Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 18/2017/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Số hiệu: 18/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Ngọc Sơn
Ngày ban hành: 03/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2017/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/2016/NQ-HĐND NGÀY 15/12/2016 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HÀ TĨNH NĂM 2017-2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 1280/STC-NS ngày 18/4/2017 (sau khi thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh), kèm theo Báo cáo thẩm định số 129/BC-STP ngày 11/4/2017 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018.

Điều 2. Điều Khoản thi hành.

Quyết định này thay thế các Quyết định: Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 27/8/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 27/8/2013 của UBND tỉnh; Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 62/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số nội dung thực hiện Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh; Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 và Nghị quyết số 157/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/5/2017; áp dụng từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2018. Các nội dung phát sinh trước thời điểm quyết định này có hiệu lực phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung thực hiện để phù hợp với các quy định tại quyết định này.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- Bí thư, các Phó Bí thư Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMT Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, ĐĐBQH tỉnh;
- UBKT Tỉnh ủy, các Ban của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh;
- Các Sở: Tư pháp,
- HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NL1, NL.
Gửi: Văn bản giấy và điện tử.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

 

QUY ĐỊNH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/2016/NQ-HĐND NGÀY 15/12/2016 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HÀ TĨNH NĂM 2017-2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh)

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng; nguyên tắc hỗ trợ; nguồn kinh phí

Thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh.

Điều 2. Xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch

1. Xây dựng kế hoạch

- Định kỳ trước ngày 30/9 hàng năm, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách trên địa bàn gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải.

- Các sở ngành tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách thuộc lĩnh vực quản lý (bao gồm nhu cầu của đơn vị trực thuộc quản lý và của UBND cấp huyện) gửi Sở Tài chính trước ngày 20/10 hàng năm; trong đó:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13, chính sách hỗ trợ xi măng làm kênh mương nội đồng quy định tại Điều 20 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, môi trường nông thôn quy định tại Điều 14 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Sở Khoa học và Công nghệ: Tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách phát triển nấm quy định tại Điều 8; chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học quy định tại Điều 15 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Sở Công Thương: Tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn quy định tại Điều 16, Điều 17 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

+ Sở Giao thông vận tải: Tổng hợp, thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước quy định Điều 18, Điều 19 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí; xây dựng dự toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh quyết định.

2. Phân bổ và giao kế hoạch

- Căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện chính sách được HĐND tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch hỗ trợ thực hiện chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các sở ngành, đơn vị cấp tỉnh (chi tiết theo từng nội dung của chính sách và đối tượng, số tiền hỗ trợ) và các huyện, thành phố, thị xã.

- Căn cứ vào kế hoạch UBND tỉnh giao, UBND cấp huyện báo cáo, trình HĐND cấp huyện quyết định dự toán ngân sách thực hiện chính sách (phần ngân sách cấp huyện đảm bảo theo quy định); lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ thực hiện hỗ trợ chính sách trên địa bàn (chi tiết theo từng xã, phường, thị trấn; chi tiết theo từng nội dung của chính sách và đối tượng, số tiền hỗ trợ) và tổ chức thực hiện, đảm bảo không vượt quá kế hoạch UBND tỉnh giao.

- Căn cứ vào kế hoạch UBND cấp huyện giao, UBND cấp xã báo cáo, trình HĐND cấp xã quyết định dự toán ngân sách thực hiện chính sách (phần ngân sách cấp xã đảm bảo theo quy định); thực hiện công khai kế hoạch hỗ trợ theo quy định và thông báo kế hoạch hỗ trợ đến từng cá nhân, tổ chức thuộc kế hoạch hỗ trợ được UBND cấp huyện phê duyệt.

Điều 3. Quản lý, thực hiện hỗ trợ

1. Nghiệm thu, phê duyệt hỗ trợ

a. Đối với các đối tượng cấp tỉnh quản lý (bao gồm các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh và các doanh nghiệp): Các sở ngành (theo lĩnh vực quản lý) chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt (riêng chính sách hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định tại phần II Quyết định này).

b. Đối với các đối tượng thuộc cấp huyện quản lý (bao gồm các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện, UBND cấp xã và các hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình): UBND cấp huyện tổ chức nghiệm thu, xác định điều kiện và phê duyệt kết quả hỗ trợ (riêng chính sách phát triển thương mại nông thôn thực hiện theo quy định tại phần II Quyết định này).

c. Thời gian thực hiện: 02 đợt trong năm (đợt 1 vào khoảng tháng 6; đợt 2 vào khoảng tháng 10).

2. Phúc tra, xác định kinh phí hỗ trợ

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức phúc tra kết quả hỗ trợ của cấp huyện và xác định số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.

- Thời gian thực hiện: 02 đợt trong năm (đợt 1 vào khoảng tháng 6; đợt 2 vào khoảng tháng 10).

- Hồ sơ đề nghị phúc tra, xác định kinh phí hỗ trợ: Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện (kèm theo quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ và quyết định phê duyệt đối tượng, số tiền hỗ trợ của UBND cấp huyện).

3. Cấp phát kinh phí hỗ trợ

- Đối với các khoản hỗ trợ thông qua đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh: Cấp tạm ứng kinh phí cho các đơn vị thực hiện theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt.

- Đối với các khoản hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp: Cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sau khi được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ (riêng hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định tại phần II Quyết định này).

- Đối với các khoản hỗ trợ thông qua các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ kế hoạch UBND tỉnh giao, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở liên quan trình UBND tỉnh cấp ứng (khoảng 70%) kinh phí cho các huyện, thành phố, thị xã để chủ động triển khai thực hiện chính sách; phần kinh phí còn lại được cấp sau khi các sở, ngành kiểm tra, trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí.

Trong quá trình thực hiện, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn chủ động bố trí ngân sách cấp mình và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chính sách, đảm bảo chi trả kịp thời cho các đối tượng nhưng không vượt quá kế hoạch UBND tỉnh giao.

4. Hồ sơ hỗ trợ

- Hồ sơ hỗ trợ được lưu trữ tại đơn vị thanh toán hỗ trợ và các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ.

- Ngoài các hồ sơ hỗ trợ theo quy định tại quyết định này, các cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu đơn vị thanh toán hỗ trợ và các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ cung cấp bổ sung các hồ sơ liên quan đảm bảo xác định đúng đối tượng, điều kiện và số tiền hỗ trợ.

5. Kinh phí hỗ trợ được quản lý, sử dụng và quyết toán vào ngân sách các cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Phần II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Chương I

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN

Điều 4. Hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến: Lúa; cam bù, cam chanh, bưởi phúc trạch; chè; rau, củ, quả; nấm; tích tụ ruộng đất; chăn nuôi lợn; chăn nuôi bò thịt; thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 (Khoản 3), Điều 13, Điều 14 (Khoản 4) và Điều 15 (Khoản 1, Khoản 2) Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trong đó:

- Đối với chính sách lúa quy định tại Điều 4: Các doanh nghiệp phải đủ điều kiện sản xuất lúa theo quy định; giống lúa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đánh giá tính thích ứng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với chính sách cam bù, cam chanh, bưi Phúc Trạch quy định tại Điều 5:

+ Hỗ trợ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng: Cây đầu dòng đã được tuyển chọn thông qua bình tuyển và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đang sinh trưởng phát triển tốt.

+ Hỗ trợ xây dựng nhà lưới: Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả có múi theo quy định; thực hiện xây dựng nhà lưới theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho vườn cây đầu dòng (sản xuất cây S0, Sl, S2) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

+ Hỗ trợ trồng mới bưởi Phúc Trạch: Hỗ trợ tiền mua cây giống.

+ Hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm: Thực hiện theo thiết kế định hình mẫu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

+ Hỗ trợ được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP: Hỗ trợ thanh toán chi phí đánh giá, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Đối với chính sách chè quy định tại Điều 6:

+ Hỗ trợ giống, làm đất: Các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng chè công nghiệp nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; giống chè bằng các giống dâm cành, năng suất, chất lượng cao, định mức không quá 18.000 bầu/ha. Đối với giá giống chè tự sản xuất được tính tối đa không quá giá bán giống chè trên thị trường (tại cùng một thời điểm).

+ Đối với hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiết, tiết kiệm: Thực hiện theo thiết kế định hình mẫu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

- Đối với chính sách rau, củ, quả quy định tại Điều 7:

+ Các tổ chức, cá nhân sản xuất rau, củ, quả trên vùng đất cát hoang hóa ven biển theo Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 và các vùng được UBND tỉnh cho phép bổ sung.

