ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/2019/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày 26 tháng 6 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN SAU CÔNG TƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng
12 năm 2004;
Căn cứ Luật Sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Thông tư số 31/2014/TT-BCT
ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;
Căn cứ Thông tư số 27/2013/TT-BCT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương, quy định
về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện; Thông tư số
31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 27/2018/TT-BCT ;
Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05
tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 27/2013/TT-BCT ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 36/TTr-SCT ngày 07 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định kỹ thuật an toàn điện sau công tơ.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công
Thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành đơn vị có liên quan
và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi,
đôn đốc và triển khai thực hiện nội dung Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực ngày 06 tháng 7 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT.Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở Tư Pháp (tự kiểm tra);
- TT Công báo - Tin học (đăng công báo);
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT (Duy-005)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Chiến
|
QUY ĐỊNH
VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN SAU CÔNG TƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc
Liêu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về kỹ thuật
an toàn và hướng dẫn những biện pháp phòng tránh tai nạn trong công tác xây dựng,
lắp đặt điện, quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sử dụng thiết bị điện và
đường dây điện sau công tơ (công tơ điện) nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của
nhân dân, tài sản của Nhà nước.
2. Quy định này áp dụng đối với Cơ
quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực điện lực, đơn vị điện lực; tổ chức, cá nhân
là chủ sở hữu và sử dụng đường dây điện sau công tơ; người trực tiếp lắp đặt, sửa
chữa, quản lý vận hành thiết bị điện và đường dây điện sau công tơ có cấp điện
áp đến 400V trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Đường dây điện sau công tơ:
Là phần đường dây dẫn điện có điện áp đến 400V, được xác định từ đầu ra công tơ
đến thiết bị sử dụng điện (đèn chiếu sáng, động cơ điện).
2. Đường dây dẫn trục: Là phần
đường dây dẫn nguồn điện từ đầu ra công tơ có điện áp đến 400V đi trên cột
ngoài trời.
3. Đường dây nhánh rẽ: Là phần
đường dây dẫn điện đấu nối từ đường dây dẫn trục đến thiết bị sử dụng điện.
4. Aptomat (CB hay cầu dao tự động):
Là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp
trong kỹ thuật thì nó được sử dụng để đóng, cắt không thường xuyên các mạch điện
làm việc ở chế độ bình thường.
5. Aptomat chống giật (CB chống giật): Còn có tên gọi khác
là Aptomat chống dòng rò, cầu dao chống dòng rò, tên tiếng anh là ELCB (Earth
Leakage Circuit Breaker), có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện rò xuống
đất hay có người bị điện giật khi dòng điện rò vượt quá giới hạn an toàn.
6. Thợ điện: Là người trực tiếp
quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, thiết bị điện sau công tơ.
7. Kiểm tra viên điện lực: Là
công chức (thuộc Sở Công Thương, Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng)
và cán bộ kỹ thuật (đơn vị Điện lực) được cơ quan thẩm quyền cấp Thẻ Kiểm
tra viên điện lực theo Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công
Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Kiểm tra viên điện lực có nhiệm vụ,
quyền hạn được quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ
Công Thương và Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05/10/2018 của Bộ Công Thương sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ
Công Thương.
Điều 3. Tiêu
chuẩn thợ điện
Thợ điện phải có đủ các tiêu chuẩn
sau:
1. Đủ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe.
2. Được Sở Công Thương huấn luyện và
cấp Thẻ an toàn điện.
3. Khuyến khích người có Chứng chỉ hoặc
bằng chuyên môn ngành điện.
Điều 4. Huấn luyện,
cấp và sử dụng Thẻ an toàn điện
1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổ
chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch định kỳ đối với thợ điện. Thợ điện hoặc chủ
sở hữu đường dây điện sau công tơ sử dụng lao động làm thợ điện có trách nhiệm
đăng ký với Sở Công Thương để được huấn luyện và cấp Thẻ
An toàn điện.
