ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 64/KH-UBND
|
Bắc Giang, ngày
27 tháng 11 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRỒNG RỪNG GỖ LỚN, CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ SANG KINH
DOANH RỪNG TRỒNG GỖ LỚN GIAI ĐOẠN 2024-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Nghị Quyết số 401-NQ/TU
ngày 03/4/2019 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh
Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Nghị quyết số
26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ phát
triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023
- 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh);
UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng kế
hoạch trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng
gỗ lớn giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với các nội dung cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1.Mục đích
- Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh
có khoảng từ 16.000 ha (tính lũy kế) rừng trồng gỗ lớn trở lên, tương
đương với 20% tổng diện tích rừng trồng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh;
- Nâng cao giá trị sản xuất,
kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và
môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để
nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022.
2. Yêu cầu
- Trồng rừng gỗ lớn và chuyển
hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn phải phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương, như: Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, loài cây trồng; tập trung
phát triển trên diện tích của các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung đã được Chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày
18/01/2023 về việc phê duyệt kết quả “Rà soát, cập nhật, chỉnh sửa bản đồ số
hóa các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc
trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang”;
- Xác định rõ diện tích dự kiến
phát triển trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ
lớn tới từng địa phương cơ sở (cấp huyện, xã) theo từng năm để có kế hoạch tổ
chức thực hiện;
- Xác định rõ nội dung, tiến độ,
thời gian và nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan trong quá
trình tổ chức thực hiện kế hoạch, cũng như việc phối hợp đảm bảo chặt chẽ, thường
xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương. Đặc biệt, đối
với diện tích rừng có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị
quyết số 26/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
II. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Kế hoạch
- Triển khai quán triệt, tuyên
truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phát
triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 đến toàn thể cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã,
mọi tầng lớp nhân dân có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tạo
sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm và hành động trong công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu;
- Năm 2024-2025 tổ chức 08 hội
nghị trên địa bàn 4 huyện nhằm tuyên truyền, phổ biến và triển khai Nghị quyết
số 26/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 22/8/2023 của
UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày
14/7/2023 của HĐND tỉnh và nội dung của kế hoạch này tới cán bộ phụ trách của
UBND các xã, thị trấn; các chủ rừng tổ chức, doanh nghiệp để biết, tuyên truyền
vận động các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cùng tham gia thực hiện.
- Nâng cao nhận thức của người
dân về vai trò, ý nghĩa và giá trị lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của
rừng trồng gỗ lớn đem lại từ đó vận động các chủ rừng tham gia thực hiện phát
triển trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn,
tạo vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng cao.
2. Loài cây
trồng và tiêu chuẩn cây trồng
- Các loài cây trồng được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và trong danh mục cây trồng quy định
tại điểm d, khoản 2, Điều 10 Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của
HĐND tỉnh và các loài cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận.
- Tiêu chuẩn cây giống: Tiêu
chuẩn cây giống khi xuất vườn được áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia đối với từng
loài cây hoặc tiêu chuẩn cơ sở (đối với những loài cây chưa có tiêu chuẩn quốc
gia).
3. Trồng rừng
gỗ lớn
3.1. Đối tượng áp dụng: Tổ
chức, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam và Yên Thế
3.2. Điều kiện được hỗ trợ:
- Phù hợp với quy hoạch hoặc kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm
quyền;
- Có hồ sơ thiết kế - dự toán
trồng rừng gỗ lớn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Có diện tích trồng rừng gỗ lớn
từ 10ha trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh (keo) và 5 ha trở lên đối với cây
sinh trưởng chậm (Giổi, Sồi phảng, Vù hương, Trám trắng, Lát hoa, Mỡ, Xoan đào,
Chò nâu, Chò chỉ, Lim xanh, Táu, Sưa trắng, Xoan nhừ, Re, Sao đen, Xoan ta, các
loại Dẻ, Lát Mexico, Thông Caribe, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Gáo trắng, Trám
đen, Vối thuốc, Thông ba lá, Thanh thất, Đàn hương);
- Thời gian tối thiểu để khai
thác rừng là 10 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh, 15 năm đối với loài cây
sinh trưởng chậm kể từ thời điểm trồng.
3.3. Khối lượng dự kiến
thực hiện
- Giai đoạn 2024-2025, toàn tỉnh
phấn đấu trồng khoảng 3.317 ha. Trong đó: Trồng sinh trưởng nhanh (các loài
Keo…) khoảng 2.817 ha; trồng cây sinh trưởng chậm và các loài cây bản địa (Lim
xanh , Lát, Vù hương, Giổi, Thông nhựa, Thông caribe, Trám trắng, Xoan đào,
Xoan nhừ….) khoảng 500 ha.