+ Các loại rau, củ, quả thuộc danh mục hỗ trợ gồm: Cải bẹ, củ cải, cải thảo, bắp cải, su hào, bầu bí các loại, mướp đắng, cà chua, dưa các loại, cà các loại, các loại đậu thực phẩm, hành các loại, ớt các loại, cà rốt, măng tây. Đối với các loại rau, củ, quả mới không nằm trong danh mục này phải có văn bản đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thực hiện quy trình sản xuất theo Quy trình hoặc hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau, củ, quả của từng loại cây trồng do đơn vị cung ứng giống cung cấp.

- Đối với chính sách nấm quy định tại Điều 8:

+ Hỗ trợ mua giống nấm: Đối với bịch giống, Sợi nấm ăn kín bề mặt bịch, không bị nhiễm mốc (mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc thạch cao,...); đối với giống nấm không đóng bịch, Sợi nấm ăn kín bề mặt bao (hoặc chai, lọ), không bị nhiễm mốc (mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc thạch cao).

+ Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản xuất giống, chế biến: Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống nấm theo quy định.

- Đối với chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất quy định tại Điều 9:

+ Hỗ trợ tinh phí thuế.đất: Diện tích đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho thuê lại phải được sử dụng đsản xuất các loại cây trng có hp đng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

+ Hỗ trợ kinh phí chuyển quyền sử dụng đất: Diện tích đất sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chủ lực của các loại cây trồng hàng năm có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm; được UBND cấp huyện lựa chọn làm vùng triển khai thí điểm (bằng Văn bản).

- Đối với hỗ trợ xử lý chăn nuôi lợn thương phẩm quy định tại Khoản 3, Điều 10:

+ Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý môi trường: Cơ sở chăn nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; công trình xử lý môi trường phải được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

+ Hỗ trợ Hợp tác xã hoặc tổ hợp tác chăn nuôi lợn quy mô nhỏ: Việc xây dựng mới chuồng trại sử dụng mẫu thiết kế định hình theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò thịt quy định tại Khoản 3, Điều 11: Diện tích chuồng trại tối thiểu 5m2/con (bao gồm cả hành lang và sân chơi), đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường (biogas hoặc hố ủ phân có mái che, hệ thống thu gom xử lý nước rỉ phân, hộ lắng rỉ phân).

- Đối với hỗ trợ thành lập nghiệp đoàn nghề cá quy định tại Khoản 2, Điều 13: Đoàn viên tham gia là các chủ tàu cá và lao động trên tàu hoạt động khai thác thủy sản.

- Đối với hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 15:

+ Hỗ trợ đầu tư thiết bị: Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ phải có đủ điều kiện ứng dụng công nghệ sinh học theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.

+ Nội dung ứng dụng công nghệ sinh học gồm:

Khảo nghiệm, phục tráng, lai tạo để tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao hơn các giống phổ biến (đối chứng); Các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng vật nuôi, như vaccine, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón vi sinh; Công nghệ bo quản và chế biến nông - hải sản bằng các chế phẩm vi sinh và enzyme; Các loại enzyme như amylase, cellulase và protease dùng trong công nghiệp dệt, công nghiệp bánh kẹo, rượu bia và nước giải khát.

Các công nghệ sinh học chế biến thực phẩm: Các enzyme (amylase, rennin, ß-galactosidase, invertase, gluco-isomerase, pectinase), các chất phụ gia thực phẩm (các chất tạo ngọt, hương vị, tạo màu, bột nở và làm ổn định, các vitamin, các amino acid, các chất chống oxy hóa, các chất bảo quản, các chất hoạt hóa bề mặt...); các loại thức ăn bổ sung cho chăn nuôi (kháng sinh mới...); các hormone sinh trưởng thực vật (các cytokinin...); các hóa chất chẩn đoán bệnh cho động, thực vật.

Công nghệ phân hủy sinh học, công nghệ bổ sung vi sinh vật vào môi trường để phân hủy chất ô nhiễm, công nghệ xử lý ô nhiễm kim loại và các chất ô nhiễm khác bằng thực vật và nấm; Các thiết bị dò sinh học và theo dõi ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong việc dò nước và khí thải công nghiệp trước khi giải phóng ra môi trường.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác an toàn thực phẩm bảo đảm sức khỏe và đời sống nhân dân; nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ động vật, thực vật và vi sinh vật để sản xuất các loại thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; công nghệ chiết xuất các hoạt chất thiên nhiên từ nguồn dược liệu quý trong nước; công nghệ nhân nhanh sinh khối các loại cây thuốc quý, có chứa các chất có hoạt tính, sinh học cao phục vụ công nghiệp dược phẩm; sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thảo dược.

+ Hỗ trợ cơ sở sản xuất nuôi cấy tế bào: Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất trên địa bàn tỉnh theo quy định của Sở Khoa học và Công nghệ; tạo ra các giống cây trồng vật nuôi đồng đều về hình thái, sạch bệnh, có năng suất chất lượng; làm nhiệm vụ bảo tồn các quỹ gen.

2. Quy trình thực hiện

2.1. Đối với các đối tượng hỗ trợ do cấp tỉnh quản lý

- Sau khi hoàn thành các nội dung thuộc chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp, đơn vị lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gửi Sở Khoa học và Công nghệ đối với chính sách nấm, chính sách ứng dụng công nghệ sinh học); đồng thời gửi Sở Tài chính.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của từng đối tượng (riêng chính sách nấm, chính sách ứng dụng công nghệ sinh học do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện); tổng hợp kết quả gửi Sở Tài chính để trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ.

- Căn cứ quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục cấp kinh phí trực tiếp cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

2.2. Đối với các đối tượng hỗ trợ do cấp huyện quản lý

- UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các đối tượng, tổng hợp kết quả đề nghị hỗ trợ gửi UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện tổ chức nghiệm thu, phê duyệt đối tượng và số tiền hỗ trợ; tổng hợp kết quả gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ (đối với chính sách nấm, chính sách ứng dụng công nghệ sinh học) và gửi Sở Tài chính, UBND tỉnh.

- Căn cứ Quyết định phê duyệt hỗ trợ của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức công khai kết quả phê duyệt và làm thủ tục thanh toán kinh phí trực tiếp cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tiến hành phúc tra, xác định kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

3.1. Đối với chính sách lúa

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị cung ứng bản quyền giống (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

- Quyết định công nhận giống cây trồng mới của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo theo dõi, đánh giá tính thích ứng của giống trên địa bàn tỉnh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Chính sách cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch

a. Hỗ trợ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Văn bản công nhận là cây đầu dòng của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản cam kết của hộ sở hữu cây đầu dòng về việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây đầu dòng được UBND xã xác nhận.

b. Hỗ trợ xây dựng nhà lưới:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy phép sản xuất, kinh doanh giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Biên bản kiểm tra phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng xếp từ loại B trở lên của cơ quan có thẩm quyền (nếu cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp huyện quản lý phải có Biên bản kiểm tra phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh của Đoàn liên ngành cấp huyện; nếu cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp tỉnh quản lý phải có Biên bản kiểm tra phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh của Đoàn liên ngành cấp tỉnh).

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng nhà lưới (trong trường hợp thuê ngoài); Tổng hợp chi phí xây dựng nhà lưới (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

c. Hỗ trợ trồng mới bưởi Phúc Trạch:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua bán cây giống (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

- Thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền.

d. Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng hệ thống tưới (trong trường hợp thuê ngoài); Tổng hợp chi phí xây dựng hệ thống tưới (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

e. Hỗ trợ chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đánh giá, cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

- Bản sao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

3.3. Đối với chính sách chè

a. Hỗ trợ giống, làm đất:

- Kế hoạch diện tích trồng mới chè của UBND cấp huyện, các tổ chức (doanh nghiệp, tổng đội, Ban...).

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ chè giữa các hộ dân với các tổ chức có xác nhận của UBND cấp xã nơi trồng chè.

- Bảng tổng hợp diện tích làm đất để trồng mới chè có ký xác nhận của hộ (đối với hỗ trợ chi phí làm đất).

- Bảng kê số lượng cây giống các hộ ký nhận kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí (đối với giống chè mua ngoài) hoặc Phương án, kế hoạch sản xuất giống chè và Biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện sản xuất giống chè (đối với giống chè tự sản xuất).

b. Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng hệ thống tưới (trong trường hợp thuê ngoài); Tổng hợp chi phí xây dựng hệ thống tưới (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

3.4. Chính sách rau, củ, quả

- Kế hoạch về diện tích trồng rau củ quả của doanh nghiệp, của UBND cấp huyện (đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân).