2. Sở Công Thương xây dựng tài liệu
hướng dẫn phù hợp với nội dung của quy định này và Thông tư số 31/2014/TT-BCT
ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương.
3. Cấp Thẻ An toàn điện: Sau khi huấn
luyện và sát hạch đạt yêu cầu, thợ điện được Sở Công Thương cấp Thẻ an toàn điện
có bậc an toàn 2/5. Mẫu thẻ được quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này.
4. Sử dụng Thẻ: Thẻ An toàn điện được
cấp cho thợ điện có thời hạn 02 năm. Sau 02 năm, thợ điện phải được huấn luyện,
sát hạch lại và cấp Thẻ An toàn điện mới. Khi làm việc, thợ điện phải mang theo
và xuất trình Thẻ này khi người có thẩm quyền yêu cầu. Trong trường hợp Thẻ An
toàn điện bị mất, bị rách, người sử dụng Thẻ báo về Sở Công Thương để được cấp
lại Thẻ.
Chương II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
AN TOÀN ĐIỆN
Điều 5. Đường dây
dẫn trục
1. Dây dẫn điện phải dùng dây có bọc
cách điện hoặc cáp bọc cách điện, tiết diện dây dẫn phải phù hợp với công suất
sử dụng nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 6 mm2.
2. Đối với đường dây điện dài trên 50
mét: Tiết diện dây dẫn phải phù hợp với công suất sử dụng
nhưng không được nhỏ hơn 10 mm2.
3. Đối với nguồn 01 pha, bắt buộc kéo
đủ 2 dây (dây pha và dây trung tính). Đối với nguồn 03 pha, tiết diện dây trung tính không nhỏ hơn 50% tiết
diện dây pha. Dây dẫn điện ngoài trời không được tiếp xúc
với mặt đất, mặt nước; đồng thời, cách mặt đất, mặt nước tối
thiểu 2,5 mét. Nếu đường dây điện đi dọc theo lộ hoặc khuôn viên nhà thì
phải đảm bảo không được thấp hơn 3.5 mét.
4. Tại vị trí vượt lộ nông thôn hoặc
vượt kinh rạch, chiều cao dây dẫn cách mặt đất, mặt nước tối thiểu 06 mét và sử
dụng cột đỡ bằng bê tông tại vị trí vượt.
Điều 6. Nối dây dẫn
điện
1. Nối dây dẫn ngoài trời phải dùng kẹp
hoặc ống nối, kỹ thuật nối dây phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dây dẫn (nối thẳng, nối rẽ),
nếu dây dẫn là dây 1 sợi thì được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng keo
cách điện bọc kín mối nối.
2. Mối nối giữa 2 dây dẫn được làm bằng
2 kim loại khác nhau (ví dụ: đồng và nhôm) hoặc có tiết diện khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp.
3. Khi nối dây dẫn điện trên 2 pha,
phải nối sole và quấn kín bằng băng keo cách điện.
4. Không được nối dây dẫn ở chỗ võng
nhất của khoảng cột.
Điều 7. Nguyên tắc
an toàn lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ
1. Người thực hiện lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện phải có chuyên môn, hiểu biết về kỹ thuật điện
và được Sở Công Thương huấn luyện, cấp Thẻ An toàn điện.
2. Không được lắp đặt thiết bị đóng cắt,
bảo vệ trên dây trung tính của đường dây ba pha.
3. Trên mạch điện một pha một trung
tính, các thiết bị bảo vệ, đóng cắt phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp
đặt thiết bị bảo vệ, đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây
trung tính.
4. Hộ sử dụng điện sinh hoạt lắp đặt
aptomat chống giật sau công tơ điện. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện phục vụ mục
đích nuôi tôm và sản xuất bắt buộc lắp đặt aptomat chống giật ở đầu đường dây
sau công tơ, khuyến khích lắp đặt thêm aptomat chống giật tại các đầu của nhánh
rẽ.
5. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải có
nắp đậy che kín phần mang điện; đồng thời, chọn phù hợp với công suất sử dụng. Khi có sự cố hoặc quá tải thì thiết
bị bảo vệ phải tác động.
6. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải được
lắp đặt cố định chắc chắn tại vị trí đảm bảo độ cao để dễ thao tác và được che
chắn tránh mưa, ẩm hay nắng chiếu có thể tác động trực tiếp đến thiết bị.
Điều 8. Lắp đặt
điện ngoài trời
1. Nguyên tắc lắp đặt.
a) Dây dẫn nguồn điện từ sau công tơ
đến nhà, lán trại, ao tôm, xưởng sản xuất, qua 01 Aptomat tổng (chống giật). Sau đó, tùy theo nhu cầu sử dụng mà
phân ra các aptomat nhánh. Tiết diện dây dẫn điện phải phù hợp với công suất của
thiết bị điện.
b) Tất cả các cầu dao, aptomat, cầu
chì, công tắc, ổ cắm và động cơ điện khi lắp đặt đều phải để nơi khô ráo, trong
nhà, trong chòi hoặc đặt trong hộp nhựa và được che chắn (nếu để ngoài trời), nhằm tránh mưa nắng tác động
trực tiếp. Các thiết bị đóng cắt (cầu dao, Aptomat) phải bố trí hợp lý (đầu đường dây nhánh, gần
động cơ điện) để thuận tiện cho
thao tác cô lập.
c) Dây dẫn được đỡ hoặc neo trên cột
bằng xà và sứ cách điện.
d) Nếu dây dẫn lắp đặt theo phương thẳng
đứng thì dây trung tính phải lắp đặt trên các dây pha, nếu các dây dẫn lắp đặt
theo phương nằm ngang thì dây trung tính có thể lắp đặt ngang với các dây pha.
đ) Khoảng cách giữa các dây dẫn trên
01 cột là 0,3 mét; khoảng cách tối đa giữa 02 cột là 30 mét.
e) Cáp bọc cách điện nếu treo trên cột phải được treo trên dây chịu lực bằng dây buộc. Khoảng cách giữa
hai dây buộc không quá 1,0 mét; dây chịu lực là dây kim loại không gỉ hoặc phải
được mạ kẽm chống gỉ, có đường kính không nhỏ hơn 4mm, được bắt lên cột bằng sứ
cách điện, khoảng cách từ sứ đến các kết cấu của đường dây
là 0,25 mét đến 0,3 mét.
g) Cầu chì bảo vệ đặt trên cột phải bố
trí thấp hơn các dây dẫn để thuận tiện cho việc sửa chữa thay chì.
h) Cho phép nhiều đường dây được đi
chung trên một cột nếu khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai đường dây
không nhỏ hơn 0,3 mét.
i) Dây điện dùng cho chiếu sáng ngoài
trời mắc chung cột với đường dây dẫn trục phải lắp đặt dưới
dây trung tính.
k) Thường xuyên kiểm tra đường dây và
thiết bị điện, nhất là các mối nối và vỏ động cơ điện kịp thời phát hiện rò điện
để cô lập và sửa chữa phòng ngừa tai nạn điện.
2. Cột đỡ
a) Cột bê tông cốt thép, cột gỗ, cột
tre già (nhưng phải được xử lý chống mối, mục). Cột phải bố trí dựng chắc chắn, tránh khu vực bị xói lở, không gây cản
trở việc qua lại của người và phương tiện giao thông.
b) Khoảng cách giữa 02 cột gần nhất
không quá 30 mét.
c) Cột đơn, cột kép; sử dụng dây neo
cho cột đỡ tại vị trí góc. Dây neo là cáp thép hoặc thép tròn được sơn hoặc mạ
kẽm, dây neo phải được bố trí sao cho không gây cản trở việc đi lại của người
đi bộ và phương tiện giao thông.
d) Đối với cột bê tông cốt thép, phần chân cột chôn trong đất chiếm 12% chiều dài cột; móng cột phải
được đổ bê tông với diện tích tối thiểu 0,6x0,6 mét.
