Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 50/KH-UBND 2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 50/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Cao Tường Huy
Ngày ban hành: 05/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 05 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 03/CT-TTG NGÀY 18/01/2021 VÀ QUYẾT ĐỊNH 958a/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và căn cứ Quyết định s958a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Thực hiện Chỉ thị s 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 và Quyết định 958a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ vtăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý cht lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tng quát:

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý và nâng cao chất lượng môi trường không khí, giảm thiu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy phát trin kinh tế- xã hội của Tỉnh; thực hiện thắng lợi Nghị quyết đảng bộ các cp, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban chấp hành Đng bộ tỉnh vbảo vệ môi trường Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022; phn đấu đưa tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số chất lượng môi trường không khí cao ở Việt Nam.

2. Các mc tiêu cthể:

- 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đáp ứng quy chuẩn hiện hành mới được đi vào hoạt động.

- 100% cơ sở cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, phải thực hiện lp đặt và hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

- 100% khu vực kết thúc khai thác/đổ thải phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường.

- Triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM 2.5 tại các nguồn thải lớn (tập trung vào nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và Xây dựng); Hoàn thành trước năm 2025.

- Các cơ sở sản xuất xi măng, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng và các cơ sở công nghiệp khác có phát sinh bụi, khí thải lớn có công nghệ lạc hậu phải có kế hoạch thực hiện đầu tư, đổi mới cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thành trước năm 2025.

- Các đơn vị thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở khai thác đá, khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn, công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường và rửa xe ra, vào công trình...).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ:

a. Triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định s985a/QĐ-TTg, giai đoạn 2021-2025.

b. Thực hiện các biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý; triển khai công tác kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đối với các cơ sở phát thải lớn quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

c. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng không khí của địa phương. Btrí nguồn lực đu tư, lp đặt bsung, tăng cường số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục; thường xuyên tchức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ trên địa bàn; cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về cht lượng không khí trên địa bàn cho nhân dân.

d. Đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chun lưu hành gây ô nhim môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

đ. Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường; tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước ra đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố đhạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt để đất, cát, xà bần, rác các trục, tuyến, gii phân cách đường giao thông.

e. Đôn đốc, kiểm tra các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình v.v...);

g. Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, xlý khí thải, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn, có nguy cơ cháy nổ cao; khuyến khích các cơ sở sản xuất thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường; đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xut thuộc đi tượng phải lp đặt quan trắc khí thải tự động và truyn dữ liệu v STài nguyên và Môi trường theo quy định;

h. Các địa phương tăng cường xử lý các cơ sở, hoạt động gây ô nhiễm không khí trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

i. Triển khai ngay việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021. Hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đt; xử lý nghiêm các trường hợp đt cht thải không đúng quy đnh, gây ô nhiễm môi trường.

k. Rà soát quy hoạch đô thị để điều chỉnh, bổ sung (nếu cần) bảo đảm quy chun, tiêu chun, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước trong đô thị. Tăng cường giám sát, kim tra, xử lý sai phạm đi với việc thực hiện không đúng quy hoạch.

2. Giải pháp:

a. Quán triệt toàn diện trong hệ thống chính trị của tỉnh về: Bảo vệ môi trường không khí là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân.

- Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể, các sở, ban, ngành, UBND các địa phương tiếp tục quán triệt các nội dung về quản lý, bảo vệ môi trường tại các văn bản:

+ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV; Kết luận số 01-KL/TU ngày 03/10/2020 của Ban Chp hành Đảng bộ tỉnh; Chương trình hành động số 01-Ctr/TU ngày 09/10/2020 của Tỉnh ủy Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

+ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh v“bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2022”.

- Các đơn vị, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí, thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường không khí; nếu đơn vị, doanh nghiệp nào gây ô nhiễm môi trường không khí phải có trách nhiệm khắc phục triệt để, đảm bảo không gây ảnh hưng đến đời sng, sản xuất của nhân dân và môi trường sinh thái khu vực, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

b. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án.

