Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 193/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 07/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 11 năm 2022

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025

Trên cơ sở đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 885/TTr-STTTT ngày 16/9/2022 và kết quả lấy ý kiến Ủy viên UBND thành phố bằng Phiếu theo Công văn số 3862/VP-KT ngày 20/10/2022 của Văn phòng UBND thành phố; UBND thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 với các nội dung chính như sau:

I. CĂN CỨ THỰC HIỆN

1. Các văn bản của Trung ương

a) Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

c) Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

d) Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

đ) Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

e) Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021- 2025”.

g) Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

h) Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

i) Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

k) Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

l) Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã- hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

m) Quyết định số 212/QĐ-BTTTT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 21/QĐ- TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.

n) Quyết định số 359/QĐ-BTTTT ngày 25/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 146/QĐ- TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

2. Các văn bản của Thành phố

a) Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2020-2025.

b) Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.

c) Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng triển khai thực hiện Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.

d) Chương trình số 45-CTr/TU ngày 25/02/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố.

đ) Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng về Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

e) Quyết định số 6439/QĐ-UBND ngày 29/12/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

g) Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 28/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của thành phố Đà Nẵng.

h) Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

i) Quyết định số 3836/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

II. PHẠM VI, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phạm vi

a) Phát triển nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số bao gồm: phần mềm, nội dung số, an toàn thông tin, dịch vụ CNTT, điện tử, viễn thông, tự động hóa; trong đó ưu tiên phần mềm, nội dung số, các sản phẩm tích hợp, an toàn thông tin.

b) Nhân lực CNTT, chuyển đổi số trong các nhóm đối tượng:

- Trong chính quyền (cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.

- Trong các doanh nghiệp CNTT và các DN sử dụng công nghệ số;

- Trong xã hội bao gồm các tổ chức, hiệp hội, hội và người dân.

- Các cơ sở giáo dục, đào tạo.

2. Mục đích

a) Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số của thành phố Đà Nẵng đến năm 2025; tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội dẫn đến sự chuyển dịch và thay đổi. cung cầu của số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực CNTT.

b) Dự báo về nhu cầu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số đến năm 2025.

c) Đưa ra định hướng và các nhóm giải pháp dành cho các khối quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để triển khai các nhiệm vụ đến năm 2025.

3. Yêu cầu

a) Phát triển nguồn nhân lực CNTT để ứng dụng được công nghệ, phát triển thành phố thông minh, chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển xã hội bền vững và hội nhập quốc tế.

b) Xác định đầy đủ, cụ thể các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo đảm tính khả thi để phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số,

c) Phân công trách nhiệm thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các đơn vị trong triển khai nhiệm vụ.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT

1. Tình hình nguồn nhân lực CNTT Việt Nam

Nhân lực là lợi thế cạnh tranh lớn của ngành CNTT Việt Nam. Theo tổng hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông (Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2021) tính đến cuối năm 2020 Việt Nam có 1.081.268 người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử, viễn thông, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/năm; trong đó: Nhân lực phần cứng, điện tử: 842.458 người; Nhân lực phần mềm: 149.072 người; Nhân lực nội dung số: 34.377 người và Nhân lực dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 55.361 người.

a) Trình độ và chất lượng nguồn nhân lực

- Ngành công nghiệp phần cứng, điện tử: Lao động ngành công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm 77,9% tổng số lao động ngành công nghiệp CNTT; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,3%/năm, chủ yếu trình độ trung cấp hoặc phổ thông trung học. Thu nhập bình quân đạt gần 5.000 USD/người/năm.

Lao động ngành công nghiệp phần cứng, điện tử tập trung ở các tỉnh có các doanh nghiệp FDI lớn như Bắc Ninh và Thái Nguyên. Các nhà máy của Samsung có số lao động công nghiệp phần cứng, điện tử cao nhất cả nước, chiếm gần một nửa (43%) lao động toàn ngành. Nhân lực làm trong các nhà máy này chủ yếu là công nhân tốt nghiệp phổ thông trung học và trung cấp, được doanh nghiệp đào tạo ngắn hạn.

- Ngành công nghiệp phần mềm chiếm gần 13,8% tổng số lao động ngành công nghiệp CNTT, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,2%/năm. Nhân lực làm phần mềm chủ yếu có trình độ cao đẳng và đại học. Doanh thu bình quân trên đầu người đạt gần 40.000/USD/người/năm và thu nhập bình quân đạt trên 9.500 USD/người/năm. Đối với các doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ ủy thác, xuất khẩu phần mềm thì mức thu nhập có thể tăng tới 10.000-12.000 USD/người/năm.

- Lao động ngành công nghiệp nội dung số chiếm 3,1% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp CNTT; tốc độ bình quân có xu hướng giảm. Nhân lực làm nội dung số chủ yếu có trình độ cao đẳng và đại học. Thu nhập bình quân đạt gần 7.200 USD/người/năm.

- Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế và mức lương có tính cạnh tranh cao đang là những những điểm mạnh thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đánh, giá của HackerRank, lập trình viên của Việt Nam được đánh giá đứng thứ hai trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 23 trong top 50 các quốc gia có lập trình viên tốt nhất trên thế giới; xếp thứ 5/55 nước dẫn đầu về dịch vụ gia công quy trình (BPOX và xếp thứ 28/100 nước về trò chơi trực tuyến, xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone và thiết bị văn phòng theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Nhờ vào khả năng tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ, trình độ của nhân lực CNTT Việt Nam phát triển rất nhanh và được quốc tế đánh giá cao đặc biệt là trong các xu hướng công nghệ mới. Không chỉ dừng lại ở các công đoạn đơn giản như lập trình (coding), kiểm thử (testing), các kỹ sư phần mềm Việt Nam hiện đang tham gia từ khâu nghiên cứu phát triển, thiết kế hệ thống cho các dự án CNTT lớn của các đối tác nước ngoài. Những phần mềm phục vụ thị trường nội địa 90% do các công ty Việt Nam cung cấp và gần như 100% đều do các kỹ sư Việt Nam đề xuất ý tưởng, thiết kế và lập trình.

Nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho khu vực công nói riêng chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phục vụ chuyển đổi số. Chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT trong các cơ quan, tổ chức còn nhiều hạn chế, thiếu và yếu. Trung bình mỗi đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có 4% công chức chuyên trách CNTT; ở khối tỉnh, thành phố chỉ là 1%. Nhiều đơn vị, kỹ sư CNTT phải kiêm nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ, không đảm bảo về trình, độ CNTT nên công tác tham mưu triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tại cơ quan, địa phương chưa sâu, chưa đáp ứng yêu cầu.

b) Đào tạo nhân lực CNTT

Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tại Việt Nam gồm đào tạo chính quy (đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề) và đào tạo phi chính quy. Năm học 2020-2021, trong số 242 trường đại học trên cả nước có 158 trường có đào tạo CNTT, công nghệ số. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2021 tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học ngành CNTT là 82.085 sinh viên, tăng hơn 20% so với năm học 2019-2020. Trong số 854 trường cao đẳng, trung cấp nghề trên cả nước có 442 trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành. CNTT. Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, trung cấp ngành CNTT là 738.165 sinh viên.

Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2021 được TopDev phát hành vào tháng 6/2021, trí tuệ nhân tạo (AI)/điện toán đám mây đang là lĩnh vực được nhiều lập trình viên quan tâm nhất. Lĩnh vực tiếp theo được nhiều kỹ sư CNTT tại Việt Nam quan tâm là fmtech/payment (thanh toán điện tử) và xếp thứ 3 là thương mại điện tử/bán lẻ, đặc biệt, crypto/bloclcchain đang là xu thế mới nổi trong thời gian gần đây.