3. Sứ cách điện
a) Tùy theo cách bố trí dây dẫn trên
cột, đường dây điện trên không sử dụng sứ đứng hoặc sứ ống
chỉ để đỡ, neo dây dẫn.
b) Nếu sử dụng sứ đứng thì tại vị trí
cột đỡ mỗi dây được bắt trên một sứ, tại vị trí cột neo (vị trí góc) mỗi
dây được neo trên hai sứ; nếu sử dụng sứ ống chỉ thì mỗi dây dẫn được đỡ hoặc
neo bằng một sứ, chiều lắp đặt sứ phải đáp ứng được yêu cầu chịu lực của sứ tại
từng vị trí cột.
c) Nếu cần mắc nhiều dây dẫn trên một
sứ thì phải dùng sứ nhiều tán hoặc sứ đệm nhiều tầng, cấm mắc nhiều dây dẫn chồng lên nhau trên một cổ sứ.
d) Để buộc dây dẫn vào cổ sứ sử dụng
dây nhôm một sợi có tiết diện 3,5mm2 hoặc dây buộc chuyên dùng.
4. Nối đất và kết cấu nối đất.
a) Vỏ của động cơ, thiết bị điện và
giá đỡ động cơ bằng kim loại phải được nối đất an toàn.
b) Nối đất gồm có bộ tiếp đất và dây
nối: Bộ tiếp đất được chế tạo theo kiểu hình tia hoặc cọc và tia hỗn hợp và thực
hiện theo quy định như sau:
Bộ tiếp đất kiểu hình tia: Dùng thép
tròn có đường kính không nhỏ hơn 8mm hoặc thép dẹt có kích thước không nhỏ hơn
24mm x 4mm đặt dưới mặt đất tự nhiên ít nhất 0,7m.
Bộ tiếp đất kiểu
cọc và tia hỗn hợp: Dùng thép tròn đường kính không nhỏ
hơn 16mm hoặc thép góc có chiều dầy không
nhỏ hơn 4mm; chiều dài không nhỏ hơn 1,5m làm cọc tiếp đất. Cọc tiếp đất được đặt chìm
trong đất theo phương thẳng đứng, đầu trên của cọc tiếp đất cách mặt đất tự
nhiên ít nhất 0,5m, khoảng cách giữa hai cọc tiếp đất từ 2,0m đến 2,5m.
Dùng thép dẹt có kích thước không nhỏ
hơn 24 x 4mm làm tia để nối các cọc với nhau bằng phương
pháp hàn.
c) Dây nối đất dùng để nối bộ phận phải
nối đất của đường dây với bộ tiếp đất. Dây nối đất có thể được làm bằng: Thép
tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm, thép dẹt kích thước không nhỏ hơn 24 x 3mm, dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2.
Nếu dây nối đất làm bằng thép phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.
d) Dây nối đất nối với bộ phận tiếp đất
đặt chìm trong đất bằng phương pháp hàn, các vị trí còn lại có thể hàn hoặc bắt
bu lông.
Điều 9. Lắp đặt
điện trong nhà, xưởng sản xuất
1. Vật tư, thiết bị sử dụng đảm bảo
chất lượng. Đường dây dẫn điện chính và đường dây nhánh rẽ phải đặt trong ống
hay hộp nhựa và được cố định đảm bảo thẩm mỹ và an toàn. Chọn dây dẫn có thông
số điện phù hợp với công suất của thiết bị sử dụng mà dây dẫn mang tải.
Dây dẫn điện trong nhà phải dùng dây
bọc cách điện được lắp đặt trên sứ kẹp, puli sứ, luồn trong ống nhựa bảo vệ hoặc
đi ngầm trong tường xây. Nếu dùng sứ kẹp hoặc puli sứ thì khoảng cách giữa hai
sứ không quá 2,0m; khoảng cách giữa dây dẫn với tường, trần,
cột, kèo không nhỏ hơn 0,01 mét.
