Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 868/QĐ-UBND 2019 chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Tĩnh

Số hiệu: 868/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Ngọc Sơn
Ngày ban hành: 26/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 868/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, HỒ SƠ THỦ TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ CƠ CHẾ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2019-2020 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 123/2018/NQ-HĐND NGÀY 13/12/2018CỦA HĐND TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020;

Xét đề nghị của Tài chính tại Văn bản số 792/STC-NSHX ngày 18/3/2019 (Sau khi thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh), ý kiến của Sở Tư pháp tại Văn bản số 121/STP- XDKT&TDTHPL ngày 15/3/2019,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành quyết định này Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020.

Điều 2. Điều khoản thi hành:

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2019; áp dụng từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2020. Các nội dung phát sinh trước thời điểm quyết định này có hiệu lực phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung thực hiện để phù hợp với các quy định tại Quyết định này.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền Thông, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMT Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, UBND-HĐND-ĐBQH tỉnh;
- UBKT Tỉnh ủy, các Ban của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VT, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, HỒ SƠ THỦ TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ CƠ CHẾ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2019-2020 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 123/2018/NQ-HĐND NGÀY 13/12/2018 CỦA HĐND TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 868/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh)

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng; nguyên tắc hỗ trợ; nguồn kinh phí

Thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh.

Đối với các nội dung chuyển tiếp quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh được thực hiện theo quy trình, hồ sơ quy định tại Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh.

Điều 2. Xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch

1. Xây dựng kế hoạch

- UBND cấp huyện căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, rà soát, tổng hợp, đăng ký kế hoạch thực hiện chính sách theo từng lĩnh vực gửi các sở, ngành: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 30/9 năm trước (Kế hoạch năm 2019 gửi trước ngày 15/4/2019).

- Trên cơ sở nhu cầu, kế hoạch của các địa phương, đơn vị; các sở, ngành kiểm tra, rà soát, cân đối đảm bảo có tính khả thi, hiệu quả, tổng hợp (sắp xếp thứ tự ưu tiên theo từng nội dung, lĩnh vực hỗ trợ) gửi Sở Tài chính trước ngày 15/10 hàng năm của kế hoạch năm sau (Kế hoạch năm 2019 gửi trước ngày 25/4/2019), cụ thể:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, cơ chế hỗ trợ xi măng làm kênh mương nội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 21 và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chương trình mỗi xã một sản phẩm quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và cơ chế hỗ trợ xây dựng nông thôn mới quy định tại Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học quy định tại Điều 9, trong đó thống nhất từng nhiệm vụ hỗ trợ cụ thể theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Sở Công Thương kiểm tra, rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn quy định tại Điều 14, Điều 15; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất (đối với đối tượng hỗ trợ thuộc lĩnh vực công thương) quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

- Trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ đã được các sở, ngành kiểm tra, rà soát, tổng hợp, Sở Tài chính soát xét, thẩm định, cân đối nguồn lực, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch năm sau trước ngày 31/12 hằng năm.

2. Phân bổ và giao kế hoạch

- Căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện chính sách được HĐND tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổng hợp Kế hoạch hỗ trợ thực hiện chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt và giao Kế hoạch thực hiện cho các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh (cụ thể: Nội dung chính sách, mức hỗ trợ, số lượng, kinh phí hỗ trợ và đơn vị thực hiện) và kế hoạch hỗ trợ của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Căn cứ vào kế hoạch UBND tỉnh giao, UBND cấp huyện phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ thực hiện chính sách của cấp huyện (cụ thể: Nội dung chính sách, mức hỗ trợ, số lượng, kinh phí hỗ trợ và tổ chức, cá nhân thực hiện) đảm bảo không vượt kế hoạch UBND tỉnh giao.

- Trong quá trình thực hiện, UBND cấp huyện chủ động điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ đã phê duyệt để phù hợp với tình hình thực tế địa phương (nếu cần thiết) nhưng không vượt quá kế hoạch UBND tỉnh giao.

- Căn cứ kế hoạch UBND cấp huyện giao, UBND cấp xã thực hiện công khai kế hoạch hỗ trợ theo quy định và thông báo kế hoạch hỗ trợ đến từng tổ chức, cá nhân thuộc kế hoạch hỗ trợ.

UBND cấp huyện gửi kế hoạch thực hiện về Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan để tổng hợp, theo dõi. Sau ngày 31/10 năm kế hoạch địa phương, đơn vị không có kế hoạch chi tiết được phê duyệt hoặc không phê duyệt hết kinh phí UBND tỉnh giao thì Sở Tài chính sẽ tham mưu UBND tỉnh điều chuyển kế hoạch hỗ trợ cho nhiệm vụ khác theo quy định, địa phương, đơn vị đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm do việc không phê duyệt kế hoạch của đơn vị mình.

Điều 3. Quy trình hỗ trợ

1. Kiểm tra, phê duyệt hỗ trợ

- Đối với đơn vị thực hiện chính sách là cơ quan trực thuộc sở, ngành hoặc cơ quan thuộc cấp tỉnh: Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ được UBND tỉnh giao, dự toán kinh phí và báo cáo kết quả thực hiện chính sách gửi sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực chính sách đề xuất hỗ trợ, đồng thời gửi Sở Tài chính.

- Đối với đơn vị thực hiện chính sách là Doanh nghiệp: Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ được UBND tỉnh giao, đơn vị thực hiện báo cáo kết quả thực hiện chính sách gửi sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực chính sách đề xuất hỗ trợ, đồng thời gửi Sở Tài chính.

Sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực chính sách thực hiện rà soát, kiểm tra, tổng hợp và đề xuất Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí theo quy định.

- Đối với đơn vị, cá nhân thực hiện chính sách thuộc phạm vi cấp huyện quản lý: UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các đối tượng, tổng hợp lập danh sách gửi UBND cấp huyện; UBND cấp huyện rà soát, kiểm tra, phê duyệt hỗ trợ.

Căn cứ quyết định phê duyệt, cấp kinh phí hỗ trợ của UBND cấp huyện (kèm theo danh sách, chính sách thực hiện, số tiền được hỗ trợ), UBND cấp xã thực hiện niêm yết, công khai tại trụ sở UBND cấp xã, đồng thời thông báo và thực hiện giải ngân số tiền hỗ trợ cho các đối tượng trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị hỗ trợ của đối tượng.

Định kỳ hằng năm, UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ chính sách (Biểu mẫu kèm theo) gửi Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan trước ngày 15/12 của năm thực hiện.

2. Cấp phát kinh phí hỗ trợ

- Đối với các đơn vị (Chi cục, Trung tâm thuộc Sở hoặc cơ quan thuộc cấp tỉnh): Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh giao, đơn vị lập dự toán thực hiện gửi Sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực chính sách tổng hợp, đề xuất Sở Tài chính tạm cấp kinh phí thực hiện (mức tạm cấp 70% trên kế hoạch được giao và dự toán do đơn vị trình, thẩm định; cấp 100% kinh phí đối với tổ chức lễ hội, hội chợ, triển lãm và dự phòng các loại vắc xin, hóa chất để chủ động phòng, chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản);

- Đối với các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp: Trong thời gian 05 ngày làm việc, sau khi nhận được quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh và hồ sơ của đơn vị, doanh nghiệp (Hồ sơ bao gồm: Tờ trình đề nghị chuyển kinh phí hỗ trợ tại quyết định và tài liệu chứng minh đủ điều kiện được hỗ trợ); Sở Tài chính thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, đơn vị theo quy định;

- Đối với nhóm chính sách do UBND cấp huyện phê duyệt hỗ trợ: Căn cứ vào kế hoạch hỗ trợ của UBND cấp huyện, Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh tạm cấp kinh phí cho UBND cấp huyện để chủ động triển khai thực hiện chính sách (mức tạm cấp 70% trên kế hoạch hỗ trợ của tỉnh và UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch hỗ trợ chi tiết).

Sau khi, Sở Tài chính nhận được báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ chính sách của UBND cấp huyện (địa phương gửi trước ngày 15/12 hàng năm), Sở Tài chính soát xét, tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh quyết định hỗ trợ.

- Sau khi nhận được báo kết quản thực hiện chính của các Sở, ngành và địa phương, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ và cấp kinh phí nếu còn thiếu.

3. Xử lý kinh phí thừa, thiếu:

- Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân, Sở Tài chính sẽ cấp bổ sung phần kinh phí còn thiếu (nếu có).

- Kinh phí còn dư, không sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để thực hiện các chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và kế hoạch hỗ trợ của năm tiếp theo.

4. Riêng đối với chính sách: OCOP, thương mại nông thôn và cơ chế hỗ trợ xi măng, phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng thực hiện theo quy định tại Chương II, III, VI, Phần II quy định này.

5. Hồ sơ hỗ trợ: Hồ sơ hỗ trợ được lưu trữ tại đơn vị thanh toán và các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ.

6. Kinh phí hỗ trợ được quản lý, sử dụng và quyết toán vào ngân sách các cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

7. Kiểm tra, thanh tra: các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, thanh tra (khi cần thiết) về kết quả thực hiện chính sách tại các địa phương, đơn vị theo quy định pháp luật.

Phần II:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Chương I

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN

Điều 4. Chính sách phát triển trồng trọt: Trừ chính sách bình tuyển cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi phúc trạch quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1; Điểm b, c, d, e Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và đáp ứng điều kiện, cụ thể:

1.1. Đối với hỗ trợ mua bản quyền giống lúa: Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh giống cây trồng theo đúng quy định của pháp luật, có giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh; Giống được hỗ trợ mua bản quyền phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và nằm trong Đề án sản xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Đối với cam bù, cam chanh, bưởi phúc trạch, quýt khốp:

- Hỗ trợ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng: Cây đầu dòng đã được tuyển chọn thông qua bình tuyển và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đang sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo cung cấp mắt ghép theo Quyết định công nhận.

- Hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế mẫu do UBND tỉnh quy định.

