Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 48-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 12/08/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48-CP NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 1996 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Phạm vi điều chỉnh của Nghị định:

Nghị định này quy định: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hình thức xử phạt và mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục và biện pháp xử phạt.

Điều 2.- Quy định về xử lý vi phạm:

Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và xử lý vi phạm đối với người bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện theo các Điều 91, 92 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Điều 3.- Quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện theo các Điều 87, 88 và 90 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Chương 2:

MỨC PHẠT VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Điều 4.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản:

1. Đối với các hành vi phá, làm thay đổi nơi cư trú, sinh sống của các loài thuỷ sản:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

Phá các bãi đá ngầm, bãi san hô, bãi thực vật ngầm.

Phá dỡ hoặc xây dựng trái phép các công trình nổi, công trình ngầm ở các vùng nước.

2. Đối với các hành vi xả, thải hoặc để rò rỉ các chất độc hại, các loại thực vật có độc tố hoặc các chất thải khác gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loại thuỷ sản:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 nếu gây ô nhiễm đến 01 ha vùng nước.

b) Phạt tiền 5.000.000 đồng/1 ha, nếu gây ô nhiễm trên 01 ha vùng nước.

Ngoài mức phạt tiền trên đây, người vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Điều 5.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về bảo vệ các loài thuỷ sản:

1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác. Người vận chuyển, tiêu thụ, chế biến loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 5000 đồng đến 10.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản.

2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản trong thời gian cấm khai thác. Người vận chuyển, tiêu thụ, chế biến loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 10.000 đến 20.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trên một kilôgam thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi khai thác các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác. Người vận chuyển, chế biến, tiêu thụ loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng trên 1 kilôgam thuỷ sản.

Ngoài mức phạt tiền nêu tại điểm 1, 2, 3 Điều này, người vi phạm còn bị:

Buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; Tịch thu số thuỷ sản đã khai thác được hoặc đang vận chuyển, chế biến, tiêu thụ.

Điều 6.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý khai thác thuỷ sản:

1. Vi phạm về quản lý ngư trường:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thuỷ sản không có giấy phép hoạt động nghề cá do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi khai thác thuỷ sản không có giấy phép di chuyển, ở các ngư trường quy định phải có giấy phép di chuyển.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đặt chà rạo, đăng, đáy, lồng, bè để khai thác thuỷ sản không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến các nghề khai thác thuỷ sản hoặc cản trở đường di cư của các loài thuỷ sản trong mùa sinh sản của chúng.

b) Sử dụng nguồn sáng vượt quá công suất quy định từ 20% trở lên cho từng loại nghề để khai thác thuỷ sản.

Ngoài mức phạt tiền trên đây người vi phạm còn bị buộc đặt lại chà rạo, đăng đáy theo đúng quy định; tịch thu nguồn sáng vượt quá công suất quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thuỷ sản.

b) Sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng các loại công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng.

Ngoài mức phạt tiền trên đây người vi phạm còn bị tịch thu lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định; tịch thu công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng.

4. Đối với hành vi dùng kích điện để khai thác thuỷ sản:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu dùng ắc quy xách tay, kích điện để đánh bắt thuỷ sản ở ruộng, ao, hồ, kênh rạch, mương máng, sông ngòi, đầm phá.

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu dùng ắc quy, máy phát điện đặt trên ghe, xuồng, kết hợp lưới giã, lưới te, kích điện để khai thác thuỷ sản.

Ngoài mức phạt tiền trên đây người vi phạm còn bị tịch thu phương tiện vi phạm và số thuỷ sản khai thác được.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tịch thu phương tiện vi phạm và số thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi dùng hoá chất độc, hoặc thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tịch thu phương tiện vi phạm và số thuỷ sản khai thác được, đối với hành vi dùng chất nổ để khai thác thuỷ sản. Người vận chuyển, chế biến, tiêu thụ loại thuỷ sản này bị phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1 kg thuỷ sản.

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; tịch thu số thuỷ sản còn lại, đối với hành vi khai thác thuỷ sản trong khu vực cấm khai thác.

Điều 7.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý tàu, thuyền nghề cá:

1. Vi phạm các quy định về đóng, sửa tàu, thuyền:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đóng mới, hoán cải tàu, thuyền mà không có giấy phép (đối với loại tàu thuyền quy định phải có giấy phép).

