HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/NQ-HĐND
|
Bến Tre, ngày 07
tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ
QUYẾT
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 53/NQ-HĐND NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2021
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021-2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng
10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26
tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01
tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính
phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Quyết định số
2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến
lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số
338/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu
tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp,
công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số
1399/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 6621/TTr-UBND
ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Nghị quyết
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 24 tháng 8 năm
2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Chương trình phát triển nhà ở trên
địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế -
ngân sách và Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh thông qua Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2021-2030 (Chương trình điều chỉnh kèm theo)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như
sau:
a) Giai đoạn 2021-2025
- Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình
quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt 32,0 m² sàn/người, trong đó: khu
vực đô thị 30,5 m² sàn/người,
khu vực nông thôn 32,55 m² sàn/người.
- Chỉ tiêu diện tích nhà
ở đầu người đạt tối thiểu 10 m²/người.
- Tổng diện tích nhà ở tăng thêm của
tỉnh phấn đấu đạt 6.959.120 m² sàn, tương đương 48.272 căn nhà, căn hộ.
- Nâng chất lượng nhà ở
kiên cố và bán kiên cố đạt 93,15%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và
đơn sơ còn 6,85%.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình
quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt 36,8 m² sàn/người, trong đó: khu
vực đô thị 36,0 m² sàn/người,
khu vực nông thôn 37,6 m² sàn/người.
- Chỉ tiêu diện tích
nhà ở đầu người đạt tối thiểu 12 m²/người.
- Diện tích nhà ở tăng thêm của
tỉnh phấn đấu đạt 8.619.555 m² sàn, tương đương 59.503 căn nhà, căn hộ.
- Nâng chất lượng nhà ở
kiên cố và bán kiên cố đạt 96,57%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và
đơn sơ còn 3,43%.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như
sau:
a) Nhiệm vụ phát triển
nhà ở
- Phát triển nhà ở phải phù hợp với Chiến
lược phát triển nhà ở quốc gia, Chương trình, kế hoạch, định hướng phát triển nhà
ở khu vực đô thị và khu vực nông thôn tỉnh Bến Tre.
- Phát triển nhà ở phải đồng bộ với
phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Phát triển nhà ở kết hợp chỉnh
trang, cải tạo khu dân cư hiện hữu.
- Tập trung phát triển nhà ở xã hội,
triển khai thực hiện hoàn thành chỉ tiêu được giao theo Đề án “Đầu tư xây dựng
ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu
công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2023.
- Đẩy mạnh phát triển nhà ở theo dự án,
chú trọng khu vực đô thị và các điểm dân cư nông thôn với mục tiêu nâng cao
chất lượng sống của người dân, giảm dần tình trạng ở phân tán, “liền canh liền
cư”.
b) Giải pháp thực hiện
Xây dựng cơ chế chính sách:
- Xây dựng và ban hành các cơ chế,
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư để huy động vốn phát triển đô thị, các dự án
nhà ở thương mại, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho các đối tượng được hưởng
chính sách nhà ở theo quy định.
- Tiếp tục tham gia góp ý sửa đổi, bổ
sung đồng bộ hệ thống pháp luật về nhà ở, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất
động sản.
Giải pháp về đất ở:
- Dành quỹ đất cho
việc phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh; quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi
tiết đã được phê duyệt, đặc biệt là quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
- Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp,
bố trí lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng
phù hợp. Đồng thời, tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình để quy
hoạch phát triển nhà ở, khu dân cư, khu đô thị với các loại hình nhà ở phù hợp.
Giải pháp về kiến trúc, quy hoạch và
công nghệ xây dựng:
- Kiến trúc nhà ở ngoài việc đảm bảo
các nguyên tắc đáp ứng yêu cầu sử dụng, bền vững, mỹ quan, kinh tế cần phải
tuân thủ nguyên tắc tổng thể kiến trúc hài hoà, phù hợp với môi trường cảnh
quan và bản sắc của từng khu vực, địa phương.
- Nâng cao chất lượng các đồ án quy
hoạch xây dựng, làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án nhà ở, dự án khu đô
thị đảm bảo chất lượng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu thiết kế và áp dụng các loại nhà ở thân thiện
với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giải pháp về phát triển thị trường nhà ở và quản lý nhà ở:
- Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ các dự án
nhà ở đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư
xây dựng để đủ điều kiện khởi công, đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện
hành. Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, xây dựng hiện đại nhằm rút ngắn thời
gian xây dựng, giảm giá thành nhà ở.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành
chính, đơn giản thủ tục trong việc cấp phép xây dựng, cung cấp thông tin quy
hoạch đối với nhà ở riêng lẻ để người dân thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng
mới, cải thiện nhà ở.
Giải pháp về vốn:
- Tạo điều kiện về mặt bằng, công
trình hạ tầng kỹ thuật, để huy động nguồn vốn từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
đầu tư phát triển nhà ở, các khu đô thị.
- Huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn huy động hợp pháp khác
để hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Ưu tiên cho đối tượng xã
hội có nhu cầu vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định.
- Ưu tiên nguồn vốn
ngân sách Nhà nước để giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho
các dự án phát triển nhà ở xã hội.
Giải pháp nhà ở công vụ:
- Tiếp tục sử dụng và rà soát quỹ nhà
ở công vụ để cải tạo, nâng cấp phục vụ các đối tượng theo quy định; nếu có phát
sinh mới thì lập đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định từng
trường hợp cụ thể.
Giải pháp nhà ở tái định cư:
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
để xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi
các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
quốc phòng, an ninh. Đối với chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu
đô thị hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp thì thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở
phục vụ tái định cư theo quy định hiện hành.
Giải pháp nhà ở cho các đối tượng xã hội:
- Đối với nhà ở cho người có thu nhập
thấp đô thị, công nhân làm việc trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp: nghiên
cứu, triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được
giao trong Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối
tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Thủ
tướng Chính phủ.
- Đối với nhà ở cho hộ người có công
với cách mạng, hộ nghèo khu vực nông thôn: thực hiện lồng ghép các Chương trình
mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.
Về phát triển các khu
dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn tập trung:
- Đối với khu
vực đô thị: tập trung phát triển các khu dân cư, khu đô thị theo dự án đảm bảo
đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian kiến trúc và chất lượng
xây dựng công trình.
- Đối với khu vực nông thôn: tập trung
đẩy mạnh phát triển các điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Giải pháp tuyên truyền, vận động:
- Tuyên
truyền, vận động các tầng lớp dân cư thay đổi nhận thức về tập quán sinh
sống, thay đổi thói quen sinh sống liền canh liền cư, phân tán chuyển sang các
khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn tập trung với hạ tầng kĩ thuật, hạ
tầng xã hội hoàn chỉnh. Phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển nhà ở, đặc
biệt là hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, các hộ nghèo cải thiện chỗ ở.
Điều
2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết này; đồng thời, tổ chức xây dựng nội dung điều chỉnh
Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm đúng theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Bến Tre khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 07 tháng 12 năm
2023 và có hiệu lực thi hành kể từ Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Hồ Thị Hoàng Yến
|
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
2. Căn cứ pháp lý
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Mục tiêu và yêu cầu
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH BẾN TRE
1.1.
Điều kiện tự nhiên
1.1.1.
Vị trí địa lý
1.1.2. Đặc điểm địa
hình, đất đai
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
1.2. Đặc điểm xã hội
1.2.1. Đơn vị hành
chính
1.2.2. Đặc điểm phân bố
dân cư
1.2.3. Lao động và việc
làm
1.3. Điều kiện kinh tế
và xu hướng phát triển
1.3.1. Tình hình kinh tế
1.3.2. Cơ cấu và hướng
dịch chuyển kinh tế
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Phân tích hiện trạng nhà ở trên địa
bàn tỉnh
1.1. Số lượng và diện tích nhà ở
1.2. Chất lượng nhà ở
1.3. Mật độ dân số
1.4. Hiện trạng công tác phát triển và
quản lý nhà ở
1.5. Thực trạng nhà ở của nhóm đối tượng
được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
2. Đánh giá chung về thực trạng nhà ở
trên địa bàn tỉnh
2.1. Kết quả đạt được
2.2. Tồn tại, vướng mắc
2.3. Nguyên nhân, tồn tại, hạn chế
CHƯƠNG III: DỰ BÁO NHU CẦU NHÀ Ở, KHẢ NĂNG CUNG ỨNG PHÁT
TRIỂN NHÀ Ở
1. Cơ sở dự báo nhu cầu nhà ở của tỉnh
1.1. Các yêu cầu khi xác định chỉ tiêu
nhà ở
1.2. Cơ sở tính toán
2. Tiêu chí xác định nhu cầu nhà ở
3. Dự báo nhu cầu chung về nhà ở
3.1. Dự báo dân số
3.2. Dự báo tăng trưởng kinh tế
3.3. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa
3.4. Tương quan của diện tích nhà ở bình
quân đầu người với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người
3.5. Nhu cầu về nhà ở
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
1. Điều chỉnh, bổ sung quan điểm phát
triển nhà ở
1.1. Quan điểm phát triển nhà ở
1.2. Mối quan hệ giữa phát triển nhà ở với
yêu cầu về phát triển đô thị
2. Bổ sung nhiệm vụ phát triển nhà ở
2.1. Phát triển nhà
ở phải phù hợp với phát triển đô thị
2.2. Phát triển nhà
ở phải đồng bộ với phát triển hạ tầng
2.3. Phát triển nhà
ở kết hợp chỉnh trang, cải tạo khu dân cư hiện hữu
2.4. Đẩy mạnh phát
triển nhà ở theo dự án tại khu vực trung tâm kinh tế - xã hội
3. Điều chỉnh mục tiêu cụ thể
3.1 Điều chỉnh chỉ
tiêu diện tích nhà ở
3.2. Điều chỉnh chỉ tiêu diện tích nhà ở
tăng thêm theo loại nhà
3.3. Chỉ tiêu diện
tích nhà ở bình quân
3.4. Chỉ tiêu diện
tích nhà ở đầu người tối thiểu
3.5. Nhu cầu về vốn đầu tư
3.6. Điều chỉnh nhu cầu diện tích đất
xây dựng nhà ở
4. Các giải pháp thực hiện
4.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính
sách
4.2. Giải pháp về đất ở
4.3. Giải pháp về kiến trúc quy hoạch
4.4. Giải pháp về phát triển thị trường
nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở
4.5. Giải pháp về công nghệ
4.6. Các giải pháp về vốn
4.7. Giải pháp cải cách thủ tục
hành chính
4.8. Giải pháp nhà ở công vụ
4.11. Giải pháp nhà ở xã hội
4.12. Phát triển các khu dân cư đô thị,
điểm dân cư nông thôn tập trung
4.13. Giải pháp tuyên truyền, vận động
CHƯƠNG V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
3. Sở Tài nguyên và
Môi trường
4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
5. Sở Tài chính
6. Sở Giao thông vận
tải
7. Sở Khoa học và
Công nghệ
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
9. Sở Tư pháp
10. Cục Thuế tỉnh
11. Cục Thống kê tỉnh
12. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Bến Tre
14. Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi
nhánh tỉnh Bến Tre
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre
16. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
PHỤ LỤC I: DANH MỤC DỰ ÁN ĐANG TRIỂN
KHAI XÂY DỰNG
PHỤ LỤC II: DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN
PHỤ LỤC III: NHU CẦU PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
THEO TỪNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Nhận thức được tầm quan trọng của nhà ở đối
với đời sống và phát triển
kinh tế, tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo thực hiện công tác lập chương trình phát triển
nhà ở. Ngày 01 tháng 09 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành
Quyết định số 2098/QĐ-UBND phê duyệt Chương
trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030
(gọi tắt là Chương trình phát triển nhà ở) phù hợp với Chiến lược phát
triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày
30 tháng 11 năm 2011. Chương trình phát triển nhà ở sau khi được ban hành đã tác
động tích cực đến công tác quản lý và phát triển nhà ở trên
địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển có hệ thống và
phù hợp với quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20
tháng 10 năm 2015, Nghị
định số 100/2015/NĐ-CP
ngày 20
tháng 10 năm 2015 của
Chính phủ.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm
của Ủy ban nhân dân tỉnh công tác
phát triển nhà ở trên địa bàn cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng
cũng như chất lượng. Tuy nhiên ngày 22 tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 07 tháng 09 năm 2023 về thông qua Quy hoạch tỉnh
Bến Tre thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó phần nào tác
động đến các định hướng, mục tiêu cũng như các chỉ tiêu phát triển của Chương trình
phát triển nhà ở của tỉnh.
Ngoài ra, ngày 14 tháng 03 năm 2022, Bộ Xây
dựng cũng đã có văn bản số 820/BXD-QLN về việc xây dựng, điều chỉnh Chương
trình, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030. Theo đó:
"1.2. Đối với các địa phương đã
phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 hoặc có thời hạn
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề nghị tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ
sung các nội dung trong Chương trình phát triển nhà ở áp dụng cho giai đoạn
2021-2030 để bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
1.4. Nội dung Chương trình phát triển
nhà ở cần tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20/10/2015 của Chính phủ, phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 (xây dựng các mục tiêu, nhóm giải
pháp phát triển nhà ở của Chương trình phát triển nhà ở tương ứng với các mục
tiêu, nhóm nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Chiến lược). Đề nghị UBND các tỉnh
không xây dựng định hướng hoặc tầm nhìn của Chương trình mà xây dựng
nội dung cụ thể của Chương trình để áp dụng cho giai đoạn 5 năm (2021-2025)
hoặc giai đoạn 10 năm (2021-2030)."
Vì vậy, Chương trình phát
triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre cần có sự điều chỉnh, xác định lại các
chỉ tiêu phát triển nhà ở phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong thời gian tới là cần thiết.
- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày
25/11/2014;
- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở
quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng
10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Nhà ở;
- Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng
10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
- Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng
03 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
- Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4
năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý
nhà ở xã hội;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25 tháng 01 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội;
- Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3
tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít
nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu
công nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 07
tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X - Kỳ họp thứ 10
thông qua Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
- Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 24
tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thông qua Chương
trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030.
a) Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh với diện
tích 2.379,7 km².
b) Phạm vi về thời gian: nghiên cứu hiện trạng nhà ở, dân số từ năm
2020 đến 2022, làm căn cứ dự báo đến năm 2030.
a) Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng nhà ở hiện nay trên
địa bàn tỉnh đến năm 2030.
- Dự báo nhu cầu nhà ở của các nhóm đối
tượng đến năm 2025, năm 2030 bao gồm: người có công với cách mạng; người
nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại đô thị; cán bộ công
chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; công nhân tại các khu công
nghiệp; sinh viên, học sinh và các đối tượng đặc biệt khó khăn trên
địa bàn tỉnh từng giai đoạn làm cơ sở lập kế hoạch phát triển phù hợp.
- Đưa ra dự báo về mục tiêu phát triển nhà ở
đến năm: 2025, 2030.
- Dự báo quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu
cầu phát triển nhà ở của tỉnh trong giai đoạn: 2021-2025, 2026-2030.
- Dự báo nguồn vốn để thực hiện giai đoạn:
2021-2025, 2026-2030.
- Xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với
tình hình cụ thể của tỉnh, dựa trên các mục tiêu được đề ra nhưng vẫn đảm bảo
được tính bền vững cho công tác phát triển nhà ở.
- Làm cơ sở để quản lý công tác phát triển
nhà ở và triển khai thực hiện các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh, thu hút các
nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở.
- Thúc đẩy phát triển thị trường bất động
sản trên địa bàn tỉnh.
b) Yêu cầu
- Công tác phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre
phải phù hợp với nhu cầu nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn;
đảm bảo tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do các cấp phê
duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là
chỉ tiêu nhà ở xã hội phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ
bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh , phù hợp với từng thời
kỳ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xác định quỹ đất để đáp ứng nhu
cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho đối
tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã
hội trên địa bàn tỉnh.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bến
Tre là một trong 13 tỉnh/thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được
hình thành từ khu vực tam giác châu thổ hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù
lao: Cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh trên 4 nhánh sông lớn là sông
Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Diện tích tự nhiên của tỉnh
là 2.379,7 km², chiếm 5,8% diện tích vùng ĐBSCL, với đường bờ biển kéo dài trên
65km. Tỉnh Bến Tre được xác định về tính chất và chức năng là một trung tâm
kinh tế quan trọng của tiểu vùng phía Đông - Bắc vùng ĐBSCL và trên trục hành
lang kinh tế đô thị ven biển Đông; Đầu mối giao thông quan trọng của vùng
ĐBSCL; Giữ vai trò quan trọng về an ninh - quốc phòng của cả nước.
- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền
Giang.
- Phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh
Vĩnh Long.
- Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Với vị trí tiếp giáp
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh 86km, tỉnh Bến
Tre có hệ thống giao thông đường thủy với bốn sông chính hướng ra biển Đông và
hệ thống kênh, rạch là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết Bến Tre
với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
rất thuận lợi cho việc phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Ngoài ra còn có các
tuyến đường giao thông quan trọng như, quốc lộ 60, quốc lộ 57, quốc lộ 57B,
57C... và các cầu: Rạch Miễu, Hàm Luông và Cổ Chiên góp phần thúc đầy kinh tế -
xã hội và kết nối Bến Tre với các tỉnh thành lân cận.
Từ điều kiện tự nhiên
về vị trí địa lý của tỉnh tạo cho Bến Tre có nhiều lợi thế phát triển, tăng cường
hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là
thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Về địa hình, Bến Tre
là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng, có độ
cao trung bình 1-2m so với mặt nước biển.
Bến Tre có phần lớn đất
đai bị nhiễm mặn; nền đất yếu, khả năng chịu tải thấp nên việc xây dựng, phát
triển nhà ở đòi hỏi kinh phí cao, vì vậy nhà ở trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhà
thấp tầng, xây dựng đơn giản.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Bến Tre nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở
đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của tỉnh từ 26oc-27oc.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 - 1.500 mm, tập trung vào mùa mưa,
chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện nhưng lại ảnh hưởng đến công tác
xây dựng nhà ở.
Trong thời gian qua,
biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra gió lốc - mưa đá, triều cường dâng cao
và xâm nhập mặn gây ảnh hưởng lớn đến nhà ở, tài sản và tính mạng của người
dân. Do đó, người dân trong vùng đã cố gắng kiên cố hóa nhà ở để giảm thiểu thiệt
hại về tài sản và đảm bảo an toàn tính mạng. Ngoài ra, tỉnh đã có những biện
pháp để phát triển nhà ở trong vùng đảm bảo thích ứng với sự biến đổi khí hậu
như: các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đã được di dời, hỗ trợ và bố trí chỗ
tái định cư, ổn định cuộc sống.
1.2. Đặc điểm xã hội
1.2.1. Đơn vị hành chính
Tỉnh Bến Tre có 9 đơn
vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Được phân chia thành
157 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 8 phường, 10 thị trấn và 139 xã. Trong đó
Thành phố Bến Tre là đô thị loại II và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, giáo dục và đào tạo, thương mại và dịch vụ tổng hợp của tỉnh Bến Tre, nằm
cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 85 km.