2. Tình hình nguồn nhân lực CNTT của thành phố Đà Nẵng

a) Trình độ và chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực CNTT được xác định là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc thúc đẩy chuyển đổi số. Nhân lực sản xuất phần mềm và nội dung số của Đà Nẵng chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng nhân lực CNTT toàn quốc. Chi tiết tại Bảng 2.

- Nhân lực trong các doanh nghiệp CNTT: Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn thành phố ước tính khoảng 44,000 nhân lực CNTT, trong đó 20.500 nhân lực trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số; lương bình quân đạt 17,8 triệu đồng/người/tháng. So với nhân lực làm việc trong lĩnh vực điện tử chủ yếu là thâm dụng lao động thì trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số phần lớn là nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt, được đào tạo bài bản, năng động, là các quản trị dự án có kinh nghiệm; có khả năng đề xuất các giải pháp đáp ứng các yêu cầu khi triển khai các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, thành phố thông minh,

Bảng 2: Thống kê nhân lực công nghiệp CNTT tại Đà Nẵng và cả nước[1]

2016

2017

2018

2019

2020

Tốc độ tăng trưởng

Tổng số nhân lực CNTT cả nước

780.926

922.521

973.692

1.005.206

1.081.268

8,48%

Tổng số nhân lực CNTT Đà Nẵng

24.300

27.200

31.500

35.050

40.000

13,27%

Số nhân lực công nghiệp phần cứng, điện tử cả nước

568.288

678.917

717.955

760.097

842.458

10,34%

Số nhân lực công nghiệp phần cứng, điện tử Đà Nẵng

6.700

7.200

7.800

8.500

8.600

6,44%

Số nhân lực công nghiệp phần mềm cả nước

97.387

112.004

127.366

143.149

149.072

11,23%

Số nhân lực công nghiệp phần mềm Đà Nẵng

6.500

7.500

9.000

10.800

13.500

20,05%

Số nhân lực công nghiệp nội dung số cả nước

46.647

55.908

51.952

42.479

34.377

-7,35%

Số nhân lực công nghiệp nội dung số Đà Nẵng

3.300

3.800

4.800

5.200

5.500

13,62%

Số nhân lực dịch vụ CNTT cả nước

68.605

76.692

76.419

59.481

55.361

-5,22%

Số nhân lực dịch vụ CNTT Đà Nẵng

4.300

4.600 1 4.900

5.250

5.900

8,23%

- Nhân lực trong cơ quan nhà nước: Hiện nay tại các cơ quan nhà nước có bố trí cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT để tham mưu, quản lý, vận hành hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin.

Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập Ban Chỉ đạo/Tổ công tác Chuyển đổi số trong ngành, địa phương. Định kỳ hàng năm thành phố đã tổ chức các đợt đào tạo, tập huấn các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về các công nghệ số cho các cán bộ chuyên trách và các cán bộ, công chức, viên chức thành phố.

Để huy động thêm nhân lực ngành nghề khác và đặc biệt là từ khu vực tư tham gia vào triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số của chính quyền; Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng đã lập Văn phòng Chuyển đổi số thành phố (Quyết định số 54/QĐ-BCĐ ngày 16/5/2022). UBND các phường, xã đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng cho từng thôn, tổ dân phố (đã thành lập gần 2.500 Tổ với tổng cộng 13.000 thành viên; trong đó Đoàn Thanh niên và nhân viên doanh nghiệp công nghệ số sống tại địa phương làm nòng cốt).

- Nhân lực, chuyên gia trong các trường đại học, cao đẳng: Hơn 120 tiến sĩ, 37 Phó Giáo sư chuyên ngành CNTT-TT và các chuyên ngành gần hỗ trợ tốt cho việc gắn kết giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp, giúp thu hẹp khoảng cách nghiên cứu, ứng dụng trên lĩnh vực CNTT-TT, tạo dựng các nền tảng cho các nghiên cứu xử lý dữ liệu lớn (Bigdata), điện toán đám mây (Cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng,...

- Tính đến tháng 6/2022, thành phố có 2,7 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân (trung bình cả nước là 0,7 doanh nghiệp CNS/1000 dân); tổng nhân lực CNTT thành phố hơn 44.000 người.

b) Đào tạo nhân lực CNTT

- Thành phố hiện có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó 20 trường đại học, cao đẳng và 18 trường trung cấp, trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy. Trong số các trường đại học, cao đẳng, có 17 trường đào tạo chuyên ngành CNTT, 13 trường đào tạo các chuyên ngành gần (Điện tử - viễn thông, Cơ điện tử, Tự động hóa, Tin học thống kê, Tin học xây dựng,...).

Năm 2021, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành CNTT trên địa bàn thành phố khoảng 5.700 sinh viên. Trong đó trình độ đại học, cao đẳng khoảng 4.500 sinh viên (Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn: 1.400; Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng: 1.000; Đại học Sư phạm kỹ thuật: 800; Đại học Duy Tân: 600; Đại học FPT: 1.200;...), đối với chuyên ngành điện tử - viễn thông hơn 700 sinh viên. Nguồn nhân lực CNTT tại thành phố Đà Nẵng còn được cung cấp từ các cơ sở đào tạo ở khu vực và cả nước như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Quy Nhơn, Đại học Đà Lạt...

3. Tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân

Trong xu hướng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh, nguồn nhân lực CNTT thành phố đã bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc như sau:

- Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và định hướng phát triển nhân lực CNTT, tuy nhiên cũng đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu. Hiện nay, còn không ít chính sách chưa đi vào thực tiễn, chưa tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực. Việc triển khai thí điểm các cơ chế, đặc thù đào tạo nhân lực CNTT theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017 (như cho phép các sinh viên chuyên ngành khác chuyển sang ngành CNTT; các cơ sở đào tạo được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô, mở rộng đào tạo văn bằng 2 và đào tạo song ngành trình độ đại học về CNTT;...) chưa đồng bộ, triệt để. Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có đề án, hướng dẫn cụ thể triển khai tiếp theo.

- Thành phố đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng chuyên cho thiết bị di động; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, thành phố thông minh, an toàn, an ninh thông tin...; nhân lực CNTT cho các vị trí lãnh đạo như Trưởng nhóm (Team Leader), Quản trị dự án (Project Manager), Kỹ sư cầu nối (Bridge Engineering)... khan hiếm trong khi nhu cầu doanh nghiệp về lực lượng này rất cao dẫn đến tình trạng chèo kéo, nhảy việc giữa các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thiếu nhân sự giỏi và gắn kết lâu dài.

- Trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu:

+ Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông mới được công bố gần đây, hiện 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm, thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và thiếu kỹ năng mềm. Chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu. Sinh viên tốt nghiệp từ một số trường đại học của thành phố như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế,... đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhưng chưa đảm bảo nhu cầu về số lượng của doanh nghiệp.

+ Các trường cao đẳng nghề, trung cấp khác hàng năm tuy số lượng đào tạo sinh viên ra trường nhiều nhưng tuyển sinh không được và chất, lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp.

