BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40 /VBHN-BCT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 3 năm
2020
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DÂY CHÁY CHẬM CÔNG
NGHIỆP
Thông tư số 18/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây cháy chậm công nghiệp, có hiệu lực
kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ
báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên
tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.
Căn cứ Nghị định
số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định
số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Khoa học và Công nghệ,[1]
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về Dây cháy chậm công nghiệp”. Ký hiệu QCVN 06 : 2015/BCT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành2
Thông tư này
có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 12 năm 2015.
Điều 3.
Trách nhiệm
thi hành
1. Tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trường hợp
có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Bộ
Công Thương để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để
đăng Công báo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Văn phòng Bộ (để đăng website BCT);
- Vụ Pháp chế (để đăng CSDLQG);
- Lưu: VT, KHCN.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
QCVN 06 : 2015/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA VỀ DÂY CHÁY CHẬM CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Industrial Safety Fuse
Lời nói đầu
QCVN 06 :
2015/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vật liệu nổ công nghiệp
biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương trình duyệt, Bộ Khoa học
và Công nghệ thẩm định, Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số
18/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DÂY CHÁY CHẬM CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Industrial Safety
Fuse
1. Quy định chung
1.1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ
thuật này quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và các quy định về quản
lý đối với dây cháy chậm công nghiệp sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông
trên thị trường và trong quá trình sử dụng.
1.2. Đối tượng
áp dụng
Quy chuẩn kỹ
thuật này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan tới dây cháy chậm
công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam
là thành viên có quy định khác.
1.3. Giải
thích từ ngữ
1.3.1. Dây
cháy chậm công nghiệp là một loại phụ kiện nổ dùng để truyền lửa và khởi nổ
kíp đốt. Lõi của dây cháy chậm chứa thuốc Đen và phân bố đều trên toàn bộ chiều
dài dây. Vỏ dây có nhiều lớp bằng sợi bông hoặc sợi lanh và các lớp chống thấm
nước.
1.3.2. Phụ
kiện nổ là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa
thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu để làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại
thiết bị chuyên dụng có chứa thuốc nổ.
1.3.3. Cường
độ phun lửa thể hiện độ mạnh, yếu của tia lửa khi dây cháy chậm cháy hết phụt
ra, thông qua việc đánh giá khả năng mồi cháy giữa hai đoạn dây cháy chậm đặt
cách nhau một khoảng cách nhất định.
1.3.4. Lô sản
phẩm là số lượng sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu theo quy định và được sản
xuất trong một ca hoặc một đợt sản xuất hoặc một khoảng thời gian xác định, từ
cùng một nguồn nguyên liệu giống nhau về chỉ tiêu kỹ thuật.
1.3.5. Lô
hàng nhập khẩu là tập hợp một chủng loại hàng hoá được xác định về số lượng,
có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một
cơ sở sản xuất và thuộc cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
1.4. Tài liệu
viện dẫn
1.4.1. QCVN 02
: 2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử
dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.
1.4.2. QCVN 01
: 2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và
nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp.
1.5. Quy định
về lô sản phẩm và mẫu thử nghiệm
1.5.1. Quy định
về lô sản phẩm: Số lượng dây cháy chậm của một lô sản phẩm theo quy định của
nhà sản xuất.
1.5.2. Quy định
số lượng sản phẩm định kỳ lấy mẫu kiểm tra tại phòng thử nghiệm được Bộ Công
Thương chỉ định: Tuân theo quy định tại Phụ lục 2, QCVN 01 : 2012/BCT.
1.5.3. Mẫu thử
nghiệm định kỳ là mẫu lấy ngẫu nhiên trong các lô sản phẩm.
2. Quy định kỹ thuật
2.1. Chỉ
tiêu kỹ thuật
Bảng 1- Chỉ
tiêu kỹ thuật của Dây cháy chậm công nghiệp
TT
|
Chỉ tiêu
|
Yêu cầu kỹ
thuật
|
Phương pháp thử
|
1
|
Đường kính
ngoài, mm
|
5,0 ÷ 5,8
|
Theo quy định tại Mục 3.1
|
2
|
Thời gian
cháy đối với đoạn dây dài 1m, giây
|
100 ÷ 125
|
Theo quy định tại Mục 3.2
|
3
|
Khả năng
cháy đều và cháy hoàn toàn
|
Mẫu thử cháy hết, trong quá trình cháy không tắt, không
phụt tia lửa qua vỏ dây ra ngoài.
|
Theo quy định tại Mục 3.3
|
4
|
Khả năng chịu
nước, giờ
|
2 giờ, ở độ sâu 1m
|
Theo quy định tại Mục 3.4
|
5
|
Cường độ
phun lửa, mm
|
40
|
Theo quy định tại Mục 3.5
|
6
|
Thời hạn đảm
bảo, tháng
|
24
|
|
2.2. Bao
gói, ghi nhãn
2.2.1. Bao
gói
2.2.1.1. Dây
cháy chậm được cuộn thành cuộn 50 m, trong cuộn có tối đa là 5 đoạn; chiều dài
của đoạn ngắn nhất không nhỏ hơn 2 m. Các đầu của mỗi đoạn dây cháy chậm có một
lớp chất chống ẩm bao kín.
