Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 26-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 26/04/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 26-CP NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 1996 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

1. Mọi hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (dưới đây gọi là vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường) của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia  có quy định khác.

3. Mọi hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; mọi hậu quả về môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Một hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt một lần.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 2.- Bồi thương thiệt hại về môi trường

Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại.

Đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính và bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 3.- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d thuộc khoản 3 của Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi của cá nhân có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới về bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý thì thời hiệu xử phạt tính từ thời điểm thực hiện vi phạm mới hoặc từ thời điểm có hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý chấm dứt.

4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Điều 4.- Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở địa phương mình.

2. Chánh thanh tra và thanh tra viên về bảo vệ môi trường của các cơ quan: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực cơ quan mình quản lý.

3. Trường hợp vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

4. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải xử phạt ở mức cao hơn mức xử phạt quy định đối với người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền cao hơn quyết định.

5. Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường có dấu hiệu tội phạm thì những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp giải quyết.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm về bảo vệ môi trường có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

Điều 5.- áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khác

1. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác phải được áp dụng kèm theo hình phạt chính nếu Nghị dịnh này có quy định việc xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm hành chính nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Chương 2:

NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 6.- Vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi nộp không đúng thời hạn quy định Bản kê khai các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở đang hoạt động.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không nộp Bản kê khai các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường của cơ sở đang hoạt động;

b. Không nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án hoặc cơ sở đang hoạt động do cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định theo danh mục của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ban hành;

c. Cản trở công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát đánh giá hiện trạng môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường do Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không nộp hoặc không nộp đúng thời hạn quy định Báo cáo dánh giá tác động môi trường của các dự án hoặc cơ sở đang hoạt động do cấp Trung ương thẩm định theo danh mục của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ban hành;

b. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định hoặc giấy phép về môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với vi phạm quy định tại Điều này:

a. Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép về môi trường đối với vi phạm tại điểm b khoản 3 của Điều này;

b. Buộc chấm dứt vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 của Điều này; buộc thực hiện đúng yêu cầu đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 của Điều này.

Điều 7.- Vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Khai thác các nguồn lợi sinh vật không theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện huỷ diệt hàng loạt, làm tổn hại tính đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái;

b. Sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp;

c. Sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không theo đúng các quy định ghi trong giấy phép.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Khai thác các nguồn lợi sinh vật gây tổn hại tính đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái trong trường hợp tái phạm;

b. Sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không có giấy phép hoặc không theo đúng quy định ghi trong giấy phép trong trường hợp tái phạm.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi được quy định tại khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với vi phạm quy định tại Điều này:

a. Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện khai thác đối với trường hợp vi phạm quy định khoản 1, khoản 2 của Điều này;

Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 của Điều này.

b. Buộc chấm dứt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 của Điều này.

Điều 8.- Vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý, hiếm thuộc danh mục do các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản công bố

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, kinh doanh các đối tượng trên lần đầu, hậu quả đã được khắc phục.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác, kinh doanh số lượng lớn có tính chất chuyên nghiệp một chủng loại hoặc số lượng nhỏ nhưng nhiều chủng loại các đối tượng trên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a. Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện khai thác đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này;

b. Buộc chấm dứt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.

Điều 9.- Vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp xử lý theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trước khi thải chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở;

b. Không trang bị hoặc trang bị không đủ, không đúng các thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải theo yêu cầu hoặc thiết kế đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải trong trường hợp tái phạm;

b. Không trang bị hoặc trang bị không đúng, không đầy đủ các thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải trong trường hợp tái phạm;

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không đúng chế độ quy định các thiết bị kỹ thuật xử lý chất thải, không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trường hợp các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, gây hậu quả xấu về bảo vệ môi trường.

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép, thải mùi hôi thối gây hại vào không khí;

b. Thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép, thải xác động vật thực vật, vi khuẩn, siêu vi trùng độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với hành vi vi phạm tại khoản 5 của Điều này trong trường hợp tái phạm.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 5 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm quy định ở Điều này:

a. Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b. Buộc đình chỉ vi phạm, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả xấu và bồi thường thiệt hại đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 10.- Vi phạm về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ, thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ quan trọng, hoá chất độc hại, chế phẩm vi sinh vật có liên quan đến bảo vệ môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các hành vi cho thuê, mua bán giấy phép lần đầu, chưa gây hậu quả.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Khai man trong việc xin cấp giấy phép;

b. Không có giấy phép của Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp;

c. Không theo đúng quy định ghi trong giấy phép về số lượng, nồng độ hoặc hàm lượng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quy định ở khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

a. Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép về môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 của Điều này; tước quyền sử dụng không thời hạn giấy phép về môi trường đối với vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 3 của Điều này;

b. Tịch thu tang vật hoặc buộc tiêu huỷ khối lượng sai khác so với giấy phép của các chế phẩm vi sinh, các loài động vật, thực vật, nguồn gen; buộc tái xuất hàng hoá nhập khẩu trái phép vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này.