- Thực tế sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã có, đã ký kết nhiều văn bản hợp tác nhưng kết quả đạt được chưa cao, tại một số trường sinh viên sau khi ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Một số doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi, đứng ngoài hoạt động đào tạo và chỉ mong muôn lây nhân lực, mà chưa có trách nhiệm hợp tác với các trường đại học trong vân đê đào tạo; chưa có nhiều mô hình doanh nghiệp cho thuê nguồn lực, các mô hình lồng ghép cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp; một số doanh nghiệp tuy có những chương trình liên kết với các cơ sở đào tạo nhận sinh viên thực tập, hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, nhưng chỉ chú trọng đến sinh viên khá giỏi, chưa quan tâm đến phát triển lâu dài dẫn đến mất cân đối đầu ra. Song song với đó, vai trò của cơ quan quản lý trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường vẫn chưa thể hiện rõ rệt.

- Các lĩnh vực chuyên sâu về Công nghệ số như: Điện toán đám mây, Trí tuệ Nhân tạo, Blockchain,... có rất ít các đơn vị đào tạo CNTT tập trung vào mảng này, chủ yếu các Trường: Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ Thông tin Việt Hàn, Đại học Duy Tân,... với số lượng không thỏa đáng.

- Các trường đại học chậm triển khai việc thành lập các Bộ môn chuyên sâu như Bộ môn Công nghệ Tri thức, Thị giác Máy tính, Điều khiển học Thông minh, Trí tuệ nhân tạo,... do thiếu về Giảng viên chuyên ngành hẹp nên việc xây dựng khung chương trình, yêu cầu đầu vào, chuẩn đầu ra, gắn kết với Doanh nghiệp chưa được định hướng (theo thống kê từ trang TopDev nhu cầu nhân lực cho phân tích dữ liệu (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), an toàn thông tin, blockchain,... là rất lớn).

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT những năm qua cũng còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn nhất định. Trong đó, các trường đại học đã nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, số lượng giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ cao (trên 73%), cải tiến chương trình đào tạo và liên kết, hợp tác đào tạo với các trường, tổ chức quốc tế, hình thành các chương trình đào tạo CNTT chất lượng cao.

- Nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước mỏng, chưa đảm bảo triển khai chuyển đổi số. Tại các sở, ban, ngành, quận huyện chỉ bố trí 01 cán bộ chuyên trách CNTT, tuy nhiên hiện nay phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác; tại UBND các phường xã chỉ phân công cán bộ phụ trách/kiêm nhiệm công tác CNTT. UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 về quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công và Quyết định số 37/2020/QĐ-UBND ngày 12/10/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều, của Quy định về việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng cán bộ CNTT tại cơ quan thành phố chuyển việc, thôi việc có xu hướng tăng cao[2], việc thu hút, tuyển dụng nhân lực CNTT trong khu vực công khó khăn do không cạnh tranh với Doanh nghiệp.

- Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của thành phố hằng năm còn hạn chế so với nhu cầu; nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về việc nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức chưa đầy đủ nên việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên ngành gặp những khó khăn nhất định trong công tác triệu tập học viên.

IV. DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CNTT ĐẾN NĂM 2025

1. Nhu cầu nhân Lực chung của cả nước

Do tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT, nhu cầu về nhân lực CNTT hiện nay rất cao, đặc biệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính riêng trong Quý II năm 2020, số lao động thất nghiệp do đại dịch Covid-19 trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là khoảng 1,3 triệu người, tăng 192.800 người so với Quý I năm 2020 và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một thực tế trái ngược xuất hiện trong ngành CNTT khí nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng tăng.

Theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Theo dự kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần khoảng 1,6 triệu nhân lực CNTT đến năm 2025 và 2,7 triệu nhân lực CNTT đến năm 2030[3].

2. Nhu cầu nhân lực của thành phố Đà Nẵng

a) Phân tích theo định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội:

Theo Điều chỉnh Quy hoạch chưng thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và dự thảo Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045, dự báo đến năm 2025 dân số thành phố đạt khoảng 1,55 triệu người và đến năm 2030 đạt khoảng 1,79 triệu người; tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2021-2030 khoảng 2,9%/năm.

Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động tại Đà Nẵng hiện tại là 579.000 người; dự báo đến năm 2025 đạt 727.200 người và năm 2030 đạt gần 840.900 người.

Tại Nghị quyết số 05-NQ/TU và Đề án Chuyển đổi số thành phố đã xác định mục tiêu: Đến năm 2025 đạt tối thiểu 03 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân và tạo ra ít nhất 75.000 lao động chất lượng cao; đến năm 2030 đạt tối thiểu 05 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân và tạo ra ít nhất 115.000 lao động chất lượng cao.

Như vậy, dựa trên số liệu dự báo của Quy hoạch thành phố; đến năm 2025 có tối thiểu 4,650 doanh nghiệp công nghệ số và 75.000 nhân lực công nghệ số, hoạt động của các doanh nghiệp tập trung các công ty phát triển công nghệ cốt lõi; phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ kỹ thuật số (phần mềm, tự động hóa, thiết kế vi mạch,...); xây dựng, phát triển tích hợp các giải pháp kỹ thuật số; khởi nghiệp. Đến năm. 2030 tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số. Tỷ trọng nhân lực công nghệ số trên tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 10,3% vào năm 2025 (mức trung bình cả nước là 2,83%) và 13,7% vào năm 2030 (mức trung bình cả nước là 4,78%). Trong giai đoạn 2022-2025 cần tối thiểu 7.500 nhân lực/năm và giai đoạn 2026-2030 cần tối thiểu 8.000 nhân lực/năm.

b) Phân tích theo nhu cầu của các Doanh nghiệp và các khu CNTT tập trung, khu Công viên phần mềm:

- Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1: Theo Đề án thành lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; dự kiến đến năm 2030 thu hút khoảng 20.000 nhân lực làm việc. Hiện nay đã khánh thành Dự án nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT, đang chuẩn bị đầu tư 16 line lắp ráp và 16 line SMT gồm 2 nhà máy quy mô mỗi nhà máy 8000 m2, cần thu hút 2.000 nhân lực CNTT.

- Khu phức hợp sản xuất phần mềm FPT Complex: Đang triển khai giai đoạn 3 với tổng diện tích 30.000m2 (tổng cộng 3 giai đoạn gần 90.000m2) đang hướng đến mục tiêu 10.000 nhân lực vào năm 2025 (hiện tại số lượng nhân lực đang làm việc 5.200).

- Khu Công viên phần mềm số 2: Đang xây dựng với tổng diện tích đất 28.573 m2 tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2023, được quy hoạch để phục vụ cho khoảng 6.000 nhân lực CNTT làm việc.

- Tòa nhà công nghệ cao Viettel: Đang triển khai các thủ tục quy hoạch, đầu tư xây dựng; dự kiến khởi công vào cuối năm 2022 và đưa vào sử dụng trong năm 2024; thu hút khoảng 2.500 nhân lực làm việc.

- Các dự án khác đang trong quá trình xúc tiến đầu tư như Dự án Không gian sáng tạo (tại phường Hòa Xuân quận cẩm Lệ), Dự án Khu CNTT Đà Nẵng Bay (quận Liên Chiểu), Dự án Khu CNTT số 2 (huyện Hòa Vang),... Dự kiến khi các khu này đưa vào hoạt động sẽ có nhu cầu lớn về nhân lực CNTT.

- Thành phố hiện có Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (1.076 ha), Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1 (131 ha) và đang tiếp tục quy hoạch, thành lập các khu công nghiệp mới với định hướng, chủ trương nhất quán là tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như công nghệ số, công nghiệp điện tử.

- Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực phần mềm, nội dung số, công nghiệp điện tử, viễn thông theo Quy hoạch ước tăng 20%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Do đó, nhu cầu nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp điện tử, thương mại điện tử tăng cao, đặc biệt là kỹ sư chuyên ngành điện tử, vi mạch.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế, cùng với xu hướng phát triển trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, Đà Nẵng hiện nay đang trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn cho các nhà đầu tư CNTT. Tương tự như tình hình cả nước, nhu cầu về nhân lực của các nhà đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực này hiện nay rất cao. số lượng việc làm đăng ký tuyển dụng tăng bình quân 30%/năm.

d) Nhu cầu nhân lực tại các cơ quan, đơn vị nhà nước:

Nguồn nhân lực CNTT của các cơ quan nhà nước bao gồm 24 sở ban ngành, 07 quận huyện (không kể huyện đảo Hoàng Sa) mỗi đơn vị có 01 cán bộ trình độ Đại học CNTT thực hiện nhiệm vụ chuyên trách CNTT; 56 phường xã, 23 cơ quan bố trí cán bộ trình độ đại học CNTT; 4 cơ quan bố trí cán bộ trình độ cao đẳng CNTT, 2 cơ quan bố trí cán bộ trình độ trung cấp; 27 cơ quan chưa có cán bộ có chuyên môn CNTT; 06 cơ quan Trung ương: Công an, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế, Kho bạc thành phố, Cục Thống kê có bố trí ít nhất 01 cán bộ trình độ đại học CNTT, riêng Công an thành phố có 01 phòng CNTT (05 nhân sự).

Trong giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 khi chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ, nguồn nhân lực cho chuyển đổi số sẽ là vấn đề cấp bách cần có tầm nhìn dài hạn từ các cơ quan, đơn vị nhà nước để bảo đảm nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, trong đó chú trọng vào việc vận hành hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố, xây dựng thành phố thông minh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin thành phố.

đ) Nhân lực cho các nền tảng xuyên biên giới, FreeLancer, IT Help Desk:

Các nền tảng thương mại số xuyên biên giới (nền tảng xuyên biên giới) đang ngày càng mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây xuất phát từ sự phát triển công nghệ số, các sản phẩm số và mô hình, kinh doanh mới, các hình thức tương tác mới, tạo ra rất nhiều lợi thế trong kinh doanh, cho phép mở rộng quy mô nhanh chóng và ít tốn kém, đang ngày càng tác động lớn đến các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và đặt ra các vấn đề về nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này, đặc biệt là liên quan đến CNTT-TT cho thương mại điện tử (TMĐT). Hiện nay trên địa bàn thành phố có đã có 04 trường đại học đào tạo cử nhân TMĐT với số lượng ra trường hằng năm từ 200 đến 300 sinh viên, theo thống kê của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành TMĐT có việc làm được ghi nhận tại một số trường đại học, cao đẳng đạt tới trên 90%. Ngoài ra, hình thức đào tạo TMĐT hiện nay chủ yếu theo đơn đặt hàng chiếm 37%; ngắn hạn tập trung 33%, chính quy dài hạn 16%; trực tuyến 9%...

Freelancer IT (người lập trình tự do) là những người được tự do trải nghiệm công việc của mình và không chịu một giới hạn về không gian, thời gian. Họ được tuyển dụng và làm việc từ xa, theo báo cáo của PWC, đánh giá làm việc từ xa cho thấy 16% rất hiệu quả, 38% hiệu quả, 34% khá hiệu quả, 8% không hiệu quả và 3% không thể làm việc tại nhà; do vậy xu hướng làm việc theo hình thức Freelancer sẽ là xu hướng thu hút 6 -8% nhân lực ICT chuyển sang lựa chọn môi trường làm việc từ xa, điều này cũng đặt ra nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Chia sẻ tại sự kiện, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng, mục tiêu của Cục TMĐT và Kinh tế số là thúc đẩy sự phát triển về TMĐT và kinh tế số Việt Nam. Để đạt được mục tiêu dài hạn này, việc trang bị cho doanh nghiệp và cộng đồng những thông tin, kiến thức cập nhật về chính sách, kỹ năng triển khai thương mại điện tử và áp dụng ứng dụng kinh tế số là yếu tố vô cùng quan trọng.

V. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp, chất lượng cao, đảm bảo đủ nhân lực và xem như là một lợi thế đặc biệt quan trọng của Thành phố trong thu hút đầu tư, nguồn lực phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ số và nền kinh tế số thành phố, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số), xây dựng thành phố thông minh, đủ năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung phát triển nền Kinh tế số đóng góp tối thiểu 20% GRDP thành phố, trong đó công nghiệp CNTT-TT chiếm tối thiểu 10% GRDP thành phố vào năm 2025.

- Phấn đấu đưa tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% vào năm 2025,

- Hỗ trợ khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp công nghệ. Đưa số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt mức 03 doanh nghiệp/1.000 dân.

- Có ít nhất 05 doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm hoặc nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm vào năm 2025.

- 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước của thành phố hằng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số và công nghệ số, an toàn thông tin.

- 100% cán bộ chuyên trách/phụ trách về CNTT, chuyển đổi số của thành phố hằng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức về công nghệ số, an toàn thông tin.

- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

- 90% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng...

- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

- 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số, công nghệ số, các kỹ năng số cơ bản và các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.

- Triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số” tại Trường Đại học Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Hàn.

- Có ít nhất 75.000 nhân lực CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động phát triển kinh tế số.

VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

a) Tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số của thành phố; cơ hội và nhu cầu nhân lực CNTT, chuyển đổi số, đến cộng đồng CNTT trong và ngoài nước để góp phần thu hút nhân lực CNTT các tỉnh thành và nước ngoài về thành phố làm việc.

b) Tổ chức hội chợ việc làm CNTT-TT kết hợp triển lãm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ CNTT, nền tảng số nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến doanh nghiệp, người dân.

c) Hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT quảng bá, giới thiệu thông tin doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực trên các Cổng/Trang thông tin điện tử và Sàn Giao dịch việc làm của thành phố để thông tin tiếp cận đến nhiều người lao động.

d) Tổ chức thường niên các sự kiện, cuộc thi về CNTT, an toàn thông tin như Devday, Hackathon, ICPC,... nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu các xu hướng CNTT, công nghệ số: AI, IoT, Blockchain,...

đ) Tổ chức thường niên các buổi hướng nghiệp, nâng cao chất lượng hướng nghiệp về lĩnh vực CNTT cho các học sinh năm cuối các trường THPT trên địa bàn thành phố.

e) Tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa, mời các lãnh đạo thành phố, chuyên gia CNTT từ các doanh nghiệp trao đổi, gặp gỡ, chia sẻ với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố về định hướng, chiến lược xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số, các xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT, cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số,... để tạo sự gắn kết và tăng cường phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp.

g) Triển khai hiệu quả Hệ thống quản lý thông tin thị trường lao động; xây dựng và định kỳ hàng năm công bố báo cáo dự báo về nhu cầu thị trường và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng tại thành phố để các cơ sở đào tạo có giải pháp đào tạo phù hợp.

h) Định kỳ hằng năm tổ chức gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo CNTT để đối thoại, cung cấp thông tin, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp CNTT.

2. Cơ chế, chính sách

a) Triển khai các hoạt động hợp tác giữa Nhà nước, Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội CNTT; kết nối với các doanh nghiệp và các trường đại học đế cập nhật thường xuyên tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp, tình hình đào tạo cung ứng nguồn nhân lực CNTT của các cơ sở đào tạo.

b) Hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước, đặc biệt lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương tại Công văn số 442/VPCP-QHĐP ngày 18/01/2022).

c) Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

d) Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Giáo dục đại học số (bao gồm kiến trúc, mô hình, bộ chỉ số đánh giá) thí điểm tại Trường Đại học Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Hàn.