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới tàu, thuyền không có hồ sơ thiết kế (đối với cỡ loại tầu thuyền quy định phải có thiết kế).

2. Vi phạm các quy định về đăng ký, đăng kiểm:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với loại tầu, thuyền quy định phải có đăng ký, đăng kiểm và sổ danh bạ thuyền viên, nếu chủ phương tiện có một trong các hành vi sau đây:

Sử dụng tầu, thuyền chưa đăng ký vào hoạt động nghề cá.

Đổi chủ, chuyển vùng hoặc sửa chữa lớn làm thay đổi các thông số cơ bản của tàu, thuyền mà không đăng ký lại.

Không có sổ danh bạ thuyền viên.

Sử dụng tầu, thuyền không có giấy tờ đăng kiểm hoặc để quá hạn đăng kiểm.

3. Vi phạm các quy định về vận hành tầu, thuyền:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi viết số đăng ký trên tầu, thuyền không đúng quy định hoặc để số đăng ký mờ (đối với tầu, thuyền quy định phải có số đăng ký).

b) Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với người hành nghề khai thác thuỷ sản đi trên tầu, thuyền mà không đủ giấy tờ theo quy định.

c) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký trên tầu, thuyền (đối với tầu, thuyền quy định phải có số đăng ký).

d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tầu, thuyền, vận hành máy tàu không có bằng hoặc sử dụng bằng của người khác (đối với cỡ loại tàu quy định phải có bằng).

đ) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

Trốn tránh hoặc ngăn cản sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định khi điều khiển tầu, thuyền ra, vào luồng lạch hoặc khi neo đậu tại các cảng, bến đậu.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định về trang bị tín hiệu khi tầu, thuyền đang khai thác thuỷ sản hoặc đang trong hành trình trên biển.

Ngoài mức phạt tiền nêu tại các điểm 1, 2, 3 Điều này, người vi phạm còn bị buộc thực hiện theo đúng quy định về đóng, sửa, đăng ký, đăng kiểm, vận hành tầu, thuyền.

Điều 8.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý nuôi trồng thuỷ sản:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, kế hoạch, gây hậu quả xấu đến môi trường sinh thái hoặc ảnh hưởng xấu đến các đơn vị sản xuất kinh doanh hợp pháp đã có trên địa bàn.

b) Kinh doanh giống thuỷ sản, thức ăn dùng cho nuôi trồng thuỷ sản không đúng tiêu chuẩn hoặc không đăng ký theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sản xuất và nhân các loại giống mới chưa được Bộ Thuỷ sản công nhận.

- Di giống mới từ tỉnh này sang tỉnh khách không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu xuất khẩu hoặc nhập khẩu giống thuỷ sản không có giấy phép.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu xuất khẩu hoặc nhập khẩu thức ăn dùng cho nuôi trồng thuỷ sản không có giấy phép.

Ngoài mức phạt tiền nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều này người vi phạm còn bị buộc thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành.

Điều 9.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về phòng, trị dịch bệnh cho thuỷ sản:

1. Vi phạm các quy định về phòng dịch bệnh cho thuỷ sản:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất giống thuỷ sản, thức ăn dùng cho thuỷ sản (trừ các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ để tự túc) có một trong các vi phạm sau đây:

Không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

Không chấp hành các quy định về vệ sinh thú y thuỷ sản.

Không khai báo với cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản khi phát hiện các loài thuỷ sản nuôi ở các trạm, trại của mình bị bệnh.

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Đổ xác các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh vào các vùng nước.

Dùng các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh để nuôi, sản xuất giống, hoặc làm thức ăn tươi cho thuỷ sản.

Không thực hiện các biện pháp xử lý chất thải khi chế biến thuỷ sản để loại trừ mầm bệnh.

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

Xả nước hoặc các chất thải chưa được xử lý từ nơi có dịch bệnh về thuỷ sản sang các vùng nước khác.

Không thực hiện các biện pháp chống dịch về thuỷ sản khi đã có quyết định công bố dịch.

Đưa các loài thuỷ sản ra khỏi nơi có dịch về thuỷ sản khi chưa có quyết định bãi bỏ quyết định công bố dịch.

Ngoài mức phạt tiền trên đây, người vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho thuỷ sản, tiêu huỷ số thuỷ sản đã nhiễm bệnh.