Bảng 1.1:
Các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Số lượng đơn vị
hành chính cấp dưới
|
Phường
|
Thị trấn
|
Xã
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
8
|
|
6
|
2
|
Huyện Ba Tri
|
|
2
|
21
|
3
|
Huyện Bình Đại
|
|
1
|
19
|
4
|
Huyện Châu Thành
|
|
2
|
19
|
5
|
Huyện Chợ Lách
|
|
1
|
10
|
6
|
Huyện Giồng Trôm
|
|
1
|
20
|
7
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
|
1
|
12
|
8
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
|
1
|
15
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
|
1
|
17
|
1.2.2. Đặc điểm phân bố dân cư
a) Đặc điểm chung
Tính đến hết năm 2022
dân số tỉnh Bến Tre là 1.298.006 người, mật độ dân số bình quân là 545 người/km².
Mật độ dân số trung bình của toàn khu vực đồng bằng Sông Cửu Long là (341 người/km²).
Ngoài ra tỉnh còn có lợi thế để phát triển về thủy sản và kinh tế biển khi có
đường bờ biển dài 65km… tạo điều kiện thuận lợi để canh tác và sản xuất nên thu
hút được người dân tập trung sinh sống và xây dựng nhà ở, bên cạnh đó tỉnh cũng
có thế số lượng dân cư lớn đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
Bảng
1.2. Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Bến
Tre
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Diện tích tự nhiên
(km²)
|
Dân số
(người)
|
Mật độ dân số (người/km²)
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
70.6
|
125.583
|
1.778
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
224.9
|
177.159
|
788
|
3
|
Huyện Chợ Lách
|
169.1
|
112.097
|
663
|
4
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
231.0
|
144.582
|
626
|
5
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
165.2
|
113.917
|
690
|
6
|
Huyện Giồng Trôm
|
312.6
|
171.290
|
548
|
7
|
Huyện Bình Đại
|
419.1
|
138.290
|
330
|
8
|
Huyện Ba Tri
|
355.6
|
186.445
|
524
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
431.8
|
128.643
|
298
|
Toàn tỉnh
|
2.379,7
|
1.298.006
|
545
|
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2022)
Hiện nay, trên địa
bàn thành phố Bến Tre có mật độ dân số cao nhất so với toàn tỉnh, do thành phố
Bến Tre là trung tâm của tỉnh Bến Tre nên đây là đơn vị có giao thông thuận tiện,
kinh tế phát triển, nhiều ngành nghề thương mại dịch vụ thu hút người lao động
đến làm việc. Khu vực các huyện như huyện Bình Đại, Thạnh Phú có mật độ dân cư
thấp do mức độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ hội nghề nghiệp việc làm chưa đủ
thu hút lao động tại địa phương và từ nơi khác về sinh sống và làm việc, bên cạnh
đó một bộ phận người dân của các đơn vị trên chuyển đến những thành phố lớn để
sinh sống, làm việc và học tập.
Có thể thấy, mật độ
dân số ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở, khu vực có mật độ dân số cao sẽ có nhu cầu
về nhà ở lớn, tạo điều kiện tiên quyết cho thị trường nhà ở và bất động sản
phát triển. Các khu vực có mật độ dân số thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong kêu gọi
đầu tư, cũng như phát triển nâng cao chất lượng nhà ở, diện mạo đô thị địa
phương.
b) Phân bố dân cư tại
khu vực đô thị
Phân bố dân cư khu vực
đô thị tương đối đồng đều (trừ thành phố Bến Tre có mật độ cao nhất so với
toàn tỉnh), đã cơ bản hình thành đô thị trung tâm hành chính- chính trị tại
các huyện thị, các đô thị chuyên ngành kinh tế. Dân cư tập trung khu vực thuận
lợi về giao thông. Tập trung đầu tư, thu hút đầu tư phát triển thành phố Bến
Tre, huyện Châu Thành trở thành trung tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của vùng và các tiểu vùng; đồng thời phát triển các thị trấn, các khu dân cư,
khu đô thị mới có tiềm năng, gắn với sự phát triển lan tỏa vùng đô thị, các
hành lang kinh tế quốc lộ 60, quốc lộ 57B, quốc lộ 57C, tuyến động lực ven biển
hình thành trong tương lai... thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
c) Phân bố dân cư nông thôn
- Phân bố dân cư theo cụm: phát triển thành
các thị tứ, bao gồm các trung tâm xã thuận lợi về giao thông về đường bộ, bám
theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.
Phân bố dân cư theo các cụm điểm, xóm, ấp,
các trung tâm xã và theo đường liên xã, liên cấp. Kinh tế chủ yếu là kinh tế hộ
gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế vườn.
Đặc điểm phân bố dân cư theo từng khu vực
cũng tương đồng với đặc điểm phát triển nhà ở. Khu vực phân bố dân cư lớn thì
chất lượng nhà ở cao và ngược lại: Chất lượng nhà ở khu vực đô thị và nông thôn
có nhiều điểm khác nhau trong đó chất lượng, diện tích nhà ở khu vực đô thị cao
hơn khu vực nông thôn; chất lượng nhà ở khu vực nông thôn tại khu vực trung tâm
xã, đường giao thông chính cao hơn so với khu vực trong nội đồng.
1.2.3. Lao động và việc làm
Nguồn nhân lực lao động
tại tỉnh Bến Tre khá dồi dào, theo số liệu thống kê, lực lượng lao động trên địa
bàn tỉnh Bến Tre năm 2022 là 785.025 người, chiếm khoảng 48% so với dân số toàn
tỉnh. Trong những năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo không ngừng được cải thiện,
tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo tính đến hết năm 2022 đạt khoảng
64,22%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt mức trên 60% giúp cho người lao động có
mức thu nhập ổn định hơn và thúc đẩy các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đầu
tư sản xuất vào tỉnh nhiều hơn vì đã chủ động được nguồn nhân lực qua đào tạo tại
nơi sản xuất. Góp phần cải thiện từng bước về tình hình kinh tế chung của tỉnh.
Bảng
1.3. Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Bến
Tre
STT
|
Chỉ tiêu
|
Năm
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
1
|
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
(người)
|
808.543
|
815.614
|
815.257
|
761.098
|
772.229
|
2
|
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo
(%)
|
56.10
|
58.53
|
60.60
|
62.09
|
64.22
|
(Nguồn: Niên giám
thống kê tỉnh Bến Tre năm 2022)
Trong thời gian tới,
cơ cấu lao động theo nghề nghiệp sẽ tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng
lao động làm việc trong các ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng. Vì
vậy, cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động
để đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế, tạo nguồn lực để thúc đẩy
phát triển nhà ở.
Trong 5 năm từ 2016 -
2020, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh khá ổn định, biến động không nhiều,
dẫn đến nhu cầu nhà ở không cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với định hướng
phát triển kinh tế tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030, sẽ là điều kiện để thu
hút lao động khiến cho nhu cầu nhà ở tăng cao, thị trường nhà ở có sự chuyển dịch
trong các phân khúc nhà ở cho thuê, nhà ở cho người thu nhập thấp.
1.3. Điều kiện kinh tế và xu hướng phát
triển
1.3.1. Tình hình kinh tế
Quy mô GRDP năm 2022
theo giá hiện hành đạt 63.585 tỷ đồng, tăng 7,33% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó công nghiệp - xây dựng đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất là 18,78%, khu vực
dịch vụ tăng 10,96%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 9,97%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm có mức tăng trưởng khá so với các tỉnh
có cùng điều kiện trong khu vực.
Tình hình kinh tế của
toàn tỉnh trong giai đoạn 6 năm từ 2016 - 2022 có sự chuyển biến rất tích cực
trong đó ngành tăng nhiều nhất là ngành dịch vụ. Tính đến hết năm 2022 tỷ trọng
của ngành dịch vụ đã đạt hơn 40,63%. Đây là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng
lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. Có thể thấy đây là ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh trong những năm hiện tại và tương lai.
Bảng 1.4. Tổng sản
phẩm trên địa bàn tỉnh
Bến Tre theo
giá so sánh phân theo khu vực kinh tế
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
|
Tổng
số
|
Trong đó
|
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
|
Công nghiệp và xây
dựng
|
Dịch vụ
|
Thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm
|
Tổng số
|
Trong đó: Công
nghiệp
|
Năm 2016
|
39,128
|
16,042
|
6,141
|
4,799
|
15,713
|
1,232
|
Năm 2017
|
43,006
|
17,240
|
6,916
|
5,407
|
17,463
|
1,387
|
Năm 2018
|
47,265
|
18,179
|
8,279
|
6,495
|
19,264
|
1,543
|
Năm 2019
|
51,962
|
19,420
|
9,483
|
7,346
|
21,166
|
1,893
|
Năm 2020
|
54,106
|
19,456
|
10,652
|
8,255
|
22,016
|
1,983
|
Năm 2021
|
57,442
|
21,257
|
10,831
|
8,493
|
23,267
|
2,087
|
Năm 2022
|
63,585
|
22,489
|
13,085
|
10,467
|
25,838
|
2,174
|
(Nguồn: Niên giám
thống kê tỉnh Bến Tre năm 2022)
Trong thời gian cuối
năm 2022, kinh tế tiếp tục đà phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng cao
hơn so với 6 tháng đầu năm; quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành đạt 63.585
tỷ đồng, trong đó khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 35,37%; khu
vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 20,58%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng
40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 3,42%.
1.3.2. Cơ cấu và hướng dịch chuyển kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế có
sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
giảm các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Bảng 1.5. Tỷ trọng
các khu vực kinh tế trong các năm
ĐVT: %
Năm
|
Tổng
số
|
Trong đó
|
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
|
Công nghiệp và xây
dựng
|
Dịch vụ
|
Thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm
|
Tổng số
|
Trong đó: Công
nghiệp
|
Năm 2016
|
100,00
|
41.00
|
15.69
|
12.26
|
40.16
|
3.15
|
Năm 2020
|
100,00
|
35.96
|
19.69
|
15.26
|
40.69
|
3.66
|
Năm 2022
|
100,00
|
35.37
|
20.58
|
16.46
|
40.63
|
3.42
|
Như vậy, trong những
năm gần đây Bến Tre có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao kéo theo sự chuyển dịch
cơ cấu lao động, đặt ra nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính
sách xã hội, công nhân, sinh viên. Để giải quyết nhu cầu này, một mặt cần triển
khai các quy hoạch chi tiết đối với đô thị hiện có và các vùng phát triển trong
tương lai, mặt khác phải hướng dẫn người dân khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở
phải chú ý xây dựng đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, kết hợp chỉnh
trang đô thị để đảm bảo phát triển đô thị văn minh, bền vững.
CHƯƠNG
II:
HIỆN
TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Phân tích hiện
trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh
1.1. Số lượng và diện
tích nhà ở
Theo số liệu báo cáo
của các đơn vị và kết quả khảo sát, tính toán về
công tác phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre, hiện trạng chung về nhà ở
trên địa bàn tỉnh đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 cụ thể như sau:
- Trên địa bàn tỉnh
có khoảng 390.009 căn nhà với tổng diện tích là 40.367.987 m² sàn.
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 31,10 m² sàn/người.
Trong đó khu vực thành thị là 28,33 m² sàn/người và khu vực nông thôn là 31,42
m² sàn/người.
Biểu đồ
2.1. Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2022[1]
Biểu đồ
2.2. Tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2022[2]
Có thế thấy trong giai đoạn 2012-2022, diện tích nhà ở tăng
khá nhanh, tổng diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 10 triệu m² sàn, trung bình mỗi
năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 1 triệu m². Trong năm 2022 , tổng diện
tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành ước đạt 1,15 triệu m², tăng 2,93% so năm
2021. Phần lớn diện tích xây dựng nhà ở trong năm là nhà ở riêng lẻ, trong đó
chủ yếu là nhà ở riêng lẻ dưới 4 tầng đạt 1,13 triệu m², chiếm 98,61% tổng diện
tích sàn xây dựng nhà ở, so cùng kỳ tăng 2,91%; nhà ở biệt thự 16 nghìn m².
Cùng với sự phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh, tốc
độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre được cải
thiện, do đó chất lượng nhà ở trên địa bàn cũng tăng cao. Có thể thấy, giai đoạn
2020-2022 diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 28,10 m²/người lên 31,10 m²/người
(tăng khoảng 10,68%). Các căn nhà cũ kỹ xuống cấp dần dần được sửa chữa hoặc
tháo dỡ xây dựng mới thành những căn nhà khang trang kiên cố theo quy hoạch,
góp phần cải tạo bộ mặt các khu dân cư đô thị, các tuyến điểm dân cư, hệ thống
hạ tầng kĩ thuật, hạ tâng xã hội ngày càng đẹp và hiện đại.
Chất lượng nhà ở trên địa bản tỉnh ngày càng được cải thiện,
lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 90,65%, đứng thứ 8 so với các tỉnh nằm
trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ còn khoảng
9,44%, các căn nhà này chủ yếu là nhà ở của các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và
người có thu nhập thấp.
Bảng 2.1. Chất lượng
nhà ở tỉnh Bến Tre năm 2022
Đơn vị: %
STT
|
Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long
|
Tổng số
|
Nhà kiên cố và bán
kiên cố
|
Nhà thiếu kiên cố
và đơn sơ
|
1
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
100
|
97,6
|
2,4
|
2
|
Tỉnh Tiền Giang
|
100
|
98,1
|
1,9
|
3
|
Tỉnh Bến Tre
|
100
|
90,65
|
9,44
|
4
|
Tỉnh Trà Vinh
|
100
|
86,5
|
13,5
|
5
|
Tỉnh Long An
|
100
|
96,1
|
3,9
|
6
|
Tỉnh Đồng Tháp
|
100
|
90,5
|
9,5
|
7
|
Tỉnh An Giang
|
100
|
86,1
|
13,9
|
8
|
Tỉnh Kiên Giang
|
100
|
85,2
|
14,9
|
9
|
Tỉnh Cần Thơ
|
100
|
96,4
|
3,7
|
10
|
Tỉnh Hậu Giang
|
100
|
94,6
|
5,4
|
11
|
Tỉnh Sóc Trăng
|
100
|
92,2
|
7,8
|
12
|
Tỉnh Bạc Liêu
|
100
|
91,9
|
8,1
|
13
|
Tỉnh Cà Mau
|
100
|
81,7
|
18,3
|
(Nguồn: kết
quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022)
Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với đặc thù có
nhiều hệ thống kênh rạch. Đa số dân cư nông thôn phân bố tự nhiên theo các tuyến
đường giao thông thủy bộ. Trên các tuyến dân cư đó, cứ cách khoảng 6 km hình
thành các điểm, cụm dân cư nông thôn giống như thị tứ, đô thị thu nhỏ.
Với hình thái phân bố dân cư phân tán không tập trung, tập
quán liền canh liền cư; gây nhiều trở ngại cho việc cải thiện các dịch vụ xã hội
như giáo dục, y tế.., các cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn như: giao thông, cấp
nước, cấp điện…Sự phân tán dân cư trải dài còn làm ngành dịch vụ kém phát triển
tại các vùng nông thôn.
Dân số trung bình tỉnh Bến Tre đến 31/12/2022 là 1.298.006
người. Trong vòng 10 năm (2012-2022) dân số toàn tỉnh tăng thêm 31.271
người so với thời điểm năm 2012.
Mật độ dân số toàn tỉnh đến 31/12/2022 là 545 người/km²,
trong đó cao nhất là thành phố Bến Tre, thấp nhất là 02 huyện ven biển Thạnh
Phú và Bình Đại. Có thể thấy, mật độ dân số và mật độ nhà ở có nét tương đồng.
Tại những đơn vị có mật độ dân số tập trung cao thì có mật độ nhà ở cao. Như vậy,
thành phố Bến Tre là đơn vị có mật độ dân số cao nhất toàn tỉnh và giảm dần tại
các huyện Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam.
Bảng 2.2.
Mật độ dân số trên địa bàn tỉnh
STT
|
Đơn vị
|
Diện tích
(Km²)
|
Dân số trung bình
(Người)
|
Mật độ dân số
(Người/km²)
|
|
Toàn tỉnh
|
2.379,7
|
1.298.006
|
545
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
70,6
|
125.583
|
1.778
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
224,9
|
177.159
|
788
|
3
|
Huyện Chợ Lách
|
169,1
|
112.097
|
663
|
4
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
231,0
|
144.582
|
626
|
5
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
165,2
|
113.917
|
690
|
6
|
Huyện Giồng Trôm
|
312,6
|
171.290
|
548
|
7
|
Huyện Bình Đại
|
419,1
|
138.290
|
330
|
8
|
Huyện Ba Tri
|
355,6
|
186.445
|
524
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
431,8
|
128.643
|
298
|
(Nguần:
Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2022)
Quá trình phát triển đến nay, nhà ở xây mới trên địa bàn tỉnh
chủ yếu được phát triển theo loại hình nhà ở riêng lẻ, bao gồm nhà ở riêng lẻ
do dân tự xây và nhà ở riêng lẻ phát triển theo dự án nhà ở thương mại.
a) Nhà ở dân
tự xây
Nhà ở do dân tự xây dựng chiếm chủ yếu trong tổng số nhà ở hiện
hữu và xây mới trên địa bàn tỉnh. Phần lớn nhà ở tự xây phát triển theo các trục
đường giao thông, nhà ở được xây dựng từ 1-3 tầng, một số có thể là những căn
biệt thự rộng rãi cho tầng lớp giàu có hoặc các ngôi nhà tạm bợ cho người có
thu nhập thấp.
Hình 2.1.
Nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh, buôn bán tại huyện Bình Đại
Nhà ở tự xây cũng được phát triển nhiều hơn tại các khu vực
trung tâm, xây dựng trên nền đất trong các dự án hoặc trên đất ở hộ gia đình,
nhà ở riêng lẻ tại các khu vực trung tâm ngoài mục đích để ở còn là nơi phát
triển các dịch vụ thương mại, văn phòng. Nhà ở dân tự xây chủ yếu xây dựng tự
phát khiến cho kiến trúc cảnh quan đô thị chưa được hài hòa, các khu nhà ở do
dân tự đầu tư xây dựng thể hiện sự chắp vá, đủ mọi hình khối, đường nét, màu sắc.
Mặt khác, từ chỉ giới đường đỏ đến chỉ giới xây dựng thường bị người dân tận dụng
làm quán bán hàng, kinh doanh, khiến cho bộ mặt kiến trúc đô thị tại nhiều nơi
không hài hòa, không đồng nhất.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn có sự đan xen giữa
nhà ở khu dân cư với những nhà ở ven sông rạch tại các đô thị, do vậy không đồng
nhất về cảnh quan, đồng thời gây ô nhiễm môi trường cho các đô thị.
b) Nhà ở
thương mại
Trong những năm qua, cùng với những chính sách về phát triển
các loại hình nhà ở trên địa bàn cả nước, tỉnh Bến Tre cũng đã quan tâm, kêu gọi
đầu tư các dự án phát triển nhà ở nhằm giải quyết nhu cầu ở của người dân.
Giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn tỉnh có 3 dự án cơ bản hoàn
thành, đưa vào sử dụng (Dự án đầu tư Khu dân cư Mỏ Cày Nam; Dự án Khu dân cư thị
trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú; Dự án Chỉnh trang Khu dân cư đô thị Phú
Khương- phường Phú Khương, thành phố Bến Tre) và 8 dự án đang triển khai thực
hiện (danh mục dự án đang triển khai, chi tiết xem tại Phụ lục I).