Điều 11.- Vi phạm về nhập khẩu, xuất khẩu chất thải

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trường hợp tái phạm.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc tiêu huỷ hoặc tái xuất chất thải, bồi thường thiệt hại và chấm dứt vi phạm.

Điều 12. - Vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không có phương án phòng tránh rò rỉ dầu, cháy dầu, sự cố nổ dầu và tràn dầu;

b. Không có phương tiện xử lý sự cố cháy nổ dầu và tràn dầu.

2. Phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không có chứng chỉ kỹ thuật khi sử dụng các hoá chất độc hại;

b. Không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu và tràn dầu.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc thực hiện theo quy định đối với các vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, của Điều này. Buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc bồi thường thiệt hại đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này.

Điều 13.- Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với chất phóng xạ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Kinh doanh chất phóng xạ mà không có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát chất bức xạ;

b. Kinh doanh chất phóng xạ không có giấy phép kinh doanh.

c. Không có giấy phép khi sản xuất, vận chuyển, sử dụng, cất giữ chất phóng xạ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp không bảo đảm điều kiện kinh doanh và quy định khi sản xuất, vận chuyển, sử dụng.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 2 của Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a. Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 của Điều này;

b. Buộc áp dụng các biện pháp theo quy định, buộc khắc phục hậu quả, buộc bồi thường thiệt hại đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này.

Điều 14.- Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn phát bức xạ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Sử dụng nguồn bức xạ mà không xin phép;

b. Sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có nguồn phát bức xạ điện từ, bức xạ ion hoá có hại không theo đúng quy định về an toàn bức xạ;

c. Không thường xuyên kiểm tra và định kỳ báo cáo với Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường về tác động đến môi trường của cơ sở sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có nguồn bức xạ điện từ, bức xạ ion hoá.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có tình tiết tăng nặng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a. Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép sử dụng nguồn bức xạ đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 của Điều này;

b. Buộc chấm dứt vi phạm, áp dụng các biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điều 15.- Vi phạm về vận chuyển và xử lý nước thải, rác thải

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Vận chuyển rác và các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường;

b. Không xử lý theo quy định nước thải, rác thải trước khi thải.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm tại điểm a khoản 1 của Điều này.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm quy định ở Điều này;

a. Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép về môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này;

b. Buộc chấm dứt vi phạm, áp dụng các biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại đối với vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.

Điều 16.- Vi phạm quy định về ô nhiễm đất

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi, thải các chất độc hại quá giới hạn cho phép vào đất.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi, rác thải chất độc hại quá giới hạn cho phép với khối lượng lớn, thời gian khắc phục hậu quả lâu dài.

3. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc chấm dứt vi phạm, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 17.- Vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khoẻ và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

a. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá giới hạn cho phép;

b. Gây bất kỳ tiếng ồn, độ rung lớn nào trong thời gian 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn, độ rung trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc chấm dứt vi phạm và bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điều 18.- Vi phạm trong việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu, tàng trữ pháo, thuốc pháo và đốt pháo hoa.

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Thực hiện không đúng nội dung, quy định của giấy phép khi sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo hoa;

b. Vi phạm quy định về an toàn khi sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo hoa.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển pháo hoa trên các phương tiện chuyên chở người.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thuốc nổ lấy từ bom, mìn, đạn, lựu đạn và các loại vũ khí khác để sản xuất pháo hoa.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm ở Điều này:

a. Tịch thu tang vât, tước quyền sử dụng không thời hạn giấy phép đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.

b. Buộc chấm dứt vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, của Điều này.

