Kính gửi: Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ
đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); các Quyết định số:
263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022; 318, 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2023 của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Công Thương báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công, như sau:
1. Đã hoàn thành công tác kiểm tra, giám sát, hướng
dẫn thực hiện các CTMTQG theo phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương: tổ chức 01
Đoàn công tác tại các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang từ ngày
30/11-01/12/2023 (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
2. Đã hoàn thành công tác kiểm tra, giám sát, hướng
dẫn thực hiện và các tiêu chí, chỉ tiêu NTM thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ
trách: tổ chức 04 Đoàn công tác tại Bắc Giang, từ ngày 23-24/6/2023; tại Quảng
Bình, Quảng Trị, từ ngày 13-15/11/2023; Yên Bái, Phú Thọ, từ ngày
20-21/11/2023; Đồng Nai, Bình Dương, từ ngày 06-08/12/2023 (Chi tiết tại Phụ
lục 2 kèm theo).
3. Đã hoàn thành tập huấn, hướng dẫn nội dung NTM
thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách: tổ chức 03 Hội nghị khu vực phía Bắc tại
Ninh Bình, ngày 20/10/2023; khu vực miền Trung-Tây Nguyên tại Đà Nẵng, ngày
03/11/2023; khu vực phía Nam tại Cần Thơ, ngày 24/11/2023 (Chi tiết tại Phụ
lục 3 kèm theo).
Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ, ngành: VPCP, UBDT, KHĐT; NNPTNT; LĐTBXH, TC;
- UBND và SCT các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bắc Giang,
Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình
Dương;
- Các đơn vị: KHTC, ĐL, TTTN, BaoCT, XTTM, TCCB, TMĐT, EVN;
- Lưu: VT, CTĐP (4b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Thị Thắng
|
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NĂM 2023 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(kèm theo Công văn số 8953/BCT-CTĐP ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ Công
Thương)
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá các
Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2023 theo phân công tại Quyết định
số 35/QĐ-BCĐCTMTQG ngay 25/3/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG giai đoạn
2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương); Quyết định số 29/QĐ-BCĐCTMTQG ngày
25/4/2023 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung
ương (giữ nguyên địa bàn phân công năm 2022), Bộ Công Thương báo cáo kết
quả đoàn công tác, cụ thể như sau:
A. THÔNG TIN CHUNG
I. Thành phần Đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá
- Đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công
Thương ủy quyền Đồng chí Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa
phương- Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn.
- Các thành viên đoàn là đại diện các đơn vị: Cục
Công Thương địa phương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Thị trường trong
nước, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Xúc tiến thương mại, Báo Công Thương thuộc Bộ
Công Thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Vụ Công tác dân tộc địa phương - Ủy
ban dân tộc; Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo - Bộ Lao động - Thương
Binh và Xã hội.
II. Thời gian kiểm tra, giám sát, đánh giá
- Từ ngày 30/11/2023 đến ngày 01/12/2023.
III. Địa bàn kiểm tra, giám sát, đánh giá
- Các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Đồng Tháp, An
Giang.
Tại từng địa phương, Đoàn công tác đã khảo sát thực
tế trên địa bàn xã/huyện (cụ thể: Hợp tác xã Du lịch sinh thái cộng đồng Mỹ
Khánh - xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền; Chợ Ba Mít, ấp Trường Trung, xã Trường
Thành, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn An An, Hợp
tác xã Đặc sản Đồng Tháp, xã Mỹ Tân và chợ Mỹ Phú - mô hình chợ thí điểm an
toàn thực phẩm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; chợ và Trường trung học cơ sở
xã cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), làm việc với Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, thành phố và các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành
phố.
B. KẾT QUẢ, KIỂM TRA, GIÁM
SÁT, ĐÁNH GIÁ
I. Công tác quản lý, tổ chức
thực hiện các CTMTQG
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo triển khai chặt
chẽ, đồng bộ và có sự phân công, phân cấp và phối hợp rõ ràng giữa sở, ban,
ngành của tỉnh, thành phố; các Tổ giúp việc của tỉnh, thành phố với các địa
phương trong công tác triển khai tổ chức thực hiện.
2. Về ban hành các cơ chế chính sách và văn bản
hướng dẫn thực hiện các chương trình
Căn cứ vào các văn bản của Trung ương, các Bộ,
ngành, UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành theo thẩm quyền, chỉ đạo các Sở
ngành liên quan ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn đôn đốc để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG; công tác chỉ đạo triển khai đã được thực
hiện đồng bộ, chặt chẽ, đi vào chiều sâu, gắn với tuyên truyền thường xuyên,
sâu rộng về các CTMTQG cho nhân dân và chính quyền địa phương.
Nhìn chung, qua quá trình triển khai thực hiện cho
thấy các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn của các tỉnh, thành phố phù hợp
với quy định của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở, định
hướng để các địa phương thực hiện tốt các CTMTQG trên địa bàn.
II. Kết quả thực hiện các
CTMTQG
1. Đối với CTMTQG xây dựng nông thôn mới (NTM)
a) Thành phố Cần Thơ
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình năm
2023 là 1.867,698 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 714,645 tỷ đồng, từ
đó làm cơ sở để toàn thành phố phấn đấu thực hiện và đã có: 36/36 xã được công
nhận đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 100%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước
(74%); 26/36 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm tỷ lệ 72%, cao hơn
mức bình quân của cả nước (25,3%); 02/36 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu,
chiếm tỷ lệ 5,6%, cao hơn mức bình quân của cả nước (3,8%); 04/04 huyện đã đạt
chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 100%, cao hơn mức bình quân của cả nước (41%).