2. Cầu dao, cầu chì hoặc aptomat tổng
trong gia đình phải đặt ở nơi khô ráo, gần cửa ra vào để khi cần thiết là cắt
được toàn bộ điện trong nhà.
3. Vị trí đặt các táplô tại vị trí
khô ráo không bị mưa dột, cách sàn nhà từ 1,4 - 1,6 mét để
dễ thao tác và tránh khả năng trẻ em tiếp cận.
4. Cầu dao và cầu chì phải có nắp đậy
an toàn để tránh người vô ý chạm vào; đồng thời, cầu dao,
cầu chì và công tắc phải đặt trên dây pha (dây lửa) và chọn dây chì phù
hợp với công suất thiết bị cần bảo vệ. Tuyệt đối không sử dụng dây đồng hoặc giấy bạc để thay thế dây chì.
5. Mối nối giữa dây dẫn điện chính và
các nhánh (hoặc các mối nối khác) phải đảm bảo tiếp xúc tốt và chắc chắn
giữa hai dây dẫn được nối; đồng thời, cách điện tốt với
bên ngoài.
6. Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong
tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật
tốt. Không kéo dây chéo qua tường để đề phòng đóng đinh phải dây gây sự cố, tai
nạn. Các mối nối phải đặt trong hộp kỹ thuật để có thể kiểm tra sửa chữa khi cần
thiết.
7. Khi thấy dây dẫn điện trong nhà bị
sờn, thiết bị điện trong nhà bị hư hỏng phải cắt điện và sửa
chữa ngay để tránh người vô ý bị điện giật.
Điều 10. Nguyên
tắc an toàn sửa chữa, bảo trì điện
1. Người trực tiếp sửa chữa, vận hành
thiết bị điện và đường dây điện sau công tơ phải được Sở Công Thương huấn luyện,
cấp Thẻ An toàn điện.
2. Khi thực hiện bảo trì sửa chữa điện
phải có 02 người cùng thực hiện. Chỉ được sửa chữa điện sau khi đã cắt điện,
chân tay khô ráo và chân đi giầy hoặc dép khô.
3. Khi phát hiện sự cố, thiết bị hư hỏng,
rò điện, hay dây dẫn điện bị sờn, đứt, tróc lớp vỏ cách điện
phải cắt điện và sửa chữa ngay.
4. Cắt điện đường dây phải thực hiện
bằng cầu dao hoặc aptomat, phải kiểm tra nhìn thấy rõ cầu dao hoặc aptomat đã ở
vị trí cắt.
5. Sau khi cắt điện xong phải treo
ngay biển báo “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở tay cầu dao hoặc
aptomat vừa cắt.
6. Tại nơi làm
việc phải dùng bút thử điện để kiểm tra chắc chắn không còn điện ở các dây dẫn
đã cắt điện để thực hiện sửa chữa, bảo trì. Bút thử điện phải được kiểm tra ở
nơi có điện trước để chắc chắn bút làm việc tốt.
Chương III
TRÁCH NHIỆM THỰC
HIỆN
Điều 11. Kiểm
tra, xử lý hành vi vi phạm
1. Kiểm tra viên điện lực thuộc cơ
quan quản lý nhà nước, đơn vị Điện lực theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong hoạt động: Xây dựng, lắp đặt, quản lý vận hành, sửa chữa và sử dụng đường dây điện sau công
tơ.
2. Đối với đường dây điện sau công tơ
không đảm bảo an toàn theo Quy định này sẽ được Kiểm tra viên điện lực lập Biên
bản kiểm tra (phụ lục 2) sử dụng điện; đồng thời, yêu cầu chủ sở hữu đường dây điện tự khắc phục đảm bảo các yêu
cầu về an toàn theo Quy định.