Điều 19.- Vi phạm trong việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không kịp thời báo cho Uỷ ban Nhân dân địa phương, cơ quan hoặc tổ chức gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường.

b. Không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường;

c. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc chấm dứt vi phạm, buộc thực hiện các yêu cầu đối với các hành vi quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 20.- Thẩm quyền quyết định xử lý

1. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học, công nghệ và môi trường thuộc các tổ chức thanh tra: Thanh tra Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra Cục Môi trường và Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền áp dụng các quyền quy định tại khoản 1, Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể gồm: phạt cảnh cảo, phạt tiền đến 200.000 đồng đối với những vi phạm hành chính thuộc địa bàn quản lý của mình; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường có giá trị đến 500.000 đồng; được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm đình chỉ hành vi vi phạm, khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành khoa học, công nghệ và môi trường thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền áp dụng các quyền quy định tại khoản 2 Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cụ thể gồm: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường; được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành khoa học, công nghệ và môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Chánh Thanh tra Cục Môi trường có quyền áp dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục Môi trường cấp; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường; được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng, khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường quy định tại Chương II của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương về bảo vệ môi trường.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 27 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (trừ quyền tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường cấp) đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường quy định tại chương II của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương về bảo vệ môi trường.

6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (trừ quyền tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục Môi trường cấp) đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường quy định tại Chương II của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương về bảo vệ môi trường.

Điều 21.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan hải quan, thanh tra Nhà nước chuyên ngành.

Người có thẩm quyền của các cơ quan hải quan, thanh tra Nhà nước chuyên ngành được quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định của Điều 30, Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 22.- Thủ tục xử phạt

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ môi trường người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nói rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết tên văn bản pháp luật, điều luật mà họ đã vi phạm, mức độ trách nhiệm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, hình thức xử phạt áp dụng đối với hành vi của họ và tiến hành các thủ tục sau:

1. Trường hợp xử phạt bằng hình thức cảnh cáo thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ.

2. Trường hợp áp dụng mức xử phạt tiền trên 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt và gửi quyết định xử phạt tới tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo đúng quy định tại Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể được kéo dài, nhưng không được quá 30 ngày.

Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp.

3. Quyết dịnh xử phạt phải gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23.- Thu nộp tiền phạt

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và đúng nơi ghi trong quyết định xử phạt.

Trong trường hợp không nộp phạt đúng thời hạn quy định thì bị cưỡng chế thi hành.

Nghiêm cấm người xử phạt trực tiếp thu tiền phạt dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 24.- Tước quyền sử dụng giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận có nội dụng liên quan về bảo vệ môi trường (dưới đây gọi là giấy phép) đều có thể bị tước quyền sử dụng nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng giấy phép đó.

Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ vi phạm.

Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 6 Điều 21 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý, đồng thời thông báo cho nơi cấp giấy phép biết.

Người có thẩm quyền quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 21 của Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép về môi trường thu hồi giấy phép.

2. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với các vi phạm lần đầu, có thể khắc phục được. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn áp dụng trong các trường hợp sau:

a. Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;

b. Giấy phép có nội dung trái với quy định bảo vệ môi trường;

c. Vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể cho tiếp tục hoạt động được.

Điều 25.- Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định ở Điều 21 của Nghị định này khi quyết dịnh áp dụng các biện pháp hành chính khác phải căn cứ vào quy định của pháp luật và mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị áp dụng những biện pháp hành chính khác phải thi hành các hình thức phạt đó trong thời hạn 5 ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế chịu trách nhiệm.

3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu huỷ thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 51, Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26.- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 87, Điều 88, Điều 89 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khác.

Điều 27.- Xử lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường mà vi phạm các quy định về xử phạt hành chính, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, công dân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký; các quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trái với Nghị định này đều bãi bỏ

Điều 29.- Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.

Điều 30.- Các Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 26-CP

Hanoi ,April 26, 1996

DECREE

ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN ENVIRONMENTAL PROTECTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Environmental Protection of December 27, 1993;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The sanctions against administrative violations in environmental protection are based on the following principles:

1. Any act, whether deliberate or not, which violates the principles of State management of environmental protection (hereunder referred to as administrative violation in environmental protection) by an organization or individual shall be subject to administrative sanctions if it is not yet serious enough to be examined for criminal liability as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A foreign organization or foreigner that has committed an administrative violation in environmental protection on the territory, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall also be sanctioned as stipulated by this Decree, except otherwise stipulated by an international treaty which Vietnam has signed or acceded to.

3. All administrative violations of environmental protection must be promptly discovered and immediately stopped. The sanction must be handed rapidly, justifiably and in accordance with law; all consequences on the environment caused by administrative violations must be overcome as stipulated. An organization or individual that has committed an administrative violation in environmental protection and caused material damage must pay compensation as provided for by law.

4. Each administrative violation in environmental protection shall be sanctioned only once.

A person who commits several administrative violations in environmental protection shall be sanctioned for each violation.

If many persons commit an administrative violation in environmental protection, each of them shall be fined.

