Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết an toàn điện

Số hiệu: 31/2014/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Cao Quốc Hưng
Ngày ban hành: 02/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Ban hành mẫu biển báo an toàn điện mới

Ngày 2/10 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-BCT để hướng dẫn một số nội dung về an toàn điện.

Một trong những nội dung chính của Thông tư là thay đổi quy cách các biển báo nguy hiểm, như:

- Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” của đường dây dẫn điện cao áp trên không, biển này phải đặt trên tất cả cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy;

- Biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” của đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống;

- Biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt trên cửa hoặc cổng ra vào trạm điện có tường rào bao quanh.

Những biển báo có cùng nội dung nhưng khác về quy cách với biển báo mới phải được thay thế trước ngày 1/7/2016.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/11/2014.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2014/TT-BCT

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện bao gồm: Huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện; nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kV trở lên phòng tránh điện cảm ứng; biển báo an toàn điện; thỏa thuận khi xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, chế độ báo cáo tai nạn điện và các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là người lao động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

2. Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là người lao động của các đơn vị: Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xây lắp điện, sử dụng điện để sản xuất (có trạm biến áp riêng) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

3. Người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của các tổ chức, cá nhân, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động.

Chương II

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, XẾP BẬC VÀ CẤP THẺ AN TOÀN ĐIỆN

Điều 4. Đối tượng được huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện

1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.

2. Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Điều 5. Nội dung huấn luyện phần lý thuyết

1. Nội dung huấn luyện chung

a) Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.

b) Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.

c) Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo biển cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.

d) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.

đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

2. Nội dung huấn luyện cho người làm từng công việc cụ thể

a) Cho người làm công việc vận hành đường dây dẫn điện, thiết bị điện

- Đối với đường dây dẫn điện:

+ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;

+ An toàn khi: Kiểm tra đường dây dẫn điện; làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao.

- Đối với thiết bị điện:

+ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;

+ An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;

+ Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.

b) Cho người làm công việc xây lắp điện

- An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;

- An toàn khi lắp, dựng cột;

- An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét;

- An toàn khi lắp đặt thiết bị điện.

c) Cho người làm công việc thí nghiệm điện

- Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm;

- An toàn điện khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến điện áp, biến dòng điện; cách điện của cáp điện.

d) Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện

- Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;

- Đối với thiết bị điện: An toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện, động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.

đ) Cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt

An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.

Điều 6. Nội dung huấn luyện phần thực hành

1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

2. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.

3. Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

Điều 7. Tổ chức huấn luyện

1. Đối với người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;

b) Lựa chọn người huấn luyện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Tổ chức huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;

d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.

2. Đối với người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;

b) Lựa chọn người huấn luyện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Tổ chức huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.

3. Người huấn luyện

a) Người huấn luyện phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.

b) Người huấn luyện phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.

4. Hình thức và thời gian huấn luyện

a) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.

b) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ.

c) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.

5. Tùy điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc huấn luyện khác được pháp luật quy định.

6. Chi phí tổ chức huấn luyện, cấp thẻ do người sử dụng lao động chi trả.

Điều 8. Bậc an toàn điện

Bậc an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5.

1. Yêu cầu đối với từng bậc an toàn điện

a) Đối với bậc 1/5:

- Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;

- Biết những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;

- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định.

b) Đối với bậc 2/5:

- Biết những quy định chung và biện pháp bảo đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;

- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;

- Biết phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;

- Biết sơ cứu người bị điện giật.

c) Đối với bậc 3/5:

- Yêu cầu như đối với bậc 2/5;

- Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;

- Biết cách kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.

d) Đối với bậc 4/5:

- Yêu cầu như đối với bậc 3/5;

- Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;

- Biết lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;

- Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.

đ) Đối với bậc 5/5:

- Yêu cầu như đối với bậc 4/5;

- Biết phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.

2. Những công việc được làm theo bậc an toàn

a) Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:

- Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;

- Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây dẫn điện.

b) Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:

- Làm phần công việc của bậc 1/5;

- Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.

c) Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:

- Làm phần công việc của bậc 2/5;

- Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;

- Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;

- Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;

- Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;

- Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên lưới điện hạ áp.

d) Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau:

- Làm phần công việc của bậc 3/5;

- Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp, cao áp đang mang điện;

- Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây dẫn điện, thiết bị điện.

đ) Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.

Điều 9. Thẻ an toàn điện

1. Cấp thẻ

a) Cấp mới sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra đạt yêu cầu hoặc khi người lao động chuyển đổi công việc.

b) Cấp lại khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ.

c) Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của người lao động.

d) Thời gian cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung thẻ cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày người sử dụng lao động nhận được văn bản đề nghị của người lao động làm hỏng, làm mất thẻ.

đ) Thời gian cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung thẻ cho người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động có người lao động làm hỏng, làm mất thẻ. Người sử dụng lao động có người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp thẻ đến Sở Công Thương bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ gồm có:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 ảnh (2x3)cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động.

e) Mẫu thẻ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sử dụng thẻ

a) Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp tới khi thu hồi.

b) Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.

3. Thu hồi thẻ

a) Thu hồi thẻ an toàn điện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.

b) Việc thu hồi thẻ do tổ chức, đơn vị cấp thẻ thực hiện.

