HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/2024/NQ-HĐND
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH
NỘI DUNG CHI, MỨC CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng
5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng
12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến
công;
Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng
3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí
khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 64/2024/TT-BTC ngày 28 tháng
8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Tờ
trình số 488/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2024 về việc quy định nội dung chi, mức
chi cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội; báo cáo thẩm tra số 157/BC-
BKTNS ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân
Thành phố; báo cáo giải trình số 473/BC-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội
đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này
“Quy định nội dung chi, mức chi cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội”.
Trường hợp văn bản được dẫn chiếu tại Nghị quyết
này được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng các văn bản khác của cấp thẩm quyền thì
áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội
đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát
việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội phối hợp tuyên truyền và tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố
Hà Nội khoá XVI, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công thương, Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn ĐBQH Thành phố;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBNDTP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Trang TTĐT của Đoàn ĐBQH&HĐND TP;
- Trung tâm Thông tin điện tử TP;
-Lưu:VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG CHI, MỨC
CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định nội dung chi, mức chi cho các hoạt động
khuyến công thành phố Hà Nội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và
nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội; Trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc
thành phố được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và
vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội áp dụng sản xuất sạch hơn.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.
Chương II
NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI
Điều 3. Nội dung chi hoạt động khuyến công Thành
phố
1. Đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn, gắn lý
thuyết với thực hành theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo
việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động.
2. Hỗ trợ hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội
thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước, ngoài nước
để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn
trong sản xuất công nghiệp; đào tạo khởi sự doanh nghiệp; thành lập doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn; mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ứng dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ tiên tiến, hiện đại và chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
4. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn
tiêu biểu; tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công
mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong
và ngoài nước. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu; hỗ trợ đầu tư các phòng
trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại
khác.
5. Hoạt động tư vấn: Lập dự án đầu tư, marketing;
quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên
doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói;
ứng dụng công nghệ - thiết bị mới; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp
cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công
nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà
nước.
6. Tổ chức các cuộc thi, cuộc vận động trong lĩnh
vực khuyến công; xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản
các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp
và các hình thức thông tin đại chúng khác và phát triển công thương.
7. Hợp tác quốc tế về khuyến công:
a) Xây dựng các chương trình, đề án, dự án hợp tác
quốc tế về hoạt động khuyến công và sản xuất sạch hơn.
b) Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến
công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất
sạch hơn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt
Nam thông qua hội nghị, hội thảo và diễn đàn.
c) Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác
khuyến công theo các chương trình hợp tác quốc tế và các chương trình, đề án
học tập khảo sát ngoài nước.
8. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện
hoạt động khuyến công:
a) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công.
b) Tổ chức tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong
nước; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công;
xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về
khuyến công, sản xuất sạch hơn.
c) Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội.
d) Xây dựng chương trình khuyến công từng giai đoạn
và kế hoạch khuyến công hàng năm.
đ) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực
hiện các chương trình, đề án khuyến công.
9. Các khoản chi khác phục vụ công tác khuyến công bao
gồm: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định;
văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê
xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, đề án
khuyến công; chi khác (nếu có).
Điều 4. Mức chi hoạt động khuyến công
1. Mức chi chung của hoạt động khuyến công
a) Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu
đào tạo theo Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 08 năm 2018 của Bộ Tài chính
hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình
môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
b) Chi tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề áp dụng
theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính;
Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ
Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp
và đào tạo dưới 3 tháng (bao gồm hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong thời gian
học nghề cho học viên là thợ giỏi và nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp học nâng
cao để trở thành giáo viên dạy nghề).
c) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn và diễn
đàn áp dụng theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và Nghị quyết số 09/2017/NQ-
HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định một số
nội dung chi, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố.
d) Chi tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, khảo sát,
hội chợ triển lãm, hội thảo và diễn đàn tại nước ngoài: Áp dụng theo quy định hiện
hành của Thành phố về nội dung, mức chi cho các hoạt động đối ngoại của thành
phố Hà Nội.
