Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2039/QĐ-UBND 2019 về Quy chế Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương

Số hiệu: 2039/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 17/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2039/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 17 tháng 06 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG TỈNH HẢI DƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ các Quy định của Bộ Giao thông vận tải: Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ; Thông tư số 09/2013/TT-BGTVT ngày 06/5/2013 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe; Thông tư số 17/2014/TT-BGTVT ngày 27/5/2014 quy định tiêu chuẩn các chức danh làm việc tại Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ; Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT 23/01/2019 quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải và số 32/2016/TT-BGTVT ngày 07/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ; Quyết định số 2919/QĐ-BGTVT ngày 24/9/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số: 1196/TTr-SGTVT-P6 ngày 06 tháng 6 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1740/QĐ-UBND ngày 10/7/2015 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy chế hoạt động Trạm Kiểm tra tải trọng xe tỉnh Hải Dương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Trạm trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Công an;
- Thường Trực Tỉnh ủy;
- Thường Trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, Cường (50 b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Dương Thái

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về quản lý và tổ chức hoạt động Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương (sau đây gọi là Trạm KTTTXLĐ).

2. Các quy định trong Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và tổ chức hoạt động Trạm KTTTXLĐ.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức, thành phần lực lượng, phạm vi hoạt động

1. Trạm KTTTXLĐ được tổ chức theo quy định tại Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc kiện toàn Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương trực thuộc Sở Giao thông vận tải và các quy định của pháp luật có liên quan. Trạm KTTTXLĐ có nhiệm vụ: Kiểm soát tải trọng xe; Tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là tuần kiểm); Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao.

2. Thành phần lực lượng hoạt động tại Trạm KTTTXLĐ gồm: Các vị trí việc làm theo Đề án vị trí việc làm của Trạm KTTTXLĐ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lực lượng Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải, lực lượng Kiểm soát quân sự thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các lực lượng khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Quy chế này.

a) Trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe, các lực lượng được tổ chức thành các ca trực gồm có ca trưởng và các thành viên do Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ phân công theo Quy chế này; trong đó ca trưởng là lực lượng Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải;

b) Trong thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm, các Nhân viên tuần kiểm được tổ chức thành tổ gồm có tổ trưởng và các tổ viên do Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ phân công nhằm hỗ trợ nhau trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Trạm KTTTXLĐ thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ và đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (việc kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường bộ cao tốc, tuyến quốc lộ chưa ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải quản lý chỉ thực hiện khi có chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải) và thực hiện tuần kiểm trên các tuyến đường bộ do Sở Giao thông vận tải Hải  Dương quản lý (bao gồm cả các tuyến quốc lộ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải quản lý).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG XE

Điều 3. Vị trí đặt Trạm KTTXLĐ

1. Vị trí đặt Trạm KTTXLĐ phải là nơi có đủ diện tích đặt Trạm và hạ tải hoặc chỗ đường rộng không làm cản trở, ách tắc giao thông; bệ đặt cân điện tử phải đảm bảo quy định của nhà sản xuất hoặc theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe - số hiệu QCVN 66: 2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BGTVT ngày 06/5/2013 của Bộ Giao thông vận tải; Quy trình vận hành và bảo trì Trạm KTTTXLĐ ban hành kèm theo Quyết định số 1472/QĐ-TCĐBVN ngày 11/9/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

2. Mặt đường nơi đặt bàn cân và đường dẫn phải cùng một mặt phẳng, độ dốc ngang nhỏ, diện tích đủ để đặt bàn cân và đường dẫn; kết cấu bê tông xi măng, bê tông nhựa hoặc kết cấu có xử lý nhựa bảo đảm bằng phẳng, chắc chắn.

3. Không cân xe, hạ tải trên mặt đường đối với những đoạn đường hẹp chỉ đủ 02 làn xe chạy, đường cao tốc, đường có mật độ phương tiện lưu thông cao dễ gây ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông.

