ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2017/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 28 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ
XÃ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 145/TTr-SNN&PTNT
ngày 23 tháng 6 năm 2017 và Báo cáo thẩm định văn bản quy phạm pháp luật số
79/BC-STP ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đánh giá thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2017-2020.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký
ban hành và thay thế Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quy định cụ thể việc đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Trưởng ban
Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã; các tổ chức, cá nhân có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- BCĐ TW các Chương trình MTQG;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Văn phòng Điều phối NTM TW;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CPCT, CPVP;
- Như Điều 2;
- Báo Vĩnh Phúc;
- Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTGTĐT tỉnh;
- CV: NCTH;
- Lưu: VT, NN4.
(TAT- b)
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|
QUY ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm
2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
này đánh giá thực hiện nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017- 2020; làm cơ sở xác định mức độ đạt chuẩn từng
tiêu chí để xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình tự đánh giá, thẩm tra, thẩm
định, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Điều
2. Nguyên tắc thực hiện
1. Việc xác định mức độ đạt
chuẩn tiêu chí ở từng xã phải được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch,
đúng trình tự, thủ tục quy định; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan.
2. Các tiêu chí được công nhận
đạt chuẩn phải đảm bảo đủ các chỉ tiêu, yêu cầu theo quy định.
3. Các xã, sau khi được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu
chí và tiến hành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng dẫn của cấp có thẩm
quyền.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2017-2020:
1. Quy hoạch
TT
|
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Chỉ tiêu theo vùng
|
Trung du miền núi
|
Đồng bằng
|
1
|
Quy hoạch
|
1.1. Có quy hoạch chung
xây dựng xã1 được phê
duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn
|
Đạt
|
Đạt
|
1.2. Ban hành quy định quản
lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
|
Đạt
|
Đạt
|
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
TT
|
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Chỉ tiêu theo vùng
|
Trung du miền núi
|
Đồng bằng
|
2
|
Giao thông
|
2.1. Đường xã và đường từ
trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiện quanh năm
|
100%
|
100%
|
2.2. Đường trục thôn và đường
liên thôn được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm
|
100% (>50% được nhựa hóa hoặc bê tông hóa)
|
100% (nhựa hóa hoặc bê tông hóa)
|
2.3. 100% đường ngõ xóm sạch,
không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ cứng hóa theo vùng đảm bảo quy định
|
> 50%
|
100%
|
2.4. Đường trục chính nội
đồng được cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm
|
≥ 50%
|
100%
|
3
|
Thủy lợi
|
3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản
xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động
|
≥ 80%
|
≥ 80%
|
3.2. Đảm bảo đủ điều kiện
đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ
|
Đạt
|
Đạt
|
4
|
Điện
|
4.1.Hệ thống điện đạt chuẩn
|
Đạt
|
Đạt
|
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện
thường xuyên, an toàn từ các nguồn
|
≥95%
|
≥99%
|
5
|
Trường học
|
Tỷ lệ trường học các cấp:
Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học đạt chuẩn quốc gia
|
≥70%
|
100%
|
6
|
Cơ sở vật chất văn hóa
|
6.1. Có Trung tâm văn hóa
- Thể thao xã đạt chuẩn theo quy định
|
Đạt
|
Đạt
|
6.2. Xã có điểm vui chơi,
giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định
|
Đạt
|
Đạt
|
6.3. Tỷ lệ thôn có nhà văn
hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng
|
100%
|
100%
|
7
|
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
|
Có chợ theo quy hoạch đạt
chuẩn theo quy định hoặc xã có cơ sở bán lẻ khác (siêu thị mi ni hoặc cửa
hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp) đạt chuẩn theo quy định
|
Đạt
|
Đạt
|
8
|
Thông tin và Truyền thông
|
8.1. Xã có điểm phục vụ
bưu chính
|
Đạt
|
Đạt
|
8.2. Xã có dịch vụ viễn
thông, internet
|
Đạt
|
Đạt
|
8.3. Xã có đài truyền
thanh và hệ thống loa đến các thôn
|
Đạt
|
Đạt
|
8.4. Xã có ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
|
Đạt
|
Đạt
|
9
|
Nhà ở dân cư
|
9.1. Nhà tạm, dột nát
|
Không
|
Không
|
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt
tiêu chuẩn theo quy định
|
≥ 75%
|
≥ 90%
|
3. Kinh tế và tổ chức sản
xuất
TT
|
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Chỉ tiêu theo vùng
|
Trung du miền núi
|
Đồng bằng
|
10
|
Thu nhập
|
Thu nhập bình quân đầu người
khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người)
|
Năm 2017: ≥ 26
Năm 2018: ≥ 30
Năm 2019: ≥ 33
Năm 2020: ≥ 36
|
Năm 2017: ≥ 37
Năm 2018: ≥ 41
Năm 2019: ≥ 45,5
Năm 2020: ≥ 50
|
11
|
Hộ nghèo
|
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều
giai đoạn 2016-2020
|
≤ 12%
|
≤ 2%
|
12
|
Lao động có việc làm
|
Tỷ lệ người có việc làm
trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động
|
≥ 90%
|
≥ 90%
|
13
|
Tổ chức sản xuất
|
13.1. Xã có hợp tác xã hoạt
động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012
|
Đạt
|
Đạt
|
13.2. Xã có mô hình liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững
|
Đạt
|
Đạt
|
4. Văn hóa - Xã hội - Môi
trường
14
|
Giáo dục & Đào tạo
|
14.1. Phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập
giáo dục trung học cơ sở
|
Đạt
|
Đạt
|
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung
cấp)
|
≥ 70%
|
≥ 90%
