ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3117/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Quy hoạch số
21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển
kinh tế xã hội;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành lĩnh vực chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg
ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 899/QĐ-TTg ngày
10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1639/QĐ-UBND ,
ngày 30/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển
giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp tỉnh, giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Nghị Quyết số 15/NQ/TU ngày
25/7/2017, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển chăn nuôi bền vững trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND
ngày 28/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt danh mục các ngành,
lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UBND
ngày 13/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán
Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh. Hòa Bình đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-UBND
ngày 07-02-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí thực hiện các dự
án quy hoạch thuộc ngân sách tỉnh năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 2835/QĐ-UBND
ngày 04-12-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự
án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo
cáo số 15/BC-HĐTĐ ngày 27 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án điều chỉnh, quy hoạch phát triển
chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, như sau:
1. Sự cần thiết
Dự án quy hoạch phát triển chăn nuôi
tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 20/5/2011, đến nay một số điều khoản
trong quy hoạch không còn phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm
2020 (duyệt tại Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015) và các chính sách
khuyến khích phát triển chăn nuôi tại Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số
116/2015/NQ-HĐND ngày 03-7-2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh, cũng như nhu cầu thực
tế sản xuất của Tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của địa phương.
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các
doanh nghiệp để phát triển chăn nuôi theo hướng: Chăn nuôi tập trung quy trình
khép kín; phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; chăn nuôi nông hộ theo
hình thức công nghiệp, bán công nghiệp; áp dụng kỹ thuật
và công nghệ phù hợp để tạo cơ hội sinh kế cho nhân dân.
Chuyển dần nuôi từ vùng có mật độ dân số cao (đồng bằng) đến
nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi) hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư. Khuyến khích ứng dụng công nghệ
cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị
từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí,
tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; phát triển chăn nuôi gắn với xử lý chất thải,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát
triển kinh tế Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã đề ra là khai thác thế
mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phát triển chăn nuôi hàng hóa; đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào phát triển chăn nuôi nhanh,
bền vững; cung cấp nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm; đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Do đó việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch
phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cần
thiết.
2. Tên dự án: Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
3. Phạm vi thực
hiện: Trên địa bàn các huyện,
thành phố.
4. Cấp quyết định
đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh
5. Đơn vị quản lý
lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
6. Mục tiêu, quan
điểm
6.1 Mục tiêu đến năm 2020
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt
mức tăng trưởng bình quân 7%/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất ước đạt 4
nghìn tỷ đồng, chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi hàng năm đạt khoảng 5,3%/năm; đưa tỷ trọng
sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại Trên 35% tổng đàn
vào năm 2020
Các chỉ tiêu tổng đàn: Trâu 120 nghìn
con; bò 90 nghìn con; lợn 450 nghìn con; dê 60 nghìn con; gia cầm 8,0 triệu
con; Ong 60 nghìn đàn.
Sản lượng: Thịt hơi các loại đạt khoảng
150 nghìn tấn; sản lượng sữa 600 tấn; sản lượng trứng: 118 triệu quả.
6.2 Định hướng đến năm 2030
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt
mức tăng trưởng bình quân 7,5%/năm; đến năm 2030, giá trị sản xuất ước đạt khoảng
9 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 35% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Mức tăng trưởng
số lượng trang trại, gia trại chăn
nuôi hàng năm đạt khoảng 5,8%/năm; đưa tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập
trung và trang trại, gia trại trên 45% tổng đàn vào năm 2030.
Các chỉ tiêu tổng đàn: Trâu 130 nghìn
con; bò 140 nghìn con; lợn 700 nghìn con; dê 90 nghìn con; gia cầm 10,5 triệu
con; Ong 90 nghìn đàn.
Sản lượng: Thịt hơi các loại đạt khoảng
300 nghìn tấn; sản lượng sữa 700 tấn; trứng: 200 triệu quả.