2.2.1.2. Mỗi
cuộn dây cháy chậm được cho vào túi PE buộc chặt. 10 túi dây cháy chậm (500 mét
dây) được bảo quản trong 01 thùng cacton.
2.2.2. Ghi
nhãn
Ghi nhãn trên
phiếu đóng thùng và trên bao gói chứa đựng dây cháy chậm thực hiện theo các quy
định tại Phụ lục A của QCVN 02 : 2008/BCT và Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
2.3. Vận
chuyển, bảo quản
Thực hiện theo
quy định tại Mục 1 và Mục 2, Chương II của QCVN 02 : 2008/BCT.
2.4. Quy định
về các thiết bị sử dụng trong thử nghiệm
Các thiết bị sử
dụng trong các phép thử phải được kiểm định theo quy định tại Thông tư
23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và các quy định hiện hành có liên
quan.
3. Phương pháp thử
3.1. Xác định đường kính ngoài
3.1.1. Dụng
cụ
3.1.1.1. Thước
cặp Panme, vạch chia 0,1 mm.
3.1.1.2. Thước
đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.
3.1.2. Tiến
hành
3.1.2.1. Quan
sát, kiểm tra bằng mắt thường về tình trạng mặt ngoài của dây cháy chậm.
3.1.2.2. Dùng
thước cặp đo đường kính của 03 đoạn dây bất kỳ.
Mỗi đoạn đo ở
5 vị trí khác nhau, ghi lại các kết quả.
3.1.3. Đánh
giá kết quả
Mẫu thử có mặt
ngoài không gãy gập, không dập nát, không ẩm mốc và không bong tróc vỏ.
Kích thước đạt
yêu cầu theo quy định tại Bảng 1, Mục 2.1 của quy chuẩn này.
3.2. Đo thời gian cháy
3.2.1.
Nguyên tắc
Xác định khoảng
thời gian cháy hết một đoạn dây cháy chậm có độ dài biết trước.
3.2.2. Thiết
bị, dụng cụ
3.2.2.1. Đồng
hồ bấm giây;
3.2.2.2. Thước
đo chiều dài có chia vạch 1 mm;
3.2.2.3. Dụng
cụ phát tia lửa;
3.2.2.4. Dao,
thớt gỗ.
3.2.3. Chuẩn
bị mẫu
3.2.3.1. Dùng
dao cắt bỏ 5 cm ở đầu mỗi đoạn dây cháy chậm bất kỳ trong lô hàng cần kiểm tra
thời gian cháy.
3.2.3.2. Sau
đó cắt 03 đoạn mẫu thử, mỗi mẫu dài 1 m, chính xác đến 1 mm. Cho phép cắt vát một
đầu mỗi đoạn mẫu thử để khi đốt được dễ dàng, chiều dài vát là 2 mm. Chiều dài
của đoạn mẫu thử được xác định từ điểm giữa của vết vát đến cuối đoạn mẫu thử.
3.2.3.3. Khi cắt
dây cháy chậm các vết cắt phải phẳng, vuông góc với trục của dây. Đối với vết cắt
vát, nhát cắt phải gọn. Các vết cắt phải đảm bảo thuốc trong lõi dây không rơi
ra ngoài.
3.2.4. Tiến
hành thử
3.2.4.1. Dùng
dụng cụ phát tia lửa làm cháy đầu dây cháy chậm, đồng thời bấm đồng hồ đo thời
gian. Quan sát mẫu thử cháy.
3.2.4.2. Khi mẫu
thử cháy hết (tia lửa phát ra ở đầu kia của mẫu) lập tức bấm đồng hồ dừng đo. Đọc
kết quả trên đồng hồ bấm giây.
3.2.5. Đánh
giá kết quả
3.2.5.1. Yêu cầu
thời gian cháy từ 100 giây đến 125 giây. Trong quá trình cháy mẫu thử không tắt,
không xuất hiện xì, không phụt tia lửa qua vỏ dây cháy chậm.
3.2.5.2. Trường
hợp có ít nhất 01 mẫu thử không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với
số lượng mẫu thử gấp đôi lần 1, yêu cầu lần thử này toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu
theo quy định tại Mục 3.2.5.1 của quy chuẩn này.