b) Tỉnh Đồng Tháp
Nguồn lực từ ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện
chương trình là 489,561 tỷ đồng; đã giải ngân 392,753 tỷ đồng, đạt tỷ lệ
80,23%. Từ đó làm cơ sở để toàn tỉnh phấn đấu thực hiện và đã có: 109/115 xã được
công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 94,78%, cao hơn mức bình quân chung của cả
nước (74%); 18/115 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm tỷ lệ 16,5%,
thấp hơn mức bình quân của cả nước (25,3%); có 05/12 đơn vị cấp huyện đã đạt
chuẩn NTN/hoàn thành nhiệm vụ NTM, chiếm tỷ lệ 41,67%, cao hơn mức bình quân
chung của cả nước (41%).
c) Tỉnh An Giang
Nguồn lực từ ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện
chương trình (vốn đầu tư phát triển) là 3.081,053 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân
sách trung ương là 821,680 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là
2.259,373 tỷ đồng. Toàn Tỉnh phấn đấu thực hiện và đã có: 71/110 xã được công
nhận đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 64,54%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước
(74%); 29/110 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm tỷ lệ 26,36%, cao
hơn mức bình quân của cả nước (25,3%); 03/11 đơn vị cấp huyện đã đạt chuẩn
NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chiếm tỷ lệ 27,27%, thấp hơn mức bình
quân của cả nước (41%).
2. Đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững
a) Thành phố Cần Thơ
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình năm
2023 là 489,574 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 16,643 tỷ đồng. Mục
tiêu giảm nghèo được triển khai quyết liệt, năm 2023, Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
0,21% tương đương 764 hộ, giảm 0,31% vượt 55% so với kế hoạch đề ra.
b) Tỉnh Đồng Tháp
Nguồn lực ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện
chương trình là 70,777 tỷ đồng, đã giải ngân 47,070 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 66,5%.
Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,65% (từ 2,17% đầu năm xuống còn 1,52% theo chuẩn
Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ); thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 1,3
lần so với cuối năm 2020.
c) Tỉnh An Giang
Nguồn lực ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện
chương trình (vốn đầu tư phát triển) là 373,215 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân
sách trung ương là 339,286 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương là 33.929
tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn Tỉnh giảm bình quân 1,02%/năm
(trong đó: năm 2021 giảm 1,03%; năm 2022 giảm 1,01%, dự kiến đến hết năm 2023
giảm 1-1,2%).
3. Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi
a) Thành phố Cần Thơ
Nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện chương
trình năm 2023 là 18,027 tỷ đồng, đã giải ngân 3,151 tỷ đồng, đạt 17,5%. Chương
trình đã tập trung cho đối tượng thụ hưởng tại các vùng đồng bào DTTS, hộ gia
đình và cá nhân người DTTS, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo, hộ có khó khăn đặc
thù nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách, đảm bảo an sinh xã hội,
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS.
b) Tỉnh An Giang
Nguồn lực ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện
chương trình (vốn đầu tư phát triển) là 188.754 triệu đồng, trong đó: vốn ngân
sách trung ương là 167.907 triệu đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương là
20.847 triệu đồng. Kết quả triển khai chương trình đã có tác động hiệu quả đến
việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể về tỷ
lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số: giai đoạn 2021-2023 giảm bình quân
3,08%/năm (trong đó: năm 2021 giảm 3,01%; năm 2022 giảm 3,15%, dự kiến đến hết
năm 2023 giảm 3-4%).
* Tỉnh Đồng Tháp không thuộc phạm vi của CTMTQG
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đối tượng đồng bào
DTTS được lồng ghép thụ hưởng vào 02 CTMTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.
III. Đánh giá chung
1. Kết quả nổi bật đã đạt được
- Các chương trình được cấp ủy, chính quyền và cả hệ
thống chính trị quan tâm và đã chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ
máy chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện chương trình các cấp hoạt động có nề
nếp, hiệu quả, kịp thời ban hành những cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ. Công
tác tuyên truyền, vận động đã được các cấp, các ngành và địa phương chú trọng,
thu hút sự tham gia của toàn xã hội, sự đồng thuận của nhân dân trong tỉnh.
- Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên; hạ tầng thiết yếu được
quan tâm đầu tư xây dựng đặc biệt là hệ thống hạ tầng lưới điện, hệ thống giao
thông nông thôn; phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa được triển
khai tích cực; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân
được quan tâm...
- Chính sách giảm nghèo đã được triển khai hiệu quả
và đi vào cuộc sống người dân đến tận cơ sở, hộ gia đình, mở ra cơ hội cho hàng
ngàn người nghèo có vốn sản xuất, có việc làm để tăng thu nhập, từng bước cải
thiện đời sống vật chất của người dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
2. Khó khăn, vướng mắc
- Tiểu Dự án 2, thuộc Dự án 3 của Quyết định số
1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ triển khai thực hiện thí điểm
dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật
vùng đồng bào DTTS và miền núi” tại một số địa phương. Tuy nhiên các văn bản hướng
dẫn, đặc biệt là Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/06/2022 và Thông tư số
02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc chua hướng dẫn chi tiết việc
thành lập Trung tâm.
- Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững
kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế, đặc biệt là tiêu chí môi trường,
thu nhập, an ninh trật tự xã hội, y tế,... Kết quả, nhiều xã đạt chuẩn NTM, NTM
nâng cao không duy trì đạt đủ 19/19 tiêu chí.
- Vẫn còn một bộ phận người dân ý thức chưa cao,
còn thụ động, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng, chưa có ý chí vươn
lên thoát nghèo (nhất là tham gia vào các dự án, tiểu dự án cần có sự đối ứng
và tỷ lệ thu hồi của người dân).