đ) Thực hiện các chính, sách thu hút nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước; thu hút các chuyên gia CNTT, nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực ưu tiên của thành phố, nhân lực cho các vị trí lãnh đạo công nghệ,... đến làm việc ngắn hạn hoặc lâu dài tại thành phố Đà Nẵng (theo Nghị quyết số 107/2017/NQ-HĐND); nhất là những chuyên gia có quê hương là Quảng Nam, Đà Nẵng. Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành đủ năng lực tổ chức các dự án kỹ thuật công nghệ lớn của thành phố.

e) Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 (bao gồm các đối tượng lao động thất nghiệp và lao động có nguy cơ thất nghiệp trong các lĩnh vực, ngành, nghề chịu tác động lớn từ chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0).

g) Triển khai các chính sách liên ngành để tạo môi trường sống, làm việc thuận lợi để thu hút nhân lực CNTT, chuyển đổi số từ các địa phương trong và ngoài nước làm việc.

3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT, chuyển đổi số cho chính quyền số

a) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số, an toàn thông tin cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.

b) Lồng ghép đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, học phần "nhiệm vụ địa phương" trong chương trình đào tạo lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

c) Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT, chuyển đổi số về các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu như xu hướng công nghệ mới, kỹ năng tổng hợp, phân tích dữ liệu; quản lý, vận hành các hệ thống ứng dụng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin;...

d) Tổ chức các hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia, các nhà khoa học để cập nhật các kiến thức, công nghệ mới cho cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ công tác tham mưu xây dựng các ứng dụng thành phố thông minh, chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn thành phố, cập nhật kiến thức, kỹ năng sử dụng ứng dụng công nghệ số, hướng đến hình thành đội ngũ nòng cốt để lan tỏa, đưa công nghệ số đến từng người dân.

e) Hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của thành phố để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp; đặc biệt là tư vấn giải quyết các “bài toán lớn”, “điểm nghẽn” của Thành phố.

g) Triển khai dùng thử các công nghệ, giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT, chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

a) Xây dựng, triển khai các nền tảng số kết nối các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để thúc đẩy học từ làm việc thực tế, đào tạo kỹ năng số cho người lao động.

b) Hỗ trợ, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn hướng dẫn chuyển đổi số cho các lãnh đạo doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp triển khai các chương trình, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động của doanh nghiệp mình.

c) Các doanh nghiệp CNTT chủ động hợp tác với các cơ sở giáo dục để tài trợ hoặc cấp học bổng cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng với kinh phí phù hợp với từng đề tài; thông qua đó để các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu cung cấp cho doanh nghiệp.

d) Khuyến khích các doanh nghiệp CNTT phối hợp với các cơ sở giáo dục triển khai mô hình Open Lab. Tại đây, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng là các phòng thí nghiệm, các phòng nghiên cứu, cùng nhiều khóa thực tập, các định hướng triển khai ứng dụng và đặt hàng, phối hợp với các trường đại học để đưa các yêu cầu cùng triển khai nghiên cứu phát triển, giúp cho sinh viên có cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Việc tiếp cận, thu thập sinh viên từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, sau đó đưa sinh viên tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và sử dụng họ một cách sớm nhất sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều kết quả tốt như giảm thiểu thời gian đào tạo sau đại học cho nhân lực mới, tuyển dụng được các sinh viên có nhiều năng lực thông qua thời gian xem xét trong quá trình thực tập.

đ) Triển khai hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp CNTT thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố Đà Nẵng.

e) Đẩy mạnh việc xúc tiến tìm kiếm và phát triển thị trường nguồn nhân lực CNTT, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức chương trình xúc tiến tìm kiếm nhân lực CNTT trên địa bàn thành phố.

g) Hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT, chuyển đổi số tại Đà Nẵng kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; triển khai các sản phẩm của mình cho các địa phương khác nhằm giúp doanh nghiệp giữ và thu hút, phát triển nhân lực CNTT, chuyển đổi số.

5. Nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT, chuyển đổi số

a) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong lĩnh vực, ngành nghề của mình; đẩy mạnh đào tạo kỹ sư, cử nhân, cao đẳng các ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số. Đổi mới chương trình đào tạo; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế uy tín, chọn lọc các chương trình tiên tiến của nước ngoài để hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế đào tạo kỹ sư, cử nhân chuyên sâu về chuyển đổi số, công nghệ số.

b) Tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành công nghệ thông tin, công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, in 3D,... hàng năm.

c) Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số,... Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội.

d) Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực để đào tạo sinh viên, đưa sinh viên đi thực tập, làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu thực tế và đặt hàng của doanh nghiệp; đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Liên kết với các trường đại học đào tạo các lớp CNTT theo hình thức trực tuyến nhằm bổ sung nguồn nhân lực CNTT cho thành phố.

đ) Triển khai Chương trình “Học từ làm việc thực tế”, tổ chức các chương trình thực tập ngắn hạn, thường xuyên để tăng cơ hội tiếp xúc nghề nghiệp cho sinh viên từ đó định hướng tốt hơn cho công việc tương lai và bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp.

Lồng ghép cho sinh viên kết nối, giao lưu hoặc tham gia xây dựng sản phẩm cùng các nhóm khởi nghiệp, nhóm chuyên gia công nghệ số (từ toàn cầu về Đà Nẵng sống và làm việc).

e) Triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục nghiên cứu về chuyển đổi số, công nghệ số có uy tín trên thế giới.

6. Phổ cập kỹ năng số trong xã hội

a) Triển khai ứng dụng Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà (MOOCs) trên địa bàn thành phố cho phép người dân truy cập miễn phí để tự học các kỹ năng số, sử dụng các dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại, ngân hàng,... Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số.

b) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình dạy và học về kỹ năng số, an toàn thông tin và STEM/STEAM trong giáo dục tiểu học và phổ thông. Chú trọng tập huấn, đào tạo giáo viên về phương pháp STEM/STEAM và trang bị đủ thiết bị, robotics, phần mềm.

c) Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở; thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí phục vụ học tập, tra cứu thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức của các đối tượng yếu thế trong xã hội.

d) Tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn thành phố.

7. Thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài; Hợp tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học và khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số.

a) Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức và doanh nghiệp công nghệ thông tin trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

Ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu chuyên sâu và có khả năng ứng dụng rộng về trí tuệ nhân tạo phục vụ nhu cầu xã hội.

b) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng về CNTT; Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng định hướng khởi nghiệp cho sinh viên ngay từ năm thứ 2 để hỗ trợ sinh viên lập các dự án khởi nghiệp phù hợp với ngành nghề mà các doanh nghiệp của thành phố đang đầu tư.

c) Hoàn thiện Không gian đổi mới sáng tạo tại Khu Công viên phần mềm số 2, tạo lập môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi và tiếp tục kêu gọi các dự án khởi nghiệp tham gia Vườn ươm doanh nghiệp CNTT thành phố Đà Nẵng. Triển khai các hoạt động kết nối các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quốc tế thông qua các hoạt động trưng bày ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp CNTT khởi nghiệp.

d) Khuyến khích liên kết các trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để thực hiện các hoạt động nghiên cứu/thực nghiệm và triển khai có sự đồng bộ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. (Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ đồng chủ trì).