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua bán giống (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

3.5. Chính sách nấm

a. Hỗ trợ mua giống nấm:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua giống nấm (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

b. Hỗ trợ làm lán trại sản xuất nấm: Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

c. Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản xuất giống, chế biến: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;mua máy móc, thiết bị (kèm theo hóa đơn chứng từ để xác minh chi phí); hồ sơ chứng minh chi phí mua vật tư để đầu tư, xây dựng lò sấy, hấp... (nếu tự xây dựng).

3.6. Chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất

a. Hỗ trợ kinh phí thuê đất:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng thuê đất của tổ chức, cá nhân thuê đất đã ký với cơ quan có thẩm quyền kèm theo bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thuê của các tổ chức, cá nhân cho thuê.

- Kế hoạch sản xuất của tổ chức, cá nhân bên thuê đất kèm theo Hợp đồng liên kết tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trên diện tích đất thuê.

b. Hỗ trợ kinh phí chuyển quyền sử dụng đất:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau khi chuyển nhượng) kèm theo hồ sơ để xác định chi phí chuyển quyền sử dụng đất.

- Kế hoạch sản xuất của tổ chức, cá nhân nhận quyền chuyển nhượng đất kèm theo Hợp đồng liên kết tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trên diện tích đất chuyển nhượng.

3.7. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn

a. Hỗ trợ xây dựng mới cơ sở chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và cấp bố mẹ có quy mô tập trung từ 300 con trở lên:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quy hoạch chi tiết hoặc Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua lợn giống ông bà, bố mẹ.

- Hồ sơ nguồn gốc giống: Lý lịch lợn nái ghi rõ giống; số hiệu; giống cấp ông bà, bố mẹ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu nhập ngoại).

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

- Hợp đồng nguyên tắc hoặc bản cam kết giữa cơ sở sản xuất giống với UBND cấp huyện về việc cung cấp giống cho các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn (ít nhất là 05 năm).

b. Hỗ trợ nuôi giữ giống gốc: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 116/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản.

c. Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý môi trường:

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quy hoạch chi tiết hoặc Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

d. Hỗ trợ Hợp tác xã hoặc tổ hợp tác chăn nuôi lợn quy mô nhỏ:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; Hợp đồng hợp tác của Tổ hợp tác có chứng thực của UBND xã.

- Hợp đồng liên kết chăn nuôi giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với cơ sở cung ứng giống.

- Biên bản thả lợn giống có đại diện của UBND cấp xã.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mới chuồng trại, công trình xử lý môi trường (trong trường hợp thuê ngoài), mua con giống; Tổng hợp chi phí xây dựng chuồng trại, mua con giống, xây dựng công trình xử lý môi trường (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

e. Hỗ trợ kinh phí quản lý, tập huấn, đánh giá và thẩm định các chủ cơ sở chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn VietGAHP

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP do tổ chức chứng nhận VietGAHP cấp.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giữa cơ sở với tổ chức chứng nhận VietGAHP (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

- Kế hoạch phê duyệt của UBND cấp huyện kèm theo Bảng tổng hợp danh sách của UBND cấp huyện về số lượng cơ sở chăn nuôi lợn thịt đăng ký chứng nhận VietGAHP trong năm (đối với cơ sở do cấp huyện quản lý).

3.8. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa cơ sở chăn nuôi với tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm.

- Biên bản thả giống bò thịt có đại diện của UBND cấp xã.

- Báo cáo đánh giá tác môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận.

3.9. Chính sách phát triển thủy sản

a. Hỗ trợ sản xuất và cung ứng giống cá:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Phương án và dự toán kinh phí sản xuất và cung ứng giống cá được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua giống cá bố mẹ (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

- Văn bản xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Nuôi trồng thủy sản) về giống cá bố mẹ đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn ngành số 28TCN 131:1998.

b. Hỗ trợ thành lập nghiệp đoàn nghề cá:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Quy chế hoạt động Nghiệp đoàn nghề cá.

- Quyết định thành lập Nghiệp đoàn nghề cá của Liên đoàn lao động cấp huyện.

3.10. Hỗ trợ xây dựng lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận.

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Văn bản thống nhất của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường về công nghệ và quy hoạch.

- Dự toán đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng xây dựng, lắp đặt lò đốt rác (kèm theo các hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí xây dựng).

3.11. Đối với hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học

a. Hỗ trợ đầu tư thiết bị: Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua máy móc, thiết bị (kèm theo các hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí đầu tư thiết bị).

b. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo về sản phẩm (hoặc mô hình) và dự toán để hình thành nên sản phẩm (hoặc mô hình).

- Quyết định và biên bản họp Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành cấp tỉnh thẩm định kết quả và kinh phí (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có).

- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ lĩnh vực công nghệ sinh học (trong trường hợp có chuyển giao); tổng hợp chi phí thực hiện ứng dụng công nghệ (kèm theo các hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

c. Hỗ trợ cơ sở sản xuất nuôi cấy tế bào:

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo về sản phẩm (hoặc mô hình) và dự toán để hình thành nên sản phẩm (hoặc mô hình).

- Quyết định và biên bản họp Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành theo cấp tỉnh thẩm định kết quả và kinh phí (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào (trong trường hợp có chuyển giao); tổng hợp chi phí thực hiện nuôi cấy tế bào (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí).

Điều 5. Hỗ trợ sản xuất bò lai Zebu, bò chất lượng cao; công tác thụ tinh nhân tạo trong phát triển chăn nuôi bò

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 11 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trong đó: kinh phí đào tạo dẫn tinh viên được sử dụng theo chế độ quy định, tối đa không quá 08 triệu đồng/người.

2. Quy trình thực hiện

- Căn cứ chỉ tiêu định hướng sản xuất nông nghiệp hàng năm UBND tỉnh giao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh lập kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai (bao gồm cả chi phí đánh giá, nghiệm thu của Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính. Đối với đào tạo dẫn tinh viên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, kinh phí và cấp cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh để triển khai thực hiện. Riêng kinh phí đánh giá, nghiệm thu sẽ được cấp sau khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh quyết toán kinh phí thực hiện (đối với kinh phí nghiệm thu, đánh giá của Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện được cấp qua ngân sách cấp huyện).

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quyết toán kinh phí sử dụng theo chế độ quy định.

3. Hồ sơ hỗ trợ

a. Hỗ trợ sản xuất bò lai Zebu, bò chất lượng cao:

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua tinh, vật tư (kèm theo hóa đơn tài chính).

- Hợp đồng thực hiện bò lai Zê bu; Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện.

- Bảng tổng hợp danh sách số lượng bò cái có chửa của từng hộ có xác nhận của UBND cấp xã.

- Bảng tổng hợp kết quả số lượng bò cái có chửa của huyện (TP,TX) theo từng xã, phường, thị trấn.

- Bảng tổng hợp vật tư đã sử dụng (tinh, ni tơ...) có xác nhận của từng huyện, thị xã, thành phố kèm theo danh sách ký nhận vật tư.

- Hồ sơ và hóa đơn tài chính sử dụng dụng kinh phí hỗ trợ.

b. Hỗ trợ đào tạo dẫn tinh viên:

- Bản sao xuất trình bản chính (hoặc Bản sao có chng thực) Văn bằng hoặc Chứng chỉ chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo dẫn tinh viên.

- Văn bản cử đi đào tạo của UBND cấp xã.

- Bản cam kết làm việc và phục vụ với địa phương từ 5 năm trở lên.

c. Hỗ trợ mua bình đựng và bảo quản tinh; dụng cụ cấp cho dẫn tinh viên:

- Báo cáo thực trạng sử dụng bình đựng bảo quản tinh và dụng cụ cấp phát cho dẫn tinh viên của Trung tâm Khuyến nông.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua các loại vật tư trên (kèm theo hóa đơn tài chính).

- Biên bản giao nhận bình đựng ni tơ và bảo quản tinh giữa Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi cấp huyện.

- Biên bản giao nhận dụng cụ cấp phát cho dẫn tinh viên giữa Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện với dẫn tinh viên.