- Hỗ trợ chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Hỗ trợ chi phí đánh giá, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Hàng năm, UBND cấp huyện căn cứ tình hình sản xuất cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch tại địa phương và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân đăng ký số lượng vùng xây dựng chứng nhận VietGAP, kiểm tra, rà soát tổng hợp nhu cầu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hỗ trợ xây dựng kho bảo quản sản phẩm với điều kiện: Kho bảo quản sản phẩm được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định; được lắp đặt công nghệ (chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) phù hợp trên với ý kiến bằng văn bản của Sở Khoa học và Công nghệ về công nghệ và hồ sơ thực hiện quy định bảo vệ môi trường phù hợp với quy mô đầu tư xây dựng kho bảo quản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Chính sách lúa

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mua bản quyền giống lúa mới;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị cung ứng bản quyền giống (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Quyết định công nhận giống cây trồng mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Chính sách cam bù, cam chanh, bưởi phúc trạch, quýt khốp

a) Hỗ trợ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng của tổ chức, cá nhân;

- Văn bản xác nhận của UBND cấp xã về hộ đang quản lý, chăm sóc, bảo vệ và tình hình sinh trưởng, phát triển cây đầu dòng;

- Quyết định công nhận cây đầu dòng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (còn hiệu lực).

b) Hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của tổ chức, cá nhân;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng hệ thống tưới (trong trường hợp thuê đơn vị thi công), bảng kê chi phí xây dựng hệ thống tưới (kèm theo hồ sơ thiết kế, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ).

c) Hỗ trợ chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí đạt tiêu chuẩn VietGAP của tổ chức, cá nhân;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đánh giá, cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (Bản sao có chứng thực).

d) Hỗ trợ xây dựng kho bảo quản sản phẩm

- Tờ trình (Đơn) đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng kho bảo quản sản phẩm của tổ chức, cá nhân;

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hồ sơ bảo vệ môi trường phù hợp với quy mô đầu tư xây dựng kho bảo quản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền (Bản sao có chứng thực);

- Ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ về công nghệ (chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) đang áp dụng;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính (đối với trường hợp mua dây chuyền, thiết bị và thuê lắp đặt); Bảng tổng hợp các chi phí đã thực hiện lắp đặt dây chuyền, thiết bị và các chứng từ chứng minh chi phí thực hiện (đối với trường hợp mua dây chuyền, thiết bị và tự lắp đặt).

- Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào:

+ Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí có liên quan;

+ Trường hợp tự thực hiện thì có thiết kế, bảng tổng hợp các chi phí đã thực hiện và các chứng từ chứng minh chi phí thực hiện.

3.3. Chính sách chè

- Đơn (tờ trình) đề nghị hỗ trợ kinh phí trồng mới chè của cá nhân, tổ chức;

- Kế hoạch diện tích trồng mới chè của các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng mới chè;

- Hợp đồng liên kết tối thiểu 2 khâu cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi giữa các hộ dân với các tổ chức có xác nhận của UBND cấp xã nơi trồng chè;

- Bảng tổng hợp diện tích đất, số lượng giống chè trồng mới chè được các hộ thực hiện ký xác nhận;

- Đối với giống chè mua ngoài: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính; đối với giống chè tự sản xuất: Phương án, kế hoạch sản xuất giống chè và biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện sản xuất giống chè.

3.4. Hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí cải tạo đất và kinh phí thuê lại quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân;

- Phương án cải tạo đất, các hóa đơn chứng từ liên quan để xác định chi phí cải tạo đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản sao có chứng thực) hoặc hợp đồng thuê, góp vốn (đối với thuê lại hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất); được UBND cấp xã xác nhận.

Điều 5. Chính sách hỗ trợ bình tuyển cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch.

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong đó giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này

3. Hồ sơ hỗ trợ

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí bình tuyển cây đầu dòng.

- Đối với nội dung điều tra, khảo sát: Thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị.

- Đối với nội dung bình tuyển cây đầu dòng thực hiện theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNTngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và các văn bản liên quan khác.

- Bảng tổng hợp các chi phí về bình tuyển; Đối với phân tích, giám định mẫu (bệnh greening, tristeza, hàm lượng vitamin, đường tổng số) căn cứ vào hóa đơn tài chính của cơ quan phân tích giám định mẫu. Hóa đơn nộp phí bình tuyển cây đầu dòng theo quy định hiện hành.

Điều 6. Chính sách phát triển chăn nuôi: trừ chính sách cải tạo giống bò, mua vắc xin tiêm phòng, dự phòng tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 5 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND .

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 3, 4, 6 Điều 5 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo Điều 2, Điều 3 Quy định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Đối với hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc (Thực hiện theo quy định tại Thông tư 116/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính).

a) Sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc của tổ chức, cá nhân;

- Quyết định giá tiêu thụ, mức trợ giá cụ thể sản phẩm giống gốc của UBND tỉnh;

- Hợp đồng đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc;

- Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc trong chăn nuôi;

- Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm giống gốc cung ứng cho các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (kèm hồ sơ lý lịch giống của từng con giống);

- Hồ sơ và hóa đơn tài chính mua, bán sản phẩm giống gốc.

b) Nhập khẩu giống gốc

- Văn bản chấp thuận nhập khẩu giống gốc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hợp đồng nhập giống giữa đơn vị nhập giống và đơn vị cung cấp giống gốc;

- Hồ sơ và hóa đơn chứng từ nhập khẩu giống gốc;

- Hồ sơ lý lịch, nguồn gốc giống gốc nhập khẩu.

3.2. Đối với hỗ trợ cơ sở sản xuất gà giống

- Tờ trình (Đơn) đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở sản xuất gà giống của tổ chức, cá nhân;

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quy hoạch chi tiết hoặc Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xử lý chất thải hoàn thành.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng mua gà giống cấp ông bà, bố mẹ;

- Hồ sơ nguồn gốc giống: Lý lịch gà giống ghi rõ giống; giống cấp ông bà hay bố mẹ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu nhập ngoại).

3.3. Đối với hỗ trợ cơ sở chăn nuôi đạt quy trình VietGAHP

- Tờ trình (Đơn) đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở chăn nuôi đạt quy trình VietGAHP của tổ chức, cá nhân;

- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP do tổ chức chứng nhận VietGAHP cấp (Bản sao có chứng thực);

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giữa cơ sở với tổ chức chứng nhận VietGAHP;

- Hồ sơ, hóa đơn, chứng từ tài chính để xác định chi phí.

3.4. Đối với hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh;

- Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y có thẩm quyền cấp;

- Hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí thực hiện.

3.5. Đối với nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc tập trung có công suất giết mổ từ 30con/ngày đêm trở lên

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc tập trung của tổ chức, cá nhân;

- Phương án, dự toán: nâng cấp lắp đặt dây chuyền giết mổ treo gia súc; vật tư, thiết bị xử lý nguồn nước đảm bảo mức tối thiểu 50m3/ngày đêm;

- Ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện về phương án, dự toán nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc tập trung (UBND cấp huyện có ý kiến bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án, dự toán của tổ chức, cá nhân);

- Hợp đồng, thanh lý, nghiệm thu hợp đồng mua bán, lắp đặt các hạng mục, hóa đơn mua bán các thiết bị xử lý nguồn nước.

Điều 7. Chính sách hỗ trợ cải tạo giống bò

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo Khoản 2, Điều 5 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trong đó giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức thực hiện; định mức liều tinh và vật tư phối giống hỗ trợ theo thực tế nhưng không quá 2,0 lần/con bò cái được phối giống.

2. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo Điều 2, Điều 3 Quy định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Đối với hỗ trợ sản xuất bò lai Zêbu, bò chất lượng cao

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất bò lai Zêbu, bò chất lượng cao;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; hóa đơn mua tinh, vật tư, phiếu nhập xuất kho; biên lai (hóa đơn) thu phí thẩm định giá mua tinh, vật tư; chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp tinh, vật tư;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện về việc thực hiện cải tạo giống bò;

- Bảng tổng hợp danh sách: Hộ gia đình, số lượng bò cái được phối giống, loại tinh, vật tư đã sử dụng cho mỗi con bò được phối giống, số lượng liều tinh đã sử dụng/con bò cái, số lượng bò cái có chửa của từng hộ, chữ ký của hộ và xác nhận của UBND cấp xã;

- Bảng tổng hợp kết quả: Số lượng hộ, số lượng bò cái được phối giống, số lượng tinh đã sử dụng, loại tinh và vật tư đã sử dụng, số lượng bò cái có chửa theo từng xã, phường, thị trấn và xác nhận của UBND cấp huyện;

- Hồ sơ thanh quyết toán phần kinh phí hỗ trợ khảo sát, xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai, kiểm tra, hướng dẫn, lập hồ sơ thanh quyết toán cho công tác phối giống bò mức 10.000 đồng/liều tinh phối giống được nghiệm thu, quyết toán hàng năm, trong đó cấp huyện 70%, cấp tỉnh 30%.

3.2. Đối với hỗ trợ mua bình đựng và bảo quản tinh cho các điểm chuyển giao tại cấp huyện

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua bình đựng và bảo quản tinh.

- Báo cáo thực trạng sử dụng bình đựng bảo quản tinh của từng huyện (thành phố, thị xã) và tại Trung tâm Khuyến nông; Bảng tổng hợp chung toàn tỉnh của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua bình đựng bảo quản tinh (kèm theo hóa đơn tài chính).

- Biên bản giao nhận bình đựng bảo quản tinh giữa Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện.

Điều 8. Hỗ trợ kinh phí mua vắc xin tiêm phòng định kỳ hàng năm theo quy định cho quy mô chăn nuôi nông hộ

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 5 Nghị quyết số 123/2018/NQ- HĐND của HĐND tỉnh; trong đó giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo Điều 2, Điều 3 Quy định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua vắc xin tiêm phòng định kỳ hàng năm theo quy định cho quy mô chăn nuôi nông hộ (chăn nuôi trâu, bò dưới 20 con, chăn nuôi lợn dưới 100 con, chăn nuôi gia cầm dưới 2.000 con, chó nuôi).

- Giấy giới thiệu cử cán bộ đến tiếp nhận vắc xin của UBND cấp huyện hoặc đơn vị được UBND cấp huyện giao hoặc ủy quyền.

- Báo cáo kết quả sử dụng vắc xin của UBND cấp huyện (kèm theo biểu chi tiết).

- Tổng hợp kết quả sử dụng vắc xin của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; hóa đơn mua vắc xin, phiếu nhập, xuất kho; biên lai (hóa đơn) thu phí thẩm định giá vắc xin; hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu (nếu có). Hồ sơ thanh toán tiền in giấy chứng nhận tiêm phòng, chi phí (điện, đá lạnh) bảo quản vắc xin.

