-
|
Đề nghị miễn giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học
|
1. Thành phần hồ sơ:
a. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi
phí học tập:
- Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm
học phí học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo Mẫu đơn tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ; các đối tượng học
sinh tiểu học tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí theo Mẫu đơn tại Phụ lục
VI ban hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP .
- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ
chi phí học tập học mầm non, định số giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên theo Mẫu đơn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-
CP;
- Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học
viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông
vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học
tập theo Mẫu đơn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP .
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính
để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn,
giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng sau:
- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người
có công đối với đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số
81/2021/NĐ-CP ;
- Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc
Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đối tượng
được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ;
- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch
UBND cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định
số 81/2021/NĐ-CP ;
- Giấy xác nhận hộ nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối
tượng được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ;
- Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn
học phí theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính
phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại
ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và văn bản hướng dẫn
của Bộ Quốc phòng đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số
81/2021/NĐ-CP ;
- Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ
cận nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 12 Điều 15
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ;
- Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy
xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu
bị thất lạc) đối với đối tượng được quy định tại khoản 5, khoản 8, khoản 15
Điều 15 và điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Kể từ
năm học 2024 - 2025 (từ ngày 01/9/2024) đối tượng quy định tại khoản 5, khoản
6 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và kể từ năm học 2025 - 2026 (từ ngày
01/9/2025) đối tượng quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 15 Nghị định số
81/2021/NĐ-CP chỉ phải nộp giấy khai sinh;
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy xác
nhận tốt nghiệp tạm thời đối với đối tượng được quy định tại khoản 17 Điều 15
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ;
- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị
tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp đối
với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số
81/2021/NĐ-CP ;
- Giấy xác nhận hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp
cho đối tượng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số
81/2021/NĐ-CP .
Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ
chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập.
Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học
kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem
xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.
Trường hợp học sinh, sinh viên có thẻ căn cước
công dân và được cấp mã số định danh cá nhân, thông tin về nơi thường trú có
thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư với các cơ sở giáo
dục đào tạo, Phòng GDĐT, Sở GDĐT, Phòng LĐTBXH, Phòng Tài chính, Sở Tài
chính, thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em, học sinh, sinh viên không phải
nộp Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ
ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh
phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên,
học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc đối
tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp hồ
sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của
Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) gửi cơ
sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao
dịch điện tử.
Bước 2: Xét duyệt và thẩm định hồ sơ.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở, cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc Phòng giáo dục đào tạo
(GDĐT): Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm
học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu
học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập, Hiệu trưởng nhà trường có
trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí
và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí học sinh tiểu học tư thục
gửi Phòng GDĐT thẩm định;
- Đối với trường trung học phổ thông, cơ sở giáo
dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở GDĐT: Trong vòng 10
ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập
danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Sở
GDĐT thẩm định;
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học công lập: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị
miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
công lập có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối
với học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời lập danh sách học sinh, sinh
viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban
hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại
Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP gửi Bộ Tài chính tổng
hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân
sách hàng năm;
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục;
cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ
khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí, cấp bù miễn giảm học phí và hỗ
trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí của người học, cơ sở giáo dục mầm
non dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường
xuyên tư thục, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục có trách nhiệm
cấp cho người học giấy xác nhận theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm
theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP .
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học tư thục: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị
miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
tư thục có trách nhiệm xác nhận hồ sơ miễn, giảm học phí đối với người học; đồng
thời lập danh sách người học được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại Phụ
lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP gửi về Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) nơi người học đăng ký thường trú để thực hiện
theo quy định.
Bước 3: Cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với
các cơ sở giáo dục công lập
- Kinh phí thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học
phí cho cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo
hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp
bù học phí cho cơ sở giáo dục công lập được thực hiện đồng thời với thời điểm
phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Khi giao dự toán cho các cơ sở
giáo dục, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách
cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đang
theo học tại cơ sở giáo dục công lập.
- Kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn,
giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được chuyển và hạch toán vào tài khoản
thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo số lượng thực tế đối tượng
được cấp bù và quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập; trường hợp dự toán giao thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học
phí cho cơ sở giáo dục công lập cao hơn số lượng đối tượng thụ hưởng thực tế
và mức cấp bù theo quy định của Nhà nước thì cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan
chủ quản để xử lý theo quy định hiện hành.
Bước 4: Chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập
a. Đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở
giáo dục mầm non và phổ thông công lập:
- Phòng GDĐT chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán
kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ
em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; cha mẹ (hoặc học
viên) học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục
chi trả, quyết toán với Phòng GDĐT;
- Sở GDĐT chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán
kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh)
trung học phổ thông, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp tỉnh
và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở GDĐT quản lý hoặc ủy quyền
cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Sở GDĐT;
- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không
quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào
tháng 10 hoặc tháng 11; lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;
- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học
mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy
định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
b. Đối với người học ở các cơ sở giáo dục dân
lập, tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp
nhà nước, tổ chức kinh tế:
- Phòng GDĐT chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán
kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp (hoặc ủy quyền
cho cơ sở giáo dục chi trả) cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu
giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở;
- Sở GDĐT chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán
kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ học
sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả;
- Phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm chi trả, quyết
toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của
học sinh; sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học trên địa bàn;
- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học
mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, học
sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo
thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
Bước 5: Chi trả tiền hỗ trợ đóng học phí cho học
sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục:
- Căn cứ vào hồ sơ tài liệu, số lượng học sinh được
hỗ trợ và mức hỗ trợ được HĐND tỉnh phê duyệt, Phòng GDĐT chịu trách nhiệm
rút dự toán tại kho bạc để chuyển khoản cho cơ sở giáo dục tiểu học tư thục.
Cơ sở giáo dục tiểu học tư thục chịu trách nhiệm chi trả cho đúng đối tượng
được hỗ trợ học phí. Cuối năm ngân sách và cuối năm học, căn cứ vào số lượng
học sinh được hỗ trợ học phí thực tế trong từng học kỳ, cơ sở giáo dục tiểu học
tư thục xác định lại số tiền hỗ trợ đóng học phí và thanh quyết toán với
Phòng GDĐT để thực hiện quyết toán ngân sách theo quy định;
- Khi rút dự toán kinh phí hỗ trợ đóng học phí,
Phòng GDĐT phải gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi Phòng GDĐT giao dịch: Quyết
định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (trong đó có ghi cụ thể kinh phí hỗ
trợ đóng học phí), bản tổng hợp đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ đóng học phí (gồm
các nội dung: Họ tên học sinh tiểu học thuộc diện được hỗ trợ đóng học phí hiện
đang theo học tại từng trường tiểu học tư thục; mức hỗ trợ đóng học phí được
HĐND tỉnh phê duyệt và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ đóng học phí) và
chứng từ chuyển tiền.
Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng cho Phòng GDĐT
để chuyển khoản cho cơ sở giáo dục tiểu học tư thục.
Căn cứ hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán cơ sở
giáo dục tiểu học tư thục gửi, Phòng GDĐT thực hiện thanh toán tạm ứng với
Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và
Bảng kê chứng từ tạm ứng/thanh toán để thanh toán tạm ứng cho Phòng GDĐT.
2. Thời gian giải quyết:
- Kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí; hỗ trợ đóng
học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học đối
với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên tại cơ sở giáo dục thường
xuyên và thực hiện chi trả cho người học 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của
năm học.
- Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực
tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 18 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP với mức
150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời
gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/1 năm học và
thực hiện chi trả 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.
- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ), học
sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên chưa nhận được
tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được
truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.
|
Không
|
Nghị định số 81/2021/NĐ- CP ngày 27/8/2021 của
Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.
|