Điều 6. Hỗ trợ công tác thú y

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Quy trình thực hiện

- Hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh lập kế hoạch và dự toán kinh phí mua sắm các loại vắc xin, hóa chất xử lý dập dịch (riêng hóa chất xử lý dập dịch đối với bệnh thủy sản nguy hiểm được lập khi có phát sinh dịch) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, kinh phí và cấp cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y để triển khai thực hiện.

- Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Hồ sơ hỗ trợ

a. Hỗ trợ mua vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch nguy hiểm trên gia súc, gia cầm:

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị hỗ trợ cấp vắc xin, hóa chất hỗ trợ phòng, chống dịch trong đó nêu rõ tình hình diễn biến dịch và phương án sử dụng vắc xin, hoá chất.

- Phiếu xét nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra kết luận dịch bệnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

- Quyết toán số lượng vắc xin, báo cáo kết quả sử dụng hoá chất để phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y).

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua vắc xin, hóa chất, phiếu nhập, xuất kho; biên lai (hóa đơn) thu phí thẩm định giá vắc xin, hóa chất; hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu (nếu có); tổng hợp kết quả sử dụng vắc xin, hoá chất.

b. Hỗ trợ mua hóa chất xử lý dập dịch đối với dịch bệnh thủy sản nguy hiểm:

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị cấp hóa chất hỗ trợ xử lý dập dịch (kèm theo tổng hợp danh sách các hộ, cơ sở nuôi bị dịch bệnh cần xử lý, trong đó nêu rõ diện tích; mức nước ao nuôi).

- Phiếu xét nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với ổ dịch đầu tiên hoặc biên bản kiểm tra kết luận dịch bệnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc huyện (đối với những ổ dịch tiếp theo có dấu hiệu lâm sàng giống ổ dịch đầu tiên trong cùng 01 xã, phường thị trấn, cùng 01 vùng có chung nguồn nước cấp và trong cùng giai đoạn có dịch thì không nhất thiết phải lấy mẫu xét nghiệm).

- Biên bản xử lý dịch bệnh, gồm có đại diện: cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

- Báo cáo kết quả sử dụng hóa chất của UBND cấp huyện.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn về mua hóa chất, phiếu nhập, xuất kho; biên lai (hóa đơn) thu phí thẩm định giá hóa chất; hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu (nếu có); tổng hợp kết quả sử dụng hoá chất.

Điều 7. Hỗ trợ xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu

1. Hỗ trợ xây dựng vườn mẫu

a. Nội dung và mức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

b. Quy trình thực hiện:

- Hộ gia đình đăng ký, UBND xã lựa, tổng hợp danh sách xây dựng vườn mẫu trình UBND huyện phê duyệt (không vượt quá kế hoạch tỉnh giao). Căn cứ danh sách phê duyệt của UBND cấp huyện, UBND xã lập và phê duyệt phương án - dự toán (sau khi có Văn bản thống nhất của Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp huyện) để các hộ gia đình tổ chức thực hiện.

- Định kỳ 02 lần trong năm (khoảng tháng 6 và tháng 10), UBND xã tổng hợp các vườn mẫu đã xây dựng hoàn thành các tiêu chí theo quy định của UBND tỉnh đề nghị UBND cấp huyện nghiệm thu, xác định hỗ trợ.

- UBND cấp huyện tổ chức nghiệm thu, xác định các vườn mẫu đủ điều kiện hỗ trợ gửi Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh để kiểm tra, xác nhận.

- Sau khi Văn phòng Điều phối nông thôn mới có văn bản xác nhận vườn mẫu đã hoàn thành các tiêu chí theo quy định, UBND cấp huyện phê duyệt danh sách, số tiền hỗ trợ vườn mẫu; tổng hợp kết quả phê duyệt gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho địa phương. Kinh phí hỗ trợ được cấp qua ngân sách cấp xã để UBND xã thanh toán trực tiếp cho các hộ gia đình được hỗ trợ.

c. Hồ sơ hỗ trợ:

- Quyết định phê duyệt danh sách và số tiền hỗ trợ xây dựng vườn mẫu của UBND cấp huyện.

- Quyết định phê duyệt phương án - dự toán xây dựng vườn mẫu của UBND xã kèm theo văn bản thống nhất của Văn phòng Điều phối nông thôn mới nông thôn mới cấp huyện.

- Biên bản nghiệm thu, xác định điều kiện hỗ trợ của UBND cấp huyện.

- Văn bản xác nhận vườn mẫu hoàn thành các tiêu chí của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh.

2. Hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu

a. Nội dung và mức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

b. Quy trình thực hiện:

- UBND xã lựa chọn, tổng hợp danh sách xây dựng khu dân cư mẫu trình UBND huyện phê duyệt (không vượt quá kế hoạch tỉnh giao). Căn cứ danh sách phê duyệt của UBND cấp huyện, UBND xã lập và phê duyệt phương án - dự toán (sau khi có văn bản thống nhất của Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện) để tổ chức thực hiện.

- Định kỳ 02 lần trong năm (khoảng tháng 6 và tháng 10), UBND xã tổng hợp các khu dân cư mẫu đã xây dựng hoàn thành các tiêu chí theo quy định, đề nghị UBND cấp huyện nghiệm thu, xác định hỗ trợ.

- UBND cấp huyện tổ chức nghiệm thu và phê duyệt danh sách, số tiền hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu; tổng hợp kết quả phê duyệt gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phúc tra, xác định số tiền tỉnh hỗ trợ trình UBND tỉnh quyết định.

c. Hồ sơ hỗ trợ:

- Quyết định phê duyệt danh sách và số tiền hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu của UBND cấp huyện.

- Quyết định phê duyệt phương án - dự toán xây dựng khu dân cư mẫu của UBND xã kèm theo văn bản thống nhất của Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện.

- Biên bản nghiệm thu, xác định điều kiện hỗ trợ của UBND cấp huyện.

3. Hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới

a. Nội dung và mức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 14 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

b. Quy trình thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định để xây dựng công trình hạ tầng phát triển sản xuất, phúc lợi.

c. Hồ sơ hỗ trợ: Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của UBND tỉnh.

Điều 8. Hỗ trợ mua chế phẩm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh; tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh thuộc chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học

1. Hỗ trợ mua chế phẩm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

a. Nội dung và mức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 15 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

b. Quy trình thực hiện:

- Định kỳ trước tháng 10 năm trước, UBND cấp huyện tổng hợp nhu cầu hỗ trợ mua chế phẩm sinh học trên địa bàn gửi Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

- Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chính sách hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho các huyện, thành phố, thị xã.

- Căn cứ kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho UBND các xã (chi tiết danh sách đến từng hộ, tổ chức được hỗ trợ).

- UBND xã trực tiếp ký hợp đồng mua, bán và thanh toán kinh phí mua chế phẩm với đơn vị cung ứng; chế phẩm được cung cấp trực tiếp cho các hộ, tổ chức được hỗ trợ.

- UBND cấp huyện tổ chức nghiệm thu và phê duyệt danh sách, số tiền hỗ trợ; cấp kinh phí hỗ trợ qua ngân sách xã; tổng hợp kết quả hỗ trợ gửi Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phúc tra kết quả hỗ trợ; tổng hợp trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện cho các địa phương.

c. Hồ sơ hỗ trợ:

- Quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ của UBND cấp huyện;

- Quyết định phê duyệt danh sách, số tiền hỗ trợ của UBND cấp huyện kèm theo Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện hỗ trợ đối với từng hộ, từng tổ chức được hỗ trợ.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và hồ sơ thanh toán kinh phí mua chế phẩm sinh học kèm theo Danh sách nhận chế phẩm có ký nhận của các hộ, các tổ chức được hỗ trợ.

2. Hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất phân vi sinh

a. Nội dung và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

b. Quy trình thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương tổng hợp nhu cầu tập huấn; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, kinh phí tổ chức tập huấn. Kinh phí tổ chức tập huấn cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ theo kế hoạch được duyệt và thanh quyết toán theo quy định.

Chương II

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN

Điều 9. Chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trong đó, các chợ được hỗ trợ nằm trên địa bàn nông thôn, thuộc quy hoạch phát triển hệ thống chợ đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Quy trình thực hiện

- Định kỳ trước tháng 30/9 năm trước, UBND cấp huyện tổng hợp nhu cầu hỗ trợ xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng chợ trên địa bàn (gắn với xây dựng nông thôn mới) gửi Sở Công thương và Sở Tài chính.

- Căn cứ dự toán bố trí thực hiện chính sách hàng năm, Sở Công thương tổng hợp (bao gồm cả đối tượng do Sở Công thương quản lý), phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ (chi tiết danh sách chợ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng).