2. Vi phạm các quy định về kiểm dịch thuỷ sản.

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Vận chuyển giống thuỷ sản (kể cả giống bố mẹ) từ tỉnh này sang tỉnh khác không có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp.

Không chấp hành việc kiểm tra vệ sinh thú y thuỷ sản, kiểm dịch thuỷ sản.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tranh việc kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, mượn đường hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam các loài thuỷ sản.

Ngoài mức phạt tiền trên đây, người vi phạm còn bị buộc thực hiện đầy đủ quy định về kiểm dịch.

3. Vi phạm các quy định về quản lý thuốc thú y thuỷ sản.

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản mà không có giấy phép.

Sản xuất, kinh doanh các loại thuốc thú y thuỷ sản chưa được Bộ Thuỷ sản công nhận.

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y thuỷ sản, các loại bán thành phẩm hoặc nguyên liệu làm thuốc thú y thuỷ sản mà không có giấy phép.

Điều 10.- Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về sử dụng giấy phép:

1. Phạt cảnh cáo và thu hồi giấy phép đối với hành vi sử dụng giấy phép do cơ quan cấp không đúng thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng, buộc phải đổi giấy phép mới đối với hành vi sử dụng giấy phép quá hạn.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, buộc đình chỉ các hoạt động sai phép đối với hành vi hoạt động nghề cá sai nội dung ghi trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa giấy phép, hoặc sử dụng các loại giấy phép giả, giấy tờ giả về đăng ký, đăng kiểm phương tiện nghề cá, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ và các chức danh trên tầu.

Thu hồi các loại giấy tờ giả và giấy tờ đã sửa chữa.

5. Đối với hành vi sản xuất kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản giả, hoặc giả mạo các loại giấy tờ về quản lý, sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thì bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC VÀ BIỆN PHÁP XỬ PHẠT

Điều 11.- Thẩm quyền quyết định xử phạt:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e) Đình chỉ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống của thuỷ sản, lây lan dịch bệnh cho các loài thuỷ sản;

g) Buộc tiêu huỷ số thuỷ sản bị nhiễm bệnh;

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép (đối với giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép);

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ những công trình nổi, công trình ngầm xây dựng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuỷ sản;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống của thuỷ sản, lây lan dịch bệnh cho các loài thuỷ sản do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;

h) Buộc tiêu huỷ số thuỷ sản bị nhiễm bệnh.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:

a) Thực hiện các quyền nêu tại điểm a, c, d, đ, e, g, h, khoản 2 Điều này;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

4. Thanh tra viên Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ những công trình nổi, công trình ngầm xây dựng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuỷ sản;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống của thuỷ sản, lây lan dịch bệnh cho thuỷ sản do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu huỷ số thuỷ sản bị nhiễm bệnh.

5. Chánh thanh tra chuyên ngành Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh (nơi chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp tỉnh) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ những công trình nổi, công trình ngầm xây dựng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuỷ sản.

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống của thuỷ sản, lây lan dịch bệnh cho thuỷ sản do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;

h) Buộc tiêu huỷ số thuỷ sản bị nhiễm bệnh.

6. Chánh Thanh tra chuyên ngành Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Trung ương có quyền:

a) Thực hiện các quyền nêu tại điểm a, c, d, đ, e, g, h khoản 5 Điều này;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

Điều 12.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải thực hiện theo đúng quy định từ Điều 45 đến Điều 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

2. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại điểm thu tiền hoặc uỷ nhiệm thu tiền của cơ quan Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không nộp tiền đúng thời hạn quy định thì bị cưỡng chế thi hành.

Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13.- Nghị định này thay thế Nghị định số 85/CP ngày 22 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ ban hành "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản".

Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 14.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
------

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 48-CP

Hanoi ,August 12, 1996

 

DECREE

PROVIDING SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF AQUATIC RESOURCES PROTECTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Protection and Development of Aquatic Resources of April 25, 1989;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Aquaculture,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation of Decree:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Provisions on the handling of violations:

The handling of violations committed by persons competent to order sanctions against administrative violations in the domain of protection of aquatic resources and violations by persons subject to administrative sanctions in the said domain shall comply with Articles 91 and 92 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.