5. The sanction against administrative violations in environmental protection must be based on the character and seriousness of the violation, the personality of the offender, the attenuating factors and the aggravating factors in order to decide the suitable form of sanction and suitable punitive measures under the provisions of this Decree.

6. Administrative violations of environmental protection which are committed in emergency cases, in unexpected developments, or while the offender is suffering from mental disorder or other diseases which render him/her unconscious of his/her action or incapable of controlling his/her action shall not be fined.

Article 2.- Compensation for environmental damage:

Compensation for the damage caused by administrative violations in environmental protection shall be made on the principle of mutual agreement between the author and the victim of the damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The statute of limitation set for the sanction against administrative violations in environmental protection:

1. The statute of limitation for sanctioning an administrative violation in environmental protection is 2 years from the date when the violation is committed. Past that limitation, no sanction shall be imposed, but measures mentioned in Points (a), (b) and (d) of Item 3, Article 11, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations can be taken.

2. With regard to a person who is being examined for penal liability or who is under prosecution, or whose violation of the Law on Environmental Protection has been decided for trial in accordance with the legal proceedings against criminal actions, but a decision has been issued to cancel the investigation or to cancel the trial, he/she shall be subject to an administrative sanction if his/her action bears signs of an administrative violation in environmental protection; the statute of limitation set for administrative sanction is 3 months beginning from the date when the revocation decision is issued.

3. Within the time limit set in Item 1 and Item 2 of this Article, if an individual or organization commits a new administrative violation in environmental protection, or deliberately evades or obstructs the sanction, then the time limit shall begin from the point of time when the new violation is committed, or from the point of time when the deliberate evasion or obstruction of the sanction ceases.

4. One year after the decision on sanction is effected or after the decision expires, if an organization or individual sanctioned for administrative violation in environmental protection does not commit a new violation, this organization or individual shall be considered as not having been sanctioned for administrative violation in environmental protection.

Article 4.- Assignment of competence for sanctioning administrative violations in environmental protection:

1. The Presidents of the People’s Committees at different levels are authorized to sanction administrative violations in environmental protection in their localities.

2. The General Inspector and Inspectors in environmental protection of the Ministry of Science, Technology and Environment, the Department of Environment, and the Science, Technology and Environment Service are authorized to sanction administrative violations in environmental protection in the fields under their agencies’ management.

3. If an administrative violation of environmental protection comes under the jurisdiction of many agencies, the sanctioning shall be effected by the agency which is the first to deal with the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. If an administrative violation of environmental protection bears the signs of a crime, the authorized persons mentioned in Item 1 and Item 2 of this Article must immediately submit the dossier to the investigation agency or the People’s Procuracy of the same level for settlement.

The use of administrative sanction against a violation of environmental protection which bears signs of a crime is strictly forbidden.

Article 5.- Application of the forms of fine and other measures:

1. In case of monetary fine, the specific fining rate for an administrative violation is the average rate of the frame of monetary fines set for that violation; if a violation involves an attenuating factor, the rate may be reduced, but not lower than the minimum rate of the frame of monetary fines; if a violation involves an aggravating factor, the rate may be increased, but not higher than the maximum rate of the frame of monetary fines.

The attenuating and aggravating factors shall be applied as stipulated in Article 7 and Article 8 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

2. The forms of additional sanction and other measures must be applied in addition to the main form of sanction if this Decree provides for the supplementary sanction and other measures against administrative violations in order to deal thoroughly with the violations, eliminate the cause and conditions for further violations and overcome the consequences caused by administrative violations.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN ENVIRONMENTAL PROTECTION, FORMS AND RATES OF FINING

Article 6.- Violations in the prevention of pollution and environmental degradation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:

a/ Failing to file a declaration of environmentally related activities of an operating establishment;

b/ Failing to file a report evaluating the environmental impact of projects or operating establishments examined by the authorities of the provinces and cities under the Central Government according to the list issued by the State management agency on environmental protection;

c/ Obstructing the investigation, examination, supervision and evaluation of the current environmental conditions and the inspection of environmental protection conducted by the State management agency on environmental protection.

3. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Failing to file or filing beyond the set time limit a report evaluating the environmental impact of projects or operating establishments examined by the central level according to the list issued by the State management agency on environmental protection;

b/ Failing to carry out or improperly carrying out the requirements written in the examination paper or the license on environment granted by the State management agency on environmental protection.

