ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2517/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 15
tháng 8 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ XÂY DỰNG SẢN PHẨM OCOP, QUẢNG
BÁ, KẾT NỐI TIÊU THỤ HÀNG HÓA GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN
2023 - 2027”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản
phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;
Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ
An tại Tờ trình số 55/TTr-BTV ngày 03/8/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo
Quyết định này Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng sản phẩm
OCOP, quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa góp phần phát triển kinh tế địa
phương giai đoạn 2023-2027”.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An; Giám đốc các Sở, thủ trưởng các
ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Hội LHPN Việt Nam (để b/c);
- Văn phòng điều phối NTM TW (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh và các tổ chức Chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy và Thành ủy;
- PVP KT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Đệ
|
ĐỀ ÁN
“TUYÊN
TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ XÂY DỰNG SẢN PHẨM OCOP,
QUẢNG BÁ, KẾT NỐI TIÊU THỤ HÀNG HÓA GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2023-2027”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của UBND tỉnh
Nghệ An)
1. Tên Đề án: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ
phụ nữ xây dựng sản phẩm OCOP, quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa góp phần
phát triển kinh tế địa phương giai đoạn 2023 - 2027.
2. Cơ quan chỉ đạo thực hiện Đề án: Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An.
3. Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án: Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An.
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023 -
2027.
5. Phạm vi và địa bàn thực hiện: 21 huyện,
thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phần
I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
(gọi tắt là chương trình OCOP) thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước,
không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa lớn
trong chiến lược chung thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm
bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân,
hình thành các tổ chức liên kết kinh tế, góp phần bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống của các địa phương, tạo sức bật cho kinh tế nông thôn; gắn
phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ quan họng trong triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đối với Nghệ An, chương trình OCOP đã tạo được điểm
nhấn rõ nét, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và đông đảo
các tầng lớp xã hội, bước đầu khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa
phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản
xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm
OCOP. Các chủ thể có sản phẩm tham gia chương trình OCOP đã tạo việc làm cho
hàng nghìn lao động nông thôn cũng như được hưởng lợi từ sản phẩm OCOP, góp phần
thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong giai đoạn 2019-2022, toàn tỉnh đã có 403 sản
phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao
cả nước; trong đó: 43 sản phẩm đạt 4 sao; 359 sản phẩm đạt 3 sao và có 01 sản
phẩm đạt 5 sao đã được Trung ương đánh giá công nhận và Nghệ An là tỉnh đứng thứ
hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận, về chủ thể tham
gia OCOP, hiện có 235 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; trong đó: 53 chủ
thể là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 22,6%), 79 chủ thể là HTX (chiếm 33,7%),
số còn lại là THT, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh (chiếm 43,7%).
Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ
An (Hội LHPN Nghệ An) đã xác định được vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội
trong việc tham gia triển khai, thực hiện tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ
tham gia chương trình OCOP; xác định cho phụ nữ nhận thức được vai trò chủ thể
trong tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời là chủ thể quan trọng
quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng cho gia đình. Ngày càng có nhiều điển
hình nữ nông dân mạnh dạn, năng động, vượt khó đi lên làm giàu từ tài nguyên bản
địa quê hương, với phương châm “Ly nông bất ly hương”, góp phần bảo tồn các nghề
truyền thống, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, giúp nhau thoát nghèo,
vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, thông qua Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
giai đoạn 2017 - 2025 “, Hội LHPN đã hỗ trợ chị em phụ nữ mạnh dạn khởi
nghiệp và khởi nghiệp thành công từ việc xây dựng sản phẩm OCOP. Hàng năm Hội
LHPN các cấp tổ chức một số hoạt động đào tạo nâng cao kiến thức, năng lực quản
trị cho lao động nữ, cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn vay ưu đãi
phát triển kinh tế. Đặc biệt các cấp Hội đã phối hợp với các ngành để hỗ trợ hội
viên, phụ nữ xây dựng các sản phẩm tiêu chuẩn OCOP khởi điểm từ 1 sao trở lên.
Nhiều phụ nữ đã nhanh chóng tiếp cận và làm chủ quy trình sản xuất áp dụng công
nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, hàng hóa mang đặc trưng vùng miền, đáp ứng
thị hiếu người tiêu dùng, đưa hàng chế biến nông, lâm, thủy sản ra thị trường;
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng mô hình, ngành nghề, nâng cao giá
trị kinh tế của sản phẩm, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới
tại địa phương.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các sản phẩm
OCOP chủ yếu đang phát triển về chiều rộng, chưa tập trung phát triển chiều sâu
(hầu hết là các sản phẩm OCOP 3 sao trở xuống; các sản phẩm OCOP 4 sao, 5
sao chưa nhiều); đặc biệt các sản phẩm OCOP do phụ nữ đứng chủ hoặc tham
gia sản xuất đang ở dạng thô, sơ chế, chưa ứng dụng nhiều khoa học công nghệ
vào sản xuất. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến sản phẩm OCOP được gắn
sao chưa nhiều; việc tổ chức liên kết, kết nối giữa sản xuất, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm OCOP vẫn còn yếu; nhiều sản phẩm chưa đạt được các yêu cầu liên
quan tới tem nhãn, mã vạch, xây dựng thương hiệu; sản phẩm bị trùng lặp khá nhiều
tại một địa bàn hoặc trong phạm vi của tỉnh; các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất
do phụ nữ làm chủ còn nhiều hạn chế trong tiếp cận công nghệ nên việc thực hiện
quản lý, bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, kết nối tiêu thụ với các điểm
bán lẻ, siêu thị...dẫn đến đầu ra sản phẩm bị thu hẹp. Cũng còn nhiều địa
phương, đơn vị Hội phụ nữ chưa thực sự vào cuộc nên việc triển khai, vận động,
hỗ trợ hội viên tham gia chương trình xây dựng sản phẩm OCOP hiệu quả chưa cao.