|
14.3. Tỷ lệ lao động có việc
làm qua đào tạo
|
≥ 25%
|
≥ 45%
|
15
|
Y tế
|
15.1. Tỷ lệ người dân tham
gia bảo hiểm y tế
|
Năm 2017, 2018 đạt từ 85%
trở lên; năm 2019 đạt từ 87,7% trở lên và năm 2020 đạt từ 90,2% trở lên
|
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc
gia về y tế
|
Đạt
|
Đạt
|
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)
|
≤ 26,7%
|
≤ 13,9%
|
16
|
Văn hóa
|
Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn
văn hóa theo quy định
|
≥ 70%
|
≥ 70%
|
17
|
Môi trường và an toàn thực phẩm
|
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng
nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định
|
≥ 90% (≥50% nước sạch)
|
≥ 98% (≥65% nước sạch)
|
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất
- kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi
trường
|
100%
|
100%
|
17.3. Xây dựng cảnh quan,
môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn
|
Đạt
|
Đạt
|
17.4. Mai táng phù hợp với
quy định và theo quy hoạch
|
Đạt
|
Đạt
|
17.5. Chất thải rắn trên địa
bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu
gom, xử lý theo quy định
|
Đạt
|
Đạt
|
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà
tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch [2]
|
≥ 70%
|
≥ 90%
|
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi
có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
|
≥ 60%
|
≥ 80%
|
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn
thực phẩm
|
100%
|
100%
|
[2] Đảm bảo 3 sạch gồm: Sạch
nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động)
5. Hệ thống chính trị
TT
|
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Chỉ tiêu theo vùng
|
Trung du miền núi
|
Đồng bằng
|
18
|
Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
|
18.1. Cán bộ, công chức xã
đạt chuẩn
|
Đạt
|
Đạt
|
18.2. Có đủ các tổ chức
trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
|
Đạt
|
Đạt
|
18.3. Đảng bộ, chính quyền
xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh“
|
Đạt
|
Đạt
|
18.4. Tổ chức chính trị -
xã hội của xã đạt loại khá trở lên
|
100%
|
100%
|
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật theo quy định
|
Đạt
|
Đạt
|
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới
và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn
thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
|
Đạt
|
Đạt
|
19
|
Quốc phòng và An ninh
|
19.1. Xây dựng lực lượng
dân quân “Vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng
|
Đạt
|
Đạt
|
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn
về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: Không có khiếu kiện đông người
kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp,
cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước
|
Đạt
|
Đạt
|
Điều 4.
Đánh giá thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020
1. Tiêu chí Quy hoạch
Xã đạt tiêu chí Quy hoạch
khi đáp ứng đủ 2 yêu cầu:
a) Có quy hoạch chung xây dựng
xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn:
Quy hoạch chung xây dựng xã
(nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn) được Ủy ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt; các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai trên bản đồ tấm lớn,
treo tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã hoặc khu vực cạnh khuôn viên Ủy ban nhân dân
xã để người dân biết, giám sát, thực hiện;
Các dự án đầu tư xây dựng đã
và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức,
cá nhân biết và giám sát thực hiện. Hoàn thành việc cắm mốc giới công trình hạ
tầng theo các dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt.
b) Ban hành quy định quản lý
quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch: Có quy chế quản
lý quy hoạch được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
2. Tiêu chí Giao thông
a) Xã đạt tiêu chí Giao
thông khi đáp ứng đủ các yêu cầu:
- Đường xã và đường từ trung
tâm xã đến đường huyện có tiêu chuẩn:
+ 100% được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm;
+ Bề rộng tối thiểu: Xã đồng
bằng (nền đường 5,5m, mặt đường 3,5m); xã trung du, miền núi (nền đường 4m, mặt
đường 3m);
+ Mặt đường có chiều dày tối
thiểu là 20cm, móng đường có chiều dày tối thiểu 15 cm.
- Đường trục thôn có tiêu
chuẩn:
+ 100% cứng hóa đảm bảo ô tô
đi lại thuận tiện quanh năm, trong đó tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%
đối với xã đồng bằng và trên 50% đối với xã trung du, miền núi;
+ Bề rộng tối thiểu: Xã đồng
bằng (nền đường 4m, mặt đường 3m); xã Trung du, miền núi (nền đường 3,5m, mặt
đường 2,5m); chiều dày tối thiểu 16 cm.
- Đường ngõ, xóm sạch không
lầy lội vào mùa mưa có tiêu chuẩn chủ yếu:
+ 100% đường sạch và không lầy
lội vào mùa mưa.
+ Bề rộng tối thiểu đạt (nền
đường 3m, mặt đường 2m).
+ Tỷ lệ cứng hóa: 100% đối với
xã đồng bằng, trên 50% đối với xã trung du, miền núi.
- Đường trục chính giao
thông nội đồng có tiêu chuẩn:
+ Tỷ lệ cứng hóa 100% đối với
xã đồng bằng và ≥ 50% đối với xã trung du, miền núi;
+ Bề rộng tối thiểu (nền đường
4m, mặt đường 2m); chiều dày tối thiểu 18 cm.
b) Đối với các tuyến đường
giao thông nông thôn đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng
theo quy định thì tận dụng tối đa diện tích hai bên để bố trí các vị trí quay đầu,
tránh xe thuận lợi dọc tuyến. Nếu chiều rộng mặt đường đạt 80% theo quy định và
đảm bảo các điều kiện trên thì coi như đạt tiêu chí.
c) Giải thích từ ngữ
- Đường xã là đường nối từ
trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã nhưng không thuộc
đường huyện;
- Đường trục thôn là đường nối
từ trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
- Đường ngõ xóm là đường nối
giữa các hộ gia đình trong cụm dân cư;
- Đường trục chính nội đồng
là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã;
- Cứng hóa: Là nhựa hóa, bê
tông hóa, gạch lát, đá lát; trải cấp phối lu lèn bằng đá dăm, đá xỉ.
