ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
96/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2014
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 6 THÁNG ĐẦU
NĂM VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
Thực hiện Văn bản số 93/CV-CTĐ5TP
ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Cụm trưởng Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc
Trung ương năm 2014 (Thành phố Cần Thơ) về Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
công tác thi đua, khen thưởng 06 tháng đầu năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 06
tháng cuối năm 2014. Căn cứ nội dung ký kết giao ước thi đua năm 2014, Cụm 5
Thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 06 tháng đầu năm và
nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 như sau:
I. TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI VÀ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG KÝ KẾT GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM 2014 CỦA CỤM THI ĐUA
5 THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Triển khai thực
hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới
công tác thi đua, khen thưởng.
Để tiếp tục đổi mới công tác thi đua,
khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ
Chính trị, đồng thời phát huy những thành quả đạt được và khắc phục có hiệu quả
những tồn tại yếu trong thời gian qua, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức
thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập, góp xây dựng và
phát triển Thành phố trong những năm tới. Ban Cán sự Đảng, Ủy ban nhân dân
Thành phố đã trình Thường trực Thành ủy dự thảo Chỉ thị về tiếp tục đổi mới
công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tình hình tổ
chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 725/2011/CT-TTg, ngày 17/5/2011, Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ
tăng trưởng GDP trên địa bàn Thành phố ước đạt 378.975 tỷ đồng tăng 8,2% (cùng
kỳ tăng 7,9%). Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 9,6% (cùng kỳ tăng 9,1%), khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 7,1%), khu vực nông nghiệp tăng
6% (cùng kỳ tăng 7%). Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12.44 tỷ USD, giảm 2,2%
(cùng kỳ tăng 15,5%). Chủ yếu nhập nhiên liệu đầu vào cho sản xuất như; nhiên
liệu hóa chất, dược phẩm, chất dẻo, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may da
giày ... Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10,31 tỷ USD, tăng
5,7% (cùng kỳ tăng 6,1%). Nếu loại trừ thêm yếu tố tái sản xuất vàng thì Kim ngạch
nhập khẩu ước đạt 10,25 tỷ USD, tăng 10,4% so cùng kỳ; Tổng thu ngân sách trên
địa bàn (không tính ghi thu ghi chi) ước đạt 121.910 tỷ đồng, đạt 53,87% dự
toán, tăng 14,9% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 67.824 tỷ đồng, đạt 54,61% dự
toán, tăng 10,15%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 32.200 tỷ đồng, đạt 42,22% dự
toán, tăng 16,22% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 15.670 tỷ đồng, đạt 57,4% dự toán,
tăng 3,29% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 38.416 tỷ đồng, đạt
51,36% dự toán, tăng 17,95% so cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 06 tháng
đầu năm ước thực hiện 60.134 tỷ đồng, tăng 3,2% (cùng kỳ tăng 3.1%). Thành phố
đã ban hành Quyết định số 459/QĐ-UBND về giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2014
(đợt 1) nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn xổ số kiến thiết và vốn viện
trợ phát triển (ODA) với tổng số vốn giao là 14.503,589 tỷ đồng. Hiện Thành phố
đang rà soát các dự án chuẩn bị đầu tư để xem xét ưu tiên giao vốn cho các công
trình trọng điểm của thành phố.
3. Công tác quán
triệt chủ trương đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước.
Tiếp tục triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” theo Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị, trong công tác xây dựng Đảng,
chính quyền và các đoàn thể chính trị trong sạch vững mạnh, phòng chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quán triệt Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, Thành phố đã chủ động xây dựng nội dung nghiên cứu, học tập và làm
theo sát hợp, thiết thực với chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm
gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”
trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội và tuyên truyền rộng rãi trong Đảng và nhân dân.
Các Cấp ủy đã tiến hành rà soát, điều
chỉnh, bổ sung chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh cho từng đối tượng, loại hình tổ chức cơ sở Đảng Xác định trách nhiệm
gương mẫu của cán bộ, Đảng viên nhất là người đứng đầu; Tổ chức học Nghị quyết
Trung ương 4, gắn với nội dung quán triệt Quy định 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, về những điều Đảng viên không được làm và Quy định 101-QĐ/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Trong sinh hoạt chi bộ thực hiện tự phê
bình và phê bình nghiêm túc; đồng chí bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị
trong sinh hoạt hàng tháng, ngoài việc thông tin tình hình chung, kiểm điểm những
công hoạt hàng tháng, ngoài việc thông tin tình hình chung, kiểm điểm những
công việc đã làm được và chưa làm được của tập thể, còn dành thời gian để Đảng
viên, cán bộ công chức tự phê bình và phê bình, nhất là đối với người đứng đầu.
Qua thực hiện, kết quả bước đầu ở một số cấp ủy cho thấy người đứng đầu thật sự
có những bước chuyển trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
có nhận thức đúng đắn và xác định tầm quan trọng của việc nêu gương đối với người
đứng đầu.
Việc học tập và làm theo lời Bác được
triển khai thực hiện bằng nhiều hoạt động được tổ chức phong phú, đa dạng gắn
liền với việc thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Công tác tuyên truyền việc học tập
và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cơ
sở Đảng thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như: kể chuyện, hội thi, tọa
đàm, cổ động trực quan bằng băng rôn, pano, khẩu hiệu; tuyên truyền miệng thông
qua hệ thống báo cáo viên, bí thư các chi bộ đã đưa các nội dung tuyên truyền
vào các buổi họp chi bộ định kỳ, qua các buổi họp giao ban khu phố, tổ dân phố,
tuyên truyền trên các bản tin của quận và phường, giới thiệu các hoạt động, tấm
gương tiêu biểu trong việc học tập và làm theo gương Bác, gương người tốt việc
tốt, tố cáo tiêu cực, tham nhũng.