Đe khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên và phát
huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ, khơi dậy tiềm năng của phụ nữ toàn tỉnh
trong quá trình tiếp tục tham gia phát triển sản phẩm OCOP một cách hiệu quả
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bình đẳng giới cho phụ nữ, để Nghệ An
giừ vững vị trí thuộc tốp đầu của cả nước trong xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
OCOP thì việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động,
hỗ trợ phụ nữ xây dựng sản phẩm OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa góp
phần phát triển kinh tế địa phương giai đoạn 2023 - 2027” là rất cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
1. Các văn bản của Đảng
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ
Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước;
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần
thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
2. Các văn bản của Nhà nước
- Luật Bình đẳng giới;
- Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Ban hành chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2021-2030;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của
Chính phủ về cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của
Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 v/v sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của
Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
- Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn
2017 - 2025”;
- Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 29/02/2019 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống
truy xuất nguồn gốc;
- Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn
2020-2030;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021- 2025;
- Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn
2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương
trình mỗi xã một sản phẩm;
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN
ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ - Hội nông dân Việt Nam - Hội LHPN Việt Nam về
“Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an
toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”;
- Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của
HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa
bàn tỉnh Nghệ An;
- Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ
An về quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình mỗi xã một sản
phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của
HĐND tỉnh Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025;
- Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của
HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới
công nghệ, ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của
HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của
UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Phần
II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2021 VÀ NĂM 2022
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền, vận
động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, sản phẩm OCOP
Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “ Vận động, hỗ trợ
phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường”
Giai đoạn 2016-2021, các cấp Hội đã tập trung thực
hiện khâu đột phá “Tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, vận
động phụ nữ chủ động tham gia kinh tế hợp tác, chú trọng sản xuất, kinh doanh
an toàn, bền vững” bằng nhiều giải pháp đồng bộ như thông qua việc nâng cao
nhận thức cho cán bộ Hội về phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh
tuyên truyền hội viên, phụ nữ nhận thức đúng, đầy đủ và chủ động tham gia các
mô hình phát triển kinh tế; chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng có chất lượng,
hiệu quả các mô hình, nhất là mô hình kinh tế tập thể, đồng thời quan tâm tư vấn,
quảng bá, kết nối giới thiệu tiêu thụ sản phẩm; đã tổ chức 2.569 lớp tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn vốn, kế hoạch sản
xuất kinh doanh cho 205.545 lượt chị tham gia; khai thác các nguồn lực để triển
khai các hoạt động nâng cao năng lực và xây dựng mô hình hỗ trợ giảm nghèo,
phát triển kinh tế cho hội viên phụ nữ.
Bên cạnh đó Hội LHPN các cấp chủ động khai thác các
chương trình, dự án mới; duy trì hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay vốn từ Ngân
hàng CSXH tính đến 30/6/2023 là hơn 3.837 tỷ đồng đang cho hơn 75.000 hộ vay, tỷ
lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,03%; tổng dư nợ nguồn vốn tín chấp với Ngân hàng NN
& PTNT là 37 tỷ 820 triệu đồng cho 289 hộ vay. Tiếp tục duy trì tốt hoạt động
tiết kiệm qua các kênh, đến nay tại 3.875/3.875 chi hội phụ nữ có hoạt động tiết
kiệm (đạt 100%), với số thành viên tham gia 370.723 và số dư tiền tiết kiệm
hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô TNHH một
thành viên Tình Thương (TYM) để triển khai hiệu quả hoạt động tại 14/21 huyện,
thành, thị với dư nợ 607 tỷ 799 triệu đồng tạo điều kiện cho 54.900 hộ vay phát
triển kinh tế..
Từ các hoạt động thiết thực, hiệu quả, các cấp Hội
đã giúp 3.056 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo góp phần giảm hộ nghèo
toàn tỉnh qua từng năm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên, phụ nữ.
Trong giai đoạn vừa qua, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi
nghiệp giai đoạn 2017-2025” được các cấp Hội triển khai thực hiện với hình thức
đa dạng, phong phú, tác động khích lệ tinh thần khởi nghiệp, phát triển kinh
doanh tới nhiều nhóm đối tượng phụ nữ. Kết quả: đã tổ chức 230 cuộc tập huấn, hội
thảo cho hơn 18.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ về kiến thức và kỹ năng kinh
doanh, quảng bá, xây dựng thương hiệu, quản lý tài chính...; nhiều diễn đàn, hội
thảo được tổ chức trong đó “Ngày Phụ nữ khởi nghiệp” được Hội LHPN tỉnh
tổ chức hàng năm là sự kiện giúp kết nối giữa các doanh nghiệp do nữ làm chủ,
các tác giả có ý tưởng khả thi với các sở, ban, ngành, đơn vị, nhà tài trợ để
tăng cơ hội tiếp cận, hỗ trợ nguồn lực cho phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh
doanh. Giai đoạn 2017-2022, các cấp Hội đã tiếp nhận 1.946 ý tưởng khởi nghiệp/kinh
doanh sáng tạo của phụ nữ đăng ký dự thi; sàng lọc, xét duyệt, phân loại 186 ý
tưởng có tính khả thi gửi tham gia các cuộc thi cấp Tỉnh, Trung ương tổ chức. Kết
quả qua các cuộc thi đã có 31 ý tưởng được vào vòng chung kết, đạt giải được
tôn vinh tại các cuộc thi do Trung ương Hội LHPN, UBND tỉnh và Hội LHPN tỉnh tổ
chức... Kết quả từ thực hiện đề án, các cấp Hội đã hỗ trợ cho 2.153 ý tưởng
khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của phụ nữ được hiện thực hóa (vượt
1.418 ý tưởng so với kế hoạch đề ra), có 744 doanh nghiệp của phụ nữ mới
thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển.
Phối hợp với các sở, ban, ngành mở các lớp dạy
nghề cho lao động nữ và quan tâm tạo việc làm sau đào tạo
Giai đoạn 2016-2021, các cấp hội đã phối hợp tổ chức
tập huấn cho 6.130 cán bộ Hội các cấp về các chủ trương, chính sách liên quan đến
học nghề, việc làm; 05 hội thảo dạy nghề tại các huyện cho 400 lao động; 05 lớp
định hướng nghề với 350 người tham gia; 08 lớp định hướng sau học nghề cho 222
lao động nữ đã qua đào tạo; Tổ chức 10 cuộc truyền thông nâng cao nhận thức và
tham vấn nghề tại cộng đồng; 02 hội thảo kết nối sản phẩm toàn tỉnh với sự tham
gia 20 gian hàng là các sản phẩm của các học viên đã tham gia đào tạo nghề, các
mô hình điển hình trong đào tạo nghề của Hội. Xây dựng các phóng sự trên Đài
PTTH tỉnh, huyện; các bản tin, bài viết, các diễn đàn chia sẻ, trao đổi trên
các trang thông tin/truyền thông của tổ chức Hội về chính sách hỗ trợ học nghề
giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ, các điển hình sau học nghề, các mô hình
phát triển kinh tế hiệu quả. Tổ chức 267 buổi hội thảo cố định tại Trung tâm Dạy
nghề - Xúc tiến việc làm Hội LHPN tỉnh cũng như lưu động tại các xã trên địa
bàn tỉnh Nghệ An cho 24.753 cán bộ, hội viên Hội liên hiệp phụ nữ với nguồn
kinh phí khai thác từ các doanh nghiệp có hoạt động phối hợp với Hội.