6.3 Cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030
Các
năm
|
2017
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng
số (%)
|
100
|
100
|
100
|
100
|
- Nhóm gia súc
|
73,56
|
65
|
60
|
55
|
- Nhóm gia cầm
|
24,02
|
32
|
34
|
36
|
- Nhóm chăn nuôi khác, sản phẩm
không qua giết thịt và sản phẩm phụ
|
2,42
|
3
|
6
|
9
|
6.3. Quan điểm
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát
triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, phù hợp
với Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Nghị Quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017 -
2025, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Hòa Bình đến năm 2020, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các Quy hoạch khác của
tỉnh đã được phê duyệt.
Khai thác có hiệu quả và thúc đẩy
phát triển chăn nuôi toàn diện, sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm; tập
trung ưu tiên đầu tư phát triển các loại vật nuôi có giá trị kinh tế, có sức cạnh
tranh cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn; và xác định những giải pháp
phù hợp để phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Khuyến khích các
thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển chăn nuôi; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo
hình thức gia trại, trang trại gắn với chế biến, dịch vụ
và tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng giá trị kinh tế ngành chăn nuôi, góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Phát triển chăn nuôi phải gắn với
phát triển xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt ở các khu vực vùng cao, xa, vùng đồng
bào dân tộc.
7. Nội dung quy
hoạch
7.7. Quy hoạch phát triển chăn
nuôi
7.1.1 Quy hoạch các vật nuôi chủ yếu
của ngành chăn nuôi
Bảng 1: Quy mô phát triển đàn vật
nuôi đến năm 2020 định hướng đến 2030
TT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Hiện
trạng 2017
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tốc
độ TBQ/năm (%/năm)
|
2020/2017
|
2030/2020
|
|
Tổng
đàn vật nuôi
|
Nghìn
con
|
7.691
|
8.974
|
10.423
|
11.872
|
4,17
|
3,23
|
I
|
Tổng
đàn Gia súc
|
Nghìn
con
|
660,36
|
720
|
890
|
1060
|
2,26
|
4,72
|
1
|
Đàn
Trâu
|
Nghìn con
|
118,97
|
120
|
125
|
130
|
0,22
|
0,83
|
2
|
Đàn
Bò
|
Nghìn
con
|
84,48
|
90
|
115
|
140
|
1,63
|
5,56
|
3
|
Đàn
Dê
|
Nghìn
con
|
51,29
|
60
|
75
|
90
|
4,25
|
5,00
|
4
|
Đàn
Lợn
|
Nghìn
con
|
405,62
|
450
|
575
|
700
|
2,74
|
5,56
|
II
|
Đàn
gia cầm
|
Nghìn
con
|
6.821
|
8.000
|
9250
|
10.500
|
4,32
|
3,13
|
III
|
Đàn
gia súc khác
|
Nghìn
con
|
146,84
|
180
|
190
|
200
|
5,65
|
1,11
|
IV
|
Gia
cầm khác
|
Nghìn
con
|
8,79
|
10
|
13
|
16
|
3,44
|
6,00
|
V
|
Ong
|
Nghìn
đàn
|
50,81
|
60
|
75
|
90
|
4,52
|
5,00
|
VI
|
Động
vật khác
|
Nghìn
con
|
3,32
|
4
|
5
|
6
|
5,12
|
5,00
|
7.1.2 Quy hoạch phát triển đàn trâu
7.1.2.1 Mục tiêu
Duy trì tốc độ phát triển đàn trâu
toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 0,22%/năm; dự kiến quy mô đàn đến
2020 đạt 120 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3 nghìn tấn; tốc độ phát
triển đàn trâu giai đoạn 2020 - 2030 là 0,83%/năm; dự kiến quy mô đàn đến năm
2030 đạt 130 nghìn con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4 nghìn tấn, Tập
trung phát triển chăn nuôi trâu thịt chủ yếu tại địa bàn các như: Lạc Sơn, Kim
Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Đà Bắc, Lương Sơn và Cao Phong.
Sản phẩm chính của chăn nuôi trâu là
sản xuất trâu thịt và trâu giống hàng hóa, giúp cung cấp giống tốt trong tỉnh
và bán ra ngoài tỉnh.
