định xử lý vi phạm lưu giữ.

2. Cơ quan nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển đến có trách nhiệm giao quyết định xử phạt và tổ chức việc thi hành cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và thông báo kết quả cho cơ quan chuyển quyết định biết.

3. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng để thu tiền nộp phạt. Các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) phải được thực hiện ngay tại nơi vi phạm. Trường hợp đối tượng không tự nguyện chấp hành hoặc không có điều kiện chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) thì các chi phí cho việc thực hiện đó được ghi rõ vào quyết định xử phạt để chuyển quyết định xử phạt.

Điều 27. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính.

1. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính và việc áp dụng các biện pháp đó được quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản được thực hiện theo quy định tại các Điều 44,45,46,47,48,49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản tuân theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Khiếu nại, tố cáo

Quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; quyền tố cáo của mọi công dân về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực của Nghị định

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo .

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 48/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

3. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 31. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 70/2003/ND-CP

Hanoi, June 17, 2003

 

DECREE

STIPULATING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE AQUATIC RESOURCE DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 25, 1989 Ordinance on Aquatic Resources Protection and Development;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Aquatic Resources Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the aquatic resource domain are acts of violating the regulations on State management in the aquatic resource domain, which are intentionally or unintentionally committed by organizations and/or individuals, but are not crimes and, according to the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree, must be administratively sanctioned.

3. The administrative violations in the aquatic resource domain, prescribed in this Decree, include:

a) Violation of regulations on aquatic resource protection;

b) Violation of regulations on aquatic resource exploitation and fishing ship management;

c) Violation of regulations on aquaculture;

d) Violation of regulations on aquatic-product processing;

e) Violation of regulations on aquatic resource service business lines and aquatic goods labels.

Article 2.- Subjects to be sanctioned

1. Vietnamese organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals, that commit acts of administrative violation in the aquatic resource domain, shall all be sanctioned under the provisions of this Decree, except otherwise provided for by relevant international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The sanction against minors who commit administrative violations in the aquatic resource domain shall comply with the provisions in Clause 1, Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 3.- Sanctioning principles.

The principles for sanctioning administrative violations in the aquatic resource domain shall comply with the provisions in Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 4.- Extenuating circumstances, aggravating circumstances

The extenuating circumstances and the aggravating circumstances to be applied in sanctioning acts of violation prescribed in Chapter II of this Decree shall comply with the provisions in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 5.- The statue of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitation for sanctioning of an administrative violation in the aquatic resource domain shall be one year, counting from the date the administrative violation is committed; particularly for administrative violations related to the protection of living habitat of aquatic species, the export and import of aquatic goods, production of or trading in fake goods, such statute of limitation shall be two years.

If the above-mentioned time limits have passed by, sanctions shall not be imposed, but consequence-overcoming measures prescribed in this Decree shall still be applied.

2. If the persons with sanctioning competence are at fault in letting the statute of limitation for sanctioning administrative violations pass by, they shall be handled according to the provisions in Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If organizations and individuals, that are sanctioned for administrative violations, do not relapse into violations within one year as from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date when the statute of limitation for executing the sanctioning decisions expires, they shall be considered as not yet being sanctioned for administrative violations.

Article 7.- Principal forms of sanctioning administrative violations and consequence-overcoming measures.

1. For each act of administrative violation, the violating organizations or individuals shall be subject to one of the following sanctioning forms:

a) Caution.

b) Fines.

2. In addition to the principal sanctioning forms, depending on the nature and seriousness of violations, organizations and individuals committing administrative violations in the aquatic resource domain may also be subject to the application of one of the following additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use license, practicing certificates for a definite or indefinite time;

b) Confiscation of material evidences, means used for committing administrative violations.

3. Apart from the principal sanctioning forms and the additional sanctioning forms, prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating organizations and individuals may also be subject to the application of one or many of the following consequence-overcoming measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forced application of measures to overcome the environmental pollution, epidemic spreads due to the violations;

c) Forced taking out of Vietnam or forced re-export of goods, articles, means;

d) Forced destruction of articles, reared animals and/or cultivation plants which cause harm to human health, to aquatic animals and/or plants and cause environmental pollution.