4. The forms of additional sanction and other measures against violations of this Article include:

a/ Suspending up to 6 months the environmental-friendly certificate regarding violations mentioned in Point (b), Item 3, of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Violations of the protection of bio-diversity and natural preserves:

1. A fine of from 500,000 VND to 1,500,000 VND for one of the following violations:

a/ Exploiting biological resources not in the right season and area, and with the method, tools and means of mass destruction, damaging to the bio-diversity and causing ecological imbalance;

b/ Using and exploiting natural preserves without a permit issued by the authorized agency;

c/ Using and exploiting natural preserves not in accordance with the stipulations written in the permit.

2. A fine of from 2,000,000 VND to 6,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Repeating the exploitation of biological resources that damages the bio-diversity and causes ecological imbalance.

b/ Repeating the use and exploitation of natural preserves without a permit or not in accordance with the stipulations written in the permit.

3. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for a violation mentioned in Item 2 of this Article if it involves aggravating factors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Confiscation of the exhibits, tools and means of exploitation with regard to the violation of the provisions in Item 1 and Item 2 of this Article;

Suspension of the use of a license for up to 6 months with regard to the violations mentioned in Point (c) of Item 1 and Point (b) of Item 2 of this Article.

b/ Forcible cessation of violations and forcible compensation for the damage with regard to the violations mentioned in point (a) of Item 1, Point (a) of Item 2, and Item 3 of this Article.

Article 8.- Violations in the exploitation and trading of animals and plants on the list of endangered animals and plants issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources:

1. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for the exploitation and trading of endangered species for the first time, of which the consequences have already been overcome.

2. A fine of from 2,000,000 VND to 8,000,000 VND for the professional exploitation and trading of large quantities of one species or of small quantities of many of those species.

3. A fine of from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND for a violation that involves many aggravating factors, but not yet serious enough to be examined for criminal liability.

4. The forms of additional sanction and other measures against violations of this Article include:

a/ Confiscation of the exhibits, tools and means of exploitation with regard to the violations mentioned in Item 1, Item 2 and Iitem 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Violations of environmental protection in production and trading, in the running of hospitals, hotels and restaurants:

1. A warning shall be served or a fine of from 100,000 VND to 400,000 VND shall be imposed on one of the following violations:

a/ Failing to carry out or carrying out inadequate measures of treatment as stipulated by the State management agency on environmental protection before discharging solid and liquid waste matters and waste gas outside the establishments area of management;

b/ Failing to provide or inadequately and improperly providing the technical equiments to treat waste matters as required by or according to the design already ratified by the authorized State management agency.

2. A fine of from 1,000,000 VND to 4,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Failing again to carry out or inadequately carrying out the measures to treat waste matters;

b/ Failing again to provide or improperly and inadequately providing the technical equipments to treat waste matters.

3. A fine of from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND for the failure to use or the improper use of technical equipments to treat waste matters, failing to ensure the environmental standards.

4. A fine of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the violations mentioned in Item 2 and Item 3 of this Article if it involves many aggravating factors and causes adverse consequences to environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Emitting smoke, dust or toxic gas beyond the permissible level, emitting harmful odours into the air;

b/ Discharging into a water source lubricants, grease, toxic chemicals or radioactive substances beyond the permissible level, releasing dead animals, plants, harmful bacteria or viruses likely to cause epidemics.

6. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for the repetition of the violations mentioned in Item 5 of this Article.

7. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the violations mentioned in Item 5 of this Article if it involves many aggravating factors.

8. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

a/ Revoking the license for up to 6 months with regard to the violations mentioned in this Article;

b/ Forcible cessation of the violation, forcible application of measures to overcome the adverse consequences and compensation for the damage with regard to the violations mentioned in this Article.

Article 10.- Misuse of permits to export and import technologies, complete equipments, important single equipments, toxic chemicals, and micro-biological products relating to environmental protection:

1. A warning shall be served or a fine of from 100,000 VND to 400,000 VND shall be imposed on the leasing, buying or selling of permits for the first time, which has not yet caused any consequences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Making false declarations in applying for a license;

b/ Operating without a license granted by the State management agency on environmental protection;

c/ Failure to abide by the stipulations in quantity, density or contents written in the license.

3. A fine of from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND for one of the violations mentioned in Item 2 of this Article if it involves many aggravating factors.

4. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

a/ Revoking the environmental license for up to 6 months with regard to the violations mentioned in Item 1 and Point (c) of Item 2 of this Article; revoking indefinitely the environmental license with regard to the violations mentioned in Point (a) of Item 2 and Item 3 of this Article;

b/ Confiscation of the exhibits or forcible destruction of the excess quantity of micro-biological products, animals, plants or gene pool as compared with that written in the license; forcible re-export of goods imported illegally in violation of the provisions of Item 2 and Item 3 of this Article.

