ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 823/QĐ-UBND
|
Quảng Trị, ngày
26 tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông
thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao
giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 116/TTr-SNN ngày 25 tháng 4
năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định thực hiện một số chỉ tiêu thuộc bộ tiêu chí huyện nông
thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Các thành
viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Quảng Trị; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng
các Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Điều phối NTM TW;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTDP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Sỹ Đồng
|
QUY ĐỊNH
THỰC
HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 26/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Trị)
1. Tiêu chí Quy hoạch
1.1. Chỉ tiêu thực hiện, đánh giá
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu
chí
|
Chỉ tiêu
|
Tiêu chí số 1. Quy
hoạch
|
1.1. Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng
dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn
|
≥ 01 đồ án
|
1.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã
hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện
đã được phê duyệt
|
≥ 03 công trình
|
1.2. Nội dung thực hiện, đánh giá
a. Về Quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng
dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn (viết tắt là quy hoạch chi tiết khu chức
năng)
Đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch
vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn phải hoàn thành việc phê duyệt và công bố, công
khai quy hoạch theo đúng quy định.
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và công
bố quy hoạch chi tiết khu chức năng, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi
tiết khu chức năng thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Xây dựng năm 2014;
khoản 9 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến
quy hoạch ngày 20/11/2018; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư số
04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ
sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy
hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.
Quy mô, tính chất khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản
xuất phải phù hợp quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tuân thủ quy định tại mục 2.5 Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng
QCVN 01.2021/BXD.
Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gồm/hoặc
các chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế
biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại (chuyên doanh bán
buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản
xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật,
thú y, quản lý chất lượng, chuyển đổi số), dịch vụ thị trường (phân tích, dự
báo thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo
vệ môi trường); nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao;
khai thác du lịch, thương mại kết hợp sản xuất nông nghiệp; ưu tiên hỗ trợ nhóm
sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.
b. Về công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng
xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện
đã được phê duyệt
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình
giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp
nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác
(theo Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014).
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm công trình y
tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công
viên và công trình khác (theo Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014).
Công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã hội
(xem xét) đã được xây dựng phù hợp với quy hoạch vùng và các quy định về pháp
luật xây dựng.
2. Tiêu chí về Y tế - Văn hóa
- Giáo dục
2.1. Chỉ tiêu thực hiện, đánh giá
Tên tiêu chí
|
Nội dung các chỉ
tiêu
|
Chỉ tiêu
|
Tiêu chí số 5.
Y tế - Văn hóa - Giáo dục
|
5.2. Có công viên hoặc quảng trường được lắp đặt
các dụng cụ thể dục thể thao
|
100%
|
5.3. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được
kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê,
ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu
quả
|
Đạt
|
2.2. Nội dung thực hiện, đánh giá
a. Về công viên hoặc quảng trường được lắp đặt
các dụng cụ thể dục thể thao
Có 100% các công viên hoặc quảng trường được lắp đặt
các dụng cụ thể thao ngoài trời, mỗi điểm ít nhất 10-15 thiết bị, dụng cụ tập
thể thao ngoài trời, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, tập luyện thể dục, thể thao,
vui chơi, giải trí cho người dân và du khách tham quan, du lịch trên địa bàn
huyện.
b. Về các giá trị văn hóa truyền thống được kế
thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi
danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả
- Thực hiện theo pháp luật về di sản văn hóa, cụ thể:
+ Luật Di sản văn hóa (năm 2001) và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2009) (Các điều: 17, 18, 20, 21,
22, 24, 25, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 41, 42, 43, 45);
+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn
hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
+ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm
2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh.
+ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6
năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn
hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
+ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7
năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học
để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
+ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12
năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định
về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
- Đối với di sản văn hóa phi vật thể: có danh mục
kiểm kê, ghi danh của cấp có thẩm quyền; quyết định mở lớp truyền dạy.
- Đối với di sản văn hóa vật thể: có đầy đủ hồ sơ
khoa học và pháp lý; quyết định xếp hạng di tích các cấp; quyết định phê duyệt
cấp có thẩm quyền về tu bổ, tôn tạo.
3. Tiêu chí Chất lượng môi trường
sống
3.1. Chỉ tiêu thực hiện, đánh giá
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu
chí
|
Chỉ tiêu
|
Tiêu chí số 8. Chất
lượng môi trường sống
|
8.9. Có mô hình xã, thôn thông minh
|
≥ 01 mô hình
|
3.2. Nội dung thực hiện, đánh giá
a. Mô hình thôn thông minh
- Về hạ tầng số:
+ Có thành lập và triển khai các nhóm/tổ công nghệ
số cộng đồng tương tác, tương trợ lẫn nhau trong thôn.
+ Có hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động
4G/5G bao phủ đến hộ gia đình.
- Về xã hội số:
+ Cán bộ thôn có ứng dụng các nền tảng số để thông
tin, truyền truyền đến người dân trong thôn.
+ Trên 60% người sử dụng smartphone được hướng dẫn,
tập huấn, đào tạo các kỹ năng cài đặt, sử dụng các phần mềm, nền tảng số hỗ trợ
cho việc tìm kiếm, tra cứu, trao đổi thông tin.
+ Trên 80% hộ sản xuất, kinh doanh được đào tạo, tập
huấn, hướng dẫn, kỹ năng quảng bá, giới thiệu, kinh doanh, mua bán các sản phẩm
trên sàn thương mại điện tử, các nền tảng số, kỹ năng bảo đảm an toàn thông
tin, thanh toán trực tuyến.
+ Trên 50% người dân trong độ tuổi lao động trong
thôn có tài khoản thanh toán trực tuyến, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết
yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, học phí, khám chữa
bệnh....
- Về kinh tế số:
Có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số trong các lĩnh vực như: an ninh trật tự, sản xuất - kinh
doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường,
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn
gốc sản phẩm, truyền thanh thôn,...
b. Mô hình xã thông minh
- Về chính quyền số:
+ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3- 4;
100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản mật).
+ Tỷ lệ báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được
thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia đạt 100%.
+ Có hệ thống truyền thanh thông minh.
- Về kinh tế số:
+ 100% sản phẩm sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực
của xã được cập nhật, quảng bá và bán trên sàn thương mại điện tử.
+ 80% các sản phẩm chủ lực của xã được ứng dụng
chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc.
- Xã hội số:
+ Hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ trên
80% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh.
+ Trên 80% người dân trong độ tuổi lao động biết đến
và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số
thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân
hàng,...
+ Tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử
dụng điện thoại thông minh đạt tối thiểu 80%.
+ 100% cán bộ cấp xã, cán bộ thôn có kiến thức và kỹ
năng số.
- Có ít nhất 01 mô hình thôn thông minh, tất cả các
thôn còn lại đều có ít nhất 01 hoạt động ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực
như: quản lý quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật
tự, du lịch nông thôn, môi trường,... ./.