3. Trong Biên bản Kiểm tra phải xác định
cụ thể nội dung và thời hạn khắc phục trên cơ sở phù hợp với ngành nghề của chủ
sở hữu đường dây điện. Nhưng thời hạn khắc phục không quá 01 chu kỳ sản xuất kể
từ khi lập Biên bản kiểm tra sử dụng điện. Chủ sở hữu đường
dây điện sau công tơ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sự cố hay
tai nạn điện trong thời gian chờ khắc phục.
4. Tổ chức, cá nhân có hành vi không
thực hiện đúng Quy định về kỹ thuật an toàn điện sau công tơ, tùy theo mức độ sẽ
bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự, thủ tục ban hành và tổ
chức thực hiện nội dung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện
hành.
Điều 12. Trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu đường dây điện sau công tơ
1. Thực hiện nghiêm túc các nội dung
của Quy định này. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện. Nội dung kiểm
tra gồm:
a) Kiểm tra khí cụ điện, cột, móng cột,
dây neo, sứ và các phụ kiện khác.
b) Kiểm tra hệ thống tiếp địa, đường
dây dẫn trục, đường dây chiếu sáng.
c) Kiểm tra rò điện tại các thiết bị
điện, động cơ điện.
d) Hiện tượng bất thường khác ảnh hưởng
đến an toàn đường dây điện.
2. Kiểm tra đột xuất được thực hiện
sau mỗi đợt thiên tai hoặc có các hiện tượng thời tiết bất thường khác.
3. Khắc phục kịp thời và triệt để sự
cố, hiện tượng mất an toàn sau kiểm tra.
Điều 13. Trách
nhiệm của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Công
ty Điện lực Bạc Liêu
1. Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố và Công ty Điện lực Bạc Liêu có trách nhiệm chỉ đạo
Phòng chuyên môn thuộc Sở, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Kinh tế và các đơn vị
Điện lực các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện nội dung Quy định này.
Trong đó, chú trọng nội dung:
a) Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn định
kỳ hàng năm việc thực hiện nội dung Quy định này, lồng
ghép vào nội dung tuyên truyền về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và
sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
b) Kiểm tra viên điện lực thuộc Sở Công
Thương, Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và đơn vị Điện lực các huyện, thị
xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch
kiểm tra tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu và sử dụng đường dây điện sau công tơ về
việc thực hiện Quy định. Lập Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm; đồng thời, tham mưu chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Công ty Điện lực Bạc Liêu chỉ đạo thực
hiện công tác báo cáo Sở Công Thương định kỳ năm về kết quả kiểm tra, xử lý vi
phạm về an toàn điện sau công tơ trên địa bàn quản lý trước ngày 15 tháng 01
hàng năm.
3. Sở Công Thương có trách nhiệm thường
xuyên tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch đối với thợ điện nhằm đáp ứng nhu
cầu lắp đặt, sửa chữa, quản lý vận hành thiết bị điện và
đường dây điện sau công tơ của người dân trong tỉnh; đồng thời, có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ năm về kết
quả triển khai thực hiện Quy định trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
Trong quá trình thực hiện nếu có kiến
nghị sửa đổi, bổ sung đề nghị gửi văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
MẪU THẺ AN TOÀN ĐIỆN
MẶT TRƯỚC
UBND TỈNH BẠC LIÊU
SỞ CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
|
Ảnh 2x3 (đóng dấu giáp lai)
|
|
THẺ
AN TOÀN ĐIỆN
|
Số:…(1)/SCT/TATĐ
|
MẶT SAU
Họ tên:………….(2)………………..
Công việc: Thợ điện; bậc an toàn: 2/5
Thời hạn thẻ: 02 năm
Từ ngày…/…/20…đến…/…/20…
|
…(3)…,
ngày…tháng…năm 200…
|
|
Ngày cấp:
…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
(4)
(Ký tên, đóng dấu)
|
1. Kích thước thẻ là 85 x 55 mm, nền mầu xanh nước biển, các chữ sử dụng font Times New Roman cỡ
12 mầu đen; riêng chữ THẺ AN TOÀN ĐIỆN cỡ 22, đậm.