Hội LHPN các cấp cũng đã phối hợp với Sở Công
thương, các trung tâm dạy nghề hướng nghiệp tại các địa phương, trung tâm khuyến
công, khuyến nông... mở các lớp dạy nghề cho 27.899 lao động nữ, trong đó đã có
23.019 lao động có việc làm sau đào tạo; giới thiệu cho 30.108 lao động tham
gia các lớp đào tạo nghề tại các cơ sở khác và đã có 23.382 lao động có việc
làm ổn định.
2. Hoạt động tuyên truyền, vận
động hội viên tham gia phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng sản phẩm đạt OCOP
Các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ đa dạng,
thiết thực và hiệu quả cho hội viên phụ nữ trong việc tham gia phát triển kinh
tế hợp tác gắn với xây dựng sản phẩm đạt OCOP, trong 5 năm qua các cấp hội đã
quan tâm, chú trọng tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ hội, từ đó các mô
hình kinh tế hợp tác được hỗ trợ thành lập mới hàng năm với quy mô và chất lượng
hoạt động ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường, giải quyết
việc làm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả đã hỗ trợ thành lập
20 Hợp tác xã (vượt 14 HTX so với chỉ tiêu đề ra), 227 tổ hợp tác, tổ
liên kết do phụ nữ quản lý (vượt 106 THT/TLK so với chỉ tiêu đề ra). Hội
đã phối hợp với các ban ngành tại địa phương tổ chức các hoạt động tập huấn, tọa
đàm... về vai trò của phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng
sản phẩm OCOP và xác định nhiệm vụ của tổ chức Hội, của hội viên đóng góp vào
quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương; tăng sự kết nối,
tương trợ giữa các thành viên, tập thể, doanh nghiệp...với nhau. Hàng năm, Hội
cũng đã tạo điều kiện cho các nữ doanh nhân, nữ chủ cơ sở sản xuất kinh doanh
tham gia các buổi đối thoại, đóng góp ý kiến vào các chính sách, pháp luật của
nhà nước, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền; tham gia các lớp
tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên đề để nâng cao hiểu biết về luật thuế doanh
nghiệp, luật lao động, quy trình, thủ tục xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP...
Căn cứ vào tình hình thực tế gắn với nhiệm vụ chính
trị, phát triển kinh tế xã hội của địa phương và việc thực hiện những nhiệm vụ
trọng tâm của hội, các cấp hội cũng đã chủ động phối hợp với các ban, ngành hỗ
trợ hội viên xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, xây dựng các mô hình sản xuất
công nghệ cao, xây dựng kế hoạch thành lập các mô hình sản xuất phù hợp với từng
địa bàn dân cư từ đó đã tạo phong trào phát triển kinh tế và tập hợp, thu hút hội
viên tham gia. Lựa chọn các mô hình điểm, các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng để
tập trung hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ thể do phụ nữ
làm chủ hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hướng dẫn đăng ký nhãn mác sản phẩm, phối
hợp vận động hội viên phụ nữ xây dựng mô hình sản xuất theo hướng VietGap, hữu
cơ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Các chủ thể tham gia chương trình OCOP đã góp phần
tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho lao động nữ trên địa bàn, đặc
biệt là địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình như: sản
phẩm dệt thổ cẩm gắn với các làng du lịch cộng đồng (Homestay) tại Bản Hoa Tiến,
xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu; Bản Khe Rạn, xã Bồng Khê và Bản Nưa, xã Yên Khê,
huyện Con Cuông đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 150 hộ với 205 lao động,
thu nhập bình quân 3,8 - 4,2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.
Để hỗ trợ phụ nữ, các tập thể có sản phẩm đạt OCOP
tiếp cận gần hơn với các nguồn lực, các nhà đầu tư, nâng cao uy tín, vị thế
trên thị trường, hàng năm các cấp hội đã lựa chọn các sản phẩm đạt OCOP để tham
gia các cuộc thi khởi nghiệp cấp TW, cấp tỉnh. Tính riêng năm 2022, đã lựa chọn
6/29 ý tưởng có sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên tham gia cuộc thi “Tìm kiếm
tài năng khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An năm 2022” do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức và
6/7 ý tưởng có sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên tham gia chương trình “Em-power
Woman Venture - Vì bạn là lẽ sống” do Trung ương Hội LHPN tổ chức. Từ những hoạt
động trên đã góp phần làm cho sản phẩm OCOP ngày càng có sức lan tỏa rộng khắp,
đón nhận sự ủng hộ đông đảo của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị -
xã hội, trong đó có Hội phụ nữ các cấp và các nữ chủ doanh nghiệp.
3. Hoạt động phối hợp, kết nối
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho hội viên phụ nữ, các THT, HTX, doanh nghiệp do phụ
nữ làm chủ
Công tác tuyên truyền trên các kênh hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm trong và ngoài tỉnh được hội LHPN các cấp quan tâm thực hiện và thu
hút hội viên tham gia. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các buổi tập huấn, diễn đàn, hội
thảo tập trung vào nội dung liên quan tới thương mại điện tử để chị em chủ động
tiếp cận khai thác và bắt kịp xu thế của thị trường. Tổ chức các diễn đàn, hội
thảo chuyên đề sâu cho chị em về việc sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đồng thời
các cấp hội đã thông qua cổng thông tin điện tử, trang Fanpage, Facebook, nhóm
Zalo của Hội để chủ động tuyên truyền, quảng bá, chia sẻ thông tin nhanh nhất về
các mô hình hay, cách làm hiệu quả, các sản phẩm an toàn do phụ nữ sản xuất,
kinh doanh. Kết nối với các gian hàng thực phẩm sạch trên địa bàn để hỗ trợ
tiêu thụ sản phẩm cho hội viên phụ nữ.