Chương III

NỐI ĐẤT KẾT CẤU KIM LOẠI TRONG VÀ LIỀN KỀ HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG ĐỐI VỚI ĐIỆN ÁP TỪ 220 KV TRỞ LÊN PHÒNG TRÁNH ĐIỆN CẢM ỨNG

Điều 10. Phạm vi nối đất

1. Cấp điện áp 220 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 25 m tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.

2. Cấp điện áp 500 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 60 m tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.

Điều 11. Đối tượng phải nối đất

1. Nhà ở, công trình có mái làm bằng kim loại cách điện với đất: Nối đất mái. Các kết cấu kim loại nằm dưới mái không phải nối đất.

2. Nhà ở, công trình có mái không làm bằng kim loại: Nối đất tất cả các kết cấu kim loại cách điện với đất như vách, tường bao, dầm, xà, vì kèo, khung cửa.

3. Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài nhà ở, công trình như khung sắt, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.

Điều 12. Kỹ thuật nối đất

1. Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40x40x4)mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.

2. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24x4)mm hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.

3. Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.

4. Trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.

Điều 13. Trách nhiệm nối đất và quản lý hệ thống nối đất

1. Trách nhiệm nối đất

a) Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp chịu mọi chi phí và lắp đặt hệ thống nối đất.

b) Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp đặt hệ thống nối đất và phải chịu mọi chi phí.

2. Quản lý hệ thống nối đất

Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình có các kết cấu kim loại nối đất phải quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hệ thống nối đất hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường thì báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết.

Chương IV

BIỂN BÁO AN TOÀN ĐIỆN

Điều 14. Phân loại biển báo an toàn điện

1. Biển báo an toàn điện được chia thành biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn, cụ thể theo Bảng sau:

TT

Loại và nội dung biển

Hình vẽ

Quy cách biển

(Cỡ hình ảnh và chữ theo hình vẽ tại Phụ lục II Thông tư này)

1

Biển cấm

a

Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người

Hình 1a, 1b

Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.

b

Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người

Hình 2

c

Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 3

d

Cấm đóng điện! Có người đang làm việc

Hình 4

Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.

2

Biển cảnh báo

a

Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 5

Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.

b

Cáp điện lực

Hình 6

Viền, chữ và mũi tên màu xanh tím hoặc đen chìm 1 ¸ 2 mm; nền màu trắng.

3

Biển chỉ dẫn

a

Làm việc tại đây

Hình 7

Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.

b

Vào hướng này

Hình 8

c

Đã nối đất

Hình 9

Viền và chữ màu đen, nền vàng.

2. Ngoài những biển báo an toàn điện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có thể xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc.

Điều 15. Đặt biển báo an toàn điện

1. Đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy (Hình 1a hoặc 1b Phụ lục II Thông tư này).

2. Đối với đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống hoặc cáp khác, phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m (Hình 6 Phụ lục II Thông tư này).

3. Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, phải đặt biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên cửa hoặc Cổng ra vào trạm (Hình 2 Phụ lục II Thông tư này).

4. Đối với trạm điện treo trên cột, việc đặt biển báo được thực hiện theo quy định đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không.

5. Đối với trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Piliar) phải đặt biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên vỏ trạm về phía dễ nhìn thấy (Hình 3 Phụ lục II Thông tư này).

6. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc phải treo biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” (Hình 4 Phụ lục II Thông tư này).

7. Trên rào chắn phải đặt biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” về phía dễ nhìn thấy (Hình 5 Phụ lục II Thông tư này).

8. Tại nơi làm việc đã được khoanh vùng, nếu cần thiết: Tại khu vực làm việc đặt biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” (Hình 7 Phụ lục II Thông tư này); đầu lối vào khu vực làm việc đạt biển “VÀO HƯỚNG NÀY” (Hình 8 Phụ lục II Thông tư này), “ĐÃ NỐI ĐẤT” (Hình 9 Phụ lục II Thông tư này).

9. Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” quy định tại Điều 14 Thông tư này có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.

Điều 16. Trách nhiệm đặt biển báo an toàn điện

Trách nhiệm đặt biển báo tại Điều 15 Thông tư này được quy định như sau:

1. Chủ đầu tư (đối với công trình xây dựng mới) hoặc đơn vị quản lý vận hành (đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng) có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 15 Thông tư này.

2. Người giám sát thao tác có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại Khoản 6 Điều 15 Thông tư này.

3. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác hoặc người cho phép đơn vị công tác vào làm việc có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại Khoản 8 Điều 15 Thông tư này.

Chương V

THỎA THUẬN KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG; CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TAI NẠN ĐIỆN VÀ CÁC VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP

Điều 17. Thỏa thuận khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

Việc thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Điện lực được thực hiện như sau:

1. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi văn bản cho chủ công trình thông báo về thời gian tiến hành khảo sát hiện trường.

2. Việc khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thỏa thuận với chủ công trình phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

3. Trường hợp không thỏa thuận được các biện pháp bảo đảm an toàn, đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không thỏa thuận cho chủ công trình trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc khảo sát.

4. Nội dung các văn bản đề nghị, văn bản thông báo thời gian khảo sát, văn bản thỏa thuận thực hiện theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Báo cáo về tai nạn điện và các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

Ngoài việc thực hiện khai báo tai nạn theo quy định của pháp luật về lao động, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) và Sở Công Thương theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, thực hiện như sau:

1. Báo cáo nhanh tai nạn điện

a) Thời gian báo cáo: Trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.

b) Nội dung và hình thức gửi báo cáo: Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, gửi bằng fax hoặc thư điện tử (file PDF).

2. Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm

a) Thời gian báo cáo: Theo thời điểm ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 hàng năm.

b) Nội dung và hình thức gửi báo cáo: Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, gửi theo đường công văn và thư điện tử (file word).

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2014.

2. Bãi bỏ Thông tư số 03/2010/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn.

3. Quy định chuyển tiếp

a) Những biển báo an toàn điện có cùng nội dung nhưng khác về quy cách với biển báo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này phải được thay thế trước ngày 01 tháng 7 năm 2016.

b) Đối với người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo đã được cấp thẻ an toàn theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách và đề nghị Sở Công Thương huấn luyện, cấp thẻ an toàn điện theo quy định tại Thông tư này để thay thế thẻ trước đây; thời gian thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.

3. Sở Công Thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện và thông báo cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị có các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

c) Thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn và báo cáo Bộ Công Thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) theo thời điểm ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm.

4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ; BCT;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Quốc Hưng

 

PHỤ LỤC I

MẪU THẺ AN TOÀN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mặt trước

…………..(1)……………

…………..(2)……………

Ảnh 2x3 (đóng dấu giáp lai)

 

THẺ
AN TOÀN ĐIỆN

 

 


Số …(3)/…(4)…./TATĐ

 

Mặt sau

Họ tên: ……………….. (5) …………….

Công việc, đơn vị công tác (6) ………..

……………………………………………

Bậc an toàn:     /5

Cấp ngày    tháng    năm

 

…..(7)…..
…..(8)…..
(Ký tên, đóng dấu)

 

Một số quy định cụ thể:

1. Kích thước (85x53)mm, nền cả hai mặt màu vàng nhạt.

2. Quy định về viết thẻ:

(1): Tên cơ quan cấp trên của đơn vị cấp thẻ (nếu có);

(2): Tên đơn vị cấp thẻ;

(3): Số thứ tự Thẻ an toàn do đơn vị cấp thẻ cấp theo thứ tự từ 01 đến n, số thứ tự thẻ của mỗi người lao động được giữ nguyên sau mỗi lần cấp lại thẻ;

(4): Chữ viết tắt của đơn vị cấp thẻ;

(5): Họ tên của người được cấp thẻ;

(6): Công việc hiện đang làm của người được cấp thẻ (vận hành, thí nghiệm, xây lắp...) tại (ghi tên đơn vị công tác);

(7): Chức vụ của người cấp thẻ;

(8): Chữ ký của người cấp thẻ và dấu của đơn vị cấp thẻ.

3. Phông chữ:

a) Tại các vị trí (1), (2), (7) sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in hoa có dấu, màu đen;

b) Các chữ “Thẻ an toàn điện” sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 22, kiểu chữ in hoa, đậm, có dấu, màu đỏ;

c) Các nội dung còn lại sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in thường, có dấu, màu đen.

 

PHỤ LỤC II

MẪU BIỂN BÁO AN TOÀN ĐIỆN

(Đơn vị đo: mm)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Nội dung

Hình

1

Biển cấm

 

 

Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người

Hình 1a, 1b

 

Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người

Hình 2

 

Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 3

 

Cấm đóng điện! Có người đang làm việc

Hình 4

2

Biển cảnh báo

 

 

Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người

Hình 5

 

Cáp điện lực

Hình 6

3

Biển chỉ dẫn

 

 

Làm việc tại đây

Hình 7

 

Vào hướng này

Hình 8

 

Đã nối đất

Hình 9

 

Mẫu số 01. Biển cấm

Hình 1a

Hình 1b

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Mẫu số 02. Biển cảnh báo

Hình 5

Hình 6

Mẫu số 03. Biển chỉ dẫn

Hình 7

Hình 8

Hình 9

 

PHỤ LỤC III

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

(Ban hành kèm theo Thông tư s 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Nội dung

Mẫu

1

Giấy đề nghị

Số 01

2

Phiếu hẹn khảo sát

Số 02

3

Biên bản thỏa thuận

Số 03

 

Mẫu số 01. Giấy đề nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không

Kính gửi: (Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây dẫn điện trên không)

(Ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ của tổ chức/Họ tên, số điện thoại liên hệ của cá nhân có nhu cầu) là chủ sở hữu/chủ sử dụng (đối với nhà ở, công trình có nhu cầu cải tạo) hoặc chủ sử dụng hợp pháp (đối với đất có nhu cầu cần xây dựng mới nhà ở, công trình)

Có nhà, công trình tại địa chỉ .... (hoặc đất tại thửa... tờ bản đồ số....) nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây …………..

Do có nhu cầu xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây, (Ghi tên tổ chức/Cá nhân) đ nghị (Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây dẫn điện trên không) thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng (hoặc cải to), sử dụng nhà ở, công trình này.

(Ghi tên tổ chức/Cá nhân) cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong suốt quá trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình nói trên./.

 

 

..., ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02. Phiếu hẹn khảo sát

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tên địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

PHIẾU HẸN KHẢO SÁT

Kính gửi: (Ghi tên tổ chức/Cá nhân có Giấy đề nghị)

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Ngày... tháng ... năm…, (Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) đã nhận được Giấy đề nghị ngày … tháng ... năm … của (Ghi tên tổ chức/Cá nhân) về việc thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng mới (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

(Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) kính báo để ông (bà) được biết: ...giờ, ngày ... tháng... năm ... nhóm công tác của chúng tôi do ông (bà) ……….. số điện thoại ………. sẽ đến khảo sát hiện trường nơi xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở, công trình.