- Không chấp nhận các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu phát khí thải thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng: Công khai, minh bạch, hiệu quả; Giảm tối đa thi gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (từ 30 - 60% so với quy định của Luật Bảo vệ Môi trường) tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Các dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và đăng ký xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận trước khi thuê đất, giao đất để triển khai thực hiện dự án. Tăng cường kiểm tra, rà soát các Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt nếu có bất cập phải chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành.

c. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng Đề án Bo vệ môi trường, sử dụng hiệu qu tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Nghquyết của Tỉnh ủy đm bảo theo đúng tiến độ, trong đó thực hiện lng ghép các nhiệm vụ, giải pháp bo vệ môi trường không khí.

- Xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 -2025. Hoàn thành trong tháng 12/2021.

- Xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hoàn thành trong tháng 12/2021.

- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách nhm khuyến khích các cơ sở sản xut sdụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn đgiảm thiểu phát thi khí thải.

- Xây dựng quy định và hướng dẫn về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục tình trạng ô nhim không khí.

d. Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường không khí, tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất than, khoáng sản khác, xi măng, nhiệt điện, sản xut vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng, san lấp mặt bng và các khu, cụm công nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xut nông nghiệp (xử lý chất thải sau thu hoạch); phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật v BVMT không khí, công khai thông tin về hành vi gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hạn chế tối đa việc phát sinh các điểm nóng, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.

- UBND cấp huyện chủ động, tăng cường xử lý cơ sở, hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn; phối hợp và phát huy vai trò, trách nhiệm, thm quyn của Đội kim tra trật tự đô thị và môi trường cp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường với UBND cấp xã trong việc kiểm tra, hướng dẫn, phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác.

đ. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phthực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 28/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy v “Đi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tinh giản bộ máy biên chế”: sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, thực hiện điều động, luân chuyển, đào tạo, đào tạo lại, tập hun chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên để không ngừng nâng cao năng lực cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ về quản lý, bảo vệ môi trường đặc biệt là cán bộ cp huyện và cấp xã.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường quản lý, duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thng quan trc tự động trên địa bàn tỉnh, chủ động kết ni thông tin, tích hợp nội dung thành phn trong thành phố thông minh phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh.

- Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường; đảm bảo mức chi hàng năm không dưới 3% tổng chi ngân sách và tăng dn tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưng kinh tế. Sử dụng hiệu quả và đúng mục đích nguồn thu thuế, phí bo vệ môi trường để đm bảo nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, các dự án xúc tiến các bon thấp, tiết kiệm năng lượng đã được xác định trong Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh, phát trin các mô hình cộng đng vbảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực xử lý chất thải, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải trong sản xuất.

e. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường không khí, phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp, trong việc phản biện, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường không khí.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức quần chúng trong việc huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường không khí, hình thành ý thức, thay đổi hành vi của từng người dân và toàn xã hội theo hướng thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đi với các doanh nghiệp sản xut, kinh doanh, cơ sở dịch vụ trên địa bàn tỉnh kết hợp với giải pháp công khai thông tin các đơn vị có vi phạm về môi trường.

- Tổng kết, nhân rộng các mô hình tự quản, tăng cường vai trò của cộng đng trong việc giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường không khí; xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện chương trình phối hợp hành động về công tác quản lý Tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa STài nguyên và Môi trường với Khối Mặt trận t quc và các đoàn thtỉnh (như Hội Liên hiệp Phụ nữ ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu Chiến binh; Hội người cao tuổi...) giai đoạn 2020-2025.

- Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các khu vực đã thực hiện lp đặt trạm quan trắc không khí xung quanh tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đng vtác hại của ô nhim không khí và lợi ích của việc sử dụng các phương tiện công cộng đối với môi trường không khí.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN NGÀNH, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ, UBND CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì phối hợp các ngành, địa phương lập dự án kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM 2.5) đối với các cơ sở phát thải lớn quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu khí thải Carbon, xây dựng biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhim nghiêm trọng, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

- Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh về: Kiểm soát, truyền nhận số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục; bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí, xử lý triệt đcác điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thi trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các S, ngành và UBND các địa phương thực hiện xây dựng quy định và hướng dẫn về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí.