4. Tình hình tổ
chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”
(7/5/1954 - 7/5/2014). Công tác tổ chức triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều cửa Luật Thi đua - Khen thưởng. Tham gia đề xuất, sửa đổi Quy chế tổ chức
hoạt động và bình xét thi đua của Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung
ương.
4.1. Tổ chức các hoạt động chào
mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” (7/5/1954 - 7/5/2014):
- Thành phố đã ban hành Chỉ thị số
05/CT-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2014 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu
nước năm 2014 và tổ chức các hoạt động lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm
ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và các ngày lễ lớn trong năm 2014; Kỷ niệm 66
năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2014) và Kỷ niệm
lần thứ 7 Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6), Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-HĐTĐKT ngày 10/4/2014 về tổ chức
Hội trại với chủ đề “Tự hào 60 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ”, với khẩu hiệu:
“Đoàn kết - Giao lưu và Học tập” nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống
yêu nước, khơi gợi và phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, dám nghĩ, dám làm, đoàn
kết, năng động, sáng tạo, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã
hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Hội trại diễn
ra trong không khí vui tươi và trang nghiêm với tinh thần chiến thắng Điện Biên
Phủ có đủ các đơn vị cụm khối thi đua thuộc Thành phố, đặc biệt có hơn 1000 trại
sinh và sự chuẩn bị chu đáo, đầy trách nhiệm của từng tiểu trại đã ôn lại truyền
thống lịch sử vĩ đại của dân tộc, về Đảng Cộng sản quang vinh, về Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại, về Quân đội nhân dân bách chiến, bách thắng, tạo ra khí thế
hào hùng bổ ích với những trò chơi liên hoàn về chiến thắng Điện Biên Phủ như:
Tấn công đồi Him Lam; Điện Biên Phủ toàn thắng; Hò kéo pháo; thi văn nghệ “Âm
vang Điện Biên”; thi trắc nghiệm “Ký ức Điện Biên”. Qua đó, đã tập hợp sự đoàn
kết, gắn bó, tạo ra mối giao lưu, học hỏi những kiến thức cũng như kinh nghiệm
trong công tác tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng của các cụm,
khối thi đua, giúp phát triển những kỹ năng trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử
và tăng cường tinh thần đồng đội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động của từng cơ quan, đơn vị thuộc các cụm khối thi đua và động viên mỗi
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy hơn nữa tinh thần yêu
nước, ý thức trách nhiệm, năng động sáng tạo, xung kích, tình nguyện, không ngừng
phấn đấu, đóng góp tích cực vào phong trào thi đua yêu nước của Thành phố.
4.2. Công tác tổ chức triển
khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng:
Luật số 39/2013/QH13 của Quốc hội
ngày 16/11/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014 nhưng chưa có Nghị định hướng dẫn của
Chính phủ nên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tổ chức triển
khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng vào Quý
3/2014.
4.3. Về tham gia đề xuất, sửa đổi
Quy chế tổ chức hoạt động và bình xét thi đua
của Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương:
Thành phố đã góp ý và đề xuất một số
nội dung trong dự thảo Quy chế và các tiêu chí chấm điểm xếp hạng Cụm thi đua 5
Thành phố trực thuộc Trung ương và gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Cần
Thơ tại văn bản số 163/BTĐKT, ngày 28/5/2014.
5. Tổ chức các
phong trào thi đua yêu nước.
5.1. Việc tiếp tục thực hiện chủ
đề phong trào thi đua năm 2014: “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm” do
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng Trung ương phát động:
Hưởng ứng phong trào thi đua do Phó
Chủ tịch nước phát động, Thành phố đã ban hành Chỉ thị, Kế hoạch phát động
phong trào thi đua với khẩu hiệu hành động “Đồng tâm, Hiệp lực - Vượt khó thành
công” và Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố chọn nội
dung các chủ đề gắn với nhiệm vụ được giao để phát động phong trào thi đua tạo
động lực thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2014, cụ thể
là: phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Bàn tay vàng”, “Học tập và
làm theo phong cách Hồ Chí Minh”, “Mùa Xuân đầu năm”, “Phấn đấu, xây dựng hoàn
thành 90 ngày vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh”, “Xanh, sạch đẹp, An toàn vệ
sinh lao động” của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn; Chiến dịch thi đua tăng tốc,
toàn diện, về đích thắng lợi, phong trào “Chung tay bảo toàn bưu gửi”, “Bưu tá
vững nghiệp vụ, chuyển phát tốt”, “Đẩy mạnh hoạt động điểm bưu điện văn hóa Xã”
của Bưu điện Thành phố; phong trào “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”,“Lập
lại trật tự an toàn giao thông”, “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí”, “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”
của Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân thuận.
Từ những phong trào điển hình của một
số đơn vị trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và còn nhiều phong trào tiêu biểu
khác đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện phong trào thi đua của các cấp góp phần thúc đẩy sự phấn đấu thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và kế hoạch năm 2014, tạo đà cho các
năm tiếp theo.
5.2. Về tổ chức, triển khai các
phong trào thi đua yêu nước, như: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông
thôn mới”; phong trào thi đua “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân”,
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc triển
khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và các phong trào thi đua
thực hiện chủ đề năm 2014 của thành phố
a. Phong trào “Cả nước chung sức
xây dựng nông thôn mới”:
Thành phố đã đẩy mạnh triển khai thực
hiện Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tập trung vào các công tác đầu
tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa - xã hội - y tế, tạo
điều kiện thúc đẩy giao thương, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và thu hút doanh nghiệp
đầu tư. Đến nay đã có 06/06 xã điểm đạt 19/19 tiêu chí1.