4. Vị trí đặt Trạm KTTXLĐ xác định tại Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe.

Điều 4. Thời gian hoạt động và chế độ làm việc

1. Thời gian hoạt động:

a) Trạm KTTTXLĐ hoạt động 24/24h các ngày làm việc trong tuần. Trường hợp do yêu cầu kiểm soát tải trọng xe hoặc thực hiện chỉ đạo của: Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải, Trạm KTTTXLĐ hoạt động tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ và ngày lễ;

b) Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ quyết định dừng hoạt động do điều kiện khách quan như: Mưa, bão; thiết bị, phương tiện hư hỏng cần sửa chữa; thiết bị, phương tiện dừng để bảo trì; thiết bị, phương tiện dùng để kiểm định...sau khi báo cáo Sở Giao thông vận tải;

2. Chế độ làm việc: Hàng ngày, mỗi Trạm KTTTXLĐ chia 03 ca trực.

a) Ca 1 (ca sáng): Bắt đầu từ 6h00 đến 14h00;

b) Ca 2 (ca chiều): Bắt đầu từ 14h00 đến 22h00;

c) Ca 3 (ca đêm): Bắt đầu từ 22h00 đến 6h00 ngày hôm sau.

Điều 5. Lực lượng và phương tiện mỗi ca trực

1. Lực lượng mỗi ca trực có 05 người, gồm:

a) 02 Thanh tra giao thông (gồm cả ca trưởng);

b) 02 Nhân viên kỹ thuật;

c) 01 Kiểm soát quân sự.

2. Phương tiện trong ca trực của mỗi Trạm KTTTXLĐ gồm:

a) 01 xe ô tô chuyên dùng cùng các thiết bị cân;

b) 01 xe ô tô chuyên dùng của Thanh tra giao thông;

c) Các trang thiết bị theo quy định tại Mục 6.9.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe - số hiệu QCVN 66: 2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư s09/2013/TT-BGTVT ngày 06/5/2013 của Bộ Giao thông vận tải và các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cần thiết khác.

Điều 6. Nhiệm vụ của các lực lượng

1. Thanh tra giao thông:

a) Phát hiện, tiếp nhận thông tin phương tiện có dấu hiệu vi phạm;

b) Dừng phương tiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 quy định quy trình thanh tra chuyện ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải và số Thông tư số 32/2016/TT-BGTVT ngày 07/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014;

c) Hướng dẫn phương tiện dừng vào vị trí an toàn trước đường dẫn lên bàn cân, yêu cầu người điều khiển phương tiện xuống xe xuất trình: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ; Giấy phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ để kiểm tra;

đ) Chuyển giấy tờ Nhân viên kỹ thuật để nhập thông tin trên máy tính;

e) Phối hợp hướng dẫn lái xe chạy qua bàn cân, đảm bảo xe chạy thẳng hướng, bánh xe nm trong phạm vi hoạt động của bàn cân, tốc độ xe ≤ 5Km/h;

f) Tiếp nhận kết quả kiểm tra tải trọng xe, khổ giới hạn xe và giấy tờ từ Nhân viên kỹ thuật (việc giao, nhận phiếu cân kiểm tra tải trọng xe được ghi chép vào sổ theo dõi và ký nhận), lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm (nếu có);

g) Hướng dẫn hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;

h) Thực hiện các nhiệm vụ phối hợp khác theo phân công của ca trưởng;

2. Nhân viên kỹ thuật:

a) Tháo, chuyển các thiết bị Trạm KTTTXLĐ lên xe ô tô chuyên dùng theo quy định tại Điều 11 Quy trình vận hành và bảo trì Trạm KTTTXLĐ ban hành kèm theo Quyết định số 1472/QĐ-TCĐBVN ngày 11/9/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Lắp đặt và vận hành thử thiết bị Trạm KTTTXLĐ;

c) Tiếp nhận giấy tờ do lực lượng Thanh tra giao thông chuyển để nhập thông tin trên máy tính;

đ) Phối hợp hướng dẫn lái xe chạy qua bàn cân, đảm bảo xe chạy thẳng hướng, bánh xe nằm trong phạm vi hoạt động của bàn cân, tốc độ xe ≤ 5Km/h;

e) In và ký vào phiếu cân kiểm tra tải trọng xe chuyển cho lực lượng Thanh tra giao thông cùng với giấy tờ (việc giao, nhận phiếu cân kiểm tra tải trọng xe được ghi chép vào sổ theo dõi và ký nhận);

f) Phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông giám sát hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;

g) Sử dụng thiết bị ghi hình trong quá trình kiểm soát tải trọng xe;

h) Duy trì thường xuyên chế độ gửi thông tin và số liệu xử lý vi phạm vào cổng thông tin điện tử của hệ thống, kết nối Internet truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

i) Thực hiện các nhiệm vụ phối hợp khác theo phân công của ca trưởng.