IV. Kế hoạch thực hiện các
CTMTQG đến năm 2024,2025
1. Đối với CTMTQG xây dựng NTM
a) Thành phố Cần Thơ
- Năm 2024, phấn đấu xây dựng thêm 05 xã đạt chuẩn
NTM nâng cao, 02 đến 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM
nâng cao trên địa bàn thành phố 36/36 xã, đạt tỷ lệ 100%; 08/36 xã đạt chuẩn
NTM kiểu mẫu đạt tỷ lệ 22,2%; phấn đấu xây dựng 01 huyện đạt chuẩn NTM nâng
cao. Hoàn thành trước 01 năm so với Nghị quyết Thành ủy giao.
- Năm 2025, cùng nâng chất các xã đã đạt chuẩn NTM,
NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đảm bảo bền vững; phấn đấu xây dựng thêm 02 xã NTM
kiểu mẫu và 01 huyện NTM nâng cao.
Huy động nguồn lực: Dự kiến nguồn lực xây dựng nông
thôn mới năm 2024, 2025 là: 2.855.661 triệu đồng, trong đó: ngân sách nhà nước
là 1.488.481 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 469.300 triệu đồng; vốn tín dụng
879.897 triệu đồng; vốn cộng đồng dân cư: 17.983 triệu đồng.
b) Tỉnh Đồng Tháp
* Năm 2024:
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG
xây dựng NTM là 218,607 tỷ đồng; gồm: Ngân sách Trung ương 164,066 tỷ đồng
(trong đó: vốn đầu tư phát triển là 127,705 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 36,361
tỷ đồng); ngân sách địa phương đối ứng 54,541 tỷ đồng.
- Phấn đấu có 115/115 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 100%;
44 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 05 xã hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; 11 đơn vị cấp
huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ NTM.
* Năm 2025:
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG
xây dựng NTM là 217,322 tỷ đồng; gồm: Ngân sách Trung ương 163,594 tỷ đồng
(trong đó: vốn đầu tư phát triển là 127,775 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 35,819
tỷ đồng); ngân sách địa phương đối ứng 53,728 tỷ đồng.
- Phấn đấu có 115/115 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ
100%; 45 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 07 xã hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; 11 đơn vị
cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ NTM; 01 huyện đạt
chuẩn NTM nâng cao.
c) Tỉnh An Giang
* Năm 2024:
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG
xây dựng NTM là 620,95 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương là 214,825 tỷ
đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 406,125 tỷ đồng.
- Phấn đấu có 81/110 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ
76,64%; 39 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; 03 đơn
vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ NTM; 01 huyện đạt
chuẩn NTM nâng cao.
* Năm 2025:
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG
xây dựng NTM là 919,259 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương là 214,935
tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 704,324 tỷ đồng.
- Phấn đấu có 87/110 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ
79,09%; 41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04 xã hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; 06 đơn
vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ NTM; 01 huyện đạt
chuẩn NTM nâng cao.
2. Đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững
a) Thành phố Cần Thơ
Kế hoạch nguồn lực, vốn thực hiện năm 2024-2025 là
2.947.508 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương: 36.577 triệu đồng; ngân
sách thành phố: 23.003 triệu đồng; vốn vay: 2.856.928 triệu đồng; vốn huy động.
31.000 triệu đồng.
b) Tỉnh Đồng Tháp
- Nguồn lực thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững
năm 2024 là: 81,345 tỷ đồng; bao gồm: Ngân sách Trung ương 74,335 tỷ đồng
(trong đó: vốn đầu tư phát triển là 8,680 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 65,655 tỷ
đồng); ngân sách địa phương đối ứng 7,010 tỷ đồng (trong đó: vốn đầu tư phát
triển là 0,443 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 6,567 tỷ đồng).
- Nguồn lực thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững
năm 2025 là: 68,130 tỷ đồng; bao gồm: Ngân sách Trung ương 61,935 tỷ đồng (vốn
sự nghiệp); ngân sách địa phương đối ứng 6,195 tỷ đồng.
c) Tỉnh An Giang
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện
CTMTQG giảm nghèo bền vững là 104,849 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách trung
ương là 95,317 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 9,532 tỷ đồng.
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước năm 2025 thực hiện
CTMTQG giảm nghèo bền vững là 51,517 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách trung
ương là 46,834 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 4,683 tỷ đồng.
3. Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào DTTS và miền núi
a) Thành phố Cần Thơ
Kế hoạch nguồn lực, vốn thực hiện năm 2024 - 2025
là 24.097 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư thành phố: 2.235 triệu đồng; vốn sự
nghiệp thành phố: 21.762 triệu đồng; vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội: 100
triệu đồng.
b) Tỉnh An Giang
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện
CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là 51,304 tỷ
đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương là 46,640 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân
sách địa phương là 4,664 tỷ đồng.
- Nguồn lực từ ngân sách nhà nước năm 2025 thực hiện
CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là 50,581 tỷ
đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương là 42,295 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân
sách địa phương là 8,286 tỷ đồng.
C. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Kiến nghị, đề xuất của địa
phương đối với Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương, các Bộ, ngành Trung ương
1. Đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét tăng định
mức hỗ trợ đất ở, nhà ở lên 80 triệu/hộ để phù hợp với tình hình thực tế giá cả
thị trường trong giai đoạn tiếp theo giai đoạn 2026 - 2030.
2. Đề nghị Chính phủ rà soát điều chỉnh cho phù hợp
đối với tiêu chí 9.3 (Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM) quy định trong 02 năm
liên tục trước năm xét công nhận, không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lý do: Hiện nay quy định công chức giữ chức vụ lãnh
đạo cấp huyện rất rộng liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, việc quy định
trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận không có công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự là rất khó khăn, không phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, chỉ
tiêu này có sự phân công hướng dẫn chồng chéo giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Nội vụ.
3. Đối với Tiểu Dự án 1, Dự án 4 về phát triển giáo
dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: Đề xuất cho phép thực hiện các hoạt
động phát triển giáo dục nghề nghiệp như: khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học
nghề, kết quả sau đào tạo; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo
việc làm trên phạm vi toàn quốc.
4. Kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thực hiện
chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, do không còn
phù hợp với giai đoạn mới (2021 - 2025).
5. Kiến nghị Bộ Y tế phối hợp Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung “Cải thiện
dinh dưỡng” thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững, trong đó quy định nhóm đối tượng
thực hiện không phân biệt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, địa bàn đối
với trẻ em dưới 6 tuổi (quy định hiện tại chỉ áp dụng đối với trẻ em dưới 16 tuổi
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo).
II. Trao đổi, hướng dẫn của
Đoàn công tác đối với kiến nghị, đề xuất của địa phương
1. Trung ương sớm ban hành Quyết định sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; quy định thị xã, thành phố trực thuộc
cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM
nâng cao giai đoạn 2021-2025 và Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số
18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định
điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định
công nhận địa phương đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu
mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 để địa phương áp dụng
thực hiện.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại
Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ
Trần Lưu Quang (tại Thông báo số 58/TB-VPCP ngày 28/02/2023, Công văn số
4067/VPĐP-NN ngày 03/6/2023 và Công văn số 6223/VPCP-NN ngày 14/8/2023 của Văn
phòng Chính phủ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, nghiên cứu,
xây dựng 02 dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định kèm
theo Quyết định số 320/QĐ-TTg và Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt
là dự thảo Quyết định) theo trình tự thủ tục rút gọn của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp Ủy ban Dân tộc
và các bộ, ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể việc thành lập “Trung tâm kết nối
giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi” tại một số địa phương, trong đó có Cần Thơ; đồng thời phối hợp
chặt chẽ với các địa phương để triển khai thực hiện.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Đề nghị UBND thành phố Cần Thơ làm việc với Ủy ban
Dân tộc để biết được Bộ, ngành là đầu mối trong việc đưa ra đề xuất Trung tâm
này. Từ đó, đề nghị Bộ, ngành đó có hướng dẫn cụ thể việc thành lập Trung tâm
này.
Theo Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, thành phố Cần Thơ
là trung tâm đô thị của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy phát triển toàn
bộ Vùng; là trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế
biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu,
khoa học công nghệ, văn hóa thể thao của Vùng. Trong thời gian vừa qua, toàn bộ
các CTMTQG đã được thực hiện lồng ghép vào nguồn vốn ngân sách của địa phương
và nguồn vốn xã hội hóa. Do đó, UBND Thành phố cần xem xét, nghiên cứu, huy động
nguồn lực và phương án xây dựng Trung tâm này ở địa điểm phù hợp.
3. Đề nghị Chính phủ trình Ban Thường vụ Quốc hội
cho chủ trương kéo dài nguồn vốn Đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã phân bổ năm 2022, 2023 sang năm 2024.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Sáng 29/11/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua
Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của
Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Theo Nghị quyết này, Quốc hội cho phép số vốn ngân
sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm
2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang
năm 2024 để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực
hiện.
4. Kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương rà soát có quy
định thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, loại hình (cơ quan hành chính
hay sự nghiệp) của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh và cấp
huyện để các địa phương thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Tiếp thu và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương
xem xét, quyết định.
III. Đề nghị của Đoàn công tác
đối với địa phương
Tại buổi làm việc với các địa phương, Trưởng Đoàn
công tác đã có ý kiến kết luận về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại
và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các CTMTQG trong thời gian tới của mỗi địa
phương, đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm một số nội dung sau:
1. Xem xét đánh giá lại những kết quả đã đạt được
trong giai đoạn 2021 - 2023 với mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Đồng
thời, đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm, sát sao trong việc triển khai thực
hiện các CTMTQG, có kế hoạch triển khai kịp thời để đạt được mục tiêu đã đề ra.
2. Công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo các CTMTQG
cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và chuyển về các cơ quan đầu mối thường
trực, chủ quản chương trình. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ,
ngành trong việc triển khai các CTMTQG, thông tin kịp thời các kết quả đạt được
cũng như các khó khăn vướng mắc.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong
trào thi đua xây dựng NTM, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS và miền núi giảm nghèo, thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình,
các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về thực hiện các để nhân
ra diện rộng.
4. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (cấp tỉnh/huyện/xã)
để tổ chức triển khai các CTMTQG; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng;
tiếp tục huy động đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện.
5. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám
sát, đánh giá tình hình thực hiện các CTMQG, trong đó chú trọng quản lý chặt chẽ
việc sử dụng các nguồn lực thực hiện các CTMTQG (bao gồm nguồn vốn ngân sách
nhà nước và các nguồn vốn khác); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt là việc rà soát, xác định công nhận hộ
nghèo định kỳ hàng năm để xác định đúng đối tượng, tránh bị lợi dụng trục lợi
chính sách, làm sai lạc chính sách của nhà nước, gây bức xúc trong xã hội./.
PHỤ LỤC 2
BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU NÔNG THÔN MỚI THUỘC LĨNH VỰC BỘ CÔNG THƯƠNG PHỤ TRÁCH TẠI
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
(kèm theo Công văn số 8953/BCT-CTĐP ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ Công
Thương)
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực
hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM)
các cấp thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách tại các Quyết định số
318/QĐ-TTg , 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương
báo cáo kết quả các đoàn công tác, cụ thể như sau:
A. THÔNG TIN CHUNG
Bộ Công Thương tổ chức 04 Đoàn công tác công tác kiểm
tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM thuộc lĩnh vực Bộ
Công Thương phụ trách: tại Bắc Giang, từ ngày 23-24/6/2023; tại Quảng Bình, Quảng
Trị, từ ngày 13- 15/11/2023; Yên Bái, Phú Thọ, từ ngày 20-21/11/2023; Đồng Nai,
Bình Dương, từ ngày 06-08/12/2023. Tham gia các Đoàn công tác gồm có đại diện
các cơ quan, đơn vị: Cục Công Thương địa phương, Cục Điện lực và Năng lượng tái
tạo, Vụ Thị trường trong nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Văn phòng điều phối
nông thôn mới Trung ương, Báo Công Thương, Trung tâm Truyền thông - Truyền hình
Công Thương.