Đối với 50 xã nhân rộng: Thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
nông thôn mới của 46 xã, 04 xã còn lại đang lấy ý kiến của người dân và các cơ
quan. Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại 6 xã thí điểm đã tạo sự
đồng thuận, ủng hộ; cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân
sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng; sản xuất phát triển góp phần đưa
thu nhập hộ tăng cao (thu nhập bình quân: 31,5 triệu đồng/người/năm, gấp 1,83 lần
khi xây dựng đề án).
b. Phong trào thi đua “Vệ sinh
yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân”:
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Thành phố
Hồ Chí Minh đã triển khai các hoạt động như: hoạt động về vệ sinh nhằm giải quyết
các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, các bệnh về da, phụ khoa và một số
bệnh không lây nhiễm liên quan đến vệ sinh phòng bệnh; Tuyên truyền vận động
người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay với xà phòng, vệ sinh răng
miệng, vệ sinh thân thể,... Thực hiện nếp sống vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch;
ăn uống hợp lý và rèn luyện thân thể. Đẩy mạnh các hoạt động 3 sạch trong Phong
trào “5 không 3 sạch” bao gồm: sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn
với vệ sinh an toàn thực phẩm; sạch ngõ gắn với vệ sinh môi trường; Thực hiện tốt
vệ sinh nơi công cộng, trên các phương tiện phục vụ giao thông công cộng như:
cơ quan công sở, tàu hỏa, bến tàu, nhà ga, chợ, khu du lịch, nơi lễ hội,...Tuyên
truyền vận động người dân xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, dời chuồng gia súc
xa nhà và không thả rông gia súc; Tuyên truyền vận động người dân xây dựng, sử
dụng và bảo quản nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; Tuyên truyền vận động
người dân thu gom, loại bỏ dụng cụ phế thải nhằm xóa bỏ nơi sinh sản của muỗi
truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết; Quản lý tốt nước thải, rác thải sinh hoạt,
rác thải làng nghề; không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường.
Định kỳ hàng tháng tổ chức đợt tổng vệ sinh đường phố, tổng vệ sinh cơ quan,
trường học, nơi công cộng và nhà dân để tạo thói quen và nề nếp vệ sinh trong
nhân dân; Lập kế hoạch và triển khai kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn
cung cấp nước ăn uống và sinh hoạt, vận động người dân sử dụng nước sạch, giữ
gìn vệ sinh nguồn nước, dụng cụ chứa nước. Thực hiện tốt việc xử lý nước và vệ
sinh môi trường trong mùa lũ lụt.
- Triển khai thực hiện các hoạt động
hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân theo hướng dẫn
của các đơn vị cấp Thành phố theo từng lĩnh vực chuyên môn.
c. Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc triển khai thực hiện tốt Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI):
Thành phố đã triển khai đến các quận,
huyện, đồng thời có kế hoạch phối hợp các ban ngành liên quan để kịp thời tổ chức
thực hiện các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”. Thành phố đã ban hành Kế hoạch về phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội nghị
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong lĩnh vực văn
hóa cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch về xây dựng tuyến đường
điểm, tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé Xanh - Sạch - Đẹp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015; xây dựng 16 tuyến đường
Văn minh - Mỹ quan đô thị cấp Thành phố, giai đoạn 2013 - 2015.
Trong việc thực hiện Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc phát động, nhân dân ở các khu dân cư đã phát huy nội lực, đoàn kết giúp đỡ
nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Cuộc vận động đã khơi dậy
và phát huy tinh thần đoàn kết ở các cộng đồng dân cư, tinh thần giúp nhau phát
triển kinh tế, giảm nghèo, tăng hộ khá, phát huy dân chủ cơ sở, giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc, chăm lo các lĩnh vực văn hóa, xã hội và xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Việc xây dựng khu phố, ấp văn hóa được
triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, sâu rộng tạo sự chuyển biến tích cực
trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần tương thân, tương
ái, giúp nhau vượt khó, góp phần xây dựng khu phố, ấp văn hóa.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” ở cơ sở đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
Chính quyền, sự chủ động của các ban ngành đoàn thể và phong trào ngày càng được
lan tỏa và phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
ở cơ sở đã tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với công cuộc đổi mới của
đất nước, tạo công ăn việc làm ổn định, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế bền vững trong mỗi gia đình, ấp, tổ dân phố, Khu phố, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn Thành phố.
d. Phong trào thi đua thực hiện
chủ đề năm 2014 của Thành phố:
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới
nội dung, phương thức và các giải pháp trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước,
chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua. Nội dung phong trào
thi đua bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố, của mỗi cấp,
mỗi ngành, mỗi cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đề
ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả 6 Chương trình đột phá theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX đề ra và những vấn đề cấp bách,
khó khăn, phức tạp của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; đồng thời gắn với
phong trào thi đua thực hiện năm chủ đề của Trung ương "Đồng thuận cao,
thi đua giỏi, về đích sớm" và khẩu hiệu hành động của Thành phố năm 2014
"Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập
công xuất sắc", tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp và đạt được hiệu quả
thiết thực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, chỉ
tiêu kinh tế - xã hội năm 2014 và phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội
05 năm (2011-2015) Thành phố trong điều kiện nền kinh tế hết sức khó khăn và
nhiều thách thức.
* Phong trào thi đua “phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”:
Thành phố tiếp tục phổ biến, quán triệt
các chính sách, nghị quyết của Đảng, phát luật Nhà nước về phòng, chống tham
nhũng; Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Tập trung
vào việc triển khai quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc
gia phòng, chống tham nhũng trên địa bàn và các đơn vị, ngăn chặn và xử lý kịp
thời những sai phạm, tham nhũng, hạn chế thiệt hại, không để phát sinh hậu quả
phức tạp.
Triển khai kế hoạch thanh tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật về công tác tổ chức, thực thi công vụ và phòng,
chống tham nhũng năm 2014. Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý cán bộ, công
chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng; triển khai việc kê khai tài sản thu nhập
năm 2014.
