ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4432/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày
03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm
2025;
Căn cứ Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19
tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Kế hoạch cơ cấu lại
ngành dịch vụ đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg
ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh
các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu
quả hệ thống hạ tầng giao thông trong đó phát huy tối đa vận tải đa phương thức
và dịch vụ logistics, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics;
Căn cứ Nghị quyết số
20/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh về thông qua Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày
12 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề cương Đề án
phát triển ngành logistics
trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kết luận số 670-KL/TU ngày 17
tháng 8 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy về Đề án phát triển ngành logistics
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 6392/TTr-SCT ngày 16 tháng 11 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển ngành logistics
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Công
Thương, Thủ trưởng các Sở - Ban - Ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Bộ Công Thương; Bộ GTVT;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Phòng KT, TH;
- Lưu: VT, (KT/VT).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Liêm
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TP.HCM
SỞ CÔNG THƯƠNG
|
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP
DỊCH VỤ LOGISTICS VN
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS VN
|
|
|
TÓM TẮT
ĐỀ
ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN
1.1. Sự cần thiết
1.2. Cơ sở pháp lý
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu
1.5. Nội dung nghiên cứu chủ yếu
1.6. Dự kiến tiến độ và sản phẩm đề án
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên của TP.HCM
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã
hội của TP.HCM giai đoạn 2016-2019
2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã
hội TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH DỊCH
VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG LÂN CẬN
3.1. Tổng quan ngành logistics Việt
Nam
3.2. Hiện trạng ngành dịch vụ
logistics của TP.HCM
3.2.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng
logistics của TP.HCM
3.2.2. Hiện trạng nhà cung cấp dịch vụ
logistics
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN
NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN NGÀNH
LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
5.1. Mục tiêu chung
5.2. Mục tiêu đầu tư phát triển hạ tầng
logistics
5.3. Mục tiêu phát triển nhà cung cấp
dịch vụ logistics
5.4. Mục tiêu phát triển người sử dụng
dịch vụ logistics
5.5. Mục tiêu phát triển ứng dụng công
nghệ
5.6. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
5.7. Hoàn thiện cơ chế chính sách
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
6.1. Đề xuất nhóm giải pháp phát triển
kết cấu hạ tầng logistics
6.1.1. Đối với cơ sở logistics hiện hữu
6.1.2. Đề xuất thành lập hệ thống
trung tâm logistics
6.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
6.3. Giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin
6.3.1. Kết hợp Chương trình Chuyển đổi
số
6.3.2. Đề xuất Ủy ban nhân dân TP.HCM
6.3.3. Đề xuất Bộ Ngành trung ương
6.3.4. Đề xuất doanh nghiệp logistics
6.4. Giải pháp phát triển người sử dụng
dịch vụ logistics
6.4.1. Tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ
logistics
6.4.2. Thay đổi tập quán thương mại
6.4.3. Xây dựng chiến lược mua hàng hợp
lý
6.5. Giải pháp phát triển nhà cung cấp
dịch vụ logistics
6.5.1. Phát triển doanh nghiệp
logistics có thể cung cấp dịch vụ 3PL, 4PL
6.5.2. Nhóm giải pháp tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp logistics
6.5.3. Các giải pháp giảm chi phí
logistics
6.6. Giải pháp hợp tác, liên kết vùng
(Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long) để phát triển
logistics
6.7. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản
lý nhà nước về logistics
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
7.1. Khái toán nhu cầu vốn phát triển
ngành logistics
7.2. Tổ chức thực hiện
7.2.1. Ủy ban nhân dân Thành phố
7.2.2. Sở Công Thương
7.2.3. Sở Giao thông Vận tải
7.2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
7.2.5. Sở Tài nguyên Môi trường
7.2.6. Sở Quy hoạch Kiến trúc
7.2.7. Sở Xây dựng
7.2.8. Sở Thông tin và Truyền thông
7.2.9. Sở Tài chính
7.2.10. Sở Khoa học và Công nghệ
7.2.11. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội
7.2.12. Sở Nội vụ
7.2.13. Cục Hải quan Thành phố
7.2.14. Ban Quản lý các Khu
Chế xuất và Khu Công nghiệp Thành phố
7.2.15. Trung tâm Xúc tiến Thương mại
và Đầu tư
7.2.16. Ủy ban nhân dân Quận - Huyện
7.2.17. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics
Việt Nam
7.2.18. Doanh nghiệp
7.3. Đề xuất, kiến nghị
7.3.1. Đối với Nhà nước
7.3 2. Đối với doanh nghiệp logistics
CHƯƠNG
1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN
1.1. Sự cần
thiết lập đề án
Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt “Kế
hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt
Nam đến năm 2025” ban hành ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ
200/QĐ-TTg) đã nhấn mạnh tầm quan trọng, mục tiêu và định hướng phát triển lĩnh
vực logistics của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với vai trò là trung
tâm lớn của về kinh tế, tài chính, văn hóa,... nên sự phát triển logistics của
TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể ngành logistics Việt
Nam.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết
cần thực hiện “Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm thúc đẩy sự phát triển của
ngành logistics của TP.HCM, và góp phần thúc đẩy ngành logistics của cả khu vực
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cùng phát triển.
1.2. Cơ sở
pháp lý
Căn cứ các văn bản pháp lý liên quan,
gồm 05 nghị định, 02 nghị quyết, 01 chỉ thị và 24 quyết định; trong đó có một số
quyết định quan trọng của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định số 1012/QĐ-TTg
ngày 03/7/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm
logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định
200/QĐ-TTg ; Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 về phê duyệt Đề án Kế hoạch
cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
1.3. Cơ sở lý
luận và thực tiễn về logistics và dịch vụ logistics
Qua tham khảo tài liệu một số nước,
tuy còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng "trung tâm logistics" ở
các nước đều có những điểm
tương đồng: Trung tâm logistics là nơi kết nối các phương thức giao thông, là
khu vực diễn ra các hoạt động liên quan đến đóng gói, trung chuyển, vận tải,
phân phối hàng hóa. Ngoài ra, trung tâm logistics là khu vực tạo ra cơ hội để
kích thích dịch vụ logistics tích hợp (3 PL, 4 PL...), góp phần giảm số lượng các depot
(bãi chứa container rỗng của các hãng
tàu) ở nội thành, cung cấp các dịch vụ kết nối giữa khu vực sản xuất và thị trường.
1.4. Mục
tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
Đề án có mục tiêu đánh giá thực trạng
ngành logistics của TP.HCM; nghiên cứu kinh nghiệm, đề xuất chiến lược phát triển
logistics trở thành ngành
dịch vụ mũi nhọn của Thành phố, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP;
nâng cao vai trò đầu mối giao
lưu hàng hóa trong nước
và kết nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế; góp phần kéo giảm tỷ lệ
chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10 - 15%.
Đối tượng nghiên cứu là 17 dịch vụ
logistics được quy định trong Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của
Chính phủ về kinh doanh dịch vụ logistics; trong đó tập trung vào các dịch vụ
cơ bản, có tỷ trọng lớn gồm: dịch vụ vận tải, kho bãi và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho các dịch vụ này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, Đề án
tập trung nghiên cứu hoạt động logistics trên địa bàn TP.HCM, có kết hợp nghiên
cứu mối quan hệ liên kết vùng giữa TP.HCM với các tỉnh/thành khu vực phía Nam,
đặc biệt là chiến lược phát triển logistics, hạ tầng giao thông các tỉnh giáp
ranh để tạo thành chuỗi hoạt động logistics liên hoàn.
1.5. Nội dung
nghiên cứu chủ yếu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của Đề án
bao gồm: Thực hiện khảo sát, điều tra thực trạng logistics; thực hiện các
chuyên đề, đề tài nghiên cứu (nhóm chuyên đề về thực trạng, mục tiêu phát triển
ngành, nhu cầu sử dụng mặt đất - mặt nước, nhu cầu sử dụng vốn...).
1.6. Dự kiến tiến độ
và các sản phẩm của đề án
Tiến độ của đề án đã được phân chia cụ
thể theo từng tiến độ nội dung nghiên cứu của đề án cụ thể dự kiến tiến độ của
đề án chia làm hai nội dung chính: thực hiện khảo sát, điều tra thực trạng
logistics (từ 15/06 - 12/08/2019) và thực hiện các chuyên đề, đề tài nghiên cứu
(từ 12/08 -
15/12/2019).
Sản phẩm của Đề án gồm:
- Báo cáo tổng hợp Đề án;
- Báo cáo tóm tắt Đề án;
- Đề xuất, kiến nghị cơ chế, chính
sách phát triển ngành logistics TP.HCM;
- Phụ lục báo cáo nghiên cứu của các
chuyên đề thành phần;
- Phụ lục báo cáo kết quả khảo sát;
- Phụ lục các biểu số liệu.
CHƯƠNG
2: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Vị trí địa
lý và điều kiện tự nhiên của TP.HCM
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của
TP.HCM thể hiện ở những đặc trưng sau:
Thứ nhất, vị trí địa lý: TP.HCM nằm ở trung tâm
khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ giao lưu quốc tế nên có lợi thế về giao lưu kinh tế
- văn hóa. Ngoài ra, TP.HCM nằm ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí
trung tâm giữa 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Tây Nguyên.
Thứ hai, địa hình: TP.HCM nằm
trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều
khu vực thấp, trũng có nguy cơ ngập úng lớn, nền đất khu vực phía Tây và phía
Nam yếu, nhiều sông rạch
nên đầu tư xây dựng tốn kém. Tuy
nhiên, địa hình khu vực TP.HCM khá bằng phẳng, thuận lợi phát triển các đô thị mở
rộng.
Thứ ba về khí hậu, TP.HCM nằm
trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Mạng lưới sông rạch trên
địa bàn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. TP.HCM cũng đang chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu như tình trạng nước biển dâng, triều cường và ngập lụt.
2.2. Hiện trạng
phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM giai đoạn 2016-2019
Thứ nhất về tình hình phát triển kinh
tế:
Giai đoạn 2016-2019, GRDP Thành phố tăng bình quân 8,3%/năm1; tỷ trọng
đóng góp cho GDP cả nước ngày càng tăng: từ 21,9% năm 2015 tăng lên 22,3% năm
2019. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2019 của TP.HCM
luôn cao hơn so cả nước.
Về cơ cấu, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu GRDP của Thành phố và cả nước; trong đó, có một số ngành
của Thành phố chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước như: vận tải kho bãi năm 2019
chiếm 80,4% cả nước; công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 26,6% cả nước;
thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ chiếm 29,4% cả nước. Cơ cấu kinh tế
Thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng, tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia
tăng lớn, nhất là 09 ngành dịch vụ trọng yếu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
GRDP. Các ngành dịch vụ thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; tài chính - ngân
hàng... ngày càng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của Thành
phố và cả nước.
Thứ hai về xuất nhập khẩu giai đoạn
2016-2019:
Theo số liệu Tổng cục Hải quan phân bổ cho TP.HCM, giai đoạn 2016-2019 tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu đạt bình quân 9,7%/năm, trong khi cả nước đạt 13%/năm. Kết
quả này cho thấy vị thế trong xuất khẩu của TP.HCM đang giảm dần, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của TP.HCM thấp hơn cả nước kéo theo sự sụt giảm về tỷ trọng:
từ 18,1% năm 2015 xuống còn 16,1% năm 2019. Xét tổng thể cán cân thương mại,
tình trạng thâm hụt thương mại (nhập siêu) tại TP.HCM có xu hướng gia tăng vì
nhu cầu nhập khẩu của các địa phương khác qua cửa ngõ TP.HCM liên tục tăng cao:
năm 2014 TP.HCM còn xuất siêu nhưng từ năm 2015 đến nay Thành phố liên tục nhập
siêu; mức độ nhập siêu của Thành phố tăng dần từ năm 2015 (-4,3 tỷ USD) đến năm
2019 là -8,9 tỷ USD.
Thứ ba, hoạt động thương mại nội địa
TP.HCM
giai
đoạn 2016
- 2019: Năm 2019, tổng
mức bán lẻ hàng hóa đạt 662.814 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2018; chiếm 58,1% tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn; và chiếm 17,7% tổng mức bán lẻ hàng hóa
cả nước. Bên cạnh đó, Thành phố
có 03 chợ đầu mối nông sản tại các khu vực cửa ngõ gồm: chợ đầu mối Thủ Đức,
Hóc Môn và Bình Điền; cung cấp lượng hàng hóa gần 9.000 tấn/ngày đêm, trong đó
chợ đầu mối Thủ Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất (41%, tương ứng 3.656 tấn/ngày
đêm). Ba chợ đầu mối giữ vai trò kết nối trực tiếp các vùng sản xuất nông nghiệp
lớn của khu vực miền Trung và phía Nam, gắn với hệ thống bán lẻ trên địa bàn và
trở thành trung tâm trung chuyển, điều phối hàng hóa cho Thành phố và cả nước.
