Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 241/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Hoàng Tuấn
Ngày ban hành: 21/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 241/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 3 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cấp tỉnh;

Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Ngãi tại Tờ trình số 03/TTr-VP ngày 15/3/2024 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 127/TTr-SNV ngày 15/3/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Ngãi căn cứ danh mục vị trí việc làm; số biên chế công chức và lao động hợp đồng của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong Đề án kèm theo Quyết định này để làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ, công chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 của UBND tỉnh điều chỉnh Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT
UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- VPUB: PCVP (NC), CBTH;
- Lưu: VT, NC(V
i435).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trn Hoàng Tun

ĐỀ ÁN

VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 241
/QĐ-UBND ngày 21/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (sau đây viết tắt là: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) được thành lập trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh theo Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh và Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chính thức hoạt động từ ngày 01/6/2021; tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tnh dần ổn định và đi vào nền nếp.

Thời gian qua, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã thực hiện việc sử dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm; đảm bảo đạt chuẩn về chuyên ngành đào tạo, phù hợp với từng vị trí việc làm đã được phê duyệt theo Đề án được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 và Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 24/5/2023.

Tuy nhiên, đến nay nhiều bộ, ngành Trung ương đã ban hành Thông tư hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, bảng mô tả công việc và khung năng lực, khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực của từng vị trí việc làm Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 20/7/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức1; do vậy, một số nội dung được phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 và Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 không còn phù hợp.

Đồng thời, để triển khai thực hiện mục tiêu về cải cách chế độ công vụ đến năm 2025 quy định tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Thông báo số 283/TB-VPCP ngày 21/7/2023 của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 6139/BNV-TCBC ngày 20/10/2023 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, thì việc xây dựng Đề án vị trí việc làm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là hết sức cần thiết nhằm rà soát bố trí biên chế được giao và sắp xếp lại đội ngũ công chức; xác định vị trí việc làm của từng phòng, từng cá nhân gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, tránh sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và đánh giá cán bộ, công chức một cách chính xác, khách quan.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

2. Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh;

3. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

4. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

6. Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là Nghị định số 111);

7. Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

8. Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;

9. Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập; Công văn số 580/BNV-TCBC ngày 17/02/2023 của Bộ Nội vụ đính chính Phụ lục kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022;

10. Thông tư số 11/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ;

11. Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức;

12. Thông tư số 02/2023/TT-VPCP ngày 11/9/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực văn phòng trong cơ quan, tổ chức hành chính;

13. Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;

14. Quy định số 1037-QĐ/TU ngày 18/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và ủy viên ban chấp hành đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy;

15. Công văn số 242-CV/BCSĐ ngày 18/2/2022 của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ về kết quả xây dựng vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ công chức cấp xã;

16. Công văn số 7583/BNV-TCBC ngày 23/12/2023 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung vướng mắc trong việc xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm;

17. Công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05/01/2024 của Bộ Nội vụ về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

18. Công văn số 44/HĐND-VP ngày 13/3/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về việc cho ý kiến đối với Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;

19. Công văn số 31/ĐĐBQH ngày 15/3/2024 của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh về việc cho ý kiến đối với Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Phần II

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH 111, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

I. THỰC TRẠNG

1. Vị trí, chức năng ca Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là cơ quan tương đương Sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH tỉnh và HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo Điều 2, Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh.

3. Cơ cấu tổ chức của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, Lãnh đạo HĐND tỉnh, Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

3.1. Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, gồm:

- 01 Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh (kiêm nhiệm).

- 01 Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh.

3.2. Lãnh đạo HĐND tỉnh, gồm:

- 01 Chủ tịch HĐND tỉnh (kiêm nhiệm).

- 02 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

3.3. Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, gồm:

- Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Trưởng ban và 01 Phó trưởng ban (chuyên trách);

- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Trưởng ban và 01 Phó trưởng ban (chuyên trách);

- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Trưởng ban và 01 Phó trưởng ban (chuyên trách);

- Ban Dân tộc HĐND tỉnh: Trưởng ban và 01 Phó trưởng ban (chuyên trách).

3.4. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:

- Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh: 01 Chánh Văn phòng và 03 Phó Chánh Văn phòng.