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Kinh phí hỗ trợ cấp cho các đối tượng được hỗ trợ theo phân cấp ngân sách.

3. Hồ sơ hỗ trợ

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách của UBND cấp huyện (đối với đối tượng do cấp huyện và cấp xã quản lý); của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (đối với các đối tượng do cấp tỉnh quản lý).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của các tổ chức, cá nhân.

- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

- Hồ sơ dự toán, thiết kế, nghiệm thu khối lưng hoàn thành, quyết toán công trình dược phê duyệt kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán dùng để xác định chi phí hỗ trợ.

Điều 10. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ tiêu thụ sản phẩm

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trong đó:

- Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại Khoản 5, Điều 17: Quy mô tối thiểu mỗi phiên chợ trên 10 gian hàng tiêu chuẩn/phiên; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.

- Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại Khoản 6, Điều 17: Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, được UBND tỉnh cử hoặc đồng ý cho phép tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.

2. Quy trình thực hiện

- Định kỳ trước 20/10 năm trước, Sở Công thương tổng hợp, thẩm nhu cầu kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ tiêu thụ sản phẩm gửi Sở Tài chính; Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.

- Căn cứ dự toán bố trí thực hiện chính sách hàng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công thương trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ (chi tiết nội dung, đối tượng và số tiền hỗ trợ).

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công thương tổ chức nghiệm thu, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ đối với từng tổ chức, cá nhân trình UBND tỉnh phê duyệt. Kinh phí hỗ trợ được cấp cho Sở Công Thương để thanh toán trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ.

3. Hồ sơ hỗ trợ

a. Đối với chính sách quy định tại Khoản 1, Điều 17: Hợp đồng và các chứng từ thanh toán chi phí đăng quảng cáo trên các ấn phẩm, phương tiện thông tin đại chúng hoặc website thương mại; các thông tin, hình ảnh chứng minh đơn vị đã thực hiện quảng cáo (Ảnh chụp của Website nơi đăng quảng cáo của tổ chức, cá nhân, hoặc đĩa phim đã quảng cáo; hình ảnh, tin, bài đã đăng trong các báo, tạp chí).

b. Đối với chính sách quy định tại Khoản 2, Điều 17:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân tự thiết kế, xây dựng website: Các chứng từ thanh toán liên quan đến chi phí xây dựng và duy trì website; thông tin, hình ảnh mô tả website của doanh nghiệp đã thực hiện.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp thiết kế, xây dựng website: Hợp đồng kèm theo chứng từ thanh toán chi phí thuê các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng website hoặc thuê gian hàng thương mại điện tử theo quy định; thông tin, hình ảnh mô tả website, gian hàng của tổ chức, cá nhân.

c. Đối với chính sách quy định tại Khoản 4, Điều 17: Báo cáo tài chính 2 năm liền kề; bảng kê kèm theo hồ sơ chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ đạt tối thiểu 01 tỷ đồng/năm; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan đến thiết kế, in ấn, sản xuất bao bì, nhãn mác, giấy hộp đóng gói.

d. Đối với chính sách quy định tại Khoản 5, Điều 17: Hồ sơ, chứng từ chứng minh các chi phí lắp đặt, xây dựng gian hàng, vận chuyển hàng hóa hoặc tổ chức bán hàng; Kế hoạch tổ chức phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về bán ở địa bàn nông thôn có xác nhận của chính quyền cấp xã hoặc Sở Công thương; Báo cáo kết quả về tình hình thực hiện tổ chức các phiên chợ, chương trình đưa sản phẩm của tỉnh về bán hàng tại địa bàn nông thôn.

e. Đối với chính sách quy định tại Khoản 6, Điều 17:

- Trường hp tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường theo chương trình chung của tỉnh, hồ sơ gồm: Giấy mời hoặc văn bản đề nghị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì tổ chức; Văn bản đăng ký tham gia chương trình của tổ chức, cá nhân được sự đồng ý của UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền; Bảng kê tổng hợp các chi phí kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân tự tổ chức thực hiện xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ không thuộc chương trình của tỉnh nhưng được UBND tỉnh đồng ý, hồ sơ gồm: Giấy mời hoặc văn bản đề nghị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì tổ chức; Văn bản đồng ý của UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền; Bảng kê tổng hợp các chi phí kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.

f. Đối với chính sách quy định tại Khoản 7, Điều 17: Kế.hoạch khảo sát, nghiên cứu thị trường; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan phục vụ điều tra, nghiên cứu thị trường, xuất bản ấn phẩm; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát kèm theo các cơ sở dữ liệu đã khảo sát, điều tra.

g. Đối với chính sách quy định tại Khoản 8, Điều 17: Hợp đồng và các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan đến thiết kế, đăng ký và xây dựng thương hiệu; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

h. Đối với chính sách quy định tại Khoản 9, Điều 17: Bảng kê, kèm các hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ đạt trên 70 tấn sản phẩm/năm; Hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh giữa tổ chức, cá nhân với các siêu thị, hệ thống phân phối lớn; hồ sơ, chứng từ liên quan chứng minh về giá trị, khối lượng hàng hóa đã bán trong siêu thị, hệ thống phân phối lớn.

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XI MĂNG LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG

Điều 11. Chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng

1. Nội dung và mức hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Tổng mức hỗ trợ tối đa của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá kế hoạch UBND tỉnh giao.

2. Quy trình thực hiện

a. Chuẩn bị đầu tư

- UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng; tổ chức họp dân; công bố mức hỗ trợ của Nhà nước và mức đóng góp của nhân dân trong khu vực; nếu đạt được thoả thuận (có biên bản cam kết), UBND cấp xã rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch trình UBND cấp huyện để xem xét, cân đối, bố trí vốn kế hoạch theo thứ tự ưu tiên.

- UBND cấp huyện căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, tổng hợp, đăng ký kế hoạch với UBND tỉnh và không điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện.

- Sau khi có quyết định ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND cấp huyện ban hành quyết định giao chỉ tiêu xây dựng đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng cho từng xã, phường, thị trấn; Ngân sách tỉnh không hỗ trợ xi măng đối với các công trình đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng ngoài kế hoạch UBND tỉnh ban hành đầu năm.

- Căn cứ kế hoạch được giao, UBND cấp xã tổ chức lập Báo cáo kỹ thuật - dự toán trên cơ sở mẫu thiết kế định hình đã được Sở Giao thông vận tải (đối với công trình đường giao thông, rãnh thoát nước), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với công trình kênh mương nội đồng) ban hành và mẫu hồ sơ dự toán được Sở Xây dựng ban hành, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, trình phòng chuyên môn của cấp huyện thẩm định, trên cơ sở đó UBND cấp xã ra quyết định phê duyệt.

b. Ký hợp đồng với đơn vị cung ứng xi măng

- Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh về lựa chọn đơn vị cung ứng, giá mua xi măng, Sở Tài chính (được UBND tỉnh ủy quyền) tiến hành đàm phán, ký hợp đồng nguyên tắc với các đơn vị cung ứng về các nội dung: chủng loại xi măng PCB40; giá cả, phương thức thanh toán, cách thức giao nhận và các nội dung khác có liên quan.

- UBND cấp xã trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị cung ứng về khối lượng, địa điểm giao nhận (thống nhất giữa UBND cấp xã và đơn vị cung ứng) theo Quyết định, chủ trương của UBND tỉnh.

c. Thi công, giám sát thi công và nghiệm thu, quyết toán công trình

- Thi công công trình: Giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự tổ chức thực hiện. Trường hợp cộng đồng dân cư không có khả năng hoặc điều kiện thực hiện thì xem xét lựa chọn nhóm thợ hoặc cá nhân trong xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, tổ dân phố có đủ năng lực để thực hiện nhưng phải được sự thống nhất của cộng đồng dân cư, không được thuê, hợp đồng với các nhà thầu xây dựng.

- Nhận, phân bổ xi măng: UBND cấp xã đăng ký nhu cầu, thời gian nhận xi măng gửi UBND cấp huyện để tổng hợp gửi đơn vị cung ứng; trực tiếp nhận xi măng tại địa bàn xã, phường, thị trấn (đến hết ngày 20/12 năm thực hiện); phân bổ xi măng kịp thời cho các thôn, xóm, tổ dân phố để thực hiện kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Thực hiện giám sát cộng đồng trong quá trình đầu tư xây dựng: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện nội dung giám sát quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 05/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- UBND cấp xã tổ chức nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng, nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành từng công trình.