Tại mỗi tỉnh, Đoàn kiểm tra đã khảo sát thực tế tại
các huyện/xã NTM trên địa bàn và làm việc với đại diện Sở Công Thương cùng các
đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.
B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
NĂM 2023
I. Công tác ban hành văn bản,
cơ chế chính sách, kế hoạch thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM do Bộ Công
Thương phụ trách tại địa phương
1. Qua khảo sát thực tế cho thấy, CTMTQG xây dựng
NTM đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, các sở, ngành
tại địa phương. Quá trình tổ chức thực hiện được thống nhất từ tỉnh đến xã
thông qua Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc là Văn phòng điều phối NTM tỉnh.
2. Về công tác ban hành văn bản, cơ chế chính sách
và hướng dẫn triển khai: Các Sở Công Thương đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM, đặc biệt là các hướng dẫn liên quan đến các
tiêu chí, chỉ tiêu NTM do Bộ Công Thương phụ trách. Từ đó, các Sở Công Thương
đã phối hợp tốt với các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong triển
khai thực hiện, kiểm tra, theo dõi, đánh giá công nhận đạt chuẩn các tiêu chí,
chỉ tiêu này.
II. Về công tác lập quy hoạch
Các Sở Công Thương đã chủ động xây dựng phương án
phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng cụm công nghiệp, hệ thống điện nông thôn
để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo
kịp thời đáp ứng yêu cầu tiến độ.
III. Kết quả thực hiện các
tiêu chí, chỉ tiêu năm 2023
1. Công tác đánh giá, thẩm định, xét công nhận
tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn
Sở Công Thương tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ
Công Thương tại các Quyết định: (1) số 1214/QĐ-BCT ngày 22/06/2022 về việc hướng
dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025;
(2) số 1957/QĐ-BCT ngày 28/9/2022 về việc Hướng dẫn chi tiết chỉ tiêu về cụm
công nghiệp thuộc tiêu chí Kinh tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và
huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; (3) số 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 ve
việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí điện trong Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 (lồng ghép hướng dẫn nội
dung “Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin
cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan” tại Chương IV của Quyết định).
Hiện nay, mới chỉ có số liệu đánh giá, xét công nhận
tiêu chí số 4 về điện và tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại thuộc Bộ
tiêu chí quốc gia về xã NTM. Đối với các tiêu chí, chỉ tiêu khác thuộc Bộ tiêu
chí quốc gia về xã NTM nâng cao, huyện NTM, huyện NTM nâng cao, Sở Công Thương
đang trong quá trình hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, vì vậy,
chưa có số liệu mức đạt chuẩn đối với các tiêu chí, chỉ tiêu này.
2. Kết quả cụ thể tiêu chí, chỉ tiêu
Hệ thống lưới điện trên địa bàn các tỉnh cơ bản đáp
ứng được phần lớn nhu cầu của người dân; hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa tại
các chợ đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của nhân dân. Kết quả cụ thể tiêu chí số 4 về điện (TC4) và tiêu chí số 7 về
cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (TC7) thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM
như sau:
STT
|
Tỉnh
|
Tổng số xã
|
Số xã đạt chuẩn
NTM tại thời điểm công tác
|
Kế hoạch số xã
đạt chuẩn NTM đến hết năm 2025
|
TC4
|
TC7
|
TC4
|
TC7
|
1
|
Bắc Giang
|
182
|
182
|
148
|
182
|
148
|
2
|
Yên Bái
|
150
|
135
|
103
|
150
|
126
|
3
|
Phú Thọ
|
196
|
196
|
189
|
196
|
196
|
4
|
Quảng Bình
|
128
|
124
|
115
|
128
|
128
|
5
|
Quảng Trị
|
101
|
96
|
89
|
101
|
101
|
6
|
Đồng Nai
|
120
|
120
|
120
|
120
|
120
|
7
|
Bình Dương
|
41
|
41
|
41
|
41
|
41
|
Bên cạnh những kết quả đã đạt được về TC4, TC7, một
số hoạt động khác của Sở Công Thương đã triển khai cũng có những tác động, hỗ
trợ tích cực trong xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, lao
động có việc làm, tổ chức sản xuất như: hoạt động khuyến công, hoạt động xúc tiến
thương mại, phát triển cụm công nghiệp, phát triển làng nghề công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, điểm
bán và giới thiệu sản phẩm OCOP...
IV. Đánh giá chung
1. Mặt được
- Được sự chỉ đạo sát sao của các ấp ủy, chính quyền
địa phương và sự vào cuộc của các sở, ngành, công tác triển khai thực hiện
Chương trình nói chung và tiêu chí điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chỉ
tiêu cụm công nghiệp nói riêng tại các tỉnh đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ.
- Các Sở Công Thương đã có sự chủ động, tích cực với
vai trò là cơ quan chỉ đạo, theo dõi tiêu chí điện, tiêu chí cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn, chỉ tiêu cụm công nghiệp. Hệ thống lưới điện hầu hết đã
chuyển giao cho ngành điện quản lý bán trực tiếp, tạo được sự đầu tư thống nhất,
đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đối với cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn, các tỉnh đã có quy hoạch tổng thể về hệ thống thương mại trong toàn
tỉnh và đã từng bước chủ động kêu gọi xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ.