- Có 04 phòng chuyên môn và tương đương, gồm:

+ Phòng Công tác Quốc hội: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó trưởng Đoàn ĐBQH, ĐBQH đơn vị tnh Quảng Ngãi.

+ Phòng Công tác HĐND: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp và tổ chức phục vụ cho HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.

+ Phòng Dân nguyện - Thông tin: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động của Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó trưởng Đoàn ĐBQH, ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh trên lĩnh vực thông tin, dân nguyện, tiến dân.

+ Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn Đoàn ĐBQH, Đoàn ĐBQH, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh trên lĩnh vực Hành chính, Tổ chức, Quản trị.

4. Biên chế công chức và hợp đồng lao động Nghị định số 111

4.1. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh được cấp có thẩm quyền giao năm 2024: 35 biên chế; trong đó:

- Biên chế khối lãnh đạo cơ quan dân cử: 11 biên chế2.

- Biên chế công chức hành chính tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh: 24 biên chế.

4.2. Hợp đồng lao động theo Nghị định số 111: 08 người.

5. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức

Tổng số cán bộ, công chức hiện có tính đến tháng 01/2024 là 34 người. Cụ thể:

5.1. Về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ:

- Tiến sĩ 01 người, chiếm tỷ lệ 2,94%;

- Thạc sỹ 18 người, chiếm tỷ lệ 52,94%;

- Đại học 15 người, chiếm tỷ lệ 44,12%.

5.2. Về trình độ lý luận chính trị:

- Cử nhân, cao cấp lý luận chính trị 22 người, chiếm tỷ lệ 64,71%;

- Trung cấp lý luận chính trị 05 người, chiếm tỷ lệ 14,71%.

5.3. Về trình độ tin học:

- Đại học công nghệ thông tin 01 người, chiếm tỷ lệ 2,94%;

- Chứng chỉ tin học (trình độ A, B,...) là 32 người, chiếm tỷ lệ 97,06%.

5.4. Về trình độ ngoại ngữ:

- Cử nhân ngoại ngữ 06 người, chiếm tỷ lệ 17,65%;

- Chứng chỉ ngoại ngữ (trình độ A, B, B1, B2,..toeic, ielts...) 28 người, chiếm tỷ lệ 82,35%.

5.5. Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước3:

- Chuyên viên cao cấp và tương đương: 09 người, chiếm tỷ lệ 26,47%;

- Chuyên viên chính và tương đương: 20 người, chiếm tỷ lệ 58,82%;

- Chuyên viên và tương đương: 04 người, chiếm tỷ lệ 11,76%.

5.6. Về cơ cấu theo ngạch:

- Ngạch chuyên viên cao cấp: 06 người, chiếm tỷ lệ 17,65%;

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: 11 người, chiếm tỷ lệ 32,35%;

- Ngạch chuyên viên và tương đương: 17 người, chiếm tỷ lệ 50%.

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND đã thực hiện, sắp xếp, b trí và quản lý công chức, người lao động được thực hiện đảm bảo hợp lý, vị trí tng công việc được sắp xếp phù hợp với chuyên môn, khung năng lực; đen thời điểm hiện tại, đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng vị trí việc làm.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm giúp cho công chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, thoái thác công việc. Khung năng lực giúp chỉ ra những năng lực và biểu hiệu tương ứng mỗi công chức cần phải đáp ng cho từng vị trí cụ thể. Việc so sánh giữa kết quả thực tế và yêu cầu tiêu chuẩn của từng vị trí giúp đánh giá được mức độ phù hợp và hoàn thành yêu cầu công việc của vị trí đảm nhiệm của từng công chức.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm thời gian qua còn những khó khăn, vướng mắc; cụ thể: So với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thì khối lượng công việc ngày nhiều trong khi số lượng công chức tham mưu, phục vụ còn hạn chế về số lượng chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; chất lượng công chức không đồng đều nên việc sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm gặp một số khó khăn nhất định. Từ năm 2020 đến đầu năm 2022, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương chậm ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai, các cơ quan hành chính khó khăn trong việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, nhất là việc xác định vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, vị trí việc làm chuyên môn dùng chung. Đồng thời, việc xác định khung năng lực, cơ cấu ngạch tương ứng với từng vị trí việc làm cũng chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ chuyên ngành. Vì vậy, chưa có cơ sở xác định ngạch công chức tương ng đối với từng vị trí việc làm trong cơ quan.