Gắn việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành tập
trung quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho hội viên; Giới thiệu các
sản phẩm OCOP, mô hình do phụ nữ làm chủ tham gia các diễn đàn, hội chợ do tỉnh
và các ban ngành tổ chức...qua đó đã tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, trao đổi,
chia sẻ thông tin; tại các buổi giao thương đã có nhiều doanh nghiệp nữ ký được
các hợp đồng phối hợp tiêu thụ sản phẩm.
Với sự nỗ lực của các cấp Hội và hội viên phụ nữ đến
nay đã thu được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận: Các mô hình kinh tế tập
thể, xây dựng sản phẩm OCOP do Hội phụ nữ hỗ trợ đã tăng hơn về số lượng và
nâng dần chất lượng thể hiện rõ vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong phát triển
kinh tế tập thể, xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đặc biệt nhiều
mô hình phát huy được hiệu quả đã tạo chuyển biến trong nhận thức, thay đổi
cách nghĩ, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo của hội viên phụ nữ trong sản
xuất kinh doanh, giúp hội viên phụ nữ có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, từng
bước cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ
Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên
tham gia chương trình OCOP và quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa của các cấp Hội
hiệu quả chưa cao. Chương trình OCOP là chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực
do đó các cấp hội còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện, dẫn đến công
tác truyền thông còn hạn chế.
Hạn chế trong nhận thức, hiểu biết của các chủ thể
về ý nghĩa, lợi ích sản phẩm OCOP. Có khá nhiều hội viên phụ nữ được khảo sát
nói rằng chưa thật sự hiểu rõ về chương trình OCOP, nhiều chủ thể tiềm năng
chưa hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về lợi ích khi tham gia chương trình OCOP.
Kiến thức, nhận thức, tâm lý của một bộ phận cán bộ,
hội viên, đặc biệt là các chủ thể nữ trong xây dựng sản phẩm OCOP vẫn còn trông
chờ, ỷ lại, xem việc tham gia chương trình OCOP là theo yêu cầu của địa phương,
không xem đó là quyền lợi và trách nhiệm của mình nên việc thực hiện đôi khi
còn mang nặng tính hình thức. Năng lực quản trị nhân lực, sản xuất còn yếu và
thiếu; sản phẩm sản xuất còn bị trùng lặp, thiếu tính đa dạng; tính sáng tạo, tầm
nhìn trong phát triển sản phẩm mới, khác biệt, riêng có còn rất hạn chế.
Ngoài ra, với những trở ngại trong quá trình hình
thành và phát triển như hạn chế trong liên kết, tạo lập các mối quan hệ, giao
thương, kiến thức kỹ năng quản trị, gắn với trách nhiệm người phụ nữ trong gia
đình, định kiến giới... dẫn đến các nữ chủ thể gặp nhiều khó khăn trong phát
triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất; sức cạnh tranh, khả năng liên kết, hợp
tác sản xuất, kinh doanh còn nhiều bất cập, đầu ra sản phẩm.
III. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân chủ quan
Kiến thức, kỹ năng của cán bộ Hội phụ nữ các cấp
trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia xây dựng sản phẩm
OCOP và kết nối tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
Bản thân các nữ chủ thể chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa của
sản phẩm đạt chuẩn OCOP; còn thụ động trong tham gia xây dựng sản phẩm OCOP và
tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa. Tính chủ động của
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất do phụ nữ làm chủ trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ để
sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP còn ít và yếu; một số bộ phận chủ thể còn e ngại
về vấn đề hồ sơ thủ tục để tham gia chương trình và có tâm lý trông chờ, ỷ lại
nên chưa chủ động tham gia...; việc triển khai chương trình còn phụ thuộc nhiều
vào sự nhiệt huyết, trách nhiệm của cán bộ Hội trong tham mưu, triển khai thực
hiện.
Năng lực sản xuất của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
do nữ làm chủ đa phần còn yếu, phần lớn đều trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún,
mang tính thời vụ, tự phát, sản xuất không tập trung, không có sự đầu tư;
phương thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng cơ chế thị trường, giá
thành cao, sức cạnh tranh thấp, thiếu tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Các nữ chủ thể chưa quan tâm nhiều đến kiếu dáng,
nhãn mác, bao bì đóng gói, nhất là các thủ tục, giấy chứng nhận như: An toàn thực
phẩm, truy xuất nguồn gốc, hệ thống tổ chức, sở hữu trí tuệ; còn thụ động, chưa
tích cực tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các chủ thể tại các địa
phương trong tỉnh hay ngoài tỉnh.
Hầu hết cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp do nữ làm
chủ mới thành lập, quy mô nhỏ, bên cạnh đó việc tích tụ ruộng đất, tiếp cận nguồn
vốn tín dụng, tay nghề, đầu ra sản phẩm còn gặp khó khăn. Các nữ chủ thể thường
không hoặc chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, chuyên sâu;
Sản xuất chủ yếu thủ công, máy móc thiết bị công
nghệ lạc hậu, việc triển khai ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công
nghệ vào sản xuất còn chậm; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để
phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế.
2. Nguyên nhân khách quan
Sự thiếu nhận thức, tư duy của một bộ phận cán bộ,
người dân và của chính các chủ thể. Sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các
ban, ngành, đoàn thể, bộ máy tổ chức triển khai chương trình OCOP thiếu đồng bộ.
Một số địa phương xem chương trình OCOP là của riêng ngành nông nghiệp, dẫn đến
thiếu sự phối hợp, vào cuộc của các ngành, đoàn thể, chính trị xã hội.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ được thực hiện lồng ghép
từ nhiều chính sách tuy khá đầy đủ nhưng chưa được xác định rõ ràng, dẫn đến sự
lúng túng và khó khăn cho cán bộ thực hiện cũng như chính chủ thể. Đội ngũ cán bộ,
chuyên gia tư vấn, hỗ trợ chuyên môn, đào tạo kỹ năng cho các chủ thể còn thiếu,
yếu và hoạt động chưa thật sự chất lượng, hiệu quả như mong đợi.
Trình độ lao động tại địa phương, năng lực của các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa phần còn yếu dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong
quá trình sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô, giới
thiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản
phẩm tuy được nhiều địa phương quan tâm triển khai nhưng còn manh mún, thiếu
tính đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang
tính kết nối, chuyên sâu để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại.