đ) Chi tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về
công tác khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công
nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua hội
nghị, hội thảo, diễn đàn tại Việt Nam: Áp dụng theo quy định hiện hành của
Thành phố về nội dung, mức chi cho các hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội.
e) Chi tổ chức các cuộc thi, cuộc vận động về các
hoạt động khuyến công, áp dụng theo Thông tư số 55/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 5
năm 2013 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí thực
hiện Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm
2015, định hướng đến năm 2020.
g) Chi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng
lực quản lý, năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên và cán bộ khuyến công áp dụng theo
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính; Thông tư
06/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết số
11/2018/NQ-HĐND ngày 5 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc
quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành
phố.
h) Chi tổ chức các khóa đào tạo khởi sự, quản trị doanh
nghiệp áp dụng theo Thông tư 49/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ
trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
i) Chi ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng theo Thông
tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức
chi tạo lập trang thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các
cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.
k) Chi thuê chuyên gia áp dụng theo Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức
lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.
l) Chi nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện làm
việc phục vụ hoạt động khuyến công cho Trung tâm Khuyến công và Phát triển công
nghiệp thành phố Hà Nội thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về
đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản, phương tiện làm việc của Trung ương và
Thành phố.
2. Mức chi hỗ trợ để thực hiện các hoạt động khuyến
công trên địa bàn Thành phố
a) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật
Mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới, sản
xuất sản phẩm mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn
chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc
trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ 30% chi phí nhưng tối đa 1.000 triệu đồng/mô
hình.
Mô hình của các cơ sở công nghiệp nông thôn đang
hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng đê các tổ chức, cá
nhân khác học tập, bao gồm các chi phí: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công
nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức
hỗ trợ 100 triệu đồng/mô hình.
b) Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển
giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp. Mức hỗ trợ 50% chi phí nhung tối đa 300 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp
chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa 1,5 lần mức hỗ trợ ứng dụng
máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
c) Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp
nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội, bao gồm: Hỗ trợ 100% chi phí thuê
gian hàng, thông tin tuyên truyền, chi hoạt động của Ban tổ chức hội chợ triển
lãm (Khai mạc, Bế mạc, hội thảo, trình diễn sản phẩm, ...) trên cơ sở giá đấu
thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia
hội chợ, triển lãm khác trong nước, mức hỗ trợ là 80% giá thuê gian hàng.
d) Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho các
cơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí, bao
gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực
Hà Nội (bao gồm cả gian hàng Thành phố nếu có); chi phí tổ chức khai mạc nếu là
hội chợ triển lãm riêng của Hà Nội (giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh,
ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản
phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí cho cán bộ tổ
chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu thầu hoặc
trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
đ) Chi hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đi
tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài: hỗ trợ 100% chi phí vé
máy bay (loại vé hạng phổ thông), số người được hỗ trợ theo quyết định của Ủy
ban nhân dân Thành phố.
e) Chi tổ chức bình chọn và trao giấy chứng nhận
sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố:
Chi tổ chức bình chọn, trao giấy chứng nhận sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố. Mức hỗ trợ không quá 200
triệu đồng/lần.
Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu
biểu được bình chọn bao gồm: Giấy chứng nhận, khung, kỉ niệm chương và tiền
thưởng. Mức chi đạt giải cấp Thành phố 05 triệu đồng/sản phẩm đạt giải.
g) Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với
các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu
đồng/nhãn hiệu.
h) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp
nông thôn trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất,
tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công
nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng tối đa 35 triệu đồng/cơ sở.
i) Chi xây dựng các chương trình truyền hình,
truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm; Tờ rơi, tờ gấp và các hình thức
thông tin đại chúng khác. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với cơ quan
tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường
hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp thẩm quyền phê duyệt.
k) Chi hỗ trợ các phòng trưng bày để giới thiệu,
quảng bá sản phẩm tại cơ sở công nghiệp nông thôn:
Cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ
quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng/phòng
trưng bày.
Cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố: Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng
cụ quản lý dùng để trưng bày. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/phòng
trưng bày.
l) Chi quản lý, chương trình đề án khuyến công: Cơ quan
được giao nhiệm vụ quản lý kinh phí khuyến công được sử dụng tối đa 1,5% kinh
phí khuyến công được giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án,
kiểm tra, giám sát, nghiệm thu: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm
giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi
công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm
thu chương trình, đề án khuyến công; chi khác (nếu có). Các nội dung chi, mức
chi được thực hiện theo quy định hiện hành và trong phạm vi dự toán được
giao./.