HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2017/NQ-HĐND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 13 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG, GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP LẦN THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật việc làm ngày 16
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ
trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư số
45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về
chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 tháng 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ
trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư số
15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử
dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 4597/TTr-UBND
ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị
quyết quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2017 - 2020;
Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo
luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai
đoạn 2017 - 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh việc đưa lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống và kỹ năng, tác phong nghề nghiệp của người lao động góp phần giảm
nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
b) Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2017 - 2020, phấn đấu đưa 2.600 lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, có ít nhất 300 lao động thuộc hộ nghèo, cận
nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân tộc thiểu số, thân nhân của người
có công với cách mạng.
Chỉ tiêu xuất khẩu lao động theo từng năm, cụ thể:
- Năm 2017: 330 người
- Năm 2018: 500 người
- Năm 2019: 770 người
- Năm 2020: 1.000 người.
2. Đối tượng điều chỉnh, phạm
vi áp dụng
a) Đối tượng điều chỉnh:
Tất cả người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua các
doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp của nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư
ra nước ngoài; người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân.
b) Phạm vi áp dụng:
Thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến
năm 2020.
3. Chính sách hỗ trợ người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo
nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để đi làm
việc ở nước ngoài
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào
dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ
chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm
thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 16, Mục 4 Thông tư số
15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử
dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 - 2020.
- Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo cư trú ở địa bàn không thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Quyết
định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất; thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 4
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng được hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch số
09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ
trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Trường hợp người lao động đồng thời thuộc hai hay nhiều đối
tượng được hỗ trợ, hoặc các huyện, thành phố, thị xã có mức hỗ trợ cao hơn thì
được lựa chọn áp dụng theo mức có lợi nhất cho người lao động và chỉ được hưởng
một lần các khoản hỗ trợ.
Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng
kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài cho người
lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất được bố trí từ
nguồn kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hỗ trợ vay vốn
- Người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh
đăng ký đi xuất khẩu lao động nếu có nhu cầu được vay vốn tín chấp với mức vay
tối đa 50 triệu đồng/người theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Chính phủ quy định
theo từng thời kỳ từ nguồn vốn ủy thác của ngân sách các cấp chính quyền địa
phương cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
- Riêng các đối tượng: người lao động là người dân tộc thiểu
số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp;
thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi xuất khẩu lao động
theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính
phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
Hằng năm, UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã và thành phố
Huế xây dựng dự toán kinh phí của ngân sách cấp mình ủy thác qua Ngân hàng
Chính sách xã hội cho vay đi lao động nước ngoài theo hợp đồng để trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định tại kỳ họp thường kỳ cuối năm của Hội đồng
nhân dân.
c) Chính sách hỗ trợ đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng đối với người bị thiệt hại do sự cố môi trường biển
Thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi
thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh
hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế” và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành từ nguồn kinh phí bồi
thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.
d) Xử lý rủi ro khi
tham gia lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
Đối với những lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở
nước ngoài sẽ được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại điểm a khoản
3 Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ.
4. Giải pháp thực hiện:
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và sự vào cuộc của Mặt trận, đoàn thể các cấp đối với công tác đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình đưa người lao
động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh; hướng dẫn
các huyện, thị xã và thành phố Huế củng cố hoặc thành lập Ban chỉ đạo địa
phương.
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện
công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn
với sự tham gia đồng bộ của các ngành chức năng và Mặt trận, đoàn thể.
b) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trên các
phương tiện thông tin đại chúng tác động tích cực của chương trình đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thông tin tuyên truyền bằng
nhiều hình thức: bản tin, phóng sự,... về người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
- Thường xuyên thông tin về các chương trình đi lao động ở
nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như các
chương trình do doanh nghiệp thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng
về điều kiện tuyển chọn, quy trình đào tạo, chi phí xuất cảnh… để lao động biết
đăng ký tham gia.
- Tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức về lao động đi làm
việc nước ngoài theo hợp đồng cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng việc đưa
cán bộ về tư vấn xuất khẩu lao động trực tiếp đến với người lao động tại cơ sở
xã, phường, thị trấn.
c) Khai thác thị trường lao động nước ngoài
- Hàng năm, tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý và phân
tích, dự báo thị trường lao động (cập nhật cơ sở dữ liệu cung lao động; cơ sở dữ
liệu người lao động làm việc ở nước ngoài; khảo sát, phân tích, dự báo thị trường
lao động,…) để định hướng cho việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực phục vụ đi
lao động ở nước ngoài.
- Tập trung khai thác các thị trường có thu nhập cao, tình
hình an ninh chính trị và kinh tế - xã hội ổn định và đang có nhu cầu tiếp nhận
lao động Việt Nam vào làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa liên
bang Đức,…
- Tham gia các Chương trình đưa lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và
lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang làm việc ở Hàn Quốc theo chương
trình Visa E7 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Khai thác các thị trường tiếp nhận lao động mà tỉnh có lợi
thế, trong đó, tập trung vào các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, may mặc,
chế biến thực phẩm, nông nghiệp ở thị trường Nhật Bản; các nghề chế tạo, điện,
điện tử, đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc; công nhân nhà máy, khán hộ công bệnh viện ở
Đài Loan và một số ngành nghề phục vụ ở các nước Trung Đông.
d) Tạo nguồn lao động để đưa đi lao động ở nước ngoài
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng
cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.
- Đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học
nghề, học ngoại ngữ để tham gia lao động nước ngoài.
- Thường xuyên tổng hợp nhu cầu đi lao động nước ngoài của địa
phương từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động
đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng gặp gỡ người dân để tư vấn, tuyển lao động
đi làm việc ở nước ngoài.
- Tạo điều kiện để các đơn vị có chức năng đưa người lao động
đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo
nghề sát với thực tế công việc của phía đối tác nước ngoài yêu cầu. Việc đào tạo
cần được áp dụng cả trước và sau khi trúng tuyển để người lao động có thể nhanh
chóng tiếp cận với công việc mới khi sang nước ngoài.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các Hội nghị về công tác đưa
người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng với sự tham gia của các cấp
chính quyền, các cơ sở đào tạo, đơn vị có chức năng đưa người lao động đi làm
việc nước ngoài theo hợp đồng và người lao động.
đ) Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các sở, ngành có liên quan với
các địa phương và với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc nước ngoài
theo hợp đồng. Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả công tác đưa người lao động đi
làm việc nước ngoài theo hợp đồng của địa phương; thường xuyên có chế độ trao đổi
thông tin với các địa phương, doanh nghiệp để nghe các ý kiến phản hồi và có những
giải pháp điều chỉnh phù hợp.
- Các cấp chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, giám
sát, theo dõi để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, đồng thời
khen thưởng, động viên các địa phương, đơn vị và doanh nghiệp thực hiện tốt
công tác này.
5. Nguồn kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 23,560 tỷ đồng
Trong đó:
a) Ngân sách Trung ương: 10,800 tỷ đồng
b) Ngân sách tỉnh: 12,760 tỷ đồng
Ngoài các nguồn kinh phí trên còn sử dụng các nguồn kinh phí
sau:
- Nguồn kinh phí
của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho người lao động bị thu hồi đất.
- Nguồn kinh phí
để thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi
phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố
môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy
ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết
này theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
3.
Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Nghị quyết này được cơ quan có thẩm
quyền ban hành văn bản mới thay thế thì thực hiện theo quy định của các văn bản
mới ban hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017./.