Điều 9. Hỗ trợ kinh phí mua dự phòng các loại vắc xin, hóa chất chủ động phòng, chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 5 và Khoản 3, Điều 6 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh; trong đó giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo Điều 2, Điều 3 Quy định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua dự phòng các loại vắc xin, hóa chất chủ động phòng, chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị hỗ trợ vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm (Lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm) và thủy sản (Đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm; hoại tử thần kinh ở cá nuôi nước mặn lợ) xảy ra; trong đó, nêu rõ tình hình dịch bệnh, kế hoạch sử dụng vắc xin, hóa chất.

- Giấy giới thiệu cử cán bộ đến tiếp nhận vắc xin của UBND cấp huyện hoặc đơn vị được UBND cấp huyện giao hoặc ủy quyền.

- Phiếu xét nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra kết luận dịch bệnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

- Báo cáo kết quả sử dụng vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch (Kèm theo bảng biểu chi tiết) của UBND cấp huyện;

- Tổng hợp kết quả sử dụng vắc xin, hóa chất của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua vắc xin, hóa chất, phiếu nhập, xuất kho; biên lai (hóa đơn) thu phí thẩm định giá vắc xin, hóa chất; hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu (nếu có); Hồ sơ thanh toán tiền in giấy chứng nhận tiêm phòng, chi phí (điện, đá lạnh) bảo quản vắc xin.

Điều 10. Chính sách phát triển thủy sản (bao gồm: Hỗ trợ sản xuất giống, hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý môi trường, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ chức cộng đồng, mua máy thông tin liên lạc tầm xa)

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a, b Khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này.

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Hỗ trợ sản xuất giống

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất giống cá.

- Văn bản thẩm định Phương án và dự toán kinh phí sản xuất và cung ứng giống cá của cấp có thẩm quyền (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án, dự toán đối với các cơ sở sản xuất giống thuộc tỉnh quản lý; UBND cấp huyện thẩm định phương án, dự toán đối với các cơ sở sản xuất giống thuộc UBND cấp huyện quản lý);

- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính về mua cá bố mẹ, vận chuyển, mua thức ăn;

- Biên bản thả cá (thành phần gồm: xã, huyện, đơn vị quản lý).

3.2. Hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý môi trường

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản sao có chứng thực) hoặc Hợp đồng thuê đất có xác nhận của UBND cấp xã của các cơ sở nuôi tôm cùng thực hiện đầu tư hệ thống xử lý môi trường.

- Phương án, thiết kế và dự toán xây dựng hệ thống xử lý môi trường chung của tổ cộng đồng; văn bản thẩm định phương án, thiết kế và dự toán đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường của UBND cấp huyện (UBND cấp huyện có kết quả thẩm định bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án, thiết kế và dự toán xây dựng hệ thống xử lý môi trường chung của tổ cộng đồng).

- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (thể hiện được khối lượng đã thực hiện hoàn thành); biên bản thanh lý hợp đồng; hóa đơn tài chính chứng minh các chi phí đã thực hiện. Trường hợp tự thực hiện, hồ sơ bao gồm (biên bản nghiệm thu khối lượng, giá trị hoàn thành, hóa đơn tài chính chứng minh chi phí thực hiện).

3.3. Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ.

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm của tổ chức cộng đồng.

- Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng được cấp có thẩm quyền công nhận;

- Giấy giao quyền quản lý nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tại vùng biển xác định (Bản sao có chứng thực); thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quy định tại Điều 10 của Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017.

- Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức cộng đồng được UBND cấp xã nhân xét, đánh giá.

3.4. Hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc tầm xa

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh của tổ chức, cá nhân;

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật còn hiệu lực, Giấy phép khai thác thủy sản còn hiệu lực (bản sao có chứng thực);

- Giấy xác nhận của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh về việc tàu cá đã lắp máy thông tin liên lạc tầm xa được tích hợp định vị vệ tinh và kết nối với Trạm bờ đặt tại Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị xác nhận của chủ tàu, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh có văn bản phúc đáp gửi chủ tàu biết, thực hiện).

- Hóa đơn tài chính mua máy thông tin liên lạc (bản sao có chứng thực);

Điều 11. Chính sách hỗ trợ đào tạo cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá; chính sách bảo vệ nguồn lợi và phát triển thủy sản.

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong đó giao Chi cục Thủy sản xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

2. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo Điều 2, Điều 3 Quy định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Hỗ trợ đào tạo cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá

- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá;

- Bảng tổng hợp danh sách các học viên được cấp chứng chỉ; bản sao chính chỉ có chứng thực;

3.2. Hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua giống thủy sản;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính về việc mua giống thủy sản và hồ sơ khác liên quan;

- Biên bản thả giống có đại diện của UBND cấp huyện, xã và đơn vị trực tiếp quản lý hồ đập.

Điều 12. Chính sách phát triển lâm nghiệp

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này, để có cơ sở tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ theo quy định, hàng năm đề nghị:

- UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, thông báo, phổ biến chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có diện tích rừng tự nhiên được giao và diện tích rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất do xã quản lý; UBND cấp xã rà soát, thống kê, tổng hợp để lập kế hoạch hỗ trợ (thể hiện chi tiết địa danh lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, đối tượng rừng, hiện trạng rừng, chủ quản lý, kinh phí hỗ trợ) trình UBND cấp huyện kiểm tra, tổng hợp.

- UBND cấp huyện tổng hợp, kế hoạch hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp đề xuất Sở Tài chính.

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) rừng trồng

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) rừng trồng của tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình.

- Giấy chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) do tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định (Bản sao có chứng thực).

3.2. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng lâm nghiệp

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng lâm nghiệp của tổ chức, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân;

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp (do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân hoặc cơ quan chuyên môn có chức năng chuyên ngành thiết kế phù hợp), nội dung gồm:

+) Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng công trình;

+) Thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Thể hiện rõ vị trí (tọa độ, lô, khoảnh, tiểu khu), chủ rừng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, diện tích rừng, đánh giá hiện trạng, đặc điểm khu rừng, đối tượng quy hoạch theo 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất); quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7025:2002: Đường ô tô lâm nghiệp - Yêu cầu thiết kế; các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khác); giải pháp thi công xây dựng công trình, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường; tổng mức đầu tư, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh phê duyệt đối với đối tượng là tổ chức; UBND cấp huyện phê duyệt đối với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ);

- Đối với nhóm hộ thì phải có người đại diện và danh sách ký xác nhận của các hộ tham gia nhóm và xác nhận của UBND cấp xã;

3.3. Hỗ trợ phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua cây giống của tổ chức, cá nhân;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ được phê duyệt: Đối với tổ chức do đơn vị tự phê duyệt (Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn UBND cấp huyện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận

được văn bản đề nghị của tổ chức); đối với cá nhân do UBND cấp huyện phê duyệt sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của cá nhân);

- Hợp đồng kinh tế về liên kết sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp có xác nhận của UBND cấp xã.

- Bảng tổng hợp mua cây giống kèm theo hóa đơn tài chính theo quy định pháp luật đối với giống mua của tổ chức, cá nhân khác (Hoặc biên bản kiểm tra kết quả sản xuất giống của cấp có thẩm quyền đối với giống tự sản xuất của cơ quan chuyên môn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kết quả kiểm tra bằng văn bản trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra kết quả sản xuất giống của tổ chức tự sản xuất giống; UBND cấp huyện có kết quả kiểm tra bằng văn bản trong trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra kết quả sản xuất giống của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất giống).

3.4. Hỗ trợ bảo vệ, trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ do UBND cấp xã, hộ gia đình quản lý

a) Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn sau khi được giao đất, giao rừng; Hỗ trợ kinh phí khóan chi thường xuyên cho UBND xã chỉ để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất do xã quản lý:

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng của UBND cấp xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (xóm);

- Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán của UBND cấp huyện cho UBND xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (Bản sao có chứng thực);

- Sổ mục kê đất đai và các hồ sơ địa chính liên quan thể hiện diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất, rừng phòng hộ do UBND cấp xã quản lý;

b) Hỗ trợ kinh phí mua cây giống bản địa và tiền nhân công cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất:

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua cây giống bản địa và tiền nhân công của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức; UBND cấp huyện phê duyệt sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng (Bản sao có chứng thực).

- Hợp đồng thuê nhân công; bảng tổng hợp mua cây giống kèm theo hóa đơn tài chính theo quy định pháp luật đối với giống mua của tổ chức, cá nhân khác (Hoặc biên bản kiểm tra kết quả sản xuất giống của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở tự sản xuất giống: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức; UBND huyện đối với hộ gia đình, cá nhân).

Điều 13. Chính sách phát triển hợp tác liên kết

1. Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP .

a) Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11 của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

b) Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này

c) Hồ sơ hỗ trợ

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Bản sao chụp hợp đồng liên kết (có chứng thực);

- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) hoặc Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Biên bản thỏa thuận của đơn vị chủ trì liên kết (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;

- Bản sao có chứng thực của các chứng nhận hoặc cam kết về tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường theo (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thực hiện các nội hỗ trợ; đơn tài chính, chứng từ liên quan để xác định chi phí.

2. Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao. a) Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 123/2018/NQ- HĐND của HĐND tỉnh, trong đó Danh mục ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung cụ thể. Mặt khác, hợp tác xã (HTX) tham gia ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Là HTX nông nghiệp đạt loại khá, tốt theo kết quả phân loại và đánh giá của UBND cấp huyện tại Quyết định số 54/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tiêu chí, đánh giá, phân loại hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Ưu tiên hợp tác xã đang tiếp cận ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất.

- Có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Có đội ngũ quản lý và chuyên môn đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại hợp tác xã.

b) Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này

c) Hồ sơ hỗ trợ

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao của hợp tác xã;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực);

- Phương án sản xuất kinh doanh mô hình ứng dụng công nghệ cao của hợp tác xã;

- Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã có xác nhận của UBND cấp xã;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng kèm theo hóa đơn, chứng từ liên quan để xác định chi phí mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

- Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hóa do hợp tác xã sản xuất (Bản sao có chứng thực); văn bản chứng minh về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền cấp.