* Phong trào thi đua “Thực hiện
công tác quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội”:
Cùng với cả nước và đồng bào Việt Nam
ở nước ngoài, các tầng lớp nhân dân Thành phố đã thể hiện lòng yêu nước trước
việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 bất hợp pháp tại vùng biển của Việt
Nam. Thành phố đã thực hiện nghiêm Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh trật tự; Thông báo số
203/TB-VPCP ngày 17 tháng 5 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh trật tự; Thông báo số 207/TB-VPCP ngày
20 tháng 5 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng về việc giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm
trở lại sản xuất kinh doanh. Thành phố đã làm việc với Ban Quản lý các khu chế
xuất và công nghiệp Thành phố, cơ quan đại diện nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp,
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Công an và Ban chỉ huy quân sự các quận huyện
về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; đã làm việc với Ban Quản lý các khu
chế xuất và công nghiệp Thành phố và các sở ngành để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt
hại, đã chỉ đạo toàn diện trên tất cả các mặt như thuế, du lịch, ngân hàng, an
ninh, chính sách xã hội. Đối với thiệt hại của doanh nghiệp đã chỉ đạo Ban Quản
lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố làm việc với từng doanh nghiệp bị
thiệt hại và hỗ trợ cho doanh nghiệp từ nguồn phí duy tu, tái tạo cơ sở hạ tầng;
đồng thời Lãnh đạo Thành phố đã đi thực tế để nắm tình hình hoạt động, sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng Sở Ngoại vụ Thành phố đã mời Tổng Lãnh sự
Trung Quốc tại Thành phố để phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương
981 bất hợp pháp tại vùng biển của Việt Nam.
Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã
hội được bảo đảm, các ngân hàng vẫn duy trì thanh khoản, chưa ghi nhận diễn biến
bất thường trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp đã trở lại
hoạt động bình thường.
* Phong trào thi đua “Thực hiện
cải cách hành chính” gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị:
- Nhìn chung, công tác cải cách hành
chính 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục được Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở-
ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện quan tâm. Phần lớn các chương trình đề
ra trong 6 tháng đầu năm 2014 đều được triển khai và hoàn thành. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo được thực hiện chặt chẽ, xuyên suốt. Các ngành, các cấp đã tiến
hành kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, báo cáo và tổ chức hội nghị tổng kết công tác
cải cách hành chính năm 2013 và triển khai chương trình công tác cải cách hành
chính năm 2014; trên cơ sở đó có những giải pháp kịp thời, thỏa đáng nhằm bảo đảm
hoàn thành nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014 đạt hiệu quả cao.
- Công tác rà soát, xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ góp phần
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố. Việc cải cách thủ tục
hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước
được thực hiện thường xuyên, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định.
- Việc kiện toàn bộ máy chính quyền,
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần
nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Hệ thống chính quyền cơ sở từng
bước được củng cố và hoàn thiện, thể hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và bảo
đảm ổn định an ninh chính trị; việc triển khai thí điểm không tổ chức Hội đồng
nhân dân quận - huyện, phường đạt được kết quả nhất định.
- Ứng dụng công nghệ thông tin tại
các sở - ngành, quận - huyện theo quy trình kết nối liên thông đã mang lại hiệu
quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Thành phố và phục vụ người
dân, doanh nghiệp; mở rộng lĩnh vực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và ISO 9001: 2008 tại các sở - ngành, quận - huyện đến
phường - xã, thị trấn đã cải tiến lề lối làm việc và giúp lãnh đạo đơn vị, địa
phương kiểm soát được quy trình chất lượng, thời gian giải quyết công việc.
- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông
đang được tiếp tục thực hiện, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân
dân. Công tác khảo sát, lấy ý kiến người dân được duy trì thường xuyên.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về
cải cách hành chính đã được Thành phố đẩy mạnh, với nhiều hình thức phong phú
đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về nhiệm
vụ cải cách hành chính.
* Phong trào thi đua “Giữ gìn
trật tự an toàn giao thông”:
- Ngay từ đầu năm, Chính phủ, Ủy ban
An toàn giao thông Quốc gia, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Thành phố đã quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo và có nhiều buổi làm việc về công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
- Các cấp, các ngành, các đoàn thể và
từng địa phương luôn chủ động, tích cực phối hợp thực hiện các giải pháp bảo đảm
trật tự an toàn giao thông theo các văn bản chỉ đạo của Thành phố và Trung
ương. Trong đó, đóng vai trò chủ lực là Ban An toàn giao thông Thành phố, Công
an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố,
các Đoàn thể Thành phố, Ban An toàn giao thông các quận - huyện....
- Có 09/24 quận - huyện trên địa bàn
Thành phố giảm được số người chết do TNGT. Trong đó, biểu dương thành tích của
04 địa phương kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt với tỷ lệ cao là: Quận
3, Quận 9, Phú Nhuận và huyện Bình Chánh.
Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2014,
đã xảy ra 1.816 vụ tai nạn giao thông (bao gồm va chạm giao thông), làm chết
281 người và bị thương 1.667 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 208 vụ TNGT
(-10,28%); giảm 27 người chết (-8,77%) và giảm 74 người bị thương (-4,25%).
Không xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó: Tai nạn giao thông đường bộ:
xảy ra 1.814 vụ tai nạn giao thông (bao gồm va chạm giao thông), làm chết 280
người và bị thương 1667 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 206 vụ TNGT
(-10,20%); giảm 25 người chết (-8,20%) và giảm 74 người bị thương (-4,25%). Tai
nạn giao thông đường sắt: xảy ra 01 vụ và làm 01 người chết. So với cùng kỳ năm
2013, giảm 02 vụ và giảm 02 người chết (-66,67%). Tai nạn giao thông đường thủy:
xảy ra 01 vụ, không có người chết và bị thương. So với cùng kỳ năm 2013, tăng
01 vụ; số người chết và bị thương không tăng - giảm.
