HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 70/NQ-HĐND
|
Yên Bái, ngày 08 tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2024
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XIX - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm
2017 của Chính phủ Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính
05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch
tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa
phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương hăng năm;
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về
việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2024;
Căn cứ Thông tư số 51/2023/TT-BTC ngày 17 tháng năm
2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026;
Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024;
Xét Tờ trình số 139/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái về dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách
cấp tỉnh năm 2024, kế hoạch tài
chính - ngân sách địa phương 3 năm 2024 - 2026; Báo cáo thẩm tra số 222/BC-BKTNS ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân
sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết định dự
toán ngân sách địa phương năm 2024 như sau:
1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là
5.300.000 triệu đồng; trong đó:
a) Thu cân đối ngân sách 2.625.000 triệu đồng;
b) Thu tiền sử dụng đất 2.065.000 triệu đồng;
c) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 50.000 triệu đồng;
d) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 560.000 triệu đồng;
2. Dự toán thu ngân sách địa phương: 14.490.778 triệu
đồng, gồm:
a) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ngân sách địa
phương được hưởng theo phân cấp 4.594.450 triệu đồng;
b) Thu bổ sung từ ngân sách trung ương 9.896.328 triệu
đồng, bao gồm:
- Thu bổ sung cân đối 6.570.622 triệu đồng;
- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương
3.325.706 triệu đồng, bao gồm: bổ sung để thực hiện các chính sách tiền lương
1,8 triệu đồng/tháng theo quy định 754.825 triệu đồng; bổ sung thực hiện chính
sách, nhiệm vụ 261.128 triệu đồng; bổ sung vốn đầu xây dựng cơ bản 1.149.349
triệu đồng; bổ sung chương trình mục
tiêu quốc gia 1.160.404 triệu đồng.
3. Dự toán chi ngân sách địa phương (đã bao gồm cả chi
đầu tư từ nguồn vốn vay để bù đắp bội chi) là:
14.606.478 triệu đồng, bao gồm:
a) Dự toán chi đầu tư phát triển là 2.794.784 triệu đồng,
bao gồm:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản 2.534.534 triệu đồng, trong đó: vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trong nước 564.084 triệu đồng; vốn đầu tư từ nguồn thu
tiền sử dụng đất 1.920.450 triệu đồng; vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết
50.000 triệu đồng;
- Chi công tác đo
đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa
chính từ 10% tiền sử dụng đất (sau khi trừ chi phí phát triển đất) là 144.550
triệu đồng;
- Chi đầu tư từ nguồn bội chi của ngân sách địa phương
cấp tỉnh để thực hiện các dự án sử dụng
nguồn vốn vay nước ngoài là 115.700
triệu đồng.
b) Dự toán chi thường xuyên (bao gồm cả chi từ nguồn
kinh phí sự nghiệp thực hiện chính sách, nhiệm vụ được ngân sách trung ương bổ
sung có mục tiêu 1.015.953 triệu đồng) là 8.856.882 triệu đồng, trong đó:
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề là
3.736.814 triệu đồng;
- Chi sự nghiệp bảo
vệ môi trường là 127.613 triệu đồng;
- Chi sự nghiệp y tế,
dân số và gia đình là 884.420 triệu đồng;
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ là 26.732 triệu đồng;
- Các lĩnh vực chi thường xuyên khác là 4.081.303 triệu đồng.
Đối với dự toán chi các đơn vị dự toán cấp tỉnh, ngân
sách huyện năm 2024, ngoài định mức chi hoạt động thường xuyên phân bổ theo Nghị
quyết số 71/2021/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2021, Nghị quyết số 49/2022/NQ- HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, được phân bổ
thêm như sau: các đơn vị sự nghiệp khác phân bổ thêm 3 triệu đồng/biên chế; các đơn vị sự nghiệp giáo dục
(tiểu học phân bổ thêm 3,5 triệu
đồng/biên chế, các đơn vị giáo dục còn lại
phân bổ thêm 1,5 triệu đồng/biên chế); các đơn vị y tế dự phòng phân bổ thêm là 3 triệu đồng/biên chế; các
cơ quan quản lý hành chính phân bổ
thêm 3 triệu đồng/biên chế; đối với các xã, phường, thị trấn được phân bổ thêm
50 triệu đồng/xã.
c) Dự toán chi trả lãi, phí các khoản vay ODA, vay ưu
đãi là: 12.200 triệu đồng. Số lãi, phí vay phải trả chính thức được xác định theo tiến độ giải ngân
thực tế của các dự án sử dụng nguồn vốn vay;
d) Chi tạo nguồn, điều chỉnh chính sách tiền lương
408.975 triệu đồng;
đ) Dự toán chi dự phòng ngân sách địa phương là
222.684 triệu đồng;
e) Dự toán chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 1.200 triệu đồng;
g) Dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia
1.160.404 triệu đồng, trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 663.296 triệu đồng;
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 305.406 triệu đồng; Chương
trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới 191.702 triệu đồng.
h) Dự toán chi từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu
cho ngân sách địa phương (vốn đầu tư xây dựng cơ bản) là 1.149.349 triệu đồng.
4. Bội chi ngân sách địa phương năm 2024: Mức bội chi
ngân sách địa phương cấp tỉnh năm 2024 là 115.700 triệu
đồng, được sử dụng để chi thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay nước
ngoài.
