BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 993/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 12 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm
2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
123/2016/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng
9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Thanh tra Bộ Nội vụ (Thanh tra Bộ) là tổ chức thuộc
Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực và phòng, chống tội phạm, khủng bố, mua bán người; tiến
hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nội vụ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ Nội vụ
và Thanh tra Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham
nhũng, tiêu cực và phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật; kiểm toán
nội bộ.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của
Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ có con dấu riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Điều 18 Luật Thanh tra; Điều 7, Khoản 2
và Khoản 4 Điều 56 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 4 Nghị định
số 90/2012/NĐ-CP; Mục 2 Chương II Nghị định số 05/2019/NĐ-CP;
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do Bộ trưởng
phân công.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ
làm việc
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, không quá 04
Phó Chánh Thanh tra Bộ và các công chức;
b) Thanh tra Bộ có 04 phòng gồm:
- Phòng Tổng hợp (phòng 01)
- Phòng Thanh tra Nội vụ khối bộ, ngành Trung ương
(phòng 02).
- Phòng Thanh tra Nội vụ khối địa phương (phòng
03).
- Phòng Tiếp công dân, xử lý đơn thư và phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực (phòng 04).
Các phòng của Thanh tra Bộ có trưởng phòng, phó trưởng
phòng và các công chức. Số lượng phó trưởng phòng thực hiện theo quy định pháp
luật.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Chánh
Thanh tra Bộ quy định.
c) Chánh Thanh tra Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định
của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
2. Chế độ làm việc:
a) Thanh tra Bộ làm việc theo chế độ chuyên viên kết
hợp chế độ thủ trưởng; trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Chánh
Thanh tra Bộ và các công chức thuộc Thanh tra Bộ thì Phó Chánh Thanh tra Bộ và
các công chức có trách nhiệm thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ, sau đó phải báo
cáo kịp thời với Chánh Thanh tra Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ phụ trách lĩnh vực,
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng.
b) Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng,
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định này và các nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra; Điều
25 Luật Khiếu nại; Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo; Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định
số 90/2012/NĐ-CP; Mục 2 Chương II Nghị định số
05/2019/NĐ-CP; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các
nhiệm vụ do Bộ trưởng phân công.
Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Chánh Thanh tra
ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chánh Thanh tra Bộ điều hành công tác, giải
quyết công việc của Thanh tra Bộ;
c) Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ
thực hiện nhiệm vụ do Chánh Thanh tra Bộ phân công; chịu trách nhiệm trước
Chánh Thanh tra Bộ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi được Chánh Thanh tra Bộ ủy nhiệm bằng văn bản để
điều hành công tác, giải quyết công việc của Thanh tra Bộ trong thời gian Chánh
Thanh tra Bộ vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh
tra Bộ, trước Bộ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian
được ủy nhiệm; không được ủy nhiệm lại cho người khác những nội dung được Chánh
Thanh tra Bộ ủy nhiệm;
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra
Bộ, trước Phó Chánh Thanh tra Bộ phụ trách và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
của phòng. Phó Trưởng phòng, Thanh tra viên, chuyên viên và công chức khác chịu
trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ trước Trưởng phòng, trước Phó Chánh
Thanh tra Bộ phụ trách, trước Chánh Thanh tra Bộ và trước pháp luật về việc thực
hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Chánh Thanh tra Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng và công chức Thanh tra Bộ thực hiện chức trách, nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ và Quy chế
làm việc của Thanh tra Bộ;
e) Khi tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra, xác
minh, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra,
xác minh của Thanh tra Bộ hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 2578/QĐ-BNV ngày 21 tháng 9
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Nội vụ.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ
và các công chức thuộc Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Thanh Trà
|