Article 11.- Violations in the import and export of waste matters:

1. A fine of from 2,000,000 VND to 8,000,000 VND shall be imposed on one of the violations of the provisions in the import and export of waste matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for a violation which involves many aggravating factors.

4. Forms of additional sanction and other measures against the violations of this Article:

Forcible destruction or re-export of waste matters, compensation for the damage, and forcible cessation of the violation.

Article 12.- Violations in the prevention and avoidance of environmental incidents in the search, exploration, exploitation and transportation of oil and gas:

1. A fine of from 2,000,000 VND to 8,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Failing to have a plan to prevent and avoid oil leakage, oil fire, oil explosion and oil spill;

b/ Operating without the means to cope with accidents of oil fire, explosion and oil spill.

2. A fine of from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Using toxic chemicals without a technical certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for causing of oil leakage, oil fire, oil explosion and oil spill.

4. A fine of from 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for one of the violations mentioned in Point (a) of Item 1 and Item 2 of this Article if it involves many aggravating factors.

5. Forms of additional sanction and other measures against violations of this Article:

Forcible observance of the stipulations with regard to the violations mentioned in Item 1 and Item 2 of this Article. Forcible application of measures to overcome the consequences, forcible compensation for the damage with regard to the violations mentioned in Item 3 of this Article.

Article 13.- Violations of the stipulations made by the State management agency on environmental protection regarding radioactive substances:

1. A fine of from 200,000 VND to 800,000 VND shall be imposed on one of the following violations:

a/ Trading in radioactive substances without a permit for operation in the field of radiation control;

b/ Trading in radioactive substances without a business license;

c/ Producing, transporting, using and storing radioactive substances without a license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of from 4,000,000 VND to 10,000,000 VND for a repeated violation of one of the stipulations in Item 2 of this Article.

4. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

a/ Revoking for up to 6 months the certificate of business qualifications with regard to the violations of the stipulations in Point (a) and Point (b) of Item 2 of this Article;

b/ Forcible application of the measures required, forcible settlement of the consequences, forcible- compensation for the damage with regard to the violations mentioned in Item 2 and Item 3 of this Article.

Article 14.- Violations of the stipulations made by the State management agency on environmental protection in the use of radiation sources:

1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Using radiation sources without a permit;

b/ Using the machinery, equipment and materials which have a source of harmful electric radiation or ionized radiation at variance with the stipulations on radiation safety;

c/ Failing to regularly check and periodically report to the State management agency on environmental protection the environmental impact of the establishment which uses the machinery, equipment and materials having a source of electric radiation or ionized radiation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

a/ Revoking for up to 6 months the license for using radiation sources with regard to the violations mentioned in Point (a) of Item 1 and Item 2 of this Article;

b/ Forcible cessation of the violation, forcible application of measures to overcome the consequences, and forcible compensation for the damage with regard to the violations mentioned in point (a) and Point (b) of Item 1 and Item 2 of this Article.

Article 15.- Violations in the transportation and treatment of sewage and garbage:

1. A warning shall be served or a fine of from 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:

a/ Transporting garbage and other pollutants at variance with the stipulations on environmental protection;

b/ Failing to treat sewage and garbage before discharging them.

2. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for a repeated violation mentioned in Point (a) of Item 1 of this Article.

3. A fine of from 2,000,000 VND to 8,000,000 VND for one of the violations mentioned in Point (b) of Item 1 of this Article if it involves many aggravating factors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Revoking for up to 6 months the environmental license with regard to the violations mentioned in Item 1 and Item 2 of this Article;

b/ Forcible cessation of the violation, forcible application of measures to overcome the consequences and forcible compensation for the damage with regard to the violations mentioned in Item 1, Item 2 and Item 3 of this Article.

Article 16.- Violations of the stipulations on soil pollution:

1. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for the burial or dumping of substances the toxicity of which exceeds the permissible level.

2. A fine of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for the burial or dumping of large quantities of substances the toxicity of which exceeds the permissible level and the consequence of which will take a long time.

3. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

Forcible cessation of the violation, application of measures to overcome the consequences and compensation for the damage with regard to the violations mentioned in Item 1 and Item 2 of this Article.

Article 17.- Violations of the stipulations on noise and vibration which exceed the permissible level, are harmful to the health of the people, and affect their daily life:

1. A warning shall be served or a fine of from 100,000 VND to 400,000 VND for one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Causing loud noise or great vibration from 10 p.m. to 5 a.m.

2. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for causing noise or vibration with many aggravating factors.

3. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

Forcible cessation of the violation and forcible compensation for the damage with regard to the violations mentioned in Item 1 and Item 2 of this Article.

Article 18.- Violations in the production, transportation, trading, importation and stockpiling of firecrackers, firecracker powder and the burning of fireworks:

1. A fine of from 2,000,000 VND to 8,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Failing to observe the contents and stipulations of the license in the production, trading and transportation of fireworks;

b/ Violating the safety stipulations in the production, trading and transportation of fireworks.

2. A fine of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for the transportation of fireworks in passenger transport means.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Forms of additional sanction and other measures against the violations mentioned in this Article:

a/ Confiscation of the exhibits and indefinite revocation of the license with regard to the violations mentioned in Item 1, Item 2 and Item 3 of this Article;

b/ Forcible cessation of the violations mentioned in Item 1, Item 2 and Item 3 of this Article.

Article 19.- Violations in the settlement of consequences of environmental incidents:

1. A warning shall be served or a fine of from 50,000 VND to 200,000 VND shall be imposed on one of the following violations:

a/ Failing to promptly report to the local People’s Committee, or the nearest public agency or organization when discovering an environmental incident;

b/ Failing to take measures within ones responsibility in order to promptly overcome environmental incidents.

c/ Failing to observe or improperly observing the order to urgently mobilize manpower, materials and means to overcome environmental incidents.

2. A fine of from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the violations mentioned in Item 1 of this Article if it involves many aggravating factors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Forcible cessation of the violation, forcible fulfillment of the requirements with regard to the violations mentioned in Point (b) and Point (c) of Item 1 and Item 2 of this Article.

Chapter III

POWERS AND PROCEDURE OF SANCTIONING

Article 20.- Powers to decide the sanctioning:

1. Inspectors specializing in science, technology and environment of inspection organizations such as the Inspectors of the Science, Technology and Environment Service of the provinces and cities directly under the Central Government, the Inspectors of the Environment Department, and the Inspectors of the Ministry of Science, Technology and Environment who are on mission can exercise the rights stipulated in Item 1, Article 34, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations, namely: to serve a warning, impose a fine of up to 200,000 VND on administrative violations in the area under the management; confiscate the exhibits and means used in polluting the environment valued at up to 500,000 VND; force the offending organization or individual to stop the violation, restore the original state of things which has been changed as a result of the violation, overcome the consequences caused by the violation, and destroy the things harmful to the living environment.

2. The General Inspector specializing in science, technology and environment of the Science, Technology and Environment Service can exercise the rights stipulated in Item 2, Article 34, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations, namely: to serve a warning, impose a fine of up to 10,000,000 VND; revoke the environmental license granted by the Science, Technology and Environment Service; confiscate the exhibits and means used in polluting the environment; force the offending organization or individual to pay compensation of up to 1,000,000 VND for the damage caused by the violation, force the restoration of the original state of things which has been changed as a result of the violation, settle the consequences caused by the violation, and destroy the things harmful to the living environment.

3. The General Inspector specializing in science, technology and environment of the Ministry of Science, Technology and Environment, and the General Inspector of the Environment Department can exercise the rights stipulated in item 3, Article 34, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations, namely to serve a warning, impose a fine of up to 20,000,000 VND, revoke the environmental license granted by the Ministry of Science, Technology and Environment and the Environment Department; confiscate the exhibits and means used in polluting the environment; force the offending organization or individual to pay compensation of up to 1,000,000 VND for the damage caused by the violation, restorate the original state of things which has been changed as a result of the violation, settle the consequences caused by the violation, and destroy the objects harmful to the living environment.

4. The Presidents of the People’s Committees of the communes, wards and townships can apply the forms of sanction against administrative violations stipulated in Article 26 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations with regard to the administrative violations in environmental protection stipulated in Chapter II of this Decree within the management of their locality in environmental protection.

5. The Presidents of the People’s Committees of the districts and corresponding level can apply the forms of sanction against administrative violations stipulated in Article 27 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations (except the right to revoke the environmental license granted by the Ministry of Science, Technology and Environment, the Science, Technology and Environment Service, and the Environment Department) with regard to the administrative violations in environmental protection stipulated in Chapter II of this Decree within the management of their locality in environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Powers of the customs services and the specialized State Inspectors to mete out administrative violations in environmental protection:

The authorized persons of the customs services and the specialized State Inspectors can fine administrative violations in environmental protection stipulated in Article 30 and Article 34 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

Article 22.- Sanctioning procedure:

When discovering an administrative violation in environmental management and protection, the authorized person must order immediate cessation of the violation, identify clearly to the offending organization or individual the name of the legal document and the article which they have violated, the responsibility, the aggravating or attenuating factors, and the forms of applicable sanction, and go through the following procedure:

1. If the sanction is a warning, the authorized person shall decide it on the spot.

2. If a fine of more than 20,000 VND is applied, the authorized person must write a report as stipulated in Article 47 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations. Within 15 days after the date when the report is made, the authorized person must issue a fining decision and send it to the fined organization or individual as stipulated in Article 48 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations. If it involves many complex details, the above-mentioned time limit may be extended, but it shall not exceed 30 days.