- Căn cứ vào Báo cáo kỹ thuật - dự toán được duyệt, kết quả nghiệm thu hoàn thành từng công trình, UBND cấp xã lập hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành.

d. Tổng hợp, quyết toán khối lượng xi măng các cấp ngân sách hỗ trợ làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng.

- UBND cấp xã:

+ Đối chiếu khối lượng xi măng giao nhận đến hết ngày 20/12 năm thực hiện; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng về số lượng, chất lượng với đơn vị cung ứng.

+ Căn cứ kết quả nghiệm thu, quyết toán hoàn thành các công trình và khối lượng xi măng nhận đến hết ngày 20/12 năm thực hiện, tổng hợp khối lượng xi măng đã sử dụng gửi UBND cấp huyện để làm cơ sở thẩm định khối lượng xi măng được hỗ trợ.

- UBND cấp huyện:

+ Đối chiếu khối lượng xi măng giao nhận đến hết ngày 20/12 năm thực hiện giữa UBND cấp xã và đơn vị cung ứng trong năm để làm cơ sở thẩm định khối lượng xi măng được hỗ trợ.

+ Tiến hành kiểm tra kết quả nghiệm thu; thẩm định quyết toán khối lượng xi măng hỗ trợ đối với từng công trình do cấp xã đề nghị. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và khối lượng xi măng được hỗ trợ theo từng công trình, từng xã gửi Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/12 năm thực hiện để làm cơ sở kiểm tra, xác định khối lượng xi măng được hỗ trợ và kinh phí các cấp ngân sách đảm bảo.

e. Thanh toán kinh phí mua xi măng cho đơn vị cung ứng

- Kinh phí mua xi măng hàng năm được thanh toán tập trung tại ngân sách tỉnh và thực hiện khấu trừ vào nguồn chi chuyển giao ngân sách các cấp năm tiếp theo (phần kinh phí do ngân sách cấp huyện, cấp xã đảm bảo).

UBND cấp huyện, cấp xã ủy quyền bằng văn bản cho Sở Tài chính chi trả kinh phí mua xi măng cho đơn vị cung ứng (đối với phần kinh phí do ngân sách cấp mình đảm bảo). Hàng năm, UBND cấp huyện tổng hợp các văn bản ủy quyền (của UBND cấp huyện, cấp xã) gửi Sở Tài chính.

- Hàng quý, Sở Tài chính thanh toán tiền mua xi măng bằng mức 70% giá trị xi măng thực cung ứng theo giao nhận hóa đơn, hồ sơ giữa đơn vị cung ứng xi măng với Sở Tài chính; đến quý I năm sau, khi đơn vị cung ứng xi măng đã bàn giao đủ hồ sơ giao nhận xi măng, hóa đơn giá trị gia tăng và các hồ sơ liên quan khác, Sở Tài chính thanh toán toàn bộ giá trị xi măng thực cung ứng đến hết ngày 30/11 năm thực hiện (trong phạm vi hợp đồng nguyên tắc đã ký).

3. Hồ sơ hỗ trợ

a. UBND cấp xã:

- Quyết định phân bổ khối lượng xi măng hỗ trợ đối với từng công trình.

- Văn bản ủy quyền Sở Tài chính thanh toán phần kinh phí mua xi măng do ngân sách cấp mình đảm bảo và cam kết bố trí, huy động đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch được giao.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế, dự toán công trình được duyệt trong đó phải xác định rõ khối lượng xi măng sử dụng theo thiết kế, dự toán được duyệt đối với từng công trình (kèm theo bản vẽ thiết kế định hình hồ sơ dự toán).

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung ứng xi măng đã ký kết với đơn vị cung ứng.

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành, trong đó xác định rõ khối lượng xi măng sử dụng xây dựng công trình.

- Quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành của UBND cấp xã, trong đó phải xác định rõ khối lượng xi măng sử dụng xây dựng công trình (kèm theo hồ sơ).

- Các tài liệu liên quan khác (Quyết định thành lập Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn, Nghị quyết công nhận Ban giám sát cộng đồng, quyết định giao nhiệm vụ thi công hoặc hợp đồng thi công, biên bản giao nhận xi măng giữa UBND cấp xã và các thôn, tổ dân phố...).

b. UBND cấp huyện:

- Quyết định cơ chế hỗ trợ, giao chỉ tiêu của UBND cấp huyện đối với UBND cấp xã.

- Văn bản ủy quyền cho Sở Tài chính thanh toán phần kinh phí mua xi măng do ngân sách cấp mình đảm bảo và cam kết bố trí, huy động đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch được giao. Đồng thời tổng hợp các văn bản ủy quyền thanh toán phần kinh phí mua xi măng và cam kết bố trí, huy động đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch được .giao của UBND cấp xã.

- Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu của UBND cấp huyện đối với UBND cấp xã.

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT

Điều 12. Chính sách hỗ trợ lãi suất

1. Khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Loại cho vay và thời hạn cho vay được hỗ trợ lãi suất: Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

3. Mức hỗ trợ lãi suất: Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Quy định kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

4. Quy trình, thủ tục hỗ trợ lãi suất

- Khi có nhu cầu vay vốn được hỗ trợ lãi suất, khách hàng vay vốn lập Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất gửi UBND xã (theo mẫu số 01/HTLS/2017 đính kèm). UBND xã (nơi khách hàng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh) kiểm tra, xác nhận vào Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất của khách hàng. Việc xác nhận cho vay được hỗ trợ lãi suất, UBND xã thực hiện trong phạm vi kế hoạch UBND huyện phê duyệt, đảm bảo mức hỗ trợ không vượt quá kế hoạch UBND tỉnh giao.

- Khi vay vốn, khách hàng gửi hồ sơ vay vốn kèm theo Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất (đã được UBND xã xác nhận) cho tổ chức tín dụng (viết tắt là TCTD) cho vay. Sau khi khách hàng được TCTD hoàn thành thủ tục cho vay, khách hàng gửi 01 bộ hồ sơ vay vốn (bản sao) cho UBND xã để quản lý, theo dõi làm cơ sở thực hiện hỗ trợ lãi suất. Hồ sơ gửi UBND xã gồm: Hợp đồng tín dụng đã ký giữa khách hàng với TCTD; phương án sử dụng vốn vay của khách hàng đã được TCTD thẩm định (hoặc xác nhận).

- Khi thu lãi tiền vay, TCTD thu toàn bộ số lãi tiền vay của khách hàng theo hợp đồng tín dụng và lập Giấy xác nhận số lãi suất vốn vay được hỗ trợ của khách hàng (theo mẫu số 02/HTLS/2017 đính kèm). Giấy xác nhận được lập thành 03 bản: 01 bản chuyển cho khách hàng, 01 bản gửi UBND xã (kèm theo Danh sách khách hàng được hỗ trợ lãi suất), 01 bản lưu tại TCTD.

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 tháng đầu của quý sau), TCTD tổng hợp danh sách khách hàng được hỗ trợ lãi suất gửi UBND xã (theo mẫu số 03/HTLS/2017 đính kèm); UBND cấp xã tổng hợp danh sách, nhu cầu kinh phí hỗ trợ lãi suất gửi UBND cấp huyện đề nghị kiểm tra, phê duyệt hỗ trợ.

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu của quý sau), UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện và phê duyệt số tiền hỗ trợ của từng khách hàng. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, sau khi UBND cấp huyện phê duyệt kết quả hỗ trợ, UBND xã thực hiện thanh toán cho khách hàng (trừ trường hợp có thống nhất khác với khách hàng) và thực hiện công khai kết quả hỗ trợ theo quy định.

Trường hợp qua kiểm tra, phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND xã và TCTD cho vay kiểm tra, xác minh lại trước khi chi trả tiền hỗ trợ. Tuyệt đối không được hỗ trợ sai đối tượng, vượt mức hỗ trợ theo quy định của HĐND tỉnh.

- UBND cấp huyện tổng hợp kết quả hỗ trợ lãi suất trên địa bàn hàng quý gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trước ngày 20 của quý tiếp theo.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phúc tra, xác định kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh quyết định.

5. Hồ sơ thanh toán hỗ trợ lãi suất

- Quyết định phân bổ vốn thực hiện hỗ trợ lãi suất của UBND xã (hoặc Văn bản thông báo số vốn thực hiện hỗ trợ lãi suất của cấp có thẩm quyền).

