ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 814/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 3 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH THANH
HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
3611/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban
hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại
Tờ trình số 17/TTr-SNN&PTNT ngày 13/02/2023; Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 163/TTr-SCT ngày 14/02/2023; Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số
74/TTr-SNV ngày 15/02/2023 và Tờ trình số 128/TTr-SNV ngày 09/3/2023; Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 593/TTr-SVHTTDL ngày
15/02/2023; Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 717/TTr-SGTVT ngày
15/02/2023; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 624/TTr-SGDĐT ngày
08/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 21 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa (Có
Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Cục KSTTHC-VPCP (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh (để đăng tải);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH THANH HÓA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày tháng năm 2023
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Stt
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1.
|
Khen thưởng cho huyện đạt chuẩn
nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
|
Nông nghiệp
|
Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
|
2.
|
Khen thưởng cho các xã, thôn
(bản) đạt chuẩn nông thôn mới theo các mức độ: nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao và nông thôn mới kiểu mẫu để thanh toán khối lượng hoàn thành các hạng mục
công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hoặc bảo trì, nhằm nâng cao chất
lượng các công trình, các nội dung tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã đầu tư thuộc đối tượng hỗ trợ từ vốn ngân sách
nhà nước.
|
Nông nghiệp
|
Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
|
3.
|
Hỗ trợ xây dựng các công
trình: Trạm y tế xã; Trung tâm văn hóa, thể thao xã (Nhà văn hóa đa năng +
sân thể thao xã); Nhà lớp học (hoặc phòng chức năng) các cấp trường: Mầm non,
Tiểu học, Trung học cơ sở hoặc liên trường Tiểu học - Trung học cơ sở.
|
Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn
|
Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện
|
4.
|
Hỗ trợ xây dựng hệ thống
mương, rãnh thoát nước thải khu dân cư có nắp đậy.
|
Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn
|
Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện
|
5.
|
Công nhận chợ kinh doanh thực
phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
|
Thương mại
|
Sở Công Thương
|
6.
|
Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi
chợ.
|
Thương mại
|
Sở Công Thương
|
7.
|
Phê duyệt, điều chỉnh phương
án chuyển đổi chợ đối với chợ hạng 1.
|
Thương mại
|
Sở Công Thương
|
8.
|
Phê duyệt, điều chỉnh phương
án chuyển đổi chợ đối với chợ hạng 2, 3.
|
Thương mại
|
Sở Công Thương; UBND cấp huyện;
|
9.
|
Xét, công nhận danh hiệu “Cơ
quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thị xã,
thành phố, sở, ban, ngành cấp tỉnh.
|
Thi đua - Khen thưởng
|
Sở Nội vụ
|
10.
|
Xét, công nhận danh hiệu “Huyện,
thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
|
Thi đua - Khen thưởng
|
Sở Nội vụ
|
11.
|
Xét, công nhận danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn kiểu mẫu”.
|
Thi đua - Khen thưởng
|
Sở Nội vụ
|
12.
|
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện
mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ
quản lý nhà nước.
|
Tổng hợp - Kế hoạch
|
Sở Nội vụ
|
13.
|
Công nhận kết quả thực hiện
và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
Tổng hợp - Kế hoạch
|
Sở Nội vụ
|
14.
|
Xây dựng, ban hành Chương
trình công tác của UBND tỉnh.
|
Tổng hợp - Kế hoạch
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
15.
|
Đặt tên, đổi tên đường, phố
và công trình công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
|
Văn hoá
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
16.
|
Phê
duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển giao thông
nông thôn hàng năm.
|
Đường bộ
|
Sở Giao thông vận tải
|
17.
|
Phê duyệt kế hoạch bảo trì
công trình đường bộ đối với đường tỉnh và các tuyến đường khác do Sở Giao
thông vận tải quản lý.
|
Đường bộ
|
Sở Giao thông vận tải
|
18.
|
Lựa
chọn, phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh.
|
Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
19.
|
Điều
chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh.
|
Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
20.
|
Đánh giá, chấm điểm xác định
Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND
các huyện, thị xã, thành phố.
|
Cải cách hành chính
|
Sở Nội vụ
|
21.
|
Đánh giá, chấm điểm xác định
Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của UBND các xã, phường, thị trấn.
|
Cải cách hành chính
|
Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp
huyện
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP
I. Thủ tục: Khen
thưởng cho huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh (Số 49 Đại lộ Lê Lợi,
phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hằng năm, căn cứ Quyết
định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao của Thủ
tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán kinh phí đề nghị khen
thưởng gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước
ngày 30 tháng 7 năm trước năm kế hoạch.
- Bước 2: Trong thời hạn 15
ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng
hợp danh sách đề nghị khen thưởng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh
phí khen thưởng làm cơ sở tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Bước 3: Căn cứ kế hoạch đầu
tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch kinh
phí khen thưởng để triển khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.
- Bước 4: Căn cứ Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch kinh phí khen thưởng, trong
thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy định, tránh để
thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân
cấp huyện đề nghị hỗ trợ huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
- Quyết định công nhận huyện đạt
chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao của Thủ tướng Chính phủ (bản
sao).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng Điều
phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị khen
thưởng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổ
chức thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí khen thưởng làm cơ sở tổng hợp
vào dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát
triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau
15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch kinh
phí khen thưởng để triển khai thực hiện.
- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch kinh phí khen thưởng, trong thời hạn
05 ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Các huyện nằm trong kế hoạch
phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2022 -
2025.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định phân bổ kế hoạch
kinh phí khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Huyện đạt chuẩn nông thôn mới
và nông thôn mới nâng cao được Thủ tướng Chính phủ công nhận.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị quyết số
185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc
ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.
II. Thủ tục:
Khen thưởng cho các xã, thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới theo các mức độ:
nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu để thanh toán
khối lượng hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
hoặc bảo trì, nhằm nâng cao chất lượng các công trình, các nội dung tiêu chí
nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã đầu tư thuộc đối
tượng hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
UBND cấp huyện.
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hằng năm, căn cứ Quyết
định công nhận xã, thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới theo các mức độ: nông
thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của cấp có thẩm quyền;
các xã lập dự toán kinh phí đề nghị khen thưởng gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện
trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Bước 2: Trên cơ sở đề nghị
khen thưởng của Ủy ban nhân dân xã; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban
nhân dân cấp huyện tổng hợp, gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông
thôn mới tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Bước 3: Trên cơ sở đề nghị của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối
Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị khen thưởng
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức
thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí khen thưởng, làm cơ sở tổng hợp vào
dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Bước 4: Căn cứ kế hoạch đầu
tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch kinh
phí khen thưởng để triển khai thực hiện.
- Bước 5: Căn cứ Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch kinh phí khen thưởng, trong thời
hạn 05 ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông
báo bổ sung dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn
kinh phí theo quy định, tránh để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân
cấp xã đề nghị hỗ trợ xã, thôn (bản) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ
trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hỗ trợ xã, thôn (bản) đạt chuẩn nông
thôn mới kiểu mẫu.
- Quyết định công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (bản sao).
- Quyết định công nhận thôn (bản)
đạt chuẩn nông thôn mới và thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khen thưởng của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy
ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng
nông thôn mới tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng Điều phối
Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị khen thưởng
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổ
chức thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí khen thưởng, làm cơ sở tổng hợp
vào dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát
triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau
15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch kinh
phí khen thưởng để triển khai thực hiện.
- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch kinh phí khen thưởng, trong thời hạn
05 ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo
bổ sung dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh
phí theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Các xã trên địa bàn tỉnh thực
hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu;
các thôn (bản) thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, giai
đoạn 2022 - 2025.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới
tỉnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định phân bổ kế hoạch
kinh phí khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Các thôn, bản (thuộc xã miền
núi chưa đạt chuẩn nông thôn mới) và các xã trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm
quyền quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
- Các xã trên địa bàn tỉnh được
cấp có thẩm quyền quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Các xã, thôn (bản) trên địa
bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu
mẫu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND
ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
giai đoạn 2022 - 2025.
B. LĨNH
VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I. Thủ tục:
Hỗ trợ xây dựng các công trình: Trạm y tế xã; Trung tâm văn hóa, thể thao xã
(Nhà văn hóa đa năng + sân thể thao xã); Nhà lớp học (hoặc phòng chức năng) các
cấp trường: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở hoặc liên trường Tiểu học -
Trung học cơ sở.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
UBND cấp huyện.
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hằng năm, căn cứ Đề án,
Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu của xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
các xã lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ hạng mục công trình gửi Ủy ban nhân
dân cấp huyện trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Bước 2: Trên cơ sở đề nghị của
Ủy ban nhân dân cấp xã, trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện kiểm tra thực địa, xác nhận sự cần thiết (bằng văn bản) cho từng xã; tổng
hợp, lập danh sách các công trình, nội dung đề nghị hỗ trợ (kèm theo cam kết vốn
đối ứng cho từng công trình của Ủy ban nhân dân xã); danh sách công trình đề
nghị hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm các nội dung: sự cần thiết phải đầu
tư, tên chủ đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, dự kiến địa điểm xây dựng (đánh giá
sơ bộ về hiện trạng và xác định nhu cầu sử dụng đất), dự kiến tổng mức đầu tư,
xác định nguồn vốn, gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới
tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Bước 3: Trên cơ sở đề nghị của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách
đề nghị hỗ trợ, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; trong 10 ngày làm việc,
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức
thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí hỗ trợ, làm cơ sở tổng hợp vào kế
hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Bước 4: Căn cứ kế hoạch đầu
tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn để triển
khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.
- Bước 5: Căn cứ Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ, trong thời hạn 05
ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bổ
sung dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí
theo quy định, tránh để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp; Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc
(TD Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị hỗ trợ của Ủy
ban nhân dân cấp xã đề nghị hỗ trợ công trình.
- Văn bản cam kết nguồn vốn đối
ứng cho công trình của Ủy ban nhân dân xã (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- Trong 03 ngày làm việc sau
khi nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
kiểm tra thực địa, xác nhận sự cần thiết (bằng văn bản) cho từng xã; tổng hợp,
lập danh sách các công trình, nội dung đề nghị hỗ trợ (kèm theo cam kết vốn đối
ứng cho từng công trình của Ủy ban nhân dân xã), gửi Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Trong 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ, gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
- Trong 10 ngày làm việc, Sở Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm
định, tổng hợp vào kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát
triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau
15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn để triển
khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.
- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ, trong thời hạn 05 ngày làm
việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện;
trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bổ sung dự
toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy
định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Các xã khu vực miền núi nằm
trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022 - 2025 được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới
tỉnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định phân bổ kế hoạch vốn
hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Trạm y tế xã, trung tâm văn
hóa, thể thao xã (nhà văn hóa đa năng + sân thể thao xã) chưa có, hoặc đã có
nhưng xuống cấp, không thể sử dụng.
- Các trường Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở chưa đủ phòng học, phòng chức năng phục vụ dạy và học; chưa được
công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Mỗi xã chỉ được hỗ trợ 01
công trình và công trình sau khi xây dựng phải đạt chuẩn theo tiêu chí nông
thôn mới.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị quyết số
185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc
ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.
II. Thủ tục:
Hỗ trợ xây dựng hệ thống mương, rãnh thoát nước thải khu dân cư có nắp đậy.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
UBND cấp huyện.
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hằng năm, căn cứ Đề
án, Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê
duyệt; các xã lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ hạng mục công trình gửi Ủy
ban nhân dân cấp huyện trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Bước 2: Trên cơ sở đề nghị của
Ủy ban nhân dân cấp xã, trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện kiểm tra thực địa, xác nhận sự cần thiết (bằng văn bản) cho từng xã; tổng
hợp, lập danh sách các công trình, nội dung đề nghị hỗ trợ (kèm theo cam kết vốn
đối ứng cho từng công trình của Ủy ban nhân dân xã); danh sách công trình đề
nghị hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm các nội dung: sự cần thiết phải đầu
tư, tên chủ đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, dự kiến địa điểm xây dựng (đánh giá
sơ bộ về hiện trạng và xác định nhu cầu sử dụng đất), dự kiến tổng mức đầu tư,
xác định nguồn vốn, gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới
tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Bước 3: Trên cơ sở đề nghị của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách
đề nghị hỗ trợ, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; trong 10 ngày làm việc,
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức
thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí hỗ trợ, làm cơ sở tổng hợp vào kế
hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Bước 4: Căn cứ kế hoạch đầu
tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn để
triển khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.
- Bước 5: Căn cứ Quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ, trong thời hạn 05
ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bổ
sung dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí
theo quy định, tránh để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp; Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc
(TD Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân
xã đề nghị hỗ trợ công trình mương, rãnh thoát nước thải khu dân cư trên địa
bàn xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- Trong 03 ngày làm việc sau khi
nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm
tra thực địa, xác nhận sự cần thiết (bằng văn bản) cho từng xã; tổng hợp, lập
danh sách các công trình, nội dung đề nghị hỗ trợ (kèm theo cam kết vốn đối ứng
cho từng công trình của Ủy ban nhân dân xã), gửi Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.
- Trong 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ, gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
- Trong 10 ngày làm việc, Sở Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm
định, tổng hợp vào kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát
triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau
15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có
trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn để
triển khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.
- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ, trong thời hạn 05 ngày làm
việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện;
trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bổ sung dự
toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy
định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Các xã nằm trong kế hoạch phấn
đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2022 - 2025 được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới
tỉnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định phân bổ kế hoạch vốn
hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Hệ thống mương, rãnh thoát nước
thải khu dân cư trên địa bàn xã chưa đạt chuẩn theo yêu cầu tiêu chí nông thôn
mới nâng cao.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị quyết số
185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc
ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.
C. LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI
I. Thủ tục:
Công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
Lễ, Tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Công Thương (Khu đô thị mới Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND xã, phường nộp
trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính) 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận chợ kinh
doanh thực phẩm đối với chợ tạm về Sở Công Thương để xem xét giải quyết.
- Bước 2: Trong thời gian 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương thành lập Tổ thẩm định
chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm để kiểm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức
độ đạt từng tiêu chí. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Tổ thẩm định hoàn thiện hồ
sơ, báo cáo kết quả tới Giám đốc Sở.
- Bước 3: Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Tổ thẩm định, Sở Công
Thương ban hành Quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm hoặc
Văn bản trả lời nếu chợ chưa đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ
tạm.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp; Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc
(TD Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của UBND xã (01 bản
chính);
- Bản tự đánh giá hoàn thành
các tiêu chí chợ đáp ứng yêu cầu (01 bản chính);
- Báo cáo về sự hình thành, quá
trình đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ (01 bản chính);
- Danh sách các thương nhân
kinh doanh thực phẩm trong chợ kèm theo bản sao Giấy xác nhận tập huấn kiến thức
ATTP (01 bản chính);
- Sơ đồ bố trí các vị trí kinh
doanh, khu vệ sinh, khu thu gom chất thải (01 bản sao);
- Danh sách lao động quản lý,
giám sát ATTP.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời gian giải quyết:
- 13 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- UBND các xã, phường có chợ
đang hoạt động nằm trong danh sách chợ tạm được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại
các Quyết định về việc phê duyệt danh sách chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Công Thương.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định công nhận chợ kinh
doanh thực phẩm đối với chợ tạm.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình đề nghị công nhận chợ
kinh doanh thực phẩm (Mẫu số 01).
- Bản tự đánh giá hoàn thành
các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm (Mẫu số 02).
- Danh sách các thương nhân
kinh doanh thực phẩm tại chợ (Mẫu số 03).
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
* Tiêu chí chung:
- Tiêu chí về vị trí, địa điểm:
+ Chợ không bị ngập nước, đọng
nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa
chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu
500 m.
- Tiêu chí về thiết kế:
+ Sàn khu vực buôn bán thực phẩm
thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
+ Mái che, cột làm bằng vật liệu
bền, không bị dột, thấm nước.
- Tiêu chí về vệ sinh môi trường:
+ Có hoạt động dọn vệ sinh, thu
gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, đảm
bảo giữ chợ sạch sẽ.
+ Trang bị thùng chứa rác thải
có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ và các quầy bán thực phẩm. Tại
các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dần
bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tiêu chí về nhà vệ sinh:
+ Có nhà vệ sinh bố trí cách biệt
với khu kinh doanh thực phẩm; bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt; có chậu
rửa tay và xà phòng.
- Tiêu chí khác:
+ Có tổ chức quản lý chợ.
+ Có nội quy chợ được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định về việc bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm kinh doanh tại chợ. Nội quy được niêm yết tại chợ và phổ biến cho các
hộ kinh doanh thực hiện.
* Tiêu chí đối với các cơ sở
kinh doanh thực phẩm tại chợ:
- Tiêu chí chung:
+ Có biển hiệu ghi rõ tên mặt
hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh
doanh thực phẩm.
+ Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu
vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình
(khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).
+ Trang bị đầy đủ, sử dụng
thùng rác có nắp đậy và thu dọn, vệ sinh rác thải hàng ngày.
+ Thực phẩm sống được bày bán
cách ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo
quản phù hợp.
+ Sản phẩm thực phẩm không để
chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực
phẩm.
+ Bảo đảm sử dụng, kinh doanh
chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn
không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm
môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho
phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn,
chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.
+ Không bày bán thực phẩm trực
tiếp trên mặt sàn chợ.
+ Thực phẩm kinh doanh tại chợ
bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiêu chí đối với các cơ sở
kinh doanh sản phẩm động vật:
+ Các loại sản phẩm động vật
bày bán bảo đảm vệ sinh thú y.
+ Bàn bán sản phẩm động vật
không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách mặt sàn nhà ít nhất 60 cm,
mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị
ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
+ Dao, thớt và các dụng cụ khác
dùng pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ
làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm.
Làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản
phẩm động vật trước và sau khi bán.
- Tiêu chí đối với cơ sở kinh
doanh rau, củ, quả:
+ Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm
các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định)
để bảo quản rau, củ, quả.
+ Có trang thiết bị, dụng cụ
bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
+ Kệ bàn bày bán sản phẩm phải
cách mặt sàn nền nhà tối thiểu 30 cm.
- Tiêu chí đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống:
+ Nơi chế biến, nơi bán thức ăn
phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho
môi trường xung quanh.
+ Nguyên liệu sử dụng trong chế
biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Thực phẩm được bày bán trong
trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động
vật gây hại.
+ Bảo đảm không sử dụng các chất
phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng.
+ Mặt bàn cách mặt sàn nền nhà
tối thiểu 60 cm.
- Tiêu chí đối với các cơ sở
kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác:
+ Thực phẩm bày bán phải ghi rõ
ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm
an toàn thực phẩm (mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được phép
sử dụng...).
- Tiêu chí đối với người trực
tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ:
+ Người trực tiếp kinh doanh thực
phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm.
+ Người trực tiếp kinh doanh thực
phẩm có đủ sức khỏe theo quy định; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy
đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp kinh
doanh thực phẩm được các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên
xác nhận không mắc dịch.
+ Đối với cơ sở kinh doanh thực
phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử
dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang).
- Tiêu chí về truy xuất nguồn gốc:
Sản phẩm kinh doanh tại chợ có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc hoặc có sổ sách ghi
chép lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm; các thông tin cần
thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp;
ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
* Tiêu chí đối với tổ chức quản
lý chợ:
- Xây dựng nội quy chợ, trong
đó bao gồm quy định về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ.
- Hướng dẫn các hộ kinh doanh
thực phẩm thực hiện nội quy kinh doanh tại chợ.
- Kiểm tra, giám sát công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm tại chợ.
- Báo cáo và lưu hồ sơ về việc
kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ.
- Cán bộ quản lý về an toàn thực
phẩm và ban quản lý tại chợ phải có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND
ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định tiêu chí, trình tự,
thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
(Có
Mẫu đơn, Mẫu tờ khai kèm theo)
Mẫu
số 01
UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
.................................
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………/TTr-UBND
|
………,
ngày …. tháng … năm 20…
|
TỜ
TRÌNH
V/v
đề nghị công nhận chợ ……, xã/phường/thị trấn……, huyện/thị xã/thành phố ……đạt chợ
kinh doanh thực phẩm
Kính
gửi: Sở Công Thương.
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND
ngày …/ /2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về tiêu chí,
trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu đối với chợ
tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,
UBND xã/ phường/ thị trấn
……….., huyện/ thị xã/ thành phố ………… kính trình ……(1)…... thẩm định, công nhận
chợ ……là chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm
có:
1. Bản tự đánh giá hoàn thành
các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu
2. Báo cáo quá trình thực hiện
các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
3. Danh sách các thương nhân
kinh doanh thực phẩm tại chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
4. Sơ đồ bố trí các vị trí kinh
doanh, khu vệ sinh, khu vực thu gom chất thải.