The violating individuals and organizations shall have to bear all expenses for the application of the above-mentioned measures.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE AQUATIC RESOURCE DOMAIN, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section A. VIOLATION OF REGULATIONS ON AQUATIC RESOURCE PROTECTION

Article 8.- Violation of regulations on protection of habitats of aquatic species

1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of pouring or discharging oils, greases, toxic chemicals, poisonous plants or other wastes, thus polluting the habitats of aquatic species.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of destroying reefs, coral reefs, submerged forests, underwater flora fields, except for force majeure cases where fishing ships must be anchored or moored.

4. The sanctioning of acts of violating the regulations on conservation zones related to the aquatic resource domain shall comply with the Governments Decree No.26/CP of April 26, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of environmental protection.

5. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Forced application of measures to overcome the environmental pollution, for acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Forced restoration of the original state, for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

c) Confiscation of material evidences and violating means (except fishing ships), for acts prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 9.- Violation of regulations on protection of aquatic species

1. The fine levels for acts of exploiting aquatic resources if the volume of aquatic resources which are of sizes smaller than the sizes permitted for mixed exploitation shall be as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and under 1,500,000 if the volume exceeds the permitted level of mixed exploitation by under 100 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) A fine of between VND 3,000,000 and under 5,000,000 if the volume exceeds the permitted level of mixed exploitation by from 500 kg to under 1,000 kg;

d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 if the volume exceeds the permitted level of mixed exploitation by over 1,000 kg.

2. The fine levels for acts of exploiting aquatic resources in areas prohibited from exploitation or being in the period of exploitation ban shall be as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and under 3,000,000 if the aquatic resource volume is under 100 kg;

b) A fine of between VND 3,000,000 and under 5,000,000 if the aquatic resource volume ranges from 100 kg to under 500 kg;

c) A fine of between VND 5,000,000 and under 10,000,000 if the aquatic resource volume ranges from 500 kg to under 1,000 kg;

d) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 if the aquatic resource volume exceeds 1,000 kg.

3. The fine levels for acts of exploiting aquatic species on the list of those banned from exploitation under the provisions of law shall be as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and under 8,000,000 if the aquatic resource volume is under 50 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) A fine of between VND 12,000,000 and under 15,000,000 if the aquatic resource volume ranges from 100 kg to under 300 kg;

d) A fine of between VND 15,000,000 and under 20,000,000 if the aquatic resource volume ranges from 300 kg to under 500 kg;

e) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 if the aquatic resource volume exceeds 500 kg.

4. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Confiscation of illegally exploited aquatic resource volume and forced release of alive aquatic resources back into their habitats, for acts prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

b) Confiscation of material evidences, violating means (except fishing ships) and deprivation of the right to use permits for 6 months, for acts prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article in case of causing serious consequences.

Section B. VIOLATION OF REGULATIONS ON AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION AND FISHING SHIP MANAGEMENT

Article 10.- Violation of regulations on aquatic resource exploitation

1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 for placing fishing gears in contravention of regulations or without permission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Using searchlights to exploit aquatic resources with the total output exceeding the prescribed level or failing to comply with the Aquatic Resources Ministrys regulations on the distance between the locations where searchlights are placed and other fishing gears;

b) Using fishing nets with meshes being smaller than the prescribed sizes to exploit aquatic resources;

c) Using hand-carried electric shock-generating devices to exploit aquatic resources;

d) Using expired permits to exploit aquatic resources;

e) Having no aquatic resource exploitation diaries, failing to write up the aquatic resource exploitation diaries or failing to observe the regime of reporting on aquatic resource exploitation according to the regulations of the Aquatic Resources Ministry.

3. A fine of between VND 200,000 and 400,000 for acts of operating in contravention of the contents inscribed in the aquatic resource exploitation permits.

4. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of exploiting aquatic resources without permits (for fishing trades which require permits).

5. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:

a) Using forged permits or erased, modified permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of using toxic chemicals or poisonous plants to exploit aquatic resources.

7. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for acts of using explosives to exploit aquatic resources.

8. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Forced re-planting of fishing gears strictly according to regulations, for acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Confiscation of the number of electric bulbs corresponding to the output exceeding the prescribed levels, for acts prescribed at Point a, Clause 2 of this Article;

c) Confiscation of fishing nets with meshes being smaller than the prescribed sizes, for acts prescribed at Point b, Clause 2 of this Article;

d) Confiscation of exploited aquatic resources, for acts prescribed in Clause 1, Points b, c and d of Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 and Clause 7 of this Article;

e) Confiscation of forged papers, erased or modified papers, for acts prescribed at Point d, Clause 2, Point a of Clause 5, of this Article;

f) Forced destruction of electric shock-generating devices, for acts prescribed at Point c of Clause 2 and Point b of Clause 5, of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Violation of regulations on management of fishing ships

1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 for one of the following acts:

a) Failing to observe the Aquatic Resources Ministrys regulations on conditions to ensure food hygiene and safety on fishing ships;

b) Failing to provide adequate equipment or failing to ensure the quality of equipment and facilities for ensuring safety for people and means as provided for;

c) Failing to have adequate prescribed papers by aquatic resource exploitation practitioners when they are onboard the ships or boats;

d) Failing to inscribe the granted registration numbers on fishing ships or inscribing them thereon not according to regulations or letting the registration numbers be dim;

e) Having no crew members books, for fishing ships which require books of crew members;

2. A fine of between VND 100,000 and 300,000 for one of the following acts:

a) Failing to observe or observing not fully the regulations when operating ships or boats in and out of navigation channels or when anchoring or mooring at ports or wharves;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 300,000 and 700,000 for one of the following acts:

a) Failing to acquire the prescribed professional diplomas by ship, boat or engine operators;

b) Using fishing ships with books of certification of their operating capacity having already expired, or been erased, modified.

4. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000, for acts of using unregistered and uninspected ships or boats in fishing operations.

5. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000, for acts of using forged papers on fishing ship registration and inspection.

6. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 on means owners for transforming fishing ships without design dossiers approved by competent agencies (for fishing ships with sizes and types requiring designs as provided for by the Aquatic Resources Ministry).

7. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 on means owners for building their new fishing ships without design dossiers approved by competent agencies (for fishing ships with sizes and types requiring designs as provided for by the Aquatic Resources Ministry).

8. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Confiscation of forged papers, erased, modified or expired papers, for acts prescribed at Point b of Clause 3, and Clause 5 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section C. VIOLATION OF REGULATIONS ON AQUACULTURE

Article 12.- Violation of regulations on producing, selling aquatic breeds

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 on breed-producing and selling establishments for one of the following acts:

a) Failing to ensure the standards on veterinary hygiene and environmental protection for ponds, tanks, equipment and devices used in production, water supply systems, waste water treatment systems under the regulations of the Aquatic Resources Ministry;

b) Having no managerial officials or technical workers with professional qualifications as provided for by the Aquatic Resources Ministry;

c) Failing to publicize the quality of breeds;

d) Selling breeds which fail to meet the publicized quality standards or fail to meet the standards promulgated by the Aquatic Resources Ministry.

e) Failing to quarantine breeds before they are sold.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Using feeds, chemicals, antibiotics, aquatic veterinary drugs, which are on the list of those restricted from use, not in accordance with the regulations of the Aquatic Resources Ministry, or using those on the ban list.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of using forged, erased or modified quarantine certificates.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for the following acts:

a) Producing, selling or transporting aquatic breeds not on the list of those permitted for ordinary use, prescribed by the Aquatic Resources Ministry;

b) Producing, selling or transporting aquatic breeds on the ban list prescribed by the Aquatic Resources Ministry.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Importing into Vietnam aquatic breeds outside the list of those permitted for ordinary use (if not approved by the Aquatic Resources Ministry) or on the ban list prescribed by the Aquatic Resources Ministry;

b) Exporting aquatic breeds on the list of those banned from export (if not approved by the Aquatic Resources Ministry).

6. Additional sanctioning forms and consequence- overcoming measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forced quarantine, for acts prescribed at Point e of Clause 1, Point a of Clause 2 of this Article;

c) Forced destruction of aquatic feeds, chemicals, aquatic veterinary drugs, which are on the ban lists, for acts prescribed at Point b, Clause 2 of this Article;

d) Forced destruction of aquatic breeds, for acts prescribed in Clause 4 of this Article;

e) Confiscation of aquatic breeds and forced destruction of aquatic species banned from use, for acts prescribed at Point a, Clause 5 of this Article;

f) Confiscation of aquatic breeds and forced release of alive aquatic animals back into their habitats, for acts prescribed at Point b, Clause 5 of this Article.