đ) Kết nối, hợp tác Chính quyền thành phố, doanh nghiệp thành phố với các tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế (VINASA, Hội Truyền thông số, Hội tin học Việt Nam,..; các Đại sứ quán nước ngoài) qua đó nâng cao nhân lực CNTT hiện có, mở rộng thị trường; đưa các ứng dụng, nền tảng chuyển đổi số đến các doanh nghiệp các lĩnh vực sử dụng.

e) Đẩy mạnh hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo công nghệ số thông qua các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sáng tạo.

g) Nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) như kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 220/TB-VPCP ngày 01/8/2022 để thúc đẩy chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.

h) Thu hút các chuyên gia công nghệ số cao cấp quốc tế về thành phố Đà Nẵng sống và làm việc theo xu hướng “remote, hybrid” (sống, nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Nẵng, làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài), tận dụng lợi thế thành phố biển, du lịch và môi trường xanh, sạch đẹp. Triển khai mô hình các nhóm khởi nghiệp về Đà Nẵng để xây dựng hoặc hoàn thiện sản phẩm công nghệ.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương trên địa. bàn thành phố: Chủ động lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án của đơn vị mình, cân đối sắp xếp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện.

Đối với nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số, an toàn thông tin trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương trên địa bàn thành phố: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ để tham mưu cấp thẩm quyền phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hằng năm theo đúng quy định.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bố trí kinh phí từ ngân sách của mình để đào tạo chuyển đổi số cho người lao động thuộc đơn vị mình.

3. Các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp sử dụng nguồn ngân sách tự chủ của mình để triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch; ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai đào tạo, nghiên cứu phát triển về chuyển đổi số, công nghệ số.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

a) Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, trường học có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sỏ Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các dự án, chương trình triển khai Kế hoạch này của các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan để bố trí kinh phí thực hiện; nghiên cứu, đề xuất các Bộ, ngảnh Trung ương về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính, đầu tư để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và triển khai hoàn thành các nhiệm vụ trong Kế hoạch.

- Duy trì, nâng cao hoạt động vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin Đà Nẵng và phối hợp thêm với các không gian nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của thành phố.

- Chủ trì thu hút các chuyên gia công nghệ số cao cấp quốc tế về thành phố Đà Nẵng sống và làm việc theo xu hướng “remote, hybrid” (sống, nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Nẵng, làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài); triển khai mô hình các nhóm khởi nghiệp về Đà Nẵng để xây dựng hoặc hoàn thiện sản phẩm công nghệ.

b) Sở Nội vụ

- Bổ sung nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của thành phố.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc bố trí, thu hút, điều động, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT cho các cơ quan, đơn vị, địa phương

- Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

c) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ban, Ngành liên quan

- Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

- Hàng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án do đơn vị chủ trì để lập dự toán kinh phí chi tiết theo nội dung chi, mức chi đúng chế độ, chi tiêu tài chính hiện hành, gửi Sở Thông tin và Truyền thông có ý kiến trước khi gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

- Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất UBND thành phố (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để điều chỉnh cho phù hợp.

d) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tại thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở đề nghị của các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch này và ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với nguồn vốn chi đầu tư phát triển) và Sở Tài chính (đối với nguồn vốn chi thường xuyên) xem xét, tống họp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

đ) Sở Du lịch

Làm việc với các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng để sẵn sàng, cũng như có chính sách phù hợp để đáp ứng yêu cầu phục vụ phân khúc khách hàng du lịch là các chuyên gia công nghệ số cao cấp quốc tế (cùng gia đình), các nhóm khởi nghiệp về thành phố Đà Nẵng sống và làm việc (từ xa, trong thời gian ngắn).

e) Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng; Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng; Hội Tin học; Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm thành phố Đà Nẵng; Vườn ươm doanh nghiệp thành phố

- Chủ trì hoặc phối hợp triển khai nhiệm vụ được giao chủ trì như Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

- Tham gia góp ý, phản biện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số của thành phố.

- Phổ biến các cơ chế, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước, chính quyền thành phố về phát triển nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số đến các tổ chức, doanh nghiệp thành viên.

- Tích cực cung cấp thông tin, phối hợp với Sở TTTT trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhân lực CNTT nói chung và trong hợp tác, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đê phát triển nhân lực, sản phẩm của mình nói riêng.

g) Các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố

- Chủ trì hoặc phối hợp triển khai nhiệm vụ được giao chủ trì như Phụ lục kèm theo.

- Căn cứ vào Kế hoạch, chủ động đề xuất chương trình, dự án hàng năm và sử dụng kinh phí của đơn vị để triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp CNTT của thành phố.

h) Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố và các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố

Tích cực tuyên truyền các hoạt động triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số của thành phố đến năm 2025 thông qua các kênh truyền thông, chuyên trang, chuyên mục trên các chương trình truyền thanh, truyền hình.

i) Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề khác

- Tham gia phổ biến các cơ chế, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước, chính quyền thành phố về phát triển nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số trong doanh, nghiệp.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực CNTT, chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

2. Tiến độ triển khai

Phân công và tiến độ cụ thể triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2025 tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

3. Chế độ thông tin báo cáo

Các Sở, ban, ngành và tổ chức, đơn vị liên quan báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) tiến độ thực hiện trước ngày 5 tháng 12 hàng năm; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND thành phố tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. Đề nghị các sở ban ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan nghiêm túc triển khai và báo cáo tình hình thực hiện về UBND thành phố theo đúng quy định./.


Nơi nhận:
- TT Thành ủy (để b/c);
- TT HĐND TP (để b/c);
- CT và các PCT UBND TP;
- VP HĐND TP;
- VP UBND TP;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Hiệp hội DN Phần mềm Đà Nẵng;
- Hội Tin học Đà Nẵng;
- Các cơ sở đào tạo CNTT;
- Lưu: VT, STTTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

PHỤ LỤC I

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

STT

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

a)

Tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số của thành phố; cơ hội và nhu cầu nhân lực CNTT, chuyển đổi số với cộng đồng CNTT trong và ngoài nước để góp phần thu hút nhân lực CNTT các tỉnh thành và nước ngoài về thành phố làm việc

Sở Thông tin và Truyền thông

Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố và các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố

Thường xuyên

b)

Tổ chức hội chợ việc làm CNTT-TT kết hợp triển lãm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ CNTT, nền tảng số nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến doanh nghiệp, người dân. Hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT quảng bá, giới thiệu thông tin doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực trên Sàn Giao dịch việc làm của thành phố để thông tin tiếp cận đến nhiều người lao động

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Hội Tin học, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Các doanh nghiệp CNTT

Thường xuyên

c)

Tổ chức thường niên các buổi hướng nghiệp, nâng cao chất lượng hướng nghiệp về lĩnh vực CNTT cho các học sinh năm cuối các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Hội Tin học thành phố;

- Các trường THPT;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Hàng năm

d)

Tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa, mời các lãnh đạo thành phố, chuyên gia CNTT từ các doanh nghiệp trao đổi, gặp gỡ, chia sẻ với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố về định hướng, chiến lược xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số, các xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT, cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số,... để tạo sự gắn kết và tăng cường phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp

Các cơ sở đào tạo

- Sở Thông tin và Truyền thông

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Vườn ươm doanh nghiệp;

- Hội Tin học, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Hàng năm

đ)

Triển khai hiệu quả Hệ thống quản lý thông tin thị trường lao động; xây dựng và định kỳ hàng năm công bố báo cáo dự báo về nhu cầu thị trường và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng tại thành phố để các cơ sở đào tạo có giải pháp đào tạo phù hợp.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Các Sở ban ngành, địa phương

Hàng năm

e)

Định kỳ hằng năm tổ chức gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo CNTT để đối thoại, cung cấp thông tin, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp CNTT.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Hội Tin học, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Các trường đại học trên địa bàn thành phố;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Hàng năm

2

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Cơ chế, chính sách

a)

Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Các Sở ban ngành, địa phương

- Các cơ sở đào tạo;

- Các doanh nghiệp, Hiệp hội

Ban hành Đề án năm 2022

Triển khai hàng năm

b)

Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Giáo dục đại học số thí điểm tại Trường Đại học Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Hàn.