Điều 14: Chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và các điều kiện, cụ thể như sau:

1.1. Đối với hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học quy định tại Khoản 1, Điều 9:

- Ứng dụng một trong các công nghệ sinh học chế biến thực phẩm: Các enzyme(amylase,rennin, β-galactosidase, invertase, gluco-isomerase, pectinase), các chất phụ gia thực phẩm (các chất tạo ngọt, hương vị, tạo màu, bột nở và làm ổn định, các vitamin, các amino acid, các chất chống oxy hóa, các chất bảo quản, các chất hoạt hóa bề mặt);

- Ứng dụng một trong các công nghệ phân hủy sinh học, công nghệ bổ sung vi sinh vật vào môi trường để phân hủy chất ô nhiễm, cải tạo đất; khảo nghiệm, phục tráng, lai tạo, chọn các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản có triển vọng;sản xuất, thử nghiệm các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thủy sản và xử lý môi trường;

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác an toàn thực phẩm bảo đảm sức khỏe và đời sống nhân dân; nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ động vật, thực vật và vi sinh vật để sản xuất các loại thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; Công nghệ chiết xuất các hoạt chất thiên nhiên từ nguồn dược liệu quý trong nước; công nghệ nhân nhanh sinh khối các loại cây thuốc quý, có chứa các chất có hoạt tính sinh học cao phục vụ công nghiệp dược phẩm; sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, trà thảo dược, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược;

1.2. Đối với hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học quy định tại Khoản 2 Điều 9 để ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo ra các giống cây trồng vật nuôi đồng đều về hình thái, sạch bệnh, có năng suất chất lượng; phục vụ công tác bảo tồn quỹ gen.

1.3. Đối với hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ lĩnh vực công nghệ sinh học theo quy định tại Khoản 3 Điều 9: Đối tượng hỗ trợ là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

1.4. Đối với hỗ trợ: chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, xử lý nước thải; đào tạo tập huấn chuyển giao công nghệ, tiếp cận thị trường trong ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học; làm lán trại sản xuất nấm thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều 9 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

1.5. Đối với hỗ trợ mua giống nấm quy định tại Điểm a, Khoản 6, Điều 9 đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng giống nấm:

- Đối với bịch giống: sợi nấm ăn kín bề mặt bịch, không bị nhiễm mốc (mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc thạch cao).

- Đối với giống nấm không đóng bịch: sợi nấm ăn kín bề mặt bao (hoặc chai, lọ), không bị nhiễm mốc (mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc thạch cao).

- Đối với giống nấm gốc, giống nấm cấp 1, 2 và 3 phải có xuất xứ rõ ràng do cơ sở sản xuất được phép cung ứng.

1.6. Đối với hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị sản xuất giống, chế biến nấm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống nấm đạt quy mô theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 9 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Quy trình thực hiện: Theo Điều 2, Điều 3 Quy định này

3. Hồ sơ hỗ trợ

a) Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học quy định tại Khoản 1 Điều 9; nhiệm vụ nuôi cấy mô tế bào quy định tại Khoản 2 Điều 9:

- Biên bản thẩm định nội dung và dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của hội đồng khoa học chuyên ngành thẩm định (Do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì; định mức lập dự toán kinh phí theo Quyết định số 57/2015/QĐ- UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định định mức xây dựng, phân bổ và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

- Báo cáo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của sản phẩm hoặc mô hình;

- Hồ sơ tài chính thực hiện nhiệm vụ theo quy định (các hồ sơ, hóa đơn, chứng từ tài chính để xác định chi phí). Nếu nhiệm vụ có nội dung chuyển giao công nghệ thì có Hợp đồng và biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ;

- Quyết định thành lập Hội đồng khoa học đánh giá từng “nhiệm vụ”;

- Biên bản họp Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành để nghiệm thu kết quả thực hiện từng nhiệm vụ của chính sách (Thành phần Hội đồng bao gồm chuyên môn của các Sở, ngành liên quan).

b) Đối với hỗ trợ thực đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ lĩnh vực công nghệ sinh học quy định tại Khoản 3, Điều 9:

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua máy móc, thiết bị (kèm theo hóa đơn, chứng từ để xác minh chi phí);

c) Đối với hỗ trợ mua chế phẩm sinh học quy định tại Khoản 4, Điều 9:

- UBND cấp huyện (hoặc ủy quyền đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân) ký hợp đồng với đơn vị cung ứng chế phẩm sinh học và thực hiện giao nhận chế phẩm đến tại UBND cấp xã; UBND cấp xã phát chế phẩm đến tận hộ dân và thu hộ phần kinh phí của hộ dân phải nộp (nếu có), nộp cho đơn vị ký hợp đồng để thực hiện thanh toán cho bên cung ứng theo quy định.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các xã trên địa bàn (bao gồm: Tờ trình của xã đề nghị hỗ trợ chế phẩm sinh học; cam kết đối ứng kinh phí nếu có để mua chế phẩm sinh học theo quy định hỗ trợ).

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính và hồ sơ thanh toán kinh phí mua chế phẩm sinh học, kèm theo: biên bản bàn giao chế phẩm giữa các bên mua, bán với UBND cấp xã; danh sách ký nhận chế phẩm của các tổ chức, cá nhân do UBND xã lập; bảng tổng hợp số lượng chế phẩm (đã tiếp nhận, đã phát cho tổ chức, cá nhân, chế phẩm chưa phát).

d) Đối với hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, tiếp cận thị trường ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học theo quy định tại Khoản 5, Điều 9; đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, tiếp cận thị trường trong phát triển nấm theo quy định tại Điểm d Khoản 6, Điều 9: Đơn vị thực hiện tập huấn lập dự toán kèm theo kế hoạch thực hiện gửi Sở Khoa học và Công nghệ soát xét, kiểm tra gửi Sở Tài chính thẩm định dự toán.

đ) Đối với hỗ trợ mua giống nấm: Đơn đề nghị hỗ trợ; Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua giống nấm (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

e) Đối với hỗ trợ làm lán trại sản xuất nấm: Đơn đề nghị hỗ trợ, sơ đồ về quy mô, diện tích lán trại sản xuất nấm.

g) Đối với hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản xuất giống, chế biến:

- Đơn đề nghị hỗ trợ;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua máy móc, thiết bị (kèm theo hóa đơn, chứng từ để xác minh chi phí); Trường hợp tự làm thì phải có đủ hồ sơ chứng minh chi phí vật tư để làm căn cứ tính hỗ trợ.

Chương II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM

 

 

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, điều kiện cụ thể như sau:

2. Đối với hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án, phương án, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP quy định tại Khoản 1, Điều 10:

Sản phẩm thuộc quy hoạch chi tiết về phát triển sản xuất kinh doanh hoặc có dự án, hoặc phương án hoặc kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được chủ đầu tư phê duyệt.

2.1. Quy trình thực hiện:

- Sau khi tổ chức, cá nhân được xét chọn tham gia chương trình OCOP, có nhu cầu hưởng chính sách hỗ trợ chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gửi đăng ký về UBND xã (kèm quy hoạch chi tiết về phát triển sản xuất kinh doanh, hoặc dự án, hoặc phương án, hoặc kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được xét chọn);

- UBND cấp xã tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình, gửi UBND cấp huyện (Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện); UBND cấp huyện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện hoàn thành các nội dung theo quy định chính sách.

- Sau khi các tổ chức, cá nhân thực hiện hoàn thành, gửi đơn đề nghị hỗ trợ về UBND cấp xã, UBND cấp xã tổng hợp gửi UBND cấp huyện thực hiện rà soát, kiểm tra và nghiệm thu đồng thời tổng hợp kết quả nghiệm thu gửi Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh.

- Trên cơ sở đề xuất của UBND cấp huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan thẩm định kết quả nghiệm thu của UBND cấp huyện; Sau khi có kết quả thẩm định của liên ngành, UBND cấp huyện phê duyệt hỗ trợ kinh phí.

2.2. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Bản quy hoạch (hoặc dự án, phương án, kế hoạch) chi tiết phát triển sản xuất, kinh doanh của sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ). Trường hợp tự thực hiện thì phải có đủ hồ sơ chứng minh chi phí đã thực hiện để làm cơ sở xem xét, xác định chi phí tính hỗ trợ.

- Văn bản thẩm định kết quả nghiệm thu của Đoàn liên ngành cấp tỉnh.

3. Đối với hỗ trợ thực hiện chuyển giao công nghệ mới, trang thiết bị mới, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP theo quy định tại khoản 2, Điều 10

3.1. Quy trình thực hiện: Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Quy định này

3.2. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ).

Điều 16. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, cụ thể:

2. Đối với hỗ trợ thiết kế, xây dựng, in ấn (mẫu) bộ nhận diện thương hiệu và xây dựng hồ sơ công bố chất lượng, mã số mã vạch cho sản phẩm OCOP (theo Khoản 1, Điều 11, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND):

2.1. Quy trình thực hiện: Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Quy định này

2.2. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Văn bản thẩm định kết quả nghiệm thu của Đoàn liên ngành cấp tỉnh.

3. Đối với hỗ trợ xây dựng mới, mua sắm thiết bị cho kho, xưởng chế biến, bảo quản sản phẩm OCOP (theo Khoản 2, Điều 11, Nghị quyết số 123/2018/NQ- HĐND):

3.2. Quy trình thực hiện: Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Quy định này

3.3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ). Trường hợp tự thực hiện thì phải có đủ hồ sơ chứng minh chi phí đã thực hiện để làm cơ sở xem xét, xác định chi phí tính hỗ trợ;

- Văn bản thẩm định kết quả nghiệm thu của Đoàn liên ngành cấp tỉnh.

4. Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tham gia OCOP (theo Khoản 3, Điều 11, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND):

4.1 Quy trình thực hiện: Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Quy định này

4.2. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Hợp đồng liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, giữa doanh nghiệp và các tổ hợp tác, hợp tác xã; biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Văn bản thẩm định kết quả nghiệm thu của Đoàn liên ngành cấp tỉnh.

5. Hỗ trợ thuê điểm giới thiệu, bán hàng OCOP tại các huyện, tại các điểm dừng xe trong tỉnh (theo Khoản 4, Điều 11, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND) với điều kiện các điểm dừng xe trong tỉnh có tối thiểu 20 mặt hàng của tỉnh tham gia Chương trình OCOP và có văn bản thống nhất chọn điểm dừng xe của liên ngành: Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương và Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh;

5.1. Quy trình thực hiện: Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Quy định này

5.2. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Hợp đồng thuê địa điểm giới thiệu, bán hàng OCOP; biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Văn bản thẩm định kết quả nghiệm thu của Đoàn liên ngành cấp tỉnh.