3. Tiêu chí Thủy lợi
Xã đạt tiêu chí về Thủy lợi
khi đáp ứng các yêu cầu:
a) Có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên.
Việc xác định diện tích đất
sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động thực hiện theo Điều III mục 3
Chương II Quyết định số 69/QĐ-BNN- VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
b) Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng
yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ:
- Có tổ chức bộ máy thực hiện
công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của
pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên
tai tại địa phương;
- Các hoạt động phòng, chống
thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh;
- Có cơ sở hạ tầng thiết yếu
đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
4. Tiêu chí Điện
a) Xã đạt chuẩn tiêu chí về
Điện khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có hệ thống điện đạt chuẩn
theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
- Có tỷ lệ hộ sử dụng điện
thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt mức 95% đối với xã trung du, miền núi và
99% đối với xã đồng bằng.
b) Việc đánh giá tiêu chí Điện
thực hiện theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công thương.
5. Tiêu chí Trường học
a) Xã đạt tiêu chí Trường học
khi có tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở) có
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo quy định: 100% đối với
xã đồng bằng và từ 70% trở lên đối với xã trung du, miền núi.
b) Trường có cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo các quy định sau:
- Trường Mầm non đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 trở lên thực hiện theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Trường Tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt
mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Trường Trung học cơ sở đạt
chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
6. Tiêu chí Cơ sở vật chất
văn hóa
a) Xã đạt tiêu chí về Cơ sở
vật chất văn hóa khi đáp ứng 03 yêu cầu sau:
- Trung tâm văn hóa - Thể
thao xã: Diện tích đất tối thiểu 14.000 m2 đối với xã đồng bằng,
13.000 m2 đối với xã trung du, miền núi. Gồm các hạng mục:
+ Nhà văn hóa hoặc hội trường
văn hóa đa năng: Diện tích đất quy hoạch: 500 m2 trở lên, quy mô xây
dựng: 250 chỗ ngồi trở lên đối với xã đồng bằng; 300 m2 trở lên, quy
mô xây dựng: 200 chỗ ngồi trở lên đối với xã trung du, miền núi. Có các phòng
chức năng như: Quản lý điều hành, truyền thống, thư viện, phòng để dụng cụ phục
vụ văn hóa, thể thao;
+ Khu vực sân vận động: Diện
tích 11.500 m2, có sân vận động, sân khấu ngoài trời, hệ thống thoát
nước, tường rào (không nhất thiết hàng rào cứng mà khuyến khích bằng cây xanh,
đảm bảo mỹ quan, an toàn khi tổ chức các hoạt động và ngăn chặn gia súc, gia cầm
vào sân), nhà vệ sinh, hệ thống cây xanh, nhà luyện tập thể thao;
+ Khu thể thao, vui chơi giải
trí cho trẻ em và người cao tuổi: Diện tích 2.000 m2 trở lên đối với
xã đồng bằng và 1.200 m2 trở lên đối với xã trung du, miền núi; có
sân thể dục thể thao, sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân bóng bàn, hoặc bể bơi…
- Có điểm vui chơi, giải trí
và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi:
Có một hoặc các điểm vui
chơi giải trí như: Sân thể dục thể thao, sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân
bóng bàn, hoặc bể bơi... Trường hợp, xã có bể bơi thì cần có nội dung hoạt động
phòng chống đuối nước cho trẻ em, trong đó có kế hoạch và tổ chức hoạt động tập
bơi, chống đuối nước cho trẻ em hàng năm đặc biệt vào dịp hè.
- Nhà văn hóa, khu thể thao
thôn: 100% số thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ
cộng đồng đảm bảo:
+ Diện tích đất quy hoạch tối
thiểu 800 m2 (riêng nhà văn hóa 300 m2) đối với vùng đồng
bằng và 500 m2 (riêng nhà văn hóa 200 m2) đối với vùng
trung du, miền núi. Gồm các hạng mục: Nhà văn hóa xây dựng với quy mô 100 chỗ
ngồi trở lên đối với xã đồng bằng và 80 chỗ ngồi trở lên đối với xã trung du,
miền núi; nhà vệ sinh, cây xanh, khu thể thao (sân bóng chuyền, sân cầu lông,
bóng chuyền hơi..);
+ Đối với các xã vùng đồng bằng
đã đạt chuẩn giai đoạn 2011-2016, nếu chưa đảm bảo diện tích tối thiểu 800m2
thì quy hoạch mở rộng thêm tại chỗ hoặc có thể ở một vị trí khác.