2.3. Định hướng
phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Thứ nhất, chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh
tế xã hội:
dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 8,5%/năm2.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp; trong đó GRDP khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 60% GRDP.
Thứ hai, định hướng phát
triển xuất khẩu: Kết hợp dự báo từ
mô hình Oracle Crystal Ball; triển vọng thực thi các Hiệp định Thương mại tự do
(FTA); xu hướng gia tăng xuất nhập khẩu hàng hóa với châu Âu, châu Mỹ qua cụm cảng
nước sâu Cái Mép - Thị Vải; Nhóm nghiên cứu dự ước kim ngạch xuất khẩu qua các
cảng trên địa bàn TP.HCM (không tính dầu thô) như sau:
- Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân đạt 4,8%/năm.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân đạt 3,3%/năm.
Ghi chú: Xét mối tương quan giữa
xuất nhập khẩu và logistics, Nhóm nghiên cứu lựa chọn sử dụng dữ liệu kim ngạch
xuất khẩu - nhập khẩu của tất cả doanh nghiệp (TP.HCM và các tỉnh) thông quan
hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn TP.HCM. Số liệu này tương ứng với hạ tầng,
dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố được sử dụng. Vì vậy, tổng kim ngạch
xuất khẩu - nhập khẩu dự ước tại mục này nhỏ hơn dự ước tổng kim ngạch xuất khẩu
- nhập khẩu trong Đề án Phát triển Xuất khẩu TP.HCM giai đoạn 2017-2020, định
hướng đến năm 2030 vì đó là kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu của doanh
nghiệp có trụ sở TP.HCM qua tất cả cửa khẩu cả nước, sử dụng hạ tầng, dịch vụ logistics
của cả nước.
Thứ ba, định hướng phát triển thương mại
nội địa:
Theo Quy hoạch Phát triển ngành thương mại TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND
ngày 07/12/2017, dự báo tăng trưởng thương mại nội địa như sau:
- Giai đoạn 2021-2025:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 10,9%/năm;
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng
mức bán lẻ hàng hóa đạt 11,6%/năm.
- Giai đoạn 2026-2030:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6,82%/năm;
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ
hàng hóa đạt 6,77%/năm.
CHƯƠNG
3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG LÂN CẬN
3.1. Tổng
quan về ngành logistics Việt Nam
Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: "Hiện đại hóa và mở rộng
các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán, logistics
và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác". Trên tinh thần
đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về logistics để sớm đưa
lĩnh vực logistics trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, đóng góp tích cực vào
cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ở góc độ pháp lý, "Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao." (Điều 233 Luật
Thương mại). Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về kinh
doanh dịch vụ logistics đã quy định chi tiết 17 loại dịch vụ3
logistics; và phổ biến trong thực tế gồm: dịch vụ vận tải, kho bãi, thủ tục hải
quan, kiểm định chuyên ngành.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Chỉ số Năng lực Logistics (Logistics Performance Index - LPI) Việt
Nam năm 2018 đạt vị trí 39/160 quốc gia và vùng lãnh thổ; tăng 25 bậc so với
năm 2016, vươn lên vị trí thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore (hạng 7) và Thái Lan
(hạng 32). Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018 cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Bảng
xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm
Năm
|
Thứ hạng LPI
|
Điểm LPI
|
Hải quan
|
Hạ tầng
|
Vận tải quốc tế
|
Năng lực logistics
|
Theo dõi và
truy xuất
|
Thời gian
|
2018
|
39
|
3,27
|
2,95
|
3,01
|
3,16
|
3,40
|
3,45
|
3,67
|
2016
|
64
|
2,98
|
2,75
|
2,70
|
3,12
|
2,88
|
2,84
|
3,50
|
2014
|
48
|
3,15
|
2,81
|
3,11
|
3,22
|
3,09
|
3,19
|
3,49
|
2012
|
53
|
3,00
|
2,65
|
2,68
|
3,14
|
2,68
|
3,16
|
3,64
|
2010
|
53
|
2,96
|
2,68
|
2,56
|
3,04
|
2,89
|
3,10
|
3,44
|
2007
|
53
|
2,89
|
2,89
|
2,50
|
3,00
|
2,80
|
2,90
|
3,22
|
Nguồn: Ngân
hàng Thế giới,
Connecting to Compete, 2007-2018
Trong những năm qua, các chỉ số liên
quan đến Hải quan, Hạ tầng, Vận tải Quốc tế, Năng lực logistics, Theo dõi và
truy xuất hàng hóa cũng như Thời gian thực hiện dịch vụ logistics Việt Nam đều
được cải thiện tích cực, đặc biệt là Năng lực logistics và Khả năng truy xuất
là 02 chỉ tiêu tăng điểm đáng kể.
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội
Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tỷ lệ chi phí logistics so với
GDP quốc gia năm 2017 là 18% GDP. Tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể so
với thông tin (20,9% GDP) do Công ty Tư vấn ALG công bố4 vào tháng
3/2014 trong báo cáo “Dịch vụ tư vấn:
Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải về Phát triển vận tải đa phương thức” do Ngân hàng
Thế giới (WB) Việt Nam tài trợ.
3.2. Hiện trạng
ngành dịch vụ logistics của TP.HCM
Qua phân tích, đối chiếu 17 dịch vụ
chi tiết thuộc nhóm "dịch vụ logistics"5 với dữ liệu
hiện có của Cục Thống kê TP.HCM về cơ cấu GRDP Thành phố chi tiết đến phân ngành
kinh tế cấp 2; kết quả tổng hợp cho thấy:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ
logistics của doanh nghiệp TP.HCM năm 2018 đạt 12%, năm 2019 đạt 14,7%;
- Tỷ trọng đóng góp của logistics vào
GRDP TP.HCM năm 2018 ước đạt 8,3%, năm 2019 ước đạt xấp xỉ 8,7%.
3.2.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng
logistics của TP.HCM
3.2.1.1. Cơ sở hạ tầng ga cảng, kho
bãi
a) Hiện trạng khai thác của các ICD
trên địa bàn TP.HCM
Trên địa bàn TP.HCM có 05 cảng cạn
(ICD: cảng thông quan nội địa) đang hoạt động tại khu vực phường Trường Thọ, quận
Thủ Đức, bao gồm: ICD Tracomexco - Phước Long 3, ICD Transimex, ICD Sotrans,
ICD Tây Nam - Tanamexco, ICD Phúc Long, với tổng diện tích 50,2 ha (nếu tính cả
Phước Long 1 và Kho bãi Thành phố thì tổng diện tích là 63 ha), với 1.112m cầu
cảng, có khả năng tiếp nhận tàu 5.000 tấn.
Cụm ICD Trường Thọ nằm ở cửa ngõ phía
Đông Thành phố, kết nối bằng đường bộ với Xa lộ Hà Nội qua Đường số 1, số 2 của
phường Trường Thọ; và kết nối bằng đường thủy qua sông Sài Gòn. Cụm ICD Trường
Thọ là mắt xích đặc biệt quan trọng trong hệ thống hạ tầng trung chuyển hàng
hóa tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò hậu phương cho các cảng
biển tại TP.HCM và Vũng Tàu.
Với mức tăng trưởng sản lượng 36,7%/
năm, kéo theo lượng ô tô lưu thông ra vào tăng cao (cao điểm trên 3.000 lượt/ngày)
dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên trên các tuyến đường kết
nối vào cảng (đường số 1, đường số
2) và cả trên xa lộ Hà Nội, ảnh hưởng tới môi trường và an sinh xã hội nên
Thành phố đã có chủ trương di dời cụm ICD Trường Thọ. Theo Quyết định số
1201/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2018 của Bộ Giao thông Vận tải “Phê duyệt Quy hoạch
chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030” (QĐ 1201/QĐ-BGTVT) sẽ có 07 ICD trên địa bàn TP.HCM (gồm 05 ICD ở khu
vực kinh tế Đông Bắc TP.HCM, và 02 ICD ở khu vực kinh tế Tây Nam TP.HCM) với 2
mục tiêu: (1) thay thế cho cụm ICD Trường Thọ sau khi di dời, (2) đáp ứng nhu cầu
luân chuyển hàng hóa đi qua khu vực TP.HCM ngày càng tăng.
b) Hệ thống cảng biển, cảng sông
Hình 3.1: Hệ
thống cảng biển số 5
Nguồn:
Portcoast (2017)
Mặc dù sản lượng các bến trên sông Đồng
Nai và Soài Rạp tăng nhưng tập trung chủ yếu ở cụm cảng Tân Cảng Cát Lái trên
sông Đồng Nai làm cho cảng bị quá tải, hệ thống giao thông qua cảng liên tục tắc
nghẽn giờ cao điểm; còn cụm Tân Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp và các bến
còn lại đều nhỏ lẻ, sản lượng không đáng kể. Đối với các bến trên sông Sài Gòn
hiện nay chỉ còn một số hoạt động như Bến Nghé, VICT; các bến khác đã và đang
di dời nên sản lượng không đáng kể.
Nhìn chung, cụm cảng khu vực TP.HCM gồm
nhiều bến nhỏ lẻ, thiếu tập trung, liên kết, luồng vào và độ sâu bến thường hẹp
và nông nên hạn chế tàu có trọng tải lớn vào hoạt động. Bên cạnh đó, các bến
khu vực TP.HCM chỉ được đầu tư xây dựng thô sơ luồng hàng chỉ mới tập trung phục vụ
cho các doanh nghiệp xung quanh, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại và thiếu
sự kết nối nên thường ùn tắc.
c) Hệ thống cảng hàng không, ga hàng
hóa
Với vị trí nằm ở trung tâm TP.HCM, Cảng
Hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất thường bị ùn tắc và TP.HCM đã cấm xe tải
lưu thông ở nhiều tuyến đường vào giờ cao điểm, trong đó có đường
vào CHKQT Tân Sơn Nhất. Cụ thể,
hiện nay xe vận tải nhẹ dưới 2,5 tấn bị cấm lưu thông hàng ngày từ 6 giờ đến 9
giờ sáng và từ 16 giờ đến 21 giờ chiều; ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn
không được phép lưu thông vào khu vực hạn chế xe tải lưu thông từ 6 giờ đến 22
giờ, trừ một số tuyến đường hành
lang được phép lưu thông. Những vấn đề này gây không ít khó khăn cho cả doanh
nghiệp dịch vụ hàng hóa hàng không lẫn người gửi hàng.
Một trong những điểm hạn chế của các
ga hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất là giao thông ra vào hạn chế, đặc biệt là
cho phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn vào giờ cao điểm. Các ga này cũng chưa
được phát triển theo mô hình dịch vụ nhà ga hàng hóa hàng không kéo dài - giống
như mô hình nhà ga hàng hóa ALS tại CHKQT Nội Bài để hàng hóa được soi chiếu,
chấp nhận, chất xếp, hoàn thành thủ tục hải quan và an ninh 01 lần trước khi
chuyển lên Cảng hàng không (CHK) và ngược lại. Từ đó rút ngắn thời gian cho
hàng hóa hàng không và tăng công suất của cảng hàng không.
d) Hệ thống kho, bãi, trung tâm phân phối, trung tâm
logistics
Hình 3.2:
Tình hình phân bố các kho hàng
ở khu vực TP.HCM
Nguồn: VLI
(2019)
Tổng số lượng kho hàng trên địa bàn
TP.HCM rải rác khắp 24 quận huyện từ quận 1 đến huyện Cần Giờ tính đến thời điểm
năm 2019 là 1.505 kho. Ngoài số lượng kho riêng của chính doanh nghiệp sản
xuất hiện nay là 520 kho, các kho hàng này chủ yếu phát triển theo tính tự
phát, quy mô lớn nhỏ khác nhau tùy vào nhu cầu của các chủ hàng, khai thác chưa
hiệu quả, tổ chức vận hành kho cũng không chuyên nghiệp. Trong đề án này chủ yếu
tập hệ thống kho chuyên nghiệp, quy mô lớn của các công ty logistics, cảng biển
và ICD.
Các kho hàng này tập trung chủ yếu là ở
cảng biển, chức năng chính là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu gồm kho ngoại
quan, kho hàng lẻ CFS và kho lạnh, hệ thống kho hàng ở các khu vực cảng biển tập
trung chủ yếu ở quận 2, quận
7, quận 9, huyện Nhà Bè, các hệ thống kho hàng không có quy hoạch cụ thể nào,
phát triển tự phát, nằm rải rác nhưng có xu hướng tập trung thành cụm ở một số
khu vực nhất định nơi vị trí gần trung tâm thành phố và được hỗ trợ bởi hệ thống cơ
sở hạ tầng hiện hữu.