Bảng
2.3. Dự án nhà ở thương mại khu đô thị mới hoàn thành
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Nhà đầu tư
|
Địa điểm
|
Diện tích đất dự án
|
Lô nền
|
Nhà ở riêng lẻ
|
(ha)
|
Số lô
|
Diện tích xây dựng
|
Số căn
|
Diện tích sàn
|
|
Toàn tỉnh
|
|
2
|
23,3
|
737
|
73.680
|
218
|
43.600
|
I
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
|
1
|
4,85
|
233
|
23.280
|
0
|
0
|
1
|
Dự án đầu tư Khu
dân cư Mỏ Cày Nam
|
Công ty TNHH Đầu tư
xây dựng thương mại Vietland
|
Xã Đa Phước Hội
|
4,85
|
233
|
23.280
|
|
|
II
|
Huyện Thạnh Phú
|
|
|
11,46
|
400
|
40.000
|
0
|
0
|
1
|
Dự án Khu dân cư thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú
|
Công ty TNHH Một
thành viên Ut Thắng
|
Thị trấn Thạnh Phú
|
11,46
|
400
|
40.000
|
|
|
III
|
Thành phố Bến Tre
|
|
|
6,99
|
104
|
10.400
|
218
|
43.600
|
1
|
Dự án Chỉnh trang Khu dân cư đô thị Phú Khương- phường Phú
Khương, thành phố Bến Tre
|
Công ty TNHH đầu tư
Bến Tre
|
Thành phố Bến Tre
|
6,99
|
104
|
10.400
|
218
|
43.600
|
Nhà ở thương mại chỉ
chiếm một phần nhỏ so với lượng nhà ở hiện có trên toàn tỉnh, tất cả đều phát
triển dưới dạng nhà ở riêng lẻ, một số dự án hỗn hợp cùng với kinh doanh dịch vụ.
Phát triển nhà ở thương mại theo dự án tạo cảnh quan khang trang, hiện đại;
hình thành các khu đô thị mới, đồng bộ, có hạ tầng kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh
như khu dân cư Hưng Phú, Khu nhà ở Sơn Đông, thành phố Bến Tre. Nhà ở thương mại
phát triển đa dạng về kiểu dáng, không gian kiến trúc cũng như nâng cao tính thẩm
mỹ về nội thất và ngoại thất, kiến trúc đẹp, hiện đại và công năng khá hoàn chỉnh.
Hình 2.2. Khu dân cư Hưng Phú, phường Phú Tân, TP. Bến
Tre
c) Nhà ở công
vụ
Trên địa bàn
tỉnh có 02 khu nhà ở công vụ tại thành phố Bến Tre được đầu tư xây dựng từ năm
2003-2008, bao gồm:
- 46 căn
chung cư với tổng diện tích là 1.062 m² sàn, hiện nay đã bố trí cho thuê 18
căn.
- 31 căn nhà
liền kề với tổng diện tích là 1.736 m² sàn, hiện nay đã bố trí cho thuê 25 căn.
(loại hình nhà liền kề này hiện nay không đạt tiêu chuẩn và không thuộc quy định thiết kế nhà ở công vụ theo Quyết định số 27/2015/QĐ-TTg ngày 10
tháng 07 năm 2015 của Chính phủ về nhà ở công vụ).
Hiện nay, các cán bộ
thuộc diện được điều động, luân chuyển đủ điều kiện được thuê nhà công vụ trên
địa bàn tỉnh rất hạn chế, các cán bộ này đa phần đã có nhà ở tại thành phố Bến
Tre hoặc không có nhu cầu thuê nhà ở công vụ. Vì vậy, vẫn còn một số căn nhà ở
công vụ chưa có đối tượng cho thuê.
Nguồn thu từ
việc cho thuê nhà ở công vụ là rất thấp và không đủ kinh phí để sửa chữa, cải
tạo thường xuyên khiến cho các khu nhà ở công vụ này đã có dấu hiệu xuống cấp.
d) Nhà ở cho
người có thu nhập thấp khu vực đô thị
Việc phát
triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trên địa bàn
tỉnh chỉ có 03 công trình nhà ở xã hội, tổng diện tích sàn xây dựng 26.706 m²
với 282 căn hộ, cụ thể như sau:
- Đã hoàn
thành và đưa vào sử dụng 01 dự án từ năm 2014 là dự án Khu nhà ở cán bộ công
nhân viên Gò Đàng, thành phố Bến Tre (giai đoạn 02), quy mô 05 tầng, 42 căn hộ
với tổng diện tích sàn xây dựng 2.870,70 m², hiện nay đã cho thuê 42/42 căn,
các công chức, viên chức sống tại đây có hoàn cảnh khó khăn và không có
khả năng tạo lập nhà ở. Dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước; do
kinh phí bảo trì lớn, nguồn thu từ tiền cho thuê không đủ chi phí để cải tạo
khiến khu nhà ở đã có dấu hiệu xuống cấp.
- Đang triển
khai thực hiện 01 dự án là Dự án Khu nhà ở xã hội Sơn Đông tại Quốc lộ 57C, xã
Sơn Đông, thành phố Bến Tre có tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 24.835 m²,
số căn hộ chung cư: 240 căn, được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, dự kiến hoàn
thành trong năm 2024.
Bảng 2.4.
Danh mục dự án nhà ở xã hội tỉnh Bến Tre
STT
|
Dự án
|
Địa điểm
|
Số căn
|
Tổng diện tích sàn
(m²)
|
|
Toàn tỉnh
|
|
282
|
26.706
|
I
|
Đã hoàn thành
|
|
42
|
2.871
|
1
|
Dự án Khu nhà ở cán bộ, công nhân viên Gò
Đàng
|
TP. Bến Tre
|
42
|
2.871
|
II
|
Đang thực hiện
|
|
240
|
24.835
|
1
|
Dự án Khu nhà ở xã hội Sơn Đông
|
TP. Bến Tre
|
240
|
24.835
|
Việc phát
triển dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã nhận được sự đồng
tình và ủng hộ của các cấp, bộ ngành, địa phương và người dân. Tuy nhiên, kết
quả phát triển nhà ở xã hội đến nay không cao do gặp phải hạn chế từ nguồn vốn
đầu tư và quỹ đất sạch hình thành dự án và không nhận được sự quan tâm của của
các nhà đầu tư. Do đó, việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn chưa
được đáp ứng được kịp thời so với nhu cầu của của các đối tượng được hưởng
chính sách nhà ở xã hội.
đ) Nhà ở cho hộ người có công với cách
mạng
Thực hiện
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, theo Đề án tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ
3.794 hộ, trong 2.535 hộ xây mới, 1.259 hộ sửa chữa; các hộ xây dựng nhà mới
hoặc cải tạo sữa chữa đều đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m², đảm bảo
tiêu chí 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng và mái cứng)[3].
Ngân sách
thực hiện (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) hỗ trợ 40 triệu
đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở; hỗ trợ 20 triệu
đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Ngoài nguồn kinh được hỗ trợ theo quy định, tỉnh vận động từ nguồn xổ số kiến
thiết để hỗ trợ thêm 10 triệu/một căn nhà ở xây dựng mới và 5 triệu/một căn nhà
ở thuộc diện sửa chữa. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và
các Đoàn thể, đặc biệt là Hội Cựu chiến binh đã tích cực tuyên truyền, vận động
các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia ủng hộ, giúp đỡ người có công xây
dựng nhà ở bằng nhiều hình thức như: ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng, ngày
công lao động để nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa hoàn thành được khang trang,
bền chắt hơn. Đối với những hộ già cả, neo đơn không có khả năng tự tổ chức xây
dựng nhà ở, UBND cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này.
Theo số của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong giai đoạn tới có 1.034 hộ cần hỗ trợ,
trong đó giai đoạn 2023-2025 là 939 hộ, giai đoạn 2026-2030 là 95 hộ.
e) Nhà ở cho hộ gia
đình nghèo
Thực hiện
Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ.
Đến nay tỉnh đã hoàn thành hỗ trợ có 958 hộ nghèo xây dựng mới nhà ở (tương đương
92,03% so với số lượng nhà ở theo Đề án rà soát, điều chỉnh lần cuối cùng đã
được phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2019 là 1.041
căn).
Nhà được xây
dựng với kết cấu chính là: móng, khung, cột bê tông cốt thép; tường xây gạch ống,
tô, quét vôi mặt trước (mặt tiền) mái lợp tole hoặc Fibrôximăng; nền láng xi
măng hoặc lót gạch Ceramic và lắp dựng cửa đi, cửa sổ hoàn chỉnh, đạt chất
lượng theo yêu cầu. Diện tích xây dựng trung bình là 48m² (nhà có diện tích xây
dựng nhỏ nhất là 36m², nhà có diện tích xây dựng lớn nhất là 70m²).
Qua quá trình
rà soát, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 25.773 hộ nghèo và cận nghèo, dự kiến nhu
cầu hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2023-2025 là 2.503 hộ, giai đoạn 2026-2030 là 2.060
hộ.
Bảng
2.5. Hiện trạng nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo[4]
STT
|
Đơn vị hành
chính cấp huyện
|
Hộ nghèo
(hộ)
|
Hộ cận nghèo
(hộ)
|
Nhu cầu hỗ trợ nhà
ở dự kiến
|
Nhu cầu hỗ trợ nhà
ở dự kiến
|
Tổng số hộ
nghèo
|
Giai đoạn 2023
- 2025
|
Giai đoạn 2026-
2030
|
Tổng số hộ
nghèo
|
Giai đoạn 2023
- 2025
|
Giai đoạn 2026-
2030
|
1
|
TP. Bến Tre
|
360
|
30
|
27
|
367
|
21
|
19
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
1.148
|
70
|
49
|
1.428
|
49
|
32
|
3
|
Huyện Bình Đại
|
1.410
|
252
|
228
|
1.446
|
147
|
67
|
4
|
Huyện Ba Tri
|
4.177
|
401
|
322
|
1.278
|
240
|
256
|
5
|
Huyện Giồng Trôm
|
2.358
|
240
|
360
|
1.257
|
58
|
109
|
6
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
1.486
|
142
|
85
|
1.539
|
95
|
86
|
7
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
806
|
57
|
50
|
1.239
|
116
|
100
|
8
|
Huyện Thạnh Phú
|
1.306
|
189
|
80
|
1.454
|
195
|
100
|
9
|
Huyện Chợ Lách
|
1.022
|
100
|
40
|
1.692
|
101
|
50
|
Tổng cộng
|
14.073
|
1.481
|
1.241
|
11.700
|
1.022
|
819
|
h) Hộ gia đình thuộc
khu vực nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu
Trên địa bàn
tỉnh có 6.110 hộ sống trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai,
biến đổi khí hậu. Hiện nay có 2.480 hộ cần được di dời khỏi vùng thường xuyên
xảy ra thiên tai, trong đó có 2.480 hộ có nhu cầu về nhà ở nếu phải di dời.
Hàng năm,
dưới ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến nhà ở, tài
sản và tính mạng của người dân. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng lớn
tới các hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất cũng như đời sống của người dân
trên địa bàn.
Bảng 2.6. Hiện trạng và nhu cầu
nhà ở cho hộ gia đình thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu[5]
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Hiện trạng (tính
đến tháng 12/2022)
(hộ)
|
Dự báo số hộ có nhu
cầu về nhà ở
(hộ)
|
Tổng số hộ trong
vùng thường xảy ra thiên tai
|
Số hộ cần di dời
|
Số hộ có nhu cầu về
nhà ở nếu phải di dời
|
Đến năm 2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
52
|
52
|
52
|
52
|
|
2
|
Huyện Ba Tri
|
848
|
333
|
333
|
150
|
183
|
3
|
Huyện Bình Đại
|
929
|
383
|
383
|
147
|
236
|
4
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
790
|
393
|
393
|
252
|
141
|
5
|
Huyện Châu Thành
|
355
|
150
|
150
|
55
|
95
|
6
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
850
|
116
|
116
|
40
|
76
|
7
|
Huyện Chợ Lách
|
650
|
650
|
650
|
264
|
386
|
8
|
Huyện Giồng Trôm
|
552
|
288
|
288
|
135
|
153
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
1.084
|
115
|
115
|
21
|
94
|
Tổng cộng
|
6.110
|
2.480
|
2.480
|
1.116
|
1.364
|
i) Nhà ở cho công
nhân, người lao động khu công nghiệp
Trên địa bàn
tỉnh có 01 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2016 là Dự án Khu nhà
ở công nhân khu công nghiệp Giao Long tại huyện Châu Thành, gồm 07 block (03
block nhà 01 trệt 02 lầu và 04 block nhà 01 trệt 03 lầu), quy mô 407 căn với
tổng diện tích sàn xây dựng là 17.054 m².
Hiện nay trên
địa bàn tỉnh có 02 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Giao Long, Khu công nghiệp An
Hiệp) và 01 cụm công nghiệp nằm trên địa bàn huyện Châu Thành. Số lượng công
nhân đang làm việc là 33.497 người, trong đó có 4.240 công nhân là người ngoại
tỉnh có nhu cầu cao về nhà ở, còn lại là công nhân trên địa bàn huyện và các
huyện lân cận. Tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp hình thành loại hình
nhà trọ do người dân tự xây dựng vơi diện tích từ 12-20 m²/phòng, đến nay số
lượng công nhân đang thê trọ tại đây khoảng 9.320 người.
Bảng 2.7.
Hiện trạng và dự báo nhu cầu nhà ở của công nhân, người lao động tại các khu
công nghiệp[6]
STT
|
Tên khu công
nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp
|
Tỷ lệ
lấp đầy
(%)
|
Hiện trạng
|
Tổng số công nhân
|
Tổng số công nhân
có hộ khẩu ngoại tỉnh
(người)
|
Tổng số công nhân
đang thuê nhà trọ
(người)
|
II
|
Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động
|
239
|
33.497
|
4.240
|
9.320
|
1
|
Khu công nghiệp Giao Long
|
100
|
29.090
|
3.106
|
8.744
|
2
|
Khu công nghiệp An Hiệp
|
100
|
4.407
|
1.134
|
576
|
II
|
Khu công nghiệp chưa đi vào hoạt động
|
|
|
|
|
1
|
Khu công nghiệp Phú Thuận
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng cộng
|
239
|
33.497
|
4.240
|
9.320
|
k) Nhà ở cho cán bộ, công chức,
viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
Tính đến
31/12/2022, số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan toàn tỉnh
có 22.408 cán bộ, công chức, viên chức[7]. Trong đó
có:
- 2.883 người
trong độ tuổi dưới 30;
- 7.742 người
trong độ tuổi từ 31 đến dưới 40;
- 7.362 người
trong độ tuổi từ 41 đến dưới 50 tuổi;
- 4.417 người
trong độ tuổi từ 51 đến dưới 60 tuổi;
- 04 người
trên tuổi nghỉ hưu;
Qua quá trình
khảo sát, những cán bộ công chức, viên chức có độ tuổi trên 30 tuổi (chiếm
87,1%) đa số đã có nhà ở thuộc sở hữu của riêng mình, không có nhu cầu bức
thiết về nhà ở. Còn lại là nhóm cán bộ, công chức, viên chức dưới 30 (chiếm
12,9%) tuổi là nhóm cán bộ trẻ, mới ra trường, thời gian công tác chưa lâu, thu
nhập thấp, chưa có nhà ở và đang ở chung với gia đình, một số ít phải ở trọ,
thuê nhà do làm việc xa nhà, sẽ có nhu cầu tách hộ ở riêng trong thời gian tới.
l) Nhà ở cho học sinh, sinh viên các trương đại
học, cao
đẳng,
trung cấp và dạy nghề.
Tính đến hết
năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 01 trường trung cấp và 02 trường cao đẳng, 01
Phân hiệu Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; tổng số sinh viên đang theo
học tại các trường trên là 2.667 sinh viên[8].
Tuy nhiên qua hàng năm, số lượng học sinh, sinh viên theo học tại các trường
cao đẳng, trung cấp trên địa bàn có sự sụt giảm.
Trên địa bàn
tỉnh hiện có 2 khu ký túc xá với tổng diện tích sàn là 4.752,6 m², trong đó
tổng số chỗ ở tại 02 khu là 312 chỗ, số lượng sinh viên đang ở trong ký túc xá
là 165 người. Số lượng sinh viên ở tại ký túc xá thấp như vậy là do các ký túc
xá xây đã lâu, đã xuống cấp và cần cải tạo sửa chữa lại. Số lượng sinh viên còn
lại không ở trong ký túc là ở tại nhà người quen hoặc ở trọ gần trường.
m) Nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ
Theo số liệu
báo cáo của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Báo cáo số 373/BCH-HC ngày 03/08/2023 hiện
nay trên địa bàn tỉnh có 38 chiến sĩ đang được bố trí ở tại đơn vị và có nhu
cầu về nhà ở, trong đó giai đoạn 2023-2025 là 2 chiến sĩ và giai đoạn 2026-2030
là 36 chiến sỹ.
a. Nhà ở cho
hộ người có công với cách mạng
Đề án hỗ trợ
cho người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày
26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã được
phê duyệt với tổng số 4.862 đối tượng (3.212 đối tượng xây mới, 1.650 đối tượng
sửa chữa), được phân bổ cho các huyện, thành phố. Kết quả thực hiện đề án: tổng
số hộ đã hoàn thành hỗ trợ là 2.563 hộ, trong đó: 1.827 hộ xây dựng mới và 736
hộ sửa chữa. Trong đó cụ thể:
Tổng số kinh
phí đã cấp theo Đề án được phê duyệt là 201.800 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn
hỗ trợ từ ngân sách TW: 153.368 triệu đồng.
- Nguồn vốn
đối ứng từ ngân sách tỉnh: 8.072 triệu đồng.
- “Quỹ Đền ơn
đáp nghĩa” vận động từ nguồn xổ số kiến thiết tỉnh Bến Tre hỗ trợ thêm: 40.360
triệu đồng.
- Tổng số các
nguồn kinh phí đã được thanh quyết toán là: 109.750 triệu đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn
hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 83.410 triệu đồng;
+ Nguồn vốn
đối ứng từ ngân sách tỉnh: 4.390 triệu đồng;
+ “Quỹ Đền ơn
đáp nghĩa” vận động từ nguồn xổ số kiến thiết tỉnh Bến Tre hỗ trợ thêm: 21.950
triệu đồng.
b. Nhà ở cho
hộ gia đình nghèo
Tính đến nay
địa bàn tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ hộ nghèo vay vốn xây dựng nhà ở hoàn thành,
nghiệm thu đưa vào sử dụng: 955 căn Trong đó:
- Năm 2016:
Thực hiện hoàn thành 141 căn, đạt 40,05% so với Kế hoạch (141/352 căn).
- Năm 2017:
Thực hiện hoàn thành 338 căn, đạt 55,68% so với Kế hoạch (338/607 căn).
- Năm 2018:
Thực hiện hoàn thành 314 căn, đạt 33,47% so với Kế hoạch (314/938 căn).
- Năm 2019:
Thực hiện hoàn thành 134 căn, đạt 50,75% so với Kế hoạch (134/264 căn).
- Năm 2020:
Thực hiện hoàn thành 28 căn, đạt 43,75% so với Kế hoạch (28/64 căn).