Vậy đề nghị ông (bà) hoặc người đại diện của ông (bà) có mặt để phối hợp với chúng tôi trong việc khảo sát hiện trường, thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình này./.

 

 

..., ngày ... tháng ... năm ...
Lãnh đạo bộ phận giải quyết
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03. Biên bản thỏa thuận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

V/v thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi ………….. (1) …………… trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây …………….. (2) ………………………………………………….

Căn cứ giấy đề nghị ngày ….. tháng ….. năm ….. của ………………… (3) ………………….

Căn cứ kết quả khảo sát ngày ….. tháng ….. năm …… của ……………………………... (4) ..

Căn cứ Thông tư số ……./TT-BCT ngày .... tháng …. năm …. của Bộ Công Thương quy định về ………………….

…………… (4) ……….. …….. (3) ………….. thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn khi …… (1) …… trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây …….. (2) ………. với những nội dung sau:

I. THỜI GIAN

Từ lúc .... giờ .... phút ngày ….. tháng .... năm ……

II. ĐỊA ĐIỂM

……………………………………………………………………..

III. THÀNH PHẦN

1. Đại diện …………………………………. (4) …………………………………………

Ông (bà): ……………………………. Chức vụ: …………………………………………

Ông (bà): ……………………………. Chức vụ: …………………………………………

2. Đại diện …………………………………. (3) …………………………………………

Ông (bà): ……………………………. Chức vụ: …………………………………………

Ông (bà): ……………………………. Chức vụ: …………………………………………

IV. NỘI DUNG THỎA THUẬN

1. Theo hồ sơ và kết quả khảo sát đường dây ….. (2) …….., …………(4) …….. thông báo cho …….(3)……. tình trạng kỹ thuật của đường dây …….(2)…… như sau:

a) Dây dẫn: …………… (5) ……………

b) Dây chống sét (nếu có): ……………… (6) ………………

b) Cách điện: …………… (7) …………..

c) Xà: ………….. (8) …………….

d) Cột: ……………(9)………………

đ) Móng cột: ………….. (10)…………..

e) Dòng điện cực đại chảy qua đoạn dây dẫn: ………. (11) …………

2. Căn cứ ……. (12)……..      ……… (4) …….. đồng ý cho …….. (3) ………. được ………. (1) …….. nếu .... (3)……… đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Đối với đường dây: ………………………….. (13) …..……………………….;

b) Đối với công trình của (2): …………………. (14) …………………………………..;

c) Trong khi sử dụng công trình: ……………. (15) …………………………………….

3. Các thỏa thuận khác (nếu có): ………………………………………………….

4. Các ý kiến khác (nếu có): ……………………………….

Biên bản này được lập xong lúc ... giờ ... phút ... ngày ... tháng ….. năm …… và được viết thành ... bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ... bản./.

 

ĐẠI DIỆN ……… (3) ………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN …….. (4) ……….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn thực hiện:

(1): Ghi rõ cải tạo hay xây dựng mới.

(2): Tên đường dây.

(3): Tên tổ chức, cá nhân có nhu cầu (1).

(4): Tên đơn vị quản lý vận hành đường dây (2).

(5), (6): Ghi loại dây; tình trạng dây có bị sờn xước hay không, nếu có thì mức độ sờn xước; riêng với dây dẫn còn phải có thông tin về số mối nối trên một dây trong khoảng cột, khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất.

(7): Chủng loại vật cách điện, hiện đang mắc đơn hay kép.

(8): Loại xà, tình trạng kỹ thuật của xà.

(9): Loại cột, tình trạng cột, cột đơn hay kép;

(10): Loại móng cột, tình trạng kỹ thuật của móng cột, tình trạng sạt lở xung quanh móng cột;

(11): Trị số dòng điện lớn nhất của đường dây ở chế độ vận hành thường xuyên.

(12): Là các điều khoản của các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện về kỹ thuật, an toàn mà (3) phải chấp hành khi thực hiện (1) và trong suốt quá trình sử dụng công trình.

(13): Những điều kiện đường dây chưa đáp ứng được để cho nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang an toàn, (3) phải cải tạo, sửa chữa.

(14): Những điều kiện đối với nhà ở, công trình của (3) phải đáp ứng để được tồn tại trong hành lang an toàn.

(15): Những điều kiện mà (3) phải đáp ứng trong suốt quá trình sử dụng nhà ở, công trình.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Nội dung

Mẫu

1

Báo cáo nhanh tai nạn điện

Số 01

2

Báo cáo vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

Số 02

3

Báo cáo định kỳ tai nạn điện

Số 03

 

Mẫu số 01. Báo cáo nhanh tai nạn điện

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tên địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

BÁO CÁO NHANH TAI NẠN ĐIỆN

Thời điểm xảy ra tai nạn: …………………………………………………………………

Địa điểm xảy ra tai nạn: …………………………………………………………………..

Thời tiết: …………………………………………………………………………………….

Tên nạn nhân: …………………………….. Giới tính: ……………… Năm sinh: …….

Trú quán: ……………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………

Tóm tắt diễn biến vụ việc: …………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Mức độ thiệt hại: ……………………………………………………………………………

Nguyên nhân sơ bộ: ……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Biện pháp đã khắc phục: ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Hướng giải quyết tiếp theo: …………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

(Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) báo cáo./.