Riêng các kho lạnh ở khu vực TP.HCM chủ
yếu là kho dịch vụ cho thuê với chức năng hỗ trợ khách hàng phân phối (sỉ lẻ)
hàng tiêu dùng ra thị trường nội địa. Hiện nay 80% nhu cầu
kho lạnh đến từ ngành thực phẩm, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của kênh bán lẻ
hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã thúc đẩy hình thành những kho lạnh
lớn, một số kho lạnh điển hình như: kho lạnh của Công ty ABA cooltrans với sức chứa
trên 30.000 pallet (công cụ mang hàng trong giao nhận vận tải) hay kho lạnh
Satra Bình Điền với sức chứa trên 22.000 pallet, kho lạnh Preferred Freezer với
sức chứa trên 24.000 pallet chủ yếu chứa thủy hải sản và nông sản.
Nhìn tổng thể, các kho hàng, trung tâm
phân phối tại khu vực TP.HCM đang có xu hướng thu hẹp lại và chuyển ra các vùng
lân cận như Đồng Nai, Bình Dương vì còn quỹ đất lớn, giá thuê đất rẻ hơn TP.HCM
và ít bị tắc nghẽn giao thông.
3.2.1.2. Hệ thống
giao thông vận tải
a) Thực trạng kết nối vùng với các tỉnh
thành lân cận, toàn quốc và quốc tế
Thực trạng kết nối vùng với các tỉnh
thành lân cận, toàn quốc và quốc tế toàn quốc và quốc tế (TP.HCM với các tỉnh
thành trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM với vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, TP.HCM với Campuchia).
b) Đường bộ
Theo Quy hoạch các tuyến kết nối
TP.HCM với Đông Nam Bộ bao gồm 05 trục (Quốc lộ và cao tốc song hành), tuy
nhiên hiện nay ngoài trục kết nối với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ 1 và cao tốc Bắc
- Nam) được đầu tư cơ bản theo quy hoạch, các trục còn lại hiện chỉ khai thác
trên cơ sở hệ thống đường Quốc lộ, các dự án đường cao tốc song hành đều chậm
triển khai (dự kiến triển khai sau 2020). Các đường vành đai của TP.HCM chưa
hoàn thiện khép kín, đặc biệt là tuyến đường Vành đai 3 với vai trò giảm tải
lưu lượng di chuyển xuyên qua khu vực trung tâm và hỗ trợ kết nối giữa Vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, gây ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ và trục kết nối.
Hạ tầng vận tải đường bộ mặc dù cũng
đã được đầu tư nhưng còn chậm và chưa theo kịp tốc độ phát triển lưu lượng vận
tải. Tình trạng tắc nghẽn phương tiện và hàng hóa trên các tuyến đường bộ đến cảng
Cát Lái, khu vực cụm ICD Trường Thọ (Thủ Đức) vẫn diễn ra nghiêm trọng mặc dù
nhiều giải pháp đang được triển khai; vận tải đường bộ đến cảng Cái Mép - Thị Vải
vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực tuyến kết nối. Tuyến đường liên cảng Cái Mép
- Thị Vải đến nay chỉ mới hoàn thành 90% giai đoạn 1, dự án cầu Phước An Thành
còn đang trong giai đoạn triển khai nên chưa thể kết nối thuận lợi với nguồn hàng
hóa ở Đồng Nai.
c) Đường sắt
Hiện nay chỉ có tuyến đường sắt Bắc -
Nam đang khai thác nhưng năng lực còn hạn chế. Kết nối của đường sắt với
các phương thức vận tải khác còn kém, chưa khai thác hết lợi thế. Tuyến đường sắt
Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải với vùng sản xuất
hàng hóa đến nay cũng chưa có nguồn vốn để triển khai. Trang thiết bị kỹ thuật
ngành đường sắt nhìn chung chưa hiện đại, đồng bộ nên việc vận chuyển hàng hóa
chưa diễn ra thuận lợi.
d) Đường hàng không
TP.HCM kết nối với các tỉnh Tây Nam Bộ
chủ yếu thông qua cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Phú Quốc. Hoạt động của 02 cảng
hàng không (CHK) Cà Mau và Rạch Giá rất hạn chế với tần suất chỉ 01 chuyến/ngày.
Riêng CHKQT Cần Thơ vẫn chưa khai thác hết công suất.
TP.HCM kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ:
theo quy hoạch, trong vùng có 03 CHK: CHKQT Long Thành, CHKQT Tân Sơn Nhất và CHK
Côn Đảo. Hiện nay CHKQT Tân Sơn Nhất đang quá tải, hệ thống giao thông kết nối
kém, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Cần đảm bảo tiến độ đầu tư CHKQT Long Thành
theo quy hoạch để giảm tải cho CHKQT Tân Sơn Nhất.
Mặt khác, do năng lực vận tải của các
hãng hàng không Việt Nam còn hạn chế, nên các tuyến bay quốc tế kết nối TP.HCM
đến các khu vực Châu Á là nhiều nhất; các chuyến bay đến các Châu Âu, Châu Mỹ
còn rất hạn chế, chủ yếu là trung chuyển qua một cảng hàng không của một quốc
gia khác để bay tiếp.
Theo Việt Nam Airline, tần suất chuyến bay đến Singapore là cao nhất với hơn
112 chuyến/ tuần, kế đến là chuyến bay đến Bangkok với 63 chuyến/ tuần, tiếp
theo là Malaysia, Tokyo, Đài Bắc lần lượt là 56, 42, 37 chuyến bay/ tuần,
các tuyến đi Mỹ, Đức chỉ khoảng 07 chuyến/ tuần.
e) Đường thủy nội địa
TP.HCM kết
nối đến các tỉnh Tây Nam Bộ (5 tuyến chính)
|
Kết nối giữa
TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ (5 tuyến chính)
|
Tuyến Sài Gòn - Hà Tiên; Tuyến Sài
Gòn - Kiên Lương; Tuyến Sài Gòn - Cà Mau; Tuyến duyên hải Sài Gòn - Cà Mau;
Tuyến vận tải ven biển từ TP.HCM đến Kiên Giang
|
Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn;
Tuyến Sài Gòn - Bến Súc; Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông); Tuyến
Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ
Tây); Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).
|
Nhìn chung, chỉ mới khai thác được một
phần tiềm năng to lớn của đường thủy nội địa, vẫn còn rất nhiều trở ngại như
trên các tuyến thủy nội địa có nhiều cầu đường bộ, đường sắt hiện hữu có tĩnh
không thấp và khẩu độ hẹp, làm hạn chế khả năng lưu thông, thậm chí dẫn đến rất
nhiều tai nạn giao thông đâm va tàu vào trụ cầu trong thời gian qua, cũng như
chưa có kết nối tốt giữa vận chuyển bằng đường thủy nội địa với đường biển.
f) Đường biển
TP.HCM kết nối với các tỉnh
Tây Nam Bộ: Theo quy hoạch trong Vùng có 06 luồng hàng hải: luồng cửa Tiểu sông
Tiền; luồng Định An - Cần Thơ; Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu;
Luồng Bồ Đề - Năm Căn - Cà Mau; Luồng Bình Trị - Kiên Giang; Luồng An Thới -
Phú Quốc và có 12 cảng biển.
TP.HCM kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ:
Theo quy hoạch trong Vùng có 04 luồng hàng hải: luồng Vũng Tàu - Sài Gòn,
luồng Soài Rạp, luồng Thị Vải - Vũng Tàu; luồng sông Dinh và 04 cảng biển.
Trên hành lang Cần Thơ - TP.HCM - Vũng
Tàu: Trọng tâm kết nối trên hành lang này là các cảng biển thuộc Nhóm 5.
3.2.1.3. Thực trạng
hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động logistics
Theo khảo sát của VLI với các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (LSP - Logistics Services Provider) về tỷ lệ ứng
dụng các công nghệ hiện hành cho các hoạt động logistics. Trong đó thể hiện
công nghệ ứng dụng rộng rãi nhất là EDI (Electronic Data
Interchange) với tỷ lệ 72,4%. Công nghệ định danh tự động phổ biến với hai công
nghệ là Barcode và RFID chiếm tỷ lệ tổng là 51,4%. Tỷ lệ ứng dụng công nghệ
Barcode (41,4%) vẫn chiếm ưu thế so với RFID (10%). Tỷ lệ các doanh nghiệp có
dùng phần mềm quản
lý như ERP, TMS, WMS trong hoạt động hơn 40%.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của
công nghệ, vẫn còn làm việc thủ công. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn rời
rạc, chưa có sự thống nhất về các mẫu chứng từ làm việc, bên cạnh đó chi phí đầu
tư cũng là nguyên nhân việc ứng dụng
công nghệ chưa cao, vừa phải đầu tư hệ thống phần cứng, phần mềm, vừa phải đầu
tư vào con người nên các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng sử dụng công nghệ
thông tin.
3.2.2. Hiện trạng nhà cung cấp dịch vụ
logistics
3.2.2.1. Tổng quan về
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại TP.HCM
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ
logistics Việt Nam (VLA), số liệu báo chí đưa tin "80% thị phần
logistics nằm trong tay của các doanh nghiệp nước ngoài" chưa toàn diện,
cần đánh giá lại
vì họ chủ yếu làm vận tải
đường biển. Hiện nay
90% thị phần khai thác cảng biển thuộc về
doanh nghiệp Việt Nam. Về vận tải đường bộ và khai báo hải quan thì gần như 100% thuộc
về các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Về cung cấp kho, dịch vụ kho thì hiện
nay thị phần vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam; rất
ít doanh nghiệp nước ngoài sở hữu kho trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu thuê lại
kho từ doanh nghiệp Việt Nam.
Từ kết quả phỏng vấn sâu tại 31 doanh
nghiệp và phiếu khảo sát 35 doanh nghiệp chuyên doanh logistics gửi về, cho thấy:
hoạt động chính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tập trung vào vận tải
quốc tế, khai báo hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa, vận tải
nội địa và kho hàng (trên 60%). Trong khi các dịch vụ khác như thu mua nguyên vật
liệu, môi giới bảo hiểm, dịch vụ thu hồi hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa ít
được cung cấp hơn.
3.2.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức của ngành logistics
Điểm mạnh
|
Điểm yếu
|
1. Cả nước có khoảng 4.000 doanh
nghiệp chuyên nghiệp (cao hơn Thái Lan, Singapore), trong đó các doanh
nghiệp logistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đều đã
có mặt tại Việt Nam.
2. Quy mô thị trường dịch vụ
logistics Việt Nam tuy nhỏ (khoảng 2% - 4% GDP), nhưng tốc độ tăng trưởng rất
cao (dự báo 20% - 25%/năm).
3. Các doanh nghiệp logistics đều
quan tâm phục vụ, hỗ trợ khách
hàng 24/7, tư vấn chi tiết cho khách hàng để đảm bảo quá trình xuất - nhập
hàng hóa đúng thời gian, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
4. Nguồn nhân lực logistics Việt Nam
dồi dào, hầu hết là thế hệ trẻ, năng động nên có khả năng tiếp cận công nghệ
mới nhanh chóng.
|
1. Thông tin của doanh nghiệp
logistics chưa minh bạch rõ ràng, quy trình chưa được chuẩn hóa: minh bạch
chính sách, giá chưa công khai để khách hàng dễ dàng tiếp cận.
2. Phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ cơ
bản, dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ, ít giá trị gia tăng hay gia công cho các
công ty nước ngoài. Tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt
Nam còn yếu (80% doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ vài tỷ đồng)
3. Các doanh nghiệp logistics kinh
doanh khá phân mảnh và manh mún, mỗi doanh nghiệp phát triển một kiểu, tự đầu
tư cơ sở hạ tầng, thông tin trao đổi trong ngành chưa tốt...Văn hóa cạnh
tranh về giá, ít hợp tác với nhau cùng có lợi.
4. Doanh nghiệp logistics thiếu tiếng
nói với hãng tàu, năng lực giải quyết vấn bị hạn chế, bị hãng tàu kiểm soát về
giá.
5. Doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa
khi cung cấp dịch vụ chủ yếu cạnh tranh về giá, chưa có các
chương trình, dịch vụ tạo sự khác biệt. Về dài hạn, cạnh tranh về
giá sẽ không còn là quyết định, mà phải là chất lượng và sự đa dạng của dịch
vụ cung ứng.
6. Mức độ đầu tư công nghệ thông tin
hiện đại còn kém.
|
Cơ hội
|
Thách thức
|
1. Nền kinh tế VN được dự báo vẫn sẽ
tăng trưởng vượt trội trong khu vực Đông Nam Á trong khoảng 10 năm tới.
2. Với vị trí nằm sát bờ biển, hình
dáng địa lý trải dài hàng nghìn km từ Bắc đến Nam, ngành logistics Việt Nam
được dự báo có tiềm năng phát triển mạnh: khối lượng hàng hóa qua cảng biển
năm 2020 dự báo tăng lên mức 45 - 55 triệu teu, năm 2030 dự báo đạt 80 - 105
triệu teu.
3. Chính phủ thông qua các quy hoạch
chiến lược như Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030; và hàng loạt các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị mới về
logistics đang nỗ lực minh bạch hóa đầy đủ thông tin, giúp doanh nghiệp
logistics hoạch định chiến lược kinh doanh, xác định trọng tâm dịch vụ
logistics cung cấp cho khách
hàng phù hợp hơn.
4. Doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo
đang từng bước liên kết với nhau để xây dựng các chương trình đào tạo mới, bám sát nhu cầu
thực tiễn, tạo điều kiện giúp sinh viên được tiếp cận với công việc thực tế tại
doanh nghiệp.
5. Ngành TMĐT phát triển với tốc độ
rất cao, năm 2018 tốc độ tăng trưởng ước đạt 30% so với năm 2017.
6. Theo VLA, nhận thức về thuê ngoài
dịch vụ logistics của các doanh nghiệp chủ hàng ngày càng cao, việc chuyên
môn hóa các hoạt động
cũng được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nên tỷ lệ thuê ngoài trong ngành
(đang ở mức 60 - 70%) dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.
|
1. Các mức phí thu ở mỗi
cảng, mỗi depot
chưa thống nhất và vẫn còn cao. Các lệ phí, phí như cầu đường,
phí BOT còn cao và có nhiều chi phí phát sinh khác trên đường mà
doanh nghiệp không thể liệt kê.
2. Các loại phí và phụ phí (local
charge) như phụ phí CIC (phí luân chuyển vỏ container do mất cân đối vỏ
container hai đầu bến), phụ phí THC (phí dịch vụ container),... của các hãng
tàu còn cao, bất hợp lý, thậm chí cao hơn cước đi quốc tế.
3. Cảng Cát Lái quá tải
do lưu lượng xe quá lớn, gây kẹt xe, dẫn đến giao hàng trễ và tăng chi phí vận
chuyển hàng hóa.
4. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào logistics phục vụ cho hàng thương mại điện tử (TMĐT). Nếu
doanh nghiệp Việt Nam không liên kết, tận dụng được thế mạnh của nhau để tạo
thành 01 hệ thống các dịch vụ khép kín để cạnh tranh thì có thể để
mất thị phần vào doanh nghiệp nước ngoài.
5. Hệ thống kho lạnh chưa phát triển,
ít người đầu tư kho lạnh trong khi nhu cầu kho lạnh khá cao, do đó khó thuê được
kho lạnh và cước lưu kho cao.
6. Thông tin chi tiết về hệ thống
giao thông cầu đường chưa đầy đủ. VD: doanh nghiệp cần biết hệ thống dây điện
cắt ngang đường cao bao nhiêu? Xe có đi qua được không? Giới hạn chiều cao cầu
đường bộ, đường thủy nội thành là bao nhiêu,.... Và cũng chưa có ứng dụng
chính thức cập nhật
trực tiếp tình trạng giao thông trên các tuyến đường để doanh nghiệp chọn đường
đi tối ưu nhất.
7. Vấn đề cấm tải vào các trục đường
nội đô, yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng các xe tải nhỏ vào trong Thành phố,
sau đó lại phải tìm điểm tập kết trên đường quốc lộ để gom hàng chuyển sang
xe tải lớn hơn.
|
3.2.2.3. Thực trạng thuê ngoài dịch vụ
logistics
Hình 3.3: Tỷ
lệ thuê ngoài dịch vụ logistics
Nguồn: Tổng hợp
từ Nhóm nghiên cứu đề án
Kết quả khảo sát, phỏng vấn cho thấy:
phần lớn doanh nghiệp chủ hàng lựa chọn dịch vụ thuê ngoài, gồm các dịch vụ: vận
tải nội địa, kho hàng và khai thuê hải quan. Bên cạnh đó, một số ít doanh nghiệp
vừa tự làm logistics vừa thuê ngoài hoặc cũng có doanh nghiệp tự làm logistics
vận tải nội địa hoàn toàn.
a) Dịch vụ vận tải nội địa: Nguyên nhân
chủ yếu của việc thuê ngoài vận tải nội địa là doanh nghiệp chủ hàng muốn tập
trung phát triển sản phẩm, không muốn đầu tư về phương tiện vận chuyển; chi phí đầu
tư lớn; không kiểm soát được vấn đề chi phí liên quan đến vận chuyển khi doanh
nghiệp tự làm;...
b) Dịch vụ kho hàng: Nguyên nhân
doanh nghiệp tự làm dịch vụ kho hàng có thể kể đến như: tính sẵn có của cơ sở hạ tầng ngay
trong khuôn viên nhà máy; thuận tiện cho việc lưu trữ; một số
doanh nghiệp tiềm lực kinh tế nên chủ động đầu tư xây dựng, trang bị riêng cho
phù hợp đặc điểm hàng hóa.
Một số ít doanh nghiệp thuê ngoài dịch
vụ kho hàng vì: kho riêng
không đủ sức chứa, đặc biệt vào mùa cao điểm; hoặc kho thuê có đủ trang thiết bị
bảo quản (ví dụ kho lạnh), nhân viên vận hành thiết bị có trình độ; chi phí
thuê kho rẻ.
c) Dịch vụ khai thuê hải quan: chủ yếu thuê
ngoài vì các lý do: chi phí lên tờ khai thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng
chi phí logistics của doanh nghiệp; các doanh nghiệp logistics hiện nay thực hiện
dịch vụ khai thuê hải quan rất nhanh chóng, hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng;
các doanh nghiệp tự làm khai báo hải quan hiện nay cũng rất thuận lợi vì
thủ tục nhanh chóng, thông thoáng và minh bạch.
3.2.2.4. Tình hình chi phí logistics
Hình 3.4: Chi
phí logistics của Việt Nam năm 2017
Nguồn: VLA
(2017)
Theo đánh giá của World Bank, tỷ lệ
chi phí logistics so với GDP vào khoảng: 20,9% (năm 2014). Còn theo số liệu của
VLA, chi phí logistics của Việt Nam vào khoảng 18% (năm 2017) so với GDP. Trong
đó các thành phần chi phí chính bao gồm: chiếm đến 60% là chi phí vận tải, 21%
là khoản chi phí cho hoạt động xếp dỡ, 12% là phần chi phí kho bãi.
Vận tải đường bộ là loại hình vận tải
chiếm tới 77,11% thị phần vận tải chung. Sự mất cân đối giữa hai chiều
đi - về làm cho vận tải đường bộ được đánh giá là loại hình có mức lãng phí lớn
nhất. Ngoài ra, phụ phí tại cảng biển mà chủ tàu container nước ngoài
đang thu từ chủ hàng Việt Nam cũng là một con số khá cao.
3.2.2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí logistics thông qua kết quả phỏng vấn sâu và khảo sát
Theo bảng tổng hợp kết quả khảo
sát về thực trạng chi phí logistics của một số ngành hàng tại TP.HCM, mặt hàng
có chi phí logistics khá cao là ngành thủy hải sản với chi phí logistics chiếm
từ 25 - 30% của tổng chi phí. Ngoài ra, các ngành hàng khác ghi nhận chi phí
logistics không thực sự cao như các cơ quan báo chí truyền thông từng đưa ra từ
năm 2014 đến nay.
Đánh giá tổng thể, so với năm 2014, hiện
nay chi phí logistics đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn ở mức mà doanh nghiệp
chủ hàng phàn nàn, nguyên nhân chính một phần vì hàng hóa Việt Nam có giá trị không
cao như hàng hóa của các nước phát triển; mặt khác do chi phí vận tải còn bất hợp
lý như: sử dụng đường bộ là chính, cước tàu biển quốc tế thì do các hãng tàu nước
ngoài quyết định nên rất khó thương lượng. Ngoài ra còn do tình trạng kẹt xe,
giá xăng dầu, lệ phí cầu đường cùng với các chi phí không chính thức... Sau đây
là bảng thể hiện chi phí logistics một số ngành hàng tại TP.HCM đã được khảo
sát.
Bảng 3.2:
Tình hình chi phí logistics của một số ngành hàng tại TP.HCM
Ngành hàng
|
Chi phí
logistics
|
Chi phí logistics/
tổng chi phí doanh nghiệp
|
Chi phí vận
tải
|
Chi phí kho
bãi
|
Chi phí logistics
khác
|
1. Nông sản
|
30-50%
|
3-5%
|
10%
|
10%
|
2. Thủy hải sản
|
30-50%
|
10%
|
30%
|
25-30%
|
3. Sữa
|
|
|
|
<5%
|
4. May mặc
|
60%
|
|
|
5. Bình ổn
|
80%
|
5-10%
|
1-2%
|
|
6. Linh kiện điện tử, máy móc thiết
bị
|
70-75%
|
5-15%
|
2%
|
4-5%
|
7. Gỗ
|
60%
|
10-15%
|
<2%
|
2%
|
8. Đa cấp
|
10%
|
30%
|
50-60%
|
|
Nguồn: VLI
(2019)
Kết luận:
- Ngành logistics trên địa bàn TP.HCM
giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước;
giúp vận chuyển toàn bộ hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh/thành qua địa bàn
TP.HCM, phân phối hàng hóa cho trên 10 triệu cư dân Thành phố và kết nối 02 chiều
xuất khẩu - nhập khẩu giữa hàng hóa trong nước với thị trường quốc tế.
- Ở khía cạnh hạ tầng "cứng" - hạ tầng
kỹ thuật (cầu đường giao thông, cảng biển, ICD, kho hàng...) mặc dù có sự phát
triển trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn thiếu các trung tâm logictics để làm
nơi lưu trữ, chuyển tải hàng hóa; hệ thống đường giao thông còn chưa đồng bộ,
thiếu tính kết nối giữa các phương thức vận tải, ví dụ: hệ thống đường vành đai
chưa khép kín, không có tuyến đường sắt kết nối với cảng biển... dẫn ùn tắc giao
thông, làm tăng thời gian vận chuyển và chi phí logistics.
- Ở góc độ cung cấp dịch vụ logistics, nhìn
chung doanh nghiệp logistics TP.HCM có ưu thế về hoạt động nội địa, chủ yếu
cung cấp dịch vụ logistics giản đơn 2 PL, đóng vai trò như vệ tinh
cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3 PL, 4 PL) của nước
ngoài. Khó khăn cơ bản của doanh nghiệp logistics Thành phố là có quy mô nhỏ và
vừa, nên thường gặp khó khăn về vốn đầu tư và đào tạo, giữ chân nguồn nhân lực
chất lượng cao. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn nhiều hạn chế, phần
lớn website doanh nghiệp logistics Thành phố thiếu các tiện ích mà khách hàng cần
dùng như: công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch tàu,
e-Booking,...
Hiện nay, các doanh nghiệp logistics
TP.HCM đang phấn đấu nâng cấp độ cung cấp dịch vụ logistics lên 3PL và 4PL;
phát triển logistics điện tử (e-logistics) và quản trị chuỗi cung ứng
hiệu quả. Một số doanh nghiệp trong nước đã tham gia vào mô hình chiến lược 3PL
đặc thù như Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Transimex, ITL, Gemadept, Vinalink,
Vinafco,... Việc Thành phố quan tâm hoạch định chiến lược ngành logistics, xác
định các địa điểm đầu tư, phát triển trung tâm logistics đang mở ra cơ hội giúp
nâng cao trình độ phát triển của ngành logistics TP.HCM lên tầm cao mới, sớm có
được nhiều doanh nghiệp logistics đạt cấp độ 3PL - 4PL để cung cấp chuỗi dịch vụ
logistics tích hợp và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
CHƯƠNG
4: DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Để dự báo nhu cầu phát triển ngành
logistics trên địa bàn TP.HCM, đề án có kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề
án, quy hoạch chuyên ngành; đồng thời sử dụng kết hợp phương pháp dự báo chuỗi, phương pháp
ngoại suy và phương pháp chuyên gia.