Phần III

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ; BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC, KHUNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý: 10 vị trí

1.1. Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

Trưởng đoàn ĐBQH tổ chức và điều hành các hoạt động của Đoàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn: tổ chức để các ĐBQH tiếp công dân; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để ĐBQH tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp; tổ chức để các ĐBQH thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH và tổ chức để các ĐBQH trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà ĐBQH, Đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn ĐBQH quan tâm; báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn ĐBQH và ĐBQH; quản lý, chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân tỉnh.

1.2. Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.

1.3. Chủ tịch HĐND tỉnh4

Chủ tịch HĐND tỉnh lãnh đạo hoạt động của Thường trực HĐND cùng cấp, thay mặt Thường trực HĐND giữ mi liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng; thực hiện chức năng giám sát hoặc chức năng khác được giao theo luật định; phối hợp tổ chức tiếp xúc, giải quyết các kiến nghị hp pháp, chính đáng của cử tri.

1.4. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh5

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh.

1.5. Trưởng Ban của HĐND tỉnh (Gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách; Ban Văn hóa - Xã hội; Ban Dân tộc)

Trưởng Ban của HĐND tỉnh là người đứng đầu cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND tỉnh.

1.6. Phó trưởng Ban của HĐND tỉnh (Gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách; Ban Văn hóa - Xã hội; Ban Dân tộc)

Phó trưởng Ban của HĐND tỉnh là cấp phó của người đứng các Ban của HĐND tỉnh, giúp Trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND; giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách theo nhiệm vụ được phân công; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Trưởng Ban của HĐND.

1.7. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh6

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là người đứng đầu, điều hành công việc chung của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng. Chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh triển khai các hoạt động của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Quản lý điều hành công chức, người lao động Văn phòng; tham mưu giúp Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh về lĩnh vực: hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh; hành chính, tổng hợp, tài chính, quản trị, quản lý phương tiện, tài sản của cơ quan.

1.8. Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh giúp Chánh Văn phòng tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Chánh Văn phòng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công.

1.9. Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Gồm: Công tác Quốc hội; Công tác HĐND; Dân nguyện - Thông tin; Hành chính, Tổ chức, Quản trị)

Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là người đứng đầu một phòng, thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp; tham mưu, quản lý nhà nước về ngành, chuyên ngành hoặc làm nhiệm vụ bảo đảm, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo sự phân công của lãnh đạo Văn phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng và trước pháp luật về mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

1.10. Phó trưởng Phòng thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Gồm: Công tác Quốc hội; Công tác HĐND; Dân nguyện - Thông tin; Hành chính, Tổ chức, Quản trị)

Phó trưởng Phòng thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là cấp phó của Trưởng phòng, giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Trưởng phòng giao. Phó trưởng Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành

2.1. Chuyên viên chính về theo dõi công tác ĐBQH

2.2. Chuyên viên về theo dõi công tác ĐBQH

2.3. Chuyên viên chính theo dõi công tác kinh tế - ngân sách

2.4. Chuyên viên theo dõi công tác kinh tế - ngân sách

2.5. Chuyên viên chính theo dõi công tác văn hóa - xã hội

2.6. Chuyên viên theo dõi công tác văn hóa - xã hội

2.7. Chuyên viên chính theo dõi công tác pháp chế

2.8. Chuyên viên theo dõi công tác pháp chế

2.9. Chuyên viên chính theo dõi công tác dân tộc

2.10. Chuyên viên theo dõi công tác dân tộc

2.11. Chuyên viên theo dõi tổng hợp dân nguyện - thông tin

3. VTVL thuộc nhóm công việc chuyên môn dùng chung

3.1. Chuyên viên chính về tổng hợp

3.2. Chuyên viên về tổng hợp

3.3. Chuyên viên về quản trị công sở

3.4. Kế toán viên

3.5. Văn thư viên

4. VTVL thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ

4.1. Nhân viên phục vụ

4.2. Nhân viên lái xe

II. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH 111

1. Tổng số vị trí việc làm xác định theo Đề án vị trí việc làm là 28 vị trí; trong đó, vị trí việc làm thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý là 10 vị trí; vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành là 11 vị trí; vị trí việc làm thuộc nhóm chuyên môn dùng chung là 05 vị trí; vị trí việc làm thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ là 02 vị trí.