*Phong trào thi đua “Thực hiện
chính sách an sinh xã hội”:
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển
khai có hiệu quả nhiều chương trình đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tâm lý người
lao động, nâng cao năng suất, cùng doanh nghiệp vượt khó khăn trong sản xuất
kinh doanh như giải quyết việc làm, thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ thất
nghiệp, giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp xảy ra nhằm xây dựng mối quan hệ
lao động hài hòa, lành mạnh tại doanh nghiệp và tuyên truyền phổ biến tốt pháp
luật lao động.
Tính đến ngày 10/6/2014, ước kết quả
giải quyết việc làm trong 6 tháng đầu năm 2014 là 143.191 lượt người đạt 54,03%
chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có việc làm ổn định là 92.400 người; số chỗ làm việc
mới là 57.033 chỗ đạt 47,52% kế hoạch đề ra. So với cùng kỳ năm 2013, giải quyết
việc làm giảm 0,14% và chỗ làm việc mới tăng 0,22%. Đã có 37.912 người lao động
đến Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố đăng ký thất nghiệp, trong đó có:
33.295 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; được tư vấn việc làm là
43.572 người, hỗ trợ học nghề: 2.763 người. So với cùng kỳ năm 2013, số người
đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm 12.061 người và nhận quyết định hưởng trợ
cấp thất nghiệp giảm 2.876 trường hợp.
Công nhận mới 1.295 trường hợp thuộc
các diện: 43 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng hưởng trợ cấp hàng tháng; 46 thân nhân của
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng hưởng trợ cấp 1 lần; người có công giúp đỡ cách mạng hưởng
trợ cấp hàng tháng là 12 trường hợp và hưởng trợ cấp 1 lần là 42 trường hợp;
người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày hưởng trợ cấp hàng tháng là 849
trường hợp; thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm
1945 hưởng trợ cấp 01 lần là 40 trường hợp; thân nhân của người hoạt động cách
mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 hưởng
trợ cấp 01 lần là 149 trường hợp; người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp 01
lần là 82 trường hợp và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
hưởng trợ cấp hàng tháng là 32 trường hợp. Hoàn tất 655 hồ sơ đề nghị phong tặng
và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố.
Về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em,
thông qua các chính sách chăm lo an sinh xã hội, đến nay Thành phố đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể như: Chương trình Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em và Phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em đã duy trì được mạng lưới tại 24 quận huyện với 322 phường
xã; giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 4,1% và suy dinh dưỡng
thể thấp còi dưới 6,7%. Kiểm soát được tình trạng thừa cân béo phì trong trẻ
em; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,24%, số trẻ em hoàn thành bậc tiểu
học là 97,5%.
5.3. Công tác tuyên truyền,
phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên
tiến và nhân tố mới.
- Trong 6 tháng đầu năm 2014, Thành
phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả tích cực. Ngày 6/5/2014, Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã tổ chức Lễ Tuyên dương “Những tấm gương thầm
lặng mà cao cả” nhằm động viên khích lệ, tinh thần tự nguyện, tự giác, sự hy
sinh cống hiến thầm lặng, bằng những tấm lòng nhân ái, không toan tính vụ lợi,
không đòi hỏi được tuyên dương, khen thưởng. Lễ Tuyên dương cũng đã tuyên dương
22 tập thể, 92 cá nhân đã có những đóng góp thể hiện tinh thần trách nhiệm đối
với cộng đồng. Qua đó cũng đã kịp thời nhân rộng những tấm gương thiết thực
trong xã hội.
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua hướng
đến kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua Ái quốc (11/6/1948 -
11/6/2014) và Kỷ niệm lần thứ 7 Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6), Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã tổ chức hoạt động họp mặt giao lưu cán bộ
chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng của các Sở, ngành, Đoàn thể
Thành phố, quận - huyện, Tổng công ty và các công ty thuộc cụm khối trên Thành
phố nhằm ôn lại truyền thống thi đua yêu nước, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước thông qua chương trình giao lưu
văn nghệ với những ca khúc, những tiểu phẩm tuyên truyền về chủ đề thi đua yêu
nước do các đơn vị thuộc cụm, khối thi đua thực hiện. Qua đó, khơi gợi nhiệt
huyết, tính xung kích; nâng cao tính năng động, sáng tạo của những người làm
công tác thi đua, khen thưởng trên bàn địa Thành phố.
- Ngày 12/12/2013, Sở Nội vụ Thành phố
đã ra Quyết định số 6594/QĐ-SNV về việc thành lập Phòng Phong trào thuộc Ban
Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ). Đây là Phòng Phong trào đầu tiên của cả nước
với nhiệm vụ theo dõi và tổ chức các hoạt động phong trào thi đua thuộc Thành
phố. Đây là một bước đột phá mới trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua, yêu nước
của Thành phố.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phong trào thi đua, yêu nước và nhân rộng gương điển hình tiên tiến,
gương người tốt việc tốt trong xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Ban
Thi đua - Khen thưởng Thành phố ký kết văn bản liên tịch phối hợp với 6 Đoàn thể
lớn của Thành phố là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Liên đoàn Lao động
Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh
niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Thành phố và 3 cơ quan truyền thông lớn của Thành phố
là: Đài Truyền hình (HTV), Đài Tiếng nói nhân dân (VOH), Báo Sài Gòn Giải
phóng.
- Trong 6 tháng đầu năm 2014, Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã biên tập và phát hành sách về “Các gương điển
hình tiên tiến năm 2013” và “Các tấm gương thầm lặng cao cả 2014” nhằm ghi nhận
thành tích của các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp cho xã hội, góp phần
vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và của cả nước nói chung.
5.4. Tình hình hoạt động cụm,
khối thi đua thuộc Thành phố.