Điều 17. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và thuộc đối tượng được cơ quan có thẩm quyền gửi đi đào tạo.

2. Quy trình thực hiện: Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Quy định này

3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

- Quyết định cử đối tượng đi đào tạo của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Chứng nhận (hoặc chứng chỉ) được đơn vị đào tạo cấp sau khi hoàn thành khóa đào tạo (Bản sao có chứng thực) và kèm theo hóa đơn chứng từ hợp lệ để xác định chi phí tính hỗ trợ.

Điều 18. Chính sách thưởng các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hạng 3 sao (hoặc Hạng 4 sao, hoặc Hạng 5 sao).

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: theo quy định tại Điều 13, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND tỉnh:

2. Quy trình thực hiện: Sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia chương trình OCOP đạt tiêu chuẩn: Hạng 3 sao (hoặc Hạng 4 sao, hoặc Hạng 5 sao), Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quyết định hỗ trợ.

3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Tờ trình đề xuất hỗ trợ của tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hạng 3 sao (hoặc Hạng 4 sao, hoặc Hạng 5 sao), hồ sơ gửi UBND cấp huyện;

- Quyết định công nhận của UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Chương III

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN

Điều 19. Chính sách phát triển thương mại nông thôn

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo Điều 14, Nghị Quyết 123/2018/NQ-HĐND tỉnh; trong đó, chợ được hỗ trợ tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND là các chợ nằm trên địa bàn nông thôn (khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, thành phố), thuộc quy hoạch phát triển hệ thống chợ đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc chợ được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.

2. Quy trình thực hiện:

- Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới; nâng cấp, mở rộng chợ; đầu tư xây dựng mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ bảo quản, kinh doanh và quản lý siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi; tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về UBND cấp huyện để rà soát, tổng hợp trình Sở Tài chính, Sở Công Thương.

- Căn cứ kế hoạch UBND tỉnh giao và đề xuất của UBND cấp huyện; sau khi nhận được hồ sơ (Thời gian tiếp nhận hồ sơ đợt 1 trước ngày 30/6, đợt 2 trước ngày 30/11 hàng năm) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Kinh phí hỗ trợ được bổ sung có mục tiêu cho UBND cấp huyện.

3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư của các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư) và Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách của UBND cấp huyện.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng chợ do UBND cấp xã làm chủ đầu tư: Quyết định phê duyệt dự án (Báo cáo KTKT) của cấp có thẩm quyền, Báo cáo thẩm tra quyết toán (phải được phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm tra quyết toán), Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của cấp có thẩm quyền; Hồ sơ thiết kế - dự toán, hồ sơ hoàn công, hợp đồng xây dựng, biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng chợ; đầu tư xây dựng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi do doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ cá thể làm chủ đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (Bản sao có chứng thực); Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có); Hồ sơ thiết kế, dự toán được thẩm định (thẩm tra) theo đúng quy định. Ngoài ra bổ sung thêm:

+ Trường hợp chủ đầu tư thuê doanh nghiệp xây dựng thực hiện: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn GTGT của các chi phí tư vấn, chi phí thi công xây dựng; Biên bản nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, Báo cáo thẩm tra quyết toán, Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

+ Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng thuê nhân công, thiết bị thi công; Hóa đơn GTGT các vật tư, thiết bị đầu vào và hồ sơ liên quan khác (nếu có).

Điều 20. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ tiêu thụ nông sản thực phẩm

1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Quy trình thực hiện: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về UBND cấp huyện để rà soát, tổng hợp trình Sở Tài chính, Sở Công thương; Sau khi nhận được hồ sơ (Thời gian tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm g, Mục 1, Điều 3 Quy định này) Liên ngành Sở Công thương, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Kinh phí hỗ trợ được bổ sung có mục tiêu cho UBND cấp huyện.

3. Hồ sơ hỗ trợ:

a) Đối với chính sách quy định tại Khoản 1: Hồ sơ, chứng từ chứng minh các chi phí lắp đặt, xây dựng gian hàng, vận chuyển hàng hóa hoặc tổ chức bán hàng; Kế hoạch tổ chức phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về bán ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa có xác nhận của chính quyền cấp xã hoặc Sở Công Thương; Báo cáo kết quả về tình hình thực hiện tổ chức các phiên chợ, chương trình đưa sản phẩm của tỉnh kết hợp đưa hàng Việt về bán ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

b) Đối với chính sách quy định tại Khoản 2: Hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh giữa tổ chức, cá nhân với các siêu thị, hệ thống phân phối lớn; hồ sơ, chứng từ liên quan chứng minh về giá trị, khối lượng hàng hóa đã bán trong siêu thị, hệ thống phân phối lớn.

c) Đối với chính sách quy định tại Khoản 3: Báo cáo tài chính 2 năm liền kề; bảng kê kèm theo hồ sơ chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ đạt tối thiểu 01 tỷ đồng/năm; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan đến thiết kế, in ấn, sản xuất bao bì, nhãn mác, giấy hộp đóng gói.

d) Đối với chính sách quy định tại Khoản 4:

- Đối với chính sách quy định tại Điểm a, Khoản 4: Văn bản của UBND tỉnh về đồng ý tổ chức Hội chợ, Lễ hội; Kế hoạch tổ chức Lễ hội, Hội chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các hồ sơ chứng từ liên quan đến chi phí đối với các gian hàng quy chuẩn thực tế đã trưng bày tại Lễ hội, Hội chợ (chỉ tính gian hàng sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm TTCN làng nghề sản xuất kinh doanh trong tỉnh).

- Đối với chính sách quy định tại Điểm b, Khoản 4: Giấy mời hoặc văn bản đề nghị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì tổ chức; Văn bản đăng ký tham gia chương trình của tổ chức, cá nhân được sự đồng ý của UBND tỉnh; Bảng kê tổng hợp các chi phí kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.

- Đối với chính sách quy định tại Điểm c, Khoản 4: Giấy mời hoặc văn bản đề nghị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì tổ chức; Văn bản đồng ý của UBND tỉnh hoặc Sở Công Thương mời; Bảng kê tổng hợp các chi phí kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.

e) Đối với chính sách quy định tại Khoản 5:

- Đối với chính sách quy định tại Điểm a, Khoản 5: Chứng từ chứng minh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh đảm bảo ổn định từ 02 năm trở lên; Các chứng từ thanh toán liên quan đến chi phí xây dựng và duy trì vận hành hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ không gian lưu trữ trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; thông tin, hình ảnh mô tả website của doanh nghiệp đã thực hiện.

- Đối với chính sách quy định tại Điểm b, Khoản 5: Chứng từ chứng minh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh đảm bảo ổn định từ 02 năm trở lên; Hợp đồng kèm theo chứng từ thanh toán chi phí thuê gian hàng thương mại điện tử theo quy định; thông tin, hình ảnh mô tả website của đơn vị cho thuê, gian hàng của tổ chức, cá nhân.

- Đối với chính sách quy định tại Khoản 7: Hồ sơ chứng minh sàn giao dịch điện tử các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, với 50% sản phẩm sản xuất trong tỉnh; thông tin, hình ảnh mô tả sàn thương mại điện tử; Hồ sơ chứng minh đầu tư mới (kể từ ngày Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND có hiệu lực) hệ thống cơ sở vật chất (Nhà xưởng, kho bãi phục vụ mua bán hàng hóa cho hoạt động của sàn).

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT

Điều 21. Quy trình thực hiện:

1. Đối với Doanh nghiệp thuộc đối tượng tại Khoản 3 Điều 16 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND:

- Doanh nghiệp (có dự án đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn được UBND tỉnh phê duyệt) làm thủ tục đề nghị hỗ trợ theo Điều 17, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP: gửi Dự án đầu tư và văn bản đề nghị hỗ trợ (theo Mẫu số 02/HTLS/NĐ57) đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT); Sở KH&ĐT thẩm tra, báo cáo UBND tỉnh (theo Mẫu số 03/HTLS/NĐ57); UBND tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (theo Mẫu số 04/HTLS/NĐ57).

- Khi vay vốn tại các Tổ chức tín dụng (TCTD), ngoài bộ hồ sơ vay vốn theo quy định của TCTD, doanh nghiệp phải gửi TCTD 01 bản sao Văn bản của UBND tỉnh về việc cam kết hỗ trợ thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP (theo Mẫu số 04/HTLS/NĐ57) để TCTD có cơ sở trong thẩm định hồ sơ vay vốn.

- Khi giải quyết cho vay, TCTD phải ghi bổ sung vào hợp đồng tín dụng nội dung cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP .

- Khi thu lãi tiền vay, TCTD thu toàn bộ số lãi tiền vay theo hợp đồng tín dụng và lập Giấy xác nhận số tiền lãi đã thu của khách hàng (theo Mẫu số 05/HTLS/NĐ57), Giấy xác nhận được lập thành 02 bản: (01 bản chuyển khách hàng, 01 bản lưu TCTD). Giấy xác nhận số tiền lãi đã thu của khách hàng được lập từng lần khi khách hàng trả lãi hoặc theo định kỳ do TCTD và khách hàng thỏa thuận.

- Sau khi nghiệm thu hoàn thành dự án thì được tạm cấp 70% mức hỗ trợ (tổ chức nghiệm thu dự án theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP và Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ KH&ĐT và lập Biên bản nghiệm thu theo Mẫu số 05, Phụ lục II kèm theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP). Kinh phí còn lại được hỗ trợ khi dự án đi vào sản xuất kinh doanh.

- Đối với mức hỗ trợ lãi suất cho các Doanh nghiệp thuộc đối tượng tại Khoản 3 Điều 16 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND là mức chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại (là mức lãi suất trong hạn, được thể hiện trong hợp đồng tín dụng, không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện dự án) với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư (là mức lãi suất do Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Hà Tĩnh thông báo định kỳ hàng quý).

- Sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất, doanh nghiệp rà soát, lập hồ sơ gửi Hội đồng nghiệm thu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì) kiểm tra, nghiệm thu gửi Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh hỗ trợ.