Kết quả thực
hiện cụ thể tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng
công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình nghèo
STT
|
UBND cấp huyện
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Tổng
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
12
|
28
|
26
|
2
|
0
|
68
|
3
|
Huyện Bình Đại
|
24
|
42
|
9
|
1
|
0
|
76
|
4
|
Huyện Giồng Trôm
|
19
|
30
|
14
|
2
|
0
|
65
|
5
|
Huyện Ba Tri
|
6
|
54
|
89
|
32
|
0
|
181
|
6
|
Huyện Chợ Lách
|
13
|
13
|
14
|
1
|
1
|
42
|
7
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
11
|
12
|
3
|
2
|
0
|
28
|
8
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
23
|
75
|
95
|
78
|
19
|
290
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
33
|
84
|
64
|
16
|
8
|
205
|
Tổng cộng
|
141
|
338
|
314
|
134
|
28
|
955
|
Chất lượng nhà ở: nhà được xây dựng với kết
cấu chính là móng, khung, cột bê tông cốt thép; tường xây gạch ống, tô trát,
quét vôi mặt trước (mặt tiền) mái lợp tole hoặc fibrôximăng; nền láng xi măng
hoặc lát gạch ceramic và lắp dựng cửa đi, cửa sổ hoàn chỉnh, đạt chất lượng
theo yêu cầu.
c. Nhà ở cho công chức, viên chức
Hiện nay số lượng công chức, viên chức
đang công tác trên địa bàn tỉnh vào khoảng 22.408 cán bộ. Trong đó có khoảng
2.883 cán bộ trẻ dưới 30 tuổi. Phần lớn những cán bộ này hiện nay chưa có nhà
ở.
d. Phát triển nhà ở tái định cư cho
các đối tượng hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa,
phá dỡ nhà ở và hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị
ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
Theo số liệu rà soát báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 6.110
hộ gia đình nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai biến đổi khí hậu. Trong đó
đặc biệt là các hộ dân ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại nằm trong vùng sạt lở và
xâm nhập mặn.
- Số hộ gia đình cần di dời trong giai
đoạn 2023-2030 là 2.480 hộ.
- Số hộ có nhu cầu về nhà ở nếu phải
di dời là 2.480 hộ.
e. Học sinh, sinh viên các học viện,
trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập
được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập
Theo số liệu rà soát báo cáo số liệu
của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện các cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao
đẳng trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.091 sinh viên đang theo học tại các
trường. Tổng diện tích ký túc xá hiện hiện có khoảng 1.572,6 m² sàn, hiện đang
bố trí cho 93 học sinh sinh viên.
Một số sinh viên tỉnh khác, và những
sinh viên trong tỉnh học xa nhà có xu hướng lựa chọn thuê trọ tại các phòng trọ
do người dân tự xây dựng.
g. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ
sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan,
đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân
Hiện nay, nhiều cán bộ chiến sĩ trên
địa bàn tỉnh vẫn đang gặp khó khăn về nhà ở, những trường hợp hiện nay chưa có sở
hữu về nhà ở hoặc có sở hữu về nhà ở nhưng nhà ở hư hỏng, dột nát, chật hẹp
dưới 10 m²/người. Theo số liệu báo cáo của Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh, hiện nay có khoảng 107 cán bộ chiến sĩ có nhu cầu về nhà ở, cụ thể như
sau:
- 79 cán bộ chiến sĩ thuộc Công an
tỉnh có nhu cầu về nhà ở, hiện có 30 cán bộ chiến sỹ đang được Công an tỉnh bố
trí ở tại đơn vị.
- 38 cán bộ chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh đang được bố trí ở tại đơn vị.
h. Nhà ở cho công nhân và người lao
động khu công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh đang có 2 Khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy của 2 Khu công nghiệp là 100%.
Tổng số công nhân trên địa bàn hiện nay là 33.497, số công nhân có hộ khẩu
ngoại tỉnh là 4.240 công nhân và số công nhân đang thuê nhà trọ là 9.320 công
nhân.
Kết quả thực hiện các chỉ
tiêu của
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 01 tháng 09 năm 2021, cụ thể như
sau:
Bảng
2.10. Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre
STT
|
Đơn vị tính
|
Đơn vị tính
|
Mục tiêu
Đến năm 2025
|
Hiện
trạng Đến năm 2022
|
Đánh giá
tỷ lệ đạt được (%)
|
1
|
Diện tích bình quân
(m²/người)
|
m²/người
|
29,2
|
31,1
|
106,50
|
2
|
Tổng diện tích nhà ở tăng thêm
|
m² sàn
|
8.048.424
|
2.258.000
|
28,1
|
|
Nhà ở thương mại
|
m² sàn
|
695.625
|
0
|
-
|
|
Nhà ở xã hội
|
m² sàn
|
21.447
|
0
|
-
|
|
Nhà ở tái định cư
|
m² sàn
|
139.125
|
0
|
-
|
|
Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
|
m² sàn
|
753.448
|
2.258.000
|
299,7
|
3
|
Chất lượng nhà ở
|
|
|
|
|
|
Nhà ở kiên cố và bán kiên cố
|
%
|
90
|
90,56
|
|
|
Nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ
|
%
|
10
|
9,44
|
|
* Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu
dân cư.
- Việc triển khai các dự án phát triển
đô thị trên địa bàn đã từng bước góp phần hình thành bộ mặt đô thị. Một số dự
án hạ tầng khu đô thị, khu nhà ở thương mại dịch vụ hoàn thành đã đưa vào khai
thác sử dụng đáp ứng nhu cầu về nhà ở, vui chơi, giải trí cho người dân, góp
phần cải tạo, chỉnh trang, giảm mật độ dân số đối với các khu dân cư hiện hữu.
- Đã thu hút đầu tư được số lượng khá
lớn kể cả nguồn vốn và các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế vào đầu tư
xây dựng khu đô thị, khu nhà ở. Hệ thống đô thị trong tỉnh đã và đang từng bước
phát triển theo hướng bền vững, mở rộng về quy mô, xây dựng hạ tầng kỹ thuật -
xã hội phù hợp đồng bộ, hiện đại, diện mạo cảnh quan đô thị có nhiều thay đổi,
chất lượng đô thị ngày được nâng cao. Góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đảm
bảo nhu cầu về nhà ở cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
* Nhà ở xã hội:
Các dự án phát triển nhà ở xã hội được quản
lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật:
- Đối với các dự án nhà ở thương mại, khu đô
thị trên địa bàn tỉnh đều được bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo quy
định của pháp luật tại từng thời điểm. Đa số các dự án chủ đầu tư nhà ở thương
mại, khu đô thị được giao đầu tư phần nhà ở xã hội trong dự án.
- Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
được thực hiện theo quy định của pháp luật tại từng thời kỳ, đa số các dự án
được triển khai theo pháp luật về đầu tư (quyết định chủ trương đầu tư).
* Nhà ở theo chương trình mục tiêu:
chương trình mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc, tạo
điều kiện cho người dân nâng cao tính chủ động, giúp cho các hộ gia đình có
điều kiện để sửa chữa, xây mới nhà ở, qua đó giúp ổn định đời sống góp phần
giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố, nhà tạm, cải thiện chỉ số về chất lượng nhà ở
trên địa bàn tỉnh.
* Diện tích nhà ở
bình quân
Chỉ tiêu diện tích
sàn nhà ở bình quân đầu người năm 2022 đã đạt và vượt so với mục tiêu
Chương trình đề ra đến năm 2025 (31,1/29,2 m²/người) do
đó cần điều chỉnh lại chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đến năm
2025, 2030 cho phù hợp với thực tế phát triển nhà ở.
* Dân số dự báo đến năm 2025, 2030
- Dân số dự báo đến năm 2025, 2030 theo Quy
hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thay đổi so với dự
báo dân số trong Chương trình phát triển nhà ở. Do đó, phải điều chỉnh lại dự
báo dân số theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
* GRDP Bình quân đầu người giai đoạn
2021-2030
- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân cập nhật
lại theo Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là
10,5%.
* Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu
dân cư
- Không có sản phẩm hoàn thành từ các dự án
nhà ở thương mại, khu đô thị mới.
- Một số dự án triển khai chậm so với tiến
độ được duyệt và phải điều chỉnh giãn tiến độ nhiều lần; quá trình triển khai
kéo dài, chất lượng một số hạng mục công trình không đảm bảo yêu cầu, bị xuống
cấp nên gây khó khăn cho công tác bàn giao, quyết toán.
* Dự án nhà ở xã hội
- Hiện nay, Luật và Nghị định đã quy định
chặt chẽ việc dành quỹ đất 20% quỹ đất ở trong dự án nhà ở thương mại để đầu tư
xây dựng nhà ở xã hội, tuy nhiên chưa có quy định về thời hạn bắt buộc chủ đầu
tư phải triển khai xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất này (trường hợp chủ đầu
tư trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội) dẫn đến việc chủ đầu tư các dự án
nhà ở thương mại kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến thiếu nguồn cung cho nhà ở
xã hội.
- Chưa có quy định cụ thể về điều kiện, quy
trình, thủ tục, hồ sơ đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp đầu tư
xây dựng nhà ở xã hội trên phần đất ở hợp pháp của mình.
a) Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về
lĩnh vực quản lý nhà ở, xây dựng, phát triển đô thị thay đổi, thiếu tính ổn
định, chưa có sự thống nhất gây khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành (như
Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đầu thầu, Luật Đầu
tư công,…); hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về nhà ở, đô thị có sự thay
đổi ảnh hưởng đến trình tự thủ tục thực hiện các dự án phát triển nhà ở đó là
thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án khu nhà ở, khu đô thị.
- Do điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh còn chưa thuận lợi, vì vậy rất khó thu hút các doanh nghiệp lớn có đủ
năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm đầu tư dự án phát triển nhà ở thương
mại để tạo động lực phát triển các chỉ tiêu về nhà ở thương mại.
- Trong thời gian qua, công tác phát triển
nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do
việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội không mang đến lợi nhuận như các hình thức
đầu tư nhà ở thương mại, đất nền thương mại (quy định pháp luật khống chế tiêu
chuẩn thiết kế, loại nhà ở, mức trần giá bán, cho thuê, cho thuê mua, lợi nhuận
định mức, đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) và chính sách ưu đãi về
nhà ở xã hội hiện nay chưa tạo được sự khác biệt lớn giữa nhà ở xã hội với đất
nền thương mại tại địa phương có điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó
khăn. Vì vậy, theo quy luật kinh doanh, việc thu hút các nhà đầu tư tự nguyện
bỏ vốn đầu tư nhà ở xã hội là rất khó khăn. Mặt khác, thực trạng cho thấy, hạn
chế của địa phương là điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng nền đất yếu, không khai
thác được vật liệu xây dựng tại chỗ dẫn đến chi phí đầu tư cao so với các địa
phương khác, nhất là chi phí đầu tư xây dựng chung cư. Đồng thời, người dân địa
phương không thích ở chung cư do tập quán sinh sống và phải nộp chi phí quản lý
vận hành nhà chung cư. Trong khi đó, quy định dự án nhà ở xã hội ưu tiên xây
dựng nhà chung cư.
- Công tác tuyên truyền vận động tham gia vào
các phong trào hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo còn
khó khăn về nhà ở được vay vốn chưa được tổ chức thường xuyên, chưa huy động
được các tổ chức chính trị, các ban ngành đoạn thể tích cực tham gia vào phong
trào này nên việc huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ chính sách người có
công, người nghèo về nhà còn gặp nhiều khó khăn.
- Chế độ hỗ trợ người có công khó khăn về nhà
ở được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, thời điểm trước năm 2013 chủ yếu
là hỗ trợ tiền sử dụng đất nếu có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng làm nhà
hoặc sửa chữa nhà thì rà soát xác minh cụ thể và đề nghị ngân sách các cấp hỗ
trợ. Tuy nhiên, kể từ khi Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ban hành thì hầu hết hộ chính sách người có công khi làm nhà đều có đơn đề nghị
hỗ trợ, trong khi đó nguồn lực chưa được bố trí kịp thời nhiều hộ đã có tên
trong Đề án đã được phê duyệt chưa nhận được tiền do đã chết hoặc người dân tự
xây dựng nhà ở.
- Do dịch bệnh Covid 19, giãn cách xã hội gây
ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống của người dân, tác động tiêu cực đến sản xuất,
kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án phát triển nhà ở.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức về Luật Nhà ở 2014 còn chưa được
đầy đủ ở các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng còn
gặp khó khăn do đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với thực
tế; quản lý nguồn gốc đất đai không chặt chẽ, công tác giải quyết các khó khăn
vướng mắc trong giải phóng mặt bằng còn chưa triệt để làm kéo dài thời gian
thực hiện dự án nhà ở, còn thiếu sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án, đặc biệt là các dự án bảo vệ môi
trường. Một số chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa tích cực vào cuộc trong
công tác giải phóng mặt bằng. Năng lực quản lý dự án của một số chủ đầu tư, ban
quản lý dự án còn hạn chế.
- Trình tự, thủ tục nhà ở, bất động sản, xây
dựng, đầu tư, đất đai, môi trường của các dự án lớn thuộc thẩm quyền giải quyết
của các cơ quan Trung ương tiến độ còn chậm, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng.
- Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số ngành,
địa phương chưa thực sự quyết liệt; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, quản lý nhà ở, bất động
sản, xây dựng.
- Do quá trình cải cách bộ máy, tinh giảm
biên chế, cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực nhà ở còn thiếu, chưa tương
xứng với lĩnh vực quản lý rộng lớn về lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở. Năng
lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước còn yếu, chưa chủ
động trong thực thi nhiệm vụ; Cán bộ làm công tác quản lý nhà ở, đô thị ở cấp
huyện, xã còn yếu về năng lực chuyên môn; Công tác thanh tra, xử lý vi phạm
trong công tác quản lý nhà ở, bất động sản, xây dựng, đất đai của chính quyền
cơ sở chưa hiệu quả.
- Năng lực thể chế hóa các chủ trương thành
cơ chế, chính sách cụ thể còn yếu. Thiếu có chế, chính sách đột phá để huy động
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển nhà ở.
- Đô thị chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút
để tăng dân số, dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa chưa cao; nhiều dự án phát triển nhà ở
đô thị chưa được lấp đầy.
- Công tác quản lý quy hoạch xây dựng, đầu tư
xây dựng, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan sở, ban, ngành, chính quyền địa
phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa kiên quyết, thường xuyên, chưa thực
hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao để hướng dẫn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm
các hoạt động đầu tư xây dựng tại các dự án nhà ở, đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Chính quyền địa phương chưa tích cực trong
công tác giám sát đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư nhà ỏ trên địa bàn theo
chức năng được pháp luật quy định.
1.1.
Các yêu cầu khi xác định chỉ tiêu nhà ở
- Phát triển nhà ở gắn
liền với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho nên hoàn thành các mục
tiêu này là yếu tố quan trọng để công tác phát triển nhà ở đạt hiệu quả cao;
- Được dự báo một
cách khoa học và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng
giai đoạn;
- Phù hợp với nhu cầu
về nhà ở của từng giai đoạn;
- Đảm bảo tối ưu hóa
các nguồn lực đặc biệt là vốn đầu tư và đất đai.
1.2.
Cơ sở tính toán
Chỉ tiêu nhà ở trên
địa bàn tỉnh được dự báo dựa trên cơ sở về sự gia tăng dân số, chỉ tiêu diện
tích nhà ở bình quân từng giai đoạn và quy mô phát triển đô thị theo quy hoạch.
Cụ thể:
- Hiện trạng dân số
và sự gia tăng dân số giai đoạn 2021-2030.
- Tốc độ tăng trưởng
đô thị hóa giai đoạn 2006-2022 và dự báo tốc độ tăng trưởng đô thị hóa giai
đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.
- Mục tiêu phát triển
về kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng GRDP.
- Tốc độ phát triển
nhà ở thực tế giai đoạn 2006-2022 trên địa bàn tỉnh.
- Việc phát triển các
khu đô thị mới, cải tạo, chỉnh trang phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội tại các đô thị.
- Căn cứ số lượng các
khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công
nghiệp của tỉnh,...
- Căn cứ số liệu của
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre.
- Nghị quyết số
21/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre 5 năm 2021-2025.
- Nghị quyết số
15/NQ-HĐND ngày 7 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân về việc thông qua Quy
hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Các chỉ tiêu, yêu cầu về phát triển
nhà ở nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
- Quyết định 338/QĐ-TTg ngày 3 tháng 4
năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1
triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công
nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
- Các chỉ tiêu liên quan đến phát
triển nhà ở của địa phương trong giai đoạn thực hiện nghị quyết, chương trình,
kế hoạch phát triển nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở
được xác định trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa
phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu về diện tích nhà ở của từng
đối tượng trên địa bàn theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở.
- Các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở
do Nhà nước ban hành tại thời điểm nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch
phát triển nhà ở.
- Thực trạng về diện tích nhà ở trên
địa bàn do cơ quan có thẩm quyền cung cấp tại thời điểm xây dựng chương trình,
kế hoạch phát triển nhà ở; thực trạng về nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở
công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở cho các hộ nghèo tại khu vực nông
thôn và nhà ở cho các đối tượng khác trong giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm trước
đây.
- Thực trạng về dân số và thu nhập
bình quân đầu người trên địa bàn tại thời điểm xây dựng chương trình, kế hoạch,
dự kiến mức tăng dân số tự nhiên, dân số cơ học do cơ quan có thẩm quyền cung
cấp trong giai đoạn thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
3. Dự báo nhu
cầu chung về nhà ở
Công thức dự báo nhu cầu nhà ở:
ST = Sbq x Ds
(m²)
Trong đó:
ST là tổng diện tích nhà ở
Sbq là diện tích nhà ở bình
quân đầu người
Ds là dân số toàn tỉnh
Quy mô dân số tỉnh Bến Tre năm 2022 là
1.298.006 người. Dân số đến năm 2025, năm 2030 được dự báo theo quy hoạch tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, dự báo đến năm
2025 dân số trên địa bàn toàn tỉnh đạt 1.306.663 người, đến năm 2030 đạt
1.321.291 người.
Bảng 3.1. Dự
báo dân số đến năm 2030
Chỉ tiêu
|
Hiện trạng năm 2020
|
Hiện trạng năm 2022
|
Dự báo đến năm 2025
|
Dự báo đến năm 2030
|
Dân số toàn tỉnh
(người)
|
1.292.397
|
1.298.006
|
1.306.663
|
1.321.291
|
Theo nghiên cứu quá trình phát triển
tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (GRDP) từ năm 2006 đến năm 2022,
dự báo tổng sản phẩm tỉnh tương lai theo tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của
tỉnh theo công thức:
GRDPt = GRDP0 *
(1+r)t
Trong đó:
GRDPt là tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm dự báo;
GRDP0 là tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm năm 2020;
r: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh trung bình;
t: Khoảng cách giữa năm dự báo và năm
2022.
Bảng 3.2.
Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2015-2022
TT
|
Năm
|
GRDP-BQ
(triệu đồng/người)
|
GRDP (triệu đồng)
|
1
|
2015
|
28,60
|
36.482.931,25
|
2
|
2016
|
30,60
|
39.127.737,00
|
3
|
2017
|
33,53
|
43.005.726,26
|
4
|
2018
|
36,75
|
47.264.834,50
|
5
|
2019
|
40,31
|
51.962.029,45
|
6
|
2020
|
41,87
|
54.106.243,27
|
7
|
2021
|
44,33
|
57.441.861,42
|
8
|
2022
|
48,99
|
63.585.315,72
|
Nguồn: Cục
Thống kê tỉnh Bến Tre
Căn cứ theo Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre 5
năm 2021-2025 và Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
2050, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021-2025 là 8,5%
và giai đoạn 2026-2030 đạt 10%/năm. Theo đó, đến năm 2025 GRDP toàn tỉnh là
81.216.832,28 triệu động, đến năm 2030 là 130.800.520,55 triệu đồng.
Bảng 3.3. Dự
báo tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đến năm 2030
STT
|
Năm
|
GRDP (triệu đồng)
|
GRDP-BQ(triệu
đồng/người)
|
1
|
2015
|
36.482.931,25
|
28,60
|
2
|
2020
|
54.106.243,27
|
41,87
|
3
|
2025
|
81.213.832,28
|
62,12
|
4
|
2030
|
130.800.520,55
|
106,97
|
3.3. Dự báo tỷ lệ đô
thị hóa
Căn cứ số liệu dân số theo Cục Thống kê tỉnh
Bến Tre, Quy hoạch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự
báo tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 27,0% và đến năm 2030 đạt 50,0%.