b) Các trường hợp được xem
xét đạt các chỉ tiêu của tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa:
- Trường hợp xã sử dụng Hội
trường Ủy ban nhân dân xã làm nhà văn hóa xã, hoặc Trung tâm học tập cộng đồng;
thôn sử dụng nhà trẻ, mẫu giáo, đình làng, nhà văn hóa đã xây dựng từ trước hoặc
dùng chung nhà văn hóa với thôn khác (các thôn có địa giới hành chính gần nhau,
số dân ít có thể sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một nhà văn hóa liên thôn) đảm
bảo đầy đủ cơ sở vật chất, được sự đồng ý của nhân dân, các đoàn thể địa phương
và tổ chức quản lý Đình làng thì được xem xét đánh giá đạt chuẩn. Tuy nhiên, xã
phải có quy hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng cụ thể đảm bảo các tiêu chí theo định;
- Trường hợp thôn có khu
trung tâm văn hóa thể thao xã nằm trên địa bàn thì không nhất thiết phải xây
nhà văn hóa, khu thể thao thôn và coi như đạt chuẩn;
- Tùy vào điều kiện thực tế
của từng xã, địa điểm công trình văn hóa, thể thao xã, thôn có thể liền kề hoặc
tách rời nhau;
- Đối với những xã đã có các
thiết chế tương đương các phòng chức năng (không nhất thiết phải liền kề, mà có
thể tách rời nhau trong khuân viên Ủy ban nhân dân xã) như đài truyền thanh,
thư viện,…thì tu sửa lại cho phù hợp tiêu chí, không phải xây mới và được đánh
giá đạt chuẩn;
- Đối với hạng mục Nhà luyện
tập thể thao, không nhất thiết các xã phải xây dựng. Trường hợp, xã có nhu cầu
và điều kiện xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các sở, ngành
liên quan thẩm định cụ thể, đảm bảo công trình sau khi hoàn thành phát huy hết
công năng sử dụng và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản;
- Trường hợp diện tích Trung
tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn ở các xã được công nhận đạt chuẩn từ năm
2013-2016 chưa đủ và xã đang phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2017 - 2020 chưa thể
mở rộng diện tích theo Quy định này thì phải có kế hoạch, quy hoạch mở rộng đảm
bảo đủ diện tích, đồng thời bổ sung các hạng mục còn thiếu.
7. Tiêu chí Cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn
a) Xã đạt tiêu chí Cơ sở hạ
tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong 02 yêu cầu sau:
- Có Chợ theo quy hoạch đạt
chuẩn theo quy định, cụ thể:
+ Về mặt bằng xây dựng và
quy hoạch chợ: Chợ nằm trong quy hoạch mạng lưới chợ của tỉnh, phù hợp với quy
hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt; điểm kinh doanh trong chợ phải được bố
trí sắp xếp theo ngành hàng, nhóm hàng, bảo đảm trật tự văn minh thương mại, an
toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, phù hợp với thiết kế xây dựng chợ, quy
chuẩn tối thiểu 3m2/điểm; diện tích đất xây dựng chợ từ 3.000 -
5.000 m2(đối với chợ xây mới); đối với những chợ truyền thống không
có điều kiện mở rộng mà vẫn đảm bảo quy mô diện tích từ 1.500 m2 trở
lên thì giữ nguyên diện tích hiện có;
+ Các hạng mục xây dựng chợ:
Nhà chợ chính phải đảm bảo kiên cố, hay bán kiên cố theo quy định tại Nghị định
số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ,
Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ; có khu kinh doanh ngoài trời, ki ốt (nếu
có), đường bê tông nội bộ trong chợ; có biển hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và
số điện thoại liên hệ với tổ chức quản lý chợ; có khu vệ sinh, khu thu gom rác
thải và có phương án xử lý rác thải; có hệ thống điện chiếu sáng theo quy định
đảm bảo hoạt động của chợ; có bãi để xe, bảo đảm trật tự an toàn trong chợ; có
hệ thống cống, rãnh thoát nước hợp vệ sinh môi trường; có hệ thống nước sạch hợp
vệ sinh đảm bảo cho hoạt động trong chợ; có phương án và thiết bị phòng cháy chữa
cháy trong chợ theo quy định;
+ Về điều hành quản lý chợ:
Có tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân xã quy định, có nội quy hoạt động được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và niêm yết công khai tại chợ, theo Quyết định số
48/2011/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mẫu nội quy về
chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; các hàng hóa dịch vụ kinh doanh trong chợ
không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Có cơ sở bán lẻ khác (siêu
thị mi ni hoặc cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp) đạt chuẩn
theo quy định: Việc đánh giá cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn đạt chuẩn theo quy định
thực hiện theo Chương II Mục II Quyết định số 4800/2016/QĐ-BCT ngày 08/12/2016
của Bộ Công thương.
b) Trường hợp xã có cơ sở hạ
tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng hoặc xã không có cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn trong quy hoạch thì sẽ không xem xét Tiêu chí Cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn.
8. Tiêu chí Thông tin và
Truyền thông
a) Xã đạt chuẩn tiêu chí về
Thông tin và Truyền thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Xã có ít nhất 01 điểm phục
vụ bưu chính đáp ứng được các quy định:
+ Có mặt bằng, trang thiết bị
phù hợp với hình thức tổ chức cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ thực tế của địa
phương;
+ Có treo biển tên điểm phục
vụ, số điện thoại liên hệ, thùng thư công cộng;
+ Niêm yết công khai giờ mở
cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính đang cung ứng tại điểm phục vụ;
+ Thời gian mở cửa phải đảm
bảo tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc;
+ Tối thiểu phải cung ứng: Dịch
vụ thư có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg; dịch vụ phát hành
báo chí công ích; dịch vụ gói kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 05 kg.
- Xã có dịch vụ viễn thông,
internet:
+ 100% số thôn trên địa bàn
xã được đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu một trong hai loại dịch vụ điện thoại:
Cố định hoặc di động mặt đất;
+ 100% số thôn trên địa bàn
xã được đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu một trong hai loại dịch vụ truy nhập
internet: Băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất;
+ Trường hợp chưa đáp ứng điều
kiện nêu trên thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn
thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy nhập
internet cho nhân dân địa phương.