- Thành phố Hồ Chí Minh có 20 cụm, khối
thi đua (gồm 4 cụm và 16 khối). Ngay từ đầu năm 2014, các đơn vị cụm, khối thi
đua của Thành phố đã chủ động xây dựng chương trình hoạt động trong năm; đăng
ký danh hiệu thi đua và lựa chọn các chuyên đề sinh hoạt thiết thực trong sinh
hoạt cụm, khối thi đua. Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ được tổ chức đều đặn,
nghiêm túc. Một số cụm khối xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong
năm, nội dung sinh hoạt chuyên đề được cụm, khối trưởng phân công cho các thành
viên trong cụm, khối chuẩn bị, các đơn vị trong khối luân phiên đăng cai tổ chức,
với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, trách nhiệm và có ý nghĩa thiết thực để giao
lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Các chuyên đề có thể kể đến như: chuyên đề
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chuyên đề xác định vị trí
việc làm tại đơn vị, v.v... Ngoài việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề, một số cụm,
khối thi đua trên địa bàn Thành phố còn tổ chức Hội thao. Đây là dịp để các cán
bộ cụm, khối thi đua giao lưu, học tập và thắt chặt tinh thần đoàn kết lẫn
nhau. Thông qua sinh hoạt cụm, khối thi đua các nội dung, tiêu chí giao ước thi
đua được các Cụm, Khối trưởng triển khai nhanh chóng, sâu rộng và cụ thể đến
các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và các lĩnh vực của đời sống xã hội; nhiều
phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, đột xuất được các cơ quan, đơn vị
phát động và huy động được đông đảo lực lượng tham gia; Nhiều công trình, mô
hình, sáng kiến và gương điển hình được phát hiện, giao lưu, trao đổi, thảo luận
có giá trị học tập kinh nghiệm lẫn nhau và tạo sự lan tỏa trong các cụm, khối
và các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Thành phố và cả nước.
- Ngoài việc sinh hoạt cụm, khối, Các
cụm, khối thi đua toàn thành cũng đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua
do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố phát động, như: Hội trại truyền thống
“Tự hào - 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” (7/5/1954 - 7/5/2014) và Ngày Hội họp
mặt kỷ niệm 66 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc, tạo
khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 và tạo
tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014.
5.5. Công tác chọn và xây dựng
đơn vị chỉ đạo điểm về biện pháp tổ chức, vận động thi đua và thực hiện chính
sách khen thưởng.
Trong công tác thi đua, khen thưởng,
Thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chú trọng đến việc đảm bảo tỷ
lệ cân xứng giữa các ngành, lĩnh vực và các đối tượng khen thưởng, trong đó chú
trọng tỷ lệ khen thưởng hợp lý cho cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức -
người lao động trực tiếp. Điều này góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận
thức, tinh thần trách nhiệm của các Sở, ngành, Đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn
vị, quận - huyện, Tổng công ty và các công ty thuộc Thành phố trong việc bình xét
thi đua. Các biện pháp đã thực hiện để tăng tỷ lệ khen thưởng đối với người lao
động trực tiếp là:
- Quy định tiêu chí xét khen thưởng
cho từng đối tượng cụ thể, tập trung khen đột xuất, khen chuyên đề, đối với người
lao động trực tiếp, không máy móc trong việc phải có đủ điều kiện khen cấp thấp
rồi mới có khen cấp cao hơn.
- Tập trung khen thưởng người lao động
trực tiếp, tôn vinh đúng người, đúng việc có thành tích đóng góp cụ thể, xuất sắc.
- Phát huy dân chủ, công khai trong
xét khen thưởng, ưu tiên khen thưởng cho người lao động trực tiếp.
Việc áp dụng các biện pháp nêu trên,
tỷ lệ khen thưởng trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua đạt kết quả là cán
bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên chiếm tỷ lệ 59,6% và người lao động trực tiếp
chiếm tỷ lệ 40,4%.
5.6. Công tác xây dựng tiêu chí
khen thưởng chuyên đề hàng năm.
Công tác khen thưởng của Thành phố được
thực hiện kịp thời, đảm bảo các nguyên tắc, quy định hiện hành. Đặc biệt công
tác tổ chức bình xét khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ,
công khai, công bằng, đoàn kết. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
cấp trung ương đều được thẩm định, đối chiếu theo các điều kiện, tiêu chuẩn quy
định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến
nhận xét cán bộ của cấp quản lý trực tiếp, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng
việc, đúng thành tích, kịp thời tôn vinh gương điển hình, gương người tốt việc
tốt và những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp tích cực cho phong
trào thi đua yêu nước, tạo niềm tin và trách nhiệm trong mỗi tập thể, cá nhân,
xứng đáng với những danh hiệu đã đạt được, đảm bảo tính dân chủ, công khai,
công bằng, đoàn kết.
Việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, các
danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp nhà nước đều đảm bảo các điều kiện,
tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực
hiện, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích, kịp thời tôn
vinh gương điển hình, gương người tốt việc tốt và những tập thể, cá nhân có nhiều
thành tích đóng góp tích cực cho phong trào thi đua yêu nước, tạo niềm tin và
trách nhiệm trong mỗi tập thể, cá nhân xứng đáng với những danh hiệu đã đạt được.
5.7. Công tác thanh tra, kiểm
tra; tổ chức sơ kết
Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo
Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức đi kiểm tra,
giám sát công tác tổ chức Nhà nước và công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị
trực thuộc, thông qua kiểm tra để nắm tình hình tổ chức triển khai của cơ quan,
đơn vị, động viên kịp thời sự cố gắng, nỗ lực cũng như phát hiện những thiếu
sót tồn tại để điều chỉnh giúp các cơ quan, đơn vị sớm khắc phục và làm tốt hơn
nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời ghi nhận thành tích, làm cơ sở
cho việc đánh giá, chấm điểm thi đua và xét khen thưởng cho từng đơn vị đảm bảo
chính xác hơn.