7.1.2.2, Dự kiến quy mô phát triển
Bảng 2: Bố trí quy mô đàn trâu của tỉnh
theo các huyện, thành phố
ĐVT:
nghìn con
TT
|
Nội
dung
|
Hiện
trạng 2017
|
2020
|
2030
|
Tốc
độ TTBQ/năm (%/năm)
|
GĐ
2017-2020
|
GĐ
2020-2030
|
|
Tổng đàn Trâu
|
118,97
|
120
|
130
|
0,22
|
0,83
|
1
|
Tp Hòa Bình
|
1,73
|
1,7
|
1,6
|
-0,43
|
-0,59
|
2
|
H,Đà Bắc
|
8,36
|
8,4
|
9
|
0,12
|
0,71
|
3
|
H,Mai Châu
|
6,65
|
6,7
|
7,2
|
0,19
|
0,75
|
4
|
H,Kỳ Sơn
|
4,15
|
4,2
|
4,3
|
0,30
|
0,24
|
5
|
H,Lương Sơn
|
10,30
|
9,5
|
9,5
|
-1,94
|
-
|
6
|
H,Cao Phong
|
7,83
|
8
|
8,2
|
0,54
|
0,25
|
7
|
H,Kim Bôi
|
20,29
|
21
|
23
|
0,87
|
0,95
|
8
|
H,Tân Lạc
|
20,05
|
20,5
|
22
|
0,56
|
0,73
|
9
|
H,Lạc Sơn
|
23,32
|
23,5
|
27
|
0,19
|
1,49
|
10
|
H,Lạc Thủy
|
6,28
|
6,5
|
7,2
|
0,88
|
1,08
|
11
|
H,Yên Thủy
|
9,95
|
10
|
11
|
0,13
|
1,00
|
7.1.3 Quy hoạch phát triển đàn bò
7.1.3.1 Mục tiêu
Duy trì tốc độ phát triển đàn bò toàn
tỉnh bình quân giai đoạn 2017-2020 là: 1,63%/năm; dự kiến
quy mô đàn đến 2020 đạt 90 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3 nghìn tấn;
tốc độ phát triển đàn giai đoạn 2020- 2030 là 5,56%/năm; dự kiến quy mô đàn đến
năm 2030 đạt 140 nghìn con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng 8 nghìn tấn, tập
trung chủ yếu tại địa bàn các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc,
Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong và Kim Bôi là nơi có điều kiện phát triển
đồng cỏ và vùng sản xuất mía tập trung, phụ phẩm công nghiệp chế biến.
Trong đó 100% số lượng bò sữa được
nuôi thâm canh và bán thâm canh, sản phẩm sữa cơ bản được chế biến theo phương
pháp công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Sản phẩm chính của chăn nuôi bò là sản
xuất bò thịt và cung cấp sữa trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.
Phương thức nuôi bò chủ yếu nuôi nhốt
bò tại chuồng hoặc bán chăn thả theo quy mô gia đình và trang trại.
7.1.3.2 Dự kiến quy mô phát triển
Bảng 3: Dự kiến quy mô đàn bò tỉnh
Hòa Bình phân theo các huyện, thành phố
ĐVT:
Nghìn con
TT
|
Nội
dung
|
Hiện
trạng 2017
|
Đến
2020
|
Đến 2030
|
Tốc
độ TTBQ/năm (%/năm)
|
GĐ
2017-2020
|
GĐ
2020-2030
|
|
Tổng đàn bò
|
84,48
|
90
|
140
|
1,63
|
5,56
|
1
|
Tp Hòa Bình
|
2,07
|
3
|
5
|
11,23
|
6,67
|
2
|
H,Đà Bắc
|
8,66
|
9
|
12
|
0,98
|
3,33
|
3
|
H,Mai Châu
|
13,56
|
14
|
18
|
0,81
|
2,86
|
4
|
H,Kỳ Sơn
|
3,76
|
4
|
7
|
1,60
|
7,50
|
5
|
H,Lương Sơn
|
5,99
|
7
|
12
|
4,22
|
7,14
|
6
|
H,Cao Phong
|
1,89
|
2
|
4
|
1,46
|
10,00
|
7
|
H,Kim Bôi
|
7,15
|
8
|
15
|
2,97
|
8,75
|
8
|
H,Tân Lạc
|
9,59
|
10
|
15
|
1,07
|
5,00
|
9
|
H,Lạc Sơn
|
18,39
|
19
|
30
|
0,83
|
5,79
|
10
|
H,Lạc Thủy
|
5,67
|
6
|
10
|
1,46
|
6,67
|
11
|
H,Yên Thủy
|
7,75
|
8
|
12
|
0,81
|
5,00
|
7.1.4 Quy hoạch phát triển đàn lợn
7.1.4.1 Mục tiêu
Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc
theo hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung phát triển vùng chăn nuôi theo
quy hoạch nằm trên trục đường Hồ Chí Minh tại các huyện
Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn và huyện Yên Thủy.
Phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (lợn
đen địa phương, lợn rừng) theo quy mô vừa, quy mô gia trại tại các huyện Đà Bắc,
một số trang trại tại thành phố Hòa Bình, mở rộng sang một số xã vùng cao của
huyện Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và xây dựng thương hiệu có chỉ dẫn
địa lý, Đặc biệt phát triển và bảo tồn nguồn gen quý hiếm lợn bản địa tại các
xã huyện Đà Bắc, một số trang trại tại thành phố Hòa Bình, sau đó mở rộng sang
một số xã vùng cao của huyện Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn.
Sản phẩm chính của chăn nuôi lợn là sản
xuất lợn thịt hướng nạc, lợn đặc sản và cung cấp giống lợn trong và ngoài tỉnh.
Phương thức nuôi lợn chủ yếu nuôi
theo quy mô gia đình, gia trại, trang trại và từng bước chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.
7.1 4.2 Dự kiến
quy mô phát triển
Dự kiến tổng đàn
lợn năm 2020 là 450 nghìn con,sản lượng thịt hơi xuất chuồng 80 nghìn tấn; tốc
độ tăng đàn bình quân là 2,74%/năm và đến năm 2030 là 700 nghìn con, sản lượng
thịt hơi xuất chuồng 150 nghìn tấn; tốc độ tăng đàn bình quân là 5,56%.
Bảng 4: Dự kiến phát triển đàn lợn
phân theo các huyện, thành phố
ĐVT: Nghìn con
TT
|
Nội
dung
|
Hiện
trạng 2017
|
2020
|
2030
|
Tốc
độ TTBQ/năm (%/năm)
|
GĐ
2017-2020
|
GĐ
2020-2030
|
|
Tổng đàn lợn
|
405,62
|
450
|
700
|
2,74
|
5,56
|
1
|
TP Hòa Bình
|
12
|
13
|
20
|
2,08
|
5,38
|
2
|
H, Đà Bắc
|
22,18
|
23
|
30
|
0,92
|
3,04
|
3
|
H, Mai Châu
|
20,87
|
21
|
30
|
0,16
|
4,29
|
4
|
H, Kỳ Sơn
|
21,6
|
23
|
35
|
1,62
|
5,22
|
5
|
H, Lương Sơn
|
67,3
|
80
|
130
|
4,72
|
6,25
|
6
|
H, Cao Phong
|
16,55
|
20
|
35
|
5,21
|
7,50
|
7
|
H, Kim Bôi
|
57,11
|
60
|
90
|
1,27
|
5,00
|
8
|
H, Tân Lạc
|
42,32
|
50
|
70
|
4,54
|
4,00
|
9
|
H, Lạc Sơn
|
75,27
|
80
|
110
|
1,57
|
3,75
|
10
|
H, Lạc Thủy
|
33,4
|
40
|
75
|
4,94
|
8,75
|
11
|
H, Yên Thủy
|
37,02
|
40
|
75
|
2,01
|
8,75
|
7.1.5 Quy hoạch phát triển đàn gia cầm
7.1.5.1 Mục tiêu
Duy trì tốc độ phát triển đàn gia cầm
toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 4,31%/năm, dự kiến tổng đàn gia cầm
năm 2020 là 8 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 25 nghìn tấn; giai đoạn
2020 - 2030 là 3,13%/năm, dự kiến tổng đàn gia cầm năm 2030 là 10,5 triệu con,
sản lượng thịt hơi xuất chuồng 40 nghìn tấn, tập trung phát triển gà chăn nuôi
theo hình thức công nghiệp tại các huyện Lương Sơn, Kỳ
Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu và huyện Lạc Sơn và gà thả vườn tại
các huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn; dần mở rộng sang các huyện Yên Thủy, Kim Bôi,
Lương Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Đồng thời triển khai các dự án bảo tồn nguồn gen như gà Lạc Thủy, Lạc Sơn, vịt Bầu bến, gà H’Mong...