Bảng 3.4. Dự báo dân
số đô thị đến năm 2030
STT
|
Năm
|
Dân số
|
Dân số đô thị
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
1
|
2015
|
1.275.810
|
126.076
|
15,20%
|
2
|
2016
|
1.278.619
|
126.099
|
15,20%
|
3
|
2017
|
1.282.437
|
126.220
|
15,20%
|
4
|
2018
|
1.285.963
|
126.310
|
17,00%
|
5
|
2019
|
1.289.098
|
126.362
|
18,00%
|
6
|
2020
|
1.292.397
|
126.655
|
20,00%
|
7
|
2021
|
1.295.705
|
128.275
|
22,00%
|
8
|
2022
|
1.298.006
|
133.045
|
23,60%
|
9
|
2025
|
1.306.663
|
352.799
|
27,00%
|
10
|
2030
|
1.321.291
|
594.581
|
50,00%
|
Nguồn: Cục Thống kê
tỉnh Bến Tre năm 2022 và Dự báo dân số đô thị theo Quy hoạch tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Những nghiên cứu và phân tích từ kinh
nghiệm quốc tế([9]) đều cho thấy
có sự tương quan giữa diện tích nhà ở bình quân đầu người với GRDP bình quân
đầu người và tỷ lệ đô thị hóa, theo đó diện tích nhà ở bình quân đầu người sẽ
tăng lên khi GRDP bình quân đầu người tăng lên nhờ tăng trưởng kinh tế. Yếu tố
giá nhà ở, do còn thiếu số liệu chính thức chỉ số giá bất động sản, sẽ được
phản ánh sự tương quan thông qua việc sử dụng GRDP bình quân đầu người và đô
thị hóa, do đó mô hình dự báo diện tích nhà ở bình quân đầu người được phân
tích thông qua 2 chỉ số GRDP bình quân đầu người và đô thị hóa qua các giai
đoạn.
Tương tự như các nghiên cứu quốc tế,
phân tích hồi quy cho thấy dạng hàm sau phù hợp:
Tương tự như các nghiên cứu quốc tế,
phân tích hồi quy cho thấy dạng hàm sau phù hợp:
Ln(DTBQ) = α + β1 ×
Ln(GRDP_BQ)
Sbq= Exp[Ln(DTBQ)] (ĐVT: m²/người)
Trong đó:
- Ln(DTBQ) là Logarit tự nhiên của giá
trị diện tích nhà ở bình quân
- Ln(GRDP) là Logarit tự nhiên của giá
trị GRDP bình quân đầu người
- α, β1 là các hệ số tương
quan
- Sbq là diện tích nhà ở
bình quân đầu người
Theo kết quả phân tích hồi quy, với
các hệ số tương quan α=2,188; β1=0,319 hàm hồi quy đa biến về diện
tích nhà ở bình quân tối thiểu của tỉnh có dạng như sau:
Ln(DTBQ) =
2,256 + 0,294* Ln(GRDP_BQ)
Bảng 3.5. Kết
quả mô hình dự báo diện tích bình quân
Coefficientsa
|
Model
|
Unstandardized
Coefficients
|
Standardized
Coefficients
|
Sig.
|
B
|
Std. Error
|
Beta
|
1
|
(Constant)
|
2,256
|
0,047
|
|
0,000
|
LnGRDP_BQ
|
0,294
|
0,015
|
0,982
|
0,000
|
a. Dependent
Variable: LnDTBQ
|
Model Summaryb
|
Model
|
|
R
|
R Square
|
Adjusted R Square
|
Std. Error of the
Estimate
|
1
|
|
.982a
|
0,964
|
0,962
|
0,031
|
a. Predictors:
(Constant), LnGRDP_BQ
|
b. Dependent
Variable: LnDTBQ
|
Chuỗi dữ liệu sử dụng được tập hợp và
tính toán bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh được thu thập
và tính toán từ năm 2006-2022, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành từ
năm 2006-2022.
Bảng 3.6. Tỷ
lệ đô thị hóa, diện tích sàn bình quân, GRDP bình quân
TT
|
Năm
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
Diện tích sàn bình
quân
(m² sàn/người)
|
GRDP_BQ
(triệu đồng/người)
|
1
|
2006
|
9,49%
|
18,50
|
8,71
|
2
|
2007
|
9,66%
|
18,70
|
9,92
|
3
|
2008
|
9,84%
|
18,90
|
13,14
|
4
|
2009
|
10,00%
|
20,45
|
14,86
|
5
|
2010
|
9,98%
|
22,00
|
15,36
|
6
|
2011
|
9,96%
|
23,00
|
20,76
|
7
|
2012
|
9,94%
|
24,00
|
22,40
|
8
|
2013
|
9,92%
|
25,05
|
24,82
|
9
|
2014
|
9,90%
|
26,10
|
27,80
|
10
|
2015
|
15,20%
|
26,40
|
28,60
|
11
|
2016
|
15,20%
|
26,70
|
30,60
|
12
|
2017
|
15,20%
|
27,50
|
33,53
|
13
|
2018
|
17,00%
|
28,00
|
36,75
|
14
|
2019
|
18,00%
|
28,20
|
40,31
|
15
|
2020
|
20,00%
|
28,10
|
41,87
|
16
|
2021
|
22,00%
|
28,45
|
44,33
|
17
|
2022
|
23,60%
|
28,80
|
48,99
|
Dự báo đến năm 2025 diện tích nhà ở
bình quân của tỉnh đạt 32,0 m²/người; đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân
đầu người toàn tỉnh đạt 36,8 m²/người.
Căn cứ dự báo dân số và diện tích nhà
ở bình quân đầu người toàn tỉnh, tổng diện tích nhà ở như sau:
Bảng 3.7. Nhu
cầu nhà ở xây dựng mới đến năm 2030
Đơn vị hành chính
|
Hiện trạng 2020
|
Dự báo đến năm 2025
|
Dự báo đến năm 2030
|
DTBQ (m² sàn/người)
|
Tổng diện tích nhà
ở (m² sàn)
|
DTBQ (m² sàn/người)
|
Tổng diện tích nhà
ở (m² sàn)
|
DTBQ (m² sàn/người)
|
Tổng diện tích nhà
ở (m² sàn)
|
Toàn tỉnh
|
28,10
|
36.316.356
|
32
|
42.012.894
|
36,8
|
48.742.161
|
Như
vậy, trong giai đoạn 2021-2025 cần phát triển mới 5.496.850 m² sàn nhà; Giai
đoạn 2026-2030 phát triển mới 6.807.653 m² sàn nhà ở.
3.5.1 Nhu cầu nhà ở xây dựng mới
Căn cứ diện tích nhà ở hoàn thành
trong giai đoạn 2018-2022, theo đó trong giai đoạn 5 năm, diện tích nhà ở toàn
tỉnh hoàn thành mới khoảng 5,523 triệu m² sàn, cụ thể như sau:
Bảng 3.8. Diện
tích nhà ở hoàn thành trong từng năm từ 2018-2022
STT
|
Năm
|
Diện tích nhà ở
hoàn thành trong năm
(m² sàn)
|
1
|
2018
|
983.000
|
2
|
2019
|
1.128.000
|
3
|
2020
|
1.154.000
|
4
|
2021
|
1.113.000
|
5
|
2022
|
1.145.000
|
|
Giai đoạn 2011 -
2020
|
5.523.000
|
(Nguồn: Niên
giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2022)
Tuy nhiên, theo kết quả diện tích nhà ở
tăng thêm, tổng diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn 2018 - 2022 chỉ đạt 4,361
triệu m² sàn.
Bảng 3.9. Tổng
diện tích nhà ở giai đoạn 2018-2022
STT
|
Năm
|
Diện tích
nhà ở bình quân
(m²/người)
|
Dân số
(người)
|
Tổng diện
tích
(m²)
|
1
|
2018
|
28,0
|
1.285.963
|
36.006.964
|
2
|
2022
|
31,1
|
1.298.006
|
40.367.986
|
|
Diện tích
nhà ở tăng thêm 2018-2022
|
|
|
4.361.022
|
Mặt khác, diện tích hoàn thành bao gồm
diện tích thay thế phần phá dỡ và diện tích tăng thêm so với diện tích cũ[10]. Vì vậy, diện tích thay thế
phần phá dỡ trong giai đoạn 2018 - 2022 là khoảng 1,162 triệu m² sàn. Tỷ lệ diện
tích phần phá dỡ (tỷ lệ phá dỡ) giai đoạn 2018-2022 chiếm khoảng 21% tổng diện
tích hoàn thành.
Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu diện
tích nhà ở bình quân đến năm 2025, 2030, cần phải phát triển mới:
Bảng 3.10.
Nhu cầu diện tích nhà ở đến năm 2025, 2030
STT
|
Năm
|
Diện tích
nhà ở bình quân (m²/người)
|
Dân số (người)
|
Tổng diện
tích
(m²)
|
1
|
2020
|
28,1
|
1.292.397
|
36.316.355
|
2
|
2025
|
32,0
|
1.306.663
|
41.813206
|
3
|
2030
|
36,8
|
1.321.219
|
48.620.859
|
|
Diện tích tăng thêm giai đoạn
2021-2025 (m²)
|
5.496.850
|
|
Diện tích tăng thêm giai đoạn
2026-2030 (m²)
|
6.807.653
|
|
Diện tích cần phải hoàn thành giai
đoạn 2021 - 2025 (m²)
|
6.958.039
|
|
Diện tích cần phải hoàn thành giai
đoạn 2026 - 2030 (m²)
|
8.617.282
|
Như vậy, để phát triển đáp ứng được
5,4 triệu m² sàn diện tích tăng thêm giai đoạn 2021-2025, cần xây dựng mới và
hoàn thành 6,9 triệu m² sàn nhà ở trong giai đoạn.
Để phát triển đáp ứng được 6,8 triệu m²
sàn diện tích tăng thêm giai đoạn 2026-2030, cần xây dựng mới và hoàn thành 8,6
triệu m² sàn nhà ở trong giai đoạn.
3.5.2
Nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội (nhu
cầu nhà ở xã hội)
a.
Hộ gia đình người có công với cách mạng[11]
Theo
báo cáo của Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, tổng số hộ người có công
48.372 hộ, trong đó có 3.794 hộ người có công được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết
định số 22/2013/QĐ-TTg , còn 378 hộ chưa được hỗ trợ về nhà ở. Theo dự báo nhu
cầu nhà ở cho người có công với cách mạng
Đến
năm 2025 có 939 hộ người có công với cách mạng có nhu cầu về nhà ở. Đến năm
2030 có 95 hộ người có công với cách mạng có nhu cầu về nhà ở.
b.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo[12]
Theo
báo cáo của Sở Lao động -Thương Binh và Xã hội, tổng số hộ nghèo và cận nghèo
trên địa bàn toàn tỉnh là 28.773 hộ; Nhu cầu nhà ở hộ nghèo và cận nghèo trong
giai đoạn tới như sau:
Hộ
nghèo đến năm 2025 là 825 hộ; đến năm 2030 là 434 hộ gia đình có nhu cầu về nhà
ở.
Hộ
cận nghèo đến năm là 356 hộ; đến năm 2030 là 361 hộ gia đình có nhu cầu về nhà
ở.
c. Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, biến đổi khí hậu[13]
Theo
số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến tháng
12/2022, tổng số hộ trong vùng hay xảy ra thiên tai, biến đổi khí hậu là 6.110
hộ, trong đó có 2.480 hộ có nhu cầu về nhà ở nếu phải di dời. Dự báo toàn tỉnh
số hộ có nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2025-2030 là 1.116 hộ và giai đoạn 2026 -
2030 có 1.364 hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
biến đổi khí hậu có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở.
d.
Cán bộ, công chức, viên chức
Theo
số liệu báo cáo, tổng hợp từ Sở Nội vụ, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 22.408
cán bộ công chức, viên chức, trong đó có khoảng 2.883
cán bộ, công chức, viên chức có độ tuổi dưới 30
tuổi. Theo điều tra nhu cầu nhà ở của cán bộ công chức, viên chức có 40%
cán bộ trong độ tuổi dưới 35 có nhu cầu về nhà ở nếu tách hộ tương đương 1.662
người. Dự báo cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu về nhà ở đến năm 2025 là
1.980 người và đến năm 2030 là 2.080 người. Cơ sở dự báo nhu cầu nhà ở dựa trên
số lượng cán bộ, công chức, viên chức phân loại theo độ tuổi và chính sách tinh
giản biên chế đối với các cơ quan đơn vị.
đ.
Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh
trường dân tộc nội trú công lập
Trên
địa bàn tỉnh hiện nay có 1 phân hiệu Đại học[14], 2
trường Cao đẳng và 1 trường trung cấp với số lượng sinh
viên đang học tại trường là 2.091
người. Tổng số chỗ ký túc xá hiện có là 120chỗ
với 93 sinh viên đang ở. Hiện nay, số lượng ký
túc xá đã cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho sinh
viên. Trong thời gian tới, các trường tiếp tục mở rộng tuyển sinh, dự kiến số
lượng sinh viên có nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021-2025 là 450
người và giai đoạn 2026-2030 là 700
người.
e. Sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân[15]
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh, nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng
vũ trang giai đoạn 2021-2025 là 2 người
và giai đoạn 2026-2030 là 36
người.
Theo số liệu tổng hợp của Công an tỉnh
Bến Tre, nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng
vũ trang giai đoạn 2021-2025 là 30
người và giai đoạn 2026-2030 là 49
người.
g.
Đối tượng trả lại nhà ở công vụ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có đối
tượng thuộc diện trả lại nhà công vụ có nhu cầu về nhà ở. Những người hiện đang
được bố trí nhà ở công vụ trên địa bàn tỉnh đều không có khó khăn về nhà ở nên
khi hết thời gian được bố trí ở nhà công vụ sẽ không có nhu cầu về nhà ở xã hội.
Dự báo trong các giai đoạn đến năm 2025 và 2026-2030, không
phát sinh nhu cầu về nhà ở của những người trả lại nhà công vụ.
h.
Nhu cầu nhà ở công vụ
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật
nhà ở quy định đối tượng được thuê nhà ở công vụ và Điều 5 Quyết định số
03/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2022 về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ,
theo đó trên địa bàn tỉnh có đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điểu động luân chuyển đến
công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám
đốc Sở và tương đương trở lên cụ thể:
+ Bí thư Tỉnh ủy và cấp
tương đương;
+ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
Ủy ban
nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Giám đốc Sở và cấp tương đương trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức (giáo
viên, bác sĩ và nhân viên y tế) có vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được điều
động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
Trong đó, cán bộ công chức, viên chức
(giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế) trên địa bàn hiện nay đã được bố trí xây
dựng nhà ở công vụ tại địa phương. Riêng với cán bộ, công chức thuộc
các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian tới
cần bố trí xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu cho cán bộ luân chuyển công tác.
1.1.
Quan điểm phát triển nhà ở
-
Chương trình phát triển nhà ở phải phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc
gia, Chương trình phát triển đô thị của tỉnh và phù hợp với nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre.
-
Phát triển nhà ở phải đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình sinh
sống trên và ven kênh rạch; các hộ gia đình trong khu vực thường xuyên chịu ảnh
hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu.
-
Phát triển nhà ở đa dạng các mức giá để đáp ứng cho các tầng lớp dân cư với mức
thu nhập khác nhau, trong đó chú trọng phát triển nhà ở giá thấp để đáp ứng nhu
cầu và khả năng chi trả của đại bộ phận người lao động trên địa bàn.
-
Phát triển nhà ở phải đảm bảo đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội; sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hiệu quả; nâng cao chất lượng kiến
trúc, cảnh quan và môi trường; phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi
khí hậu.
-
Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn liền với việc chỉnh trang và phát triển đô thị
theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp
dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng được
hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở.
-
Phát triển nhà ở sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh thái,
phù hợp với phong tục tập quán của địa phương. Tuân thủ quy hoạch, kế hoạch do
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
-
Phát triển nhà ở ưu tiên việc an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Kết hợp các nguồn vốn đa dạng để phát triển nhà ở, huy động các nguồn lực để
đầu tư, hỗ trợ về nhà ở cho các gia đình chính sách, người có công, người nghèo
và hộ gia đình bị ảnh hưởng bơi thiên tai, biến đối khí hậu.
1.2.
Mối quan hệ giữa phát triển nhà ở với yêu cầu về phát triển đô thị
Phát triển nhà ở tập trung vào các đô thị,
đặc biệt là các đô thị có tốc độ đô thị hóa cao, cụ thể:
- Giai đoạn: 2021-2025:
+ Hoàn thành công nhận 07 đô thị loại
V các trung tâm xã: Thới Thuận, huyện Bình Đại; Tân Phú, huyện Châu Thành; Phước
Long, huyện Giồng Trôm; Phú Phụng, huyện Chợ Lách; An Định, huyện Mỏ Cày Nam;
Tân Phong, huyện Thạnh Phú; Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc.
+ Tập trung triển khai xây dựng các
tiêu chuẩn đô thị loại I đối với thành phố Bến Tre, tiêu chuẩn đô thị loại III
(các thị trấn mở rộng Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày), tiêu chuẩn đô thị loại loại IV
(thị trấn Thạnh Phú, Chợ Lách) đảm bảo cơ bản đạt trên 70% tiêu chuẩn theo quy
định.
- Giai đoạn: 2026-2030:
+ Công nhận nâng loại 01 đô thị loại
I, thành phố Bến Tre; 03 đô thị loại III (các thị trấn mở rộng Ba Tri, Bình Đại,
Mỏ Cày Nam); 02 đô thị loại IV (thị trấn Thạnh Phú, Chợ Lách).
+
Hoàn thành công nhận 06 đô thị loại V các trung tâm xã: An Hiệp, Phú Túc, An
Hóa, huyện Châu Thành; Châu Hòa, huyện Giồng Trôm; An Thới, huyện Mỏ Cày Nam;
Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
* Phát triển nhà ở khu vực các đô thị
này như sau:
- Phát triển đa dạng các loại hình nhà
ở về giá cả, vị trí, diện tích, đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở thương mại
giá thấp theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở xây dựng thô trong tổng quy mô các dự án
phát triển mới hàng năm (đặc biệt đối với thành phố Bến Tre, thị trấn Ba Tri,
Bình Đại, Mỏ Cày Nam); khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu
tư; phát triển ở cho thuê cho các đối tượng thu nhập thấp.
- Phát triển nhà ở thương mại gắn với
phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng ven sông, ... hướng tới
phong cách kiến trúc xanh.
- Khuyến khích phát
triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp theo
mô hình tập trung, tránh tình trạng nhà ở phát triển phân tán gắn liền với sản
xuất.
- Phát triển nhà ở khu dân cư mới tuân
thủ các quy hoạch được phê duyệt.
- Nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện
có kết hợp với chỉnh trang đô thị. Trong các khu dân cư cũ đối với những nhà ở
cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để
tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tường nhà,...
- Phát triển nhà ở đảm
bảo phù hợp quy hoạch chung xây dựng đô thị theo hướng văn minh hiện đại, có bản
sắc, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Phát triển các khu đô thị, khu dân
cư, dự án nhà ở bám dọc theo tuyến đường giao thông quan trọng sẽ hình thành và
kết nối giao thông trong giai đoạn 2021 - 2030, đặc biệt tuyến đường bộ ven biển
kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Trà Vinh, kết nối giao thông
thông suốt từ thành phố Bến Tre đến khu vực biển qua tuyến đường Quốc lộ 57,
57B, 57C, 60.