5. Danh sách lao động quản lý,
giám sát ATTP tại chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
Kính đề nghị Sở Công Thương xem
xét, thẩm định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ……..
|
TM. UBND XÃ ……………
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 02
TÊN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CHỢ (1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
|
……,
ngày …… tháng …… năm 20 ……
|
BẢN
TỰ ĐÁNH GIÁ
Hoàn
thiện các nội dung chợ kinh doanh thực phẩm
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND
ngày …/ /2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về tiêu chí,
trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá,
……(1)…… tự đánh giá mức độ hoàn
thành các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu đối với chợ…… , xã/
phường/ thị trấn ……, huyện/ thị xã/ thành phố …… như sau:
I. Đánh giá các tiêu chí chợ
kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu
TT
|
Nội dung
|
Đánh giá
|
Ghi chú
|
Đạt
|
Không đạt
|
A. Các yêu cầu chung
|
1
|
Chợ không bị ngập nước, đọng nước;
không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất
độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu
500m.
|
|
|
|
2
|
Sàn khu vực buôn bán thực phẩm
thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
|
|
|
|
3
|
Mái che, cột làm bằng vật liệu
bền; không bị dột, thấm nước.
|
|
|
|
4
|
Có hoạt động dọn vệ sinh, thu
gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo
đảm giữ chợ sạch sẽ.
|
|
|
|
5
|
Trang bị thùng chứa rác thải có
nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ. Tại các vị trí đặt thùng rác
công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định.
|
|
|
|
6
|
Có nhà vệ sinh bố trí cách biệt
với khu kinh doanh thực phẩm; bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt.
|
|
|
|
7
|
Thành lập Ban quản lý chợ.
|
|
|
|
B. Yêu cầu đối với các cơ
sở kinh doanh thực phẩm tại chợ
|
1
|
Yêu cầu chung
|
|
|
|
1.1
|
Có biển hiệu ghi rõ tên mặt
hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh
thực phẩm.
|
|
|
|
1.2
|
Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu
vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của
mình (khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).
|
|
|
|
1.3
|
Trang bị đầy đủ, sử dụng thùng
rác có nắp đậy và thu dọn, vệ sinh rác thải hàng ngày.
|
|
|
|
1.4
|
Thực phẩm sống được bày bán
cách ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo
quản phù hợp.
|
|
|
|
1.5
|
Sản phẩm thực phẩm không để
chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực
phẩm.
|
|
|
|
1.6
|
Bảo đảm sử dụng, kinh doanh
chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn
không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm
môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho
phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt
khuẩn, chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.
|
|
|
|
1.7
|
Không bày bán thực phẩm trực
tiếp trên mặt sàn chợ.
|
|
|
|
1.8
|
Thực phẩm kinh doanh tại chợ
bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
|
|
|
|
2
|
Đối với các cơ sở kinh doanh
sản phẩm động vật
|
|
|
|
2.1
|
Các loại sản phẩm động vật
bày bán bảo đảm vệ sinh thú y.
|
|
|
|
2.2
|
Bàn bán sản phẩm động vật
không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách sàn chợ ít nhất 60 cm, mặt
bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị
ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
|
|
|
|
2.3
|
Dao, thớt và các dụng cụ khác
dùng pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ,
dễ làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản
phẩm.
|
|
|
|
3
|
Đối với cơ sở kinh doanh rau,
củ, quả
|
|
|
|
3.1
|
Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm
các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định)
để bảo quản rau, củ, quả.
|
|
|
|
3.2
|
Có trang thiết bị, dụng cụ bày
bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
3.3
|
Kệ, bàn trưng bày phải cách mặt
sàn chợ tối thiểu 30cm
|
|
|
|
4
|
Đối với cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống
|
|
|
|
4.1
|
Nơi chế biến, nơi bán thức ăn
phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm
cho môi trường xung quanh.
|
|
|
|
4.2
|
Nguyên liệu sử dụng trong chế
biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
|
|
|
|
4.3
|
Thực phẩm được bày bán trong
trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng,
động vật gây hại.
|
|
|
|
4.4
|
Bảo đảm không sử dụng các chất
phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng.
|
|
|
|
4.5
|
Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối
thiểu 60 cm.
|
|
|
|
5
|
Đối với các cơ sở kinh doanh
các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác: Thực phẩm bày bán ghi rõ
ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm
an toàn thực phẩm (mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được
phép sử dụng…).
|
|
|
|
6
|
Yêu cầu đối với người trực tiếp
chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ
|
|
|
|
6.1
|
Có Giấy Xác nhận kiến thức an
toàn thực phẩm.
|
|
|
|
6.2
|
Có Giấy khám sức khỏe định kỳ
theo quy định.
|
|
|
|
6.3
|
Đối với cơ sở kinh doanh thực
phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử
dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang).
|
|
|
|
7
|
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc
|
|
|
|
7.1
|
Các hộ tiểu thương có sổ sách
ghi chép lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
|
|
|
|
7.2
|
Sổ ghi chép của các hộ có đầy
đủ thông tin cần thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại
hàng hóa cung cấp; ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
|
|
|
|
C. Yêu cầu đối với tổ chức
quản lý chợ
|
1
|
Thành lập Tổ giám sát ATTP tại
chợ.
|
|
|
|
2
|
Xây dựng nội quy chợ, trong
đó bao gồm quy định về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ.
|
|
|
|
3
|
Hướng dẫn các hộ kinh doanh
thực phẩm thực hiện nội quy kinh doanh tại chợ.
|
|
|
|
4
|
Kiểm tra, giám sát công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm tại chợ.
|
|
|
|
5
|
Báo cáo và lưu hồ sơ về việc
kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ,
|
|
|
|
6
|
Cán bộ quản lý về an toàn thực
phẩm tại chợ phải có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
II. Đề xuất và kiến nghị
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
|
Đại
diện cơ sở quản lý chợ
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
|
Mẫu
số 03
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CHỢ (1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
|
…………..,
ngày ………. tháng …... năm 20 ………
|
DANH
SÁCH
Các
thương nhân, hộ tiểu thương và người kinh doanh thực phẩm tại chợ ......
TT
|
Họ và tên
|
Số CMND/ số căn cước
|
Ngày cấp
|
Mặt hàng kinh doanh
|
Ký tên
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
Danh sách này có ...... người,
kèm theo bản sao hợp lệ Giấy xác nhận kiến thức ATTP của cấp có thẩm quyền cho
các thương nhân, do ......(1) ...... lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của các nội dung, thông tin có liên quan và chữ ký của các
thương nhân./.
|
Đại
diện đơn vị quản lý chợ
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị quản lý chợ
(UBND xã, phường, thị trấn hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã
Mẫu
số 04
UBND TỈNH THANH HÓA
SỞ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-SCT
|
Thanh
Hoá, ngày tháng
năm 20
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc công nhận chợ ........ đạt chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm
GIÁM
ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Quyết định số
25/2022/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hoá;
Căn cứ Quyết định số
08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tiêu
chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số
1186/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách
chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của UBND xã … tại
Tờ trình số … ngày … về việc đề nghị công nhận chợ … đạt chợ kinh doanh thực phẩm;
Xét đề nghị của Tổ thẩm định
chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm tại chợ …... tại Biên bản thẩm định chợ
kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm ngày ….
Xét đề nghị của Trưởng phòng
Quản lý thương mại.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận chợ …
đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm theo Quyết định số
08/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh.
Đơn vị quản lý chợ: …….
Điều 2. UBND xã … chịu
trách nhiệm công bố chợ đạt chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trong thời
hạn 20 ngày kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và có thời hạn là 02 năm.
Trưởng phòng Quản lý Thương mại
- Sở Công Thương, Chủ tịch UBND xã …, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- …
- Lưu: VT, QLTM.
|
GIÁM ĐỐC
|
II. Thủ tục:
Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi chợ.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
Lễ, Tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Công Thương (Khu đô thị mới Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa).
- Bước 1: UBND cấp huyện xây dựng
Kế hoạch chuyển đổi chợ, gửi Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
- Bước 2: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cấp huyện, Sở Công
Thương gửi các đơn vị liên quan lấy kiến ý kiến thẩm định về nội dung kế hoạch
chuyển đổi chợ.
- Bước 3: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến, đơn vị
được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý kiến, gửi về Sở Công Thương.
- Bước 4: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến các đơn
vị liên quan, Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê
duyệt.
- Bước 5: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Sở Công Thương, Văn
phòng UBND tỉnh tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi
chợ.
- Bước 6: Chậm nhất không quá
03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch chuyển đổi chợ được phê duyệt, các sở,
ngành, UBND cấp huyện và đơn vị liên quan thực hiện công bố công khai trên
Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để các tổ chức, cá nhân liên quan
biết, thực hiện.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề xuất của UBND cấp
huyện (kèm theo Kế hoạch chuyển đổi chợ);
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- 20 ngày làm việc, kể từ ngày
Sở Công Thương nhận đề xuất của UBND cấp huyện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND cấp huyện.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các
đơn vị liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định phê duyệt kế hoạch
chuyển đổi chợ.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Danh mục chợ đề xuất chuyển đổi
đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác phải nằm danh mục chợ được cấp,
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính.
- Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND
ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về quy trình chuyển đổi,
đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá.
III. Thủ tục:
Phê duyệt, điều chỉnh phương án chuyển đổi chợ đối với chợ hạng 1.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện: Trong
giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết
theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Công Thương (Khu đô thị mới Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa).
- Bước 1: Ban Chuyển đổi chợ cấp
huyện nộp 06 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định phương án chuyển đổi chợ về Sở Công
Thương (Khu đô thị mới Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa) để xem xét giải quyết.
- Bước 2: Trong thời hạn không
quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương gửi lấy kiến
ý kiến thẩm định các sở, ngành, đơn vị liên quan.
- Bước 3: Trong thời hạn không
quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến thẩm định
của Sở Công Thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan được lấy ý kiến có ý kiến
thẩm định bằng văn bản, gửi về Sở Công Thương.
- Bước 4: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định các sở, ngành,
đơn vị liên quan, Sở Công Thương có văn bản thẩm định, trả lời Ban Chuyển đổi
chợ cấp huyện.
- Bước 5: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định (nếu đủ điều
kiện) của Sở Công Thương, Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện tham mưu Chủ tịch UBND cấp
huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt phương án chuyển đổi chợ đối với
chợ hạng 1.
- Bước 6: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án
chuyển đổi chợ, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
phương án chuyển đổi chợ đối với chợ hạng 1.