2. Đối với các đối tượng còn lại:

- Khi đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND , khách hàng vay vốn lập giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ lãi suất gửi UBND cấp xã nơi sản xuất, kinh doanh. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ lãi suất của khách hàng, UBND cấp xã kiểm tra thực tế mô hình, xác nhận địa điểm, hiện trạng mô hình của khách hàng theo mẫu 01/HTLS/2019. Việc xác nhận cho vay được hỗ trợ lãi suất, UBND cấp xã thực hiện trong phạm vi kế hoạch UBND huyện phê duyệt, đảm bảo không vượt quá kế hoạch UBND tỉnh giao.

- Khách hàng làm thủ tục vay vốn theo quy định của TCTD kèm theo giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ lãi suất (đã được UBND cấp xã xác nhận). Sau khi hoàn thành thủ tục vay vốn, khách hàng gửi 01 bộ hồ sơ vay vốn (bản sao) cho UBND cấp xã, bao gồm: Hợp đồng tín dụng (hoặc sổ vay vốn), khế ước nhận nợ, phương án sử dụng vốn đã được TCTD thẩm định (khi phát sinh khế ước nhận nợ mới, khách hàng gửi bổ sung cho UBND cấp xã).

- Khi thu tiền lãi, TCTD thu toàn bộ số tiền lãi vay theo HĐTD và lập giấy xác nhận số tiền lãi phải trả, tiền lãi được hỗ trợ của KH (theo mẫu 02/HTLS/2019 - Chi tiết từng khế ước nhận nợ). Giấy xác nhận được lập thành 03 bản, khách hàng 01 bản, TCTD 02 bản (trong đó 01 bản TCTD gửi UBND cấp xã hàng quý kèm theo Mẫu 03/HTLS/2019).

- Định kỳ hàng quý:

+ TCTD tổng hợp danh sách khách hàng có vay vốn hỗ trợ lãi suất (theo mẫu 03/HTLS/2019) kèm theo giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất (mẫu 02/HTLS/2019)gửi UBND cấp xã (hoàn thành trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý sau).

+ UBND cấp xã tổng hợp danh sách khách hàng, kinh phí đề nghị hỗ trợ gửi UBND cấp huyện.

+ UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra thực tế, hồ sơ từng mô hình đề nghị hỗ trợ lãi suất; Phê duyệt hỗ trợ đối với các đối tượng đủ điều kiện; Chậm nhất sau 05 ngày làm việc sau khi UBND cấp huyện phê duyệt kết quả hỗ trợ, UBND cấp xã giải ngân kinh phí hỗ trợ cho đối tượng (trừ trường hợp có thống nhất khác với đối tượng) và thực hiện công khai kết quả hỗ trợ..

+ Trường hợp qua kiểm tra, phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND xã và TCTD cho vay kiểm tra, xác minh lại trước khi chi trả tiền hỗ trợ. Tuyệt đối không được hỗ trợ sai đối tượng, vượt mức hỗ trợ theo quy định của HĐND tỉnh.

Điều 22. Hồ sơ hỗ trợ

1. Đối với Doanh nghiệp thuộc đối tượng tại Khoản 3 Điều 16 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND:

- Tạm cấp 70% mức hỗ trợ, hồ sơ bao gồm:

+) Văn bản đề nghị hỗ trợ lãi suất (trong đó nêu rõ: tên đơn vị được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền xin hỗ trợ, địa chỉ của đơn vị, mã số thuế, mã số quan hệ ngân sách, số tài khoản ngân hàng của đơn vị.)

+) Văn bản của UBND tỉnh về cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (bản sao);

+) Bản sao bộ hồ sơ vay vốn đã được TCTD phê duyệt, gồm: Hợp đồng tín dụng đã ký giữa khách hàng với TCTD; phương án sử dụng vốn vay của khách hàng đã được TCTD thẩm định (hoặc xác nhận).

+) Biên bản nghiệm thu dự án hoàn thành của Hội đồng nghiệm thu.

+) Giấy xác nhận của TCTD về số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng (theo Mẫu số 05/HTLS/NĐ57).

- 30% kinh phí của mức hỗ trợ còn lại được bổ sung sau khi hội Hội đồng nghiệm thu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ trì) thực hiện kiểm tra, nghiệm thu gửi Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh hỗ trợ.

2. Đối với các đối tượng còn lại:

- Tờ trình kèm danh sách khách hàng đề nghị hỗ trợ lãi suất của UBND cấp xã gửi UBND cấp huyện;

- Quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ lãi suất của UBND cấp huyện;

- Biên bản kiểm tra trước khi xác nhận vào giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất của UBND cấp xã;

- Danh sách khách hàng được hỗ trợ lãi suất kèm theo giấy xác nhận số lãi suất vốn vay được hỗ trợ của từng khách hàng do tổ chức tín dụng cung cấp (bản sao);

- Hợp đồng tín dụng (hoặc sổ vay vốn), khế ước nhận nợ, phương án sử dụng vốn đã được tổ chức tín dụng  thẩm định (bản sao có chứng thực);

- Quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn của UBND cấp huyện kèm theo danh sách khách hàng được hỗ trợ;

- Hồ sơ, chứng từ thanh toán (Giấy rút dự toán, danh sách ký nhận tiền).

Chương V

CƠ CHẾ HỖ TRỢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Điều 23. Xây dựng nông thôn mới: Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, cụ thể như sau:

1. Đối với xây dựng vườn mẫu đạt chuẩn:

1.1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; được UBND cấp huyện quyết định công nhận vườn đạt chuẩn.

1.2. Quy trình thực hiện

- Hộ gia đình đăng ký (kèm theo Phương án - khái toán kinh phí thực hiện và Sơ đồ quy hoạch), gửi UBND xã phê duyệt sơ đồ quy hoạch thiết kế vườn hộ (Ban quản lý Chương trình nông thôn mới xã hướng dẫn hộ gia đình thực hiện);

- Sau khi hộ gia đình triển khai thực hiện hoàn thành theo đúng sơ đồ thiết kế quy hoạch vườn hộ và phương án được phê duyệt; hộ gia đình gửi hồ sơ đề xuất nghiệm thu, hỗ trợ kinh phí gửi về UBND cấp xã;

- UBND xã rà soát, tổng hợp danh sách vườn mẫu hoàn thành, đề xuất UBND  cấp  huyện  nghiệm thu, phê duyệt công nhận vườn đạt chuẩn, hỗ trợ (thưởng) kinh phí theo quy định;

1.3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Tờ trình đề xuất thưởng kinh phí của hộ có vườn mẫu hoàn thành (Hồ sơ gửi qua UBND cấp xã);

- Quyết định công nhận vườn mẫu đạt chuẩn của UBND cấp huyện (Kèm theo danh sách vườn mẫu đạt chuẩn của từng hộ).

2. Đối với Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

2.1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; được UBND cấp huyện quyết định công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn.

2.2. Quy trình thực hiện

- Thôn (xóm) đăng ký gửi kèm theo phương án, tổng dự toán kinh phí thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; UBND cấp xã phê duyệt phương án, tổng dự toán thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu sau khi có văn bản thẩm định của Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện (chủ trì), phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch cấp huyện (Văn bản thẩm định có trong 03 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện nhận được văn bản đề xuất của UBND cấp xã);

- Sau khi hoàn thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; UBND cấp xã rà soát,  tổng hợp, đề xuất UBND cấp huyện nghiệm thu, phê duyệt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn sau khi Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh có ý kiến bằng văn bản (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh có ý kiến bằng văn bản trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của UBND cấp huyện).

2.3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Tờ trình của (thôn, xóm) đề xuất thưởng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn, hồ sơ gửi qua UBND cấp xã;

- Quyết định công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn của UBND cấp huyện (Kèm theo danh sách).

3. Hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

3.1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

3.2. Quy trình thực hiện

Sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoặc xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hoặc xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu), Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí.

3.3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Tờ trình đề xuất hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoặc xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hoặc xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); Hồ sơ gửi UBND cấp huyện;

- Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoặc xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hoặc xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu) của UBND tỉnh có hiệu lực.

4. Hỗ trợ lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt

4.1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN: 02/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

4.2. Quy trình thực hiện:

- Hộ gia đình đăng ký, UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng và hướng dẫn các hộ gia đình tổ chức thực hiện;

- Sau khi thực hiện hoàn thành, hộ gia đình gửi đề xuất nghiệm thu hỗ trợ kinh phí theo chính sách (kèm hồ sơ, chứng từ hợp lệ để xác định kinh phí thực hiện lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt).

- UBND cấp xã rà soát, tổng hợp danh sách các hộ, đề xuất UBND cấp huyện kiểm tra, nghiệm thu, phê duyệt hỗ trợ theo quy định;

4.3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn đề xuất hỗ trợ của hộ; chứng từ hợp lệ để xác định kinh phí thực hiện lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt (Hồ sơ gửi qua UBND cấp xã);

- Biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt của UBND cấp huyện;

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ của cấp UBND huyện (Kèm theo danh sách).

5. Hỗ trợ di dời, phá bỏ công trình vệ sinh (hố xí 1-2 ngăn) để xây dựng công trình vệ sinh tự hoại

5.1. Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh

5.2. Quy trình thực hiện:

- Hộ gia đình đăng ký, UBND xã tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng và hướng dẫn các hộ gia đình tổ chức thực hiện;

- Trên cơ sở thiết kế mẫu công trình vệ sinh tự hoại (Sở Xây dựng hướng dẫn) hoặc hộ áp dụng mô hình nhà vệ sinh giá rẻ đang áp dụng tại Dự án CHOBA; sau khi hộ tháo dỡ và xây dựng hoàn thành công trình vệ sinh tự hoại, hộ gia đình báo cáo UBND cấp xã rà soát, nghiệm thu, tổng hợp danh sách các hộ xây dựng công trình vệ sinh tự hoại hoàn thành, đạt yêu cầu, đưa vào sử dụng, đề xuất UBND cấp huyện phê duyệt hỗ trợ;

- UBND cấp huyện thực hiện phê duyệt hỗ trợ theo quy định (tổ chức kiểm tra nếu cần thiết).

5.3. Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn đề xuất hỗ trợ của hộ (Hồ sơ gửi qua UBND cấp xã);

- Biên bản nghiệm thu hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh tự hoại hoàn thành, đưa vào sử dụng của UBND cấp xã;

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ của cấp UBND huyện (Kèm theo danh sách).

Chương VI

CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG; PHỤC HỒI, NÂNG CẤP MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG

Điều 24. Đối tượng, mức hỗ trợ:

- Thực hiện theo quy định tại Điều 20, 21, Khoản 2 Điều 22 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND .

- Riêng đối với cơ chế hỗ trợ duy tu bảo dưỡng thường xuyên quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND: thực hiện theo kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường địa phương giai đoạn 2017-2021 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1962/QĐ-UBND ngày 13/7/2017, Quyết định số 1770/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEP) cho hệ thống đường địa phương giai đoạn 2018-2020 thuộc dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương LRAMP, vốn vay ngân hàng thế giới. Sử dụng nguồn vốn quỹ bảo trì đường (NSTƯ 35%), nguồn ngân sách tỉnh, nguồn ngân sách huyện (bố trí từ nguồn thu tiền đất) và nguồn sự nghiệp chi thường xuyên các chương trình MTQG 30a, 135; trình tự thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 2372/SGTVT-QLGT ngày 23/8/2017 của Sở Giao thông vận tải.

Điều 25. Quy trình thực hiện:

1. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện:

- UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ; tổ chức họp dân, công bố mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; dự kiến phần kinh phí nhân dân đóng góp để thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng và phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng (có biên bản họp dân). Sau khi được sự thống nhất của nhân dân, UBND cấp xã rà soát, cân đối nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, xây dựng kế hoạch trình UBND cấp huyện; trường hợp không cân đối được nguồn lực thì không đưa vào kế hoạch đăng ký.

- UBND cấp huyện căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, kiểm tra hiện trạng các công trình (phải lập biên bản kiểm tra hiện trạng), tổng hợp, đăng ký kế hoạch với UBND tỉnh qua Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo lĩnh vực quản lý trước ngày 30/9 năm trước. Sau thời điểm trên, địa phương nào không đăng ký kế hoạch xem như không có nhu cầu hỗ trợ và phải tự đảm bảo kinh phí thực hiện.

- Trên cơ sở kế hoạch các địa phương đăng ký, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện theo lĩnh vực quản lý gửi Sở Tài chính trước ngày 15/10 năm trước để tổng hợp, cân đối nguồn lực trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo trước ngày 30/10. UBND tỉnh không xem xét điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện.

- Căn cứ vào kế hoạch UBND tỉnh giao, UBND cấp huyện phân bổ kế hoạch thực hiện đảm bảo không vượt kế hoạch UBND tỉnh giao; gửi Kế hoạch thực hiện về Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/12 năm trước. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, UBND cấp huyện chủ động điều chỉnh chỉ tiêu giữa các loại công trình, giữa các xã, phường, thị trấn đảm bảo không vượt quá tổng khối lượng xi măng theo kế hoạch tỉnh giao. Ngân sách tỉnh không hỗ trợ đối với các công trình ngoài kế hoạch UBND tỉnh giao đầu năm.

- Căn cứ kế hoạch UBND cấp huyện giao, UBND cấp xã thực hiện công khai kế hoạch hỗ trợ theo quy định và thông báo kế hoạch hỗ trợ đến từng tổ chức, cá nhân thuộc kế hoạch hỗ trợ.

2. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật:

- Đối với cơ chế hỗ trợ xi măng; cơ chế hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng đường cấp xã:

Căn cứ kế hoạch UBND cấp huyện giao, UBND cấp xã lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở hồ sơ thiết kế mẫu đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, trình UBND cấp huyện thẩm định. Trên cơ sở văn bản thẩm định của UBND cấp huyện, UBND cấp xã phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; trong đó chi tiết nguồn kinh phí thực hiện: (nguồn vốn nông thôn mới; vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu; nguồn vốn xi măng các cấp ngân sách hỗ trợ; nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ ngoài cơ chế xi măng; nguồn đóng góp nhân dân).

- Đối với cơ chế phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng các tuyến đường huyện: Thực hiện theo quy định tại Điều 8, Khoản 2 Điều 9 và Điều 10, Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh, áp dụng hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình được UBND tỉnh phê duyệt.

3. Ký hợp đồng, cung ứng xi măng (đối với cơ chế hỗ trợ xi măng):

- Căn cứ kế hoạch thực hiện được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng đủ điều kiện, năng lực, đảm bảo đúng quy định.

- Căn cứ kết quả lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng, Sở Tài chính (được UBND tỉnh ủy quyền) đàm phán, ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng về chủng loại xi măng, giá cả, phương thức thanh toán, cách thức giao nhận và các nội dung có liên quan.

- UBND cấp xã trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị cung ứng về chủng loại xi măng, khối lượng, địa điểm, phương thức giao nhận (thống nhất giữa UBND cấp xã và đơn vị cung ứng) trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký giữa Sở Tài chính và đơn vị cung ứng.

- Theo tiến độ thực hiện, UBND cấp xã đăng ký nhu cầu, thời gian nhận xi măng gửi UBND cấp huyện để tổng hợp, gửi đơn vị cung ứng; trực tiếp nhận xi măng tại địa điểm nhận hàng theo hợp đồng đã ký (lập biên bản giao nhận từng lần, ghi rõ chủng loại xi măng trên bao bì sản phẩm, khối lượng giao nhận; thời gian cung ứng xi măng chậm nhất đến hết ngày 15/12 năm thực hiện.

3. Tổ chức thi công, nghiệm thu, phê duyệt quyết toán:

- Lựa chọn đơn vị thi công:

+ Đối với cơ chế hỗ trợ xi măng: UBND cấp xã giao cho cộng đồng dân cư được hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện. Nếu cộng đồng dân cư không có khả năng hoặc điều kiện thực hiện thì UBND cấp xã xem xét, lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện nhưng phải được sự thống nhất của cộng đồng dân cư (có biên bản họp thống nhất).

+ Đối với phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng: Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị thi công đủ năng lực đảm bảo đúng quy định hiện hành.

- Việc huy động đóng góp của nhân dân và giám sát cộng đồng: thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu vật liệu đầu vào (về chủng loại chất lượng, khối lượng vật liệu), nghiệm thu giai đoạn xây dựng; sau khi công trình hoàn thành phải thực hiện nghiệm thu công trình hoàn thành (nêu rõ chiều dài, chiều rộng, độ dày).

- Căn cứ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được duyệt, kết quả nghiệm thu hoàn thành từng công trình, Chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành theo quy định; trong đó, chi tiết các nguồn vốn thực hiện (nguồn vốn nông thôn mới; vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu; nguồn vốn xi măng các cấp ngân sách hỗ trợ; nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ ngoài cơ chế xi măng; nguồn đóng góp nhân dân).

4. Xác định kinh phí các cấp ngân sách hỗ trợ:

* UBND cấp xã (đối với các công trình do UBND cấp xã làm chủ đầu tư):

- Hàng tháng, đối chiếu khối lượng xi măng thực giao nhận trong tháng với đơn vị cung ứng (lập biên bản đối chiếu tháng);

- Hàng quý (trước ngày 05 tháng đầu của quý sau), tổng hợp kết quả nghiệm thu, quyết toán công trình hoàn thành gửi UBND cấp huyện đề nghị kiểm tra, xác định chiều dài; khối lượng xi măng (đối với cơ chế hỗ trợ xi măng); diện tích (đối với cơ chế hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng); kinh phí các cấp ngân sách hỗ trợ (kèm theo bảng tổng hợp, biên bản giao nhận xi măng từng lần, từng tháng giữa UBND cấp xã và đơn vị cung ứng).

- Chậm nhất đến hết ngày 15/12 năm thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng về chủng loại, khối lượng xi măng với đơn vị cung ứng.

* UBND cấp huyện:

- Hàng quý, đối chiếu khối lượng xi măng đơn vị cung ứng đã giao cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn (lập biên bản đối chiếu giao nhận xi măng quý) để làm cơ sở thẩm định khối lượng xi măng được hỗ trợ.

- Kiểm tra hồ sơ, hiện trạng từng công trình do UBND cấp xã đề nghị (lập biên bản kiểm tra).

- Tổng hợp kết quả thực hiện cơ chế trên địa bàn (bao gồm cả công trình do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư); Báo cáo kết quả thực hiện (chi tiết từng tuyến) gửi Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25/12 năm thực hiện để làm cơ sở kiểm tra, xác định kinh phí các cấp ngân sách hỗ trợ.

* Cấp tỉnh: Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện:

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ, xác định khối lượng, kinh phí mua xi măng các cấp ngân sách đảm bảo thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng.

- Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ, thủ tục, xác định kết quả thực hiện phục hồi, nâng cấp mặt đường do UBND cấp huyện đề nghị; tổng hợp gửi Sở Tài chính.

5. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ:

a. Cơ chế hỗ trợ xi măng:

- Kinh phí mua xi măng hàng năm được thanh toán tập trung tại ngân sách tỉnh và thực hiện khấu trừ vào nguồn chi chuyển giao ngân sách các cấp năm tiếp theo (phần kinh phí do ngân sách cấp huyện, cấp xã đảm bảo). UBND cấp huyện, cấp xã ủy quyền bằng văn bản cho Sở Tài chính chi trả kinh phí mua xi măng cho đơn vị cung ứng (đối với phần kinh phí do ngân sách cấp mình đảm bảo). Hàng năm, UBND cấp huyện tổng hợp các văn bản ủy quyền (của UBND cấp huyện, cấp xã) gửi Sở Tài chính trước ngày 31/3 năm thực hiện.

- Sở Tài chính thực hiện thanh toán kinh phí mua xi măng cho đơn vị cung ứng theo hợp đồng đã ký.

b. Cơ chế hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng:

- Căn cứ kế hoạch thực hiện được UBND tỉnh phê duyệt, Kế hoạch thực hiện do UBND cấp huyện phân bổ, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh tạm cấp 70% nhu cầu kinh phí theo kế hoạch qua ngân sách cấp huyện để địa phương chủ động thực hiện.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất của Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bổ sung kinh phí còn thiếu cho ngân sách địa phương thực hiện.

Điều 26: Hồ sơ hỗ trợ

- Quyết định giao kế hoạch của UBND cấp huyện cho UBND cấp xã.

- Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình (trước khi đăng ký kế hoạch với UBND tỉnh) của UBND cấp huyện đối với UBND cấp xã.

- Văn bản ủy quyền ngân sách tỉnh chi trả phần kinh phí mua xi măng do ngân sách cấp huyện (của UBND cấp huyện), cấp xã đảm bảo (của UBND cấp xã).

- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật (kèm theo hồ sơ).

- Tổng hợp khối lượng, chủng loại xi măng giao nhận giữa đơn vị cung ứng và UBND cấp xã; kèm theo: Phiếu giao nhận xi măng từng chuyến giữa đơn vị cung ứng và UBND cấp xã (chi tiết chủng loại xi măng, khối lượng, thời gian, địa điểm giao nhận); Biên bản giao nhận xi măng giữa UBND cấp xã và các thôn, tổ dân phố.

- Hợp đồng thi công.

- Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào, nghiệm thu giai đoạn xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành; trong đó nêu rõ chiều dài, chiều rộng, độ dày từng tuyến, khối lượng xi măng sử dụng xây dựng công trình (nếu có).

- Quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành (kèm theo hồ sơ).

- Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành của UBND cấp huyện đối với UBND cấp xã.

- Các tài liệu liên quan khác: Quyết định thành lập Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn, Nghị quyết công nhận Ban Giám sát cộng đồng .

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thực hiện ban hành, hướng dẫn cụ thể các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến việc thực hiện chính sách; Hướng dẫn việc trang bị các loại máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh kết nối được với Trạm bờ được lắp đặt tại Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh và các sở, ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất.

- Hàng năm, thẩm định, tổng hợp hoạch về khối lượng, nội dung chính sách và dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách theo lĩnh vực quản lý gửi Sở Tài chính; phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch làm kênh mương nội đồng theo cơ chế hỗ trợ xi măng trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tham mưu lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chính sách.

- Phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương phân bổ nguồn kinh phí cho cấp huyện để thực hiện chính sách, đảm bảo không vượt dự toán chi thực hiện chính sách hàng năm.

- Chủ trì Hội đồng nghiệm thu Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP và Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chính sách; kiểm tra, đánh kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm; phối hợp với các Sở, ngành tham mưu bố trí lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện chính sách và rà soát, tổng hợp kết quả thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách của các Sở, ngành, địa phương liên quan đồng thời tham mưu UBND tỉnh phân bổ kế hoạch hỗ trợ cho các địa phương, đơn vị đảm bảo không vượt dự toán ngân sách hàng năm.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra thực hiện chính sách tại các địa phương, đơn vị (nếu cần thiết);

- Phối hợp với ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh và các Sở ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất.

- Chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn địa phương (các đơn vị sử dụng xi măng) về phương thức và thủ tục quyết toán ghi thu, ghi chi kinh phí thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng ngân sách các cấp theo đúng niên độ.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí quản lý hỗ trợ cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ trong quá trình hiện chính sách.

3. Sở Giao thông vận tải

- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo (hoặc các tổ công tác) có trách nhiệm chủ động phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả kế hoạch;

- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thóat nước theo cơ chế hỗ trợ xi măng trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Rà soát, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thóat nước và cơ chế hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng quy định tại Điều 20, 21, Khoản 2 Điều 22 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

- Hướng dẫn địa phương trong việc sử dụng hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy mô kỹ thuật đã được UBND tỉnh phê duyệt, quy trình thực hiện xây dựng đường giao thông, rãnh thóat nước theo cơ chế hỗ trợ xi măng; phục hồi nâng cấp mặt đường bê tông xi măng; hướng dẫn công tác quản lý chất lượng, bảo trì công trình đảm bảo đúng quy định;

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai chính sách tại các địa phương; định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương, đơn vị gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện chính sách hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, thẩm định, tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; hàng năm rà soát, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn cho phù hợp.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị phê duyệt danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời thực hiện thẩm tra, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh ký văn bản cam kết hỗ trợ vốn (vốn hỗ trợ lãi suất) cho doanh nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

5. Sở Xây dựng:

- Hướng dẫn việc lập quy hoạch mặt bằng sử dụng đất và thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết đối với các dự án trên 5ha phải lập quy hoạch chi tết theo đúng quy định.

- Hướng dẫn thiết kế mẫu công trình vệ sinh tự hoại theo hướng đơn giản, tiết kiệm và phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Chủ động kiểm tra chất lượng, chủng loại xi măng do đơn vị cung ứng cung cấp cho các địa phương; kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng để phục hồi, nâng cấp mặt đường.

- Hướng dẫn địa phương:

+ Lập biên bản giao nhận xi măng có số lô, ngày sản xuất; định kỳ lấy mẫu xi măng, vật liệu phục hồi, nâng cấp đường để thí nghiệm, đánh giá chất lượng; (trường hợp phát hiện vi phạm theo chức năng lập biên bản, xử lý nghiêm theo đúng quy định).

+ Sử dụng vật liệu địa phương như cát, đá, sỏi, gạch để giảm kinh phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình; nghiệm thu chất lượng vật liệu xây dựng; hướng dẫn mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng với phương thức “nhân dân làm công trình - nhà nước hỗ trợ” (kể cả mẫu hợp đồng thuê các nhóm thợ, cá nhân, thuê máy móc, thiết bị), mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình.

- Hàng tháng, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, chất lượng vật tư, chất lượng công trình của địa phương; kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn, yêu cầu các địa phương cam kết thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sai phạm phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Thực hiện ban hành, hướng dẫn cụ thể các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến việc thực hiện chính sách;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện chính sách.

- Hướng dẫn các quy định đảm bảo điều kiện về ứng dụng công nghệ sinh học theo quy định.

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chính sách của các địa phương, đơn vị; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

7. Sở Công thương:

- Thực hiện ban hành, hướng dẫn cụ thể các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến việc thực hiện chính sách;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện chính sách.

- Tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển thương mại nông thôn, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách hàng năm.

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chính sách của các địa phương, đơn vị; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục, hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan thực hiện hướng dẫn thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật.

9. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh:

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện chính sách; phối hợp với các sở ngành liên quan lồng ghép kế hoạch thực hiện của các chính sách trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt là các xã khó khăn và các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2019-2020, phát huy hiệu quả nguồn vốn thực hiện chính sách.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra việc nghiệm thu, đề xuất hỗ trợ của các địa phương, đơn vị.

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chính sách tại địa phương, đơn vị; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, khách hàng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất.

- Hướng dẫn các Tổ chức tín dụng theo dõi, thống kê, lưu trữ hồ sơ cho vay hỗ trợ lãi suất; định kỳ trước hàng tháng (trước ngày 20 của tháng tiếp theo), tổng hợp kết quả thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất gửi UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Công thương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn khi có yêu cầu.

- Định kỳ (hàng quý và khi có thay đổi) thông báo bằng văn bản mức lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư (trên cơ sở văn bản của Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh) cho TCTD cho vay các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

11. Ngân hàng phát triển Hà Tỉnh: Định kỳ (chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý hoặc 05 ngày làm việc khi có thay đổi về mức lãi suất) thông báo bằng văn bản mức lãi suất tín dụng Nhà nước ưu đãi đầu tư gửi Ngân hàng nhà nước tỉnh

12. Các Tổ chức tín dụng: Chịu trách nhiệm kiểm tra theo quy chế tín dụng quy định đối với các Khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Trường hợp phát hiện các vi phạm (Tổ chức tín dụng đã xác nhận vay hỗ trợ lãi suất) thì chủ động thông báo bằng Văn bản với UBND xã để kiểm tra lại trước khi chi trả tiền lãi hỗ trợ; phối hợp với UBND xã và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, quản lý và thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn.

13. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh, các cơ quan thông tin, đại chúng, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng Quy định này để các địa phương, đơn vị, gia đình, cá nhân biết, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

14. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Tổ chức thực hiện tập huấn Nghị Quyết 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh và văn bản hướng dẫn thực hiện nghị quyết.

- Tuyên truyền cho các tổ chức, các nhân trên địa bàn thực hiện đầy đủ chính sách quy định tại Nghị Quyết 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh.

- Rà soát, tổng hợp đề xuất danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định để phục vụ phát triển sản xuất.

- Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan theo quy định.

- Chủ động bố trí ngân sách cấp huyện đảm bảo mức kinh phí thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng hàng năm của địa phương.

- Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu, phê duyệt hỗ trợ cho đối tượng thực hiện chính sách do UBND cấp huyện quản lý.

- Thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn hàng năm đúng quy định luật ngân sách nhà nước.

- Hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình và hiệu quả của từng chính sách được thực hiện trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn hiểu và triển khai thực hiện đầy đủ chính sách quy định tại Nghị Quyết 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh và các quy định tại hướng dẫn kèm theo quyết định này.

+ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chính sách ở cấp xã đồng thời kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để có giải pháp xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách, trục lợi chính sách gây mất ổn định tình chính trị trên địa bàn (nếu có).

+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chính sách gửi UBND cấp huyện.

+ Thực hiện hỗ trợ kinh phí kịp thời và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định Luật ngân sách nhà nước.

- Xây dựng cơ chế, bố trí nguồn vốn thực hiện đối với các tuyến đường huyện, hỗ trợ kinh phí cho cấp xã để thực hiện các công trình theo kế hoạch được giao.

- Huy động, kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn.

- Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn:

+ Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật-dự toán trên cơ sở hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được UBND tỉnh phê duyệt;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch, sử dụng vật liệu địa phương cho phù hợp, giám sát chất lượng thi công;

+ Kiểm tra chất lượng vật tư, biện pháp tổ chức thi công; nghiệm thu khối lượng thực hiện, chất lượng công trình theo phương thức hoàn thành đến đâu nghiệm thu đến đó;

- Định kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách của địa phương; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách gửi Sở, ngành liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

14. Trách nhiệm của UBND cấp xã:

- Kiểm tra, xác nhận về đối tượng, điều kiện được hỗ trợ thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và các quy định tại hướng dẫn kèm theo quyết định này đảm bảo đúng đối tượng, không xảy ra sai sót, lợi dụng chính sách.

- Đình kỳ trước ngày 05 hàng tháng (Hoặc đột xuất theo yêu cầu) thực hiện báo cáo kết quả thực hiện chính sách tại địa phương gửi UBND cấp huyện.

15. Trách nhiệm của người sản xuất: Quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện chính sách đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản (nếu phát sinh vướng mắc) gửi các Sở, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn xử lý, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 868/QĐ-UBND ngày 26/03/2019 quy định về hướng dẫn trình tự, hồ sơ thủ tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tĩnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020 theo Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.085

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.99.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!