Bảng 4.1 dự báo nhu cầu từng ngành
hàng cho thấy: Ngành hàng dệt may, đặc biệt là vải dệt các loại, sẽ có xu hướng
giảm mạnh, đến năm 2030 sản lượng giảm chỉ còn 890 teu. Đối với mặt hàng còn lại
như: công nghệ cao, hàng giày dép, máy móc thiết bị - phụ tùng và hàng nông sản
thì xu hướng tăng. Từ dự báo nhu cầu phát triển từng ngành hàng là cơ sở tiền đề
quan trọng trong việc định hướng phát triển các dịch vụ logistics trên địa bàn
TP.HCM trong thời gian tới. Cụ thể bảng tổng hợp nhu cầu phát triển logistics đến
năm 2025 - 2030 như sau:
Bảng 4.1: Nhu
cầu logistics cho một số ngành hàng đến 2025 - 2030
STT
|
Ngành hàng
|
Đơn vị
|
Thực hiện
|
Kịch bản cơ
bản
|
2017
|
2020
|
2025
|
2030
|
1
|
Hàng dệt may
|
Sợi se dùng cho dệt vải
|
Teu
|
4.996
|
6.735
|
8.686
|
10.636
|
Vải dệt các loại
|
Teu
|
2.011
|
1.093
|
1.010
|
890
|
Bộ com-lê
|
Teu
|
114.832
|
129.776
|
155.250
|
180.723
|
2
|
Hàng giày dép
|
|
156.125
|
198.689
|
241.404
|
284.119
|
3
|
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ & phụ tùng
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử &
linh kiện
|
Teu
|
295.840
|
361.990
|
574.166
|
786.342
|
Máy thu hình (Ti vi)
|
Teu
|
474.526
|
456.319
|
834.924
|
1.213.529
|
4
|
Hàng nông sản
|
Hàng thủy sản
|
Teu
|
4.407
|
3.057
|
4.532
|
6.008
|
Tiêu
|
Teu
|
6.473
|
7.365
|
9.757
|
12.150
|
Café
|
Teu
|
20.663
|
32.509
|
43.644
|
54.779
|
5
|
Hàng công nghệ cao (mạch
điện tử tích hợp)
|
Tấn/ Teu
|
17.000/773
|
19.789/900
|
30.047/1.366
|
40.305/1.832
|
|
TỔNG
|
Teu/ Tấn
|
1.080.646 /17.000
|
1,198,433 /19.789
|
1.874.739/ 30.047
|
2.551.008/ 40.305
|
Nguồn: VLI
(2019)
Ngoài ra, khối lượng hàng hóa vận chuyển
qua TP.HCM phân theo ngành vận tải được dự báo như sau:
Bảng 4.2: Khối lượng hàng
hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải
Đơn vị: TEU
Khối lượng hàng
hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải
|
Năm
|
2019
|
2025
|
2030
|
Đường bộ
|
9.030.950
|
13.134.750
|
16.852.250
|
Đường sông
|
2.546.900
|
3.744.050
|
4.917.300
|
Đường biển
|
2.404.500
|
3.438.450
|
4.373.950
|
Vận tải hàng không
|
35.146
|
60.579
|
105.863
|
Tổng
|
14.017.496
|
20.377.829
|
26.249.363
|
Nguồn: Tổng cục
Thống kê
Ghi chú: Do hạn chế về dữ liệu
nên khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải năm 2019 được tính dựa
trên tỷ lệ tăng trưởng bình quân từ năm 2012 đến năm 2017.
CHƯƠNG
5: XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
5.1. Mục tiêu
chung
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ
logistics của doanh nghiệp TP.HCM đến năm 2025 đạt 15%, đến năm 2030 đạt 20%.
- Tỷ trọng đóng góp của logistics vào
GRDP TP.HCM đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%.
- Góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí
logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10 - 15%6.
5.2. Mục tiêu
đầu tư phát triển hạ tầng logistics
- Phát triển hạ tầng giao thông vận tải:
+ Thúc đẩy tiến độ xây dựng khép kín
các tuyến đường vành đai; đường cao tốc nhằm kết nối TP.HCM với các tỉnh/thành
phía Nam.
+ Thúc đẩy sử dụng vận tải hàng hóa bằng
đường thủy và đường sắt.
+ Tăng cường kết nối vận tải đa phương
thức đến các trung tâm logistics, ICD, kho bãi, trung tâm phân phối phục vụ cho
hàng XNK và thương mại nội địa;
- Hạ tầng trung tâm logistics:
+ Tăng cường khai thác hiệu quả hệ thống
ICD hiện hữu với vai trò như 1 trung tâm logistics (trên cơ sở căn cứ quy hoạch
ICD);
+ Lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm
logistics xuất nhập khẩu và Trung tâm logistics phục vụ hàng nội địa, hàng
thương mại điện tử (e-commerce);
+ Chú trọng phát triển hạ tầng kho
lạnh phục vụ hàng nông thủy sản.
+ Sử dụng hợp lý và chia sẻ nguồn lực
hạ tầng liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Đầu tư hạ tầng trung tâm logistics để
có thể vận hành hệ thống kho hàng với các kệ hàng tự động, thiết bị nâng hạ tự
động và sử dụng robot trong việc thực hiện thao tác nghiệp vụ trong kho hàng ở
những khu vực phù hợp.
5.3. Mục tiêu
phát triển nhà cung cấp dịch vụ logistics
- Tập trung nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Tăng tỷ lệ doanh nghiệp 3
PL, 4 PL chiếm 3% - 5% trong tổng số doanh nghiệp logistics TP.HCM.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
các cấp độ: điều hành, quản lý và vận hành; gắn kết chặt chẽ với cơ sở đào tạo.
- Chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ, và hướng tới smart
logistics.
- Mở rộng thị trường quốc tế, tham gia
sâu rộng vào chuỗi cung ứng của các ngành hàng chủ chốt của TP.HCM và các tỉnh
lân cận ra thị trường quốc tế.
5.4. Mục tiêu
phát triển người sử dụng dịch vụ logistics
- Tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ
logistics đến năm 2025 đạt 60%, năm 2030 đạt 70%.
- Thay đổi tập quán thương mại khi ký
kết hợp đồng ngoại thương theo hướng tăng cường sử dụng dịch vụ logistics của
doanh nghiệp Việt Nam.
- Hướng doanh nghiệp sản xuất chuyển
sang sử dụng logistics tích hợp (3 PL, 4 PL).
5.5. Mục tiêu
phát triển ứng dụng công nghệ
- Phát triển smart logistics trên nền
tảng công nghệ 4.0.
- Phát triển nền tảng kết nối giữa người
sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ logistics.
- Phát triển ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ ngành logistics Thành phố.
- Tạo cơ hội ứng dụng công nghệ thông
tin cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
5.6. Mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực
- Hình thành và phát triển trung tâm
đào tạo nguồn lực logistics của toàn vùng.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics,
chú trọng kỹ năng nghề.
- Chú trọng mô hình đào tạo nghề với sự
tham gia của doanh nghiệp (chương trình Aus4skills, APEC...).
- Nâng cao trình độ kiến thức chuyên
sâu cho giảng viên ngành logistics.
- Hợp tác đào tạo sử dụng chương trình
chuẩn quốc tế để tăng cường hội nhập.
- Thực hiện các khóa tập huấn dành
riêng cho cán bộ quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiểu biết về ngành logistics
trong mối tương quan với các ngành nghề khác qua đó nâng cao năng lực tham mưu,
xây dựng chủ trương và chính sách về ngành logistics của cơ quan quản lý Nhà nước.
5.7. Hoàn thiện
cơ chế chính sách
- Kiến nghị Chính Phủ và Bộ Công
Thương: cần xây dựng tiêu chí phân cấp Trung tâm logistics hạng I, II (hiện nay
Quyết định 1012/QĐ-TTg việc phân cấp chủ yếu dựa trên quy mô diện tích, không căn
cứ năng lực dịch vụ, quy mô dịch vụ,...);
- Hướng tới liên kết vùng trong phát
triển ngành logistics TP.HCM với vai trò là "nhạc trưởng" của
Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam.
- Dành quỹ đất cho xây dựng các trung
tâm logistics mới nhằm thực hiện Quyết định 1012/QĐ-TTg .
- Phát triển hạ tầng giao thông kết nối
với các trung tâm logistics hiện hữu.
- Chú trọng phát triển trung tâm
logistics phục vụ cho hàng nội địa với vị trí phù hợp để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của người dân Thành phố.
- Nghiên cứu mô hình quản lý trung tâm
logistics đảm bảo tạo môi trường thông thoáng thu hút nhà đầu tư.
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ:
sản xuất pallet, bao bì thân thiện môi trường; sửa chữa container để phục vụ
cho các trung tâm logistics.
- Thu hút đầu tư hạ tầng trung tâm
logistics để đáp ứng nhu cầu ngành logistics.
- Hình thành Trung tâm Nghiên cứu, tư
vấn ứng dụng công nghệ hiện đại cho ngành logistics.
CHƯƠNG
6: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
6.1. Đề xuất
nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics
6.1.1. Đối với các cơ sở logistics hiện
hữu
6.1.1.1. Đường bộ
- Các tuyến cao tốc cần tiếp tục hoàn
thiện giai đoạn 2020 - 2025: TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ; TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây; Bến Lức - Long Thành.
- Hoàn chỉnh nút giao thông Mỹ Thủy -
cảng Cát Lái nhằm kéo giảm kẹt xe.
- Giai đoạn đến năm 2030, cần đẩy
nhanh xây dựng các tuyến đường:
+ Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn
Thành (Bình Phước): Dự kiến kéo dài tới cửa khẩu Hoa Lư kết nối với Campuchia.
+ Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh):
Từ giao đường vành đai tại ngã tư An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài sang Campuchia;
nối tiếp từ Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia.
+ Khép kín đường Vành đai 2 và triển
khai xây dựng đường Vành đai 3 và 4.
6.1.1.2. Đường sắt
Mục tiêu của đề án là phát triển mạng
lưới đường sắt để đảm bảo vận chuyển hàng hóa thông suốt, kết nối với các nhóm
cảng biển quan trọng của TP.HCM, với các tỉnh thành khu vực phía Nam, với mạng
lưới đường sắt quốc gia và các tuyến vận chuyển xuyên biên giới.
Đường sắt quốc gia:
- Đề xuất Bộ Giao thông Vận tải nâng cấp
tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có, đảm bảo tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/h
đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng.
- Xây dựng mới các tuyến đường sắt:
+ Tuyến TP.HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ (dự
kiến kéo dài đến Cà Mau), kết nối với đường sắt Bắc - Nam tại ga An Bình (Cần
Thơ).
+ Tuyến TP.HCM - Tây Ninh (định hướng
kéo dài lên cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối với đường sắt TP.HCM - Mỹ Tho
- Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp.
+ Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Cảng
hàng không quốc tế Long Thành với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm.
+ Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục
Bắc - Nam, ưu tiên xây dựng trước đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như TP.HCM
- Nha Trang.
+ Tuyến đường sắt đôi chuyên dụng kết
nối từ đường sắt quốc gia đến cảng Hiệp Phước (TP.HCM) và cảng Long An.
6.1.1.3. Đường hàng không
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng
cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt: Công suất đạt 40 - 50 triệu hành khách/năm và 1 - 2 triệu
tấn hàng hóa/năm đến 2030.
- Phát triển thêm mô hình dịch vụ nhà
ga hàng hóa hàng không kéo dài.
6.1.1.4. Đường thủy
- Luồng hàng hải:
+ Tập trung cải tạo nâng cấp các luồng
sông để đảm bảo hoạt động của tàu thuyền ra vào các cảng trong khu vực, một số
luồng hàng hải chính như: luồng sông Đồng Tranh để kết nối vận tải hàng hóa từ
TP.HCM ra Cái Mép - Thị Vải, luồng sông Lòng Tàu qua Vịnh Gành Rái.
+ Nạo vét luồng sông Soài Rạp -11.5m để
tàu thuyền có thể hành hải an toàn.
- Cảng biển:
+ Khu bến cảng Cát Lái trên sông Đồng
Nai: Để giải quyết tình trạng kẹt xe khu vực cảng Cát Lái, cần có bãi đỗ xe quanh khu
vực cảng để tránh tình trạng dừng đỗ không đúng quy định, gây ách tắc giao
thông, giảm lượng xe chạy rỗng trên đường.
+ Khu bến cảng trên sông Sài Gòn: Tiếp
tục di dời, chuyển đổi công năng cảng theo định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 của
Thủ tướng Chính phủ.
+ Khu bến cảng Hiệp Phước trên sông
Soài Rạp: chú trọng thu hút tàu chuyến vận chuyển nội địa Bắc-Nam và xuất nhập
khẩu.
- Cảng cạn (ICD):
+ ICD Trường Thọ (Thủ Đức) thực hiện
di dời về Long Bình (quận 9) theo chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Phát triển hệ thống ICD theo quy hoạch
trong Quyết định 1201/QĐ-BGTVT nhằm thay thế và thúc đẩy phát triển vận tải đa
phương thức và dịch vụ logistics của TP.HCM.
