ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 51/2018/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 10 tháng 07 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ CỦA
SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 56/2017/QH14
ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp
tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 127/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra của
ngành Công Thương
Căn cứ Thông tư
liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Công Thương,
Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 1015/TTr-SCT ngày 19 tháng 6 năm 2018, ý kiến trình của
Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1923/TTr-SNV ngày 02/7/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và
chức năng
1. Sở Công Thương là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công thương, bao gồm
các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới, năng lượng tái
tạo; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác
mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng); công nghiệp tiêu
dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩm; lưu
thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc
tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc
tế; quản lý cạnh tranh; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp
hỗ trợ, quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công Thương có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Công Thương.
3. Trụ sở làm việc của Sở Công Thương
đặt tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Nhiệm vụ và
quyền hạn
1. Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính nhà nước về phát triển ngành công
thương trên địa bàn tỉnh;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị
thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh
vực công thương;
c) Dự thảo quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;
d) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều
kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Công
Thương; dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công
thương của Phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố thuộc tỉnh.
2. Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp
nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Công Thương theo quy định
của pháp luật;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá
biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương.
3. Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình và các quy định về phát triển công thương
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục,
theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực công thương.
4. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì,
kiểm tra thẩm định thiết kế các dự án đầu tư xây dựng, chất lượng các công
trình thuộc ngành công thương trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; cấp, sửa đổi, bổ
sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm
quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Về công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp:
a) Về cơ khí và
luyện kim:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ
khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp
kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Về công nghiệp hỗ trợ:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
c) Về điện lực, năng lượng mới, năng
lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo,
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật
về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực
tại địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho
nhân viên, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn, miền
núi và hải đảo;
- Tổ chức triển khai thực hiện phương
án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế
biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản
xuất ximăng):
- Chủ trì, phối hợp với các ngành
liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong
khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
đ) Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,
các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật
an toàn và bảo vệ môi trường:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn và bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan của tỉnh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu
nổ công nghiệp, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và các loại máy, thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp
luật;
- Triển khai thực hiện các nội dung
quản lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương
theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát
triển ngành công nghiệp môi trường.
e) Về an toàn thực phẩm, công nghiệp
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: dệt - may, da - giày,
giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, bia, rượu, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến,
dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng
và các sản phẩm khác;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi
trường công nghiệp; an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận
chuyển, kinh doanh đối với các loại bia, rượu, nước giải khát, sản phẩm sữa chế
biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa
đựng và các sản phẩm khác, an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị và các cơ
sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
Sở Công Thương;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các quy định về phòng, chống thực phẩm giả, gian lận
thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương.
g) Về khuyến công:
- Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công;
- Triển khai thực hiện chương trình,
kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương đối với các hoạt động thực hiện bằng
nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh
phí khuyến công địa phương;
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển
khai thực hiện đề án khuyến công tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết
các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến công địa phương theo quy định của
pháp luật;
- Thực hiện công tác tổng hợp, báo
cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; kiểm tra, đánh giá, theo dõi,
giám sát việc thực hiện đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công trên địa bàn
tỉnh.
h) Về cụm công nghiệp:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch,
cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp và tổ chức thực hiện sau khi được Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm
công nghiệp, Trung tâm phát triển cụm công nghiệp; tham gia ý kiến về thiết kế
cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư
xây dựng công trình trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng
hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng
hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động của cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
i) Về tiểu thủ công nghiệp:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch
phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức kinh tế tập thể
trên địa bàn (bao gồm cả các ngành nghề, làng nghề nông thôn, các hợp tác xã
thuộc lĩnh vực công thương).
6. Về thương mại:
a) Thương mại nội địa:
- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán
buôn, bán lẻ, bao gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống
các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại;
hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, trung tâm logistics, kinh
doanh hàng hóa dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật và các loại
hình kết cấu hạ tầng thương mại khác;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở
rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa,
hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện các mặt hàng: thuốc lá, rượu, xăng dầu,
khí dầu mỏ hóa lỏng và các hàng hóa dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính
sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống đối
với vùng miền núi, vùng dân tộc và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (như cung cấp
các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại,...);
- Tổ chức hoạt động điều tiết lưu
thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất
lượng và an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển;
- Tổng hợp và xử lý các thông tin thị
trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hóa,
tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng
thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với nhân dân vùng miền núi và vùng dân tộc.
Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng
thời kỳ;
- Quản lý giá sữa và thực phẩm chức
năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
b) Về xuất nhập khẩu:
- Tổ chức thực hiện các chính sách, kế
hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phát triển
dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh;
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam; hoạt động của các văn
phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
c) Về thương mại điện tử:
- Tham mưu xây dựng và tổ chức triển
khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại
điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn
nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện các nội dung quản lý nhà
nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ
Công Thương.
d) Về quản lý thị trường:
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý
thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật trong lĩnh vực công thương của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa
bàn tỉnh; thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan đấu tranh chống các hành vi đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại,
buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ
sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định
pháp luật.