Phát triển vịt Bầu Bến (Chợ Bến, huyện Lương Sơn) tại các xã có điều kiện
thích hợp của huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Lạc Thủy.
Sản phẩm chính của chăn nuôi gia cầm
là sản xuất gà thịt, gà thả vườn và cung cấp trứng gà trong tỉnh và bán ra
ngoài tỉnh.
Phương thức nuôi gà chủ yếu nuôi theo
quy mô gia trại, trang trại và từng bước chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp,
bán công nghiệp.
7.1.5.2 Dự kiến qui mô phát triển
Bảng 5: Dự kiến phát triển đàn gia cầm
phân theo huyện đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
ĐVT:
Nghìn con
TT
|
Nội
dung
|
Hiện
trạng 2017
|
Đến
2020
|
Đến
2030
|
Tốc
độ TTBQ/năm (%/năm)
|
GĐ
2017-2020
|
GĐ
2020- 2030
|
|
Tổng
đàn gia cầm
|
6.823
|
8.000
|
10.500
|
4,31
|
3,13
|
1
|
Thành phố Hòa Bình
|
216
|
250
|
400
|
3,94
|
6,00
|
2
|
Huyện Đà Bắc
|
315
|
400
|
600
|
6,75
|
5,00
|
3
|
Huyện Mai Châu
|
265
|
300
|
500
|
3,30
|
6,67
|
4
|
Huyện Kỳ Sơn
|
268
|
300
|
500
|
2,99
|
6,67
|
5
|
Huyện Lương Sơn
|
1.438
|
1.650
|
1.850
|
3,69
|
1,21
|
6
|
Huyện Cao Phong
|
241
|
300
|
450
|
6,12
|
5,00
|
7
|
Huyện Kim Bôi
|
792
|
900
|
1.100
|
3,41
|
2,22
|
8
|
Huyện Tân Lạc
|
579
|
700
|
900
|
5,22
|
2,86
|
9
|
Huyện Lạc Sơn
|
913
|
1.100
|
1.500
|
5,12
|
3,64
|
10
|
Huyện Lạc Thủy
|
1.128
|
1.300
|
1.700
|
3,81
|
3,08
|
11
|
Huyện Yên Thủy
|
668
|
800
|
1.000
|
4,94
|
2,50
|
7.1.6 Quy hoạch đàn ong
Duy trì tốc độ phát triển đàn ong
toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 6-7,5%/năm, đưa đàn ong lên 60
nghìn đàn vào năm 2020, sản lượng đạt 700 tấn, đến năm 2030 có 90 nghìn đàn, sản
lượng 1300 tấn mật.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi ong phải
gắn kết giữa các loại cây nguồn mật nông nghiệp và công nghiệp đi kèm để đảm bảo
tính sở hữu liên kết đa nghề trong cùng một chủ sở hữu như: Kỳ Sơn, Lương Sơn,
Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Yên Thủy.
7.1.7 Quy hoạch đàn dê
Dự kiến quy hoạch 60 nghìn con, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 300 tấn vào năm 2020, tổng đàn 90 nghìn con, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.000 tấn vào năm 2030, tốc độ tăng đàn bình
quân giai đoạn 2017 - 2020 đạt 4,25/năm; tốc độ tăng đàn bình quân giai đoạn
2020 - 2030 đạt 5%/năm.
Vùng chăn nuôi tập trung phát triển ở
các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.