 


Nơi nhận:
-
-
- Lưu:

Lãnh đạo cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
(Ký tên, đóng dấu)

 


Mẫu số 02. Báo cáo vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

BÁO CÁO VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP

Số TT

Đơn vị trực thuộc

Cấp đin áp (kV)

Tổng số vụ vi phạm

Phân loại vụ vi phạm tồn cuối kỳ báo cáo
(Vi phạm Điều 12, Điều 13,... NĐ 14/2014/NĐ-CP, Điều ... Luật điện lực,...)

Tồn đầu kỳ báo cáo

Phát sinh tăng trong kỳ báo cáo

Giảm trong kỳ do cải tạo lưới điện

Giảm trong kỳ do xử lý khác

Tồn cuối kỳ báo cáo

(Ghi vi phạm Điều... của Văn bản QPPL...)

(Ghi vi phạm Văn bản QPPL...)

Khoản

Khoản

Khoản

Khoản

Điều

……

1

2

3

4

5

6

7

8=4+5-6-7

9

10

11

12

...

...

...

I

Đường dây dẫn điện trên không

 

 

 

 

 

 

 

1

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng (Theo cấp điện áp)

6
10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đường cáp điện ngầm

 

 

 

 

 

 

 

1

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng
(Theo cấp điện áp)

6
10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị báo cáo
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03. Báo cáo định kỳ tai nạn điện

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TAI NẠN ĐIỆN

(Tính từ ngày ... tháng ... năm đến ngày ... tháng ... năm ...)

TT

Đơn vị - địa phương có tai nạn

Họ và tên nạn nhân

Tuổi

Nghề nghiệp, bậc th

Ngày, giờ xy ra tai nạn, điện áp gây tai nạn

Nơi xảy ra tai nạn

Nguyên nhân, diễn biến

Tình trạng (nhẹ, nặng, chết)

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị báo cáo
(Ký tên, đóng dấu)

 

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

---------------

No. 31/2014/TT-BCT

Hanoi, 02 October 2014

 

CIRCULAR

ON STIPULATING CERTAIN DETAILS OF ELECTRICAL SAFETY

Pursuant to the Electricity Law dated 03 December 2004 and the Law on amendment and supplement to the Electricity Law dated 20 November 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2014/NĐ-CP dated 26 February 2014 on stipulating details for the enforcement of the Law on electrical safety;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated 12 November 2012 on regulating the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

At the request of the Head of Industrial Safety Techniques and Environment Agency;

Minister of Industry and Trade issues the Circular on the stipulation of certain details of electrical safety.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Circular stipulates the following details of electrical safety: Safety training, grading and issuance of cards regarding electrical safety; ground wiring for houses' metal structure and constructional works inside and adjacent to the protection barriers of overhead power lines at 220kV or higher for prevention of electrical induction; electrical safety signs; arrangements for construction of residences and buildings inside the protection barriers of overhead high-voltage power lines, regulations on reporting of electrical accidents and violations against the protection barriers of high-voltage power lines.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations and individuals working in the electricity sector and consuming electric power in Vietnam's territories and other entities concerned.

Article 3. Definitions

In this Circular, the following phrases are construed as follows:

1. Electrical operators and repairmen in rural and mountainous areas, border areas and islands are power companies’ workers practicing their profession as per the Law on Cooperatives and working in rural and mountainous areas, border areas and islands.

2. Operators, testers, builders and repairmen for power lines and electrical equipment in enterprises work for corporations that: Generate, transmit, distribute, construct and consume electric power for production activities (with private electrical substations) as per the Companies Law.

3. Employers are legal representatives or individuals who are authorized by organizations and persons directly managing workers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SAFETY TRAINING, GRADING AND ISSUANCE OF CARDS REGARDING ELECTRICAL SAFETY

Article 4. Individuals given training, grade and card regarding electrical safety

1. Operators, testers, builders and repairmen for power lines and electrical equipment, including dispatchers and workers who install, remove, check and inspect electricity measurement systems.

2. Electrical operators and repairmen in rural and mountainous areas, border areas and islands.

Article 5. Theoretical training

1. General training

a) Electrical diagrams and requirements for electrical safety assurance

b) Safety assurance measures for works in progress: Conduct field surveys and make written records (if required), establish plans, register tasks, organize units, require assignment sheets or orders before performing tasks, abide by work permission procedures, supervise safety issues at work, conform to work completion procedures and switch on power.

c) Technical measures for preparation of safe workplace: Cut and prevent power from turning back on in work areas, check the presence of electric power, set up barriers, place warning boards and prohibition signs, and establish safe work zone.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Features, effects, uses, maintenance methods, regulations on inspection (test) of safety equipment and work instruments commensurate with workers' assignments.

2. Specific training

a) Operators of transmission lines and electrical equipment

- For transmission lines:

+ Procedures for operation and handing of transmission lines’ issues;

+ Safety practice during: Examination of transmission lines, undertaking of live-line or off-line works, removal and trimming of plants in and near the protection barriers of transmission lines, work at height.