6.1.2. Đề xuất thành lập hệ thống
trung tâm logistics
6.1.2.1. Đề xuất vị
trí trung tâm logistics
Căn cứ vào nhu cầu của sản xuất, lưu
thông hàng hóa trong khu vực và xuất nhập khẩu, trên cơ sở rà soát nguồn quỹ đất
hiện có của TP.HCM, nhóm nghiên cứu đề
xuất các vị trí phát triển Trung tâm logistics như sau:
Bảng 6.1: Đề xuất
các vị trí phát triển Trung tâm logistics
Ký hiệu
|
Đề xuất trung
tâm
|
Vị trí
|
Năm 2020 -
2025
|
Năm 2025 -
2030
|
Diện tích
(ha)
|
Năng lực
thông qua hàng hóa (TEU)
|
Diện tích (ha)
|
Năng lực thông
qua hàng hóa (TEU)
|
Tổng cộng
|
105 - 210
|
2.660.000 - 3.100.000
|
270 - 623
|
8.512.150 - 10.849.770
|
|
|
|
|
|
TT01
|
TT LOGISTICS LONG BÌNH
|
Phường Long Bình, Quận 9
|
50
|
750.000 - 800.000
|
50
|
2.500.000 - 3.000.000
|
TT02
|
TT LOGISTICS CÁT LÁI
|
Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2
|
60 - 100
|
1.500.000 - 1.800.000
|
200 - 292
|
3.100.000 - 3.500.000
|
Phường Phú Hữu, Quận 9
|
-
|
-
|
26
|
800.000
|
TT03
|
TT LOGISTICS LINH TRUNG
|
Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
|
40-50
|
260.000 - 350.000
|
60 - 74
|
480.000 - 520.000
|
TT04
|
TT LOGISTICS KHU CÔNG NGHỆ CAO
|
Quận 9
|
5-6
|
150.000
|
6
|
300.000
|
TT05
|
TT LOGISTICS TÂN KIÊN
|
Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh
|
-
|
-
|
60
|
450.000 - 500.000
|
TT06
|
TT LOGISTICS CỦ CHI
|
Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi
|
-
|
-
|
10 - 15
|
282.150 - 319.770
|
TT07
|
TT LOGISTICS HIỆP PHƯỚC
|
Huyện Nhà Bè
|
-
|
-
|
100
|
1.430.000 -1.600.000
|
Nguồn: VLI
(2019)
Ghi chú: Ngoài 07 vị trí nêu
trên, còn có khu vực xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM rất thuận lợi để phát
triển thành trung tâm logistics phục vụ phân phối nội địa giai đoạn sau năm
2030. Cụ thể:
- Căn cứ pháp lý về Quy hoạch: Quyết định
số 3680/QĐ-UBND ngày 21/08/2010 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về duyệt đồ án điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Hóc Môn, TP.HCM (QĐ 3680/QĐ-UBND).
- Hiện trạng khu vực: Đất trống xen kẽ
nhà dân.
- Tính kết nối:
+ Đường bộ: Kết nối với Tỉnh
lộ 15 kéo dài, giáp với đường Đỗ Văn Dậy và Võ Văn Bích. Đồng thời trong tương
lai, đường Vành đai 3 sẽ kết nối trực tiếp với cao tốc TP.HCM - Mộc Bài tại khu
vực này.
+ Đường sông: Giáp trực tiếp với Kênh
Xáng, từ đó thuận tiện để kết nối ra sông Sài Gòn.
- Tổng diện tích theo quy hoạch: 150
(ha)
- Định hướng phát triển theo QĐ
3680/QĐ-UBND: Đất nông nghiệp đồng thời giữ chức năng dự trữ phát triển đô thị.
Hình 6.1: Vị
trí các Trung tâm logistics được đề xuất
Nguồn: VLI (2019)
Bảng 6.2: Rà
soát cơ sở pháp lý của vị trí các Trung tâm logistics được đề xuất
STT
|
Trung tâm logistics
|
Căn cứ pháp
lý
|
Diện tích
theo quyết định
|
Diện tích sử
dụng (ha)
|
Chức năng đề
xuất
|
Nguồn hàng
|
1
|
TT01 (TT logistics Long Bình)
|
Quyết định 05/QĐ-UBND ngày 05/01/2017
|
54,5849 (ha)
|
50
|
Chức năng trung chuyển hàng XNK đến cụm
cảng Cái Mép
|
Từ các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương) và Tây Nguyên
|
Quyết định 4726/QĐ-UBND ngày 05/09/2017
|
46,8719 (ha)
|
Quyết định 1201/QĐ-BGTVT ngày
11/6/2018
|
- Năm 2020 - 2025: 50 (ha);
- Năm 2030 và sau 2030: 50 (ha)
|
2
|
TT02 (TT logistics Cát Lái)
|
Khu vực 1
|
292,28 (ha)
|
292
|
Trung tâm thương mại -
logistics quốc tế
|
- Từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, TP.HCM ... Ngoài ra, còn có tỷ lệ nhỏ hàng hóa
từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thu hút hàng hóa phân phối quốc tế
|
Khu công nghiệp Cát Lái
|
Quyết định 6707/QĐ-UBND ngày
29/12/2012
|
124 (ha)
|
Công ty Cổ phần Tiếp Vận Đông Sài
Gòn (ESL)
|
Quyết định 349/QĐ-UBND ngày
21/01/2002
|
66 (ha)
|
|
|
Nhà máy lọc dầu Cát Lái thuộc Công ty
TNHH một thành viên
Dầu khí TP.HCM
(SAIGONPETRO)
|
http://www.saigonpetro.com.vn/cac-bai-viet-khac/79/nha-may-loc-dau.html
|
25 (ha)
|
Saigon Shipyard Company Limited
|
http://csamco.com.vn/cai-tao-nen-dat-cua-du-an-nhat-trien-sai-gon-shipyard
|
10 (ha)
|
Công ty Xi Măng Insee
|
|
18 (ha)
|
Depot Mỹ Thủy và khu tiểu thủ công của
Thủ Thiêm
|
|
33,1 (ha)
|
Khu dân cư hiện hữu
|
|
16,18 (ha)
|
Khu vực 2
|
26,6565 (ha)
|
|
|
Quyết định số 6031/QĐ-UBND ngày
11/12/2014
|
26,6565 (ha)
|
26
|
3
|
TT03 (TT logistics Linh Trung)
|
Khu hỗn hợp, chưa phân khu 1/2.000
|
74 (ha)
|
74
|
Trung tâm xuất nhập khẩu, kết hợp với
phát triển ga cảng hàng không nối dài
|
Phân phối hàng xuất nhập khẩu (hàng
không) từ khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương...
|
4
|
TT04 (TT logistics Khu công nghệ cao)
|
Quyết định số 5691/QĐ-UBND ngày 25/10/2017
|
6,05 (ha)
|
6
|
Giữ nguyên chức năng ICD theo quy hoạch,
bổ sung phát triển các dịch vụ ga cảng hàng không nối dài
|
Chủ yếu nguồn hàng từ khu công nghệ
cao Quận 9 và khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai...
|
Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày
11/6/2018
|
- Năm 2020 - 2025: 5 - 6 (ha);
- Năm 2030 và sau 2030: 6 (ha)
|
5
|
TT05 (TT logistics Tân Kiên)
|
Quyết định số 6013/QĐ-UBND ngày 26/11/2012
|
Kho thông quan nội địa với diện tích
60 (ha) - bố trí tiếp giáp ga Tân Kiên và một phần về phía Đông
|
60
|
Phân phối hàng nội địa, tập trung phục
vụ hàng lạnh
|
Hàng nông thủy hải sản từ Khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long
|
Ga hàng hóa 51 (ha)
|
Trung tâm chuyển tiếp hàng hóa 30
(ha)
|
Tổng cộng diện tích
|
141 (ha)
|
Quyết định 1201/QĐ-BGTVT ngày
11/6/2018
|
- Năm 2030 và sau 2030: 15-20(ha)
|
6
|
TT06 (TT logistics Củ Chi)
|
Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 23/5/2012
|
Quy hoạch 15 (ha) chức năng kho tàng
bến bãi
|
15
|
Trung tâm trung chuyển hàng đến các cảng
TP.HCM và Cái Mép
|
Hàng từ khu vực các khu công nghiệp
phía Bắc TP.HCM và một số khu vực lân cận như: Bình Dương, Bình Phước...
|
Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày
11/6/2018
|
- Năm 2020 - 2025: 5 - 12 (ha);
- Năm 2030 và sau 2030: 15-17 (ha)
|
7
|
TT07 (TT logistics Hiệp Phước)
|
Quyết định 3909/QĐ-UBND ngày 12/8/2014
|
238,35 (ha)
|
100
|
Trung tâm phân phối hàng thương mại điện
tử, hàng nội địa
|
Hàng từ các khu công nghiệp trên địa
bàn Quận 7, Hiệp Phước và các khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long
|
Quyết định 6877/QĐ-UBND ngày 30/12/2016
|
256,95 (ha)
|
Nguồn: VLI (2019)
6.1.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp của
các Trung tâm logistics đề xuất với Quyết định 1012/QĐ-TTg
Bảng 6.3:
Đánh giá mức độ phù hợp của các Trung tâm logistics đề xuất
STT
|
Trung tâm
logistics đề xuất
|
Khu vực
|
2020-2025
|
2025-2030
|
Đánh giá
|
Đề xuất
|
1
|
TT01 - TT LOGISTICS LONG BÌNH
|
Phía Đông
|
50
|
50
|
Không đủ điều kiện do phía Đông
không có quy hoạch trung tâm hạng II
|
Giữ nguyên chức năng ICD theo Quyết
định 1201/QĐ-BGTVT
|
2
|
TT02 - TT LOGISTICS CÁT LÁI
|
Khu vực 1
|
Phía Đông Nam
|
60 - 100
|
200 - 292
|
Không đủ điều kiện do không có quy hoạch
trung tâm hạng I ở TP.HCM
|
Đề xuất bổ sung là trung tâm hạng I cấp
quốc gia & quốc tế
|
Khu vực 2
|
Phía Đông Nam
|
-
|
26
|
3
|
TT03 - TT LOGISTICS LINH TRUNG
|
Phía Đông
|
40-50
|
60 - 74
|
Phù hợp phát triển trung tâm logistics
chuyên dụng hàng không
|
Phát triển trung tâm phục vụ hàng XNK
kết hợp trung tâm logistics chuyên dụng hàng không
|
4
|
TT04 - TT LOGISTICS KHU CÔNG NGHỆ
CAO
|
Phía Đông
|
5 - 6
|
6
|
Không đủ điều kiện trung tâm logistics
chuyên dụng hàng không (đến 2030 cần 7-8 ha)
|
Giữ nguyên chức năng ICD theo Quyết
định 1201/QĐ-BGTVT , bổ sung chức năng dịch vụ ga cảng hàng không nối dài
|
5
|
TT05 - TT LOGISTICS TÂN KIÊN
|
Phía Tây
|
-
|
60
|
Không đủ điều kiện do phía Tây không
có quy hoạch trung tâm hạng II
|
Đề xuất bổ sung quy hoạch trung tâm
logistics
|
6
|
TT06 - TT LOGISTICS CỦ CHI
|
Phía Bắc
|
-
|
10 - 15
|
Không đủ điều kiện là trung tâm logistics
hạng II do không đủ diện tích tối thiểu 40ha - 70ha
|
Giữ nguyên chức năng ICD theo Quyết
định 1201/QĐ-BGTVT
|
7
|
TT07 - TT LOGISTICS HIỆP PHƯỚC
|
Phía Nam
|
-
|
100
|
Phù hợp là Trung tâm logistics hạng
II
|
|
Nguồn: VLI
(2019)
6.1.2.3. Mô hình trung tâm logistics đề
xuất
Hình 6.2. Mô hình
trung tâm logistics
Nguồn: VLI (2019)
6.1.2.4. Phân bố
các chức năng hoạt động logistics
Bảng số liệu phản ánh mối quan
hệ cần thiết giữa các dịch vụ logistics với các trung tâm logistics được cho điểm
tương ứng theo
các mức độ như sau “1-không cần thiết, 2-có thể có hoặc không, 3-
cần thiết, 4-rất cần thiết”.
Bảng 6.4: Mức
độ cần thiết giữa các dịch vụ logistics với mỗi trung tâm logistics
STT
|
Nhóm sản phẩm
dịch vụ
|
Tên sản phẩm
dịch vụ
|
Trung tâm
logistics
|
|
TT01 - TT logistics
Long Bình
|
TT02- TT logistics
Cát Lái
|
TT03- TT logistics
Linh Trung
|
TT04 - TT logistics
Khu Công Nghệ Cao
|
TT05- TT logistics
Tân Kiên
|
TT06- TT logistics
Củ Chi
|
TT07- TT logistics
Hiệp Phước
|
|
|
Chức năng
chính TT LOGISTICS
|
Trung chuyển
hàng XNK đến cụm cảng Cái Mép
|
Trung chuyển
hàng XNK đến cảng
|
Phân phối hàng
XNK
|
Phục vụ hàng
XNK
|
Phân phối hàng
nội địa tập trung cho hàng lạnh
|
Trung tâm
trung chuyển hàng đến TP.HCM và Cái Mép
|
Trung tâm
phân phối hàng nội địa
|
|
1
|
Dịch vụ giao nhận
|
Thủ tục thông quan XNK
|
4
|
4
|
4
|
4
|
1
|
4
|
1
|
|
2
|
Tổ chức vận tải đa phương thức
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
3
|
|
Dịch vụ xếp dỡ, đóng rút ruột
hàng container
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
4
|
Dịch vụ kiểm đếm, cân hàng
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
5
|
Dịch vụ chia tách, gom hàng
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
3
|
4
|
|
6
|
Đóng gói, chiết rót, đóng bao bì, vật
liệu bảo vệ, dán nhãn ký mã hiệu
|
4
|
4
|
4
|
3
|
2
|
4
|
4
|
|
7
|
Dịch vụ kho hàng
|
Lưu trữ hàng tổng hợp
|
3
|
4
|
3
|
3
|
4
|
3
|
3
|
|
8
|
Lưu trữ hàng lạnh
|
4
|
4
|
3
|
2
|
4
|
3
|
4
|
|
9
|
Lưu trữ hàng nguy hiểm
|
4
|
4
|
1
|
4
|
1
|
3
|
3
|
|
10
|
Dịch vụ kho hàng CFS
|
4
|
4
|
4
|
4
|
1
|
2
|
1
|
|
11
|
Dịch vụ kho hàng ngoại quan
|
4
|
4
|
4
|
4
|
1
|
2
|
1
|
|
12
|
Dịch vụ bãi
|
Lưu trữ hàng xá
|
3
|
3
|
2
|
1
|
1
|
3
|
3
|
|
13
|
Bãi tập kết phương tiện vận tải
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
14
|
Bãi tập kết vỏ container
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
15
|
Lưu bãi hàng container
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
16
|
Bãi kiểm hóa hàng XNK
|
3
|
4
|
4
|
2
|
1
|
3
|
1
|
|
17
|
Dịch vụ giá trị gia tăng
|
Xử lý đơn hàng
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
18
|
Quản lý tồn kho
|
3
|
4
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
19
|
Công nghệ thông tin, phần mềm trong
Logisitcs
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
20
|
Xử lý hàng trả về
|
1
|
4
|
2
|
2
|
2
|
1
|
4
|
|
21
|
Dịch vụ hỗ trợ
|
Tài chính
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
22
|
Bảo hiểm
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
23
|
Cơ quan thuế
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
24
|
Kiểm dịch, giám định, kiểm tra chất
lượng
|
3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
3
|
4
|
|
25
|
Dịch vụ chuyên ngành đặc biệt (chiếu
xạ, hấp nhiệt, hun trùng,..)