* Đánh giá chung
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” của tỉnh
Nghệ An đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhận được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo ra sự lan tỏa trong
phong trào thi đua sản xuất của địa phương nói chung và trong nội tại hội viên,
phụ nữ nói riêng. Ngày càng có nhiều hơn các sản phẩm được công nhận OCOP do phụ
nữ làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với các sản phẩm được nâng cao hơn về
chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc...Cùng với sự vào cuộc của các cấp Hội
phụ nữ, các nữ chủ thể đã phần nào hiểu rõ hơn lợi ích của Chương trình OCOP,
giúp các nữ chủ thể tự tin, chủ động hơn trong việc hoàn thiện sản phẩm, áp dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như chủ động kết nối, tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao vị thế, vai trò của phụ
nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Phần
III.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế,
chương trình OCOP; phát triển, củng cố, nâng cao hiệu quả các mô hình phát triển
kinh tế, nhất là mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ gắn xây dựng các sản
phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng sản phẩm do/có phụ nữ tham gia chủ trì tham gia chương
trình OCOP đảm bảo vệ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời giúp các chủ thể
sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ sản phẩm. Phát huy nội lực, tinh thần hợp tác,
khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2027
- 100% cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện, xã được đào tạo,
tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ hội viên tham gia xây dựng sản
phẩm OCOP;
- 100% nữ lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác do phụ nữ làm chủ và phụ nữ là chủ hộ đăng ký tham gia chương trình
OCOP được đào tạo, tập huấn;
- Vận động được 50% HTX và 30% THT do Hội phụ nữ hỗ
trợ thành lập có sản phẩm phù hợp tham gia chương trình OCOP;
- Hỗ trợ 30 sản phẩm do/có phụ nữ tham gia chủ trì
tham gia chương trình OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên;
- Hỗ trợ hiện thực hóa 30 ý tưởng khởi nghiệp với sản
phẩm OCOP do/có phụ nữ tham gia chủ trì.
- Hỗ trợ xây dựng 04 cửa hàng trưng bày, kết nối,
tiêu thụ sản phẩm OCOP cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Hỗ trợ tham gia các sàn thương mại điện tử cho 50
sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có phụ nữ tham gia quản
lý hoặc có đông lao động nữ; của hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ có đăng ký
kinh doanh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Khảo sát, đánh giá thực trạng các chỉ số đầu vào
và đầu ra của Đề án.
- Triển khai thực hiện thí điểm Đề án tại 03 huyện,
thị (Quỳ Hợp, Đô Lương, Thị xã Hoàng Mai) để rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình
hiệu quả.
- Kết nối mạng lưới tư vấn, hướng dẫn để phụ nữ mạnh
dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, tham gia xây dựng sản phẩm OCOP thành công.
- Kiểm tra, giám sát; sơ, tổng kết đánh giá kết quả
thực hiện.
2. Công tác tuyên truyền, vận động hỗ trợ xây dựng
sản phẩm OCOP
- Tập trung tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng
và ý nghĩa của sản phẩm OCOP; hướng dẫn, hỗ trợ cho hội viên phụ nữ, doanh nghiệp,
HTX, THT do/có phụ nữ tham gia quản lý/có đông lao động nữ tham gia xây dựng sản
phẩm OCOP, xây dựng được sản phẩm gắn với lợi thế của địa phương, sản phẩm đạt
tiêu chuẩn và đến được với người tiêu dùng...; tạo nhiều việc làm cho lao động
nữ; phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm
OCOP; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm và tham gia các
hoạt động xã hội.
- Đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền sâu rộng
nội dung của đề án, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ xây
dựng sản phẩm OCOP; xây dựng phóng sự về các điển hình phụ nữ trong phát triển
sản phẩm OCOP, kết quả thực hiện Đề án; xây dựng và duy trì chuyên mục “Phụ nữ
Nghệ An với sản phẩm OCOP” trên cổng thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh Nghệ An,
trên các kênh thông tin khác của Hội phụ nữ các cấp và trên các phương tiện
thông tin đại chúng... để thông tin, tuyên truyền về kết quả, hoạt động xây dựng
sản phẩm OCOP do phụ nữ tham gia chủ trì/tạo nhiều việc làm cho lao động nữ. Đặc
biệt quan tâm đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP do phụ nữ
tham gia xây dựng trên các kênh truyền thông của Hội phụ nữ, của địa phương, của
tỉnh, của trung ương.
- Tổ chức các hoạt động tham quan mô hình, chia sẻ
kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP.
- Tổ chức các cuộc thi:
+ Kết nối chương trình xây dựng sản phẩm OCOP với đề
án khởi nghiệp thông qua việc đề xuất tham gia các cuộc thi khởi nghiệp do
chính quyền, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các tổ chức khác tổ chức (quan
tâm xây dựng các sản phẩm, đặc sản vùng miền tốt nhất, khác biệt, độc đáo)
+ Tổ chức 01 cuộc thi cấp tỉnh “Phụ nữ khởi nghiệp
với sản phẩm OCOP”.
- Tôn vinh, khen thưởng, giới thiệu các tập thể, cá
nhân điển hình có thành tích trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP do phụ nữ
tham gia chủ trì/tạo nhiều việc làm cho lao động nữ (vào năm 2025 và năm 2027).
3. Công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
Hội các cấp và hội viên phụ nữ đăng ký tham gia chương trình xây dựng sản phẩm
OCOP.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp
về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chương trình OCOP và vai trò
của các cấp Hội phụ nữ; các kiến thức, kỹ năng để tư vấn, hỗ trợ, kết nối giúp
hội viên phụ nữ tham gia thực hiện chương trình OCOP.
- Tổ chức, phối hợp đào tạo, tập huấn, cung cấp
thông tin, tư vấn, phổ biến quy định pháp luật về xây dựng sản phẩm OCOP cho nữ
quản lý, điều hành, lãnh đạo hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp hoặc đơn vị
có nhiều lao động nữ đăng ký tham gia chương trình xây dựng sản phẩm OCOP.
- Nâng cao năng lực cho hội viên phụ nữ trong việc
quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt cần khơi dậy tính chủ động của
phụ nữ, các nữ chủ thể trong việc tự quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả. Tổ chức
hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và nhân diện mô hình, điển hình trong áp dụng công
nghệ số, thương mại điện tử trong quản trị, sản xuất, kết nối, tiêu thụ sản phẩm....
4. Hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP
- Tư vấn, hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác
do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành hoặc tạo việc làm cho nhiều lao động nữ gắn
với xây dựng sản phẩm chủ lực, đặc sản riêng có của từng vùng, từng địa phương,
sản phẩm OCOP theo hướng ứng dụng công nghệ cao... để tạo giá trị gia tăng,
thương hiệu.
- Tư vấn, hỗ trợ các nữ chủ thể xây dựng các sản phẩm
do/có phụ nữ tham gia chủ trì tham gia chương trình OCOP tăng số lượng sản phẩm
OCOP đi đối với việc tăng chất lượng (bắt đầu từ những hạng sao thấp và nâng
lên hạng sao cao hơn); thực hiện kịp thời việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý,
giấy chứng nhận liên quan, việc đăng ký nhãn mác, xác lập quyền sở hữu trí tuệ,
xây dựng và công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc;
đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất sản phẩm tham gia chương
trình OCOP. Đặc biệt chú trọng hỗ trợ để xây dựng, nâng hạng một số sản phẩm
do/có phụ nữ tham gia chủ trì từ từ 3 sao lên 4 sao, từ 4 sao lên 5 sao.
- Vận động các chủ thể có sản phẩm OCOP cùng ngành,
nghề, lĩnh vực tăng cường trao đổi, liên kết, hợp tác tăng quy mô và gắn kết,
nâng cao sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả.
5. Hoạt động quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm
cho hội viên phụ nữ
- Xây dựng 04 cửa hàng (cửa hàng trực tiếp hoặc
gian hàng trực tuyến) để trưng bày, quảng bá, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
OCOP do/có phụ nữ tham gia chủ trì tại 4 địa phương (Thành phố Vinh và 3 huyện,
thị).
- Tổ chức 02 cuộc Hội thảo phụ nữ Nghệ An nâng tầm
sản phẩm chương trình OCOP và quảng bá sản phẩm sáng tạo, sản phẩm OCOP.
- Tổ chức 02 cuộc Hội thảo liên kết miền nhằm chia
sẻ kinh nghiệm, quảng bá, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP của hội viên
phụ nữ (Mỗi cuộc có sự tham gia của một số tỉnh thuộc ba miền Bắc - Trung -
Nam). Đồng thời phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để tổ chức,
tham gia các các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
- Các đơn vị Hội phụ nữ, từng chủ thể cần chủ động,
tích cực tìm kiếm cơ hội để liên kết, ký kết hợp tác đưa các sản phẩm OCOP đến
với các đơn vị/đầu mối phân phối lớn, siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa
hàng... Mở rộng mạng lưới quảng bá, tiêu thụ sản phẩm tại 100% đơn vị huyện,
thành, thị để hỗ trợ hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm OCOP cho hội viên, phụ nữ
và người dân; thông qua các chương trình ký kết phối hợp giữa các địa phương,
đơn vị (giữa Hội phụ nữ, địa phương cấp xã với xã, huyện với huyện, huyện với
xã trong tỉnh Nghệ An; giữa Hội LHPN tỉnh Nghệ An, HPN các huyện trong tỉnh với
Hội LHPN tỉnh khác, HPN xã/huyện thuộc tỉnh khác) để mở rộng, nâng cao chất
lượng, hiệu quả của hoạt động quản bá, tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP, đơn vị có sản
phẩm OCOP tạo việc làm cho nhiều lao động nữ đưa sản phẩm OCOP tham gia các diễn
đàn xúc tiến thương mại (triển lãm, hội chợ, hội thảo, hoạt động kết nối...) do
các địa phương, Hội phụ nữ trong và ngoài tỉnh; bộ, ban ngành, đoàn thể trung
ương tổ chức.
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai
thực hiện mô hình điểm; việc tổ chức thực hiện Đề án tại các cấp Hội, kịp thời
rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện mô hình theo từng năm
để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình tại các địa bàn trong huyện, tỉnh.
- Tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Đề án và tổng kết
đánh giá vào năm cuối thực hiện Đề án.
Phần
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách
hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
- Từ nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới;
- Các nguồn hợp pháp khác.
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến:
6.100.000.000 đồng (có phụ lục kèm theo).
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án, có trách nhiệm
phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, địa phương và các
đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án
trong cả giai đoạn và từng năm; hàng năm lập dự toán kinh phí trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội, các đơn vị, địa phương liên quan để triển khai thực hiện Đề
án; báo cáo UBND tỉnh các vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung phù hợp;
- Chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp trong tỉnh triển khai
thực hiện Đề án;
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án;
nhân rộng mô hình;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động Đề án thuộc cấp tỉnh;
sơ, tổng kết, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh và báo
cáo kết quả thực hiện Đề án cho UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì hỗ trợ, hướng dẫn triển khai các chính
sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn, đặc biệt là chính
sách hỗ trợ sản phẩm OCOP tại Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ
An, trong đó có đối tượng là phụ nữ làm chủ đầu tư.
- Phối hợp với Hội LHPN tỉnh triển khai các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp, chủ thể do nữ làm chủ tham gia cụm liên kết ngành,
chuỗi giá trị; hỗ trợ hình thành, phát triển một số doanh nghiệp, chủ thể do nữ
làm chủ có quy mô, điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hàng năm cân đối, tham mưu cho UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng
Nông thôn mới để thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý, đánh
giá, xếp loại về An toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp, chủ thể do nữ làm
chủ theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tham mưu tích hợp các nội dung Đề án
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm để tập trung chỉ đạo
thực hiện.
4. Sở Tài chính
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và nhiệm vụ cấp
có thẩm quyền giao, Sở Tài chính tham mưu kinh phí thực hiện Đề án theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước.
5. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công, chương trình xúc tiến thương
mại; tổ chức, lồng ghép giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của các chủ thể
do nữ làm chủ tại các Hội chợ, triển lãm thương mại, chương trình đưa hàng Việt
về nông thôn, Hội nghị kết nối cung cầu, kết nối giao thương...trong và ngoài tỉnh.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể do nữ làm chủ ứng dụng
thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường trong và
ngoài nước để các chủ thể do nữ làm chủ được biết, chủ động trong việc tiếp cận
thông tin và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm lĩnh vực công thương đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã do nữ làm chủ
theo quy định hiện hành.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố, thị xã hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, chủ thể nữ làm chủ về:
xác lập quyên sở hữu trí tuệ; xây dựng, công bố tiêu chuẩn áp dụng; ghi nhãn
hàng hóa; truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản
xuất sản phẩm tham gia chương trình OCOP.