3. Kiểm soát quân sự:

a) Kiểm tra, kiểm soát đối với xe mang biển số quân sự;

b) Đưa xe có dấu hiệu vi phạm quá tải trọng, quá khổ giới hạn vào Trạm KTTTXLĐ để kiểm tra, xử lý kể cả xe của các đơn vị, các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế (trừ các xe làm nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt theo quy định);

c) Xử lý các vi phạm hành chính khác theo thẩm quyền;

đ) Phối hợp với các lực lượng trong công tác xử lý vi phạm, tuần tra kiểm soát, xử lý xe vi phạm trốn, tránh Trạm KTTTXLĐ; đưa xe vi phạm về kiểm tra;

e) Thực hiện các nhiệm vụ phối hợp khác theo phân công của ca trưởng.

Điều 7. Hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước

1. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định, yêu cầu lái xe hoặc chủ xe tự hạ phần hàng quá tải, tự dỡ phần hàng quá khổ; trường hợp vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng mà phương tiện vận chuyển không đáp ứng về tải trọng và khổ giới hạn theo quy định, yêu cầu lái xe, chủ xe bố trí phương tiện đáp ứng về tải trọng và khổ giới hạn theo quy định. Chủ xe, lái xe, chủ hàng phải tự bố trí phương tiện, nhân lực để hạ tải; tự quản lý, bảo quản hàng hóa, phương tiện; phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc hạ tải.

2. Trường hợp khu vực đặt Trạm KTTTXLĐ không thể bố trí được bãi hạ tải hoặc bãi hạ tải không còn chỗ trống hoặc đối với loại hàng hóa không có điều kiện để hạ tải, sang tải do thiếu phương tiện, kho bãi bảo quản như: Xe chở gas, xăng dầu, xe chở hàng rau, củ, quả, hàng tươi sống, xe chở phế thải, hàng rời, yêu cầu đến nơi gần nhất đủ điều kiện để hạ tải.

3. Các phương tiện sau khi hạ tải chỉ được lưu thông khi xếp hàng đúng tải trọng cho phép.

Điều 8. Biện pháp tăng cường kiểm soát tải trọng xe

1. Kiểm tra lưu động:

a) Việc kiểm tra lưu động căn cứ tình hình thực tế phương tiện vi phạm, thông tin phản ánh, chỉ đạo của người được giao phụ trách Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe. Ca trưởng chịu trách nhiệm trong tổ chức kiểm tra lưu động;

b) Thành phần kiểm tra lưu động gồm: Thanh tra giao thông (gồm cả ca trưởng) để dừng và kiểm tra giấy tờ xe; Kiểm soát quân sự để kiểm tra, xử lý xe mang biển số quân sự; Nhân viên kỹ thuật để sử dụng thiết bị ghi hình và kiểm tra tải trọng xe trong trường hợp sử dụng Trạm cân dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không thuộc cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng thiết bị cân quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 của Bộ Giao thông vận tải;

2. Kiểm tra, xử lý ngay tại nơi xếp hàng lên xe; biện pháp phòng chống phương tiện vi phạm theo dõi nhằm trốn, tránh kiểm tra tại Trạm KTTTXLĐ:

a) Người được giao phụ trách Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe phải căn cứ tình hình thực tế, tổ chức kiểm tra, xử lý ngay tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô;

b) Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ quyết định áp dụng biện pháp sau để phòng chống phương tiện theo dõi nhằm trốn, tránh kiểm tra tại Trạm KTTTXLĐ: Sử dụng phương tiện xe ngoài để theo dõi, nắm bắt tình hình phương tiện vi phạm yêu cầu lực lượng trực Trạm KTTTXLĐ kiểm tra, xử lý; Sử dụng phương tiện xe ngoài chở các lực lượng chức năng, khi phát hiện phương tiện vi phạm tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định;