Trường đại học Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Hàn

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Ban hành Đề án năm 2022

Triển khai hàng năm

c)

Thực hiện các chính sách thu hút các chuyên gia CNTT, nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực ưu tiên của thành phố đến làm việc ngắn hạn hoặc lâu dài tại thành phố Đà Nẵng; nhất là những chuyên gia có quê hương là Quảng Nam, Đà Nẵng

Sở Thông tin và Truyền thông

- Sở Nội vụ, Sở Tài chính;

- Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Hội Tin học

- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng.

- Các trường đại học

Thường xuyên

3

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Phát triển nguồn nhân lực CNTT, chuyển đổi số cho chính quyền số

a)

Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số, an toàn thông tin cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan thành phố..

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở ban ngành, địa phương

Hàng năm

b)

Lồng ghép đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, học phần "nhiệm vụ địa phương" trong chương trình đào tạo lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

Sở Nội vụ

Sở Thông tin và Truyền thông;

Hằng năm

c)

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT, chuyển đổi số về các kiến thức, kỹ năng, xu hướng công nghệ mới, kỹ năng tổng hợp, phân tích dữ liệu; quản lý, vận hành các hệ thống ứng dụng thành phố thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin;...

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở ban ngành, địa phương

Hàng năm

4

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực CNTT, chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

a)

Hỗ trợ, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn hướng dẫn chuyển đổi số cho các lãnh đạo doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp triển khai các chương trình, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động của doanh nghiệp mình.

Hội Tin học Các Hiệp hội doanh nghiệp của thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công Thương Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Hàng năm

b)

Các doanh nghiệp CNTT tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, hợp tác, đặt hàng với các cơ sở giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng thực tập, giúp sinh viên làm quen và tham gia môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp CNTT

Các trường đại học trên địa bàn thành phố

Hàng năm

c)

Triển khai hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp CNTT thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố Đà Nẵng.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các doanh nghiệp CNTT

Hàng năm

5

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT, chuyển đổi số

a)

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành nghề tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo, về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong lĩnh vực, ngành nghề của mình; đẩy mạnh đào tạo kỹ sư, cử nhân, cao đẳng các ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số. Đổi mới chương trình đào tạo; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế uy tín, chọn lọc các chương trình tiên tiến của nước ngoài để hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế Đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Các trường đại học trên địa bàn thành phố

- Các doanh nghiệp CNTT

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Hội Tin học thành phố

Hàng năm

b)

Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực để đào tạo sinh viên, đưa sinh viên đi thực tập, làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu thực tế và đặt hàng của doanh nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Các trường đại học trên địa bàn thành phố

- Các doanh nghiệp CNTT

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Hội Tin học thành phố

Hàng năm

6

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phổ cập kỹ năng số trong xã hội

a)

Tổ chức hiệu quả các hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng; bồi dưỡng, tập huấn cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn thành phố để lan tỏa, hướng dẫn người dân các kỹ năng số, sử dụng các dịch vụ số, các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở ban ngành, địa phương

Hàng năm

b)

Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình dạy và học về kỹ năng số, an toàn thông tin và STEM/STEAM trong giáo dục tiểu học và phổ thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các cơ sở đào tạo

Năm 2022 hoàn thành xây dựng lộ trình, Triển khai áp dụng từ năm 2023

c)

Triển khai hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí phục vụ học tập, tra cứu

Đại học Đà Nẵng Sở Giáo dục và Đào tạo

Các cơ sở đào tạo

Năm 2022- 2023

7

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài; hợp tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học và khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số

a)

Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức và doanh nghiệp công nghệ thông tin trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Đẩy mạnh hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo công nghệ số thông qua các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Sở Khoa học và Công nghệ

- Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính;

- Các trường đại học trên địa bàn thành phố;

- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Hàng năm

b)

Hoàn thiện Không gian đổi mới sáng tạo tại Khu Công viên phần mềm số 2, tạo lập môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi và tiếp tục kêu gọi các dự án khởi nghiệp tham gia; triển khai các hoạt động kết nối các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quốc tế

Sở Thông tin và Truyền thông

- Sở Tài chính;

- Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng;

- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Các trường đại học trên địa bàn thành phố;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Hàng năm

c)

Kết nối, hợp tác Chính quyền thành phố, doanh nghiệp thành phố với các tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế (VINASA, Hội Truyền thông số, Hội Tin học Việt Nam,..; các Đại sứ quán nước ngoài); triển khai mô hình thu hút các nhóm khởi nghiệp, chuyên gia công nghệ số cao cấp trong nước và quốc tế về thành phố Đà Nẵng sông và làm việc theo xu hướng “remote, hybrid”

Sở Thông tin và Truyền thông

- Hội Tin học Đà Nẵng

- Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng;

- Các trường đại học trên địa bàn thành phố;

- Các doanh nghiệp CNTT.

Hàng năm

PHỤ LỤC II

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP CNTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 193/KH-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Thực hiện Quyết định số 6843/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành. Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp CNTT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, các cơ quan, đơn vị, trường học đã triển khai nhiệm vụ được phân công và đạt được một số kết quả như sau:

1. Nhiệm vụ: Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT

- Việc phát triển và nâng cao chất lực nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ và giải pháp đột phá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng được UBND thành phố đề ra góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của thành phố trong giai đoạn 2018-2020. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, các sở ban ngành cũng như các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT luôn quan tâm và tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước đồng thời cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.

Từ năm 2018 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 13 lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT cho 1.719 lượt học viên là cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến cơ sở trên địa bàn thành phố; Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức 20 khóa đào tạo với hơn 400 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo về kỹ năng CNTT, sử dụng phần mềm nguồn mở, bồi dưỡng chuẩn CNTT theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ; ngoài ra trung tâm còn hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn sử dụng các phần mềm hệ thống cho hơn 500 lượt đối tượng là cán bộ cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua Cổng đào tạo trực tuyến thành phố.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đã góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức cấp xã, phường.

- Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng cũng là một đơn vị góp phần vào việc tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực CNTT với những hình thức như tổ chức các buổi tọa đàm với nhiều chủ đề về CNTT với các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, hợp tác với các đơn vị nước ngoài tổ chức các khóa học ngăn về những loại hình cũng như xu hướng CNTT mới trên thế giới,...

- Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn thành phố đã nghiên cứu học hỏi, tiếp thu các chương trình đào tạo tiên tiến của quốc tế; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu thực tế của xã hội, xây dựng hệ thống nghề CNTT và chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực CNTT.