- Bước 7: Chậm nhất không quá
03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phương án chuyển đổi chợ được phê duyệt, UBND
cấp huyện có chợ chuyển đổi và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực
hiện công khai phương án chuyển đổi chợ trên các trang thông tin điện tử của
đơn vị; niêm yết tại chợ, trụ sở UBND cấp xã nơi có chợ chuyển đổi.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm
có:
- Văn bản đề nghị của Ban Chuyển
đổi chợ.
- Phương án chuyển đổi chợ.
* Hồ sơ trình phê duyệt
Phương án chuyển đổi chợ gồm:
- Văn bản đề nghị của Ban Chuyển
đổi chợ.
- Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp
huyện.
- Văn bản thẩm định của Sở Công
Thương.
- Phương án chuyển đổi chợ.
* Hồ sơ trình phê duyệt
Phương án điều chỉnh chuyển đổi chợ gồm:
- Văn bản đề nghị của Ban Chuyển
đổi chợ.
- Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp
huyện.
- Văn bản thẩm định của Sở Công
Thương.
- Phương án điều chỉnh chuyển đổi
chợ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- 25 ngày làm việc, kể từ ngày
Sở Công Thương nhận được đề xuất của Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các
đơn vị liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Nằm trong quy hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và do Nhà nước đã đầu tư xây dựng và quản lý, kinh
doanh, khai thác.
- Thuộc kế hoạch chuyển đổi chợ
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Được định giá tài sản, tài
chính theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo từ 70% (bảy mươi phần
trăm) trở lên các thương nhân kinh doanh thường xuyên trong chợ (tính từ thời
điểm lập Phương án chuyển đổi chợ) đồng thuận với Phương án chuyển đổi chợ.
Thương nhân được lấy ý kiến đảm bảo điều kiện theo địa bàn, như sau:
+ Đối với các chợ thuộc địa bàn
thành phố, thị xã, thị trấn các huyện: Là thương nhân có đăng ký kinh doanh, có
địa điểm kinh doanh tại chợ, đã thực hiện đăng ký, kê khai thuế và có số thuế nộp
ngân sách Nhà nước từ 03 (ba) tháng trở lên.
+ Đối với chợ thuộc địa bàn xã
thuộc các huyện: Là thương nhân có đăng ký điểm kinh doanh tại chợ liên tục từ
03 (ba) tháng trở lên.
- Khu đất chợ được xác định
ranh giới, phạm vi phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng được
cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính.
- Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND
ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về quy trình chuyển đổi,
đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá.
IV. Thủ tục:
Phê duyệt; điều chỉnh Phương án chuyển đổi chợ đối với chợ hạng 2, 3.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
Lễ, Tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Công Thương (Khu đô thị mới Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ban Chuyển đổi chợ cấp
huyện nộp 06 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định Phương án chuyển đổi chợ về Sở Công
Thương.
- Bước 2: Trong thời hạn không
quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương gửi lấy kiến
ý kiến thẩm định các sở, ngành, đơn vị liên quan.
- Bước 3: Trong thời hạn không
quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến thẩm định
của Sở Công Thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan được lấy ý kiến có ý kiến
thẩm định bằng văn bản, gửi về Sở Công Thương.
- Bước 4: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định các sở, ngành,
đơn vị liên quan, Sở Công Thương có văn bản thẩm định, trả lời Ban Chuyển đổi
chợ cấp huyện.
- Bước 5: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định (nếu đủ điều
kiện) của Sở Công Thương, Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện trình Chủ tịch UBND cấp
huyện phê duyệt phương án chuyển đổi chợ đối với chợ hạng 2, hạng 3.
- Bước 6: Chậm nhất không quá
03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phương án chuyển đổi chợ được phê duyệt, UBND
cấp huyện có chợ chuyển đổi và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực
hiện công khai phương án chuyển đổi chợ trên các trang thông tin điện tử của
đơn vị; niêm yết tại chợ, trụ sở UBND cấp xã nơi có chợ chuyển đổi.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm
có:
- Văn bản đề nghị của Ban Chuyển
đổi chợ.
- Phương án chuyển đổi chợ.
* Hồ sơ trình phê duyệt
Phương án chuyển đổi chợ gồm:
- Văn bản đề nghị của Ban Chuyển
đổi chợ.
- Văn bản thẩm định của Sở Công
Thương.
- Phương án chuyển đổi chợ.
* Hồ sơ trình phê duyệt
Phương án điều chỉnh chuyển đổi chợ gồm:
- Văn bản đề nghị của Ban Chuyển
đổi chợ.
- Văn bản thẩm định của Sở Công
Thương.
- Phương án điều chỉnh chuyển đổi
chợ.
b) Số lượng hồ sơ: 06 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- 20 ngày làm việc, kể từ ngày
Sở Công Thương nhận được đề xuất của Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Công Thương.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy
ban nhân dân cấp huyện; Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các
đơn vị liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Nằm trong quy hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và do Nhà nước đã đầu tư xây dựng và quản lý, kinh
doanh, khai thác.
- Thuộc kế hoạch chuyển đổi chợ
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Được định giá tài sản, tài
chính theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo từ 70% (bảy mươi phần
trăm) trở lên các thương nhân kinh doanh thường xuyên trong chợ (tính từ thời
điểm lập Phương án chuyển đổi chợ) đồng thuận với Phương án chuyển đổi chợ.
Thương nhân được lấy ý kiến đảm bảo điều kiện theo địa bàn, như sau:
+ Đối với các chợ thuộc địa bàn
thành phố, thị xã, thị trấn các huyện: Là thương nhân có đăng ký kinh doanh, có
địa điểm kinh doanh tại chợ, đã thực hiện đăng ký, kê khai thuế và có số thuế nộp
ngân sách Nhà nước từ 03 (ba) tháng trở lên.
+ Đối với chợ thuộc địa bàn xã
thuộc các huyện: Là thương nhân có đăng ký điểm kinh doanh tại chợ liên tục từ
03 (ba ) tháng trở lên.
- Khu đất chợ được xác định
ranh giới, phạm vi phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng được
cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND
ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về quy trình chuyển đổi,
đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá.
D. LĨNH VỰC
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
I. Thủ tục:
Xét, công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các cơ quan, đơn vị trực
thuộc huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành cấp tỉnh.
1.Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa (Số 42 - Lê Quý Đôn - phường
Ba Đình - thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức họp xét danh hiệu và lập hồ sơ đề
nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng
ban, ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ đề
nghị của các cơ quan, đơn vị, bộ phận Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành tiến hành thẩm định trình Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng cùng cấp xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố; Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định.
- Bước 3: Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng tỉnh họp xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Việc bình xét danh hiệu “Cơ
quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thị xã, thành
phố, sở, ban, ngành cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành (Các cuộc họp phải đảm bảo
từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí
đề nghị);
- Báo cáo thành tích của cơ
quan, đơn vị trực thuộc.
b) Số lượng: 01 bộ (bản
chính)
4. Thời hạn giải quyết:
- Việc bình xét danh hiệu “Cơ
quan, đơn vị kiểu mẫu” cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thị xã, thành
phố, sở, ban, ngành cấp tỉnh tại cơ quan, đơn vị hoàn thành trong tháng 12 hàng
năm.
- Vào tháng 4 của năm tiếp
theo, Hội đồng Thi đua - khen thưởng tỉnh họp xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện, thị xã, thành phố, sở,
ban, ngành cấp tỉnh.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa;
các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh; UBND các huyện, thị, thành phố.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định của Chủ tịch UBND
tỉnh.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Đã được công nhận “Cơ quan,
đơn vị đạt chuẩn văn hoá”.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Có 100% cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động có trình độ đạt chuẩn trở lên theo vị trí việc làm.
- Trong năm xét công nhận, tổ
chức Đảng được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức chính
trị - xã hội được xếp loại xuất sắc.
- Đến thời điểm xét công nhận,
có 40% trở lên số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng
vũ trang đạt danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND
ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hanh Quy định các tiêu chí
và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.
II. Thủ tục:
Xét, công nhận danh hiệu “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa (Số 42 - Lê Quý Đôn - phường
Ba Đình - thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Hội đồng thi đua khen thưởng
huyện, thị xã, thành phố họp xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem
xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Việc bình xét danh hiệu “Huyện,
thị xã, thành phố kiểu mẫu” hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố (Các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở
lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị);
- Báo cáo thành tích của huyện,
thị xã, thành phố.
b) Số lượng: 01 bộ (bản
chính)
4. Thời hạn giải quyết:
- Việc bình xét danh hiệu “Huyện,
thị xã, thành phố kiểu mẫu” tại đơn vị hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
- Vào tháng 4 của năm tiếp
theo, Hội đồng Thi đua - khen thưởng tỉnh họp xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét công nhận danh hiệu “Huyện, thị xã, thành phố kiểu mẫu”.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Huyện, thị xã, thành phố.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa; UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tỉnh
Thanh Hóa.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định của Chủ tịch UBND
tỉnh.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Đã được công nhận huyện đạt
chuẩn nông thôn mới; thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Đến thời điểm xét công nhận,
có 70% trở lên xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”; “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu
mẫu”.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND
ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hanh Quy định các tiêu chí
và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.
III. Thủ tục:
Xét, công nhận danh hiệu “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
UBND cấp huyện.
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng xã, phường, thị trấn họp xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng
cấp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét (Hồ sơ
trình gồm: Tờ trình; Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng xã, phường, thị
trấn (các cuộc họp phải đảm bảo từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề nghị); Báo cáo thành tích của xã, phường, thị
trấn).
- Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ đề
nghị của các xã, phường, thị trấn, phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, thị xã, thành
phố tiến hành thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp xét, đề
nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (Hồ sơ trình gồm: Tờ trình và Biên bản họp Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố (các cuộc họp phải đảm bảo
từ 70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí
đề nghị); Báo cáo thành tích của xã, phường, thị trấn).
- Bước 3: Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng tỉnh họp xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Việc bình xét danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn kiểu mẫu hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình và Biên bản họp Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng xã, phường, thị trấn (Các cuộc họp phải đảm bảo từ
70% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhất trí đề
nghị);
- Báo cáo thành tích của xã,
phường, thị trấn.
b) Số lượng: 01 bộ (bản
chính).
4. Thời hạn giải quyết:
- Việc bình xét danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn kiểu mẫu” tại đơn vị hoàn thành trong tháng 12 hàng năm.
- Vào tháng 4 của năm tiếp
theo, Hội đồng Thi đua - khen thưởng tỉnh họp xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét công nhận danh hiệu “Xã, phường, thị trấn kiểu mẫu”.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định của Chủ tịch UBND
tỉnh.
8. Phí, lệ phí (nếu có):
Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với danh hiệu “Xã kiểu
mẫu”
- Đã được công nhận xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu và đạt chuẩn “Cộng đồng học tập” cấp xã.