- For electrical equipment:

+ Operational procedures, problem handling procedures, safety procedures for electrical equipment and substations;

+ Safety practice during: Examination of electrical equipment, start or shutdown of electrical equipment, handling of electrical equipment and direct current systems;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Electrical builders

- Safe practice during groundworks for electricity pylons and trenching work for underground electrical wires;

- Safety practice during installation and erection of pylons;

- Safe wiring practice for transmission lines and anti-lightning cords;

- Safe practice during installation of electrical equipment.

c) Electrical testers

- Operational procedures, problem handling procedures, safety procedures for apparatus of test stations and laboratories, test safety measures;

- Safe practice during separate tests for power generators, voltage and current transformers, electrical wires’ insulation.

d) Repairmen for transmission lines and electrical equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For electrical equipment: Safe practice upon handling of electrical equipment such as transformers, circuit breakers, power generators, high-voltage electric motors, capacitors, direct current systems.

dd) Workers who install, remove, check and inspect electricity measurement systems on site

Safe practice during installation, removal, checking and inspection of offline and live-line electricity measurement systems on site.

Article 6. Practical training

1. Use, maintenance, examination and testing of safety equipment and work instruments commensurate with workers' assignments.

2. Methods for separation of electrocution victims from power source and first aid approaches.

3. Safe practices commensurate with workers' assignments.

Article 7. Organization of training

1. Employers shall bear the following responsibilities regarding workers as stated in Section 1, Article 4 of this Circular:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Select trainers as per Section 3 of this Article;

c) Organize training, examinations, grading and issuance of cards regarding electrical safety for workers who have passed tests. If they fail tests in theory or practice, failed parts of the training must be re-taken;

d) Manage and supervise internal training, grading and issuance of cards regarding electrical safety.

2. Department of Industry and Trade shall bear the following responsibilities for workers as defined in Section 2, Article 4 of this Circular:

a) Prepare written materials and stipulate training schedule commensurate with safety grade and assignments of electrical operators and repairmen in rural and mountainous areas, border areas and islands;

b) Select trainers as per Section 3 of this Article;

c) Organize training, examinations, grading and issuance of cards regarding electrical safety for workers who have passed tests. If they fail tests in theory or practice, failed parts of the training must be re-taken at employers' requests.

3. Trainers

a) Theory trainers must possess university qualifications and at least 5 years’ expertise in specialist activities that they coach.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Form and duration of training

a) Initial training: It is given to new recruits. The duration of an initial training must be at least 24 hours.

b) Periodic training: It occurs on annual basis. The duration of a periodic training must be at least 8 hours.

c) Re-training: It is given to workers changing positions or safety grade, using new equipment or technology, failing tests or resuming after at least 6 months’ absence from work. The duration of a retraining must be at least 12 hours.

5. Employers may organize separate electrical safety trainings, as the case may be, according to this Circular or combine trainings in work safety, work hygiene, fire fighting or other regulated drills.

6. Employers incur expenses of training and card issuance.

Article 8. Electrical safety grade

There shall be 5 grades of electrical safety, from 1/5 to 5/5.

1. Requirements on each electrical safety grade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Accomplishment of at least 80% of the initial training in theory and practice;

- Possession of knowledge of general regulations for assurance of safety during performance of assignments;

- Compliance with regulations on use and management of safety equipment and work instruments provided.

b) Grade 2/5:

- Possession of knowledge of general regulations and safety measures for assurance of safety during performance of assignments;

- Compliance with regulations on use and management of safety equipment and work instruments provided;

- Possession of knowledge of methods for separation of electrocution victims from power source;

- Possession of knowledge of first-aid approaches for electrocution victims.

c) Grade 3/5:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Possession of abilities to detect violations and unsafe behaviors;

- Possession of knowledge for examination and supervision of workers coping with power lines or electrical equipment.

d) Grade 4/5:

- Similar requirements for grade 3/5;

- Possession of thorough knowledge of responsibilities and work scope of each division joining in assignments;

- Possession of knowledge for safe practices and supervision of workers at work;

- Possession of abilities to analyze and investigate electrical problems and accidents.

dd) Grade 5/5:

- Similar requirements for grade 4/5;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Occupational eligibility by safety grade

a) Personnel graded 1/5 shall be eligible for:

- Assignments that require no contact with energized equipment or transmission lines;

- Provision of supports to divisions that cope with electrical equipment and transmission lines.

b) Personnel graded 2/5 shall be eligible for:

- Assignments given to holders of grade 1/5;

- Assignments in areas where electric power has been entirely cut.

c) Personnel graded 3/5 shall be eligible for:

- Assignments given to holders of grade 2/5;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Live-line work with low-voltage lines and equipment;

- Performance of works on high-voltage power grids;

- Examination of substations and power lines in operation;

- Provision of work orders, direct instructions and permission to divisions and supervision of their working on low-voltage power grids.

c) Personnel graded 4/5 shall be eligible for:

- Assignments given to holders of grade 3/5;

- Live-line work with low-voltage and high-voltage lines and equipment;

- Provision of assignment sheets, work orders, direct instructions and permission to divisions and supervision of their working on transmission lines and electrical equipment.

dd) Personnel graded 5/5 shall fulfill all tasks assigned.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Card issuance

a) New cards shall be issued to workers who have received initial training and passed tests or who change occupations.

b) Cards shall be reissued to workers who lost or damaged their cards.

c) Cards shall be revised and reissued to workers who change safety grade.

d) The time limit for issuance, reissuance and revision of workers' cards as per Section 1, Article 4 of this Circular must not exceed 05 working days upon workers' accomplishment of initial training, periodic training, retraining and tests or upon their petitions for replacement of cards damaged or lost.

dd) The time limit for issuance, reissuance and revision of workers' cards as per Section 2, Article 4 of this Circular must not exceed 10 working days upon workers' accomplishment of initial training, periodic training, retraining and tests or upon the Department of Industry and Trade’s receipt of their petitions for replacement of cards lost or damaged. Employers that employ workers as stated in Section 2, Article 4 of this Circular shall be responsible for submitting 01 application for training and card issuance to the Department of Industry and Trade by hand or by post. Such application includes:

- The employer’s letter of application that specifies: Full name, occupation and current safety grade of the workers;

- 02 portrait photos (2x3 cm) and previous electrical safety cards (if available) of the workers;

e) The sample card as per Appendix I of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Term of validity: Upon issuance to the date of revocation.

b) Workers at work must carry and show electrical safety cards at requests of employers or electrical safety inspectors.