Article 13.- Violation of regulations on aquaculture

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Failing to observe the Aquatic Resources Ministrys regulations on management of the environment of the concentrated rearing areas;

b) Failing to observe the Aquatic Resources Ministrys regulations on inspection and recognition of aquatic production and/or business establishments which meet the food hygiene standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Failing to observe the Aquatic Resources Ministrys regulations on control of toxin residues in aquatic animals and the products of reared aquatic animals.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of using aquatic feeds, chemicals, antibiotics, aquatic veterinary drugs, which are on the lists of those banned from use.

3. Consequence-overcoming measures:

a) Forced observance of the regulations on management of aquaculture areas, for acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Forced destruction of aquatic feeds, chemicals, aquatic veterinary drugs, which are on the lists of those banned from use, for acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 14.- Violation of the regulations on aquatic epidemic prevention

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of failing to apply compulsory epidemic-preventing measures under the Aquatic Resources Ministrys regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to apply measures to prevent and combat aquatic epidemics when there are decisions to declare the epidemics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Pouring or discharging aquatic drugs, chemicals or feeds already expired or banned from use; bodies, water used for cleaning diseased aquatic animals into natural water areas, aquaculture water areas;

d) Discharging water or wastes, which have not yet been treated or have been treated below the prescribed standards into aquaculture water areas.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for acts of failing to observe the regulations on quarantine when importing, temporarily importing for re-exporting or transiting aquatic species through Vietnamese terrority.

4. Consequence-overcoming measures:

a) Forced application of measures to prevent epidemics, for acts prescribed in Clause 1; Points a, c and d, Clause 2, of this Article;

b) Forced destruction of diseased aquatic resources, for acts prescribed at Point b, Clause 2 of this Article.

c) Forced observation of regulations on quarantine of aquatic species, for acts prescribed in Clause 3 of this Article.

Section D. VIOLATION OF REGULATIONS ON AQUATIC RESOURCE PROCESSING

Article 15.- Violation of regulations on aquatic resource processing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to observe or observing not fully the regulations of the Aquatic Resources Ministry and the Health Ministry on conditions to ensure food hygiene and safety;

b) Failing to observe the Aquatic Resources Ministrys regulations on inspection and recognition of aquatic resource production and business establishments meeting food hygiene and safety standards.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 on aquatic resource-processing establishments for one of the following acts:

a) Failing to publicize the goods quality standards as prescribed for establishments which are compelled to publicize them;

b) Failing to ensure the goods quality standards as publicized by the establishments;

c) Processing aquatic species exploited in the period of exploitation ban.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 on aquatic resource- processing establishments operating by industrial mode for one of the following acts:

a) Failing to observe the Aquatic Resources Ministrys regulations on inspection and recognition of aquatic resource production and/or business establishments meeting the food hygiene and safety standards;

b) Having no technical officials or technical workers with professional qualifications prescribed by the Aquatic Resources Ministry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 8,000,000 and 12,000,000 for acts of processing aquatic species on the list of those banned from exploitation.

5. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Using banned additives, chemicals, disinfectants;

b) Using additives, chemicals, disinfectants not on the lists of those permitted for use, prescribed by the Aquatic Resources Ministry;

c) Processing aquatic resources containing impurities;

d) Processing aquatic resources with origin from regions banned from harvesting;

e) Processing aquatic resources containing natural toxins which cause harms to human health.

6. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Forced observance of regulations on food hygiene and safety, quality control, for acts prescribed in Clause 1, Points a and b of Clause 2, and Clause 3, of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Confiscation of aquatic resources, for acts prescribed at Point c of Clause 2; Clause 4; Point c, Clause 5, of this Article.

d) Forced destruction of aquatic resources, for acts prescribed at Points d and e, Clause 5 of this Article.

Section E. VIOLATION OF REGULATIONS ON PRACTICING AQUATIC SERVICE BUSINESS AND AQUATIC GOODS LABELS

Article 16.- Violation of regulations on producing and/or selling chemicals, aquatic veterinary drugs, aquatic feeds.