- Xã có đài truyền thanh và
hệ thống loa đến các thôn:
+ Có đài truyền thanh hữu
tuyến hoặc vô tuyến (có dây hoặc không dây) được thiết lập theo đúng hướng dẫn
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ 100% số thôn trong xã có hệ
thống loa truyền thanh hoạt động ổn định.
- Xã có ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý, điều hành:
+ Có máy vi tính phục vụ
công tác của cán bộ, công chức, với hệ số máy vi tính/số cán bộ, công chức của
xã đạt tối thiểu là 0,3;
+ Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân xã có máy vi tính kết nối mạng internet băng rộng;
+ Xã có sử dụng ít nhất hai
(02) trong các phần mềm ứng dụng sau: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ
thống thư điện tử công vụ của tỉnh, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ
phận một cửa; cổng/trang thông tin điện tử (có chức năng phục vụ công tác quản
lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở lên).
Dịch vụ công trực tuyến mức
độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình, thời
gian thực hiện và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo
thông tin để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Các xã đã đạt chuẩn nông
thôn mới giai đoạn 2011-2016 phải tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng
tiêu chí Thông tin và Truyền thông theo tiêu chuẩn mới giai đoạn 2017-2020.
9. Tiêu chí Nhà ở dân cư
Xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư
khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Trên địa bàn xã không còn
hộ gia đình ở nhà tạm, dột nát.
b) Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở
đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đạt từ 90% trở lên đối với xã đồng bằng và 75% trở
lên đối với xã trung du, miền núi. Trong đó, nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng
phải đảm bảo các yêu cầu:
- Đảm bảo 3 cứng (nền,
khung, mái cứng) và diện tích nhà ở đảm bảo: Đạt 14 m2/người trở lên
với xã đồng bằng; 10 m2 trở lên với xã trung du, miền núi. Diện tích
tối thiểu một căn nhà từ 24 m2 trở lên (đối với hộ đơn thân diện
tích tối thiểu một căn nhà từ 18 m2 trở lên). Bộ phận nền, khung,
mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm
từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy;
- Niên hạn sử dụng từ 20 năm
trở lên;
- Các công trình phụ trợ
như: Bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh, thuận tiện
cho sinh hoạt; kiến trúc nhà phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng
dân tộc, vùng miền.
10. Tiêu chí Thu nhập
Xã đạt chuẩn về tiêu chí Thu
nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm đạt mức quy định tối thiểu trở
lên theo từng vùng, từng năm cụ thể như sau:
- Năm 2017: 37 triệu đồng
(xã đồng bằng), 26 triệu đồng (xã trung du, miền núi);
- Năm 2018: 41 triệu đồng
(xã đồng bằng), 30 triệu đồng (xã trung du, miền núi);
- Năm 2019: 45,5 triệu đồng
(xã đồng bằng), 33 triệu đồng (xã trung du, miền núi);
- Năm 2020: 50 triệu đồng
(xã đồng bằng), 36 triệu đồng (xã trung du, miền núi). Ủy ban nhân dân xã tự tổ
chức điều tra, tính toán theo hướng dẫn của ngành Thống kê. Chi cục Thống kê
huyện có trách nhiệm hướng dẫn các xã điều tra và tính toán, đồng thời thẩm định
trình Ủy ban nhân dân huyện công nhận, báo cáo kết quả về Cục Thống kê.
11. Tiêu chí Hộ nghèo
Xã đạt tiêu chí Hộ nghèo khi
có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã bằng hoặc thấp hơn mức quy định của vùng: 2%
đối với xã đồng bằng; 12% đối với xã trung du, miền núi.
Việc đánh giá, xác định tỷ lệ
hộ nghèo của xã được thực hiện theo Điều II, Mục 11, Chương II Quyết định số
69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
12. Tiêu chí Lao động có
việc làm
Xã đạt tiêu chí Lao động có
việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có
khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
Cách tính:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động
|
=
|
Số người có việc làm trong độ tuổi lao động
|
x 100%
|
Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động
|
13. Tiêu chí Tổ chức sản
xuất
Xã đạt tiêu chí Tổ chức sản
xuất khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Xã có hợp tác xã hoạt động
theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 khi có ít nhất 01 hợp tác xã đạt
các yêu cầu:
- Tổ chức, hoạt động theo
quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012;
- Có ít nhất 01 loại dịch vụ
cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
- Kinh doanh có lãi liên tục
trong 02 năm tài chính gần nhất hoặc 01 năm tài chính đối với hợp tác xã mới
thành lập dưới 02 năm;
- Có quy mô lớn phù hợp với
lĩnh vực hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012; khuyến khích hình
thành các hợp tác xã có quy mô lớn có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của người
dân trên địa bàn.
b) Xã có mô hình liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững khi: Trên địa bàn xã có
mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết
ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02)
chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác và được sản xuất theo quy trình và
chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.
14. Tiêu chí Giáo dục và
Đào tạo
Xã đạt tiêu chí về Giáo dục
và Đào tạo khi đáp ứng 03 yêu cầu sau:
a) Đạt phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập
giáo dục trung học cơ sở.
b) Có tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp)
đạt từ 90% trở lên đối với xã đồng bằng, 70% trở lên đối với xã trung du, miền
núi.
c) Tỷ lệ lao động có việc
làm qua đào tạo đạt từ 45% trở lên đối với xã đồng bằng, 25% trở lên đối với xã
trung du, miền núi.