5. Tổng số vay tối đa trong năm
2024 của ngân sách địa phương là 134.000 triệu đồng (vay lại từ nguồn Chính phủ
vay ngoài nước), trong đó: vay để
trả nợ gốc là 18.300 triệu đồng; vay để bù đắp bội chi là 115.700 triệu đồng;
6. Số trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách địa
phương là 18.300 triệu đồng, gồm: trả nợ Bộ Tài chính vốn vay lại từ nguồn
Chính phủ vay ngoài nước 18.300 triệu đồng.
Điều 2. Phân bổ dự
toán chi của ngân sách cấp tỉnh năm 2024 như sau:
Tổng dự toán chi của ngân sách cấp tỉnh năm 2024 là
11.727.638 triệu đồng, được phân bổ cho các lĩnh vực, nhiệm vụ chi cụ thể
như sau:
1. Dự toán chi các nhiệm vụ do ngân sách cấp tỉnh đảm
nhiệm theo phân cấp là 8.010.415 triệu đồng, trong đó:
a) Chi đầu tư phát triển (bao gồm cả chi đầu tư từ nguồn
vốn vay để bù đắp bội chi) 1.448.634
triệu đồng;
b) Chi thường xuyên 3.719.811 triệu đồng;
c) Chi trả nợ lãi, phí các khoản vay 12.200 triệu đồng;
d) Chi bổ sung Quỹ
dự trữ tài chính 1.200 triệu đồng;
đ) Chi dự phòng của
ngân sách cấp tỉnh 109.842 triệu đồng;
e) Chi tạo nguồn, điều chỉnh chính sách tiền lương
408.975 triệu đồng.
2. Dự toán chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân
sách trung ương cho ngân sách địa phương là 2.309.753 triệu đồng;
3. Dự toán chi bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân
sách huyện, thị xã, thành phố 3.717.223 triệu đồng, gồm:
a) Bổ sung cân đối 2.883.152 triệu đồng;
b) Bổ sung tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng /tháng và
các chế độ chính sách 609.037 triệu đồng;
c) Bổ sung các chính sách, nhiệm vụ
225.034 triệu đồng.
Điều 3. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo
quy định của pháp luật, trong đó tập trung chỉ đạo:
1. Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện và số bổ
sung cân đối từ ngân sách cấp huyện cho
ngân sách xã năm 2024 và giai đoạn 2023 - 2025 được ổn định bằng năm 2023.
2. Thu hồi về ngân sách cấp tỉnh các khoản giảm chi do
thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản
biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, để dành nguồn tập trung bố trí thực hiện các dự án, chính sách
quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Thực hiện sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch theo Nghị quyết
số 61/NQ-CP ngày 16/6/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu
quả thực hiện chính sách, pháp luật về
quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng
cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc khoán kinh
phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 12/8/2019
của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và các quy định hiện hành của pháp luật.
5. Tiếp tục thực hiện khoán chi, đấu thầu, đặt hàng,
giao nhiệm vụ đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách địa phương
theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính
phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng, hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường
xuyên và Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái về phê duyệt danh mục và phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu
thầu đối với sản phẩm, dịch vụ công
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên của tỉnh Yên Bái
và Quyết định số 1612/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều và thay thế phụ
lục của Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên
Bái về việc phê duyệt danh mục và phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu
thầu đối với sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên của tỉnh Yên Bái. Riêng kinh phí thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1
Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020, Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn cơ
sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của
pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu
thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật.
Thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu, bao gồm cá
phê duyệt dự toán kinh phí (hoặc phê duyệt giá trị hợp đồng) đấu thầu, đặt
hàng, giao nhiệm vụ đối với các sản phẩm, dịch vụ
công do cấp huyện thực hiện theo số lượng, khối lượng nhiệm vụ; giá, đơn giá,
tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và dự toán
kinh phí được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ
được quyết toán theo chế độ quy định trên cơ sở số lượng, chất lượng sản phẩm dịch
vụ được nghiệm thu thực tế.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các
đơn vị dự toán tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách
tiền lương trong năm 2024 theo quy định từ một phần nguồn thu được để lại theo
chế độ; tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo
lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ);
nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2023 còn
dư chuyển sang (nếu có). Đồng thời, dành 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân
sách địa phương so với dự toán năm 2023 được cấp trên giao để tạo nguồn cải
cách tiền lương trong năm 2024.
Đối với nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất), loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm
vụ chi cụ thể, gồm: thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại
cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết
định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ
đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã; thu tiền cho thuê, cho thuê mua,
bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải được cấp có thẩm quyền giao.
7. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đối với một số lĩnh vực
có khả năng xã hội hóa cao thông
qua việc điều chỉnh mức thu giá, phí phù hợp với khả năng người nộp như: dịch vụ
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt; dịch vụ công (sự nghiệp kinh tế; y tế; đào tạo nghề;
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
thuận lợi).
8. Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn
thu ngân sách nhà nước phát sinh trong năm, giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
điều chỉnh, bổ sung dự toán thu, dự toán chi cho các đơn vị tiếp nhận và báo
cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 4. Giao cho Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX - Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày
08 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Tạ Văn Long
|