đ) Về xúc tiến thương mại:
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam (nhiệm vụ
này sẽ được điều chuyển sang Trung tâm 3 chức năng khi Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định thành lập Trung tâm 3 chức năng theo Chương trình số 181-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy Ninh Thuận);
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám
sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho các
thương nhân.
e) Về cạnh tranh, chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ:
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của
pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp
và tự vệ trên địa bàn tỉnh;
- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan
có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản
ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ;
- Đầu mối chủ trì hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống
trợ cấp và tự vệ từ nước ngoài;
- Quản lý các hoạt động bán hàng đa cấp
theo quy định của pháp luật.
g) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
- Tuyên truyền phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn hỗ
trợ nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
tại địa phương;
- Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng
theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức
xã hội, tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
kinh doanh tại địa phương;
- Công bố công khai danh sách tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm
quyền;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
h) Về hội nhập kinh tế:
- Triển khai thực hiện kế hoạch, chương
trình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khi
được phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, chương
trình, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương.
- Thực hiện quản lý nhà nước tại địa
phương đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
7. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm
về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận
trong phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo
phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Quản lý, theo dõi, khuyến khích, hỗ
trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội, hiệp hội
và tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương trên địa bàn
tỉnh theo quy định của pháp luật./.
9. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Công
Thương quản lý theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực công thương theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực công thương đối với các Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
12. Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên
cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp và
thương mại thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương; hướng dẫn thực hiện các
tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công
nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước
và chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch,
đề án xây dựng phát triển mạng lưới điện nông thôn và chợ nông thôn tại các xã
trên địa bàn tỉnh, đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí về điện và chợ theo
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
13. Triển khai thực hiện chương trình
cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành
chính của Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Kiểm tra, thanh tra theo ngành,
lĩnh vực được phân công quản lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
công thương; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Quản lý, tổ chức thực hiện các dịch
vụ công trong lĩnh vực công thương thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của
pháp luật.
16. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở quản lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn
chung của Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
17. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc
làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở; thực hiện chế độ
tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
18. Quản lý theo quy định của pháp luật
đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và
các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực công thương tại địa phương.
19. Quản lý và chịu trách nhiệm về
tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
20. Tổng hợp thông tin, báo cáo định
kỳ sáu tháng một lần hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với
Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy
ban nhân dân tỉnh giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ
chức và biên chế
1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Công Thương có Giám đốc và
không quá 03 Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở,
chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và
trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý
nhà nước về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh và các công việc được Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công hoặc ủy quyền;
- Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc và trực thuộc Sở
theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý của tỉnh;
- Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo
với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương về tổ chức
và hoạt động của Sở; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng
nhân dân tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh về những vấn đề trong phạm vi lĩnh vực công thương; phối hợp với
các Giám đốc Sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có
liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở.
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám
đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc
Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc
và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn
chức danh do Bộ Công Thương ban hành trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc
miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với
Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
đ) Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không
kiêm chức danh Trưởng của các tổ chức, đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ
trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao
hơn quy định khác).
2. Các phòng, tổ chức chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Sở:
a) Văn phòng Sở;
b) Thanh tra Sở;
c) Phòng Quản lý công nghiệp;
d) Phòng Quản lý thương mại.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc Sở:
Chi cục Quản lý thị trường (trường hợp Chính phủ có Quyết định quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường,
thì thực hiện phương án sắp xếp lại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận
trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương với mô hình Tổng cục
ngành dọc từ Trung ương đến địa phương).
4. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Sở: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Thuận (trường hợp Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Trung tâm 03 chức năng cấp tỉnh theo
Chương trình số 181-CTr/TU ngày 21/02/2018 của
Tỉnh ủy thì tiến hành điều chuyển chức năng xúc tiến thương mại về Trung tâm 03 chức năng cấp tỉnh và tiến hành kiện toàn Trung tâm Khuyến
công và Xúc tiến thương mại thành Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp Ninh Thuận).
5. Biên chế công chức, số lượng người
làm việc (viên chức) và người lao động của Sở Công Thương:
a) Biên chế công chức của Sở Công
Thương do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hàng năm trên cơ sở Đề án xác
định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Số lượng người làm việc (viên chức),
người lao động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương do Ủy ban
nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm trên cơ sở Đề án xác định vị trí việc làm được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
6. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (được
thực hiện thông qua thi tuyển, đánh giá theo quy định), miễn nhiệm công chức
lãnh đạo và tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, chuyển ngạch, thay đổi chức
danh nghề nghiệp, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ,
chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan,
đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Công Thương được thực hiện theo phân cấp quản lý và
theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giám đốc
Sở Công Thương có trách nhiệm:
1. Ban hành các quyết định sau đây và
chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, bảo đảm tất cả hoạt động của
Sở Công Thương hiệu lực, hiệu quả:
a) Quyết định quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Sở; bố trí
chức danh công chức cho từng phòng bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và của Sở
Công Thương.
b) Quyết định phân công nhiệm vụ cụ
thể đối với Giám đốc, Phó Giám đốc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chức của
Sở Công Thương.
c) Quyết định ban hành Quy chế làm việc
của Sở Công Thương, Nội quy cơ quan, các quy định khác có liên quan bảo đảm tất
cả các hoạt động, điều hành của Sở Công Thương theo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian hoàn thành các nhiệm
vụ nêu trên trước ngày 15/8/2018.
2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở
Công thương xây dựng Đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức, biên chế của các đơn vị, tham mưu cho Sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt,
tổ chức thực hiện.
3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng
Kinh tế và Hạ tầng vệ lĩnh vực công thương.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn
đề phát sinh, không hợp lý thì tổng hợp và thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8
năm 2018 và thay thế Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Vụ pháp chế-Bộ Công Thương;
- Vụ pháp chế-Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- TT. HĐND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VPUB: LĐ, KT, Trung tâm TH-CB;
- Lưu: VT, KGVX. PD
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|