- Đến thời điểm xét công nhận,
có 70% trở lên gia đình đạt danh hiệu “Gia đình kiểu mẫu”.
b) Đối với danh hiệu “Phường,
thị trấn kiểu mẫu”
- Đã được công nhận “Phường, thị
trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và đạt chuẩn “Cộng đồng học tập” cấp xã.
- Không có hộ nghèo (trừ các
trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất
khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo); t ỷ lệ người dân có việc làm trên tổng số
lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động đạt từ 95% trở lên.
- Các trường học (mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở), trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt từ 75% trở lên, trong đó cấp bằng, chứng chỉ đạt ít nhất 30%; tỷ lệ người
dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
- Có 100% hộ được sử dụng nước
hợp vệ sinh, trong đó nước sạch đạt từ 98% trở lên theo chuẩn mới; 100% hộ có
nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải rắn được
thu gom và xử lý theo đúng quy định; rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng
biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 60% trở lên; nghĩa trang nhân dân được xây dựng
theo quy hoạch; mai táng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
- Công khai minh bạch, đầy đủ
các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân
đảm bảo đúng quy định; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính.
- Có đủ tổ chức trong hệ thống
chính trị và duy trì hoạt động thường xuyên theo quy định; đến năm xét công nhận,
Đảng bộ, chính quyền được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xếp loại xuất sắc; 100% cán bộ, công chức
phường, thị trấn đạt chuẩn theo quy định.
- Trong 3 năm liên tục đến năm
xét công nhận, an ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định, không để xảy ra trọng
án, không có tội phạm, tệ nạn xã hội, vụ việc nổi cộm, phức tạp về an ninh trật
tự; không có người phạm tội bị khởi tố, truy tố, xét xử; không có khiếu kiện
đông người trái pháp luật.
- Đến thời điểm xét công nhận,
có 80% trở lên tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đạt chuẩn
văn hoá, trong đó có 60% trở lên tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu”
và 60% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp kiểu mẫu”.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND
ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hanh Quy định các tiêu chí
và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.
E. LĨNH VỰC:
TỔNG HỢP - KẾ HOẠCH
I. Thủ tục:
Phê duyệt kế hoạch thực hiện mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm
vụ trọng tâm và nhiệm vụ quản lý nhà nước.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Nội vụ (Số 44 Đại lộ Lê Lợi, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa).
c) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trước ngày 15 tháng
01 của năm đánh giá, các sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố
căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Khung tiêu chí tại Điều
3 Quyết định số 221/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh, xây dựng Kế hoạch
thực hiện mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ trọng
tâm; chương trình, đề án trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; nội dung thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và điểm chuẩn tối đa của từng
tiêu chí, gửi Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
- Bước 2: Sở Nội vụ chủ trì, phối
hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch, trình Chủ
tịch UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31 tháng 01 của năm đánh giá.
2. Cách thức thực hiện: Trực
tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt kế
hoạch thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm
vụ quản lý nhà nước.
- Phụ lục kế hoạch thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ quản lý nhà nước.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
Văn bản chưa quy định, tuy
nhiên thời hạn giải quyết trên thực tế là:
- Trong thời gian 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của các đơn vị, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Văn phòng UBND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thẩm định kế hoạch
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ
quản lý nhà nước của các sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Trong thời gian 15 ngày làm
việc, Sở Nội vụ tổng hợp ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng
UBND tỉnh, hoàn chỉnh nội dung kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ quản lý nhà nước của các sở, cơ quan
ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, phê duyệt.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Các sở, cơ quan ngang sở;
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Kế hoạch thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ quản lý nhà nước của
các sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số
221/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về việc đánh
giá kết quả thực hiện và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ
quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc UBND tỉnh.
II. Thủ tục:
Công nhận kết quả thực hiện và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở,
cơ quan ngang sở, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và UBND các
huyện, thị xã, thành phố.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Nội vụ (Số 44 Đại lộ Lê Lợi, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Từ ngày 15 tháng 11 đến
ngày 03 tháng 12 của năm đánh giá, các sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị
xã, thành phố căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm, tiến hành tự đánh giá,
chấm điểm và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của đơn vị mình theo
các nội dung, tiêu chí đánh giá và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy
định tại Điều 3, 4 và Điều 5 Quyết định số 221/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của
UBND tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh theo các nội
dung, tiêu chí đánh giá và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại
Quyết định số 4129/2014/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 của UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ
báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh, Văn
phòng UBND tỉnh) để thẩm định, tổng hợp, trình Hội đồng đánh giá.
- Bước 2: Từ ngày 03 tháng 12 đến
ngày 08 tháng 12 của năm đánh giá, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Phiếu
đánh giá đến các sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã thành phố để lấy
ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Văn phòng UBND
tỉnh gửi Phiếu đánh giá đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh,
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Chi nhánh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam
tại Thanh Hóa để đánh giá Tiêu chí Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp.
- Bước 3: Từ ngày 08 đến ngày
15 tháng 12 của năm đánh giá, các sở, cơ quang ngang sở, UBND các huyện, thị
xã, thành phố gửi Kết quả đánh giá Tiêu chí thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Hiệp hội
Doanh nghiệp tỉnh, Chi nhánh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tại Thanh
Hóa gửi Kết quả đánh giá Tiêu chí Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp về Văn phòng UBND
tỉnh.
- Bước 4: Từ ngày 15 tháng 12 đến
ngày 20 tháng 12 của năm đánh giá, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra
tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện
các nội dung tiêu chí được phân công đối với các sở, cơ quan ngang sở, các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, gửi về Sở Nội vụ
để tổng hợp, báo cáo Hội đồng đánh giá.
- Bước 5: Từ ngày 20 tháng 12 đến
ngày 25 tháng 12 của năm đánh giá, Sở Nội vụ tổng hợp Kết quả đánh giá chấm điểm
của các cơ quan thẩm định đối với các sở, cơ quan ngang sở, các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, báo cáo Hội đồng đánh giá.
- Bước 6: Từ ngày 25 tháng 12 đến
ngày 30 tháng 12 của năm đánh giá, Hội đồng đánh giá họp xem xét thông qua kết
quả, báo cáo UBND tỉnh quyết định công nhận kết quả thực hiện và xếp loại mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan ngang sở, các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện và thông báo kết quả đến các sở, ban,
ngành, đơn vị cấp tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị công nhận kết
quả thực hiện và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Báo cáo kết quả tự đánh giá,
chấm điểm và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Tài liệu chứng minh kết quả tự
đánh giá, chấm điểm và xếp loại theo các tiêu chí: Các văn bản pháp luật, văn bản
giao nhiệm vụ; văn bản, tài liệu kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và kết quả hoạt động, quản lý điều hành, thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- Từ ngày 03 tháng 12 đến ngày
08 tháng 12 của năm đánh giá, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Phiếu đánh
giá đến các sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã thành phố để lấy ý kiến
đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Văn phòng UBND tỉnh gửi
Phiếu đánh giá đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Hiệp hội
Doanh nghiệp tỉnh, Chi nhánh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tại Thanh
Hóa để đánh giá Tiêu chí Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp.
- Từ ngày 08 đến ngày 15 tháng
12 của năm đánh giá, các sở, cơ quang ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành
phố gửi Kết quả đánh giá Tiêu chí thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Sở Nội
vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,
Chi nhánh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tại Thanh Hóa gửi Kết quả
đánh giá Tiêu chí Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp về Văn phòng UBND tỉnh.
- Từ ngày 15 tháng 12 đến ngày
20 tháng 12 của năm đánh giá, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh,
Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện các nội
dung tiêu chí được phân công đối với các sở, cơ quan ngang sở, các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, gửi về Sở Nội vụ để tổng
hợp, báo cáo Hội đồng đánh giá.
- Từ ngày 20 tháng 12 đến ngày
25 tháng 12 của năm đánh giá, Sở Nội vụ tổng hợp Kết quả đánh giá chấm điểm của
các cơ quan thẩm định đối với các sở, cơ quan ngang sở, các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, báo cáo Hội đồng đánh giá.
- Từ ngày 25 tháng 12 đến ngày
30 tháng 12 của năm đánh giá, Hội đồng đánh giá họp xem xét thông qua kết quả,
báo cáo UBND tỉnh quyết định công nhận kết quả thực hiện và xếp loại mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan ngang sở, các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện và thông báo kết quả đến các sở, ban, ngành,
đơn vị cấp tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND cấp huyện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Các sở, cơ quan ngang sở, đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định công nhận kết quả
thực hiện và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan ngang sở,
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành
phố.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Đối với các sở, cơ quan ngang
sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm tiêu chí theo quy định tại Khung
tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 221/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc UBND tỉnh bảo đảm tiêu chí theo quy định tại Khung tiêu chí
ban hành kèm theo Quyết định số 4129/2014/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số
221/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Quy định về
việc đánh giá kết quả thực hiện và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các
sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc UBND tỉnh.
- Quyết định số
4129/2014/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định
tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan
ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
UBND tỉnh.
III. Thủ tục:
Xây dựng, ban hành Chương trình công tác năm của UBND tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
Lễ, Tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện:
Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá (số 35 Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ngày 15 tháng 10
hàng năm, các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm điểm việc thực hiện các đề án
được giao trong chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh năm đó và kiến
nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn thuộc
lĩnh vực được giao và các đề án, vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh năm sau. Các đề án đăng ký đưa vào Chương trình công tác
năm của Ủy ban nhân dân tỉnh phải nêu rõ tên đề án, định hướng nội dung chính,
phạm vi điều chỉnh, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định, cấp
quyết định, thời hạn trình và dự kiến hình thức văn bản cần ban hành.
- Bước 2: Trên cơ sở các Nghị
quyết, Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh, danh mục đề án đăng ký của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và những
yêu cầu, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh xây dựng dự thảo Chương trình công tác năm sau của Ủy ban nhân dân tỉnh,
gửi các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện để xin ý kiến.
- Bước 3: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Chương trình công tác
năm sau của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan phải có ý kiến bằng văn bản và gửi
về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, hoàn chỉnh, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến
trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 12
năm trước.
- Bước 4: Trong thời hạn không
quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua, Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh Chương trình công tác năm, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành, gửi các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ
quan, tổ chức có liên quan biết, thực hiện.