- Vận hành ổn định, hiệu quả hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục giám sát môi trường không khí theo quy định, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh về chất lượng không khí xung quanh tại các khu vực đã lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan. Trường hợp khu vực có chsố chất lượng môi trường không khí có hại cho sức khỏe người dân cần kịp thời cảnh báo cho cộng đồng, nhân dân biết để phòng ngừa không nh hưng đến sức khỏe.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, vận hành hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục truyền số liệu về STài nguyên và Môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, xử lý nghiêm các trường hợp có số liu quan trắc khí thải vượt giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng không khí của địa phương và tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc không khí xung quanh tự động, liên tục tại các khu vực có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường không khí.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác đôn đốc kim tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các công trình xây dựng, cơ sở công nghiệp, y tế, khai thác khoáng sản bằng hình thức kiểm tra lấy mẫu đột xuất. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm không khí, các cá nhân, tchức vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; khuyến khích các cơ sở sản xuất thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyn công nghệ hiện đại, ít gây ô nhim môi trường.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này của các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các chỉ đạo kịp thời, phù hợp thực tế đảm bảo hiệu quả công tác quản lý cht lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh theo quy định.

2. Ban quản lý Khu kinh tế, Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn:

- Tăng cường giám sát việc thực tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải của các nhà đầu tư thứ cấp tại các KCN, KKT.

- Yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng KCN thường xuyên vệ sinh các tuyến đường nội bộ của KCN đgiảm thiu phát tán bụi.

- Không thu hút đầu tư vào các KCN, KKT các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao.

- Tổ chức thực hiện các giải pháp để xây dựng, phát triển khu công nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Công Thương:

- Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh về việc thực hiện di dời các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cư, không phù hợp với quy hoạch đô thị vào các cụm công nghiệp.

- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách: nhm khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn đ gim thiu phát thải khí thải; hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ hạn chế, tiến tới không sử dụng than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt.

- Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc giám sát cao trình đổ thải tại các bãi thải của các đơn vị sản xuất, chế biến than.

- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tích cực triển khai Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải.

4. Sở Xây dựng:

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch đô thị đảm bảo quy chun, tiêu chun, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước trong đô thị.

- Có văn bản yêu cầu, đôn đốc, tăng cường kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư tăng cường kim soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trình xây dựng.

5. Sở Giao thông Vận Tải:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới hệ thng giao thông công cộng đng bộ, ưu tiên phương tiện sdụng năng lượng sạch, ít phát thải khí nhà kính; kiểm tra, thu hi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành ph; phát trin giao thông phi cơ giới; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; đẩy mnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, các phương tiện sử dụng năng lượng điện.

- Tăng cường phổ biến việc sử dụng các nhiên liệu sinh học trong hoạt động giao thông vận tải góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí.

- Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý đhạn chế tình trạng ùn tc giao thông kéo dài gây ô nhiễm môi trường.

- Giám sát chặt chẽ hoạt động kiểm định khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ, đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông đáp ứng đy đủ các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trưng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các phương tiện giao thông vận tải và xử lý nghiêm các chủ phương tiện có hành vi làm vương vãi bùn, đt đá phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường theo quy định.

6. Sở Y tế:

- Đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng phương tiện công cộng đến sức khỏe con người, đưa ra các khuyến cáo đngười dân ứng phó khi gặp tình trạng ô nhiễm không khí.

- Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động đốt chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở khám cha bệnh trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Khoa học Công nghệ:

- Chủ trì thc hiện việc thẩm định công nghệ đối với các dự án phát thải khí thải lớn phải thm định công nghệ theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các địa phương thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất phát thải khí thải lớn (xi măng, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây, xử lý rác thải quy mô liên vùng, KCN...) phải có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nếu các cơ sở có công nghệ sản xuất lạc hậu, hệ thống xử lý khí thải không đảm bảo gây ô nhim môi trường nghiêm trọng tham mưu cp có thm quyn xem xét tạm dừng hoạt động, di dời theo quy định.