3. Phối hợp với các lực lượng khác trong kiểm soát tải trọng xe:

a) Việc phối hợp với lực lượng của Công an tỉnh, Thanh tra Cục Quản lý đường bộ I theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc Kế hoạch phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải với Công an tỉnh hoặc với Cục Quản lý đường bộ I;

b) Trường hợp các lực lượng khác đề nghị phối hợp, hỗ trợ trong kiểm tra, xử lý vi phạm, ca trưởng phải trực tiếp báo cáo và chấp hành sự chỉ đạo của người được giao phụ trách Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ TUẦN KIỂM

Điều 9. Giao nhiệm vụ tuần kiểm

1. Trên cơ sở số lượng biên chế được giao, Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ trình Sở Giao thông vận tải Quyết định giao nhiệm vụ tuần kiểm.

2. Nhân viên tuần kiểm phải kiểm tra định kỳ trên tuyến đường được giao tuần kiểm tối thiểu 02 (hai) lần trong 01 (một) tuần. Trường hợp đoạn đường đang khai thác hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, các điểm sạt lở, lũ lụt gây ngập hoặc có nguy cơ sạt lở, cầu yếu hoặc do yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm thì thời gian tuần kiểm sẽ căn cứ theo yêu cầu thực tế.

3. Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này Thông báo phân công nhiệm vụ cụ thể cho Nhân viên tuần kiểm. Nhân viên tuần kiểm khi làm nhiệm vụ phải mang theo Quyết định giao nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải và Thông báo phân công nhiệm vụ của Trạm KTTTXLĐ.

Điều 10. Nhiệm vụ của Nhân viên tuần kiểm

1. Nắm rõ số lượng, vị trí, tình trạng công trình đường bộ được giao tuần kiểm. Phát hiện điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, sự cố gây mất an toàn giao thông và đề xuất phương án xử lý; trường hợp ảnh hưởng đến an toàn giao thông phải báo cáo ngay Lãnh đạo Trạm.

2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường:

a) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải;

b) Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo, đề xuất xử lý các kiến nghị của đơn vị bảo trì đường bộ và nhân viên tuần đường về công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo trì đường bộ:

a) Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo trì của đơn vị bảo trì đường bộ, gồm: Mặt đường; lề đường; nền đường; rãnh dọc; hệ thống an toàn giao thông; hệ thống cây xanh; vệ sinh mặt đường; công trình cầu, cống, kè...;

b) Lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đối với đơn vị bảo trì đường bộ.

4. Tiếp nhận thông tin, kiểm tra, xử lý việc thi công trên đường bộ đang khai thác, lập biên bản và đình chỉ hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

5. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và Khoản 2 Điều 35, Khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ.

6. Tiếp nhận thông tin, kiểm tra, xử lý hoặc phối hợp với UBND cấp xã và đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi:

a) Xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;

b) Vi phạm việc quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

7. Theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả xử lý vi phạm, báo cáo Lãnh đạo Trạm KTTTXLĐ kiến nghị các biện pháp phòng, chống, xử lý vi phạm việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

8. Theo dõi việc tổ chức giao thông, báo cáo Lãnh đạo Trạm KTTTXLĐ kiến nghị điều chnh, bổ sung biển báo, hệ thống an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức giao thông, phòng, chống ùn tắc, tai nạn giao thông.

9. Khi nhận được thông tin tai nạn giao thông, phải thông báo lực lượng công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất và người tham gia giao thông; báo cáo Lãnh đạo Trạm KTTTXLĐ về tai nạn giao thông để báo cáo Sở Giao thông vận tải; tham gia xử lý khi có ùn tắc giao thông, cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông; hướng dẫn tạm thời giao thông trong trường hợp cần thiết khi chưa có cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ; tham gia bảo vệ hiện trường tai nạn khi chưa có lực lượng chức năng.

10. Sau khi thực hiện công tác tuần kiểm trên tuyến hoặc xử lý các kiến nghị của đơn vị bảo trì đường bộ và Nhân viên tuần đường, Nhân viên tuần kiểm có trách nhiệm ghi Nhật ký tuần kiểm theo mẫu tại Phụ lục 02 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải. Nhật ký tuần kiểm phải phản ánh đầy đủ quá trình xử lý, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo trì đường bộ và lưu trữ tại Trạm KTTTXLĐ.