Trường hợp thử
lần 2, có một mẫu không đạt thì kết luận lô hàng có thời gian cháy không đạt
yêu cầu.
3.2.5.3. Lập
báo cáo về các kết quả thử nghiệm, không lấy kết quả trung bình.
3.3. Kiểm tra khả năng cháy đều và cháy hoàn toàn
3.3.1. Thiết
bị, dụng cụ
3.3.1.1. Dụng
cụ phát tia lửa.
3.3.1.2. Dao,
thớt gỗ.
3.3.2. Chuẩn
bị mẫu
3.3.3.1. Dùng
dao cắt 03 đoạn dây cháy chậm bất kỳ trong lô hàng cần kiểm tra, mỗi đoạn dài 5
m.
3.3.3.2. Cắt bỏ
5 cm ở hai đầu mỗi đoạn dây, cắt vát một đầu mỗi đoạn mẫu thử để khi đốt được dễ
dàng, chiều dài vát là 2 mm.
3.3.3. Tiến
hành
3.3.3.1. Lần
lượt rải các đoạn dây cháy chậm trên bãi thử nổ, sao cho dây không bị xoắn hoặc
gập lại.
3.3.3.2. Tiến
hành đốt và quan sát sự cháy của các đoạn dây. Khi đoạn dây này cháy hết mới đốt
đoạn dây tiếp theo.
3.3.4. Đánh
giá kết quả
3.3.4.1. Yêu cầu
các đoạn dây đem thử nghiệm cháy hết, trong quá trình cháy không tắt, không phụt
tia lửa qua vỏ dây ra ngoài.
3.3.4.2. Trường
hợp có ít nhất 01 mẫu thử không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với
số lượng mẫu thử gấp đôi lần 1. Yêu cầu lần thử này toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu
quy định tại Mục 3.3.4.1 của quy chuẩn này.
Trường hợp thử
lần 2, có một mẫu không đạt theo quy định thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.
3.3.4.3. Lập
biên bản về các kết quả thử nghiệm.
3.4. Thử khả năng chịu nước
3.4.1. Thiết
bị, dụng cụ
3.4.1.1. Thùng
chứa nước hoặc bể nước có chiều cao lớn hơn 1 m.
3.4.1.2. Băng
dính hoặc chất chống ẩm.
3.4.1.3. Dụng
cụ phát tia lửa.
3.4.1.4. Dao,
thớt gỗ.
3.4.2. Tiến
hành
3.4.2.1. Dùng
dao cắt 03 đoạn dây cháy chậm bất kỳ trong lô hàng cần xác định khả năng chịu
nước, mỗi đoạn dài 5 m. Dùng băng dính quấn hai đầu đoạn dây hoặc nhúng trong
chất chống ẩm, đảm bảo nước không ngấm qua đầu dây. Cuộn lại thành cuộn, đem
ngâm nước trong thùng chứa hoặc bể có độ sâu 1 m nước.
3.4.2.2. Thời
gian ngâm nước là 2 giờ. Hết thời gian ngâm nước, lấy các đoạn dây cháy chậm ra
khỏi nước, lau khô nước bám trên dây bằng khăn khô, sạch.
3.4.2.3. Cắt bỏ
5 cm ở đầu mỗi đoạn dây, cho phép cắt vát một đầu mỗi đoạn dây để khi đốt được
dễ dàng.
3.4.2.4. Lần
lượt rải các đoạn dây cháy chậm trên bãi thử nổ, sao cho dây không bị xoắn hoặc
gập lại.
3.4.2.5. Tiến
hành đốt và quan sát sự cháy của các đoạn dây. Khi đoạn dây này cháy hết mới đốt
đoạn dây tiếp theo.
3.4.3. Đánh
giá kết quả
3.4.3.1. Yêu cầu
các đoạn dây cháy hết. Quá trình cháy không có hiện tượng tắt, xì hoặc phụt tia
lửa qua vỏ dây ra ngoài thì kết luận lô dây cháy chậm mang thử nghiệm có khả
năng chịu nước tốt.
3.4.3.2. Trường
hợp có ít nhất 01 mẫu thử không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với
số lượng mẫu thử gấp đôi lần 1. Yêu cầu lần thử này toàn bộ mẫu thử đạt yêu cầu
quy định tại Mục 3.4.3.1 của quy chuẩn này.
Trường hợp thử
lần 2, có một mẫu không đạt thì kết luận lô hàng có khả năng chịu nước không đạt
yêu cầu.
3.5. Thử cường độ phun lửa
3.5.1. Thiết
bị, dụng cụ
3.5.1.1. Ống
thủy tinh trong suốt, thông 2 đầu, đường kính trong của ống từ 6,0 mm đến 6,5
mm, chiều dài ống từ 100 mm đến 130 mm.