- Phi hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải,... vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng như các hoạt động khác có ảnh hưởng đến môi trường không khí, nhất là công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

- Tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân đẩy mnh áp dụng các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường theo ISO 14000.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất thông qua việc tham gia ý kiến về việc ci tiến, nâng cao chất lượng trang thiết bị sản xuất, xử lý khí thải đảm bảo hạn chế phát thải gây ô nhim không khí.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phi hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệm bảo vệ môi trường cho các nhiệm vụ có tính chất đầu tư để lắp đặt bổ sung, tăng cường số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục ở các khu vực đông dân cư, khu vực tập trung nhiều khách du lịch trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vchi ngân sách tỉnh theo quy định hiện hành.

- Phi hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vn hợp pháp khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này theo quy định.

9. Sở Tài chính:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương trong công tác tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thường xuyên đ trin khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch được phê duyệt theo quy định hiện hành.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm soát ô nhiễm không khí tại các khu vực nông thôn, ưu tiên kiểm soát khí thải phát sinh từ các khu vực xlý chất thải rắn nông thôn như hoạt động thu gom xử lý chất thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật... từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt;

- Chủ trì, hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt.

- Phối hợp UBND các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải từ hoạt động sản xuất nông lâm sản không đúng quy định để trong năm 2021 không còn tình trạng đt cht thải trong sản xuất và sau thu hoạch nông lâm sản.

11. Sở Giáo dc và Đào to:

Tchức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường không khí đối với các cấp học theo quy đnh.

12. Ban Xúc tiến và htrợ đầu tư:

Trong hoạt động xúc tiến đầu tư, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Kêu gọi các dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

13. Công an tỉnh:

- Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống các hành vi gây ô nhiễm không khí trong các hoạt động sản xut, trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phi hợp vi SGiao thông Vận tải thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý đhạn chế tình trạng ùn tc giao thông kéo dài gây ô nhiễm môi trường, kim tra các phương tiện chở quá khổ quá tải.

14. Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh:

- Chỉ sử dụng các nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí chính thống từ STài nguyên và Môi trường, các tổ chức có thẩm quyền cung cp hoặc theo dõi trên cng thông tin điện tử của tỉnh thực hiện đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông hoặc bản tin dự báo khí tượng, thời tiết định kỳ đ ph biến cho cộng đồng về tình trạng môi trường không khí, tác hại của ô nhiễm không khí.

15. Ban xây dựng nông thôn mới:

- Tuyên truyền, vận động, kiểm tra, hướng dẫn các huyện, xã, phường thực hiện các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mi, nông thôn kiểu mẫu.

- Phối hợp với SNông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các địa phương tuyên truyền, hướng dn vận động người dân không đt chất thải trái quy định trong sn xut nông nghiệp.

16. UBND các địa phương các huyện, thị xã, thành phtrên địa bàn tỉnh:

- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành, địa phương lập dự án kim kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM 2.5) đi với các cơ sở phát thải lớn quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu khí thải Carbon, xây dựng biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

- Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về: Kiểm soát, truyền nhận sliệu quan trắc môi trường tự động, liên tục; Bảo vệ, cải thiện và nâng cao cht lượng môi trường không khí, xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho các tchức, cá nhân trên địa bàn; vận động các hộ gia đinh, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sản xut kinh doanh, sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021;

- Tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến giao thông chính của các khu vực nội thị, khu vực đông dân cư để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt đrác, bụi bn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông;

- Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện các giải pháp qun lý bụi, khí thải để giảm thiểu phát thải các chất ô nhim ra môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường không khí, công khai thông tin về các nguồn gây ô nhim không khí, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn quản lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, vận động người dân không đt cht thải trái quy định trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo trong năm 2021 không còn tình trạng đt cht thải trong sn xuất và sau thu hoạch nông lâm sản tại chỗ.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý nghiêm các trường hp đốt chất thải trong sản xuất nông nghiệp không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường;

- Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư cùng giám sát hoạt động phát thải bụi, khí thải từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng kịp thời phản ánh đcác cơ quan chức năng để xử lý trong trường hp phát hiện các hành vi vi phạm v phát thi bụi, khí thải.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện v các vn đmôi trường không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí tại các dự án trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sự cố môi trường không khí nghiêm trọng trên địa bàn được giao quản lý.