* Định hướng phát triển khu vực các đô
thị ven biển:
- Phát triển các đô thị trung tâm, đô
thị ven biển, các điểm dân cư nông thôn tập trung. Khuyến khích phát triển các
dự án nhà ở thương mại quy mô lớn, có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn
với phát triển dịch vụ - du lịch; hình thành các khu đô thị sinh thái.
- Quy hoạch, định hướng phát triển nhà
ở theo mô hình khu dân cư nông thôn tập trung, tránh tình trạng nhà ở chỉ phát
triển bám dọc theo các trục giao thông đặc biệt là tỉnh lộ, huyện lộ.
- Phát triển nhà ở đáp ứng cho các nguồn
lực đến đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (dự kiến Khu công nghiệp Phú
Thuận đưa vào hoạt động và các khu, cụm công nghiệp mới tại huyện Thạnh Phú) và
các ngành nghề kinh tế ven biển; thông qua các hình thức phát triển:
+ Phát triển nhà ở trọ do người dân
xây dựng (quản lý về việc đăng ký kinh doanh và chất lượng nhà trọ đảm bảo theo
quy định).
+ Phát triển nhà ở xã hội cho công
nhân, người lao động.
+ Phát triển nhà ở thương mại giá thấp,
khu đô thị, khu dân cư phù hợp với thu nhập.
- Trong các khu dân cư, phát triển nhà
ở theo hướng giữ mật độ xây dựng thấp, đảm bảo yêu cầu nhà ở có sân vườn, cây
xanh, tạo môi trường và cảnh quan đẹp;
- Phát triển nhà ở thích ứng với biến
đổi khí hậu, thân thiện môi trường và tăng trưởng xanh.
2.1. Phát triển nhà ở phải phù hợp với phát triển đô thị
- Phát triển nhà ở phải phù hợp với
chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, Chương trình, Kế hoạch và định hướng phát
triển đô thị của tỉnh.
- Các chỉ tiêu phát triển nhà ở phải
phù hợp với mục tiêu đô thị hóa, dự báo dân số khu vực đô thị.
- Khu vực phát triển nhà ở phải phù
hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và đảm bảo có kế hoạch phát triển hạ tầng
tương ứng.
- Các loại hình phát triển nhà ở (nhà
ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở dân tự xây) phải phù hợp với nhu cầu và khả
năng chi trả của các nhóm lao động đã và đang dịch cư đến các đô thị.
2.2. Phát triển nhà ở phải đồng bộ với phát triển hạ tầng
Phát triển nhà ở phải đồng bộ với phát
triển hạ tầng kỹ thuật - giao thông và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở lan tỏa
theo hệ thống giao thông đô thị như các tuyến đường chính kết nối các đô thị vệ
tinh phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch kinh tế - xã
hội, quy hoạch xây dựng.
2.3. Phát triển nhà ở kết hợp chỉnh trang, cải tạo khu
dân cư hiện hữu
Chú trọng phát triển nhà ở dựa trên cơ
sở chỉnh trang, cải tạo khu dân cư hiện hữu, giữ gìn bản sắc, tạo cảnh quan đô
thị khang trang, di dời nhà ở ven sông kênh rạch.
2.4. Đẩy mạnh phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực
trung tâm kinh tế - xã hội
Kêu gọi đầu tư, phát triển thêm nhiều
dự án nhà ở thương mại, khu đô thị khu dân cư, khuyến khích kêu gọi đầu tư các
dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân các khu
công nghiệp và các đối tượng được hướng chính sách nhà ở xã hội theo quy định,
hoàn thành chỉ tiêu được giao theo Đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
của Chính phủ
Căn cứ dự báo tổng diện tích nhà ở
toàn tỉnh đến năm 2025 và 2030, chỉ tiêu diện tích nhà ở tăng thêm sau khi điều
chỉnh như sau:
Bảng 4.1: Chỉ
tiêu tổng diện tích nhà ở
ĐVT: m² sàn
STT
|
Khu vực
|
Chỉ tiêu Chương
trình phát triển nhà (theo Nghị Quyết số 53/NQ-HĐND)
|
Nội dung điều chỉnh
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
|
Toàn tỉnh
|
44.726.406
|
54.498.060
|
41.814.061
|
48.623.509
|
|
Khu vực đô thị
|
12.414.713
|
25.341.598
|
10.760.600
|
23.783.200
|
|
Khu vực nông thôn
|
32.311.694
|
29.156.462
|
31.053.461
|
24.840.309
|
Căn
cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, xem xét tình hình triển khai các dự án
đã có chủ đầu tư, các dự án kêu gọi chủ đầu tư trong tương lai và diện tích nhà
ở người dân tự xây phát triển mới hàng năm, chỉ tiêu diện tích nhà ở phân theo
giai đoạn cụ thể như sau:
a) Nhà ở thương mại
Theo
kết quả tổng hợp các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới đang triển
khai xây
dựng (chi tiết xem tại phụ lục I), nếu các dự án này hoàn thành và lấp đầy 100%
sẽ cung ứng khoảng 1.615.953 m² sàn. Tuy nhiên, thực tế thị trường
có độ trễ cung, cầu và không thể hoàn thành xây dựng đủ lượng nhà ở trên. Vì
vậy việc đặt chỉ tiêu phát triển nhà ở sẽ dựa trên khả năng cung ứng thực tế
của các dự án đang triển khai xây dựng. Ngoài các dự án nhà ở đang đầu tư, giai
đoạn 2021-2030 sẽ tiếp
tục kêu gọi đầu tư phát triển các dự án mới (danh sách vị trí dự kiến xem tại
Phụ lục II), tổng mục tiêu diện tích nhà ở thương mại xây dựng mới trong mỗi
giai đoạn như sau:
Giai
đoạn 2021-2030 phấn đấu diện tích nhà ở thương mại, xây dựng
mới khoảng 2.287.175 m² sàn tương ứng
với 16.344
căn
nhà. Trong đó:
-
Giai đoạn 2021-2025 phấn đấu diện tích nhà ở thương mại hoàn thành, xây dựng
mới khoảng 647.620
m² sàn
tương ứng với 5.175 căn nhà;
-
Giai đoạn 2026-2030 phấn đấu diện tích nhà ở thương mại hoàn thành, xây dựng
mới khoảng 1.639.555
m² sàn tương
ứng với 11.170
căn
nhà.
b) Nhà ở xã hội
Giai
đoạn 2021-2025, tổng diện tích các dự án nhà ở xã hội đang thực hiện có thể
cung ứng khoảng 24.835 m² sàn. Ngoài các dự án nhà ở đang đầu tư, sẽ tiếp tục
kêu gọi đầu tư phát triển các dự án mới. Giu nguyên chỉ tiêu diện tích nhà ở xã
hội xây dựng mới trong mỗi giai đoạn như sau:
Giai
đoạn 2021-2030 phấn đấu diện tích nhà ở xã hội, xây dựng mới khoảng 282.000 m² sàn tương ứng
với 4.700 căn nhà. Trong đó:
-
Giai đoạn 2021-2025 phấn đấu diện tích nhà ở xã hội, xây dựng mới khoảng 102.000
m²
sàn
tương ứng với 1.700 căn nhà;
-
Giai đoạn 2026-2030 phấn đấu diện tích nhà ở xã hội, xây dựng mới khoảng
180.000 m²
sàn
tương ứng với 3.000 căn nhà.
c) Nhà ở riêng lẻ tự xây dựng của hộ
gia đình
Giai
đoạn 2021-2025, dự kiến
nhà ở dân tự xây khoảng 6.209.500 m² sàn, tương ứng khoảng 41.397 căn, trong đó:
- Nhà ở do
người dân tự xây dựng xây trong dự án là 199.887 m² sàn tương
ứng với 1.333 căn;
- Nhà ở do
người dân tự xây dựng trên đất hiện hữu là 6.009.613 m² sàn tương
ứng với 40.064 căn.
Giai
đoạn 2026-2030, dự kiến
nhà ở dân tự xây khoảng 6.800.000 m² sàn, tương ứng khoảng 45.333
căn. Trong đó:
- Nhà ở do người dân tự xây dựng trong dự án là
4.971.813 m² sàn tương
ứng với 33.145 căn;
- Nhà ở do người dân tự xây dựng trên đất hiện
hữu là 1.828.187
m²
sàn tương ứng với 12.188 căn.
Trường
hợp giai đoạn 2021-2025 chưa đạt được chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại thì
chuyển phần diện tích, số lượng nhà ở chưa thực hiện được sang chỉ tiêu giai
đoạn 2026-2030 trong Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm để đảm bảo đạt được chỉ
tiêu giai đoạn 2021-2030 của Chương trình.
Bảng 4.2: Chỉ
tiêu diện tích nhà ở tăng thêm phân theo loại nhà
STT
|
Loại
hình nhà ở
|
Chỉ
tiêu Chương trình phát triển nhà ở (theo Nghị Quyết số 53/NQ-HĐND)
|
Nội
dung điều chỉnh
|
Giai
đoạn 2021-2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
Giai
đoạn 2021-2025
|
Giai
đoạn 2026-2030
|
Số
căn
|
Diện
tích
(m² sàn)
|
Số
căn
|
Diện
tích (m² sàn)
|
Số
căn
|
Diện
tích
(m² sàn)
|
Số
căn
|
Diện
tích (m² sàn)
|
I
|
Nhà ở thương mại
|
19.323
|
3.478.124
|
23.404
|
4.212.655
|
5.175
|
647.620
|
11.170
|
1.639.555
|
|
Dự án đang triển khai
|
1.434
|
258.124
|
1.793
|
322.655
|
3.672
|
407.177
|
3.004
|
333.145
|
|
Dự án dự kiến triển khai
|
17.889
|
3.220.000
|
21.611
|
3.890.000
|
1.503
|
240.443
|
8.165
|
1.306.410
|
II
|
Nhà ở xã hội
|
2.287
|
137.235
|
4.000
|
240.000
|
1.700
|
102.000
|
3.000
|
180.000
|
|
Dự án đang triển khai
|
454
|
27.235
|
-
|
-
|
200
|
24.835
|
-
|
-
|
|
Dự án dự kiến triển khai
|
1.833
|
110.000
|
4.000
|
240.000
|
1.500
|
77.165
|
3.000
|
180.000
|
III
|
Nhà ở do người dân
tự xây dựng
|
31.573
|
4.433.065
|
38.268
|
5.318.999
|
41.397
|
6.209.500
|
45.333
|
6.800.000
|
|
Người dân tự xây trong dự án
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.333
|
199.887
|
33.145
|
4.971.813
|
|
Người dân tự xây trên nền đất hiện
hữu
|
-
|
-
|
-
|
-
|
40.064
|
6.009.613
|
12.188
|
1.828.187
|
|
Tổng cộng
|
53.183
|
8.048.424
|
65.672
|
9.771.654
|
48.272
|
6.959.120
|
59.503
|
8.619.555
|
Căn
cứ nhu cầu phát triển nhà ở toàn tỉnh và từng đơn vị hành chính đến năm 2025 và
đến năm 2030, điều chỉnh chỉ tiêu để đáp ứng 100% nhu cầu về nhà ở, cụ thể như
sau:
Bảng 4.3: Chỉ
tiêu diện tích nhà ở bình quân
STT
|
Khu vực
|
Chỉ tiêu Chương
trình phát triển nhà ở (theo Nghị Quyết số 53/NQ-HĐND)
|
Nội dung điều chỉnh
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
|
Toàn tỉnh
|
29,18
|
30,00
|
32,00
|
36,80
|
|
Khu vực đô thị
|
30,00
|
31,00
|
30,50
|
36,00
|
|
Khu vực nông thôn
|
28,88
|
29,18
|
32,55
|
37,60
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
31,06
|
30,17
|
35,63
|
51,92
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
27,27
|
27,78
|
30,08
|
31,87
|
3
|
Huyện Chợ Lách
|
29,16
|
29,41
|
32,14
|
34,92
|
4
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
29,13
|
29,46
|
26,40
|
33,23
|
5
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
30,53
|
30,89
|
40,23
|
42,69
|
6
|
Huyện Giồng Trôm
|
27,26
|
27,46
|
30,05
|
32,44
|
7
|
Huyện Bình Đại
|
29,10
|
31,52
|
32,27
|
34,96
|
8
|
Huyện Ba Tri
|
28,78
|
30,62
|
31,54
|
37,30
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
29,53
|
32,41
|
32,88
|
35,77
|
Căn
cứ mục tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia. Chỉ tiêu tiện tích
nhà ở bình quân đầu người tối thiểu đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 10 m²/người,
đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 12 m²/người.
a. Chỉ tiêu chất
lượng nhà ở
Căn
cứ hiện trạng nhà ở toàn tỉnh đến 31/12/2022, dự báo nhu cầu nhà ở toàn tỉnh
đến năm 2025 và năm 2030, chỉ tiêu chất lượng nhà ở toàn tỉnh như sau:
-
Đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố
đạt 93,15%; giảm tỷ lệ
nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ còn 6,85%.
-
Đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt
96,57%; giảm tỷ lệ
nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ còn 3,43%.
STT
|
Chất lượng nhà ở
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu Chương
trình phát triển nhà ở (theo Nghị Quyết số 53/NQ-HĐND)
|
Nội dung điều chỉnh
|
Giai đoạn 2021-2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
Giai đoạn 2021-2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
1
|
Nhà ở kiên cố và bán kiên cố
|
%
|
90
|
92
|
93,15
|
96,57
|
2
|
nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ
|
%
|
10
|
8
|
6,85
|
3,43
|
*
Cách xác định nguồn vốn phát triển nhà ở:
“Nguồn
vốn” = “Diện tích sàn” x “Suất vốn đầu tư xây dựng”
Trong
đó:
-
Diện tích sàn là diện tích dự kiến hoàn thành của các loại nhà ở;
-
Suất vốn đầu tư nhà ở: căn cứ Quyết định số 510/QĐ-BXD ngày 19 tháng 5 năm
2023 của Bộ Xây dựng Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây
dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022.
Bảng 4.4:
Suất vốn đầu tư nhà ở
STT
|
Các loại nhà ở
|
Suất vốn đầu tư năm
2022
(triệu
đồng/m² sàn)
|
Suất vốn đầu tư
giai đoạn 2021-2025
(triệu
đồng/m² sàn)
|
Suất vốn đầu tư
giai đoạn 2026-2030
(triệu
đồng/m² sàn)
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
10,06
|
11,65
|
14,87
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
7,426
|
8,60
|
10,97
|
3
|
Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
|
7,988
|
9,25
|
11,80
|
(Suất vốn đầu
tư trên chỉ bao gồm chi phí xây dựng công trình nhà ở, chưa bao gồm chi phí xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội liên quan đến dự án; suất vốn đầu tư năm
2025 ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư năm 2022 và trượt giá 5%/năm)
Suất
vốn đầu tư căn cứ dựa trên các công trình điển hình của mỗi hình thức phát
triển nhà ở sau:
Bảng 4.5. Mô
tả công trình điển hình
STT
|
Các loại nhà ở
|
Mô tả công trình
điển hình
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
5% nhà chung cư 10-15 tầng: 10.549 có 1
tầng hầm; 95% nhà liền kề 2-3 tầng, kết cầu khung chịu lực BTCT, tường bao
xây gạch; sàn mái BTCT đổ tại chỗ không có tầng hầm: 10.036
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
Nhà xã hội dạng chung cư 7 < số tầng ≤
10 không có tầng hầm: 7.462
|
7
|
Nhà ở hộ gia đình,
cá nhân tự xây dựng
|
Nhà từ 2 đến 3 tầng, kết cấu khung chịu lực
BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ không có tầng hầm
|
* Dự kiến có các nguồn
vốn để phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Phát triển nhà ở
thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng,
.v.v..;
- Nhà ở riêng lẻ tự
xây của các hộ gia đình bằng nguồn vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình;
- Vốn đầu tư xây dựng
nhà ở xã hội chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức
tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội, .v.v.., và từ Ngân sách nhà nước
để hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào (hỗ
trợ này chỉ áp dụng cho dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân có tỷ lệ nhà ở
cho thuê từ 50% trở lên).
a) Giai đoạn 2021-2025
* Nguồn vốn thực hiện
xây dựng nhà ở giai đoạn 2021-2025 là 65.840 tỷ đồng trong đó:
- Nguồn vốn doanh
nghiệp và các nguần vốn hợp pháp khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,
nhà ở xã hội 8.420 tỷ đồng.
- Nguồn vốn người
dân: thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình là 57.420 tỷ đồng.
b. Giai đoạn 2026-2030
Tổng nguồn vốn thực
hiện xây dựng nhà ở giai đoạn 2026-2030 là 130.974 tỷ đồng trong đó:
- Nguồn vốn doanh
nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,
nhà ở xã hội 26.348 tỷ đồng.
- Nguồn vốn
người dân: thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình là 80.253 tỷ đồng.
Bảng 4.6. Cơ
cấu nguồn vốn giai đoạn 2021 -2025
STT
|
Các loại nhà ở
|
Quy mô (m² sàn)
|
Suất đầu tư (triệu
đồng/m²)
|
Cơ cấu nguồn vốn
giai đoạn 2021 -2025
(tỷ đồng)
|
Ngân sách TW
|
Ngân sách địa
phương
|
Doanh nghiệp
|
Người dân
|
Tổng
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
647.620
|
11,65
|
-
|
-
|
7.543
|
-
|
7.543
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
102.000
|
8,60
|
-
|
-
|
877
|
-
|
877
|
3
|
Nhà ở dân tự xây
|
6.209.500
|
9,25
|
-
|
-
|
-
|
57.420
|
57.420
|
Tổng cộng
|
6.959.120
|
|
0
|
0
|
8.420
|
57.420
|
65.840
|
Bảng 4.7. Cơ
cấu nguồn vốn giai đoạn 2026-2030
STT
|
Các loại nhà ở
|
Quy mô
(m² sàn)
|
Suất đầu tư
(triệu đồng/m²)
|
Cơ cấu nguồn vốn
giai đoạn 2026-2030
(tỷ đồng)
|
Ngân sách TW
|
Ngân sách địa
phương
|
Doanh nghiệp
|
Người dân
|
Tổng
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
1.639.555
|
14,87
|
-
|
-
|
24.339
|
-
|
24.373
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
180.000
|
10,97
|
-
|
-
|
1.975
|
-
|
1.975
|
3
|
Nhà ở dân tự xây
|
6.800.000
|
11,80
|
-
|
-
|
-
|
80.253
|
80.253
|
Tổng cộng
|
8.619.555
|
|
0
|
0
|
50.721
|
80.253
|
130.974
|
3.6.
Điều chỉnh nhu cầu diện tích đất xây dựng nhà ở
- Nhu cầu diện tích đất (ST)
để xây dựng các loại nhà ở bao gồm nhu cầu diện tích đất để đáp ứng cho chỉ
tiêu phát triển nhà ở (SĐXD) và nhu cầu diện tích
đất để chuẩn bị phát triển cho giai đoạn tiếp theo (SĐT)[16].