|
3
|
3
|
4
|
4
|
4
|
2
|
4
|
|
26
|
Bảo dưỡng, sửa chữa
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
2
|
|
27
|
Văn phòng đại lý, hãng vận tải bộ, sắt,
biển, hàng không, hải quan
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
2
|
|
Nguồn: VLI
(2019)
6.1.2.5. Đề xuất
hình thức đầu tư và quản lý Trung tâm logistics
a) Hình thức đầu tư
Đề án đề xuất 02 phương thức đầu tư
theo hình thức đối tác công tư được quy định trong Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về
đầu tư hình thức theo đối tác công tư, cụ thể là:
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh -
Chuyển giao (BOT)
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao -
Thuê dịch vụ (BTL)
b) Mô hình quản lý
Tổng hợp các kinh nghiệm quản lý trung
tâm của các nước, cũng như ý kiến từ các chuyên gia và doanh nghiệp, phù hợp với
định hướng của Nhà nước, Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý trung tâm
logistics:
Hình 6.3: Sơ
đồ mô hình quản lý trung tâm logistics
Nguồn: VLI (2019)
6.2. Giải
pháp phát triển nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics,
chú trọng kỹ năng nghề. Định hướng đào tạo kỹ năng nghề theo dự báo về nhu cầu
trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 để đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics.
- Chú trọng mô hình đào tạo nghề với sự
tham gia của doanh nghiệp - hình thức đào tạo kép.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức
chuyên sâu cho giảng viên ngành logistics.
- Hợp tác đào tạo sử dụng chương trình
chuẩn quốc tế nhằm tăng cường hội nhập. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo,
nghiên cứu.
- Hình thành và phát triển trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực logistics cho toàn vùng hướng tới tính liên kết vùng
trong đào tạo và chia sẻ nguồn lực trình độ cao.
6.3. Giải
pháp ứng dụng công nghệ thông tin
6.3.1. Kết hợp Chương trình
Chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số của
Thành phố sẽ có 01 dự án nhánh xây dựng kế hoạch, lộ trình số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng - sử
dụng dịch vụ logistics và các hạ tầng kèm theo (hệ sinh thái logistics). Mục
tiêu dự án là xây dựng phiên bản số của hệ sinh thái logistics, diễn đạt được
trạng thái thực mà hệ thống này đang vận động gồm: các luồng di chuyển hàng hóa
trong nước và xuất khẩu - nhập khẩu thông qua địa bàn Thành phố. Ví dụ: hàng hóa
xuất phát từ nhà máy nào, được vận chuyển, trung chuyển qua những điểm nào (kho
bãi, bến cảng,...) bằng phương tiện gì, thời gian mỗi công đoạn là bao
nhiêu,...
Có được phiên bản số đầy đủ
(platform) của hệ sinh thái logistics sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước hoạch định
chiến lược quản lý, phát triển kinh tế phù hợp, phát hiện và chủ động tháo gỡ
khó khăn, bất cập trong lưu chuyển hàng hóa qua địa bàn. Đối với doanh nghiệp,
chuyển đổi số sẽ giúp tối ưu hóa chi phí vận hành chuỗi sản xuất - tiêu thụ
hàng hóa, từ đó giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam hóa trên
thị trường trong nước và quốc tế.
Trọng tâm giai đoạn từ nay đến năm
2025 của chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là xây dựng, đưa vào sử dụng bản
đồ GIS về logistics; nghiên cứu thành lập Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động logistics (xã hội hóa); từng bước thiết lập đồng bộ
nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác
quản lý nhà nước.
6.3.2. Đề xuất Ủy ban nhân dân TP.HCM
- Nghiên cứu xây dựng kho dữ liệu tập
trung (data warehouse) như là một phần của chương trình Chuyển đổi số trong
lĩnh vực logistics nhằm số hóa hoạt động vận tải, từ đó mới có cơ sở điều chỉnh
về quy hoạch giao thông, bố trí bãi đậu xe nội thành, khu vực trung chuyển hàng
hóa, bố trí giờ giấc ưu tiên.
- Tận dụng cơ hội thiết bị IoT
(Internet of Thing) ngày càng giảm giá thành để phổ thông hóa các loại sensor,
các thiết bị IoT phục vụ cải thiện hiệu quả hoạt động vận tải (ví dụ: giám sát
nhiệt độ xe tải lạnh, giám sát tiêu thụ nhiên liệu..).
- Khai thác dữ liệu hành trình của
doanh nghiệp vận tải để thiết lập làn phân cách di động, giảm phân cách cứng nhằm
khai thác tối đa không gian vận tải.
- Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
công nghệ trong logistics.
6.3.3. Đề xuất các Bộ Ngành trung ương
- Thiết lập bản đồ GIS ngành logistics
Việt Nam.
- Thiết lập các tiêu chuẩn kết nối
thông tin (Electronic Data Interchange) và nghiên cứu ứng dụng blockchain để quản
trị dữ liệu.
- Chuẩn hóa đơn vị lưu chuyển và lưu trữ hàng hóa.
6.3.4. Đề xuất đối với doanh nghiệp
logistics
- Nâng cao nhận thức về ứng dụng công
nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả vận hành logistics.
- Phối hợp thực hiện chương trình khảo
sát “Đánh giá mức độ sẵn sàng trong ứng dụng công nghệ vào logistics”.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất về ứng
dụng công nghệ trong các chương trình đối thoại với lãnh đạo Ủy ban nhân dân
TP.HCM hoặc Bộ Ngành trung ương.
6.4. Giải
pháp phát triển người sử dụng dịch vụ logistics
6.4.1. Tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ
logistics
Thành phố cần có các chính sách hỗ trợ
việc tham gia sử dụng các dịch vụ logistics thuê ngoài cho các doanh nghiệp chủ
hàng như chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên và đơn giản hóa thủ tục đối với
hàng hóa đi qua các trung tâm logistics, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp chủ
hàng trong các vấn đề kiểm tra sau thông quan.
6.4.2. Thay đổi tập quán thương mại
khi ký kết hợp đồng ngoại thương
- Các doanh nghiệp cần được nâng cao
nhận thức và sự tự tin khi đàm phán. Doanh nghiệp chủ hàng cần chủ động trong
việc tìm nhà cung cấp dịch vụ logistics, điều này đòi hỏi các thông tin về
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các sàn cung cấp dịch vụ vận tải, kho
hàng cho thuê cần được công khai minh bạch và dễ dàng tiếp cận.
- Tăng cường liên doanh liên kết giữa
doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics để chia sẻ lợi
ích và cùng nhau phát triển. Các hội thảo, hội nghị của Hiệp hội ngành hàng cần
có sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và ngược lại để
các bên nhìn nhận ra thực trạng của ngành mình, mong muốn của đối tác, các kiến
nghị, đề xuất, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
6.4.3. Xây dựng chiến lược mua hàng hợp
lý
Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược
mua hàng hợp lý như mua hàng tránh thời kỳ cao điểm. Các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics có thể là đơn vị tư vấn chiến lược mua hàng cho chủ hàng, bằng
cách tư vấn việc lập kế hoạch thu mua dựa trên yêu cầu của chủ hàng, cung cấp
thông tin, kết nối doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu cho khách
hàng của mình, cung cấp và thực hiện các dịch vụ logistics cho khách hàng như vận
tải, kho hàng, thông quan và phân phối hàng hóa.
6.5. Giải
pháp phát triển nhà cung cấp dịch vụ logistics
6.5.1. Phát triển doanh nghiệp
logistics có khả năng cung cấp dịch vụ 3 PL, 4 PL
Phát triển những doanh nghiệp
logistics hàng đầu có khả năng thiết lập mạng lưới quốc tế và cung cấp dịch vụ
tích hợp. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần vẽ lại chuỗi cung ứng cho từng
ngành hàng riêng biệt, vì mỗi ngành hàng có một đặc điểm riêng không giống nhau
đòi hỏi logistics phục vụ có đặc điểm khác biệt. Tham gia các platform chia sẻ
nguồn lực, tránh tình trạng chỉ cạnh tranh bằng giá.
6.5.2. Nhóm giải pháp tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp logistics
Nghiên cứu có chính sách ưu đãi thuế
và cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam có mạng lưới toàn
cầu, các công ty dịch vụ vận chuyển và logistics trong nước, các công ty vận tải
và chủ container.
Nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ về tài
chính cho việc đầu tư các công trình hạ tầng logistics, đặc biệt là trung tâm
logistics. Ví dụ: sử dụng nguồn vốn kích cầu để cho vay đầu tư các dự án phát
triển hạ tầng logistcis cụ thể như kho lạnh, kho hàng TMĐT...
6.5.3. Các giải pháp giảm chi phí logistics
- Nhà nước nên có chính sách quản lý
việc tăng các loại phụ phí từ các hãng vận tải, nếu cần tăng thì phải tăng theo
lộ trình nhất định,
có thời gian cụ thể rõ ràng.
- Các doanh nghiệp cần có một sàn giao
dịch chung để tận dụng năng lực của các công ty như sàn giao dịch vận tải, sàn
giao dịch kho hàng.
- Giải tỏa kẹt xe trong nội đô:
cần cập nhật tình trạng giao thông bằng công nghệ lên các ứng dụng hoặc bản đồ
giao thông riêng. Có như vậy các nhà xe mới có thể thiết lập lại tuyến đường
phù hợp, tránh lãng phí thời gian đo đợi chờ do kẹt xe gây ra. Giải pháp khai
thác hàng ban đêm để tránh kẹt xe.
- Trong tình trạng TP.HCM có quỹ đất hạn
chế thì các doanh nghiệp logistics hướng tới áp dụng công nghệ, nâng cao trình
độ người lao động, cải thiện năng suất để tăng khả năng thông qua cảng, kho
bãi, trung tâm phân phối, trung tâm tập kết hàng.
6.6. Giải
pháp hợp tác, liên kết vùng (Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu
Long) để phát triển logistics
- Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo
Vùng để chủ trì kết nối giữa các địa phương trong phát triển logistics, hướng đến
sự chia sẻ nguồn lực hạ tầng toàn vùng, trong đó TP.HCM đóng vai trò "nhạc
trưởng".
- Phân chia vai trò trong chuỗi dịch vụ
ngành logistics, theo đó TP.HCM hướng tới cung cấp dịch vụ giá trị cao trong chuỗi dịch vụ
logistics xuất khẩu và phân phối nội địa trong khi các tỉnh thành lân cận
hướng tới trở thành các trung tâm logistics vệ tinh là nơi tập trung dịch vụ
logistics cơ bản phục vụ cho hàng hóa được sản xuất tại địa phương trước khi xuất
khẩu qua cụm cảng khu vực TP.HCM.
- Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải, xây dựng các đường vành đai và đặc biệt là xây dựng hệ thống các đường
cao tốc kết nối TP.HCM với các địa phương nhằm tạo sự thuận lợi trong vận tải
và thương mại hàng hóa nội địa và quốc tế thông qua rút ngắn thời gian vận
chuyển và tăng chất lượng dịch vụ logistics.
6.7. Hoàn thiện
cơ chế chính sách quản lý nhà nước về logistics
- Xác định rõ hơn mô hình trung tâm
logistics, tức là từ chính sách quy hoạch trung tâm logistics cần xác định rõ mục
tiêu cụ thể của trung tâm logistics.