Điều 11. Phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

1. Trong thời hạn không quá 24h kể từ khi nhận được thông tin, báo cáo của Nhân viên Tuần đường, Nhân viên tuần kiểm phối hợp UBND cấp xã và đơn vị bảo trì đường bộ kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền.

2. Trong thời gian không quá 24h kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, Nhân viên tuần kiểm phải chuyển biên bản vi phạm hành chính về Trạm KTTTXLĐ để chuyển vụ việc vi phạm hành chính đến Chánh Thanh tra Sở.

3. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

4. Trường hợp sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn không chấp hành hoặc tiếp tục vi phạm, Nhân viên tuần kiểm phải báo cáo Lãnh đạo Trạm KTTTXLĐ để thống nhất phương án ngăn chặn với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm bảo đảm an toàn giao thông.

5. Trường hợp quy định của UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cho UBND các cấp kiểm tra, xử lý vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, nhưng quá 24h kể từ khi Nhân viên tuần đường hoặc Nhân viên tuần kiểm thông báo mà UBND các cấp không kiểm tra, xử lý thì Nhân viên tuần kiểm vẫn tiến hành xử lý theo thẩm quyền để kịp thời xác nhận hành vi vi phạm; đồng thời làm cơ sở để kiến nghị làm rõ trách nhiệm của UBND các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công.

6. Trường hợp hành vi vi phạm vừa ở trong phạm vi đất của đường bộ (do lực lượng Tuần kim lập biên bản vi phạm hành chính) vừa ở trong hành lang an toàn đường bộ (do UBND cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính) thì lực lượng Tuần kiểm lập biên bản vi phạm hành.

Điều 12. Biện pháp tăng cường công tác tuần kiểm

1. Nhân viên tuần kiểm được giao phụ trách tuyến phải:

a) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra Nhân viên tuần đường và đơn vị bảo trì đường bộ thực hiện công tác tuần đường để phát hiện các hành vi vi phạm ngay từ ban đầu;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trực tiếp tổ chức, cá nhân vi phạm tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu;

c) Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với UBND cấp xã nơi công trình đường bộ đi qua để tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm; hạn chế tái vi phạm;

đ) Theo dõi sát việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khôi phục lại hiện trạng ban đầu đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

2. Quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nếu chậm nhận được sự phối hợp của UBND cấp xã nơi xảy ra vi phạm, Nhân viên tuần kiểm phải báo cáo Lãnh đạo Trạm KTTTXLĐ để có ý kiến với phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện hoặc báo cáo Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải có ý kiến với Lãnh đạo UBND cấp huyện.

Chương IV

CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

Điều 13. Trang phục; việc quản lý, sử dụng thiết bị, phương tiện

1. Khi làm nhiệm vụ các lực lượng quy định tại Quy chế này phải mặc trang phục, đeo biển hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Xe ô tô chuyên dùng kèm theo các thiết bị cân và xe ô tô bán tải của Thanh tra Sở Giao thông vận tải được điều động tại các Trạm KTTTXLĐ, xe ô tô trang bị cho công tác tuần kiểm đo Trạm KTTTXLĐ quản lý, sửa chữa, bảo trì và chi trả xăng, dầu. Ca trưởng (tổ trưởng) phân công người lái xe bảo đảm đủ điều kiện, chấp hành các quy định của pháp luật.

3. Các trang thiết bị gồm: Máy ảnh, camera, đèn pin... được Trạm KTTTXLĐ trang bị được quản lý, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Việc sử dụng máy ảnh, camera phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28/02/2017 của Bộ Giao thông vận tải.

4. Hết ca trực, ca trưởng tại các Trạm KTTTXLĐ có trách nhiệm bàn giao xe ô tô và các trang thiết bị lại cho ca sau.

Điều 14. Chế độ đối với các lực lượng

1. Lương và các khoản phụ cấp của công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế Trạm KTTTXLĐ do Trạm KTTTXLĐ chi trả.

2. Lương và các khoản phụ cấp của lực lượng Thanh tra giao thông, Kiểm soát quân sự và các lực lượng khác (nếu có) do đơn vị quản lý chi trả. Các khoản lương và phụ cấp phát sinh do đặc thù công việc tại Trạm KTTTXLĐ do Trạm KTTTXLĐ chi trả.