Việc điều chỉnh Chương trình
công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
trên cơ sở đề nghị của các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ
chức và yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
trong việc xây dựng, điều chỉnh và theo dõi, đôn đốc thực hiện Chương trình
công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh. Khi có sự điều chỉnh Chương trình công tác của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải thông báo kịp thời
cho các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan biết để thực hiện.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký nội dung,
chương trình công tác năm của các sở, UBND cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
- Trước ngày 15 tháng 10 hàng
năm, các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm điểm việc thực hiện các đề án được
giao trong chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh năm đó và kiến nghị với
Ủy ban nhân dân tỉnh các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn thuộc lĩnh vực được
giao và các đề án, vấn đề cần trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh năm sau. Các đề án đăng ký đưa vào Chương trình công tác năm của Ủy
ban nhân dân tỉnh phải nêu rõ tên đề án, định hướng nội dung chính, phạm vi điều
chỉnh, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định, cấp quyết định, thời
hạn trình và dự kiến hình thức văn bản cần ban hành.
- Trên cơ sở các Nghị quyết,
Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh,
danh mục đề án đăng ký của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và những yêu cầu,
nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng dự thảo Chương trình công tác năm sau của Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi
các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện để xin ý kiến.
- Trong thời hạn không quá 05
(năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Chương trình công tác năm sau
của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan phải có ý kiến bằng văn bản và gửi về Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, hoàn chỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến trước khi
trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 12 năm trước.
- Trong thời hạn không quá 05
(năm) ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua, Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh hoàn chỉnh Chương trình công tác năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành, gửi các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ
chức có liên quan biết, thực hiện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Các sở, UBND cấp huyện.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan phối hợp: Các sở,
UBND cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định ban hành Chương
trình công tác năm của UBND tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 12/2021/QĐ-UBND
ngày 03/8/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế làm việc của
UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021 - 2026.
F. LĨNH VỰC
VĂN HÓA
I. Thủ tục:
Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Số 101 Nguyễn Trãi, phường Ba Đình, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND cấp huyện, thị
xã, thành phố thành lập Ban xây dựng đề án đặt tên hoặc đổi tên đường, phố và
công trình công cộng trên địa bàn huyện.
Ban xây dựng đề án đặt tên hoặc
đổi tên đường, phố và công trình công cộng của cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh
giá hiện trạng các đường, phố và công trình dự kiến đặt tên, đổi tên; lập danh
mục các tuyến đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên (hoặc đổi tên);
căn cứ vào quy mô, tính chất, cấp độ của đường, phố và công trình công cộng, lựa
chọn tên tại Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng được Hội đồng nhân
dân tỉnh ban hành, đề xuất phương án dự kiến đặt tên cụ thể cho từng tuyến đường,
phố, công trình công cộng; lập hồ sơ chi tiết cho đề án trình UBND cấp huyện.
UBND các huyện, thị xã, thành
phố tổ chức xin ý kiến quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan cấp xã, phường,
thị trấn nơi có tuyến đường, phố và công trình công cộng dự kiến đặt; xin ý kiến
của các tổ chức Đảng, Thường trực HĐND, Mặt trận Tổ quốc; cơ quan chuyên môn về
lịch sử, văn hóa, các nhà khoa học của huyện, thị xã, thành phố; công bố công
khai phương án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên các
phương tiện thông tin đại chúng của cấp huyện, để nhân dân tham gia góp ý kiến
trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi UBND cấp huyện trình Hội đồng tư vấn.
- Bước 2: UBND cấp huyện, thị
xã, thành phố hoàn thiện hồ sơ đề án xin ý kiến thẩm định của Hội đồng tư vấn đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng cấp tỉnh. Hội đồng tư vấn tỉnh
tiếp nhận hồ sơ, tổ chức cuộc họp xin ý kiến thẩm định của các thành viên trong
Hội đồng. Hồ sơ đủ điều kiện khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tư vấn
thông qua (biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); công bố công khai
phương án đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên các phương tiện
thông tin đại chúng của địa phương, của tỉnh để nhân dân tham gia ý kiến trong
thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi trình UBND tỉnh.
- Bước 3: Hội đồng tư vấn tỉnh
hoàn thiện hồ sơ đề án trình UBND tỉnh theo quy định.
- Bước 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh
họp xem xét đề án, hoàn thiện, trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Bước 5: Trên cơ sở ý kiến của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ, trình Hội đồng nhân dân tỉnh
xem xét quyết định việc đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng và
ban hành Nghị quyết hoặc ban hành Quyết định theo thẩm quyền.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
3.1.1. Hồ sơ UBND cấp huyện
gửi Hội đồng tư vấn tỉnh gồm:
- Tờ trình của UBND cấp huyện;
- Đề án đặt tên, đổi tên đường,
phố và công trình công cộng:
+ Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến
để đặt tên, đổi tên các đường, phố và công trình công cộng; mô tả các công
trình về quy mô, cấp độ, kích thước;
+ Bản đồ quy hoạch tổng thể tỷ
lệ 1/1.000 đã xác định vị trí cụ thể các đường, phố và công trình công cộng dự
kiến đặt tên;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến của
các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và nhân dân cấp
huyện.
3.1.2. Hồ sơ Hội đồng tư vấn
tỉnh trình UBND tỉnh gồm:
- Hồ sơ quy định tại mục 3.1.1;
- Tờ trình của Hội đồng tư vấn;
- Biên bản họp của Hội đồng tư
vấn.
3.1.3. Hồ sơ UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh gồm:
- Hồ sơ quy định tại mục 3.1.1,
mục 3.1.2;
- Tờ trình của UBND tỉnh, dự thảo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, phố, công trình
công cộng trên địa bàn tỉnh.
3.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
4. Thời gian giải quyết:
Chưa quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND cấp huyện.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Ban Thường
vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh; Hội đồng tư vấn tỉnh; cơ quan hữu quan cấp xã, phường,
thị trấn nơi có tuyến đường, phố và công trình công cộng dự kiến đặt; tổ chức Đảng,
Thường trực HĐND, Mặt trận tổ quốc, cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các
nhà khoa học của huyện, thị xã, thành phố.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Nghị quyết hoặc Quyết định việc
đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng của Hội đồng nhân dân tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
1. Áp dụng theo nguyên tắc
chung quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ- CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố, và công trình công cộng và
Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn
thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình
công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Mục 1: NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 4. Tất cả các đường, phố
và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo
quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên.
Điều 5. Không đổi tên đường, phố
và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn
hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của
nhân dân qua nhiều thế hệ. Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt
tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của
địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần
xem xét thận trọng.
Điều 6. Không đặt tên đường, phố
hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên
cùng một địa bàn đô thị. Trong trường hợp đặc biệt thì cần xem xét từng trường
hợp cụ thể gắn với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh
nhân để có phương án xử lý phù hợp.
Điều 7. Đô thị loại đặc biệt cần
lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân
tiêu biểu của cả nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
văn hoá - xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường,
phố và công trình công cộng. Các đô thị còn lại, căn cứ vào phân loại cấp đô thị
để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hoá, danh nhân đặt tên cho đường, phố và công
trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương mình để đặt
tên đường, phố và công trình công cộng.
Điều 8. Tên danh nhân nước
ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc
biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân.
Điều 9. Căn cứ vào vị trí, cấp
độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý
nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh
nhân.
Mục 2: ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ
Điều 10. Đường, phố được đặt
tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây :
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý
nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa
phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân;
tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu
về chính trị, văn hoá, xã hội.
3. Tên di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và
đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
4. Tên phong trào cách mạng, sự
kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc
địa phương.
5. Tên danh nhân bao gồm cả
danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có
đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa
phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn
hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc,
được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý
kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt
tên cho đường, phố và công trình công cộng.
Điều 11. Thủ đô Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại
lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.
Điều 12. Đường, phố quá dài,
căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên.
Điều 13. Không đặt tên cho ngõ
(kiệt), ngách (hẻm). Ngõ (kiệt) được gọi theo biển số nhà đầu ngõ (kiệt), tính
từ đầu phố kèm theo tên phố; ngách (hẻm) được gọi theo biển số nhà đầu ngách (hẻm),
tính từ đầu ngõ (kiệt).
Mục 3: ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG
Điều 14. Việc đặt tên công
trình công cộng được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10
của Quy chế này.
Điều 15. Việc đặt tên công
trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, Uy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét,
quyết định. Các công trình công cộng khác Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định việc đặt tên hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân
thành phố trực thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định.
2. Tên đặt cho đường, phố và
công trình công cộng được lựa chọn trong Ngân hàng tên đường, phố và công trình
công cộng đã được HĐND tỉnh quyết nghị tại Nghị quyết số 90/NQ-HĐND ngày
28/12/2017 về việc ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Cách chọn đặt tên đường,
phố và công trình công cộng:
a) Tên các danh nhân, nhân vật
lịch sử cùng thời kỳ hoặc cùng lĩnh vực hoạt động được nghiên cứu ưu tiên đặt gần
nhau, tạo thành các cụm tên đường có liên quan.
b) Đường trong các khu công
nghiệp, khu dân cư không phải là đường trục chính, chiều dài dưới 50m và chiều
rộng dưới 3,5m thì có thể chọn số hiệu hoặc số thứ tự để đặt tên. Các số phải sắp
đặt theo thứ tự từ nhỏ đến lớn; theo hướng từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây.
c) Chỉ đặt một tên đối với đường
dài và thông suốt. Đường quá dài, đường liên phường, thị trấn căn cứ vào điều
kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên. Khi đường bị ngắt khúc bởi
các giao lộ, hoặc vòng xoay thì đoạn kế tiếp được đặt tên khác.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về quy định về việc về ban hành quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công.
- Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT
ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của
quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo
Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.
- Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND
ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Ngân hàng
tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số
3773/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động
của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND
ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh về ban hành quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
G. LĨNH VỰC
ĐƯỜNG BỘ
I. Thủ tục:
Phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích phát triển giao
thông nông thôn hàng năm.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
Lễ, Tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Giao thông vận tải (số 42 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá,
tỉnh Thanh Hoá).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Vào tháng 6 hằng năm,
UBND các huyện và thị xã Nghi Sơn (trừ UBND thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm
Sơn và thị xã Bỉm Sơn) căn cứ vào khả năng huy động nguồn vốn đối ứng để tiến
hành xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn cho năm
sau, nêu rõ các công trình, dự án đề nghị hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên gửi Sở
Giao thông vận tải Thanh Hóa trước ngày 30 tháng 8 hằng năm.
- Bước 2: Trên cơ sở kế hoạch đề
nghị hỗ trợ của UBND các huyện và thị xã Nghi Sơn, Sở Giao thông vận tải chủ
trì, tổng hợp, xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí chính sách khuyến khích phát
triển giao thông nông thôn cho các đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Bước 3: Sở Tài chính thẩm định
nguồn kinh phí, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định
kinh phí hỗ trợ.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh
phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn của UBND
cấp huyện (bản chính).