3. Revocation

a) Electrical safety cards shall be revoked upon workers’ transfer or discontinuation of employment.

b) Card issuers shall be responsible for card revocation.

Chapter III

GROUND WIRING OF METAL STRUCTURE INSIDE AND NEAR PROTECTION BARRIERS OF OVERHEAD TRANSMISSION LINES AT 220 KV OR HIGHER FOR PRECLUSION OF ELECTRICAL INDUCTION

Article 10. Ground wiring range

1. At the voltage of 220 kV: 25 meters from the edge of the outer or lowest line inside and near the protection barriers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Targets for ground wiring

1. Residences and buildings with metal roofs: Roofs shall be connected to the ground. Ground wiring is not required for metal parts under the roof.

2. Residences and buildings with non-metal roof: All insulated metal parts such as partitions, walls, girders, beams, rafters and window frames shall be connected to the ground.

3. All metal structures outside residences and buildings such as iron frames, aluminum panels, television antenna, clothes lines.

Article 12. Ground wiring technique

1. Ground rod is made of round steel bar in diameter of at least 16 mm or square steel bar with equivalent gauge or steel angle with smallest measurements at 40x40x4 mm. The buried part of the rod must be at least 0.8 meter long (in vertical direction). The other end of the rod protrudes from the ground (less than 0.15 meter high). The location of the ground rod must not cause inconveniences to occupants in houses and buildings. Insulation coating must not be applied on the ground rod’s surface. Ground rods prone to corrosion must be copper bonded or zinc plated.

2. Earth wire may be made of round steel wire in smallest diameter of 6 mm or flat steel wire with least measurements at 24x4 mm or multi-strand soft copper wire with least gauge of 16 mm2. If earth wire is made of steel, it must be zinc plated or applied with anti-rust paint.

3. Earth wire shall be bolted or welded to the exposed part of the ground rod and the metal structure that requires ground wiring.

4. If ground wiring is readily in use, extra ground rod shall not be required though earth wire must be bolted or welded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities for ground wiring

a) Main investor of the high-voltage power grid shall bear all expenses and responsibilities for installing the earthing system for residences and buildings that come into existence prior to the construction of the high-voltage power grid.

b) Legitimate users of residences and buildings built after the high-voltage power grid shall install the earthing system or give requests and incur all expenses for the organization managing and operating the high-voltage power grid to set up the earthing system.

2. Management of earthing system

Legitimate owners and users of residences and buildings with metal structures connected to the ground must manage the earthing system. Upon the detection of the earthing system's damage or anomalies, the organization managing and operating the high-voltage power grid must be informed promptly for joint actions.

Chapter IV

ELECTRICAL SAFETY SIGNS

Article 14. Classification of electrical safety signs

1. Electrical safety signs comprise prohibition signs, warning signs and instructional signs as shown in the following table:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Type and content

Picture

Specification

 (Picture size and font size as per Appendix II of this Circular)

1

Prohibition signs

a

"Cấm trèo!” (“Do not climb!”) “Điện áp cao nguy hiểm chết người” (“Fatal high voltage”)

Picture 1a, 1b

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b

 “Cấm vào!” (“Do not enter!”) “Điện áp cao nguy hiểm chết người” (“Fatal high voltage”)

Picture 2

c

 “Cấm lại gần!” (“Do not approach!”) “Có điện nguy hiểm chết người” (“Fatal electricity”)

Picture 3

d

 “Cấm đóng điện!” (“Do not turn on!”) "Có người đang làm việc” (“People at work”)

Picture 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Warning signs

a

 “Dừng lại!" (“Stop!”) “Có điện nguy hiểm chết người” (“Fatal electricity”)

Picture 5

Bright red edge and lightning bolt, white background, black font

b

"Cáp điện lực” (“Electrical cable”)

Picture 6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Instructional signs

a

 “Làm việc tại đây” (“Work here”)

Picture 7

Green outer background, white inner background, black font

b

 “Vào hướng này” (“Enter here”)

Picture 8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 “Đã nối đất” (“Ground wired”)

Picture 9

Black edge and font, yellow background

2. Apart from electrical safety signs as defined in Section 1 of this Article, entities can set up other signs with different contents for internal use and for various tasks.

Article 15. Disposition of electrical safety signs

1. The sign “CẤM TRÈO!” (“DO NOT CLIMB!”) must be placed at high-voltage overhead transmission lines. The sign “ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“FATAL HIGH VOLTAGE”) must be placed visibly in height of 2 to 2.5 meters above ground level at every pylon (Picture 1a or 1b, Appendix II of this Circular).