3. Các lực lượng nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, khi thực hiện nhiệm vụ được hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15. Quy định về ghi chép, thông tin, báo cáo

1. Ca trưởng ghi chép đầy đủ thông tin tại Sổ Nhật ký kiểm soát tải trọng xe, hết ca phải bàn giao cho ca sau. Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ quy định nội dung Sổ Nhật ký kiểm soát tải trọng xe.

2. Hàng tuần, Trạm KTTTXLĐ phải lập báo cáo kết quả kiểm soát tải trọng xe và công tác tuần kiểm gửi Sở Giao thông vận tải. Đồng thời có trách nhiệm cập nhật kết quả thực hiện, gửi thông tin và số liệu xử lý vi phạm vào Cổng thông tin điện tử của hệ thống, kết nối Internet truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

3. Việc cung cấp các thông tin cho các cơ quan báo chí được thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.

Điều 16. Quy định các biện pháp tăng cường phòng, chống tiêu cực

1. Công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế của Trạm KTTTXLĐ và các lực lượng làm nhiệm vụ tại Trạm KTTTXLĐ phải chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm phải kịp thời báo cáo Trạm trưởng.

2. Khi làm nhiệm vụ, các lực lượng phải chấp hành nghiêm các quy định, quy trình công tác của từng ngành và Quy chế này. Nghiêm cấm sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn ngay trước, trong ca trực đối với công tác kiểm soát tải trọng xe và trong giờ hành chính, giờ làm việc đối với công tác tuần kiểm.

3. Khi nghỉ ăn cơm hoặc ăn giữa ca phải bố trí lực lượng trực tại Trạm;

4. Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nếu có những ý kiến khác các lực lượng phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật;

5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thay thế ngay và có hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm các quy định, quy trình công tác của từng ngành và Quy chế này; đi muộn về sớm, có dấu hiệu bao che, can thiệp vào việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo đề nghị của Trạm trưởng Trạm KTTTXLĐ.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý đường bộ; người quản lý, sử dụng công trình đường bộ đối với quốc lộ ủy thác và đường tỉnh. Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm cơ quan quản lý trực tiếp Trạm KTTTXLĐ.

2. Phê duyệt Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe; trong đó giao Lãnh đạo Trạm KTTTXLĐ hoặc Lãnh đạo Thanh tra Sở trực tiếp phụ trách Kế hoạch chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát tải trọng xe và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định giao nhiệm vụ tuần kiểm các tuyến đường bộ quản lý.

4. Hướng dẫn cách xác định phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường bộ được giao quản lý làm cơ sở để xác định trách nhiệm trong kiểm tra, xử lý vi phạm giữa lực lượng Tuần kiểm và UBND cấp huyện, cấp xã.

5. Bố trí đầy đủ lực lượng trực thuộc theo Quy chế này.

6. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh và các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải trong công kiểm soát tải trọng xe và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Điều 18. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Chỉ đạo lực lượng liên quan thuộc Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm an ninh trật tự cho các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe và tuần kiểm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

2. Phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe và tuần kiểm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh giữa các lực lượng theo chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

1. Bố trí đủ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Trạm KTTTXLĐ.

2. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe.

Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Bố trí lực lượng phối hợp, hỗ trợ khi có yêu cầu.

2. Chỉ đạo UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Nhân viên tuần kiểm trong tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.

3. Giao đơn vị là thường trực Ban An toàn giao thông cấp huyện làm đầu mối trong chỉ đạo và phối hợp giải quyết các vướng mắc trong quá trình kiểm soát tải trọng xe và tuần kiểm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.

Điều 21. Trách nhiệm của Trạm KTTTXLĐ

a) Triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe và tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và quy chế này;

b) Trình Sở Giao thông vận tải phê duyệt Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe và Quyết định giao nhiệm vụ tuần kiểm các tuyến đường bộ do Sở Giao thông vận tải quản lý;

c) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chế nội bộ.

Điều 22. Điều khoản thi hành

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải xem xét báo cáo UBND tỉnh./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2039/QĐ-UBND ngày 17/06/2019 về Quy chế hoạt động Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hải Dương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.080

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.149.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!