17. Các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng trên địa bàn tỉnh:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện kiểm kê nguồn khí thải, bụi (PM10, PM 2.5), tổ chức thực hiện kế hoạch hành động giảm thiu khí thải Carbon, biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm tại đơn vị.

- Trong quá trình hoạt động phải có hệ thống xử lý môi trường đặc biệt là hệ thng xử lý bụi, khí thải đảm bảo xả thải theo quy chuẩn hiện hành.

- Các cơ sở sản xuất xi măng, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu phải có kế hoạch thực hiện đu tư, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải đảm bo không gây ô nhiễm môi trường.

- Các cơ sở có hoạt động xả khí thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, phải thực hiện lắp đặt và hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

- Các đơn vị sản xuất xi măng, nhiệt điện thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, vận hành liên tục hệ thống xử lý khí thải, hệ thống quan trắc khí thải tự động đúng theo quy định.

- Các đơn vị thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở khai thác khoáng sản, sản xut vật liệu xây dựng thực hiện các biện pháp nn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chn, công trình, phương tiện vận chuyn vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường và rửa xe ra, vào công trình...). Thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh công nghiệp trong quá trình xây dựng, sản xuất tại các đơn vị, đặc biệt là tại các tuyến đường vận chuyn đt đá, tro xỉ tới khu vực san lấp mặt bằng.

- TKV, Tng công ty Đông Bc: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động vận chuyển đổ thải, đảm bảo đổ thi theo đúng thiết kế đã được phê duyệt; đy nhanh công tác ci tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực kết thúc khai thác; tại khu vực kết thúc đ thi thì tiến hành trồng cây xanh phục hồi môi trường; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường theo Đ án bo vmôi trường cấp bách ngành than đã được UBND tỉnh phê duyệt; lắp đặt các trạm rửa xe ra vào khu vực khai thác và chế biến than đảm bảo các phương tiện không cun theo bùn đất ra các tuyến đường giao thông công cộng.

18. Đnghị y ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể của tỉnh:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và Nhân dân chp hành các quy định, Luật Bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường, phong trào “chống rác thải nhựa”, bảo vệ giữ gìn cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học; cụ thể hóa nội dung bảo vệ môi trường trong tiêu chí đánh giá thi đua của cuộc vận động, phong trào do MTTQ và các đoàn thể chủ trì, phối hợp. Tuyên truyền, vận động Nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh; phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm ti các cơ quan chức năng đxem xét xử lý theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các S, ban, ngành, Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh và các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn quy định và tình hình thực tế, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ ngành, địa phương, đơn vị mình. Chủ động, phi hp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình trin khai thực hiện Kế hoạch này; Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường 06 tháng/lần (trước ngày 15/6 và 15/12) để tổng hợp báo cáo y ban nhân dân Tỉnh.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát, kim tra việc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phvà các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo về STài nguyên và Môi trường đtổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT TU, TT HĐND t
nh;
- CT, các PCT UBND t
nh (b/c);
- Mặt trận Tổ quốc t
nh và các tổ chc chính trị - xã hội tnh (p/h);
- Các S
, ban, ngành của tỉnh (p/h);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (p/h);
- Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh (p/h đưa tin);
- V
0, V1, V2, V3, MT;
- Lưu: VT, MT;
08 bản, M-KH04

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Tường Huy

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 50/KH-UBND ngày 05/03/2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg và Quyết định 958a/QĐ-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


985

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!