2. Tồn tại, hạn chế
- Việc đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện tại các
khu vực vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, vốn
đầu tư lớn, bán kính cấp điện của các trạm biến áp phân phối lớn. Bên cạnh đó,
các hộ dân ở nông thôn sinh sống không tập trung, nhiều hộ dân ở xa lưới điện
quốc gia. Hàng năm, số hộ dân nông thôn phát sinh tăng do tách hộ và lập thêm hộ
mới nên chi phí đầu tư hành lang lưới điện lớn.
- Đa số các chợ nông thôn họp theo phiên nên các cơ
sở kinh doanh trong chợ không ổn định; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại một
số chợ đã xuống cấp, không đồng bộ, diện tích xây dựng nhỏ không còn phù hợp, lối
đi hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Trong khi đó, việc thu
hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chợ còn hạn chế, chủ yếu là vốn xã hội hóa của
doanh nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh và khả năng thu hồi vốn dự án
chợ nông thôn thấp. Do đó, mạng lưới chợ nông thôn khó thực hiện đầu tư đạt chuẩn
theo quy định do nhu cầu chưa nhiều, lượng lưu thông hàng hóa qua chợ còn hạn
chế nên các doanh nghiệp chỉ đầu tư với quy mô nhỏ.
C. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Đề xuất, kiến nghị của địa
phương đối với Trung ương, các Bộ, ngành
1. Kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xem xét tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn vốn để đầu tư cấp điện nông thôn, miền
núi, hải đảo từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
2. Đề nghị nâng cao hơn nữa việc thực hiện xã hội
hóa việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở các địa phương với phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Cần có những
chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các chợ dân sinh, có
chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa, một số
khu vực hộ dân sinh sống chưa có đường giao thông, xung quanh núi đồi; hộ dân
sinh sống rải rác, không tập trung nên phải đầu tư dàn trải với khối lượng lưới
điện và chi phí đầu tư lớn. Trong khi nguồn vốn do ngành điện đầu tư chủ yếu là
vốn vay, phải đánh giá hiệu quả đầu tư, khả năng thu hồi vốn sau khi đầu tư.
Do đó, những khu vực này cần có nguồn vốn khác như
từ ngân sách, vốn vay ưu đãi,... để đầu tư cấp điện cho hộ dân.
II. Trao đổi, hướng dẫn của
Đoàn công tác đối với kiến nghị, đề xuất của địa phương
1. Kính đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu điều chỉnh
Quyết định số 1214/QĐ-BCT ngày 22/6/2022 đối với nội dung hướng dẫn đánh giá
xét cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn bằng việc đánh giá và xét tiêu chí là
“Chợ hoặc Cơ sở bán lẻ khác”.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Bộ Công Thương ghi nhận và sẽ xem xét, nghiên cứu
điều chỉnh Quyết định số 1214/QĐ-BCT nếu thấy cần thiết.
2. Kính đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu trình
Chính phủ xem xét điều Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng
Chính phủ đối với tiêu chí số 6 về kinh tế huyện nông thôn mới giai đoạn
2021-2025, cụ thể:
“6.2 Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh
doanh thực phẩm” thành “6.2. Có chợ đạt tiêu chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm”.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Quy định kèm theo Quyết định số 320/QĐ-TTg , trong đó có đề nghị điều chỉnh
Tiêu chí nêu trên thành “Có mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng
dẫn”.
3. Ngày 08/6/2023 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã có Công văn số 3723/BNN-VPĐP về việc góp ý dự thảo Tờ trình và Quyết định
sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới cấp xã, cấp huyện và bổ sung tiêu chí huyện
nông thôn mới đặc thù giai đoạn 2021-2025; theo đó, trên cơ sở ý kiến của Bộ
Công Thương về sửa đổi chỉ tiêu 6.2 của bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã tiếp thu nội dung điều chỉnh chỉ tiêu 6.2 từ “Chợ trung
tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm” thành “Có mô hình chợ đảm bảo
an toàn thực phẩm theo hướng dẫn”.
Do vậy, kính đề nghị Vụ thị trường trong nước có hướng
dẫn cụ thể đối với chỉ tiêu này để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Bộ Công Thương ghi nhận và sẽ nghiên cứu, xây dựng
hướng dẫn cụ thể ngay khi Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định
kèm theo Quyết định số 320/QĐ-TTg (trong đó có đề nghị điều chỉnh Tiêu chí
nêu trên) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Đề nghị sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định
mới thay thế Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ.
5. Đề nghị Bộ Công Thương tăng cường tổ chức tập huấn,
đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho cán
bộ hiện có và đào tạo những cán bộ chuyển về công tác quản lý chợ lâu dài cho
các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Hàng năm, thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ
Công Thương ban hành văn bản gửi các đơn vị và địa phương liên quan đề xuất các
nhiệm vụ thuộc các chương trình, đề án cấp quốc gia để làm căn cứ xây dựng kế
hoạch nội dung thực hiện và gửi cơ quan đầu mối (Vụ Thị trường trong nước) tổng
hợp, thẩm định và cấp kinh phí. Cụ thể:
- Nội dung: “Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho
các hộ kinh doanh, cán bộ quản lý các loại hình hạ tầng thương mại nông thôn”.
- Đối tượng thực hiện: Các hộ kinh doanh, cán bộ quản
lý các loại hình hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn.
6. Kiến nghị Bộ Công Thương rà soát điều chỉnh Quyết
định số 2332/QĐ- BCT ngày 07/11/2023 để xử lý triệt để các nội dung tồn tại
sau:
- Một số chỉ tiêu quy định trong Tiêu chí 4.1. về hệ
thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn theo quy định chưa phù hợp
tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn điện được quy định cơ quan có thẩm quyền ban
hành. Kiến nghị Bộ Công Thương điều chỉnh để các tiêu chí phù hợp theo quy định
hiện hành.