ST = SĐXD
+ SĐT
Diện tích đất để xây dựng các loại
hình nhà ở (thương mại, xã hội, tái định cư, dân tự xây) là (SĐXD),
được lựa chọn từ quỹ đất dự kiến phát triển (do UBND các huyện, thành phố đề
xuất). Được tính toán theo công thức:
SĐXD=STT/(10.000×H×q×Q) (ĐVT: ha)
Trong đó: SĐ là diện tích
đất ở dự kiến tăng thêm của từng loại nhà ở
STT là diện tích sàn nhà ở
tăng thêm
Hệ số “10.000” là hệ số quy đổi diện
tích từ m² sang ha.
H là hệ số sử dụng đất.
- Hệ số sử dụng đất nhà ở thương mại
bao gồm 02 loại hệ số:
(1) Hệ số
2,5, áp dụng cho nhà ở riêng lẻ, chiếm tỷ trọng khoảng 95% diện tích nhà ở
thương mại tăng thêm.
(2) Hệ số 12,
áp dụng nhà nhà chung cư, chiểm tỷ trọng khoảng 5% diện tích nhà ở thương mại
tăng thêm.
(3) Hthương
mại = 95% x 2,5 + 5% x 12.
- Hệ số sử dụng đất nhà ở xã hội bằng
5 cho giai đoạn 2021-2025; bằng 7 cho giai đoạn 2026-2030. Hxã hội 2025 =
5; Hxã hội 2030 = 7.
- Hệ số sử dụng đất
cho nhà ở dân tự xây bằng 2 cho cả giai đoạn 2021-2030.
Hdân tự xây = 2
Q là mật độ xây dựng công trình trong
phạm vi dự án, bằng 30% - 40% (dự án nhà ở thương mại khoảng 30%, nhà ở xã hội
khoảng 40%).
q là hệ số khai thác mặt bằng, ước
tính hệ số khai thác mặt bằng của các công trình nhà ở riêng lẻ do người dân tự
xây trên địa bàn tỉnh bằng 60%- 70%, (nhà ở dân tự xây trong dự án bằng 70%,
nhà ở dân tự xây trên đất hiện hữu bằng 60%).
- Quỹ đất nhà ở dân tự xây bao gồm đất
trong các dự án có sản phẩm là lô nền, và đất hiện hữu người dân đang sử dụng.
Bảng 4.8. Quỹ
đất để đáp ứng chỉ tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030
STT
|
Loại hình nhà ở
|
Giai đoạn 2021-2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
Dự kiến SĐXD
giai đoạn 2031-2035 (ha)
|
Diện tích sàn (m²
sàn)
|
Quy mô đất SĐXD
(ha)
|
Diện tích sàn (m²
sàn)
|
Quy mô đất SĐXD
(ha)
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
647.620
|
82,93
|
1.639.555
|
104,98
|
93,95
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
102.000
|
5,10
|
180.000
|
6,43
|
5,76
|
3
|
Nhà ở do người dân tự xây dựng
|
6.209.500
|
548,39
|
6.800.000
|
1.336,11
|
942,25
|
a
|
Người dân tự xây trong dự án
|
199.887
|
47,59
|
4.971.813
|
1.183,77
|
615,68
|
b
|
Người dân tự xây trên đất hiện hữu
|
6.009.613
|
500,80
|
1.828.187
|
152,35
|
326,57
|
|
Tổng cộng
|
6.959.120
|
636,42
|
8.619.554,65
|
1.447,52
|
1.041,97
|
- Nhu cầu diện tích đất để
chuẩn bị xây dựng các loại nhà ở (SĐT) giai đoạn 2021-2025
được xác định bằng quỹ đất xây dựng nhà ở (SĐXD) trong giai
đoạn 2021-2025 và 40% quỹ đất xây dựng nhà ở trong giai đoạn 2026-2030[17].
SĐT
2021-2025 = SĐXD 2021-2025 + 40% x SĐXD 2026-2030
- Nhu cầu diện tích đất để
chuẩn bị xây dựng các loại nhà ở (SĐT) giai đoạn 2026-2030
được xác định bằng quỹ đất xây dựng nhà ở (SĐXD) trong giai
đoạn 2026-2030 và 50% quỹ đất xây dựng nhà ở trong giai đoạn 2031-2035[18].
SĐT
2026-2030 = 60%x SĐXD 2026-2030 + 50% x SĐXD 2031-2035
Tổng hợp toàn bộ nhu cầu diện tích đất
xây dựng nhà ở (ST) toàn tỉnh trong mỗi giai đoạn như sau:
Bảng 4.9. Nhu
cầu diện tích đất xây dựng nhà ở đến năm 2030
Đơn vị: ha
STT
|
Loại hình nhà ở
|
Giai đoạn 2021-2025
|
Giai đoạn 2026-2030
|
Nhu cầu diện tích
đất xây dựng nhà ở ST 2021-2030 (ha)
|
Quỹ đất xây dựng
trong giai đoạn SĐXD (ha)
|
Nhu cầu diện tích
đất xây dựng nhà ở ST (ha)
|
Quỹ đất xây dựng
trong giai đoạn SĐXD (ha)
|
Nhu cầu diện tích
đất xây dựng nhà ở ST (ha)
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
82,93
|
124,92
|
104,98
|
109,96
|
234,89
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
5,10
|
7,67
|
6,43
|
6,74
|
14,41
|
3
|
Nhà ở do người dân tự xây dựng
|
548,39
|
1.082,84
|
1.336,11
|
1.272,80
|
2355,63
|
3.1
|
Người dân tự xây trong dự án
|
47,59
|
521,10
|
1.183,77
|
1018,10
|
1539,20
|
3.2
|
Người dân tự xây trên đất hiện hữu
|
500,80
|
561,74
|
152,35
|
254,70
|
816,44
|
|
Tổng cộng
|
636,42
|
1.215,43
|
1.447,52
|
1.389,50
|
2.604,93
|
Trong đó, nhu cầu diện tích đất để phát triển
các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh (không bao gồm đất ở hiện hữu người dân đang
sử dụng) như sau:
Bảng 4.10.
Nhu cầu diện tích đất xây dựng nhà ở theo dự án
STT
|
Nhu cầu quỹ đất xây
dựng nhà ở theo dự án
|
Giai đoạn 2021-2025
(ha)
|
Giai đoạn 2026-2030
(ha)
|
Giai đoạn 2021-2030
(ha)
|
1
|
Nhà ở thương mại trong dự án
|
124,92
|
110,0
|
234,89
|
2
|
Nhà ở xã hội
|
7,67
|
6,74
|
14,41
|
3
|
Nhà ở dân tự xây trong dự án
|
521,10
|
1.018,10
|
1539,20
|
4
|
Quỹ đất phát triển nhà ở theo dự án (1+2+3)
|
653,69
|
1.134,80
|
1.788,49
|
Như vậy, tổng hợp nhu cầu diện tích đất để
xây dựng nhà ở như sau:
Tổng nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở
giai đoạn 2021-2030 là 2.604,93 ha, trong đó nhu cầu diện tích đất để xây dựng
nhà ở theo dự án là 1.788,49 ha.
Nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở giai
đoạn 2021-2025 là 1.215,43 ha, trong đó nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở
theo dự án là 653,69 ha.
Nhu cầu diện tích đất để xây dựng ở giai đoạn
2026-2030 là 1.398,5 ha, trong đó nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở theo
dự án là 1.134,8 ha.
Nhu cầu diện tích đất xây dựng nhà ở từng
đơn vị hành chính như sau:
Bảng 4.11.
Nhu cầu diện tích đất xây dựng nhà ở theo dự án phân theo từng đơn vị hành
chính giai đoạn 2021-2025
STT
|
Đơn vị
|
Nhu cầu quỹ đât
phát triển nhà ở theo loại nhà giai đoạn 2021-2025
|
Nhà ở thương mại
|
Nhà ở xã hội
|
Nhà ở dân tự xây
trong dự án
|
Tổng cộng
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
90,86
|
3,17
|
194,28
|
288,31
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
3,52
|
1,29
|
26,53
|
31,34
|
3
|
Huyện Chợ Lách
|
1,67
|
0,15
|
23,68
|
25,50
|
4
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
7,48
|
0,64
|
74,83
|
82,96
|
5
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
1,34
|
0,13
|
18,94
|
20,41
|
6
|
Huyện Giồng Trôm
|
1,67
|
0,26
|
23,68
|
25,61
|
7
|
Huyện Bình Đại
|
5,37
|
1,16
|
29,39
|
35,91
|
8
|
Huyện Ba Tri
|
11,00
|
0,69
|
101,36
|
113,06
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
2,01
|
0,18
|
28,41
|
30,60
|
10
|
Toàn tỉnh
|
124,92
|
7,67
|
521,10
|
653,69
|
Bảng 4.12.
Nhu cầu diện tích đất xây dựng nhà ở theo dự án phân theo từng đơn vị hành
chính giai đoạn 2026-2030
STT
|
Đơn vị
|
Nhu cầu quỹ đât
phát triển nhà ở theo loại nhà giai đoạn 2026-2030
|
Nhà ở thương mại
|
Nhà ở xã hội
|
Nhà ở dân tự xây
trong dự án
|
Tổng cộng
|
1
|
Thành phố Bến Tre
|
60,67
|
1,52
|
359,31
|
421,49
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
4,02
|
1,29
|
51,02
|
56,33
|
3
|
Huyện Chợ Lách
|
3,55
|
0,33
|
50,31
|
54,19
|
4
|
Huyện Mỏ Cày Nam
|
11,28
|
0,64
|
151,88
|
163,81
|
5
|
Huyện Mỏ Cày Bắc
|
2,84
|
0,27
|
40,25
|
43,37
|
6
|
Huyện Giồng Trôm
|
3,55
|
0,55
|
50,31
|
54,41
|
7
|
Huyện Bình Đại
|
4,48
|
1,01
|
51,74
|
57,23
|
8
|
Huyện Ba Tri
|
15,30
|
0,75
|
202,91
|
218,96
|
9
|
Huyện Thạnh Phú
|
4,27
|
0,38
|
60,37
|
65,02
|
10
|
Toàn tỉnh
|
109,96
|
6,74
|
1.018,10
|
1.134,80
|
- Tham gia góp ý sửa đổi, hoàn thiện,
đồng bộ hệ thống pháp luật về nhà ở, đầu tư, đất đai... Nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các cấp.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng chính
sách riêng của tỉnh nhằm thúc đẩy mạnh hơn chương trình phát triển nhà ở, chú
trọng xây dựng các chính sách để sử dụng hiệu quả các quỹ đất, nguồn vốn,....
để phát triển nhà ở.
- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu
đãi đầu tư đủ hấp dẫn để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, phát triển các
dự án nhà ở thương mại, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công
nghiệp và người thu nhập thấp, chú trọng xã hội hóa đầu tư xây dựng.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi
đối với nhà lưu trú công nhân và đề xuất trích một phần tiền sử dụng đất của
các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các dự án phát
triển nhà ở xã hội.
- Dành quỹ đất cho việc
phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
chung xây dựng và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt quan
tâm tới quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư để chủ động trong việc bồi thường,
giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thị.
- Ưu tiên dành quỹ đất
theo quy định trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội đầu
tư xây dựng nhà ở cho công nhân, cán bộ công chức viên chức và người thu nhập
thấp; rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất để gắn các khu nhà ở
đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các thiết chế văn hóa...
- Tập trung khai thác có hiệu quả
nguồn lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà
ở; tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình để quy hoạch phát triển nhà
ở, khu dân cư, khu đô thị mới với các loại hình nhà ở phù hợp.
- Kết hợp việc chỉnh trang đô thị, đầu
tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc tạo quỹ đất dành cho việc phát triển các khu
dân cư mới, khu tái định cư, tạm cư cho các hộ dân nằm trong diện phải giải tỏa
nhằm giảm mật độ xây dựng tại các khu dân cư cũ.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại quỹ
nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp. Ưu
tiên bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội để phát triển nhà ở xã hội đáp ứng
chỉ tiêu đặt ra của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển nhà ở xã hội toàn
quốc.
- Bố trí đủ quỹ đất để thực hiện mục tiêu của
Chương trình phát triển nhà ở nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở cho các
đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
a) Về kiến trúc
- Bến Tre là địa phương có đặc thù miền sông
nước với
hệ thống rất
nhiều kênh
rạch, một phần giáp biển và cũng là địa phương có tiềm năng phát triển về du
lịch. Vì vậy, kiến trúc nhà ở cần phải có hướng dẫn thực hiện phù hợp với đặc
điểm của từng vùng để đảm bảo phát triển nhà ở gắn với di tích lịch sử, du lịch
biển, du lịch sinh thái vùng sông nước, phù hợp với cảnh quan, không gian nhằm
tạo điều kiện mở rộng và phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
- Đối với khu vực trung tâm đô thị,
các khu vực có yêu cầu cao về quản lý cảnh quan, chủ yếu phát triển nhà ở theo
dự án để đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc, chất lượng xây dựng công
trình, hiện đại; đối với các khu vực nông thôn phát triển nhà ở gắn với bảo tồn
và phát huy đặc trưng kiến trúc nhà ở nông thôn.
- Nâng cao chất lượng thiết kế, thẩm
định thiết kế; quản lý chất lượng xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở; công tác cấp
phép xây dựng nhà ở; xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở đảm bảo tuân
thủ nguyên tắc tổng thể kiến trúc đô thị hài hoà, phù hợp với môi
trường cảnh quan và bản sắc của từng khu vực, địa phương. Đặc biệt tại các khu
vực có tốc độ đô thị hóa cao như thành phố Bến Tre…
- Ban hành các thiết kế mẫu nhà ở phù
hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện sản xuất và truyền thống văn hóa của các
vùng, miền, có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng
để người dân tham khảo, áp dụng trong xây dựng nhà ở, đặc biệt tại các khu vực
ven sông, kênh rạch, ven biển thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi sạt lở, bão, lụt.
- Kiến trúc nhà ở đô
thị ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đáp ứng yêu cầu sử dụng, bền vững, mỹ
quan, kinh tế, đồng thời tôn trọng nguyên tắc kết hợp giữa nhà ở riêng lẻ với
các công trình khác tại đô thị thành một tổng thể kiến trúc đô thị hài hoà, phù
hợp với môi trường cảnh quan và bản sắc của từng địa phương ở Bến Tre.
b) Về quy hoạch
- Chú trọng việc
phát triển nhà ở theo dự án đối với khu vực đô thị, khu vực được quy hoạch để
phát triển đô thị trong tương lai nhằm bảo đảm việc phát triển nhà ở được xây
dựng đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Khi tiến hành chỉnh trang cơ sở hạ
tầng kết hợp với xây dựng mới, cải tạo sửa chữa nhà ở trong khu vực đô thị phải
bám sát các quy định của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị. Khi lập quy
hoạch xây dựng cần dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà cao tầng nhằm tạo điểm nhấn
cho đô thị hiện đại, đồng thời dành quỹ đất cho cây xanh và các sinh hoạt công
cộng khác tại đô thị, tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Nâng cao chất lượng các đồ án quy
hoạch xây dựng để làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án nhà ở, dự án khu đô thị
đảm bảo chất lượng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đầy đủ hạ tầng xã hội thiết yếu. Tiến hành lập quy hoạch phân khu. Rà soát quy hoạch,
điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở
thương mại cho phù hợp với nhu cầu phát triển.
- Khi thực hiện xây
dựng các khu nhà ở xã hội tập trung, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội; công trình công cộng nhiều không gian thoáng mát, môi trường sống trong
lành; thiết kế căn hộ phù hợp; đảm bảo công năng sử dụng, cũng như việc lắp đặt
thiết bị bên trong căn hộ; đảm bảo tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy hoạch xây dựng.
- Đối với nhà ở nông
thôn, kết
hợp giữa việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới với xây mới
và cải tạo nhà ở; tập trung ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng nhà
ở, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường, chất thải rắn,...
- Tỉnh Bến Tre có đặc thù miền sông
nước với
hệ thống rất
nhiều kênh
rạch,
nền đất yếu, chi phí xây dựng nhà ở cao tầng cao. Tuy nhiên, cần quy hoạch các
khu vực để phát triển nhà chung cư cao tầng để tạo điểm nhấn đô thị. Trong giai
đoạn tới, cần phát triển nhà ở dạng chung cư, đặc biệt chung cư thấp tầng tại
thành phố Bến Tre dành cho các đối tượng: sinh viên, cán bộ công nhân viên
chức, người thu nhập thấp...
- Đề xuất, thực hiện quy hoạch trong
các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị dành một phần diện tích đất ở để xây
dựng nhà ở xã hội và quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để
làm nhà ở cho công nhân và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ
người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Ban
Quản lý dự án tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn theo kế hoạch đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tiếp tục hỗ trợ Chủ đầu tư các dự án
nhà ở đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư hoặc chấp
thuận đầu tư tiếp tục thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng để đủ điều
kiện khởi công, đảm bảo theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ các chủ
đầu tư các dự án đang triển khai thi công xây dựng, đảm bảo tiến độ đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;đồng thời, khuyến khích chủ đầu
tư áp
dụng các loại công nghệ mới, xây dựng hiện đại và sử dụng các loại vật liệu xây
dựng thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian xây dựng đồng
thời giảm giá thành nhà ở;
- Tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các
Bộ ngành giải quyết các khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập để thống nhất triển
khai quy trình thực hiện quyết định chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư,
chấp thuận đầu tư đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn
tỉnh.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp
tục cải cách hành chính, đơn giản thủ tục trong việc cấp phép xây dựng, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cung cấp thông tin quy hoạch đối với nhà ở
riêng lẻ để người dân thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng mới, cải thiện nhà ở
theo nhu cầu và khả năng.
- Đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát
triển nhà ở.
- Khuyến khích phát triển các công
trình xanh, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng các công nghệ thông minh tại các dự
án phát triển nhà ở tại các khu vực trung tâm đô thị, các khu vực có yêu cầu
cao về kiến trúc, cảnh quan.
- Tổ chức nghiên cứu, thiết kế và áp
dụng các loại nhà ở thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu,
có thể tái sử dụng, tái cơ cấu hoặc tái chế các nguồn tài nguyên đã sử dụng.
- Đẩy mạnh công tác thông tin. tuyên
truyền vận động các tầng lớp dân cư thay đổi phương thức, tập quán từ hình thức
ở nhà riêng lẻ sang căn hộ chung cư; tăng cường tham gia hỗ trợ giúp đỡ nhau
trong cải tạo, xây dựng nhà ở.
- Khuyến khích việc áp dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, phát triển nhà ở như quản lý dữ
liệu thông tin quy hoạch, công khai quy hoạch trên hệ thống thông tin của tỉnh.
Đặc biệt tập trung xây dựng Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động
sản trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo.
- Lồng ghép vào các chương trình hỗ
trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở để giải quyết nhu cầu của nhà ở các hộ gia đình
có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ, đặc biệt đối với đối tượng chính sách, sạt
lở, ven sông kênh rạch, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí
hậu; từ đó từng bước xóa bỏ nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ, nhà ở ven sông kênh
rạch trên địa bàn tỉnh.
- Sử dụng nguồn thu
tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát
triển đô thị tương đương giá trị quỹ đất bố trí phát triển nhà ở xã hội theo giá đất
mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước vào ngân sách tỉnh để ưu tiên đầu
tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Kêu gọi đầu tư, đa dạng hóa
các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở, các khu đô thị; đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh nhà ở.
- Tạo điều kiện tối đa về mặt bằng,
công trình hạ tầng, thủ tục hành chính để huy động nhanh nguồn vốn từ nhân dân,
doanh nghiệp.
- Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ
từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng chính sách, nguồn vốn huy động hợp pháp từ
các mạnh thường quân, nhà hảo tâm và vận động cộng đồng để hỗ trợ xây dựng nhà
ở cho hộ gia đình chính sách, hộ có công, hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Tạo điều
kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho
người có thu nhập thấp tại đô thị tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giảm giá thành
xây dựng, giúp các đối tượng chính sách xã hội có nhu cầu tiếp cận với nhà ở.
- Nghiên cứu cắt giảm các thủ tục,
thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng, bất
động sản.
- Tạo điều kiện về thủ tục cấp phép
xây dựng, giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục để người dân thuận lợi
trong việc xin phép xây dựng hoặc cải tạo nhà ở. Bổ sung cơ chế phối hợp giữa
các đơn vị liên quan, rà soát các dự án không khả thi và xử lý triệt để tình
trạng không phép, trái phép.
- Thủ tục hành chính cần cải cách theo
hướng phát triển công nghệ 4.0.
- Tiếp tục sử
dụng và rà soát lại quỹ nhà ở công vụ hiện có; lập Đề án kiến nghị Thủ tướng
Chính phủcho phép bán nhà ở công vụkhông còn phù hợp với nhu cầu bố trí nhà ở
công vụ của tỉnh trong giai đoạn tới và không đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số
27/2015/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 về Tiêu chuẩn nhà ở công vụ để lấy kinh phí cải
tạo, duy tu quỹ nhà ở công vụ còn lại.
- Trường hợp có phát sinh nhu
cầunhà ở công vụ cho một số đối tượng đặc biệt thì lập Đề án trình UBND tỉnh
xem xét từng trường hợp cụ thể.
4.9. Giải pháp nhà ở
thương mại
Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư
phát triển nhà ở theo dự án; đồng thời ưu tiên phê duyệt các dự án hạ tầng đấu
nối (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) đồng bộ với dự án nhà ở để khai thác có
hiệu quả các dự án nhà ở, khu đô thị.
4.10. Giải
pháp nhà ở tái định cư:
Chủ đầu tư
dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp
thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư theo quy định.
a) Giải pháp chung
- Sử dụng vốn ngân sách để tạo lập quỹ
đất sạch tại các khu vực trung tâm, khu vực ngoại thành dọc các trục giao thông
công cộng có điều
kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đảm bảo, phát triển đồng bộ và thống
nhất tại từng khu vực để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, kêu gọi
các chủ đầu tư tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
- Công khai danh mục thu hút đầu tư thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tổ chức các cuộc hội thảo tiếp xúc các
nhà đầu tư để giới thiệu về tiềm năng, danh mục thu hút đầu tư. Đối
với trường hợp nhà đầu tư có đất hợp pháp và có nhu cầu đề xuất đầu tư nhà ở xã
hội độc lập cần khuyến khích đầu tư trên cơ sở đảm bảo phù hợp quy hoạch xây
dựng, phù hợp chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và pháp luật liên quan.
- Nghiên cứu, triển khai xây dựng Đề án nhà ở
xã hội trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội và thực hiện chỉ
tiêu đặt ra theo Đề án phát triển nhà ở xã hội toàn quốc của Thủ tướng Chính
phủ.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách
để hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật trong hàng
rào đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
-
Tạo điều kiện về mặt thủ tục hành chính, ưu tiên giải quyết các khó
khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư trong quá trình tham gia thực hiện đầu tư dự
án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, bố trí quỹ đất phát triển
nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại theo quy định, để thúc đẩy triển
khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội cho tỉnh; trong trường hợp chủ
đầu tư không triển khai hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã được phê
duyệt, thực hiện thu hồi và giao các nhà đầu tư có năng lực để triển khai đầu
tư xây dựng, tránh lãng phí quỹ đất.
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các
phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử
dụng vốn ngoài ngân sách; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các
nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê.
- Xem xét mở rộng chính sách hỗ trợ
cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải
tạo nhà trọ cho công nhân, người lao động, sinh viên và người thu nhập thấp
thuê trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn theo quy định.
- Lồng ghép các chương tình mục tiêu kết hợp
với kêu gọi hỗ trợ bổ sung từ các tổ chức, cá nhân để tăng nguồn kinh phí hỗ
trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách.
b) Giải pháp cụ thể
- Đối với đối tượng
cán bộ công chức viên chức, công nhân khu công nghiệp, nhà ở sinh viên:
+ Ưu tiên dành quỹ đất phát triển nhà
ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại để đầu tư xây dựng nhà ở cho công
nhân khu công nghiệp, sinh viên, người thu nhập thấp; lập quy hoạch nhà ở công
nhân gắn với quy hoạch các khu công nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ các chủ đầu tư
xây dựng nhà ở cho cán bộ công chức viên chức, công nhân khu công nghiệp, sinh
viên và người thu nhập thấp để ổn định, phát triển sản xuất, học tập...
+ Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật trong hàng
rào đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ công chức viên chức, công
nhân khu công nghiệp, sinh viên, người thu nhập thấp có tỷ lệ từ 50% nhà ở cho
thuê trở lên từ Ngân sách nhà nước để hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật.
+ Rà soát nhu cầu sử dụng và tình
trạng sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân
viên Gò Đàng (giai đoạn 2). Kiến nghị Chính phủ cho phép bán nhà thuộc sở hữu
nhà nước để tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên sống tại đây có hoàn
cảnh khó khăn và không có khả năng tạo lập nhà ở, giúp giảm gánh nặng
ngân sách trong việc quản lý, duy trì, bảo dưỡng các quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước không phù hợp. Nguồn kinh phí thu được sử dụng đểtái đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội hoặc nhà
ở công vụ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đối với đối tượng
người có công cách mạng:
+ Tiếp tục hỗ trợ về nhà ở theo các cơ
chế chính sách của Nhà nước bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh
và các nguồn vốn hỗ trợ, huy động hợp pháp khác.
+ Chủ động đề xuất, huy động nguồn vốn
để hỗ trợ nhà ở đối với người có công cách mạng.
- Đối với đối tượng
là người nghèo khu vực nông thôn: thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo khu vực nông thôn theo các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính
phủ; kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã ban hành và
sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân thông
qua các hình thức như hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công trong xây dựng nhà ở
hoặc tặng nhà ở đại đoàn kết để giải quyết nhu cầu của nhà ở các hộ gia đình có
nhà ở đơn sơ, khó khăn về nhà ở, từng bước xóa bỏ nhà ở đơn sơ trên địa bàn
tỉnh.
- Đối với các hộ
nghèo đô thị gặp khó khăn về nhà ở thì việc hỗ trợ nhà ở giải quyết theo hướng:
+ Đối với các trường hợp đã có nhà ở,
nhưng là nhà tạm, hư hỏng, dột nát thì Nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội,
Công đoàn, cộng đồng hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ
tự cải tạo, sửa chữa nhà ở;
+ Đối với các hộ nghèo đặc biệt khó
khăn thì thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước, cộng đồng, các tổ chức kinh tế-xã
hội xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương để giúp họ có chỗ ở phù hợp.
4.12. Phát triển các
khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn tập trung
- Ngay sau
khi Chương trình phát triển nhà ở được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng chủ trì xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở
05 năm và hàng năm, qua đó tiếp tục rà soát, xác định vị trí, khu vực phát
triển nhà ở, phát triển khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn và làm rõ tỷ
lệ các loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư) cần đầu tư xây dựng,
các vị trí phát triển phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của địa phương.
- Phát triển hạ tầng giao thông, công trình kết nối phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương
hàng hóa để thu hút các nhà đầu tư phát triển các khu dân cư đô thị, điểm dân
cư nông thôn tập trung.
- Nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội tại các dự án phát triển khu dân cư đô thị, điểm dân cư
tập trung. Các công trình công cộng nhiều không gian thoáng mát, môi trường
sống trong lành.
- Đa dạng hóa các mô hình sinh kế; tạo
điều kiện để người dân phát triển kinh tế, được hưởng lợi về đời sống và tinh
thần khi sống tại các khu dân cư, điểm dân cư.
- Đối với khu vực đô
thị: phát triển các
khu dân cư đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc, chất lượng xây dựng công
trình.
Quan tâm phát
triển nhà ở dạng chung cư, đặc biệt chung cư nhà ở xã hội.
- Đối với khu vực nông thôn: đẩy mạnh phát triển hạ
tầng giao thông, công trình kết nối phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng
hóa để thu hút các
nhà đầu tư phát triển điểm dân cư nông thôn.
- Quy hoạch xây dựng xã theo mô hình nông
thôn mới tập trung gắn với hệ thống giao thông liên huyện, liên xã. Điểm dân cư
mới hình thành gắn với các vùng chuyên canh lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng hệ thống các điểm dân cư với mục tiêu nâng cao chất lượng sống của người
dân, giảm dần tình trạng ở phân tán, “liền canh liền cư” của người dân. Phát
huy thế mạnh riêng của từng vùng để thu hút nguồn xã hội hóa để tổ chức hệ thống
các điểm dân cư gắn liền với địa hình, cảnh quan nông thôn khác nhau của từng
vùng huyện, từng khu vực theo hướng giữ gìn bản sắc đặc trưng của từng địa
phương.
- Sắp xếp, tổ chức dân cư theo mô hình tập
trung tại trung tâm xã và gắn với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội theo quy hoạch đã được phê duyệt của các điểm dân cư tập trung.
- Di dời và xây dựng các khu dân cư tập trung
có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Bảo vệ,
xây dựng các tuyến đê, quản lý ven bờ, tôn cao đất đai và bảo vệ các công
trình ven sông… khu vực có nguy cơ sạt lở, nhằm ứng phó với tác động của biến đổi
khí hậu.
- Phát triển nhà ở khu vực nông thôn đảm
bảo nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới: nền, khung, mái cứng; các công
trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại, chăn nuôi, …) phải được bố trí đảm
bảo vệ sinh; kiến trúc phù hợp phong tục, tập quán, lối sống của mỗi vùng;
- Tập trung cao cho phát triển các khu
dân cư tại các địa phương gần khu công nghiệp;
- Phát triển nhà ở nông thôn gắn với
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều
kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền; sử dụng
có hiệu quả quỹ đất ở sẵn có, hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở;
- Khuyến khích phát triển nhà ở theo dự
án ở những khu vực đã có quy hoạch xây dựng hoặc có điều kiện và các yếu tố
thúc đẩy đô thị hóa.
- Tuyên truyền, vận động các tầng lớp
dân cư thay đổi nhận thức về tập quán sinh sống, thay đổi thói quen sinh sống
liền canh liền cư, phân tán chuyển sang các khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông
thôn tập trung với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân địa
phương ủng hộ (không nhận đền bù với các thiệt hại nhỏ), hiểu rõ tầm quan trọng
trong việc phát triển nhà ở, chỉnh trang đô thị để giảm chi phí giải phóng mặt
bằng trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Phát động phong trào, có tổ chức để
phát huy sức mạnh cộng đồng trong phát triển nhà ở đặc biệt là hỗ trợ các đối
tượng chính sách xã hội, các hộ nghèo khu vực đô thị, nông thôn cải thiện chỗ
ở; các hộ gia đình khu vực nông thôn tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc
cải tạo, xây dựng nhà ở; khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác phát
triển nhà ở theo mô hình hợp tác xã nhà ở.
- Chủ trì phối
hợp các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện điều chỉnh Kế hoạch phát
triển nhà ở 5 năm
giai đoạn 2021-2025 và xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm.
- Chủ trì tham mưu đề
xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở theo quy định
của Luật Nhà ở, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các Luật có liên quan.
- Công bố công
khai, minh bạch
Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở, quy hoạch xây dựng các khu nhà ở, khu
đô thị, các dự án phát triển nhà ở; hướng dẫn việc triển khai, cơ chế chính
sách phát triển nhà ở, quỹ đất để phát triển nhà ở trên cổng thông tin
điện tử.
- Chủ trì, phối
hợp với Ủy
ban nhân dân
cấp
huyện
và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở;
hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực
hiện;
tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình với Ủy ban nhân
dân
tỉnh,
Bộ Xây dựng
theo định kỳ và đột
xuất theo yêu cầu.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo:
+ Thực hiện Chương trình phát triển
nhà ở; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã
hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và các huyện
trong từng thời kỳ và hàng năm để triển khai thực hiện; chỉ đạo, điều hành và
kiểm điểm kết quả thực hiện theo định kỳ; chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát
triển nhà ở hàng năm và 5 năm.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
việc hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách của các xã trên địa bàn (gồm số
hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số
tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn
khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).
+ Quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển
từng loại nhà ở trên phạm vi địa bàn tỉnh.
+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện
Chương trình phát triển nhà ở của các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan,
đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng phương án sử dụng nguồn thu từ việc nộp
bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất bố trí nhà ở xã hội tại các dự án nhà
ở thương mại, khu đô thị để phát triển nhà ở xã hội.
- Đối với quỹ đất nhà ở xã hội thuộc các dự
án nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở: thường xuyên đôn đốc, yêu cầu nhà đầu
tư đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ở xã hội.
- Chủ trì, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh triển khai xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường
bất động sản trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 44/2022/NĐ-CP
ngày 29 tháng 06 năm 2022 của Chính Phủ .
- Chủ trì, nghiên cứu
xây dựng Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã
hội và thực hiện chỉ tiêu đặt ra theo Đề án phát triển nhà ở xã hội toàn quốc
của Thủ tướng Chính phủ.
Lồng ghép các dự án,
chương trình phát triển nông thôn, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu để thực hiện
việc di dân, tái định cư, bố trí lại dân cư vùng thiên tai ven sông, ven biển, kênh rạch, lâm trường có nguy cơ
sạt lở, ngập lụt gắn
với tổ chức sản xuất và xây dựng nông thôn mới.
- Tạo quỹ đất sạch tại
các khu vực ngoại thành dọc các trục giao thông công cộng, các tuyến vành đai
để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo
quy định, để các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn xã hội hóa xây dựng nhà ở xã hội
cho thuê, quản lý và khai thác theo quy định.
- Tiếp tục cải cách hành chính, đơn
giản thủ tục trong việc cấp phép xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, cung cấp thông tin quy hoạch đối với nhà ở riêng lẻ để người dân thuận lợi
trong việc đầu tư xây dựng mới, cải thiện nhà ở theo nhu cầu và khả năng.
- Chủ trì trong việc giải phóng mặt
bằng, quản lý quỹ đất phát triển nhà ở, đặc biệt là quỹ đất phát triển nhà ở xã
hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố thường xuyên rà soát, bổ sung dự án nhà ở xã hội, nhà
ở công nhân vào danh mục dự án đầu tư cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất hàng năm, làm cơ sở thực hiện giao đất, thuê đất thực hiện dự án.
- Chia sẻ, cung cấp
thông tin, dữ liệu về tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, định kì hàng quý gửi về
Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 06 Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm
2022 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương
đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
- Chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu
về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản,
định kì hàng quý gửi về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 07 Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng
06 năm 2022 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với, Sở Tài chính,
Sở Xây dựng tham mưu cân đối nguồn vốn đầu tư công hằng năm và trung hạn cho
các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chỉnh trang đô thị theo chủ trương đầu
tư được duyệt.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
xây dựng dự toán ngân sách hàng năm đối với các dự án nhà ở xã hội theo quy
định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Chủ trì thẩm định hồ sơ phương án
giá về khung giá, giá cho thuê, thuê mua, bán nhà ở xã hội đối với dự án được
đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về lĩnh vực giá.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc sử dụng hiệu quả nguồn thu từ việc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại,
khu đô thị dưới 10 ha, thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền tương đương với
giá trị quỹ đất 20% để phát triển đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn
tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành; đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, giải quyết cho các đối tượng rất khó
khăn về nhà ở do không thuê được nhà ở xã hội do các doanh nghiệp đầu tư xây
dựng.
- Thẩm định phương án đấu giá bán tài
sản công đối với cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị
có liên quan trong việc lập quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, nông
thôn đảm bảo đồng bộ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, phù hợp với
kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở.
- Khuyến khích áp dụng các loại công nghệ
mới, xây dựng hiện đại và sử dụng các loại vật liệu xây dựng thích hợp, nhằm
nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian xây dựng đồng thời giảm giá thành nhà
ở.
- Tổ chức nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các
loại nhà ở thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể
tái sử dụng, tái cơ cấu hoặc tái chế các nguồn tài nguyên đã sử dụng.
Chủ trì, phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt
Nam tỉnh, các sở, ban, ngành
liên quan, Ủy
ban nhân dân
các huyện, thành phố, xác định nhu cầu ở của các hộ chính sách, hộ có công, hộ
nghèo cần hỗ trợ hàng năm. Đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển
khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách theo quy định.
Phối hợp báo cáo cung cấp thông
tin về lượng giao dịch bất động sản đã bán qua công chứng để được cập nhật bổ
sung vào hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh.
Chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu
về thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, định kì hàng quý gửi về
Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 08 Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 06
năm 2022 của Chính phủ.
Chỉ đạo Chi cục thống kê các huyện,
thành phố có trách nhiệm phối hợp cung cấp số liệu thống kê về nhà ở khi có yêu
cầu; thực hiện báo cáo thống kê về diện tích sàn nhà ở bình quân hàng năm trên
địa bàn để được cập nhật bổ sung vào hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường
bất động sản của tỉnh.
12. Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về
nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
rà soát quy hoạch, đề xuất quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,
xác định nhu cầu về nhà ở công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp để
làm cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân,
người lao động tại khu vực này.
Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội
chi nhánh tỉnh Bến Tre, các tổ chức tín dụng (được chỉ định) trên địa bàn triển
khai thực hiện tốt việc cho vay ưu đãi theo quy định về phát triển và quản lý
nhà ở xã hội; tiếp nhận đề xuất cải tiến thủ tục giao dịch theo hướng tinh gọn,
đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn nói chung và vay vốn
cho các nhu cầu về nhà ở nói riêng.
Thực hiện cho vay đối với các cá nhân đủ điều
kiện được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 1,4,5,6 và
7 Điều 49 của Luật Nhà ở.
15. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre
- Tuyên truyền, vận động
Nhân dân thực
hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về nhà ở; vận động các
cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp quan tâm thực hiện Chương trình phát triển nhà
ở, đặc biệt phát triển nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhà ở, ổn
định công tác.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội để hỗ
trợ hộ nghèo, người có công và các đối tượng chính sách theo các chương trình
hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
16. Đề nghị Liên đoàn
Lao động tỉnh
Phổ biến và vận động các cơ quan
chuyên môn, doanh nghiệp quan tâm thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh,
đặc biệt phát triển nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhà ở, ổn
định công tác.
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai chương
trình phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn.
Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà trên địa bàn và báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng theo định kỳ.
- Trên cơ sở Chương trình phát triển
nhà ở của tỉnh, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ban ngành thực hiện lập,
điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trên
địa bàn đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có nhu nhập thấp,
người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội để thực hiện Chương trình phát
triển nhà ở các địa phương.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường lập và thực hiện quy hoạch xây dựng các khu nhà ở trên địa
bàn, lập kế hoạch phát triển nhà ở đô thị và nông thôn hàng năm và 5 năm.
- Thực hiện nghiệm việc quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn, định kỳ báo cáo về công tác cấp phép xây dựng trên
địa bàn huyện, thành phố hàng năm.
- Phối hợp, cung cấp thông tin, dữ
liệu về số lượng và diện tích nhà ở, dân số khu vực đô thị, nông thôn, định kỳ hàng
năm gửi về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 09 Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29
tháng 06 năm 2022 của Chính phủ.