Bảng 6: Dự kiến phát triển đàn Dê
phân theo huyện đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
ĐVT:
Nghìn con
TT
|
Nội
dung
|
Hiện
trạng 2017
|
Đến
2020
|
Đến
2030
|
Tốc
độ TTBQ/năm (%/năm)
|
GĐ
2017-2020
|
GĐ
2020-2030
|
|
Tổng đàn Dê
|
51,29
|
60
|
90
|
4,25
|
5,00
|
1
|
Tp Hòa Bình
|
0,83
|
1
|
1
|
5,12
|
-
|
2
|
H,Đà Bắc
|
7,8
|
8
|
14
|
0,64
|
7,50
|
3
|
H,Mai Châu
|
3,39
|
4
|
6
|
4,50
|
5,00
|
4
|
H,Kỳ Sơn
|
2,67
|
3
|
5
|
3,09
|
6,67
|
5
|
H,Lương Sơn
|
6,96
|
8
|
12
|
3,74
|
5,00
|
6
|
H,Cao Phong
|
1,34
|
2
|
2
|
12,31
|
-
|
7
|
H,Kim Bôi
|
4,72
|
6
|
8
|
6,78
|
3,33
|
8
|
H,Tân Lạc
|
3,68
|
5
|
7
|
8,97
|
4,00
|
9
|
H,Lạc Sơn
|
2,94
|
4
|
7
|
9,01
|
7,50
|
10
|
H,Lạc Thủy
|
7,74
|
9
|
15
|
4,07
|
6,67
|
11
|
H,Yên Thủy
|
9,22
|
10
|
13
|
2,11
|
3,00
|
7.2. Quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung đối với vật nuôi chính
Bảng 7: Tổng hợp
vùng phát triển chăn nuôi với các vật nuôi chính tập trung trên địa bàn tỉnh đến
năm 2020 định hướng đến năm 2030.
ĐVT:
Nghìn con, đàn
TT
|
Nội
dung
|
Vùng
tập trung đến năm 2020
|
Định hướng vùng tập
trung đến năm 2030
|
Diện
tích (Ha)
|
Dự
kiến số lượng 2020
|
Diện
tích (Ha)
|
Dự
kiến số lượng 2030
|
|
Tổng
|
27.650
|
2.161
|
33.440
|
3.134
|
1
|
Vùng phát triển chăn nuôi trâu thịt
và trâu giống
|
3.490
|
14,20
|
4.210
|
20,59
|
2
|
Vùng phát triển chăn nuôi bò thịt
|
5.400
|
8,50
|
6.540
|
12,33
|
3
|
Vùng phát triển chăn nuôi bò sữa
|
300
|
0,28
|
360
|
0,40
|
4
|
Vùng phát triển chăn nuôi lợn thịt
|
4.630
|
149,20
|
5.620
|
216,34
|
4.1
|
Vùng phát triển chăn nuôi lợn đặc sản
|
1.770
|
70,90
|
2.150
|
102,81
|
4.2
|
Vùng phát triển và bảo tồn nguồn
ghe quý hiếm lợn bản địa tại Đà Bắc
|
1.900
|
12,70
|
2.310
|
18,42
|
4.3
|
Vùng phát triển chăn nuôi lợn thịt
hướng nạc
|
960
|
65,60
|
1.160
|
95,12
|
5
|
Vùng phát triển chăn nuôi gia cầm
|
11.900
|
1.976
|
14.390
|
2.865
|
5.1
|
Vùng phát triển chăn nuôi gia cầm (chủ yếu là gà theo hình thức công nghiệp)
|
1.450
|
972
|
1.750
|
1.410
|
5.2
|
Vùng phát triển chăn nuôi gia cầm
(chủ yếu là gà theo hình thức gà thả vườn)
|
8.660
|
833
|
10.470
|
1.207
|
5.3
|
Vùng phát triển
bảo tồn nguồn gen gà Lạc Thủy và Gà
H'Mông
|
1.430
|
163
|
1.730
|
236
|
5.4
|
Vùng phát triển vịt Bầu, và vịt Bầu
Bến
|
360
|
8
|
440
|
12
|
6
|
Vùng phát triển chăn nuôi Dê thịt
|
1520
|
10
|
1840
|
15
|
7
|
Vùng phát triển đàn ong
|
410
|
3,30
|
480
|
4,79
|
7.3. Quy hoạch cơ sở sản xuất
giống
Giống trâu: Bình tuyến, chọn lọc và cải
tạo đàn trâu tại các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc Mai Châu nhằm tạo ra nguồn
giống trâu giống tốt cung cấp nhu cầu nuôi trâu thịt trong cho nhân dân.