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá, công
nhận đối với các xã đã được công nhận đạt tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí được
ban hành trong giai đoạn 2016 - 2020. Kiến nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thực
hiện.
- Đối với công trình điện hiện hữu chưa đảm bảo an
toàn, tin cậy, ổn định để đạt được công nhận đạt tiêu chí về điện. Kiến nghị Bộ
Công Thương hướng dẫn cho phép địa phương và ngành điện được cải tạo, nâng cấp
theo giai đoạn để đảm bảo nguồn vốn thực hiện.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Bộ Công Thương ghi nhận và sẽ xem xét, nghiên cứu
điều chỉnh Quyết định số 2332/QĐ-BCT nếu thấy cần thiết.
7. Để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện, đánh
giá, công nhận xã đạt chuẩn thương mại điện tử, kính đề nghị Bộ Công Thương hướng
dẫn cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu lượng hóa đối với việc đánh giá xã đạt chuẩn
thương mại điện tử.
Trao đổi, hướng dẫn của Đoàn công tác:
Bộ Công Thương ghi nhận và sẽ xem xét, nghiên cứu
xây dựng hướng dẫn cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu lượng hóa đối với việc đánh
giá xã đạt chuẩn thương mại điện tử, ngay khi Tiêu chí xã đạt chuẩn thương mại
điện tử được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, mới chỉ có hướng dẫn tạm
thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã thương mại điện tử do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
III. Đề nghị của Đoàn công
tác đối với các địa phương
1. Tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng
các tiêu chí đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu;
phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng
NTM, với 08 nhiệm vụ trong Công văn số 14/BCĐCTMTQG ngày 03/11/2023 của Ban Chỉ
đạo Trung ương các CTMTQG.
2. Tiếp tục phát động, nâng cao và đa dạng hóa các
loại hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu
đầy đủ bản chất nhân văn của xây dựng nông thôn mới; quán triệt tư tưởng “Xây
dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhung không có điểm kết thúc”.
3. Tiếp tục rà soát, đánh giá, thẩm định, hướng dẫn
thực hiện các tiêu chí chỉ tiêu NTM tại tất cả các xã, các huyện trên địa bàn
theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Tập trung công tác tổng hợp, thống kê, đưa
ra số liệu cụ thể đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu này tại tất cả các Bộ tiêu
chí quốc gia về xã NTM/xã NTM nâng cao/huyện NTM/huyện NTM nâng cao, nhằm phục
vụ công tác đánh giá, phân tích để đưa ra kế hoạch thực hiện đến cuối năm 2024,
năm 2025, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế triển khai.
4. Đối với Tiêu chí Điện: cần đánh giá đầy đủ và có
so sánh việc đầu tư phát triển lưới điện trong nông thôn vì lĩnh vực này luôn
luôn biến đổi, suất đầu tư lớn. Qua đó, phối hợp, bám sát chặt chẽ với ngành điện
(Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam) xác định được các
phụ tải để phát triển hệ thống lưới điện nông thôn đảm bảo an toàn, mỹ quan.
5. Đối với Tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn: cân nhắc, xem xét, huy động nguồn lực xây dựng chợ nông thôn theo mô hình
chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Vụ Thị trường trong
nước - Bộ Công Thương. Lưu ý, ưu tiên hình thức quản lý theo mô hình doanh nghiệp,
khi có đủ nguồn lực mới triển khai đầu tư, không chạy theo thành tích.
6. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM để nắm bắt thông tin, tổng hợp các
kiến nghị, đề xuất của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện để kịp
thời hướng dẫn, hoặc nghiên cứu điều chỉnh bổ sung các quy định cho phù hợp với
tình hình thực tiễn của từng địa phương.
7. Tuyên truyền, thông tin các quy định pháp luật
trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đặc biệt là các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức thu gom rác thải, vệ sinh môi trường,
khai thông mương, cống thoát nước tại các chợ, cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn.
8. Thực hiện tốt các chương trình khuyến công quốc
gia, khuyến công địa phương, xúc tiến thương mại, xây dựng điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP... nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả giúp doanh nghiệp, HTX
phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích phát
triển công nghiệp nông thôn, hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa thông suất, ổn
định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn góp phần hỗ trợ
thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người
dân khu vực nông thôn
9. Sở Công Thương định kỳ 06 tháng và hàng năm báo
cáo kết quả thực hiện các CTMTQG, gửi Bộ Công Thương (thông qua Cục Công Thương
địa phương) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương./.
PHỤ LỤC 3
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN, HƯỚNG DẪN NỘI
DUNG NÔNG THÔN MỚI THUỘC LĨNH VỰC BỘ CÔNG THƯƠNG PHỤ TRÁCH
(kèm theo Công văn số 8953/BCT-CTĐP ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ Công
Thương)
Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các tiêu
chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) các cấp thuộc
lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách tại các Quyết định số 318/QĐ-TTg , 320/QĐ-TTg
ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương báo cáo kết quả tổ chức
các Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nội dung NTM thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ
trách (Hội nghị) tại khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực
phía Nam, cụ thể như sau:
1. Thời gian và địa điểm tổ chức
- Khu vực phía Bắc: ngày 20/10/2023, tại
thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: ngày
03/11/2023 tại thành phố Đà Nẵng.
- Khu vực phía Nam: ngày 24/11/2023 tại
thành phố Cần Thơ.
- Thời lượng tổ chức hội nghị:
+ Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h45: tập huấn, hướng dẫn
các tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung NTM thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách.
+ Buổi chiều: khảo sát thực tế tại địa bàn NTM.
2. Thành phần Ban Tổ chức
Thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Công
Thương địa phương - Cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM của Bộ Công Thương đầu mối, phối hợp với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo,
Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tập đoàn Điện lực
Việt Nam tổ chức Hội nghị.