- Biên bản kiểm tra trước khi xác nhận vào Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất của khách hàng.

- Biên bản kiểm tra, xác định điều kiện, số tiền hỗ trợ lãi suất của khách hàng kèm theo bản sao hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn của UBND cấp huyện kèm theo danh sách khách hàng được hỗ trợ.

- Danh sách khách hàng được hỗ trợ lãi suất kèm theo Giấy xác nhận số lãi suất vốn vay được hỗ trợ của từng khách hàng do TCTD cung cấp.

- Hồ sơ, chứng từ thanh toán (Giấy rút dự toán, danh sách nhận tiền...)

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì ban hành quy định, các Văn bản hướng dẫn về một số tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được nêu tại Quy định này.

- Hàng năm, lập kế hoạch về khối lượng, nội dung cụ thể, dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách theo hướng lồng ghép các nguồn vốn, gửi Sở Tài chính tổng hợp.

- Phối hợp với các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tham mưu lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chính sách.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của từng đối tượng tỉnh kiểm tra và cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp, trình UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, phúc tra kết quả triển khai thực hiện chính sách của UBND cấp huyện.

- Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu phân bổ nguồn kinh phí cho cấp huyện để thực hiện chính sách (bao gồm bố trí trả nợ thực hiện chính sách năm trước) đảm bảo không vượt dự toán ngân sách hằng năm.

- Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông thôn mới hằng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính hướng dẫn việc thực hiện kiểm tra trước khi xác nhận vào Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất của khách hàng; hướng dẫn việc kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền phải hỗ trợ cho từng khách hàng trước khi thanh toán tiền hỗ trợ cho khách hàng.

- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch làm kênh mương nội đồng theo cơ chế hỗ trợ xi măng trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn các địa phương trong việc sử dụng hồ sơ mẫu thiết kế định hình đã được ban hành, công tác quản lý chất lượng, bảo trì công trình. Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ và cuối năm báo cáo UBND tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai của các địa phương; trong đó chú trọng kiểm tra khối lượng thực hiện, chất lượng vật tư, biện pháp tổ chức thi công, chất lượng công trình, đánh giá có phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sử dụng xi măng sai mục đích, sai đối tượng, thi công công trình không đảm bảo chất lượng phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các đề xuất, kiến nghị của địa phương.

- Hàng tuần, hàng tháng, đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương về UBND tỉnh (vào trước 10h ngày thứ 6 hàng tuần).

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm; phối hợp tham mưu bố trí lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo, tham mưu UBND tỉnh nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra, phúc tra kết quả triển khai thực hiện chính sách của UBND cấp huyện;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí cho cấp huyện để thực hiện chính sách (bao gồm bố trí trả nợ thực hiện chính sách năm trước) đảm bảo không vượt dự toán ngân sách hàng năm.

- Hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã bố trí kinh phí thực hiện chính sách theo Quy định này vào dự toán ngân sách cấp huyện hàng năm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện kiểm tra trước khi xác nhận vào Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất của khách hàng; hướng dẫn việc kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền phải hỗ trợ cho từng khách hàng trước khi thanh toán tiền hỗ trợ cho khách hàng.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh và UBND cấp huyện kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương kiểm tra, rà soát, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng, đảm bảo đơn vị cung ứng đủ điều kiện, năng lực, đảm bảo chất lượng, giá thành thấp nhất và đúng quy định.

- Ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị có đủ điều kiện, năng lực để chọn cung ứng xi măng, đảm bảo chất lượng, giá thành thấp nhất, với các nội dung: Giá cả, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, giao nhận (khi ký hợp đồng cung ứng xi măng phải quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng là bố trí xe có tải trọng phù hợp với tuyến đường để vận chuyển xi măng đến trung tâm các thôn, xóm, tổ dân phố của địa phương), kế hoạch cung ứng và các nội dung khác liên quan; trực tiếp thanh toán, quyết toán với nhà cung ứng.

- Chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn địa phương (các đơn vị sử dụng xi măng) về phương thức và thủ tục thanh toán theo hướng cung cấp có kiểm soát khối lượng xi măng đảm bảo thuận tiện, kịp thời và đầy đủ.

- Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán đối với công trình thực hiện theo phương thức “Nhân dân làm công trình - Nhà nước hỗ trợ vật tư”.

- Kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ trong quá trình hiện chính sách.

3. Sở Giao thông vận tải

- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thị xã xây dựng kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước theo cơ chế hỗ trợ xi măng trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ thực hiện chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước.

- Theo chức năng nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các văn bản hướng dẫn về quy mô kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng, quản lý bảo trì đối với hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.

- Thành lập các tổ công tác, xây dựng kế hoạch định kỳ hằng tháng, hằng quý kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai của địa phương; trong đó chú trọng kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, khối lượng thực hiện, chất lượng công trình, đánh giá có phù hợp với các tiêu chí nông thôn mới, kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sử dụng xi măng sai mục đích, sai đối tượng, thi công công trình không đảm bảo chất lượng phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm.

- Kịp thời kiểm tra, xử lý, giải thích, hướng dẫn, trả lời các đề xuất, kiến nghị của địa phương.

- Hằng tuần (10 giờ thứ 6), hằng tháng (ngày 26), đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương về UBND tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện chính sách hàng năm.

5. Sở Xây dựng: Hướng dẫn việc lập quy hoạch mặt bằng sử dụng đất và thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết đối với các dự án trên 5ha phải lập quy hoạch chi tết theo đúng quy định.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý đối với chính sách nấm, chính sách ứng dụng công nghệ sinh học.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hàng năm ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để thực hiện một số đề tài, dự án, xây dựng các mô hình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Hướng dẫn các quy định đảm bảo điều kiện về ứng dụng công nghệ sinh học theo quy định.

7. Sở Công thương:

Tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng đối với chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý đối với chính sách hỗ trợ xây dựng lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện các chính sách về đất đai và bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền các cấp hướng dẫn, giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

9. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh:

- Tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng đối với các chính sách hỗ trợ vườn mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách có hiệu quả, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Phối hợp với các sở ngành liên quan lồng ghép kế hoạch thực hiện của các chính sách trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt là các xã khó khăn và các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2017-2018, phát huy hiệu quả nguồn vốn thực hiện chính sách.

10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh:

- Hướng dẫn các Tổ chức tín dụng theo dõi, thống kê, lưu trữ hồ sơ cho vay hỗ trợ lãi suất; định kỳ trước hàng tháng (trước ngày 20 của tháng tiếp theo), tng hợp kết quả thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất gửi UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Công thương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn khi có yêu cầu.

11. Các Tổ chức tín dụng: Chịu trách nhiệm kiểm tra theo quy chế tín dụng quy định đối với các Khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Trường hợp phát hiện các vi phạm (Tổ chức tín dụng đã xác nhận vay hỗ trợ lãi suất) thì chủ động thông báo bằng Văn bản với UBND xã để kiểm tra lại trước khi chi trả tiền lãi hỗ trợ; phối hợp với UBND xã và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, quản lý và thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn.

12. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Hà Tĩnh, các cơ quan thông tin, đại chúng, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng Quyết định này để các địa phương, đơn vị, gia đình, cá nhân biết, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

13. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Chủ động bố trí ngân sách cấp huyện đảm bảo mức 10% trên tổng kinh phí thực hiện chính sách hằng năm của địa phương.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu, phê duyệt đối với các nội dung hỗ trợ cho đối tượng là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân theo quy định; báo cáo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan.

- Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn hàng năm theo đúng quy định.

- Hằng năm lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Hằng năm tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, hiệu quả của chính sách nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định để phục vụ phát triển sản xuất.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn hiểu và triển khai thực hiện tốt chính sách này.

+ Thực hiện hỗ trợ kinh phí và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng chế độ quy định.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách ở địa phương, trường hợp phát hiện đối tượng lợi dụng chính sách phải báo cáo UBND cấp huyện, UBND tỉnh để kiểm tra, xử lý theo đúng quy định.

+ Định kỳ hàng quý, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND cấp huyện.

14. Trách nhiệm của UBND cấp xã: Kiểm tra, xác nhận về đối tượng, điều kiện được hỗ trợ thực hiện chính sách tại Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đảm bảo đúng đối tượng, không xảy ra sai sót, lợi dụng chính sách.