Giống bò: Cải tạo nâng cao chất lượng
đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo với quy mô dự án 10,000 con trong giai đoạn từ
năm 2016 đến 2020 và 15,000 con vào năm 2030, bố trí tại mỗi huyện 01 tổ thụ
tinh nhân tạo để đẩy nhanh quá trình cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò trong tỉnh.
Giống lợn: Đầu tư nâng cấp trại giống
cấp ông bà của Công ty giống Hòa Bình và đầu tư 2 cơ sở lợn giống cấp bố mẹ cho hai huyện Lương Sơn và Tân Lạc, đáp ứng nhu cầu con
giống mỗi năm cần khoảng 175 - 190 nghìn con.
Giống gia cầm: Đầu
tư nâng cấp trại giống của Công ty giống Hòa Bình thành trại giống gia cầm cấp ông bà và trại gà giống Yên Thủy, đầu
tư 07 cơ sở gà giống cấp bố mẹ cung cấp gà giống thương phẩm
cho nhu cầu phát triển chăn nuôi hàng năm trên địa bàn 11 huyện và thành phố.
7.4. Quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm (GMGSGC) theo các giai đoạn
7.4.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2020
7.4.1.1 Số lượng và loại hình cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm (GMGSGC).
Cơ sở GMGSGC tập trung bán công nghiệp
(loại II): 3 cơ sở;
Cơ sở GMGSGC tập trung theo phương thức
truyền thống (loại III): 9 cơ sở.
7.4.1.2 . Xây dựng hệ thống cơ sở
GMGSGC
Đảm bảo được 60-70% nhu cầu thịt đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn tỉnh và một phần xuất ra
ngoài tỉnh.
Tổng công suất GMGSGC tại các lò mổ tập
trung là 82,8 tấn/ngày, đáp ứng được 76% nhu cầu thịt của người dân trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình.
7.4.2 Tầm nhìn đến năm 2030
7.4.2.1 Về số lượng
và loại hình cơ sở GMGSGC
Xây dựng được 1 cơ sở GMGSGC quy mô
công nghiệp tại huyện Lương Sơn;
Xây dựng và mở rộng 10 cơ sở GMGSGC tập
trung bán công nghiệp (loại II) tại các vùng có tiềm năng phát triển chăn nuôi
và thị trường tiêu thụ lớn;
Xây dựng và mở rộng
16 cơ sở GMGSGC tập trung theo phương thức truyền thống loại III.
7.4.2.2 Xây dựng hệ thống cơ sở
GMGSGC
Đảm bảo được 80-90% nhu cầu thịt đảm
bảo ATVSTP trên địa bàn tỉnh và một phần lớn đáp ứng thị trường bên ngoài tỉnh
Tổng công suất GMGSGC tại các lò mổ tập
trung là 213,0 tấn/ngày, đáp ứng được 139,2% nhu cầu thịt của người dân trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình, như vậy ngoài khả năng đáp ứng được 100% nhu cầu thịt hàng
ngày của người dân trong tỉnh, hàng ngày lượng thịt tại các lò mổ còn phấn đấu
xuất ra ngoài tỉnh.
8. Vốn đầu tư
Nhu cầu vốn cần đầu tư phát triển
chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2018-2030 là 17.320 tỷ đồng. Trong đó:
Giai đoạn 2018 - 2020: 4.280 tỷ đồng;
Giai đoạn 2021 - 2030: 13.040 tỷ đồng.
Chi tiết theo Bảng sau.