- Diện tích cụ thể theo địa bàn
các huyện như sau:
+ Huyện Sơn Động: Tổng diện
tích thực hiện giai đoạn 2024-2025 là 720 ha. Trong đó: Năm 2024 là 337 ha (trồng
cây sinh trưởng nhanh 287 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 50 ha); năm 2025
là 383 ha (trồng cây sinh trưởng nhanh 333 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 50
ha);
+ Huyện Lục Ngạn: Tổng diện
tích thực hiện giai đoạn 2024-2025 là 1.420 ha. Trong đó: Năm 2024 là 700 ha (trồng
cây sinh trưởng nhanh 600 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 100 ha); năm 2025
là 720 ha (trồng cây sinh trưởng nhanh 620 ha, trồng cây sinh trưởng chậm
100 ha);
+ Huyện Lục Nam: Tổng diện tích
thực hiện giai đoạn 2024-2025 là 807 ha. Trong đó: Năm 2024 là 397 ha (trồng
cây sinh trưởng nhanh 347 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 50 ha); năm 2025
là 410 ha (trồng cây sinh trưởng nhanh 360 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 50
ha);
+ Huyện Yên Thế: Tổng diện tích
thực hiện giai đoạn 2024-2025 là 370 ha. Trong đó: Năm 2024 là 185 ha (trồng
cây sinh trưởng nhanh 135 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 50 ha); năm 2025
là 185 ha (trồng cây sinh trưởng nhanh 135 ha, trồng cây sinh trưởng chậm 50
ha);
(Chi
tiết diện tích theo năm và loài cây trồng theo biểu 01 đính kèm)
3.4. Khái toán kinh phí từ
ngân sách hỗ trợ thực hiện kế hoạch
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện
theo Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, cụ thể: Đối với cây trồng
sinh trưởng nhanh hỗ trợ 5,0 triệu đồng/ha vào năm 1; cây trồng sinh trưởng chậm
hỗ trợ 20,0 triệu đồng/ha vào năm 1. Ngoài ra, hỗ trợ 1 lần kinh phí cho công
tác khảo sát, thiết kế lập hồ sơ dự toán với mức 1,0 triệu đồng/ha.
- Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ
giai đoạn 2024-2025 là 27.402 triệu đồng.
Trong đó:
+ Kinh phí hỗ trợ trồng rừng là
24.085 triệu đồng (năm 2024 là 11.845 triệu đồng, năm 2025 là 12.240 triệu đồng);
+ Kinh phí hỗ trợ khảo sát, lập
hồ sơ thiết kế dự toán là 3.317 triệu đồng (năm 2024 là 1.619 triệu đồng, năm
2025 là 1.698 triệu đồng). Dự toán chi tiết tới UBND các huyện theo biểu số 03
đính kèm.
3.5. Nguồn kinh phí và
phân bổ kinh phí thực hiện: Thực hiện theo Điều 13, Nghị quyết số
26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ
phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn
2023 -2030.
4. Chuyển
hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2024-2025
Giai đoạn 2024-2025, toàn tỉnh
dự kiến chuyển hóa khoảng 5.783 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh
gỗ lớn. Trong đó: Năm 2024 là 2.802 ha, năm 2025 là 2.981 ha. Diện tích rừng trồng
gỗ nhỏ chuyển sang rừng trồng kinh gỗ lớn phân theo các huyện cụ thể như sau:
- Huyện Sơn Động là 1.680 ha
(năm 2024 là 787 ha, năm 2025 là 893 ha);
- Huyện Lục Ngạn là 2.000 ha
(năm 2024 là 1.000 ha, năm 2025 là 1.000 ha);
- Huyện Lục Nam là 1.073 ha
(năm 2024 là 500 ha, năm 2025 là 573 ha);
- Huyện Yên Thế là 1.030 ha
(năm 2024 là 515 ha, năm 2025 là 515 ha). Nhà nước không hỗ trợ kinh phí thực
hiện chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Các tổ chức,
hộ gia đình cá nhân tự bỏ vốn và nguồn nhân lực để thực hiện chuyển hóa rừng trồng
gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên diện tích của đơn vị, gia đình
mình.
(Diện
tích chi tiết theo biểu 02 đính kèm)
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả của trồng rừng kinh doanh gỗ
lớn nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi
trường sinh thái; phối hợp với các địa phương vận động chủ rừng tham gia thực
hiện trồng rừng gỗ lớn một cách có hiệu quả;
- Hàng năm, phối hợp với UBND
các huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai Nghị quyết số
26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh, Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày
22/8/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh và nội dung của kế hoạch này tới
cán bộ phụ trách của UBND các xã, thị trấn; các chủ rừng tổ chức, doanh nghiệp
để biết, tuyên truyền vận động các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cùng tham
gia thực hiện;
- Hàng năm, căn cứ nhu cầu đề
xuất của UBND các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, rà soát, tổng
hợp gửi Sở Tài chính thẩm định và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện
Kế hoạch;
- Phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng gỗ lớn cho đối tượng chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ,
đặc dụng trên địa bàn tỉnh;
- Hàng năm, xem xét, thẩm định
hồ sơ đề nghị hỗ trợ và kiểm tra, xác minh thực tế, nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì
căn cứ vào quyết định phê duyệt hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền và nguồn vốn
được giao thực hiện hỗ trợ đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên
địa bàn tỉnh;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch
này; hằng năm, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Hàng năm, trên cơ sở đề xuất
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khả năng cân đối ngân sách, tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch;
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng
nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ trồng cây gỗ lớn theo quy định của
pháp luật.