Xác định mô hình đầu tư vào trung tâm logistics phù hợp với thực tiễn, có khả
năng thu hút được nhà đầu tư; đồng thời từ đó xây dựng mô hình quản lý trung
tâm logistics phù hợp giữa lợi ích nhà đầu tư với lợi ích của nền kinh tế.
- Nhà nước cần xây dựng Quy hoạch cụ
thể cho trung tâm logistics theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin;
đặc biệt có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung tâm logistics ở Singapore, Hong
Kong, Hàn Quốc.
- Cần có chính sách hỗ trợ nhằm tạo
thành hệ sinh thái logistics, từ đó phát triển đồng bộ lĩnh vực logistics.
- Cần có chính sách, giải pháp chú trọng
kết nối hạ tầng giao thông thủy đến các trung tâm logistics.
- Cần có chính sách tạo điều kiện,
khuyến khích doanh nghiệp sản xuất quốc tế chuyển các Trung tâm phân phối về Việt
Nam và hướng đến cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, tích hợp.
CHƯƠNG
7: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
7.1. Khái
toán nhu cầu vốn phát triển ngành logistics
Bảng 7.1:
Khái toán tổng nhu cầu vốn phát triển ngành logistics giai đoạn 2020 - 2030
Đơn vị: Tỷ
VNĐ
TT
|
Hạng mục
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
2028
|
2030
|
Nhu cầu vốn đầu tư
|
1
|
a. Hạ tầng logistics Min
|
855,0
|
860,0
|
3.834,0
|
3.334,0
|
3.334,0
|
18.947,6
|
23.834,0
|
31.334,0
|
86.332,6
|
b. Hạ tầng logistics Max
|
855,0
|
860,0
|
4.134,0
|
4.334,0
|
4.334,0
|
21.247,6
|
24.834,0
|
32.334,0
|
92.932,6
|
2
|
Hạ tầng công nghệ thông tin
|
78
|
60,5
|
110,5
|
108,5
|
108,5
|
208,5
|
417
|
625,5
|
1.717
|
3
|
Đào tạo nhân lực
|
107,5
|
107,5
|
98,5
|
138,75
|
161,25
|
161,25
|
161,25
|
215
|
1.151
|
4
|
a. Tổng nhu cầu Min
|
1.040,5
|
1.028,0
|
4.043,0
|
3.581,3
|
3.603,8
|
19.317,4
|
24.412,3
|
32.174,5
|
89.200,8
|
b. Tổng nhu cầu Max
|
1.040,5
|
1.028,0
|
4.343,0
|
4.581,3
|
4.603,8
|
21.617,4
|
25.412,3
|
33.174,5
|
95.800,8
|
5
|
a. Tỷ lệ trên tổng nhu cầu trong kỳ
quy hoạch
|
1,17%
|
1,15%
|
4,53%
|
4,01%
|
4,04%
|
21,66%
|
27,37%
|
36,07%
|
100,00
|
b. Tỷ lệ trên tổng nhu cầu trong kỳ
quy hoạch
|
1,09%
|
1,07%
|
4,53%
|
4,78%
|
4,81%
|
22,56%
|
26,53%
|
34,63%
|
100,00
|
Nguồn: VLI
(2019)
7.2. Tổ chức
thực hiện
7.2.1. Ủy ban nhân dân Thành phố
Phê duyệt, chỉ đạo triển khai Kế hoạch
thực hiện Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030.
7.2.2. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp các Sở - Ban -
Ngành, Ủy ban nhân dân Quận - Huyện công bố kết quả Đề án Phát triển ngành
logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Chủ trì, phối hợp các Sở - Ban -
Ngành, Ủy ban nhân dân Quận - Huyện và các đơn vị liên quan đề xuất Ủy ban nhân
dân Thành phố về địa điểm và phương án mời gọi đầu tư, lập kế hoạch đầu tư và
triển khai xây dựng các trung tâm logistics từng giai đoạn theo lộ trình phù hợp
với Đề án được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các Sở - Ban -
Ngành, Ủy ban nhân dân Quận - Huyện và các đơn vị liên quan nghiên cứu mô hình,
đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải pháp quản lý (các) trung tâm logistics
phù hợp.
- Chủ trì rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực logistics.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp hỗ trợ phát triển
logistics trên địa bàn.
- Phối hợp các đơn vị có liên
quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về lĩnh vực
logistics.
7.2.3. Sở Giao thông Vận tải
- Khẩn trương nghiên cứu trình Ủy ban
nhân dân Thành phố triển khai đề án “Kiểm soát và hạn chế hoạt động vận tải
hàng hóa trên đường bộ vào ban ngày (chuyển hoạt động vào ban đêm) trên địa bàn
Thành phố” để giảm ùn tắc giao thông.
- Đầu mối đẩy nhanh tiến độ đầu tư, chấp
thuận dự án và đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ
hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày
08/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ thi
công các công trình giao thông trọng điểm, khép kín các đường vành đai, đặc biệt
hệ thống đường cao tốc kết nối TP.HCM với các địa phương, tập trung triển khai
các dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường kết nối khu cảng biển, cảng cạn,
trung tâm logistics.
- Chủ trì triển khai đồng bộ nhóm giải
pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics (hệ thống nhà ga, bến cảng, cảng cạn,
kho bãi....); các giải pháp giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng điều hành quản lý
giao thông thông minh.
- Thường xuyên nghiên cứu các nội dung
về quy hoạch giao thông để cập nhật, điều chỉnh kịp thời; kết nối, hoàn thiện hệ
thống hạ tầng giao thông phục vụ logistics tốt hơn.
7.2.4. Sở Kế hoạch và
Đầu tư
- Phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng và dịch vụ logistics; Cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ, ưu
đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các hoạt động
xúc tiến đầu tư (trong đó ưu tiên mời gọi, lựa chọn các nhà đầu tư, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tiềm năng, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics
nhằm tập trung phát triển các dự án đầu tư logistics có hàm lượng công nghệ cao
và có giá trị gia tăng cao); Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại
chỗ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp logistics; chủ động thực hiện các hoạt động đối
thoại doanh nghiệp để kịp thời tìm hiểu, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn đối với
các doanh nghiệp logistics trong quá trình hoạt động.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về đầu
tư cho các đơn vị có liên quan như: đầu tư công, xã hội hóa đầu tư, đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, thủ tục pháp lý về quyết định chủ trương đầu
tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...trong quá trình triển khai Đề án này.
7.2.5. Sở Tài nguyên Môi trường
- Chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Ủy
ban nhân dân Quận - Huyện rà soát, điều chỉnh, cập nhật quy hoạch sử dụng đất,
kế hoạch sử dụng đất.
- Hướng dẫn chuyên môn về lĩnh vực tài
nguyên và môi trường cho các đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai Đề
án này.
7.2.6. Sở Quy hoạch Kiến trúc
- Chủ trì rà soát quy hoạch xây dựng,
quy hoạch phân khu, cung cấp thông tin quy hoạch và hướng dẫn nhà đầu tư nghiên
cứu lập dự án, đồ án quy hoạch và tổ chức thẩm định, trình duyệt đảm bảo đồng bộ
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển logistics của Thành phố.
- Phối hợp các đơn vị tham mưu Ủy ban
nhân dân Thành phố trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng phục vụ ngành logistics.
7.2.7. Sở Xây dựng
Hướng dẫn chuyên môn về lĩnh vực xây dựng
cho các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai Đề án này.
7.2.8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp các đơn vị liên quan triển
khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số, trong đó có dự án số hóa hoạt động
logistics (hệ sinh thái logistics) trên địa bàn.
7.2.9. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở - Ban -
Ngành và Ủy ban nhân dân Quận - Huyện tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về:
- Cơ chế tài chính, giải pháp sử dụng
vốn ngân sách trong quá trình đầu tư xây dựng các trung tâm logistics.
- Kinh phí triển khai các chương trình
thuộc Đề án này.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh
phí theo đúng quy định hiện hành.
7.2.10. Sở Khoa học và Công nghệ
Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ; các hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực logistics nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
7.2.11. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội
Phối hợp Sở Công Thương, Sở Giáo dục
và Đào tạo, các đơn vị liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình
phát triển nguồn nhân lực ngành logistics (đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics);
nghiên cứu, đầu tư xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến về logistics
(E-platform).
7.2.12. Sở Nội vụ
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Công
Thương, Sở Nội vụ xem xét, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố về mô hình
quản lý các trung tâm logistics trên địa bàn.
- Chủ trì triển khai thực hiện các
khóa tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiểu biết về
logistics qua đó nâng cao năng lực tham mưu, xây dựng chủ trương và chính sách
về ngành logistics.
7.2.13. Cục Hải quan Thành phố
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, minh bạch nhằm giảm chi phí,
thời gian thông quan hàng hóa.
7.2.14. Ban Quản lý các Khu Chế xuất
và Khu Công nghiệp Thành phố
Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí khu vực
cung ứng dịch vụ logistics tại các khu công nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp
trong khu tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài do doanh nghiệp
logistics chuyên nghiệp trong khu cung cấp; góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng
dịch vụ logistics 3 PL, 4 PL.
7.2.15. Trung tâm Xúc tiến Thương mại
và Đầu tư
Phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch
và Đầu tư xây dựng phương án xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ
logistics và triển khai các hoạt động xúc tiến cho ngành logistics; tổ chức các
hội thảo, hội chợ, triển lãm quảng bá nhằm giới thiệu năng lực dịch vụ
logistics của TP.HCM ở trong và ngoài nước.
7.2.16. Ủy ban nhân dân Quận - Huyện
- Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị thực
hiện công bố kết quả Đề án.
- Phối hợp các đơn vị cung cấp thông
tin quy hoạch cho nhà đầu tư quan tâm và phối hợp chặt chẽ chủ đầu tư đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng dịch vụ logistics.
7.2.17. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
- Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị
triển khai kết quả nghiên cứu Đề án.
- Phối hợp mời gọi doanh nghiệp có
năng lực tham gia các dự án đầu tư logistics có hàm lượng công nghệ và giá trị
gia tăng cao, tạo thành hệ sinh thái logistics để phát triển đồng bộ lĩnh vực
logistics của thành phố.
7.2.18. Doanh nghiệp
- Đối với nhà đầu tư
Mời gọi doanh nghiệp logistics có năng
lực tham gia vào các dự án đầu tư logistics nói chung, đầu tư vào các trung tâm
logistics nói riêng, sử dụng công nghệ hiện đại và tạo ra giá trị gia tăng cao;
tạo thành hệ sinh thái logistics để phát triển đồng bộ. Thành phố tạo điều kiện
để tất cả doanh nghiệp được tham gia kinh doanh thuận lợi trong lĩnh vực
logistics, với sự cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật.
- Đối với nhà cung cấp dịch vụ
logistics
Phát triển những doanh nghiệp
logistics hàng đầu cung cấp dịch vụ tích hợp 3PL, 4PL; có khả năng thiết lập mạng
lưới quốc tế. Tại các trung tâm logistics, không đơn thuần làm dịch vụ
kho hàng, mà mở rộng, tích hợp dần các dịch vụ logistics khác để tạo thành chuỗi
dịch vụ 3PL, 4PL và hướng tới mục tiêu 5PL.
7.3. Đề xuất,
kiến nghị
7.3.1. Đối với Nhà nước
- Kiến nghị Chính phủ thường xuyên giải
đáp vướng mắc, rà soát, cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động
vận tải, lưu thông hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là thủ tục hải
quan và kiểm tra chuyên ngành, để đẩy mạnh giao thương quốc tế.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem
xét, bổ sung Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về phê duyệt Quy hoạch
phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 để bổ sung các vị trí cần thành lập trung tâm logistics trên
địa bàn TP.HCM theo kết quả nghiên cứu Đề án.
- Kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì hoạch
định, triển khai chiến lược phát triển logitsics khu vực phía Nam để tạo sự
liên kết, đồng bộ giữa các tỉnh/thành trong khu vực; từ đó kéo giảm chi phí
logistics của khu vực nói riêng, của cả nước nói chung.
- Đề xuất các cơ quan chức năng tổ chức
định kỳ, thường xuyên các buổi tọa đàm, giải đáp vướng mắc, tiếp thu ý kiến
doanh nghiệp logistics để kịp thời giải quyết khó khăn và có đủ thông tin để chủ
động hoạch định chiến được, kế hoạch phát triển ngành phù hợp.
7.3.2. Đối với doanh nghiệp logistics
- Tăng cường liên kết các dịch vụ
logistics để tạo thành chuỗi cung ứng - hệ sinh thái, từ đó giảm chi phí
logistics cho doanh nghiệp và phát huy tốt năng lực của các đơn vị cung cấp dịch
vụ.
- Thiết lập sàn giao dịch các dịch vụ
logistics; kết nối thông tin từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đến
các cảng và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
- Đẩy mạnh tự động hóa và phát triển
thành các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói tích hợp (3PL,
4PL...) để nâng mức chuyên nghiệp, tạo sự tiện lợi cho khách hàng và tăng hiệu
quả kinh tế./.