Các trường đại học đã nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, số lượng giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ cao (trên 73%), cải tiến chương trình đào tạo và liên kết, hợp tác đào tạo với các trường, tổ chức quốc tế, hình thành các chương trình đào tạo CNTT chất lượng cao, như: Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn có chương trình kỹ sư CNTT Global (GIT) và các lớp kỹ sư tăng cường tiếng Nhật, tiếng Hàn; Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng có Chương trình kỹ sư CNTT chất lượng cao Việt -Pháp, Chương trình kỹ sư CNTT chất lượng cao Việt úc, Chương trình kỹ sư CNTT chất lượng cao chuẩn Nhật Bản; Chương trình kỹ sư CNTT chất lượng cao Hợp tác Doanh nghiệp; Đại học Duy Tân có liên kết đào tạo CNTT với Đại học Camegie Mellon (CMU),...

Các trường đã liên kết với các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố nhằm đưa các sinh viên đến thực tập, trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. Tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu gặp gỡ với các lãnh đạo, chuyên gia CNTT nhằm chia sẻ, bồi dưỡng cho sinh viên về các định hướng, xu thế công nghệ mới trên thế giới. Chủ động phối hợp với các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT tổ chức các cuộc thi, ngày hội về CNTT, thúc đẩy nghiên cứu khoa học đối với các sinh viên.

2. Nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác truyền thông, triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành và đơn vị có liên quan triển khai xây dựng cơ chế phối hợp giữa 3. nhà: Nhà nước, nhà đào tạo, nhà sử dụng trong phát triển nguồn nhân lực CNTT; triển khai việc đưa nội dung, nhiệm vụ tham mưu. chính sách đặc thù triển khai phát triển nguồn nhân lực CNTT vào kế hoạch của UBND thành phố về triển khai Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng và tham mưu HĐND thành phố Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND thành phố Đà Nẵng Quy định chính sách hỗ trợ phát triển CNTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong đó có hỗ trợ 50% chi phí đào tạo liên quan đến kỹ năng lập trình, phân tích dữ liệu, an toàn thông tin, thiết kế vi mạch điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ: Nâng cao năng lực doanh nghiệp và khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT

Thành phố đã ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên; Nghị quyết số 328/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND thành phố quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025;...

Thành phố thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo quốc tế lớn trong nước và quốc tế để quảng bá, thu hút đầu tư vào Đà Nẵng như Hội nghị thượng đỉnh Thành phố thông minh năm 2019, Ngày CNTT Nhật Bản, Diễn đàn xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng năm 2021,..,; tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sự kiện, diễn đàn, giải thưởng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Đến nay, các doanh nghiệp Đà Nẵng đã từng bước nâng cao năng lực, làm chủ công nghệ lõi, công nghệ 4.0 và phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Đà Nẵng (Make in Đà Nẵng) và triển khai nhân rộng trong cả nước như Hệ thống đo mưa tự động (triển khai toàn quốc với 1.500 trạm), CSDL cán bộ công chức (20 tỉnh thành); Công dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử, Hệ thống camera giao thông thông minh, Hệ thống quan trắc môi trường nước/không khí công nghệ IoT, Tường lửa,...

Về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực CNTT, Sở TTTT đã thành lập Vườn ươm doanh nghiệp CNTT tại Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng; bố trí không gian làm việc 64m2 với các tiện ích (thuê máy chủ, internet,...), Hiện nay đang ươm tạo 06 doanh nghiệp CNTT hoạt động. Đồng thời, Khu Công viên phần mềm số 2 (dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 8/2022) trong đó có 3000m2 cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các sở, ban, ngành và các trường đại học, tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực; tổ chức các hoạt động kết nối mạng lưới khởi nghiệp; tổ chức các sự kiện lớn như Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo thành phố Đà Nẵng; Cuộc thi Hackathon GDG DEVFEST MIENTRUNG 2021; tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp như chương trình “Google IO”, Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp; “Festival Khoa học Công nghệ trong sinh viên”, “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, cuộc thi “Start-up - Inter”, Cuộc thi “Sáng tạo công nghệ”,...

Đến nay hệ sinh thái của thành phố đã có 06 vườn ươm, trong đó có 02 vườn ươm của nhà nước; 02 không gian sáng tạo; 10 không gian làm việc chung; 10 Câu lạc bộ khởi nghiệp và trung tâm khởi nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng và 02 Quỹ đầu tư khởi nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã có những bước phát triển và ngày càng lớn mạnh. Các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp của thành phố tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước đều đạt được các thành tích cao, tiêu biểu năm 2019 đạt Quán quân và 2020 đạt Á quân tại cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp quốc gia và nhiều giải thưởng khác. Có doanh nghiệp đã có các sản phẩm được thương mại hóa, gọi vốn được từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố Đà Nẵng được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) trao Giải thưởng hạng mục thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

4. Nhiệm vụ: Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT

- Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT đang nỗ lực phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đã và đang đông hành với nhà trường ngay từ khâu thiết kế chương trình, mở ngành đào tạo mới, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cử chuyên gia hướng dẫn sinh viên thực hành, tiếp cận công nghệ ngay trên giảng đường. Thời gian qua, thành phố đã tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa “ba nhà”: Doanh nghiệp dự báo, đặt hàng nhu cầu nhân lực; Nhà nước dự báo, quy hoạch các dự án đầu tư trọng điểm; nhà trường xác định ngành nghề, chỉ tiêu và tập trung đào tạo có địa chỉ sử dụng nguồn nhân lực, có lộ trình, phân kỳ đối với mỗi dự án trọng điểm, gắn với các địa chỉ ‘khát’ nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, việc liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước chính là hướng đi được ưu tiên hàng đầu để giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao này.

- Trong năm 2020, đã có hàng loạt biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo giữa các trường đại họp, cao đẳng tại Đà Nẵng và các tập đoàn lớn như FUJIKIN, LG, HITACHI nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm đầu ra có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Cụ the:

+ Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng: hợp tác với FUJIKIN INCORPORATED - Nhật Bản (FUJIKIN) về đào tạo nhân lực để phát triển công nghệ tiên tiến như: Các chủng loại robot, các thiết bị y tế tiên tiến thế hệ mới, sử dụng năng lượng hydro, công nghệ mới sử dụng LED, công nghệ mới liên quan đến thông tin và truyền thông, thành phố thông minh, vật liệu nano và vật liệu tiên tiến; hợp tác triển khai Phòng thí nghiệm công nghiệp số hiện đại đầu tiên tại Đà Nẵng với Hitachi Systems Việt Nam.

+ Tập đoàn UAC Hòa Kỳ đã nhiều lần đến làm việc với Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng để kết hợp việc tuyển dụng cũng như triển khai đào tạo kỹ thuật lập trình gia công 5 trục cho một số tân kỹ sư thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Công ty cũng triển khai hợp tác với một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Đà Nẵng trong quá trình đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập, làm trong các dự án thực tế...

+ Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn: được Chính phủ Hàn quốc đồng ý tài trợ 01 dự án 7,7 triệu USD nhằm nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.

Các phân tích trên cho thấy có một khoảng cách lớn giữa nhu cầu về nguồn lực CNTT từ các doanh nghiệp so với năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2018-2021.



[1] Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới xác định số liệu tính đến cuối năm 2020.

[2] Trong 02 năm 2020-2021 tại cơ quan Sở TT&TT và các đơn vị trực thuộc Sở có 18 trường hợp công chútc, viên chức, người lao động thôi việc; trong đó 01 ưường hợp là học viên Đề án 922, 02 trường hợp là đối tượng thu hút

[3] Theo Đề án Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025 định hướng đến năm 2030

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 193/KH-UBND ngày 07/11/2022 phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.89.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!