Article 3.- Provisions on complaints and denunciations and the settlement thereof:

All complaints and denunciations against the handling of administrative violations in the domain of protection of aquatic resources and the settlement thereof shall comply with Articles 87, 88 and 90 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 7, 1995.

Chapter II

LEVELS AND FORMS OF SANCTION AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF AQUATIC RESOURCES PROTECTION

Article 4.- Levels of sanction against acts of administrative violation concerning the protection of the habitat of aquatic animals:

1. Regarding acts of destroying or changing the habitat of aquatic animals:

* A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND and the confiscation of means of violation shall be imposed on one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Illegally dismantling or building floating structures or underwater structures in water areas.

2. Regarding acts of discharging, disposing or leaking toxic substances, poisonous plants or other kinds of waste thus polluting the water habitat of aquatic animals:

a/ A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for acts of polluting an water area of up to one hectare;

b/ A fine of 5,000,000 VND/ha for acts of polluting water areas of more than one hectare.

In addition to the above fines, the violator shall be forced to take measures to overcome the pollution.

Article 5.- Levels of sanction against violations of the protection of aquatic animals:

1. A fine of 10,000 VND to 20,000 VND for each kilo of the netted aquatic products for acts of exploiting aquatic animals of smaller size than allowed for exploitation. Anyone transporting, selling or processing such aquatic animals shall be subject to a fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each kilo of aquatic products exploited.

2. A fine of 20,000 VND to 50,000 VND for each kilo of the netted aquatic products for acts of exploiting the aquatic animals temporarily banned from exploitation. Anyone transporting, consuming or processing these species shall be subject to a fine of from 10,000 VND to 20,000 VND for each kilo of the aquatic products.

3. A fine of 50,000 VND to 100,000 VND for each kilo of the netted aquatic products for acts of exploiting the aquatic animals banned from exploitation. Anyone transporting, processing or selling aquatic products of these species shall be subject to a fine of 20,000 VND to 30,000 VND for each kilo of the aquatic products exploited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Levels of sanction against violations of the management of the aquatic resources exploitation:

1. Violations of the management of fishing grounds:

a/ A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND for acts of exploiting aquatic resources without a fishing permit granted by the competent authority.

b/ A fine of 100,000 VND to 200,000 VND for acts of exploiting aquatic resources without a permit for moving in the fishing grounds where such permits are required.

2. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:

a/ Setting brushwood, fishing hecks, cages or rafts for illegal exploitation of aquatic resources, thus affecting fishery or hindering the migration of aquatic animals in the breeding season.

b/ Using sources of light exceeding the prescribed capacity by 20% or more for each type of aquatic resources exploitation.

Apart from the above-mentioned fines, the violator shall be forced to re-set the brushwood or fishing hecks and have his/her overcharged sources of light confiscated.

3. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Producing, trading in or using aquatic resource-exploiting tools on the ban list.

Apart from the above-mentioned fines, the violator shall have his/her nets with meshes smaller than the prescribed size and aquatic-resource exploiting tools on the ban list confiscated.

4. Regarding acts of using electricity boosters to exploit aquatic resources:

a/ A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for acts of using portable batteries or electricity boosters to exploit aquatic resources in fields, ponds, lakes, canals, streams, rivers or swamps.

b/ A fine of 1,000,000 VND to 4,000,000 VND for acts of using batteries, generators placed on boats together with small-meshed fishing nets, electricity boosters to exploit aquatic resources.

Apart from the above-mentioned fines, the violator shall have his/her exploiting means and the caught aquatic products confiscated.

5. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND and the confiscation of the exploiting means together with the caught aquatic products for the use of toxic chemicals or poisonous plants elements to exploit aquatic resources.

6. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND and the confiscation of the exploiting means together with the caught aquatic products for the use of explosives to exploit aquatic resources. Anyone transporting, processing or selling such aquatic products shall be subject to a fine of 10,000 VND to 20,000 VND for each kilo of aquatic products.

7. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND, a forcible release of live aquatic animals back into their habitats and the confiscation of the remaining aquatic products for acts of exploiting aquatic resources in the prohibited areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Violations of regulations on ship and boat building and repairing:

a/ A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for acts of building, regrading ships or boats without permit (for ships and boats that require permits).

b/ A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for acts of building ships or boats without a design dossier (for ships and boats of prescribed sizes that require designs).

