ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3792/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 21
tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC, LĨNH VỰC ĐIỆN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
343/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Định phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính năm 2019
trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 61/TTr-SCT ngày 15 tháng 10 năm 2019,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Thông
qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực lưu thông hàng
hóa trong nước và 08 thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục đính kèm).
Điều 2.
1. Giao
Sở Công Thương cụ thể hóa việc áp dụng thực thi phương án đơn giản đối với 11
thủ tục hành chính đã được thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.
2. Giao Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Công Thương và các cơ quan,
đơn vị liên quan thực thi phương án đơn giản hóa theo quy định.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
PHỤ
LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 11 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC, LĨNH VỰC ĐIỆN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3792 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
TỈNH
A.
LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
I. Thủ tục: Cấp sửa
đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (Mã TTHC:
BCT-BDI-270588)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy
chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu được công bố tại Quyết định số
1519/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Định từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc (giảm 05 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 20 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ
xăng dầu là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời
gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt
giảm khoảng thời gian này từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, quy trình xử lý thủ tục
hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
2. Kiến nghị thực thi
Điểm b, Khoản 3, Điều 1
Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: "Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được
hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra
năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh
xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu"
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày
08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau:" Trong thời
hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Công Thương
có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện
bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 4 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương
nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 77.895.275 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 62.761.875 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 15.133.400 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 25%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 19,26%
II. Thủ tục: Cấp sửa
đổi, bổ sung Giấy xác nhận nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (Mã
TTHC: BCT-BDI-270517)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy
xác nhận nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu được công bố tại Quyết
định số 1519/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc (giảm 05 ngày làm
việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 20 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận nhận đủ điều kiện làm đại lý bán
lẻ xăng dầu là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời
gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt
giảm khoảng thời gian này từ 20 ngày xuống còn 15 ngày, quy trình xử lý thủ tục
hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
2. Kiến nghị thực thi
Điểm b, Khoản 3, Điều 1
Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: "Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được
hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra
năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh
xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu"
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày
08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: "Trong thời
hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương
có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác
nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối
xăng dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương); Giấy xác
nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều
kiện bán lẻ xăng dầu"
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 9.164.150 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 8.051.400 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 1.112.750 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 25%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 12,14%
III. Thủ tục: Cấp sửa
đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương (Mã TTHC: BCT-BDI-270395)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy
xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp
của Sở Công Thương được công bố tại Quyết định số 1519/QĐ- UBND ngày 09 tháng 5
năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 20 ngày làm việc xuống
còn 15 ngày làm việc (giảm 05 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 20 ngày, Giám đốc Sở Công
Thương cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh
doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương là còn dài so với thực
tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ
chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 20
ngày xuống còn 15 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như
sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
2. Kiến nghị thực thi
Điểm b, Khoản 3, Điều 1
Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: "Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được
hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra
năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh
xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu"
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục III của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày
08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: "Trong thời
hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương
có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác
nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng
dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận
đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện
bán lẻ xăng dầu"
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 18.328.300 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 15.924.760 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.403.540 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 25%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 13,11%
B.
LĨNH VỰC ĐIỆN
I.
Thủ tục: Cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp
của địa phương (Mã TTHC: BCT-BDI-275202)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động tư
vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương được công bố tại
Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc (giảm 03 ngày làm
việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền
cấp của địa phương là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi,
giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính,
đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 12 ngày, quy trình
xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 20.041.050 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 17.370.450 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.670.600 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 13,33%
II.
Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện
thuộc thẩm quyền cấp của địa phương (Mã TTHC: BCT-BDI-275203)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy
phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương
được công bố tại Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm
việc (giảm 03 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện
thuộc thẩm quyền cấp của địa phương là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều
kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ
tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 12
ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
2. Kiến nghị thực thi
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 16.055.650 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 13.385.050 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.670.600 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 16,63%
III.
Thủ tục: Cấp giấy phép hoạt động hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có
quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương (Mã TTHC: BCT- BDI-275204)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động
hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại
địa phương được công bố tại Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12
ngày làm việc (giảm 03 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp giấy phép hoạt động hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có
quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương là còn dài so với thực tế. Nhằm
tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực
hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống
còn 12 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
2. Kiến nghị thực thi
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục III của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 5.770.525 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 5.236.405 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 534.120 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 9,26%
IV. Thủ tục: Cấp sửa
đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công
suất dưới 03MW đặt tại địa phương (Mã TTHC: BCT-BDI-275205)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy
phép hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt
tại địa phương được công bố tại Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm
2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn
12 ngày làm việc (giảm 03 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện đối với nhà máy
điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương là còn dài so với thực
tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ
chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15
ngày xuống còn 12 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như
sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục IV của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 3.966.150 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 3.432.030 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 534.120 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 13,47%
V. Thủ tục: Cấp giấy
phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương (Mã TTHC:
BCT-BDI-275206)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động
bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương được công bố tại Quyết định
số Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc (giảm 03 ngày
làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa
phương là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian
và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm
khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 12 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành
chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
2. Kiến nghị thực thi
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục V của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 18.723.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 16.077.800 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.645.600 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 14,13%
VI. Thủ tục: Cấp sửa
đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa
phương (Mã TTHC: BCT-BDI-275207)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy
phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa phương được công bố
tại Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc (giảm 03 ngày
làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện
áp 0,4kV tại địa phương là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành
chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 12 ngày, quy
trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho công
dân.
|
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm
thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động
điện lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục VI của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 16.250.750 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 13.580.150 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.670.600 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 16,43%
VII. Thủ tục: Cấp giấy
phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương (Mã TTHC:
BCT-BDI-275208)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp giấy phép hoạt động phân phối
điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương được công bố tại Quyết định số
646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc (giảm 03 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại
địa phương là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời
gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt
giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 12 ngày, quy trình xử lý thủ tục
hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục VII của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 19.334.675 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 16.664.075 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.670.600 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 13,81%
VIII. Thủ tục: Cấp sửa
đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV tại địa
phương (Mã TTHC: BCT-BDI-275209)
1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời hạn giải
quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy
phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV tại địa phương được công bố
tại Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Định từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc (giảm 03 ngày
làm việc).
- Lý do: Qua quá trình
giải quyết thủ tục hành chính thì trong khoảng thời gian 15 ngày, Giám đốc Sở
Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp
điện áp 35kV tại địa phương là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức thực hiện thủ tục hành
chính, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 15 ngày xuống còn 12 ngày, quy
trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú:
(1): Trung tâm Phục
vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;
(2): Chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn;
(3): Phòng chuyên môn
xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xem xét;
(4): Lãnh đạo Sở xem
xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;
(5): Phòng chuyên môn
chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
(6): Trả kết quả cho
công dân.
|
Điểm c, Khoản 5, Điều
11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định: " Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện
lực".
- Do đó, theo nội dung
tại Điểm 1, Mục VIII của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung Điểm c, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày
16 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương như sau: " Trong thời
hạn 12 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép
hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần
thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực".
3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 16.500.750 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 13.830.150 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm cho
cá nhân, tổ chức: 2.670.600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm thời
gian thực hiện TTHC: 20%
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 16,18%./.