3.5.1.2. Thước
đo chiều dài có chia vạch 1 mm.
3.5.1.3. Dụng
cụ phát tia lửa.
3.5.1.4. Dao,
thớt gỗ.
3.5.2. Chuẩn
bị mẫu
3.5.2.1. Lấy
03 đoạn dây cháy chậm bất kỳ trong lô hàng cần kiểm tra.
3.5.2.2. Cắt mỗi
đoạn dây 02 đoạn mẫu thử dài 100 mm ± 1 mm. Đảm bảo vết cắt phẳng, vuông góc với
trục của dây và thuốc trong lõi dây không rơi ra ngoài.
3.5.3. Tiến
hành thử
3.5.3.1. Cho 2
đoạn mẫu thử vào trong ống thủy tinh sao cho 2 đầu của 2 đoạn dây cách nhau 40
mm. Khoảng cách trên không bị xê dịch trong quá trình thử.
3.5.3.2. Đốt
cháy một đầu của đoạn mẫu thử thứ nhất. Quan sát mẫu thử cháy.
3.5.3.3. Thực
hiện thử nghiệm 03 mẫu như trên.
3.5.4. Đánh
giá kết quả
3.5.4.1. Yêu cầu
ngọn lửa của đoạn dây cháy chậm thứ nhất phải bắt cháy được đoạn dây cháy chậm
thứ 2.
3.5.4.2. Trường
hợp khi thử có ít nhất 01 mẫu không bắt cháy, tiến hành thử lại lần 2 với số lượng
mẫu thử gấp đôi lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ số mẫu thử đạt yêu cầu quy định
tại Mục 3.5.4.1 của quy chuẩn này.
Trường hợp thử
lần 2, có một mẫu không đạt thì kết luận lô hàng có cường độ phun lửa không đạt
yêu cầu.
4. Quy định về quản lý
4.1. Tổ chức,
cá nhân sản xuất Dây cháy chậm công nghiệp phải thực hiện việc công bố hợp quy,
chứng nhận hợp quy phù hợp với quy chuẩn này. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải
thực hiện việc chứng nhận hợp quy theo quy định. Thực hiện việc ghi nhãn theo
quy định tại Mục 2.2.2 của quy chuẩn này.
4.2. Việc đánh
giá sự phù hợp đối với Dây cháy chậm công nghiệp thực hiện theo phương thức 7:
Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm hàng hoá được quy định tại Mục VII, Phụ lục 2,
Thông tư số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công
nghệ về việc quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh
giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
4.3. Quy định
về công bố hợp quy và việc chỉ định tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.
Việc công bố hợp
quy, chỉ định tổ chức chứng nhận và tổ chức thử nghiệm đối với Dây cháy chậm
công nghiệp thực hiện theo quy định tại Mục II Chương II Thông tư số
48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc quy định quản
lý chất lượng các sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công
Thương.
4.4. Dây cháy
chậm công nghiệp trước khi lưu thông trên thị trường phải được gắn dấu hợp quy
theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Khoa học và Công nghệ và pháp luật hiện hành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4.5. Phương thức
kiểm tra
Dây cháy chậm
công nghiệp sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong
quá trình sử dụng phải chịu sự kiểm tra về chất lượng theo quy định tại Thông
tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương và pháp luật
hiện hành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4.6. Dây cháy
chậm công nghiệp sản xuất trong nước thực hiện kiểm tra chất lượng định kỳ theo
quy định. Việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, kiểm tra chất lượng định kỳ
thực hiện tại phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Vụ Khoa học
và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
các đơn vị có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy
chuẩn này.
5.2. Cục Quản
lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy
định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của
pháp luật và Quy chuẩn này.
5.3. 3(dược bãi bỏ)
5.4. Trong trường
hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, tiêu chuẩn được viện dẫn trong
Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định
tại văn bản mới./.
[1]
Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế
độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc
liên tịch ban hành có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định
số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định
số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo
cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của
Chánh Văn phòng Bộ,”
2 Điều 37 Thông tư số
42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại
các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có
hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02
năm 2020.
2. Bãi bỏ
các quy định sau:
a) Khoản 6
Điều 1 Thông tư số 33/2016/TT-BCT ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28
tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy
và giấy vệ sinh.
b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
c) Khoản 20
Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Công
Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31
tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
d) Điều 29
Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều
chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực
3. Các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực Công Thương hiện
hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 12 của
Nghị định số 09/2019/NĐ-CP .
4. Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công
Thương để được hướng dẫn, giải quyết./.”
3
Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điểm f Khoản 4 Điều 12
Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định
kỳ tại các thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban
hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.