TT
|
Chỉ
tiêu
|
GĐ
2018-2030
|
Chia
ra
|
Vốn
(Tỷ đồng)
|
Tỉ lệ (%)
|
GĐ
2018-2020
|
GĐ
2021-2030
|
Vốn
(Tỷ đồng)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Vốn
(Tỷ đồng)
|
Tỉ lệ (%)
|
1
|
Tổng chi phí (I) + (II) + (III)
+ (IV) + (V)
|
17.320
|
100
|
4.280
|
100
|
13.040
|
100
|
1.1
|
Các Chương trình, dự án đầu tư
|
13.980
|
80,72
|
3500
|
81,78
|
10.480
|
80,37
|
1.2
|
Khuyến nông
|
170
|
0,98
|
30
|
0,70
|
140
|
1,07
|
1.3
|
Thú y
|
760
|
4,39
|
150
|
3,50
|
610
|
4,68
|
1.4
|
Chi phí về chuồng trại
|
1.920
|
11,09
|
480
|
11,21
|
1.440
|
11,04
|
1.5
|
Khu giết mổ tập trung
|
490
|
2,83
|
120
|
2,80
|
370
|
2,84
|
2
|
Phân theo nguồn
|
17.320
|
100
|
4.280
|
100
|
13.040
|
100
|
2.1
|
Vốn ngân sách nhà nước
|
2.750
|
15,88
|
680
|
15,89
|
2.070
|
15,87
|
2.2
|
Vốn vay
|
9.710
|
56,06
|
2.400
|
56,07
|
7.310
|
56,06
|
-
|
Vốn vay ngân hàng
|
2.860
|
16,50
|
710
|
16,59
|
2.150
|
16,49
|
-
|
Vốn vay tín dụng
|
5.140
|
29,70
|
1.270
|
29,67
|
3.870
|
29,68
|
-
|
Vốn vay ODA
|
1.710
|
9,86
|
420
|
9,81
|
1.290
|
9,89
|
2.3
|
Vốn tự huy động
|
4.860
|
28,06
|
1.200
|
28,04
|
3.660
|
28,07
|
* Trong đó các Chương trình, dự án đầu
tư ưu tiên:
Chương trình hỗ trợ phát triển đàn
trâu, nâng cao chất lượng đàn trâu dự kiến quy mô 10.000 con, thực hiện tại các
huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu và Đà Bắc: 1.440 tỷ đồng.
Chương trình hỗ trợ cải tiến nâng cao
chất lượng đàn đò vàng địa phương dự kiến quy mô 20.000 con, thực hiện tại các
huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn và Yên Thủy: 2.340 tỷ đồng.
Chương trình hỗ trợ sản xuất lợn hướng
nạc dự kiến quy mô 78.000 con, thực hiện tại Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc
Sơn, Yên Thủy: 8.050 tỷ đồng.
Dự án xây dựng và phát triển vùng
chăn nuôi lợn đặc sản tại các huyện Đà Bắc và các xã vùng cao, vùng đặc biệt
khó khăn của huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu: 960 tỷ đồng.
Chương trình hỗ trợ sản xuất giống
gia cầm dự kiến quy mô 158.000 con, thực hiện tại thành phố Hòa Bình, Yên Thủy
và Lương Sơn: 1.190 tỷ đồng
(Vốn tập trung đầu tư: Xây dựng cơ sở
hạ tầng- kỹ thuật phục vụ phát triển chăn nuôi; hỗ trợ lãi suất, kinh phí thuê đất; đào tạo, chuyển giao TBKT; hỗ
trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chăn nuôi,...)
9. Các nhóm giải
pháp thực hiện
Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.
Nhóm giải pháp khoa học công nghệ.
Nhóm giải pháp về thông tin và thị
trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất, quản
lý về chăn nuôi.
Nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư thực
hiện điều chỉnh quy hoạch.
10. Tổ chức thực
hiện.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chịu trách nhiệm thực hiện công bố công khai quy hoạch này
đến các Sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và các cơ
quan, đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả;
chủ trì việc theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác quy hoạch; hàng năm tổng hợp
kết quả thực hiện quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các Sở, Ban, ngành xây dựng các cơ chế,
chính sách...theo chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số
842/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa
Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Công thương; Trưởng
Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (D34).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dũng
|