1. A fine of between VND 200,000 and 400,000 on managers, technical officials and direct salespersons of the aquatic veterinary drug- producing and/or- selling establishments for having no professional practice certificates granted by competent agencies.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the following acts:

a) Producing aquatic veterinary drugs other than those already registered for production;

b) Having no certificates of registration for aquatic veterinary drug productions, granted by competent agencies, for aquatic veterinary drug production establishments;

c) Having no certificates of full satisfaction of conditions for trading in aquatic veterinary drugs or aquatic feeds, granted by competent agencies, for establishments selling aquatic veterinary drugs or aquatic feeds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000, for one of the following acts:

a) Failing to publicize goods quality standards according to regulations by establishments producing and/or trading in chemicals, aquatic veterinary drugs or aquatic feeds;

b) Failing to ensure the goods quality under the publicized standards by establishments producing or selling chemicals, aquatic veterinary drugs or aquatic feeds;

c) Selling chemicals, aquatic veterinary drugs or aquatic feeds with use duration expiry.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the acts of producing, selling the following additives, chemicals, aquatic feeds, aquatic veterinary drugs:

a) Being not on the lists of those permitted for ordinary use under the regulations of the Aquatic Resources Ministry;

b) Containing substances banned from use under the regulations of the Aquatic Resources Ministry.

5. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Confiscation of forged, modified or erased papers, for acts prescribed at Point d, Clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Forced destruction of goods, for acts prescribed at Point c, Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 17.- Violation of regulations on aquatic veterinary services

1. A fine of between VND 200,000 and 400,000 on practitioners of aquatic veterinary service business for having no professional practice certificates granted by competent agencies;

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of using forged, modified or erased certificates of professional practice.

3. Additional sanctioning forms:

Confiscation of forged, modified or erased papers, for acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 18.- Violation of regulations on collection, preservation and transportation of fresh or processed aquatic resources

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of collecting, preserving and transporting fresh or processed aquatic resources not in compliance with the Aquatic Resources Ministrys regulations on conditions to ensure food hygiene and safety.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Collecting, preserving, transporting and/or consuming aquatic resources with origin from regions banned from harvesting.

3. A fine of between VND 8,000,000 and 12,000,000 for acts of collecting, preserving and/or transporting aquatic resources on the list of those banned from exploitation.

4. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Using banned additives, chemicals or disinfectants to preserve aquatic resources;

b) Using additives, chemicals, disinfectants not on the lists of those permitted for use to preserve aquatic resources;

c) Putting impurities into processed raw materials aquatic resources;

d) Collecting, preserving, transporting and/or consuming aquatic resources or aquatic products containing natural toxins which cause harms to human health.

5. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Confiscation of aquatic resources and release of alive aquatic resources back into their habitats, for acts prescribed at Clauses 2 and 3 and Point c of Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Forced destruction of aquatic resources, for acts prescribed at Point d, Clause 4 of this Article.

Article 19.- Violation of regulations on producing and selling life-equipment and devices

1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for the following acts:

a) Producing life equipment and devices, which fail to meet the quality under the publicized standards;

b) Selling life equipment and devices, which have not yet been inspected and registered.

2. Additional sanctioning forms and consequence-overcoming measures:

a) Confiscation of goods, for acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forced inspection and registration, for acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 20.- Violation of regulations on operation of fish ports

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 on fish ports for failing to comply with the Aquatic Resources Ministrys regulations on inspection and recognition of fish ports meeting the food hygiene and safety standards.

3. Consequence-overcoming measures:

a) Forced application of measures to overcome the consequences, for acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Forced application of measures to ensure food hygiene and safety of fish ports, for acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 21.- Violation of regulations on aquatic goods labels

The handling of administrative violations on goods labels in the aquatic resource domain shall comply with the Governments Decree prescribing the sanctioning of administrative violations in the commercial field.

Chapter III

SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES, EXECUTION OF DECISIONS ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE AQUATIC RESOURCE DOMAIN

Article 22.- Competence of the Peoples Committees at different levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Competence of aquatic resource specialized inspectorate

1. Aquatic resource specialized inspectors at all levels on official duties shall have the right:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 200,000;

c) To confiscate material evidences, means used in the administrative violations, which are valued at up to VND 2,000,000;

d) To apply consequence-overcoming measures prescribed at Points a, b and d, Clause 3, Article 7 of this Decree.