15. Trách nhiệm của người sản xuất: Quản lý, sử dụng kinh phí được ngân sách các cấp hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan để tổng hợp, kiểm tra, thống nhất tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Mẫu số 01/HTLS/2017

(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh)

KHÁCH HÀNG      
Số:          /GĐN-HTLS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LÃI SUẤT

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân (cấp xã) ................................................  
- Ngân hàng (tên TCTD cho vay).........................................

Tên khách hàng vay (tổ chức, cá nhân):..............................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:....................................................... Fax:.............................................................

Tên người đại diện:..........................................Chức vụ:.....................................................

Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017 - 2018 và Quyết định số... /2017/QĐ-UBND ngày .....của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc

.............................................................................................................................................

Chúng tôi đề nghị:.Ngân hàng .........................................................................(tổ chức tín dụng nơi cho vay) cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định đối với các khoản vay mới thuộc đối tượng:

(*).........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Chúng tôi cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về cho vay và hỗ trợ lãi suất theo các quy định của TCTD, của UBND tỉnh và các cam kết trong hợp đồng tín dụng; sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất; hoàn trả ngay số tiền đã được hỗ trợ lãi suất, nếu sử dụng tiền vay không đúng mục đích của đối tượng hỗ trợ lãi suất ghi trong HĐTD; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm./.

 


XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
………………………..
UBND xã xác nhận
………………..
………………………………………………………..

...., ngày     tháng     năm 201....
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

(Ký tên,đóng dấu
)

Hà Tĩnh, ngày     tháng     năm 201....
KHÁCH HÀNG VAY
(ký tên và đóng dấu/nếu có)

 

Ghi chú: - Khách hàng lập khi phát sinh khoản vay trung dài hạn đầu tiên thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 21, Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND.

- (*) Căn cứ các đối tượng nêu tại mặt sau của Mẫu này để khách hàng ghi đối tượng vay. Ví dụ: Khách hàng ghi: "vay vốn để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn theo điểm b, khoản 1, điều 21, Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND"

Chú thích về đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo Điều 21, Nghị quyết 32/2016/NĐ-HĐND:

1. Khách hàng vay vốn trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên) để đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa chủ lực và một số sản phẩm cần khuyến khích được cấp có thẩm quyền quyết định (bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, kinh doanh), đáp ứng một trong các yêu cầu:

a) Sản xuất nông nghiệp theo hướng Viet GAP (được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận): sản xuất rau, củ, quả quy mô 0,2 ha trở lên; lạc từ 0,2 ha trở lên; sản xuất lúa hàng hóa tập trung từ 5ha trở lên; bưởi Phúc Trạch, cam chất lượng cao từ 0,2 ha trở lên; chè quy mô từ 1 ha trở lên.

b) Chăn nuôi lợn: lợn thịt từ 300 con/lứa trở lên; sản xuất lợn giống ông, bà từ 30 con trở lên; bố, mẹ từ 50 con trở lên:

c) Nuôi hươu: từ 10 con trở lên.

d) Nuôi bò: từ 05 con trở lên.

đ) Chăn nuôi gà thịt thương phẩm từ 500 con/lứa trở lên; Gà đẻ trứng quy mô từ 300 con trở lên.

e) Nuôi trồng thủy sản thâm canh từ 0,5 ha trở lên; nuôi trồng thủy sản bằng lồng (loại lồng 15m3 trở lên) từ 03 lồng trở lên hoặc tổng thể tích các lồng nuôi từ 90m3 trở lên; nuôi trồng thủy sản trong bể xi măng, ao lót bạt có diện tích từ 200m2 trở lên.

g) Sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi thuộc hàng hóa chủ lực của tỉnh (ngoài giống lợn và giống gà) mang tính hàng hóa thì không khống chế quy mô sản xuất.

h) Xây dựng vườn mẫu đáp ứng các tiêu chí vườn mẫu quy định tại các xã xây dựng nông thôn mới;

i) Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công suất từ 50 con gia súc hoặc 500 con gia cầm/ngày đêm trở lên đảm bảo vệ sinh môi trường, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khách hàng vay vốn trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên) phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn gồm:

a) Thu gom, dự trữ, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên địa bàn có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân từ 3 năm trở lên; các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên kết với các HTX, doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có hợp đồng liên kết tiêu thụ từ 5 năm trở lên. Các hoạt động này không kể quy mô.

b) Thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy, hải sản.

c) Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, làng nghề truyền thống.

 

Mẫu số 02/HTLS/2017

(Ban hành kèm theo quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh)

Ngân hàng: ……………….

Số:          /GXN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY XÁC NHẬN SỐ TIỀN HỖ TRỢ LÃI SUẤT

- Tên Khách hàng vay vốn:....................................................................................

- Địa chỉ:.................................................................................................................

- Người Đại diện:....................................................................................................

I. Ngân hàng và Khách hàng xác nhận: Số tiền lãi vay được hỗ trợ phải trả cho khách hàng do khi thu lãi tiền vay TCTD chưa khấu trừ số tiền lãi được hỗ trợ cho khách hàng:

Đơn vị: đồng

TT

Số HĐTD hoặc Giấy nhận nợ

Ngày tháng giải ngân

Thời hạn khoản vay

Mục đích vay cụ thể

Lãi suất cho vay theo HĐTD

Tổng số tiền lãi phải trả theo HĐTD

Dư nợ vay được hỗ trợ lãi suất (HTLS)

Thời hạn được HTLS (tháng)

Tổng số  tiền lãi khách hàng đã trả cho TCTD

Số tiền lãi hỗ trợ ngân sách phải trả cho khách hàng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Tổng tiền lãi khách hàng được hỗ trợ (dòng Tổng cộng, cột 11):……………………………

(Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………

 


Đại diện khách hàng
(Ký tên, đóng dấu/nếu có)

....., Ngày.... tháng....năm 201....
Đại diện Ngân hàng cho vay

Lập biểu

TP Kế toán

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký tên, đóng dấu)

 

II. Phần chi trả của Ủy ban nhân dân xã cho khách hàng:

- Tổng số tiền lãi được hỗ trợ qua kiểm tra của UBND xã: ................................................

- Tổng số tiền lãi hỗ trợ UBND xã đã trả cho khách hàng:..................................................

Bằng chữ:............................................................................................................................

- Tổng số tiền còn nợ khách hàng (nếu có):

- Tổng số tiền vi phạm không được chi trả (nếu có):...........................................................

 


Khách hàng nhận tiền
(Ký tên, đóng dấu/nếu có)


Thủ quỹ UBND xã
(Ký tên)

....., Ngày   tháng...năm 201...
TM/ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Giấy xác nhận được lập 03 bản (01 bản khách hàng giữ, 01 bản TCTD chuyển cho UBND xã cùng Danh sách, 01 bản TCTD lưu). Khi đến nhận tiền lãi hỗ trợ, khách hàng mang theo Giấy xác nhận này để UBND xã ghi số tiền đã chi trả vào phần II, sau đó trả lại khách hàng (bản do khách hàng mang đến).

 

Mẫu số 03/HTLS/2017

(Ban hành theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh)

NGÂN HÀNG…………
Số:    /DSKH

 

 

DANH SÁCH CHI TIẾT SỐ LÃI ĐÃ THU CỦA KHÁCH HÀNG

Quý……Năm 201....

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã: …………………………………….

TT

Tên khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất

Địa chỉ

Giấy xác nhận: số/ngày (theo Mẫu số 02/HTLS/2017)

Tổng số tiền lãi theo HĐTD mà TCTD đã thu của Khách hàng (đồng)

Trong đó: số tiền lãi khách hàng được hỗ trợ từ ngân sách (đồng)

Ký tên của Khách hàng khi đã nhận tiền hỗ trợ từ UBND xã

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

……………………

……….

…………….

………………

……………

……………

 

Tổng cộng

……….

…………….

………………

……………

……………

Số tiền bằng chữ:…………………………………………………………………………………

 


TP. Kế toán
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày        tháng       năm 201        
Giám đốc TCTD cho vay
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: - Danh sách được lập định kỳ hàng quý và được lập 2 bản: 01 bản gửi UBND xã, 01 bản TCTD lưu.

- Các Khách hàng có nhiều Giấy xác nhận (Mẫu số 02/HTLS/2017) thì mỗi Giấy xác nhận được ghi một dòng ở các cột 4,5,6 (Cột 1,2,3 chỉ ghi 01 dòng cho 01 khách hàng).

- Kèm theo Danh sách này là các Giấy xác nhận tương ứng.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/05/2017 Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.199

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.108.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!