2. The sign “CÁP ĐIỆN LỰC” (“ELECTRICAL CABLE”) must be placed on the ground or the landmark at the center of the trench of underground electrical cable, which does not share space with other pipelines or cables. Signs must be placed at every turning point. The distance between two continuous signs must be at least 30 meters (Picture 6, Appendix II of this Circular).

3. The sign “CẤM VÀO” (“DO NOT ENTER”) must be placed at substations with wall barriers. The sign “ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“FATAL HIGH VOLTAGE”) must be placed on substations’ doors or entrance gates (Picture 2, Appendix II of this Circular).

4. The disposition of signs for pole-mounted transformers shall conform to the regulation on high-voltage overhead transmission lines.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The sign “CẤM ĐÓNG ĐIỆN!” ("DO NOT TURN ON!”) must be placed at control devices, motion drive devices and circuit breakers during power cut for performance of works.

7. The sign “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“STOP! FATAL ELECTRICITY”) must be placed visibly on barriers (Picture 5, Appendix II of this Circular). 8. At marked places of work: the sign “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” ("WORK HERE”) (Picture 7, Appendix II of this Circular) must be placed at work areas. The sign “VÀO HƯỚNG NÀY” (“ENTER HERE") (Picture 8, Appendix II of this Circular) and the sign “ĐÃ NỐI ĐẤT” (“GROUND WIRED”) (Picture 9, Appendix II of this Circular) must be placed at work areas’ entrance.

9. The signs “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“DO NOT CLIMB! FATAL HIGH VOLTAGE”), “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“DO NOT ENTER! FATAL HIGH VOLTAGE”), “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” (“DO NOT APPROACH! FATAL ELECTRICITY”) according to Article 14 of this Circular may be drawn with paint on regulated positions or on separate signposts.

Article 16. Responsibilities for disposition of electrical safety signs

Responsibilities for disposition of signs as stated in Article 15 of this Circular belong to:

1. Main investor (for newly built facilities) or operation management organization (for facilities in use) as per Section 1, 2, 3, 4, 5, 7, Article 15 of this Circular.

2. Work supervisors as per Section 6, Article 15 of this Circular.

3. Direct leader of the division performing works or the individual permitting such division’s works as per Section 8, Article 15 of this Circular.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Arrangements for construction or renovation of residences and buildings inside protection barriers of overhead transmission lines

The arrangement of safety measures as stated in Section 2, Article 51 of the Electricity Law shall be as follows:

1. The organization managing and operating overhead power grids, in at most 05 working days upon its receipt of a written request from the building investor, must respond in writing about the field survey schedule.

2. The field survey at the expected location of construction or renovation and written arrangements with the building investor must be completed in 10 working days upon the receipt of the written request.

3. If safety measure arrangement is not attainable, the organization managing high-voltage power grids must respond in writing and specify reasons of failure to make arrangements with the building investor in 05 working days upon the field survey.

4. Details of written requests, notices of survey schedule and written arrangements abide by the Appendix III of this Circular.

Article 18. Electrical accident reporting and violations of protection barriers of high-voltage power grids

Apart from the accident reporting regulations in the laws on labor, the organization managing and operating high-voltage power grids must report to superior authorities (if applicable) and the Department of Industry and Trade according to Point c, Section 1, Article 17 of the Decree No. 14/2014/NĐ-CP, as follows:

1. Quick accident reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Details and form of the report: The report sample is available in the Appendix IV of this Circular. Reports shall be faxed or emailed (in PDF format)

2. Reports on 6-month or annual basis.

a) Reporting time: On the 05th of June and 05th of December each year.

b) Details and form of the report: The report sample is available in the Appendix IV of this Circular. Reports shall be sent as official dispatch or via email (in PDF format)

Chapter VI

ENFORCEMENT

Article 19. Effect

1. This Circular comes into force as of 18 November 2014.

2. It replaces the Circular No. 03/2010/TT-BCT dated 22 January 2010 by Ministry of Industry and Trade on stipulating certain details of high-voltage power grid protection and the Decision No. 34/2006/QĐ-BCN dated 13 September 2006 by Minister of Industry on regulations on low-voltage power grid safety technique in rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Electrical safety signs that display similar content in different manner compared to those defined in Section 1, Article 14 of this Circular must be replaced no later than 01 July 2016.

b) Employers are responsible for listing electrical operators and repairmen in rural and mountainous areas, border areas and islands, who were given safety cards according to the Decision No. 34/2006/QĐ-BCN dated 13 September 2006 by Minister of Industry, and request the Department of Industry and Trade to provide training and replace electrical safety cards according to this Circular no later than 31 December 2015.

Article 20. Responsibility for enforcement

1. Heads of the Ministry’s units, People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities, and entities concerned are responsible for enforcing this Circular.

2. Industrial Safety Techniques and Environment Agency is responsible for guiding and inspecting the enforcement of this Circular on nation-wide scale.

3. Departments of Industry and Trade are responsible for:

a) Establishing plans for training, examination, grading, issuance of electrical safety cards and informing entities that employ personnel as defined in Section 2, Article 4 of this Circular;

b) Guiding and inspecting the enforcement of this Circular in their administrative territories;

c) Summarizing and monitoring electrical accidents and violations of protection barriers of local high-voltage power grids and reporting to the Ministry of Industry and Trade (through the Industrial Safety Techniques and Environment agency) on 15th of June and 15th of December every year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP MINISTER
DEPUTY MINISTER




Cao Quoc Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 quy định chi tiết về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


126.872

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.242.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!