7. Sở Y tế:
- Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ thể do nữ
làm chủ thực hiện các quy định hiện hành liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực
hiện công tác An toàn thực phẩm theo quy định.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, UBND các huyện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện
tốt các chương trình, đề án đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, trong đó quan tâm
đào tạo nghề cho lao động nữ gắn với việc sản xuất các sản phẩm OCOP.
9. Liên minh HTX tỉnh
- Quan tâm hỗ trợ các HTX do nữ làm chủ/tham gia quản
lý/đơn vị có đông lao động nữ tham gia Chương trình OCOP, vay vốn từ nguồn Quỹ
hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh.
- Tư vấn hỗ trợ thành lập mới các HTX, tổ HTX do nữ
làm chủ/tham gia quản lý/có đông lao động nữ tại các địa phương tham gia Chương
trình OCOP.
10. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội cấp tỉnh
Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận
động đoàn viên, hội viên, người dân trong đó có phụ nữ tham gia Chương trình
OCOP.
11. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du
lịch
- Hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể do nữ làm chủ tham
gia các Hội chợ OCOP, trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An và tham
gia các hội chợ OCOP ngoài tỉnh để quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
- Ưu tiên nguồn lực để tổ chức các lớp đào tạo, tập
huấn cho các chủ thể do nữ làm chủ, cán bộ quản lý về nâng cao nguồn nhân lực...
12. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Giao cho Hội LHPN huyện, thành, thị chủ trì tham
mưu phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện
Đề án tại địa phương.
- Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan liên quan của địa
phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện cho Hội
LHPN thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
- Bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện Đề án phù hợp
với tình hình thực tiễn địa phương./.
Phụ
lục 01
KHUNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
“Tuyên truyền, vận
động hỗ trợ phụ nữ xây dựng sản phẩm OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa
góp phần phát triển kinh tế địa phương giai đoạn 2023 - 2027”
TT
|
NỘI DUNG THỰC
HIỆN
|
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
|
PHÂN BỔ THỜI
GIAN THỰC HIỆN
|
A
|
B
|
C
|
Tổng
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
Năm 2027
|
I
|
Khảo sát đầu vào và xây dựng đề án
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Hoạt động tuyên truyền
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng căn
bản cho cán bộ Hội, các nữ chủ thể
|
Lớp
|
20
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
2
|
Hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về khởi
nghiệp, chuyển đổi số, thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu OCOP...lựa chọn
thông điệp và chủ đề phù hợp với từng năm
|
Hội nghị
|
5
|
|
2
|
1
|
1
|
1
|
3
|
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên kênh thông tin của Hội
|
Hoạt động
|
|
|
|
|
|
|
|
Phóng sự
|
Số
|
5
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Video/clip
|
Cái
|
10
|
1
|
2
|
3
|
2
|
2
|
|
Trang báo Phụ nữ Nghệ An
|
Số
|
5
|
|
|
|
|
|
|
Cổng thông tin điện tử Nghệ An
|
Bài/tin/ảnh
|
45
|
5
|
10
|
10
|
10
|
10
|
4
|
Tổ chức Ngày “Phụ nữ Nghệ An với sản phẩm OCOP” gắn
trưng bày và giới thiệu sản phẩm
|
Hội nghị
|
4
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
5
|
Tài liệu truyền thông
|
Tài liệu
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Xây dựng và nhân rộng mô hình
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng mô hình thí điểm
|
Huyện/thị
|
3
|
3
|
|
|
|
|
2
|
Tham quan học lập kinh nghiệm mô hình ngoài tỉnh
|
Cuộc
|
2
|
|
1
|
|
1
|
|
3
|
Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình trong tỉnh
|
Cuộc
|
2
|
1
|
|
1
|
|
|
4
|
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, nhân diện mô hình
điển hình trong xây dựng sản phẩm OCOP
|
Hội nghị
|
2
|
|
1
|
|
1
|
|
5
|
Tổ chức cuộc thi “Phụ nữ với sản phẩm OCOP”
|
Cuộc thi
|
1
|
|
1
|
|
|
|
IV
|
Hoạt động quảng bá, kết nối hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm OCOP
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng cửa hàng sản phẩm OCOP tại Tỉnh, các huyện
điểm
|
Cửa hàng
|
4
|
|
1
|
1
|
2
|
|
2
|
Hội thảo phụ nữ Nghệ An nâng tầm sản phẩm OCOP và
trưng bày sản phẩm
|
Hội nghị
|
2
|
1
|
|
1
|
|
|
3
|
Hội thảo liên kết miền Bắc - Trung - Nam và trưng
bày sản phẩm
|
Hội nghị
|
2
|
|
1
|
|
1
|
|
4
|
Hoạt động tổ chức đưa các sản phẩm OCOP tham gia
các Hội chợ, triển lãm, Hội nghị kết nối giao thương,v.v... tại Trung ương,
các tỉnh
|
Năm
|
4
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
V
|
Hội nghị triển khai Đề án và kiểm tra, giám
sát, sơ, tổng kết việc thực hiện Đề án
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hội nghị sơ, tổng kết hoạt động từng năm
|
Cuộc
|
3
|
1
|
1
|
|
1
|
|
2
|
Hội nghị giữa kỳ
|
Cuộc
|
1
|
|
|
1
|
|
|
3
|