2. Quy định về viết thẻ:
(1) Số thứ tự Thẻ an toàn do Sở Công
Thương cấp.
(2) Họ tên của người được cấp thẻ (viết chữ in hoa có dấu, ví dụ TRẦN VĂN A)
(3) Ngày cấp (hoặc ngày cấp lại) thẻ.
(4) Chữ ký của Giám đốc (hoặc người
ký thay) và dấu của Sở Công Thương.
PHỤ LỤC 2
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ KIỂM TRA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/BB-KTSDĐ
|
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA SỬ DỤNG ĐIỆN
(An toàn điện sau công tơ)
Vào hồi…giờ…ngày…tháng…năm….tại: …………………………………
.............................................................................................................................................
I. THÀNH PHẦN
1. Đoàn kiểm tra:
Họ và tên:…………………………………… Số thẻ KTVĐL: ……………………………………………
Họ và tên:…………………………………… Chức vụ: …………………………………………………
Họ và tên:…………………………………… Chức vụ: …………………………………………………
2. Bên được kiểm tra:
Họ và tên:……………………………………. Năm sinh:………………….. Giới tính: ………………..
Số CMND/Hộ chiếu: …………………………; ngày cấp: ……………….; Nơi cấp: ………………….
Hợp đồng mua bán điện cho mục đích:...................................................................................
Số hợp đồng:………………………………… Mã khách hàng: …………………………………………
Tên tổ chức: .........................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................................
Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc
giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động: ……………………….………. Ngày cấp: ……………………; nơi cấp:………………………………...
Người đại diện pháp luật:…………………………………………………
Giới tính:............................
Chức danh:
3. Người làm chứng: (nếu có)
Họ và tên: .............................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Họ và tên: .............................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
II. Nội dung kiểm tra:
1. Người quản lý vận hành, sửa chữa
điện: (tên, tuổi, thẻ ATĐ)
.............................................................................................................................................
2. Dây dẫn điện: (dây dẫn trục, chiếu sáng, chiều
dài, độ cao, loại dây, mối nối, vỏ bọc)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Cột điện: (loại cột, chiều cao cột, móng, néo, rack sứ, khoảng cách cột)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Lắp đặt thiết bị điện bảo vệ: (vị trí, độ cao, che chắn, số lượng khí cụ điện)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Nối đất an toàn: (nối đất an toàn, nối không, kết cấu nối đất)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6. Hiện tượng bất thường khác: (nếu có)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
7. Phụ lục kèm theo biên bản kiểm tra sử dụng điện (gồm sơ đồ đấu dây, sơ đồ
vi phạm, bảng kê công suất thiết bị điện…):
(nếu có)
.............................................................................................................................................
III. Kết luận kiểm tra: (yếu tố không an toàn theo quy định, yêu cầu khắc phục)
Yêu cầu khắc phục các nội dung: ……………………………………………………………………….
……………………………………………………..……Thời hạn khắc
phục: ……………………Ngày
Trong quá trình kiểm tra, những người
tham gia kiểm tra không xâm phạm hoặc làm hư hại đến tài sản của bên được kiểm
tra.
Biên bản kết thúc vào lúc giờ phút,
cùng ngày và được đọc lại cho mọi người nghe và thống nhất. Biên bản được lập
thành 03 bản, bên được kiểm tra giữ 01 bản để thực hiện, bên kiểm tra giữ 02 bản
để giám sát thực hiện.
BÊN ĐƯỢC KIỂM
TRA
|
NGƯỜI LÀM CHỨNG
|
ĐOÀN KIỂM TRA
|
|
Người 1
|
Người 2
|
Phòng Kinh tế
|
KTV Điện lực
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bên được kiểm tra: (Nếu có)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................