15. Tiêu chí Y tế
Xã đạt tiêu chí về Y tế khi
đáp ứng 03 yêu cầu sau:
a) Có tỷ lệ người dân tham
gia bảo hiểm y tế đạt mức quy định từng năm: Năm 2017, 2018 đạt từ 85% trở lên;
năm 2019 đạt từ 87,7% trở lên và năm 2020 đạt từ 90,2% trở lên.
b) Xã đạt tiêu chí quốc gia
về y tế.
c) Có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) bằng hoặc thấp hơn mức quy
định vùng: 13,9% đối với xã đồng bằng và 26,7% đối với xã trung du, miền núi.
16. Tiêu chí Văn hóa
Xã đạt chuẩn tiêu chí về Văn
hóa khi có từ 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.
Việc đánh giá thôn đạt tiêu
chuẩn văn hóa thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của
Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Về trình tự thủ tục xét công nhận “ Xã đạt
chuẩn về văn hóa nông thôn mới” Thực hiện theo Thông tư 17/2011/BVHTTDL ngày
02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn,
trình tự, thủ tục xét công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
17. Tiêu chí Môi trường
và an toàn thực phẩm
Xã đạt chuẩn tiêu chí về Môi
trường và an toàn thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sạch hợp vệ sinh: Đạt 98% trở lên đối với xã đồng bằng (≥ 65% sử dụng nước sạch)
và 90% trở lên đối với xã trung du, miền núi (≥ 50% sử dụng nước sạch).
b) Có 100% cơ sở sản xuất -
kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường:
- Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về
môi trường, bao gồm:
+ Báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường
đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ
môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số
19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy
phép khai thác, xả thải nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có);
+ Phương án bảo vệ môi trường
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Thực hiện các nội dung về
bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên về phân loại, xử lý chất
thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn); nộp phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải;...
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản
phải đảm bảo: Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng
hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
- 100% các làng nghề trên địa
bàn quản lý (nếu có) phải đảm bảo:
+ Thực hiện đúng quy định của
địa phương về bảo vệ môi trường;
+ Có phương án bảo vệ môi
trường làng nghề;
+ Có kết cấu hạ tầng bảo đảm
thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định;
+ Có tổ chức tự quản về bảo
vệ môi trường.
c) Đạt xây dựng cảnh quan,
môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn:
- Các khu vực công cộng
không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất mỹ quan;
- Hồ ao, kênh mương, bờ đê,
đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
d) Mai táng phù hợp với quy
định và theo quy hoạch:
Việc mai táng phải được thực
hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa từng dân
tộc và phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại. Ngoài ra, nghĩa trang được xây
dựng đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Về quy hoạch nghĩa
trang:
- Đối với nghĩa trang được
quy hoạch mới:
+ Phải nằm trong quy hoạch
xây dựng nông thôn mới được duyệt;
+ Có 2 khu chôn cất: Mai
táng (hung táng) và cát táng;
+ Các ngôi mộ chôn cất phải
đúng theo hàng lối, đảm bảo quy cách, kích thước theo quy định tại Thông tư số
01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, về kích thước mộ và huyệt mộ tối
đa như sau:
Loại mộ
|
Kích thước
|
Mộ hung táng hoặc chôn cất
1 lần
|
Mộ (dài x rộng x cao): 2,4
m x 1,4 m x 0,8 m
|
Huyệt mộ (dài x rộng x
sâu): 2,2 m x 0,9 m x 1,5 m
|
Mộ cát táng và mộ chôn cất
lọ tro cốt sau hỏa táng
|
Mộ (dài x rộng x cao): 1,5
m x 1 m x 0,8 m
|
Huyệt mộ (dài x rộng x
sâu): 1,2 m x 0,8 m x 0,8 m
|
- Đối với nghĩa trang đã có
được quy hoạch: Cải tạo các khu mộ đã có, khu chưa có mộ phải quy hoạch thành
đường lối và đúng hướng dẫn nêu trên.
(2) Về hạ tầng kỹ thuật: Có
tối thiểu 5 hạng mục gồm: Khu tập kết, tiêu hủy chất thải; cổng xây; đường (trục
chính, đường nhánh); hàng rào xung quanh (khuyến khích bằng cây xanh); nhà tưởng
niệm.
e) Chất thải rắn trên địa
bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu
gom, xử lý theo quy định:
- Về nước thải:
+ Mỗi khu dân cư tập trung của
thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu
thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập
úng;
+ Có điểm thu gom nước thải
và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nước thải trước khi đổ vào các kênh, mương,
sông, hồ.
- Về chất thải rắn:
+ Không để xảy ra tình trạng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông
nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng
bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường;
+ Có phương án phù hợp để
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ
sinh, trong đó nêu rõ: Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển; chủng loại, số lượng
phương tiện vận chuyển; cách thức phân loại; tần suất, lịch trình thu gom đối với
từng cụm dân cư; vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
- Điểm tập kết chất thải rắn
trong khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.
- Có hương ước, quy ước đối
với từng khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện
đúng các quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.
g) Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà
tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt mức quy định (≥
90% xã Đồng bằng; ≥ 70% xã Trung du, miền núi):
- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải
đảm bảo các điều kiện sau:
+ Được xây dựng khép kín với
diện tích tối thiểu 0,6 m2;
+ Chất thải nhà vệ sinh
không thải trực tiếp ra môi trường;
+ Có biện pháp cô lập được
phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và
động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn);
+ Không tạo môi trường cho
ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
+ Không gây mùi hôi, khó chịu.