Trong 06 tháng đầu năm 2014, không có
trường hợp khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng về
kinh tế - xã hội. Những trường hợp khiếu nại khen thưởng thành tích kháng chiến,
cơ bản đã thẩm tra, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết đúng
trình tự, thủ tục cho các trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, không có trường
hợp khiếu kiện vượt cấp. Đối với các khiếu nại ở các địa phương, đơn vị về khen
thưởng ở cấp cơ sở đã chuyển đơn thư về địa phương, đơn vị giải quyết cho từng
trường hợp cụ thể.
6. Công tác khen
thưởng.
6.1. Khen thưởng thường xuyên,
chuyên đề và đột xuất, khen thưởng cho khối ngoài quốc doanh, người lao động trực
tiếp.
- Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành
công Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2013 và triển khai nhiệm
vụ năm 2014. Tại Hội nghị, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu từng cơ quan, địa
phương, đơn vị, doanh nghiệp tập trung các giải pháp thực hiện hiệu quả 6
chương trình đột phá của Thành phố. Dịp này, 17 tập thể xuất sắc được Thủ tướng
Chính phủ tặng Cờ Thi đua; 54 tập thể được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Cờ
Thi đua; 80 tập thể được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen; 11 cụm, khối
tiêu biểu được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố, cùng nhiều cá
nhân, tập thể tiêu biểu trong các phong trào thi đua của Thành phố cũng được biểu
dương, khen thưởng tại Hội nghị.
- Thành phố ban hành 28 Tờ trình đề
nghị khen thưởng cấp Nhà nước. Thành phố ban hành 682 Quyết định khen thưởng cấp
Thành phố gồm: tặng Bằng khen cho 2.176 tập thể và 7.117 cá nhân; công nhận
2.607 Tập thể Lao động xuất sắc; tặng 829 Huy hiệu Thành phố; Cờ Thi đua xuất sắc
cho 443 tập thể; Cờ truyền thống cho 20 tập thể; công nhận danh hiệu Chiến sĩ
thi đua cấp Thành phố cho 2.969 cá nhân.
Tổng số tiền chi khen thưởng từ đầu
năm 2014 đến nay là 43.613.100.100 đồng (Bốn mươi ba tỷ, sáu trăm mười ba triệu,
một trăm ngàn đồng chẵn); Tổng số tiền mua khung khen, in Bằng khen, Giấy chứng
nhận và các hiện vật khen thưởng là 1.050.643.250 đồng (Một tỷ không trăm năm
mươi triệu, sáu trăm bốn mươi ba ngàn, hai trăm năm mươi đồng chẵn).
6.2. Tình hình giải quyết khen
thưởng thành tích kháng chiến tồn đọng và thực hiện việc đề nghị phong tặng,
truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo quy định.
a. Về khen thưởng thành tích
kháng chiến:
Nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh
luôn quan tâm đến việc giải quyết khen thưởng thành tích kháng chiến cho những
người tham gia cách mạng đóng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã tham mưu
trình khen thưởng kháng chiến cho 4 tập thể, 1 hộ gia đình và 317 trường hợp cá
nhân. Kết quả khen thưởng kháng chiến gồm 1 hộ gia đình, 42 cá nhân; xác nhận
kháng chiến cho 63 trường hợp.
b. Về việc đề nghị tặng, truy tặng
danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí
Minh luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; thực hiện tốt
công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và tích cực phụng dưỡng các Bà
mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình có công với cách mạng. Các cấp ủy và hệ thống
chính trị cơ sở đã có nhiều hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng thiết thực các Mẹ
Việt Nam Anh hùng; chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, gần gũi các Mẹ như những người
thân yêu, phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát để các Mẹ sống vui, sống khỏe hơn.
Trong 6 tháng đầu năm, Ban Thi đua - Khen thưởng đã trình khen thưởng cho 527 Mẹ
Việt Nam Anh hùng và đã có Quyết định khen thưởng cho 89 Mẹ.
Vào ngày 31/5/2014, Thành ủy - Hội đồng
nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã tổ
chức Lễ tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho các Mẹ thuộc
TP.HCM. Lễ tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” diễn ra trong
không khí trang trọng và đầy xúc động với sự có mặt của 40 Mẹ còn sống và đại
diện 49 gia đình của các Mẹ đã có nhiều người thân hy sinh trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lễ tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng” nhằm bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến các Mẹ cùng
gia đình các Mẹ. Qua đó, khẳng định công lao to lớn của các Mẹ Việt Nam Anh
hùng của cả hai miền Nam Bắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước.