3. UBND các huyện: Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế
- Hàng năm, chủ trì phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị cấp huyện để tuyên truyền,
phổ biến và triển khai Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh,
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 22/8/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh tới cán bộ, người
dân trên địa bàn quản lý để biết, thực hiện;
- Triển khai, vận động, tuyên
truyền và hướng dẫn chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình cá nhân triển khai trồng rừng
gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn đảm bảo
diện tích tối thiểu tại kế hoạch này;
- Triển khai hướng dẫn các chủ
rừng là tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn (trừ chủ rừng là các Ban
quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng) đăng ký diện tích trồng rừng gỗ lớn. Tổng
hợp số liệu diện tích đăng ký trồng rừng gỗ lớn, báo cáo về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn làm cơ sở đề xuất Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND
tỉnh phân bổ kinh phí theo quy định;
- Phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng gỗ lớn của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn (trừ
chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng);
- Kiểm tra, nghiệm thu và thanh
toán kinh phí nhà nước hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn cho các tổ chức, hộ gia đình cá
nhân trên địa bàn (trừ chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng)
theo đúng quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan thông tin
truyền thông: Phối hợp với các ngành, các cấp liên quan đẩy mạnh thông tin,
tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc trồng rừng gỗ lớn và chuyển
hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; các chính sách hỗ trợ của nhà nước
cho công tác phát triển trồng rừng gỗ lớn và các văn bản quy phạm pháp luật
khác về lâm nghiệp đến mọi tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn tỉnh để
biết, thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ
lớn giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh.Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các
huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Luc Nam và Yên Thế;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KTN, TTTT, TKCT;
+ Lưu: VT, NN Thăng.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ô Pích
|
BIỂU 01:
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG GỖ LỚN GIAI ĐOẠN 2024-2025
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh)
TT
|
Đơn vị
|
Năm 2024 (ha)
|
Năm 2025 (ha)
|
Cộng: 2024-2025
|
Cây sinh trưởng nhanh
|
Cây sinh trưởng chậm
|
Cây sinh trưởng nhanh
|
Cây sinh trưởng chậm
|
Cây sinh trưởng nhanh
|
Cây sinh trưởng chậm
|
Cộng
|
1
|
Huyện Sơn Động
|
287
|
50
|
333
|
50
|
620
|
100
|
720
|
2
|
Huyện Lục Ngạn
|
600
|
100
|
620
|
100
|
1.220
|
200
|
1.420
|
3
|
Huyện Lục Nam
|
347
|
50
|
360
|
50
|
707
|
100
|
807
|
4
|
Huyện Yên Thế
|
135
|
50
|
135
|
50
|
270
|
100
|
370
|
Tổng cộng
|
1.369
|
250
|
1.448
|
250
|
2.817
|
500
|
3.317
|
BIỂU 02:
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ SANG
KINH DOANH RỪNG TRỒNG GỖ LỚN GIAI ĐOẠN 2024-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
TT
|
Đơn vị
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Cộng
|
1
|
Huyện Sơn Động
|
787
|
893
|
1.680
|
2
|
Huyện Lục Ngạn
|
1.000
|
1.000
|
2.000
|
3
|
Huyện Lục Nam
|
500
|
573
|
1.073
|
4
|
Huyện Yên Thế
|
515
|
515
|
1.030
|
Tổng cộng
|
2.802
|
2.981
|
5.783
|
BIỂU 03:
KHÁI TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN GIAI ĐOẠN
2024-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh)
TT
|
Đơn vị
|
Năm 2024 (triệu đồng)
|
Năm 2025 (triệu đồng)
|
Cộng chi phí (triệu đồng)
|
Kinh phí hỗ trợ trồng
|
Kinh phí lập hồ sơ
|
Cộng
|
Kinh phí hỗ trợ trồng
|
Kinh phí
lập hồ sơ
|
Cộng
|
Kinh phí hỗ trợ trồng
|
Kinh phí
lập hồ sơ
|
Cộng
|
1
|
Huyện Sơn Động
|
2.435
|
337
|
2.772
|
2.665
|
383
|
3.048
|
5.100
|
720
|
5.820
|
2
|
Huyện Lục Ngạn
|
5.000
|
700
|
5.700
|
5.100
|
720
|
5.820
|
10.100
|
1.420
|
11.520
|
3
|
Huyện Lục Nam
|
2.735
|
397
|
3.132
|
2.800
|
410
|
3.210
|
5.535
|
807
|
6.342
|
4
|
Huyện Yên Thế
|
1.675
|
185
|
1.860
|
1.675
|
185
|
1.860
|
3.350
|
370
|
3.720
|
Tổng cộng
|
11.845
|
1.619
|
13.464
|
12.240
|
1.698
|
13.938
|
24.085
|
3.317
|
27.402
|