2. The chief inspectors of the provincial/municipal Services of Aquatic Resources (or Services of Agriculture and Rural Development which manage aquatic resources) shall have the right:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 20,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To confiscate material evidences, means used for administrative violations;

e) To apply consequence-overcoming measures prescribed at Points a, b and d, Clause 3, Article 7 of this Decree.

3. The chief inspector of the Aquatic Resources Ministry shall have the right:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 30,000,000;

c) To strip off the right to use permits, professional practice certificates falling under his/her jurisdiction;

d) To confiscate material evidences, means used for administrative violations;

e) To apply consequence-overcoming measures prescribed at Points a, b and d, Clause 3, Article 7 of this Decree.

Article 24.- Competence of the Peoples Police offices, Border Guards, Coast Guards, Customs, Tax Offices, Market Management Agencies, directors of Maritime Port Authorities, directors of Inland Water Port Authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The principles for determining the competence to sanction administrative violations in the aquatic resource domain shall comply with the provisions in Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 25.- Procedures for sanctioning administrative violations

1. When sanctioning administrative violations, the persons with sanctioning competence must comply with the procedures prescribed in Articles from 53 to 63 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. For confiscated material evidences of administrative violations, which are prone to cause fires or explosion like explosives, detonators, fuse..., the persons with sanctioning competence must carry out procedures to transfer them as soon as possible to the police offices or local military commands for management under the Governments regulations on management of weapons, explosive materials and support devices. When transferring them, the records thereon must be made with the signatures of the persons having the sanctioning competence and the representative of the receiving party; the records must be made at least in two copies.

Article 26.- Sending decisions on sanctioning of administrative violations for execution

1. In cases where individuals or organizations commit administrative violations in one locality but reside or headquarter in other localities and have no conditions to abide by the administratively sanctioning decisions in localities where they are sanctioned, the sanctioning decisions shall be sent to the agencies competent to sanction administrative violations of the same level in the localities where such individuals reside or such organizations are headquartered for execution. In cases where there exist no agencies competent to sanction administrative violations of the same level in localities where such individuals resides or such organizations are headquartered, the sanctioning decisions shall be sent to the district-level Peoples Committees for organization of the execution thereof. The dossiers on sanctioning of administrative violations shall be kept by the agencies which sign the sanctioning decisions.

2. Agencies which receive the administratively sanctioning decisions shall have to hand them to the sanctioned individuals and organizations and organize the execution thereof under the provisions in Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, then notify the results to the agencies which sent the decisions.

3. The sending of administratively sanctioning decisions shall apply to collect fines. The additional sanctioning forms and/or consequence-overcoming measures (if any) must be effected immediately at the places where violations are committed. In cases where subjects fail to voluntarily execute or have no conditions to execute consequence- overcoming measures (if any), the expenses for the execution thereof shall be clearly inscribed in the sanctioning decisions for sending the sanctioning decisions.

Article 27.- Application of measures to prevent administrative violations and ensure the sanctioning of administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The competence, order and procedures for application of measures to prevent administrative violations and ensure the sanctioning of administrative violations in the aquatic resource domain shall comply with the provisions in Articles 44, 45, 46, 47, 48 and 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 28.- Handling of violations committed by persons competent to handle administrative violations

The handling of violations committed by persons competent to handle administrative violations shall comply with the provisions in Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 29.- Complaints, denunciations

The rights of organizations and individuals to complain about decisions to sanction administrative violations and/or decisions to apply measures to prevent administrative violations and ensure the handling thereof; the citizens right to denounce illegal acts in handling administrative violations; the competence, procedures and time limits for settling complaints and denunciations shall comply with the provisions in Article 118 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Effect of the Decree

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Other regulations on sanctioning administrative violations in the aquatic resource domain, which are contrary to this Decree, are all hereby annulled.

Article 31.- Responsibility to guide and implement the Decree

The Aquatic Resources Minister shall have the responsibility to guide and inspect the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the Peoples Committees of the provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 70/2003/NĐ-CP ngày 17/06/2003 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.054

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.34.148
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!