7. Công tác nghiên cứu, xây dựng
và ban hành các văn bản theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Tình hình tổ chức, bộ máy và củng cố, kiện toàn Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng các cấp, nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
* Về công tác nghiên cứu, xây dựng
và ban hành các văn bản theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn
bản hướng dẫn thi hành:
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Thành phố
Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng
sau:
1. Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 13
tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Tổ chức thực hiện phong trào
thi đua, yêu nước năm 2014 và tổ chức các hoạt động lập thành tích chào mừng kỷ
niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và các ngày lễ lớn trong năm 2014;
2. Kế hoạch số 20/KH-HĐTĐKT ngày 12
tháng 3 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về việc tổ chức tổng
kết phong trào thi đua yêu nước năm 2013 và phát động phong trào thi đua yêu nước
năm 2014;
3. Văn bản số 24/HĐTĐKT ngày 17 tháng
3 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về thông báo kết quả chấm
điểm, xếp hạng sở, ban, ngành, đoàn thể, Tổng công ty, công ty, các ban Đảng thuộc
Thành phố;
4. Văn bản số 25/HĐTĐKT ngày 17 tháng
3 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về thông báo kết quả chấm
điểm xếp hạng cụm thi đua thuộc Thành phố;
5. Văn bản số 21/HĐTĐKT ngày 14 tháng
3 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về phân chia cụm, khối
thi đua và thông báo Cụm trưởng, Khối trưởng các cụm, khối thi đua thuộc Thành
phố năm 2014;
6. Kế hoạch số 33/KH-HĐTDKT của Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2014 về Hội trại
truyền thống “Tự hào - 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” (07/05/1954 -
07/05/2014);
7. Báo cáo số 42/BC-UBND ngày 15
tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổng kết phong trào thi đua
yêu nước năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2014;
8. Báo cáo số 23/HĐTĐKT, ngày 17
tháng 3 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về kết quả hoạt động
cụm, khối thi đua năm 2013 và phương hướng hoạt động năm 2014;
9. Kế hoạch số 46/KH-HĐTĐKT, ngày 27
tháng 5 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về Tổ chức hoạt động
chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua Ái quốc
(11/6/1948 - 11/6/2014)
10. Chương trình phối hợp số
185/CTPH-BTĐKT-MTTQ ngày 19 tháng 6 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố về đẩy mạnh công tác
tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014 - 2016;
11. Chương trình phối hợp số
185/CTPH-BTĐKT-LĐLĐ ngày 19 tháng 6 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014-2016;
12. Chương trình phối hợp số
185/CTPH-BTĐKT-ĐTNCS ngày 19 tháng 6 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố về đẩy mạnh công
tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014-2016;
13. Chương trình phối hợp số
185/CTPH-BTĐKT-HPN ngày 19 tháng 6 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014-2016;
14. Chương trình phối hợp số
185/CTPH-BTĐKT-HCCB ngày 19 tháng 6 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Hội Cựu Chiến binh Thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014-2016;
15. Chương trình phối hợp số
185/CTPH-BTĐKT-HND ngày 19 tháng 6 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Hội Nông dân Thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong
trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014-2016;
16. Chương trình phối hợp số
146/CTPH-BTĐKT-ĐTNND, ngày 15 tháng 5 năm 2014 giữa Ban
Thi đua - Khen thưởng Thành phố và Đài Tiếng nói nhân dân
Thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước giai đoạn
2014 - 2016;
17. Chương trình phối hợp số
01/CTPH-BTĐKT-BSGGP, ngày 28 tháng 02 năm 2014 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng
Thành phố và Báo Sài gòn giải phóng Thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2014-2016.
* Tình hình tổ chức, bộ máy và
củng cố, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, nâng cao phẩm chất
và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen
thưởng:
Công tác củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy, nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ làm công tác thi đua,
khen thưởng luôn được các cấp, các ngành Thành phố tiếp tục thực hiện theo Nghị
định 122/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định tổ
chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các
ngành, các cấp và tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng từ thành phố đến cơ sở
thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị luôn quan tâm bố trí cán bộ, công chức phụ
trách công tác thi đua, khen thưởng có trình độ, có phẩm chất đạo đức cách mạng
tốt, chú trọng bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ có trình độ năng lực, từ đó nâng
cao chất lượng và năng lực công tác tham mưu, giúp cho lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp và địa phương
đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thiết thực, tạo thuận lợi hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 6 THÁNG CUỐI NĂM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt các chủ
trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen
thưởng; tiếp tục đề ra các biện pháp, giải pháp đổi mới nội dung, phương thức tổ
chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng để nâng cao chất lượng
công tác tham mưu cho Lãnh đạo các ngành, các cấp chỉ đạo, lãnh đạo công tác
thi đua, tổ chức phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhằm
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân nhằm tập trung
thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là tập trung tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc, những vấn đề bức xúc, nan giải của ngành, địa phương, đơn vị,
nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như trong hành động trên mọi
lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... góp phần thực hiện
hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và Thành phố đề ra trong năm
2014;
2. Tổ chức tốt các Hội nghị sơ, tổng
kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng của Thành phố, tổ chức Lễ trao tặng
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước;
3. Báo cáo tổng kết giao ước thi đua
thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2014 và tham dự hội nghị sơ kết thi đua
Cụm 5 Thành phố trực thuộc Trung ương;
4. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng, đặc biệt là những vấn đề được sửa đổi
bổ sung trong Luật Thi đua, Khen thưởng, các Nghị định của Chính phủ và Thông
tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng cho đội
ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố;
5. Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hơn
nữa kết quả hoạt động cụm, khối thi đua. Các cụm, khối thi đua tiếp tục hoàn chỉnh,
xây dựng quy chế hoạt động và các tiêu chí thi đua, khen thưởng; đề ra các nội
dung sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi đua cụm, khối
ngày càng đổi mới thiết thực;
6. Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra,
giám sát về công tác thi đua, khen thưởng; về hoạt động cụm, khối thi đua; về
xây dựng phong trào thi đua, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến;
để làm cơ sở chấm điểm xếp hạng các Sở, ban, ngành, quận - huyện, đơn vị thuộc
Thành phố chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước Thành phố;
7. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng các ngành, các cấp. Tham mưu xây dựng Quy chế tổ chức và
hoạt động của Hội đồng. Nâng cao hơn nữa vai trò và thực hiện đổi mới hoạt động
của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các ngành, các cấp;
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ VỚI BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG
1. Đề nghị Chính phủ có Nghị định
thay thế Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2010, Nghị định số
39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 vì Quốc hội đã thông qua Luật Thi đua,
Khen thưởng sửa đổi bổ sung ngày 16 tháng 11 năm 2013;
2. Đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương có chủ trương khen thưởng đối với cán bộ Đảng hy sinh, từ trần trước
ngày 02 tháng 9 năm 1945;
3. Đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương xem xét bổ sung kinh phí khen thưởng đối với thành tích kháng chiến
vì hiện nay thành tích kháng chiến chỉ có khen mà không có thưởng.
Nơi nhận:
- Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng TW;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- Các thành phố trong Cụm thi đua;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các sở - ban - ngành, đoàn thể TP;
- Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ);
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- VPUB: CPVP; Phòng VX, THKH;
- Lưu: VT, (VX/P).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
1 Xã Tân
Thông Hội và xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), xã Xuân Thới
Thượng (huyện Hóc Môn); xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh); xã Nhơn Đức (huyện Nhà
Bè).