3. Thành phần tham dự
Tổng số đại biểu tham gia 3 Hội nghị: 450 đại biểu,
gồm:
- Các Lãnh đạo Sở/Lãnh đạo phòng/chuyên viên Sở
Công Thương trực tiếp theo dõi thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung NTM tại
các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực
phía Nam.
- Đại diện Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng
công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam; Đại diện Công ty
Điện lực các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên
và khu vực phía Nam.
- Đại diện Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung
ương.
4. Kết quả tổ chức
4.1. Tập huấn, hướng dẫn các tiêu chí, chỉ
tiêu, nội dung NTM thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách
Theo chương trình Hội nghị, đại diện Cục Điện lực và
Năng lượng đã trình bày Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí điện
trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025;
đại diện Cục Công Thương địa phương trình bày Hướng dẫn chi tiết chỉ tiêu về cụm
công nghiệp thuộc tiêu chí Kinh tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và
huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; đại diện Vụ Thị trường trong nước trình
bày Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn
2021-2025; đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trình bày Hướng dẫn
triển khai các mô hình thí điểm về xã thương mại điện tử. Ngoài ra, tại hội nghị
khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam, các đại biểu đã nghe đại
diện Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tổng công ty Điện lực miền Nam trình
bày báo cáo về tình hình triển khai tiêu chí điện nông thôn theo từng khu vực
trong giai đoạn 2021 - 2025.
4.2. Nội dung trao đổi, giải đáp kiến nghị của
các đơn vị
Tại các Hội nghị, Ban Tổ chức đã nhận được trên 20
kiến nghị liên quan đến đánh giá tiêu chí Điện, tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn, chỉ tiêu cụm công nghiệp của các đơn vị. Đối với tiêu chí Điện, các
kiến nghị chủ yếu liên quan đến hồ sơ pháp lý trong công tác bàn giao lưới điện;
một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến đánh giá sử dụng điện an toàn; phương thức
tổ chức đánh giá tiêu chí tại các xã... Đối với tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn, các kiến nghị chủ yếu liên quan đến phương thức tổ chức đánh giá
tiêu chí; căn cứ đánh giá tiêu chí... Đối với Chỉ tiêu cụm công nghiệp, các kiến
nghị chủ yếu liên quan đến việc số lượng cụm công nghiệp xét công nhận chỉ tiêu
trên địa bàn huyện; hồ sơ pháp lý của cụm công nghiệp;...
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công Thương
địa phương, Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và
các Tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam đã tập trung giải đáp
các kiến nghị một cách cụ thể trên cơ sở các quy định hiện hành; đồng thời tiếp
thu đề xuất kiến nghị của một số địa phương để có hướng nghiên cứu, xem xét
tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo.
4.3. Nội dung khảo sát thực tế tại địa bàn
xây dựng NTM
Để các đại biểu tham dự Hội nghị có cơ hội khảo sát
thực tế công tác đánh giá thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu cũng như tình hình
phát triển kinh tế tại địa bàn xây dựng nông thôn mới; theo đề nghị của Ban Tổ
chức, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Ninh Bình, Đà Nang, Cần Thơ đã liên hệ
với một số xã/huyện xây dựng NTM trên địa bàn các tỉnh, thành phố để Đoàn đại
biểu đi thực tế. Cụ thể: tại tỉnh Ninh Bình, Đoàn đi khảo sát thực tế tại Cụm
công nghiệp Khánh Thượng, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô; tại thành phố Đà Nẵng,
Đoàn đi khảo sát tại chợ xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang; tại thành phố Cần Thơ,
Đoàn đi khảo sát tại chợ xã Mỹ Khánh, Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Giọt
phù sa, huyện Phong Điền.
5. Đánh giá kết quả
Qua 03 Hội nghị tập huấn, hướng dẫn dành cho các tỉnh/thành
phố khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam, đã
cho thấy sự quan tâm của các Sở Công Thương và Công ty Điện lực đối với công
tác đánh giá thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung NTM thuộc lĩnh vực Bộ
Công Thương phụ trách. Hầu hết các Sở Công Thương đã cử đại diện Lãnh đạo Sở và
các cán bộ trực tiếp theo dõi các tiêu chí chỉ tiêu, nội dung nêu trên tới tham
dự hội nghị và tham gia ý kiến.
Nhìn chung, các địa phương hiện còn gặp một số khó
khăn nhất định trong quá trình tổ chức thực hiện đánh giá các tiêu chí, chỉ
tiêu. Những khó khăn hạn chế chủ yếu tập trung vào nguồn vốn đầu tư; giải phóng
mặt bằng xây dựng hạ tầng để hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu; thủ tục hồ sơ
pháp lý (đối với tiêu chí Điện); năng lực của các cán bộ tham gia công
tác đánh giá tại các xã còn nhiều hạn chế...Thông qua giải đáp kiến nghị của Cục
Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công Thương địa phương, Vụ Thị trường trong
nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và các Tổng công ty Điện lực: miền Bắc,
miền Trung, miền Nam, về cơ bản các đơn vị đã thống nhất được quan điểm, phương
hướng triển khai thực hiện để khắc phục một số khó khăn hiện tại.
Kết thúc 03 Hội nghị, đa số các đại biểu đánh giá
tích cực về nội dung chương trình. Phần trình bày nội dung tập huấn, hướng dẫn
và trao đổi, hỏi đáp của đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tại táo, Cục Công
Thương địa phương, Vụ Thị trường trong nước và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế
số và các Tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam cơ bản đáp ứng
được các kiến nghị của các đơn vị.
6. Kiến nghị, đề xuất
Trên cơ sở kết quả nêu trên, Bộ Công Thương kiến
nghị tiếp tục bố trí kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
năm 2024 cho Bộ Công Thương để tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn các
tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách tại khu vực
phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam./.