- Kế hoạch phát triển giao
thông nông thôn trên địa bàn cho năm sau, nêu rõ các công trình, dự án đề nghị
hỗ trợ theo thứ tự tiên (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
Không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND các huyện và thị xã Nghi Sơn.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa.
- Cơ quan phối hợp: UBND tỉnh
Thanh Hóa, Sở Tài chính Thanh Hóa.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Nghị quyết phân bổ dự toán
chi ngân sách hằng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
1. Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
đối với đường xã và đường thôn (bản)
a) Đối tượng hỗ trợ: Các xã
chưa đạt chuẩn nông thôn mới thuộc các huyện và thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
b) Điều kiện hỗ trợ: Các công trình
giao thông được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn kỹ
thuật quy định tại cụ thể như sau:
- Đường xã: Chiều rộng nền đường
Bn ≥ 6,5m; chiều rộng mặt đường Bm ≥ 4,5m.
- Đường thôn (bản): Chiều rộng
nền đường Bn ≥ 5,0m (4,0m); chiều rộng mặt đường Bm ≥ 3,0m.
- Kết cấu mặt đường: Đá dăm
láng nhựa, bê tông nhựa Carboncor Asphalt, bê tông nhựa hoặc mặt đường bê tông
xi măng (chiều dày d≥18cm, bê tông mác 300# đối với mặt đường bê tông xi măng).
2. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa
công trình thoát nước, hệ thống an toàn giao thông:
a) Đối tượng hỗ trợ: Các xã
chưa đạt chuẩn nông thôn mới thuộc các huyện và thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Các công trình cầu, hệ thống
thoát nước, hệ thống an toàn giao thông được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng yêu cầu
về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
+ Đối với công trình cầu:
Cầu xây dựng mới: Quy mô khổ cầu
≥ 5,0m; chiều dài cầu Lc ≤ 30m; tải trọng tối thiểu HL93. Kết cấu cầu bê tông cốt
thép, cầu thép.
Cầu sửa chữa: Cải tạo, sửa chữa
cầu giao thông nông thôn trên cơ sở hiện trạng cầu hiện có.
+ Đối với công trình đường
tràn: Bê tông cốt thép, bê tông xi măng hoặc đá hộc xây vữa xi măng.
+ Đối với công trình cống: Bê
tông cốt thép.
+ Đối với hệ thống rãnh thoát
nước, an toàn giao thông: Bê tông, bê tông cốt thép hoặc gạch xây vữa xi măng;
biển báo hiệu theo quy định.
- Sửa chữa, xây dựng mới các
công trình thoát nước, an toàn giao thông: cầu nhỏ có chiều dài Lc≤ 30m, đường
tràn, cống qua đường, hệ thống thoát nước, an toàn giao thông trên các tuyến đường
xã ở cả 3 vùng có tổng kinh phí xây lắp ≤2.000 triệu đồng.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 932/QĐ-BGTVT
ngày 18/7/2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành hướng dẫn thực hiện
tiêu chí về giao thông thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông
thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao gia đoạn
2021-2025.
- Nghị quyết số
184/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành
chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2022-2025.
- Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND
ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh về Ban hành tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện
chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2022-2025.
- Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND
ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh
Thanh Hoá, giai đoạn 2022-2025, Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của
UBND tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh
Hoá, giai đoạn 2022-2025.
II. Thủ tục:
Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với đường tỉnh và các tuyến
đường khác do Sở Giao thông vận tải quản lý.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện: Trong
giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết
theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Giao thông vận tải (số 42 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá,
tỉnh Thanh Hoá).
c) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ban Quản lý Khu kinh
tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh mục, nhu
cầu bảo trì đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ các tuyến
đường tỉnh được giao quản lý gửi Sở Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 6
hàng năm.
- Bước 2: Căn cứ danh mục, nhu
cầu bảo trì của các đơn vị, Sở Giao thông vận tải tổng hợp, lập Kế hoạch bảo
trì công trình đường bộ đối với đường tỉnh và các tuyến đường khác do Sở Giao
thông vận tải quản lý, lấy ý kiến của Sở Tài chính thống nhất về khả năng cân đối
nguồn vốn và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước 30 tháng 8 hàng năm.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị bảo trì công
trình trên tuyến đường tỉnh được giao quản lý (bản chính).
- Danh mục công trình đề nghị bảo
trì (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- UBND cấp huyện; Ban Quản lý
Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài
chính Thanh Hóa.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch
bảo trì công trình đường bộ đối với đường tỉnh và các tuyến đường khác do Sở
Giao thông vận tải quản lý.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định số 40/2022/QĐ-UBND
ngày 31/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về quản lý, vận
hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
H. LĨNH VỰC
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I. Thủ tục:
Lựa chọn, phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
a) Thời gian thực hiện:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ, tết theo quy định).
b) Địa điểm thực hiện: Sở
Giáo dục và Đào tạo (Số 02 Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa).
c) Trình tự thực hiện
- Cơ sở giáo dục phổ thông đề
xuất lựa chọn sách giáo khoa:
+ Tổ chuyên môn của cơ sở giáo
dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách
giáo khoa của môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) thuộc
chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn
ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo người đứng đầu cơ sở
giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn.
Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng
tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
+ Cơ sở giáo dục phổ thông tổ
chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu,
tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận,
đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn
đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Sở Giáo dục
và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với
cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông
đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ
trưởng tổ chuyên môn.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng
hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo
dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự
sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp,
chuyển giao cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa danh mục sách giáo khoa được
các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo
khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
- Hội đồng tổ chức lựa chọn
sách giáo khoa:
+ Chủ tịch Hội đồng giao cho
các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các
tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu
tiên của Hội đồng.
+ Hội đồng tổ chức họp, thảo luận,
đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi
môn học. Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu
đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một
phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại
cho đến khi có ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một
phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn.
+ Hội đồng tổng hợp kết quả lựa
chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp,
chuyển giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp
kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định.
- Căn cứ vào kết quả lựa chọn
sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở
giáo dục phổ thông tại địa phương.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD
Office).
3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị lựa chọn, phê
duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa
bàn tỉnh.
- Báo cáo, thuyết minh về quá
trình tổ chức lựa chọn, kết quả, lí do lựa chọn, kèm theo danh mục sách giáo
khoa đề xuất lựa chọn.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời gian giải quyết:
Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ sở giáo dục phổ thông (Bao
gồm: Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường
phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Không.
7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
- Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở
giáo dục phổ thông tại địa phương.
8.
Phí, lệ phí: Không.
9.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a)
Phù hợp với đặc điểm kinh tế -xã hội của địa phương
- Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.
- Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể
hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.
- Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo tính mở, mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với
nhiều nhóm đối tượng học sinh.
- Nội
dung sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở
giáo dục phổ thông tại địa phương.
- Cấu
trúc, nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn và
giáo viên bổ sung những nội dung, hoạt động đặc thù, gắn với tình hình thực tế
của địa phương.
- Chất
lượng hình thức sách giáo khoa tốt (khổ sách, cỡ chữ, font chữ, minh họa, giấy
in, chất lượng in, ...) giúp học sinh có thể sử dụng lâu dài.
-
Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng
dân cư địa phương.
b)
Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa
bàn tỉnh
- Phù
hợp với năng lực học tập của học sinh
+
Sách giáo khoa được trình bày khoa học, rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, tạo hứng thú
cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần
gũi, trực quan, có tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao.
+ Nội
dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện khoa học, hiện đại, sinh động
thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt
của chương trình; thúc đẩy học sinh học tập tích cực, chủ động, rèn luyện cho học
sinh khả năng tư duy sáng tạo, độc lập, có thể tự học, tự tìm tòi kiến thức, đồng
thời có thể phát triển kỹ năng hợp tác của học sinh.
+ Nội
dung các bài học, chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết
thực, dễ sử dụng, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.
+ Các
nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành và phát triển các
phẩm chất, năng lực người học.
- Thuận
tiện, hiệu quả đối với giáo viên
+
Cách thiết kế bài học, chủ đề trong sách giáo khoa phải hỗ trợ, tạo điều kiện để
giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học
tích cực.
+
Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, đa dạng giúp giáo
viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn
cuộc sống.
+ Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo sự phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh
giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ cần đạt
về phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như đánh giá được kết quả giáo dục.
+ Cấu
trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và phù hợp với kế hoạch giáo dục của
nhà trường.
+
Sách giáo khoa có sách tham khảo đi kèm để hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học.
- Phù
hợp với cơ sở vật chất và lập kế hoạch dạy học tại cơ sở giáo dục phổ thông
+ Cấu
trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động,
linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
+ Cấu
trúc sách giáo khoa phải tạo điều kiện thuận lợi để tổ/nhóm chuyên môn xây dựng
kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
+ Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các
điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục phổ thông.
- Các
yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy - học
+ Phương
pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong việc tiếp cận,
nắm bắt đầy đủ thông tin của sách giáo khoa đáp ứng Chương trình giáo dục phổ
thông, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
+ Nguồn
tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu
ích.
+
Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử
dụng, giá thành hợp lý.
+ Khả
năng cung ứng, phát hành sách giáo khoa đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu.
11.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
-
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
- Quyết
định số 1369/QĐ-UBND ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định
tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, thực hiện từ năm học 2021-2022;
-
Công văn số 447/BGDĐT-GDTrH ngày 09/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2023-2024.
II. Thủ tục: Điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để
sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
1.
Trình tự thực hiện:
a)
Thời gian thực hiện: Trong giờ hành chính
các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định).
b)
Địa điểm thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo
(Số 02 Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
c)
Trình tự thực hiện:
- Cơ
sở giáo dục phổ thông đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa:
+ Tổ
chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo
luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi
chung là môn học) thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo
khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học;
báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ
chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa
chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
+ Cơ
sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu,
cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ
học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo
khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn
học; báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng
Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách
giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa
do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở
giáo dục phổ thông và các tổ trưởng tổ chuyên môn.
-
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục
sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất
lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề
xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
- Sở
Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp
xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn
từ cao xuống thấp.
- Hội
đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa:
+ Chủ
tịch Hội đồng giao cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá
sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy)
ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng
+ Hội
đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách
giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc
một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt
trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có
sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng
thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 01 (một) sách giáo
khoa cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn;
+ Hội
đồng tổng hợp kết quả lựa chọn điều chỉnh, bổ sung sách giáo khoa thành biên bản,
có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp, chuyển giao cho Sở Giáo dục và
Đào tạo.