Hội nghị biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân
điển hình về xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP
|
Cuộc
|
2
|
|
|
1
|
|
1
|
4
|
Hội nghị tổng kết đề án
|
Cuộc
|
1
|
|
|
|
|
1
|
5
|
Công tác kiểm tra, giám sát
|
Cuộc
|
15
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
Phụ
lục: 02
DỰ KIẾN KHUNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
“Tuyên truyền, vận
động hỗ trợ phụ nữ xây dựng sản phẩm OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa
góp phần phát triển kinh tế địa phương giai đoạn 2023 - 2027”
ĐVT: Triệu đồng
TT
|
NỘI DUNG THỰC
HIỆN
|
ĐVT
|
Số lượng
|
Định mức
|
Tổng nhu cầu
kinh phí
|
Phân bổ kinh
phí thực hiện theo năm
|
Tổng cộng
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
Năm 2027
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3=1*2
|
4=5+6+
7+8+9
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
I
|
Khảo sát đầu vào và xây dựng đề án
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Hoạt động tuyên truyền
|
|
|
|
2.115
|
2.115
|
310
|
430
|
515
|
430
|
430
|
1
|
Tổ chức tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng căn
bản cho cán bộ Hội, các nữ chủ thể (4 lớp/năm × 5 năm)
|
Lớp
|
20
|
60
|
1.200
|
1.200
|
240
|
240
|
240
|
240
|
240
|
2
|
Hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về khởi
nghiệp, chuyển đổi số, thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu OCOP...lựa chọn
thông điệp và chủ đề phù hợp với từng năm (1 cuộc/năm × 5 năm)
|
Hội nghị
|
5
|
40
|
200
|
200
|
|
40
|
80
|
40
|
40
|
3
|
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên kênh thông tin của Hội
|
Hoạt động
|
|
|
245
|
245
|
35
|
50
|
60
|
50
|
50
|
|
Phóng sự (1 phóng sự/năm × 5 năm)
|
Số
|
5
|
20
|
100
|
100
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
|
Video/clip (2 clip/năm × 5 năm)
|
Cái
|
10
|
10
|
100
|
100
|
10
|
20
|
30
|
20
|
20
|
|
Cổng thông tin điện tử Nghệ An:
|
Bài/tin/ảnh
|
45
|
1
|
45
|
45
|
5
|
10
|
10
|
10
|
10
|
4
|
Tổ chức Ngày “Phụ nữ Nghệ An với sản phẩm OCOP” (01
cuộc/năm × 5 năm )
|
Cuộc
|
4
|
100
|
400
|
400
|
|
100
|
100
|
100
|
100
|
5
|
Tài liệu truyền thông
|
|
|
|
70
|
70
|
35
|
|
35
|
|
|
III
|
Xây dựng và nhân rộng mô hình
|
|
|
|
2.120
|
2.120
|
300
|
635
|
645
|
335
|
205
|
1
|
Xây dựng mô hình thí điểm
|
Huyện/thị
|
|
|
1.640
|
1.640
|
250
|
395
|
595
|
195
|
205
|
|
+ Khảo sát ban đầu và đánh giá cuối giai đoạn
|
Đợt
|
2
|
10
|
20
|
20
|
10
|
|
|
|
10
|
|
+ Hội nghị triển khai mô hình tại huyện (01 cuộc/huyện
× 3 huyện)
|
Hội nghị
|
3
|
15
|
45
|
45
|
45
|
|
|
|
|
|
+ Tập huấn cho cán bộ Hội cơ sở và chủ thể tại
huyện điểm (01 lớp/huyện/năm × 3 huyện × 5 năm)
|
Lớp
|
15
|
30
|
450
|
450
|
90
|
90
|
90
|
90
|
90
|
|
+ Hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
(01 điểm/huyện × 3 huyện điểm)
|
Điểm
|
3
|
200
|
600
|
600
|
|
200
|
400
|
|
|
|
+ Hỗ trợ bao bì nhãn mác sản phẩm (05 sản phẩm/huyện
× 3 huyện)
|
Sản phẩm
|
15
|
20
|
300
|
300
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
|
+ Sơ, Tổng kết đánh giá mô hình (01 cuộc/năm/huyện
× 3 huyện × 4 năm)
|
Cuộc
|
15
|
15
|
225
|
225
|
45
|
45
|
45
|
45
|
45
|
2
|
Tham quan học lập kinh nghiệm mô hình ngoài tỉnh
|
Cuộc
|
2
|
100
|
200
|
200
|
|
100
|
|
100
|
|
3
|
Tham quan học tập kinh nghiệm mô hình trong tỉnh
|
Cuộc
|
2
|
50
|
100
|
100
|
50
|
|
50
|
|
|
4
|
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, nhân diện mô hình
điển hình trong xây dựng sản phẩm OCOP
|
Hội thảo
|
2
|
40
|
80
|
80
|
|
40
|
|
40
|
|
5
|
Tổ chức cuộc thi “Phụ nữ với sản phẩm OCOP”
|
Cuộc thi
|
1
|
100
|
100
|
100
|
|
100
|
|
|
|
IV
|
Hoạt động quảng bá, kết nối hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm OCOP
|
|
|
|
1.480
|
1.480
|
90
|
385
|
355
|
585
|
65
|
1
|
Xây dựng cửa hàng sản phẩm OCOP tại Tỉnh, huyện
điểm
|
Cửa hàng
|
4
|
200
|
800
|
800
|
|
200
|
200
|
400
|
|
2
|
Hội thảo phụ nữ Nghệ An nâng tầm sản phẩm OCOP và
trưng bày sản phẩm
|
Hội nghị
|
2
|
90
|
180
|
180
|
90
|
|
90
|
|
|
3
|
Hội thảo liên kết miền Bắc - Trung - Nam và trưng
bày sản phẩm
|
Hội nghị
|
2
|
120
|
240
|
240
|
|
120
|
|
120
|
|
4
|
Hoạt động tổ chức đưa các sản phẩm OCOP tham gia
các Hội chợ, triển lãm, Hội nghị kết nối giao thương,v.v... tại Trung ương,
các tỉnh
|
Năm
|
4
|
65
|
260
|
260
|
|
65
|
65
|
65
|
65
|
V
|
Hội nghị triển khai Đề án và kiểm tra, giám
sát, sơ, tổng kết việc thực hiện Đề án
|
|
|
|
385
|
385
|
40
|
40
|
130
|
40
|
135
|
1
|
Hội nghị sơ, tổng kết hoạt động từng năm
|
Cuộc
|
3
|
20
|
60
|
60
|
20
|
20
|
|
20
|
|
2
|
Hội nghị giữa kỳ
|
Cuộc
|
1
|
20
|
20
|
20
|
|
|
20
|
|
|
3
|
Hội nghị biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân
điển hình về xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP
|
Cuộc
|
2
|
90
|
180
|
180
|
|
|
90
|
|
90
|
4
|
Hội nghị tổng kết đề án
|
Cuộc
|
1
|
25
|
25
|
25
|
|
|
|
|
25
|
5
|
Công tác kiểm tra, giám sát (3 cuộc/năm x 5 năm)
|
Năm
|
5
|
20
|
100
|
100
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
6.100
|
6.100
|
740
|
1.490
|
1.645
|
1.390
|
835
|
(Bằng chữ: Sáu
tỷ, một trăm triệu đồng)./.