- Nhà tắm hợp vệ sinh
đảm bảo các điều kiện: Kín đáo có tường bao, có mái che; nước thải phải được xử
lý và xả đúng nơi quy định.
- Bể chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện:
+ Phải có dung tích đủ lớn để
đáp ứng nhu cầu sử dụng; sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có
thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với
đặc điểm của từng vùng (bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông; lu
trữ nước xi măng theo quy định; lu sành, khạp, chum, vại < 200 lít; dụng cụ
trữ nước sinh hoạt bằng inox, nhựa);
+ Bể, dụng cụ trữ nước sinh
hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào
đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn;
+ Vệ sinh bể trữ, lu vại trước
khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần
thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi;
- Đảm bảo 3 sạch: Sạch
nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không,
3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
h) Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng
trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt mức quy định (≥ 80% xã Đồng bằng;
≥ 60% xã Trung du, miền núi):
Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn
nước; được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; có đủ hồ sơ,
thủ tục về bảo vệ môi trường như đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; chất thải
chăn nuôi phải được thu gom và xử lý; không xả, chảy tràn ra khu vực xung
quanh; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
i) Có 100% hộ gia đình và cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực
phẩm. Cụ thể cần cung cấp các tài liệu chứng minh gồm:
- Danh sách thống kê các hộ
gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn (tên hộ gia đình
và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh
doanh). Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời
điểm tổ chức đánh giá.
- Thông tin việc tuân thủ
quy định về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh
thực phẩm tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:
+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp);
+ Ngày làm bản ký cam kết bảo
đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đình và cơ sở;
+ Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm
tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
của cơ quan chức năng.
18. Tiêu chí Hệ thống
chính trị và tiếp cận pháp luật
Xã đạt chuẩn tiêu chí về Hệ
thống chính trị và tiếp cận pháp luật khi đáp ứng 6 yêu cầu sau:
a) Cán bộ, công chức xã đạt
chuẩn: Có 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định, cụ thể:
- Cán bộ xã đạt chuẩn khi
đáp ứng các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định số
114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn; Quyết định số 04/QĐ- BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban
hành quy định, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Công chức xã đạt chuẩn khi
đáp ứng được các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định
số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức, xã phường thị trấn;
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
b) Có đủ các tổ chức trong hệ
thống chính trị cơ sở theo quy định:
Hệ thống tổ chức chính trị ở
cấp xã (Tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) được thành lập
theo quy định của cấp có thẩm quyền.
c) Đảng bộ, chính quyền xã đạt
tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh“:
- Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn
“Trong sạch vững mạnh” khi đáp ứng yêu cầu theo quy định của Ban Tổ chức Trung
ương tại Hướng dẫn số 27- HD/BTCTW ngày 25/9/2014 về kiểm điểm tập thể, cá nhân
và đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm;
- Chính quyền xã đạt tiêu
chuẩn “Trong sạch vững mạnh” khi đáp ứng yêu cầu và được chính quyền cấp huyện
công nhận.
d) Có 100% tổ chức chính trị
- xã hội của xã đạt loại khá trở lên, được tổ chức chính trị - xã hội cấp trên
đánh giá, công nhận đạt danh hiệu.
e) Xã đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật theo quy định khi đáp ứng các yêu cầu về các tiêu chí tiếp cận pháp
luật và điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết
định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về
xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
f) Đảm bảo bình đẳng giới và
phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương
trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. Cụ thể:
- Có ít nhất một (01) nữ
lãnh đạo ở xã (gồm các chức danh: Bí thư Đảng ủy xã; Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
xã;...);
- 100% phụ nữ thuộc hộ
nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn
ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức;
- Không có trường hợp tảo
hôn, cưỡng ép kết hôn;
- Mỗi tháng có ít nhất 02
chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã;
- Có ít nhất 01 mô hình địa
chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình
tại cộng đồng đạt chuẩn.
19. Tiêu chí Quốc phòng
và An ninh
Xã đạt chuẩn tiêu chí về Quốc
phòng và An ninh khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Xây dựng lực lượng dân
quân “Vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng, cụ thể:
- Xây dựng Ban chỉ huy quân
sự và dân quân xã: Đảm bảo số lượng cán bộ, trình độ chuyên môn và nơi làm việc
theo quy định của pháp luật; tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18%
trở lên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định;
thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng
viên.
- Xây dựng lực lượng dân
quân “Vững mạnh, rộng khắp”:
+ Tổ chức xây dựng lực lượng,
biên chế, trang bị: Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều
7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn một
số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân
tự vệ; hàng năm,
Ban chỉ huy Quân sự tham mưu
cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân
quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ; Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông
tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang
bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ;
+ Huấn luyện: Hàng năm các đối
tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời
gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của
Bộ Quốc phòng;
+ Hoạt động: Thực hiện theo
Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành Quy định việc
phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới,
biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và
phòng, chống cháy rừng.