2. Biên chế công chức xác định theo Đề án vị trí việc làm là 35 biên chế. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2026 theo quy định của cấp có thẩm quyền; chủ động bố trí biên chế công chức được giao từng năm theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.

3. Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 xác định theo Đề án vị trí việc làm là 08 người. Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh chủ động sắp xếp, bố trí theo từng vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

(Danh mục vị trí việc làm, biên chế công chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 111 theo Phụ lục s 01 kèm theo)

III. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC ĐỐI VỚI TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Công việc cụ thể của từng vị trí việc làm được mô tả theo nhiệm vụ chính, có xác định yêu cầu về trình độ, nhóm năng lực. Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với từng vị trí việc làm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022, Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Thông tư số 02/2023/TT-VPCP ngày 11/9/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền liên quan.

(Bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm theo Phụ lục số 02 kèm theo)

IV. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

Cơ cấu ngạch công chức được xác định theo Công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05/01/2024 của Bộ Nội vụ về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chc danh nghề nghiệp viên chức, cụ thể:

1. Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Gồm có 23 biên chế.

Trong khi chưa có quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về xếp lương đối với vị trí việc làm thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý, tạm thời xác định ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm theo Phụ lục s 01 kèm theo Đề án.

2. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (thuộc nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành và chuyên môn dùng chung): Gồm có 12 biên chế, cơ cấu ngạch cụ thể như sau:

a) Công chức giữ ngạch chuyên viên chính: 04 người, chiếm 33,3% tổng số;

b) Công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương: 08 người, chiếm 66,7% tổng số.

(Tng hợp cơ cấu ngạch theo Phụ lục s 03 đính kèm)

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Đề án được duyệt; sắp xếp, btrí công chức phù hợp với từng vị trí việc làm; quản lý, sử dụng biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, b trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm công chức, đảm bảo nâng cao được chất lượng đội ngũ công chức, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét điều chỉnh Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật hoặc các Bộ, ngành có quy định cụ thể về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

II. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

1. Trường hợp công chức được tuyển dụng từ năm 2023 trở về trước có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận theo Đề án thì vẫn được tiếp tục thực hiện. Đối với công chức được điều động từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm dự kiến được đảm nhận thì phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm sẽ được đảm nhận.

2. Trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch và phương án sắp xếp, bố trí công chức đảm bảo phù hợp với số lượng, cơ cấu ngạch, trình độ chuyên môn theo từng vị trí việc làm.

3. Thực hiện việc cử công chức tham gia thi nâng ngạch công chức phải đảm bảo cơ cấu ngạch được phê duyệt, phù hợp với yêu cầu khung năng lực của từng vị trí việc làm được phê duyệt theo Đề án./.



1 Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 13/2022/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức; Thông tư số 11/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ; Thông tư s 02/2023/TT-VPCP ngày 11/9/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực văn phòng trong cơ quan, tổ chức hành chính.

2 Biên chế khối cơ quan dân cử tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, gồm có:

(1) Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh: 01 biên chế Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tnh (Trưng đoàn ĐBQH tỉnh kiêm nhiệm).

(2) Lãnh đạo HĐND tỉnh: 02 biên chế Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm nhiệm); (3) Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh: 08 biên chế.

3 01 biên chế tiếp nhận từ đơn vị khác: Chuyển từ viên chức sang công chức (chưa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên).

4 Khoản 1 Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

5 Khoản 2 Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

6 Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 241/QĐ-UBND ngày 21/03/2024 phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


322

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.194.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!