- Sở
Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả lựa chọn điều chỉnh, bổ sung danh mục sách
giáo khoa của các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Căn
cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo
trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục
sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
2.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống
phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD Office).
3.
Thành phần, số lượng hồ sơ
a)
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn
bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử trong cơ sở giáo
dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Báo
cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa của các
cơ sở giáo dục phổ thông.
b)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.
Thời gian giải quyết: Không quy định.
5.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ
sở giáo dục phổ thông (Bao gồm: Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông).
6.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ
quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ
quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ
quan phối hợp: Không.
7.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết
định điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa dựa trên báo cáo tổng hợp các
kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ
thông.
8.
Phí, lệ phí: Không.
9.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a)
Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương
- Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.
- Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể
hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.
- Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo tính mở, mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với
nhiều nhóm đối tượng học sinh.
- Nội
dung sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở
giáo dục phổ thông tại địa phương.
- Cấu
trúc, nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn và
giáo viên bổ sung những nội dung, hoạt động đặc thù, gắn với tình hình thực tế
của địa phương.
- Chất
lượng hình thức sách giáo khoa tốt (khổ sách, cỡ chữ, font chữ, minh họa, giấy
in, chất lượng in, ...) giúp học sinh có thể sử dụng lâu dài.
-
Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng
dân cư địa phương.
b)
Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa
bàn tỉnh
- Phù
hợp với năng lực học tập của học sinh
+
Sách giáo khoa được trình bày khoa học, rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, tạo hứng thú
cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần
gũi, trực quan, có tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao.
+ Nội
dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện khoa học, hiện đại, sinh động
thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt
của chương trình; thúc đẩy học sinh học tập tích cực, chủ động, rèn luyện cho học
sinh khả năng tư duy sáng tạo, độc lập, có thể tự học, tự tìm tòi kiến thức, đồng
thời có thể phát triển kỹ năng hợp tác của học sinh.
+ Nội
dung các bài học, chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết
thực, dễ sử dụng, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.
+ Các
nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành và phát triển các
phẩm chất, năng lực người học.
- Thuận
tiện, hiệu quả đối với giáo viên
+
Cách thiết kế bài học, chủ đề trong sách giáo khoa phải hỗ trợ, tạo điều kiện để
giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học
tích cực.
+
Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, đa dạng giúp giáo
viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn
cuộc sống.
+ Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo sự phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh
giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ cần đạt
về phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như đánh giá được kết quả giáo dục.
+ Cấu
trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và phù hợp với kế hoạch giáo dục của
nhà trường.
+
Sách giáo khoa có sách tham khảo đi kèm để hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học.
- Phù
hợp với cơ sở vật chất và lập kế hoạch dạy học tại cơ sở giáo dục phổ thông
+ Cấu
trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động,
linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
+ Cấu
trúc sách giáo khoa phải tạo điều kiện thuận lợi để tổ/nhóm chuyên môn xây dựng
kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
+ Nội
dung sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các
điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục phổ thông.
- Các
yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy - học
+
Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong việc tiếp
cận, nắm bắt đầy đủ thông tin của sách giáo khoa đáp ứng Chương trình giáo dục
phổ thông, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
+ Nguồn
tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu
ích.
+
Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử
dụng, giá thành hợp lý.
+ Khả
năng cung ứng, phát hành sách giáo khoa đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu.
11.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
-
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
- Quyết
định số 1369/QĐ-UBND ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định
tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, thực hiện từ năm học 2021-2022;
-
Công văn số 447/BGDĐT-GDTrH ngày 09/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2023-2024.
I. LĨNH VỰC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
I. Thủ tục: Đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách
hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã,
thành phố.
1.
Trình tự thực hiện:
a.
Thời gian thực hiện: Trong giờ hành chính
các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định).
b.
Địa điểm thực hiện: Sở Nội vụ (Số 44 Đại lộ
Lê Lợi, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
c.
Trình tự thực hiện:
- Bước
1: Tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố tự đánh giá và chấm điểm thực hiện cải cách
hành chính theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Bộ tiêu chí
đánh giá, xác định Chỉ số CCHC quy định tại Bảng 1, Bảng 2 Quyết định số
4308/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Bộ tiêu chí và
phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Thời
hạn gửi Báo cáo tự đánh giá chấm điểm Chỉ số CCHC và tài liệu kiểm chứng kèm theo
về Tổ thẩm định (qua Sở Nội vụ): trước ngày 25/12 hàng năm.
- Bước
2: Tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá:
+ Chủ
tịch UBND tỉnh thành lập Tổ thẩm định để thẩm định việc tự đánh giá, chấm điểm
của các đơn vị và dự kiến xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành
chính đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
trên địa bàn tỉnh.
Tổ thẩm
định được thành lập từ 07 đến 09 người; thành viên Tổ thẩm định là đại diện
Lãnh đạo các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Thông
tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và một số cơ quan liên quan; Giám đốc
Sở Nội vụ làm Tổ trưởng; Sở Nội vụ là cơ quan thường trực của Tổ thẩm định.
+
Thành viên Tổ thẩm định thực hiện xem xét, đánh giá đối với Báo cáo tự đánh
giá, chấm điểm kết quả cải cách hành chính của các đơn vị theo lĩnh vực được
phân công; gửi kết quả đánh giá về Sở Nội vụ (cơ quan thường trực của Tổ thẩm định)
trước ngày 05/01 hàng năm để tổng hợp, xây dựng báo cáo.
- Bước
3: Báo cáo và công bố Chỉ số CCHC: Trên cơ sở đánh giá của các thành viên Tổ thẩm
định, Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng báo cáo, thực hiện công bố Chỉ số CCHC của
các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
2.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua phần mềm
chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính (https://chamdiem.thanhhoa.gov.vn).
3.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a)
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Báo
cáo tự đánh giá, chấm điểm kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban,
ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hồ
sơ, tài liệu kiểm chứng tương ứng với tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định
trong Bộ tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC;
-
Thông tin, số liệu theo dõi từ các cơ quan chuyên môn được giao chủ trì các nội
dung cải cách hành chính có liên quan.
b)
Số lượng: 01 bộ (bản chính).
4.
Thời hạn giải quyết: Không quy định, tuy
nhiên trong thực tế thời hạn giải quyết như sau:
-
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, sau khi đóng phần mềm chấm điểm Chỉ số cải
cách hành chính, Tổ giúp việc thực hiện chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính
theo nhiệm vụ quy định.
-
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, sau khi có kết quả sơ bộ của Tổ giúp việc, Tổ
thẩm định thẩm định thực hiện thẩm định, đánh giá kết quả Chỉ số cải cách hành
chính.
-
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, sau khi có kết quả thẩm định đánh giá của Tổ
thẩm định, Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh; công bố kết quả xác định
Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
5.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các
sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
6.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ
quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.
- Cơ
quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ
quan phối hợp: các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
7.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Báo
cáo kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
8.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
9.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Việc
đánh giá, chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính phải đảm bảo theo tiêu
chí quy định tại điểm 2.1.1, điểm 2.1.2 mục 2.1 khoản 2 và khoản 5 Điều 1 Quyết
định số 4308/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Bộ tiêu
chí và phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp
tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
11.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết
định số 4308/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Bộ tiêu
chí và phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp
tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
II. Thủ tục: Đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách
hành chính hàng năm của UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
1.Trình
tự thực hiện:
a.
Thời gian thực hiện: Trong giờ hành chính
các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định).
b.
Địa điểm thực hiện: UBND các huyện, thị
xã, thành phố.
c.
Trình tự thực hiện:
- Bước
1: Tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC: UBND các xã, phường, thị trấn
tự đánh giá và chấm điểm thực hiện cải cách hành chính theo các tiêu chí, tiêu
chí thành phần trong Bộ tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC cấp xã quy định
tại Bảng 3 Quyết định số 4308/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa
ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các
sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thời
hạn gửi Báo cáo tự đánh giá chấm điểm Chỉ số CCHC và tài liệu kiểm chứng kèm
theo về UBND cấp huyện trước ngày 15/12 hàng năm.
- Bước
2: Tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá: UBND cấp huyện thực hiện việc thẩm định
kết quả tự đánh giá, chấm điểm và xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của UBND
cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý.
Tùy
tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập Tổ thẩm định
để đánh giá, thẩm định kết quả tự đánh giá của UBND cấp xã. Nhiệm vụ của Tổ thẩm
định do Chủ tịch UBND cấp huyện quy định.
- Bước
3: UBND cấp huyện thẩm định, công bố Chỉ số CCHC đối với các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả đánh giá, xếp
hạng đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trước ngày 25/12 hàng năm.
2.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống
phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD Office) hoặc qua đường bưu
chính.
3.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a)
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Báo
cáo tự đánh giá, chấm điểm kết quả Chỉ số cải cách hành chính của UBND các xã,
phường, thị trấn;
- Hồ
sơ, tài liệu kiểm chứng tương ứng với tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định
trong Bộ tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC;
-
Thông tin, số liệu theo dõi từ các cơ quan chuyên môn được giao chủ trì các nội
dung cải cách hành chính có liên quan.
b)
Số lượng: 01 bộ (bản chính)
4.
Thời hạn giải quyết: Không quy định, tuy
nhiên thực tế giải quyết như sau:
-
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, sau khi nhận được đầy đủ báo cáo, hồ sơ của
các đơn vị, UBND cấp huyện (tổ thẩm định) thực hiện chấm điểm Chỉ số cải cách
hành chính theo nhiệm vụ quy định.
-
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, sau khi thẩm định đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải
cách hành chính của các đơn vị, UBND cấp huyện tổng hợp kết quả chấm điểm Chỉ số
cải cách hành chính của các xã, phường, thị trấn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh
(qua Sở Nội vụ) kết quả chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính đối với các đơn vị
thuộc thẩm quyền quản lý.
5.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
-
UBND các xã, phường, thị trấn.
6.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ
quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ
quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện.
- Cơ
quan phối hợp: Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
UBND các xã, phường, thị trấn.
7.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Báo
cáo kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính của UBND cấp xã.
8.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
9.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Việc
đánh giá, chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính phải đảm bảo theo tiêu
chí quy định tại điểm 2.1.3 mục 2.1 khoản 2 và khoản 5 Điều 1
Quyết
định số 4308/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Bộ tiêu
chí và phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp
tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
11.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết
định số 4308/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Bộ tiêu
chí và phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp
tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa./.