- Hoàn thành các chỉ tiêu về
quốc phòng:
+ Có đầy đủ các kế hoạch
theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng;
+ Hoàn thành 100% chỉ tiêu
tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu Chủ tịch UBND cấp huyện
giao, đảm bảo chất lượng;
+ 100% quân nhân hoàn thành
nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản
lý chặt chẽ;
+ 100% quân nhân dự bị và
phương tiện kỹ thuật xếp trong kế hoạch động viên được đăng ký, quản lý chặt chẽ
theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh;
+ Hàng năm tổ chức tốt trình
tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ
tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký
nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo
quy định của pháp luật;
+ Lập danh sách lực lượng
dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu
nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao;
+ Chủ trì phối hợp thực hiện
có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp
trên;
+ Phối hợp thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và
nhân dân, công tác vận động quần chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội;
tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh
toàn diện.
b) Xã đạt chuẩn an toàn về
an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên, khi đáp ứng được các yêu cầu:
- Hàng năm Đảng ủy có Nghị
quyết, Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ
chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở;
- Không có khiếu kiện đông
người kéo dài, khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật;
- Không để xảy ra các vụ trọng
án trên địa bàn;
- Các loại tội phạm, tệ nạn
xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút....) và các vi phạm pháp luật khác
được kiềm chế, giảm so với năm trước (thời điểm đề nghị công nhận xã đạt chuẩn
an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên).
- Xã được công nhận đạt tiêu
chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA
ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ
quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;
không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự.
- Lực lượng công an xã được
xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn
của Bộ Công an.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5.
Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan theo dõi việc thẩm tra, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu
chí nông thôn mới của các huyện, thành, thị; tham mưu với UBND tỉnh tổ chức thẩm
định kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới cho các xã đủ điều kiện xét
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Các sở, ban, ngành liên
quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công có hướng dẫn cụ thể tiêu chí, nội dung phụ trách (nếu cần thiết - đảm
bảo không thấp hơn nội dung Bộ tiêu chí nêu tại Điều 3 Quy định này); chỉ đạo,
đôn đốc các địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phối hợp
chặt chẽ trong thực hiện trình tự, thủ tục thẩm tra, thẩm định, đánh giá kết quả
thực hiện. Cụ thể, các sở, ngành phụ trách như sau:
- Sở Xây dựng: Tiêu chí Quy
hoạch (số 01), tiêu chí Nhà ở dân cư (số 09).
- Sở Giao thông Vận tải:
Tiêu chí Giao thông (số 02).
- Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn: Tiêu chí Thủy lợi (số 03); nội dung 17.1 và phối hợp với Sở Y
tế về nội dung 17.8 thuộc tiêu chí 17.
- Sở Công thương: Tiêu chí
Điện (số 4), tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (số 07); phối hợp với
Sở Y tế về nội dung 17.8 thuộc tiêu chí 17.
- Sở Giáo dục & Đào tạo:
Tiêu chí Trường học (số 05), tiêu chí Giáo dục và Đào tạo (số 14).
- Sở Văn hóa, Thể thao &
Du lịch: Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (số 06) và Văn hóa (số 16).
- Sở Thông tin & Truyền
thông: Tiêu chí Thông tin và Truyền thông (số 8).
- Sở Lao động, Thương binh
& Xã hội: Tiêu chí Hộ nghèo (số 11); tiêu chí Lao động có việc làm (số 12)
và nội dung 14.3 thuộc tiêu chí số 14; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên
quan về nội dung 18.6 thuộc tiêu chí số 18 và tổng hợp tiêu chí Thu nhập (số
10).
- Liên Minh Hợp tác xã tỉnh:
Tiêu chí Tổ chức sản xuất (số 13)
- Sở Y tế: Tiêu chí Y tế (số
15) và chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Công về nội dung 17.8
thuộc tiêu chí 17.
- Sở Tài nguyên & Môi
trường: Các nội dung 17.2, 17.3, 17.4, 17.5; 17.6, 17.7 thuộc tiêu chí số 17. Tổng
hợp chung tiêu chí 17
- Sở Nội vụ: Các chỉ tiêu:
18.1, 18.2, 18.3, 18.4 thuộc Tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
(số 18). Tổng hợp chung tiêu chí 18
- Sở Tư pháp: Chỉ tiêu 18.5
“Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” thuộc tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và
tiếp cận pháp luật.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Chỉ tiêu xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các
chỉ tiêu quốc phòng thuộc tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh.
- Công an tỉnh: Chỉ tiêu xã
đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên thuộc tiêu chí
số 19 về Quốc phòng và An ninh.
- Cục Thống kê: Hướng dẫn
tính toán tiêu chí Thu nhập, theo dõi, đánh giá hàng năm, tổng hợp kết quả Báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời gửi Sở Lao động, Thương binh & Xã hội.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc;
các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành hướng dẫn
các nội dung phụ trách và tham gia vào trình tự, thủ tục thẩm tra, thẩm định
theo quy định.
Điều 6.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
xây dựng kế hoạch các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới; kế hoạch duy trì và
nâng cao các tiêu chí; chịu trách nhiệm rà soát, thẩm tra mức độ đạt chuẩn tiêu
chí của các xã.
Chỉ đạo, hướng dẫn các xã
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn
2017-2020; kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
2. Ủy ban nhân dân xã tổ chức
thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới; tăng cường vận động sự tham gia, đóng
góp của cộng đồng, phát huy dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.
Điều 7.
Hiệu lực thi hành
1. Các cơ quan Nhà nước, tổ
chức có liên quan trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới,
ngoài áp dụng các quy định tại văn bản này, còn áp dụng các quy định, hướng dẫn
được trích dẫn kèm theo và các văn bản (liên quan) có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Khi văn bản trích dẫn và các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều chỉnh,
thay đổi thì được áp dụng theo quy định, hướng dẫn mới có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình tổ chức
thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các địa phương phản
ánh về Sở Nông nghiệp&PTNT và các sở, ngành phụ trách tiêu chí để tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.