Regarding a decision to fine from 2,000,000 VND upwards, a copy of it must be sent to the People’s Procuracy of the same level.

3. Copies of a sanctioning decision must be sent to the offending organization or individual and the fine payment collection agency within 3 days after the date when the decision is issued. Within 5 days after the date when the concerned organization or individual receives the sanctioning decision and they refuse to abide by it, the authorized person can issue a decision forcing their obedience as stipulated in Article 55 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

Article 23.- The collection and payment of fines:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If they refuse to pay the fine within the set time limit, they shall be forced to do it.

The person who imposes the fine is strictly forbidden to directly collect payment of the fine in any form.

Article 24.- Stripping license owners of the right to use their license:

1. Those organizations and individuals that are granted licenses or certificates the contents of which concern environmental protection (hereunder referred to as licenses) by the State management agency on environmental protection, may be stripped of the right to use their license if they commit administrative violations directly relating to the stipulations on the use of such license.

When deciding to strip a license owner of his/her right to use his/her license, the authorized person must make a report, writing down clearly the reason to strip the license owner of his/her right to use the license according to the contents stipulated in Article 50 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations, and at the same time, force cessation of the violation.

A license owner may be stripped of his/her right to use the license only when the authorized person has issued a written decision as stipulated in Item 2, Item 3 and Item 6 of Article 20 of this Decree. Copies of the decision must be sent to the guilty organization or individual, and at the same time, the license-issuing agency must be notified of it.

The authorized person stipulated in Item 4, Item 5 and item 6 of Article 20 of this Decree can request the agency that issues environmental licenses to revoke the license.

2. A license owner may be stripped of his/her right to use the license for a certain period of time if he/she commits the violation for the first time which can be overcome. When the time limit written in the fining decision is over, the authorized person must return the license to the organization or individual that owns it.

3. A license owner may be indefinitely stripped of his/her right to use his/her license in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The licenses contents run counter to the stipulations on environmental protection;

c/ The license owner commits a violation too serious to let him/her continue his/her activity.

Article 25.- The procedure of applying other punitive administrative measures:

1. When deciding to apply other administrative measures, the authorized person stipulated in Article 20 of this Decree must base himself/herself on the provisions of law and the actual extent of damage caused by the administrative violation and must bear responsibility before the law for his/her decision.

2. The organization or individual that is subject to other administrative measures must implement the sanction within 5 days after receiving the sanctioning decision, except otherwise stipulated by law. If they refuse, they shall be forced to do it within the set time limit. If the organization or individual concerned is forced to implement the sanction, they must pay for the expenses incurred in organizing it.

3. If the exhibits and means used in committing an administrative violation of environmental protection must be confiscated or destroyed, a report must be made of the confiscation or destruction and signed by the person who issues the decision, the sanctioned person and witnesses, and the exhibits used in committing the administrative violation must be handled in accordance with the stipulations in Article 51 and Article 52 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

Chapter IV

COMPLAINTS AND DENUNCIATION RELATED TO THE HANDLING OF VIOLATIONS

Article 26.- Complaints, denunciation and settlement of complaints and denunciation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A citizen can denounce to the authorized State agencies the administrative violations of environmental protection of other organizations and individuals.

Article 27.- Handling the persons authorized to sanction administrative violations of environmental protection:

If the persons authorized to sanction administrative violations of environmental protection infringe on the stipulations on administrative fining, cause troubles to, tolerate or screen the offender, fail to fine or fine not in accordance with their powers, they shall be disciplined or examined for criminal liability depending on the character and seriousness of their violation.

If they cause damage to the State, organizations or citizens, they must pay compensation as provided for by law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28.- This Decree takes effect from the date of its signing. All stipulations on the sanction of administrative violations of environmental protection which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 29.- The Minister of Science, Technology and Environment and the Minister of Finance in furtherance of their function and task shall have to give detail guidance on and organize the implementation of this Decree.

Article 30.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 26-CP ngày 26/04/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.263

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.185.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!