2. Violations of the regulations on registration and registration for inspection:

A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be levied on the owners of ships or boats that require registration, inspection registration and lists of the crew members who commit one of the following acts:

- Using ships or boats which have not been registered for fishing activities.

- Changing the ownership of the ship or boat, moving the ship or boat to another area or making an overall repair that changes the basic parameters of the ship or boat without renewing the registration.

- Having no list of crew members.

- Using ships or boats which have no certificates of the inspection registration or for which the time limit for the inspection registration has expired.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A warning shall be served against an act of improper writing of the registration numbers on ships or boats or leaving the registration numbers illusive (for ships and boats that require registration numbers).

b/ A fine of 20,000 VND to 50,000 VND for the aquatic resources exploiters on board ships or boats without enough necessary papers.

c/ A fine of 50,000 VND to 100,000 VND for the failure to write the ship or boat registration number (for ships and boats that require registration numbers).

d/ A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for driving a ship or boat or operating a ship engine without license or using other persons license (for ships and boats that require operating license).

e/ A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:

- Evading or obstructing the inspection and control by the aquatic resources protection force.

- Failing to observe or observing not fully or improperly the regulations on operating ships and boats in and out of the shipping lanes or anchoring at ports or wharves.

- Failing to observe or observing not fully or improperly the regulations on the installation of signals on ships or boats which are fishing or sailing on the sea.

Apart from the fines mentioned in Points 1, 2, 3 of this Article the violator shall be forced to comply with the provisions on the building, repairing, registering, registering for inspection and operating ships and boats.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:

a/ Conducting aquaculture outside the general plan or without plan, thus causing bad consequences to the ecological environment or badly affecting production and business establishments that legally operate in the locality.

b/ Trading in aquatic breeds or feeds illegally or without registration as stipulated.

2. A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:

- Producing and multiplying new breeds which have not been recognized by the Ministry of Aquaculture.

- Moving a new breed from one province to another without a permit.

3. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for the import or export of aquatic breeds without permit.

4. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for the import or export of aquatic feeds without permit.

Apart from the fines mentioned in Points 1, 2, 3, 4 of this Article the violators shall be forced to fully observe all the current provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Violations concerning the prevention of diseases for aquatic animals:

a/ A fine of 200,000 VND to 500,000 VND shall be levied on an establishment that raises aquatic animals, produces aquatic breeds or feeds (except for small and self-procurement production and business households) for one of the following acts it commits:

- Failing to take compulsory preventive measures prescribed by the Ministry of Aquaculture.

- Failing to observe regulations on veterinary sanitation for aquatic animals.

- Failing to declare to the agency in charge of the aquatic resources protection when discovering that the aquatic animals raised in their stations or farms have been infected with diseases.

b/ A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:

- Discarding bodies of the diseased aquatic animals into water areas.

- Using diseased aquatic animals as breeds, for breeding or producing raw aquatic feeds.

- Failing to take necessary measures for waste treatment to get rid of disease-germs when processing aquatic products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Discharging untreated water or waste from areas infected with aquatic diseases to other water areas;

- Failing to take measures against aquatic epidemics when a decision has been issued to disclose such epidemics;

- Moving aquatic animals out of an epidemic area when there is no decision yet to annul the decision to declare the epidemic.

Apart from the fines mentioned above, the violator shall be forced to take measures to prevent and combat epidemic for aquatic animals and destroy the already infected aquatic animals.

2. Violations of regulations on aquatic quarantine.

a/ A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:

- Transporting aquatic breeds (including parent breeds) from one province to another without quarantine certificates granted by agencies in charge of aquatic resources protection.

- Failing to comply with the provisions on veterinary inspection and quarantine.

b/ A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for acts of evading the quarantine of aquatic animals to be exported, imported, temporarily imported for re-export, transited or transported through the territory of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Violations of regulations on the management of veterinary drugs for aquatic animals.

a/ A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:

- Producing or trading in aquatic veterinary drugs without permit.

- Producing or trading in veterinary drugs which have not been recognized by the Ministry of Aquaculture.

b/ A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for acts of exporting or importing aquatic veterinary drugs, semi-products or materials used for the production of such drugs without permit.

Article 10.- Levels of sanction against acts of violation concerning the use of permits:

1. Warning and withdrawal of permit shall be imposed on acts of using permits not granted by the competent agency.

2. A fine of 20,000 VND to 100,000 VND and compulsory change for new permits shall be imposed on acts of using an expired permit.

3. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND and compulsory suspension shall be imposed on acts of fishing at variance with the permit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The false papers and amended papers shall be confiscated.

5. Any act of producing or trading in fake aquatic veterinary drugs or counterfeiting papers on the management, production and business of aquatic products shall be handled in accordance with current legislation.

Chapter III

COMPETENCE, PROCEDURES AND MEASURES FOR HANDLING VIOLATIONS

Article 11.- Competence to decide sanctions:

1. The Presidents of the Peoples Committees of communes, wards and townships (hereafter referred to as the communal level) shall have the right:

a/ To issue warnings;

b/ To impose fines of up to 200,000 VND;

c/ To confiscate tools and equipment valued at up to 500,000 VND used in administrative violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To force the restoration of the original sate, which has been changed by the administrative violation;

f/ To suspend acts causing pollution to the living environment of aquatic animals or the spread of epidemics to aquatic animals;

g/ To force the destruction of the infected animals;

2. The Presidents of the Peoples Committees of districts, provincial towns and cities (hereafter referred to as district level) shall have the right:

a/ To issue warnings;

b/ To impose fines of up to 10,000,000 VND;

c/ To revoke the right to use the permit ( with regard to permits granted by the higher-level State agency, he/she shall order the suspension of the acts of violation and propose the competent State agency to withdraw the permit);

d/ To confiscate objects and equipment used in the administrative violation;

e/ To force the restoration of the original state which has been altered by the administrative violation or force the dismantlement of the illegal floating constructions or underwater structures which affect the living environment of aquatic animals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ To force the compensation for damages of up to 1,000,000 VND caused by the administrative violation;

h/ To force the destruction of the infected aquatic animals.

3. The Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the provincial level) shall have the right:

a/ To exercise the rights prescribed in Points a, c, d, e, f, g, h, Item 2 of this Article;

b/ To impose fines of up to 100,000,000 VND.

4. The Inspector for the protection of aquatic resources shall have the right:

a/ To issue warnings;

b/ To impose fines of up to 200,000 VND;

c/ To confiscate objects and equipment valued up to 500,000 VND used for administrative violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To force the application of measures to redress the pollution of the living environment of aquatic animals or the spread of epidemics to aquatic animal due to the administrative violation;

f/ To force the destruction of the infected aquatic animals.

5. The provincial General Inspector for the protection of aquatic resources, the Director of the provincial Department for aquatic resources protection (where there is not yet a provincial inspection organization specializing in aquatic resources protection) shall have the right:

a/ To issue warnings;

b/ To impose fines of up to 10,000,000 VND;

c/ To revoke the right to use the permit within his/her competence;

d/ To confiscate the objects and equipment used for the administrative violation;

e/ To force the restoration of the original state which has been altered by the administrative violation or force the dismantlement of the illegal floating or underwater constructions which affect the living environment of aquatic animals.

f/ To force the application of measures to overcome the pollution of the living environment of aquatic animals or the spread of epidemics to aquatic animals due to the administrative violation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To force the destruction of the infected aquatic animals.

6. The General Inspector for the protection of aquatic resources at central level shall have the right:

a/ To exercise the rights mentioned in Points a, c, d, e, f, g, h, Item 5 of this Article;

b/ To impose fines of up to 20,000,000 VND.

Article 12.- Procedures for the handling of administrative violations

1. When handling an administrative violation, the competent person shall have to comply with provisions of Article 45 to Article 56 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.

2. Organizations and individuals subject to fines shall have to pay them at collection points or authorized collection points of the State Treasury written in the fining decision. Anyone who fail to pay fines in time shall be forced to do so.

All acts of collecting fines on the spot shall be strictly forbidden.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- This Decree shall replace Decree No.85-CP of November 22, 1993 of the Government promulgating the "Regulations on the Handling of Administrative Violations in the Domain of the Management and Protection of Aquatic Resources".

All provisions on the handling of administrative violations in the domain of protection of aquatic resources which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 14.- This Decrees takes effect from the date of its signing. The Minister of Aquaculture shall guide, inspect and urge the implementation of this Decree.

The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

THE GOVERNMENT




  Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 48-CP ngày 12/08/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.056

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.254.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!